1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn thi môn Luật Hiến Pháp 2

27 535 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 45,53 KB

Nội dung

1. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội? 2. Chứng minh Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? 3. Thẩm quyền của Chủ tịch nước ? 4. Cơ cấu tổ chức của chính phủ? 5. Các hình thức hoạt động của Chính phủ? 6. Một số giải pháp về hoàn thiện các hình thức hoạt động của chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành: 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành? 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành? 9. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân với các cơ quan nhà nước ở Trung ương? ( Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015) 10. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015?

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP HIẾN PHÁP II

1 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội?

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao

nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Các cơ quan của Quốc hội gồm có:.

Ủy ban thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch,

các Phó Chủ tịch và các Ủy viên

Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban, gồm Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban tư pháp; Uỷ ban kinh tế;

Uỷ ban tài chính, ngân sách; Uỷ ban quốc phòng và an ninh; Uỷ ban văn hoá, giáo dục,thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Uỷ ban về các vấn đề xã hội; Uỷ ban khoa học, côngnghệ và môi trường; Uỷ ban đối ngoại;

Đại biểu Quốc hội: Quốc hội có không quá 500 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng

của cử tri cả nước, trong đó có những đại biểu hoạt động chuyên trách và những đại biểuhoạt động không chuyên trách Số lượng đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng sốđại biểu Quốc hội;

Đoàn đại biểu Quốc hội gồm các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành

phố trực thuộc trung ương hợp thành;

Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Ủy ban Thường trực

Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên do Chủtịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch Số Phó Chủtịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc

theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc và các Ủyban của Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Quốc hội thành lập Hội đồng dân tộc và các Ủy ban sau đây:

- Ủy ban pháp luật;

- Ủy ban kinh tế và ngân sách;

- Ủy ban quốc phòng và an ninh;

Trang 2

- Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

- Ủy ban về các vấn đề xã hội;

- Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;

- Ủy ban đối ngoại

Hội đồng dân tộc là cơ quan thuộc Quốc hội có nhiệm vụ tham mưu cho Quốc hội về vấn

đề dân tộc Nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc là nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hộinhững vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, cácchương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộcthiểu số Trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc, Chính phủ phải thamkháo ý kiến của Hội đồng dân tộc Hội đồng dân tộc còn có những nhiệm vụ, quyền hạnkhác như các ủy ban của Quốc hội

Các Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm tra những vấn đề được Quốc hội

và Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho đồng thời đề xuất những sáng kiến giúp Quốchội và Ủy ban thường vụ Quốc hội giải quyết tốt các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyềncủa mình Quốc hội thành lập hai loại ủy ban: Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời

Ủy ban thường trực của Quốc hội là những ủy ban hoạt động thường xuyên Nhiệm vụcủa các ủy ban này là nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh

và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao;trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháplệnh

Ủy ban lâm thời là những ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi xét cần thấy cần thiết đểnghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định Sau khi hoàn thànhnhiệm vụ, ủy ban này sẽ giải thể

2 Chứng minh Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các bản Hiến pháp

Trang 3

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Theo hiếnpháp năm 1992, ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân (điều 2) Quyền lực nhà nước được xác định là thuộc về nhân dânnhưng nhân dân không trực tiếp sử dụng quyền lực đó mà trao cho Quốc hội để thay mặtmình sử dụng quyền lực nhà nước, chính vì vậy Quốc hội là cơ quan có quyền lực caonhất Quyền lực của Quốc hội là quyền lực của nhân dân - những người làm chủ đất nướctrao cho, Quốc hội nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân Hơn nữa, nhà nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trungthống nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do đó Quốc hội chính là cơquan đại biểu cao nhất của nhân dân quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam Quyền lực tập trung vào quốc hội, quốc hội giao quyền cho các

cơ quan khác như chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao,… Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được Hiến pháp quy định TrongHiến pháp năm 1946, điều 22 quy định “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền caonhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, thẩm quyền của Quốc hội được quy địnhchung tại Điều 23 là “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc,đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký vớinước ngoài” Ngoài quy định chung tại Điều 23, nhiệm vụ và quyền hạn của Nghị việncòn được thể hiện tại Điều 25 “Nghị viện không chỉ thay mặt cho địa phương mình màcòn thay mặt cho toàn thể nhân dân”; Nghị viện nhân dân có quyền bỏ phiếu bầu Chủ tịchnước tại Điều 45; bầu cử Thủ tướng và các bộ trưởng tại Điều 47 và chế độ trách nhiệmcủa Thủ trưởng, bộ trưởng trước Nghị viện nhân dân tại Điều 54

Hiến pháp năm 1959 khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhấtcủa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” Như vậy, so với Hiến pháp năm 1946, Hiến phápnăm 1959 đã có bước phát triển mới qua việc khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất; là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủcộng hòa”

Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định vị trí của Quốc hội là “cơ quan quyền lựcNhà nước cao nhất” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Hiến pháp năm

Trang 4

1959 đã quy định So với hai bản Hiến pháp trước đây, điểm mới thứ nhất rất quan trọng

là lần đầu tiên, Hiến pháp năm 1980 quy định chức năng đại diện của Quốc hội, theo đó

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” Đây chính là căn cứ pháp lý quantrọng để cụ thể hóa chức năng đại diện của Quốc hội trong Luật tổ chức Quốc hội năm

1981

Điểm mới thứ hai là mở rộng phạm vi thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiệnchