Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời và đặc trưng nhà nước Văn Lang Âu Lạc Câu 2: Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật Phong kiến Việt Nam 1 ) Sở hữu 2) Cơ sở xã hội 3) Hệ tư tưởng chính trị pháp lý và đường lối cai trị nhà nước phong kiến VN Câu 3: Trình bày những nội dung cơ bản và ý nghĩa của bộ Quốc triều hình luật Câu 4: Trình bày điểm tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật trong các quy định về thừa kế. Câu 5: Nêu khái niệm hình thức chính thể, hình thức chính thể cơ bản của nhà nước phong kiến VN. Căn cứ nào để xác định hình thức chính thể, phân chia như thế nào? Câu 6: Nêu vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Quốc hội nước CHXHCN VN theo Hiến pháp năm 2013 Câu 7: Nêu vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước CHXHCN VN theo Hiến pháp năm 2013 Câu 8: Trong các nguyên tắc hoạt động của toà án Việt Nam hiện nay, theo anh chị nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trang 1Ôn thi lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời và đặc trưng nhà nước Văn Lang- Âu Lạc 1) Cơ sở kinh tế
_ Kinh tế : 500 – 700 năm TCN, xuất hiện công cụ kim loại, 3 lần phân công lao động
=> KT Pt mạnh, xuất hiện tư hữu về TLSX, tuy nhiên với nền KT chủ yếu là nn, ruộng đất vẫn là của chung
Vào đầu thời kì Hùng Vương tương ứng với giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế vì lúc này đồng còn rất hiếm và thường để chếtác đồ trang sức Săn bắn,
hái lượm vẫn là chủ yếu; trong trồng trọt vẫn phổ biến là làm nương rẫy
Trải qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, nhất là Đông Sơn do công cụ bằng đá được thay thế dần bằng công cụ bằng đồng thau và bắt đầu xuất hiện công cụ bằng sắt, nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề càng phát triển:
-Về trồng trọt: cư dân hậu kì thời đại đồ đồng và sơ kì thời đại đồ sắt đã mở rộng địa bàn cư trú tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ.Cây trồng chủ yếu là lúa nước, nghề trồng rau củ, cây ăn quả tiếp tục phát triển
-Chăn nuôi cũng được đẩy mạnh theo đà của trồng trọt
-Nghề thủ công phát triển mạnh:làm đồ gốm ngày càng theo hướng thực dụng, nghề dệt khá phổ biến, nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương và đạt đỉnh cao ở giai đoạn Đông Sơn
Tóm lại trong khoảng 2000 năm TCN sức sản xuất và nền kinh tế thời đại Hùng Vương từ chỗ còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên nguyên thủy ở giai đoạn đầu trảiqua những bước phát triển lâu dài đến giai đoạn cuối đã có những biến đổi lớn chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất là chủ yếu
Trang 2_ XH : Khi tư hữu xuất hiện :
+,phân hóa gc giàu nghèo nhưng k gay gắt
-Cuối thời Hùng Vương, những gia đình nhỏ đã ra đời và trở thành tế bào kinh tế
xã hội, sự chuyển biến từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ Sự định hình các gia đình nhỏ đã đưa đến những hệ quả quan trọng:
+ Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế, tự làm lấy mà sống không thể ỷ lại vào cộng đồnggiđình lớn như trước kia Điều này kích thích tinh thần và tăng năng suất lao động, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế của xã hội phát triển
+ Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế đồng thời là đơn vị tư hữu và tích tụ tư hữu
- Sự hình thành và tồn tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất: công xã nông thôn dựa theo quan hệ láng giềng, ruộng đất tuy vẫn thuộc sở hữu chung của công xã nhưng dược phân chia cho các thành viên công xã cày cấy và các thành viên công xã dược quyền sở hữu sản phẩm lao động của mình Đặc thù này đưa đến 2 hệ quả lớn:
+Ruộng đất trong công xã nông thôn tuy vẫn thuộc sở hữu chung nhưng được phânphối cho các thành viên sử dụng nên đã thúc đẩy năng suất lao động, dẫn đến sự hình thành tư hữu và tích tụ tài sản
+ Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản nhưng không được tư hữu hóa nên đã kìm hãm sự phát triển của chế độ tư hữu, làm cho quá trình phân hóa xã hội diễn ra chậm chạp và không sâu sắc
- Về sản phẩm thặng dư trong xã hội: trong điều kiện tài nguyên phong phú, đất đaiphì nhiêu của vùng châu thổ, nhất là với công cụ bằng kim loại vào cuối thời Hùng
Trang 3vương, con người có thể đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với trước, không chỉ làm ra được sản phẩm đủ nuôi sống họ hàng ngày mà có cả sản phẩm để dành Cuối thời Hùng Vương là giai đoạn sơ kì của sự phân hóa giai cấp, trong xã hội đã hình thành các giai tầng:
+ Thứ nhất là quý tộc: họ vốn là con cháu của các thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tộc trưởng thị tộc cùng gia đình họ Họ có quyền thế tập địa vị và quyền lợi của cha ông Lợi dụng địa vị, chức năng mà cộng đồng trao cho mình, họ chiếm 1 phần sảnphẩm thặng dư trong xã hội, biến sự đóng góp vì lợi ích chung của cộng đồng thành hình thức bóc lột người sản xuất…dần dần nắm trong tay nhiều của cải và quyền lực
+ Thứ 2 là nông dân công xã nông thôn chiếm đa số trong xã hội, giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu
Như vậy cuối thời đại Hùng Vương sự phân hóa xã hội tuy chưa cao nhưng cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo nên tiền đề vật chất cần thiết cho khả năng ra đời của nhà nước
_ Nhu cầu trị thủy : nền KT nn là chủ yếu, sống nd chủ yếu sống ở vùng hạ lưu sông hồng, nước chảy mạnh, thường xuyên lũ lụt => nc về trị thủy và làm thủy lợi
=> cần nhiều sức ng => cần ng lãnh đạo, chỉ huy => xhien nhóm ng lãnh đạo._ Nhu cầu tự về và chống giặc ngoại xâm : Chức năng đối ngoại hàng đầu của các tộc ng là mở rộng lãnh thổ, VN nằm trong vùng “ bình Bách việt ” của TQ => cần
số lg ng lớn để đi xâm lược, tự vệ cũng như chống giặc ngoại xâm => Cần sự lãnh đạo, chỉ huy => xh nhóm ng lãnh đạo
Nhà nước ra đời trong trạng thái phân hóa xã hội chưa tới mức độ sâu sắc như những nước khác Nói cách khác, nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian vàkhông gian là do 2 yếu tố tự vệ và trị thủy-thủy lợi thúc đẩy
-Cuối thời đại Hùng Vương, dân cư tràn xuống chinh phục các vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công
Trang 4cuộc trị thủy-thủy lợi giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
-Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết
-Vai trò thúc đẩy của tự vệ và trị thủy-thủy lợi được thể hiện cụ thể ở 2 mặt sau:+Cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi côngviệc lớn lao trị thủy-thủy lợi và tự vệ mà đòi hỏi phải có 1 loại cơ cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nhà nước Bởi vì nhà nước có những ưu thế cơ bản hơn hẳn tổ chứccông xã nguyên thủy: Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội vàchặt chẽ nhất, nhà nước có biện pháp đặc trưng là cưỡng chế, có phương tiện tổ chức và quản lí đặc trưng là pháp luật Vì vậy nhà nước có khả năng huy động lực lượng lớn sức người sức của và tổ chức chỉ đạo 1 cách có hiệu quả công cuộc đấu tranh để tự vệ , công cuộc trị thủy-thủy lợi
+Trên con đường hình thành nhà nước, các thủ lĩnh của các cộng đồng dân cư lợi dụng
địa vị, chức năng của mình để chiếm đoạt 1 phần của cải do các thành viên đóng góp làm việc
công ích thành tài sản riêng, nên việc huy động sức người sức của tổ chức chỉ đạo đấu tranh tự
vệ, trị thủy- thủy lợi trở thành cơ hội lớn thuận lợi cho các thủ lĩnh chiếm đoạt tài sản công nâng cao địa vị, quyền hạn, qua đó cũng thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước
2 Nc trên đã hình thành 1 lực lượng đứng ra tổ chức, quản lí và điều hành số lượng
ng đông đảo trong xh được huy động để phục vụ 2 nc trên Nhóm ng này dần kiêm nhiệm thêm những việc khác và tổ chức, quản lí mọi vđề trong đsxh Tách biệt thành gc riêng trong xh => nn hình thành
Trang 5Câu 2: Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật Phong kiến Việt Nam.
1 ) Sở hữu
1.1 Sở hữu công
Thứ nhất,về chính trị , việc xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước (mà đại diện
là nhà vua) đối với đất đai nhằm khẳng định chủ quyền, sự độc lập,toàn vẹn lãnh thổ của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với các nước láng giềng Mặt khác, nhà nước phong kiến Việt Nam mang đầy đủ đặc trưng của một nhà nước quân chủchuyên chế trung ương tập quyền nên việc nắm giữ đất đai-tư liệu sản xuất chủ yếucủa xã hội trong tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền phong kiến từ trung ương tới địa phương
Thứ hai, về kinh tế, nghề trồng lúa nước xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và đóng vaitrò là một ngành sản xuất chủ yếu Tuy nhiên, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế của phương thức canh tác lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Để khắc phục sự tànphá của thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh thì việc xây dựng, tu bổ hệ thống thủy lợi, đê điều đóng vai trò vô cùng quan trọng Với chức năng quản lý xã hội các nhà nước phong kiến sẽ tổ chức các cuộc khai hoang cẩn hóa các vùng đất mới, đắp đê xây dựng các hệ thống thủy lợi Với ý nghĩa đó, mỗi mảnh đất mà người nông dân canh tác đều hàm chứa sức đầu tư của nhà nước
1.2 Sở hữu tư nhân
Sở hữu tư nhân trong thời kỳ phong kiến bị hạn chế và luôn bị sự chi phối lớn
quyền sở hữu tối cao của nhà nước Sở hữu tư nhân về ruộng đất bao gồm:
1 Sở hữu lớn của quan lại, quý tộc được nhà nước ban cấp ruộng đất
2 Sở hữu nhỏ của những người nông dân do có sức lao động, có quyền mua ruộng đất và tích lũy đất đai
Trang 6Do sự phát triển của sở hữu tư nhân ngày càng lớn mạnh, nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn có các chính sách bảo vệ quyền sở hữu đất đai của giai cấp địa chủ, phong kiến rất chặt chẽ Các hành vi xâm chiếm hoặc bán trộm đất đai sẽ bị trừng trị rất nặng.
Chế độ sở hữu tư nhân:
Nguồn gốc của ruộng đất tư khá đa dạng bao gồm mua bán, khai hoang, nhà nước ban cấp hoặc do chấp chiếm biến công vi tư Xét về quy mô, do tập quán chiađều ruộng đất thừa kế cho các con và chính sách giới hạn tích tụ ruộng đất tư của nhà nước, sở hữu tư nhân Việt Nam thời phong kiến luôn dừng ở mức nhỏ và vừa Ruộng đất tư chỉ bao gồm đất ở và đất canh tác và không có sự tập trung tại mộtđịa bàn mà thưởng xen kẽ với ruộng đất thuộc sở hữu công Dù thừa nhận quyền sởhữu ruộng đất tư song nhà nước luôn tìm cách can thiệp vào sở hữu tư nhân
Như vậy, từ thế kỉ X tới giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam được
hình thành và phát triển trên chế độ sở hữu đa hình thức trong đó sở hữu công giữ
vai trò chủ đạo
Tính chất của nền kinh tế:
Chú trọng phát triển nông nghiệp tự cấp tự túc
Ở Việt Nam, nhà nước phong kiến chỉ chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp luôn bị kiềm chế Do manh mún trong chế độ sở hữu và chiếm hữu mộng đất nên nông nghiệp được canh tác theo hộ gia đình, năng suất lao động thấp
Thủ công nghiệp, thương nghiệp tiếp tục bị khống chế khi triều Nguyễn bế quan, toả cảng Với nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, Việt Nam thời phongkiến không xuất hiện những thế lực có tiềm năng kinh tế lớn đe doạ tới chính quyền trung ương và làm cho sự cách biệt giữa các tầng lớp xã hội không quá lớn, tính giai cấp của nhà nước và pháp luật do vậy cũng không sâu sắc
Trang 72) Cơ sở xã hội
2.1 Cơ cấu giai cấp
Xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân
- Địa chủ phong kiến gồm 2 bộ phận :
+) Địa chủ quý tộc quan liêu thưởng có nguồn gốc từ hoàng tộc và quan chức trong bộ máy nhà nước Do chính sách đãi ngộ của nhà nước phong kiến, quý tộc, quan liêu dần được địa chủ hoá +) Địa chủ bình dân: Thưởng có nguồn gốc từ thợ thủ công, thương nhân, nông dân tự canh… sống rải rác ở các làng xã
- Nông dân: Ở Việt Nam, ngoài nông dân lĩnh canh còn có một bộ phận đáng kể
nông dân tự canh
2.2 Quan hệ đẳng cấp ở Việt Nam rất phức tạp.
Theo địa vị xã hội, thời phong kiến ở VN có 2 đẳng cấp quý tộc: quan liêu và bình dân
Theo tiêu chí nghề nghiệp, xã hội được phân định thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương
Theo tập quán làng xã, xã hội có 2 đẳng cấp chính cư và ngụ cư; quan viên và dân hàng xã
Dù cơ cấu đăng câp được phân định theo các tiêu chí khác nhau song quan hệ giữa các đẳng cấp khá nổi trội, thân phận, địa vị của các đẳng cấp được phân biệt khá
Trang 8- Buộc nhà nước phải ban hành nhiều chính sách phát huy thế mạnh đồng thời kiềm chế những tác động tiêu cực của quan hệ giai cấp, đẳng cấp tới đời sống nhà nước và pháp luật.
- Tạo nên bản chất củanhà nước và pháp luật không quá sâu sắc về tính giai cấp nhưng có phần nổi trội về tính xã hội
3 Hệ tư tưởng chính trị pháp lý và đường lối cai trị nhà nước phong kiến VN
1 Nho giáo là học thuyết chính trị – đạo đức
Nội dung cơ bản về đạo đức của Nho giáo trong hơn 2000 năm phát triển là Ngũ luân và Ngũ thường (luân thường) Vì vậy, Nho giáo rất chú trọng tới việc tu thân theo đạo luân thường và coi đó là gốc của chính trị Tu thân là để tề gia, để thiêt lập trật tự gia đình gia trưởng phong kiến làm cơ sở cho đạo trị quốc và là tiền đề cho trật tự xã hội Như vậy, đạo đức Nho giáo đã xác lập chế độ tông pháp gia trưởng làm cơ sở cho chế độ quân chủ chuyên chế
Các triều đại phong kiến Việt Nam đều xuất phát từ tư tưởng nho giáo để xây dựng các thiết chế nhà nước và pháp luật và hoạch định đường lối cai trị của mình Dưới thời Nguyễn vua Thiệu Trị đưa ra bốn phương châm cai trị là: Kính thiên, Pháp tổ Cần chính, Ái dân
2 Tư tưởng pháp trị
Là học thuyết cai trị ra đời ở Trung Quốc từ thời kì Xuân thu – Chiến quốc, với
ba yếu tố Pháp, Thế, Thuật, nội dung cơ bản của học thuyết pháp trị thể hiện ở những điểm chính yếu sau:
- Dùng pháp luật làm công cụ trị nước, pháp luật phải phù hợp với điều kiện xã hội, thực thi pháp luật phải nghiêm minh và công khai, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
Trang 9-Bậc làm vua phải củng cố địa vị độc tôn và đề cao uy quyền, phải thâu tóm toàn
bộ quyền lực nhà nước để bảo đảm cho pháp luật được thi hành
- Bậc làm vua phải có thuật cai trị như thuật dùng người, thuật kiểm tra giám sát, thuật thưởng phạt…
Tư tưởng pháp trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng các thiết chế Nhà nước và pháp luật và hoạch định đường lối cai trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam
3 Tư tưởng từ bi hi xả của đạo Phật
Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ đầu Công nguyên và đến thế kỉ II, ở Việt Nam đã có tổ chức tăng đoàn và chùa tháp Tư tưởng luân hồi, giải thoát và từ
bi hỉ xả của đạo Phật gần gũi với tín ngưỡng và nguyện vọng của cư dân Việt Vào đầu thời kì phong kiến độc lập, với xu thế giải Hán hoá, đạo Phật có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-tín ngưỡng của các triều đại phong kiến Việt Nam, giúp các triều đại thống nhất được tín ngưỡng, thống nhất nhân tâm – điều kiện cầnthiết để thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước tập quyền Ảnh hưởng củađạo Phật tới thiết chế Nhà nước và pháp luật của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thể hiện ở các lĩnh vực sau:
- Có các chức tăng quan trong triều đình
- Các cao tăng tham gia vào chính sự, họ là chỗ dựa tinh thần và là cố vấn quốc sự của nhà vua Sử sách đã lưu danh nhiều vị sư như sư Vạn Hạnh đã góp phần đưa
Lý Công uẩn lên ngôi vua; sư Đa Bảo được Lý Thái Tổ mời đến triều đình tham gia “quyết định chính sự”; quốc sư Viên Thông thưởng được Lý Thần Tông hỏi về các lẽ hưng vong bi loạn và được di chiếu phó thác các việc, khi triều kiến vua được ngang hàng với Thái tử
- Tư tưởng từ bi hỉ xả, bác ái, vị tha của đạo Phật đã góp phần hình thành chính sách cai trị thân dân của nhà Lý, nhà Tràn
Trang 10Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trong lĩnh vực chính trị còn ở mức hạn chế bởi giáo lí đạo Phật không thể là học thuyết chính trị pháp lí của nền quân chủ phong kiến.
4 Các tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam
Hình thành từ thực tiễn phát triển của lịch sử Việt Nam, tư tưởng chính trị pháp lí làng xã cổ truyền bao gồm: Tư tưởng tự trị-tự quản, tư tưởng trọng lệ hơn trọng luật, tư tưởng lão quyền, tư tưởng, tộc quyền và tư tưởng địa vị quan liêu Tưtưởng chính trị-pháp lí làng xã là tư tưởng phi chính thống, nó vừa có mặt mâu thuẫn song lại có mặt thống nhất với tư tưởng chính trị-pháp lí chính thống và có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình hình thành và phát triển của các thiết chế Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam Bộ máy tự trị-tự quản làng xã và công cụ quản lí của nó là hệ thống lệ làng dưới hình thức hương ước được nhà nước phong kiến thừa nhận là một minh chứng cụ thể
Đồng thời với các tư tưởng truyền thống, cấu trúc xã hội truyên thống “nhà – làng – nước” đã góp phần hình thành thế ứng xử chính trị hoà đồng, mềm dẻo giữa làng và nước
Như vậy, hình thành trên cơ sở kinh tế-xã hội có những đặc trưng riêng và luôn
có sự tương tác giữa tư tưởng chính trị-pháp lí chính thống với các tư tưởng chính trị-pháp lí truyền thống và phi chính thống khác, đường lối cai trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam là đường lối cai trị kết hợp giữa đức trị với pháp trị
Câu 3: Trình bày những nội dung cơ bản và ý nghĩa của bộ Quốc triều hình luật
1) Nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật
Bộ quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức là bộ luật hình chính
thống được hoàn chỉnh ở triều đại Lê Thánh Tông (Hồng Đức) thế kỉ 15, là bộ luật
cổ bằng chữ Hán còn lưu giữ được tương đối đầy đủ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Trang 11(Hà Nội) Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với
722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
1 Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền
Cách tân sâu sắc về hành chính, về quân sự, và về pháp luật làm cho hoạtđộng của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực, đưa đất nước
đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc
Cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương Đời Trần chỉ có
4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ).Nhà Lê tổ chức thành sáu bộ:Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công
2 Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài
Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên,vùng biển, cửa quan Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừngtrị nghiêm khắc Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xửphạt đối với các hành vi ấy Ví dụ: "Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đisang nước khác thì bị chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi chongười nước ngoài thì bị chém" (đ.74)
3 Giữ nghiêm kỷ cương phép nước
Người xưa có nói: "Mọi sự rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn về kỷ cương.Giữ nghiêm kỷ cương là phải giữ gìn từ những kỷ cương hàng ngày, từ những điềutưởng chừng như là nhỏ nhặt nhất Kỷ cương nhỏ nhặt nhất không giữ được thì làmsao giữ nổi kỷ cương phép nước"
Đề cao trách nhiệm của quan lại Các quan viên là những người gân guốccủa xóm làng nhờ đó mà chính được phong tục Vậy phải lấy lễ, nghĩa, liêm, sĩ màdạy dân khiến cho dân xu hướng về chữ nhân, chữ nhượng, bỏ hết lòng gian phi,
Trang 12để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có đông đúc, mình cũng được tiếng làngười trưởng giả trong làng.
4 Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội
Trước hết, trong việc cải cách hành chính, đặt ra các cơ quan chuyên trách
về việc chấn hưng nông nghiệp như đặt ra bốn cơ quan mới: Sở tầm tang chuyênchăm lo khuyến khích việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa; Sở thực thái chuyên lo việctrồng rau; Sở điền mục chuyên lo việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và Sở đồn điềnchuyên lo việc ruộng đất ông còn đặt thêm chức quan mới: Quan Hà đê để chăm
lo việc đắp đê, hộ đê, phòng chống bão lụt
Đặc biệt coi trọng việc đắp đập, tu sửa đê điều để đề phòng bão lụt Trong
Bộ luật Hồng Đức có hai điều quy định khá tỷ mỉ về vấn đề này
5 Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh
Để tạo thuận tiên cho việc mua bán, lẽ dĩ nhiên phải có nơi buôn bán Cácchợ được mở mang nhiều ở các xã lớn hoặc mấy xã ở gần nhau thường có một chợchung, họp hàng ngày
Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nôngnghiệp đã phát triển mạnh mẽ Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải,nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển
6 Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, trừng trị nghiêm khắc những hành vi ức hiếp, đục khoét dân lành của quan lại
Cải cách pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, là cái quyền gốc choviệc thực hiện các quyền tiếp theo đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưucầu hạnh phúc cho người nông dân
Trang 13Trong Bộ luật Hồng Đức đã có những điều luật quy định việc trừng phạtnhững hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất
của người nông dân như: Tranh giành đất đai trái với chúc thư (đ.354), nhận bừa
ruộng đất của người khác (đ.344), hà hiếp, bức hại để mua ruộng đất của người khác (đ.355), tá điền cấy rẽ mà trở mặt ăn cướp (đ.356), xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc (đ.357)….
Bộ luật Hồng Đức còn có cả những điều quy định nhằm bảo vệ quyền sởhữu ruộng đất cho trẻ em và người già như: "Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá
mà bán điền sản của con (đ.377), cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản (đ.378),người trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi (đ.379) đều bị xử phạt"
7 Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ
Triều Lê là một triều đại trọng Nho giáo, tức là những quy định khắt khe củaNho giáo với người phụ nữ như “tam tòng tứ đức” được coi trọng Tuy nhiên trong
bộ luật đương thời của triều đình cũng có một số điều luật được coi là cách tân bảo
vệ quyền lợi người phụ nữ
8 Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục
Trong Bộ luật Hồng Đức còn có những điều đặt ra với mục đích để bảo vệthuần phong mỹ tục
Ví dụ: Để khuyến khích tình thương yêu đồng loại, đồng tộc, đồng bào trong Bộluật Hồng Đức có quy định các điều luật như: "Thôn, phường phải giúp đỡ kẻ ốmđau không nơi nương tựa, phải chôn cất những người chết đường (đ.294)"; "Phảichăm sóc người cô quả tàn tật không nơi nương tựa (đ.295), bắt được trẻ lạc phảibáo quan (đ.604)", có người chết đường, dân sở tại phải chôn cất (đ.607)
9 Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng
Trang 14Tính nghiêm minh trong chính sách hình sự ở Bộ luật Hồng Đức trước hếtđược thể hiện ở chỗ các tội ác nào được coi là tội nặng Các tội được gọi là "tội ác"gồm có 10 loại: "Thập ác" bao gồm: Mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối,
ác nghịch, bất đạo, đại bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn
Như vậy theo chính sách hình sự của nhà vua Lê Thánh Tông đã được thểhiện trong Bộ luật Hồng Đức thì ngoài các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia,xâm phạm đến quyền lợi của Nhà Vua, thì các loại tội xâm phạm đến thuần phong
mỹ tục như: Bất đạo, bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân cũng đượccoi là những tội ác, thường bị xử phạt với hình thức cao nhất là tử hình
2) Ý nghĩa của bộ Quốc triều hình luật
Nghiên cứu các bộ luật cổ của Việt Nam, chúng ta đã kế thừa và có thể tham khảo được một số kinh nghiệm về kỹ thuật lập pháp So với trước đây, kỹ thuật lập pháp ngày nay đã có những bước phát triển vượt bậc Đó là sự phát triển trên cơ sở kế thừa và liên tục bổ sung những kinh nghiệm về kỹ thuật lập pháp của những thế hệ
đi trước Nghiên cứu vấn đề này qua các bộ luật cổ của Việt Nam, có thể thấy vào thời đó, mặc dù chưa có một hệ thống lý thuyết như ngày nay, nhưng các nhà làm luật đã sử dụng những kỹ thuật lập pháp khá tiến bộ và hiệu quả, được thể hiện quanhững vấn đề sau:
Thứ nhất, để xây dựng những bộ luật tổng hợp có quy mô lớn, phạm vi điều chỉnh rộng, theo ý chỉ của vua, các nhà làm luật đã nghiên cứu để phân chia và sắp xếp các điều luật thành môn loại
Thứ hai là cách tổ chức và thể hiện các quy phạm pháp luật Trong thời quân chủ, khái niệm quy phạm pháp luật chưa được sử dụng như ngày nay Tuy nhiên, hầu hết các điều luật trong những bộ luật cổ đều đã được tổ chức và thể hiện như một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, gồm 3 thành phần cơ bản là giả định, quy định và chế tài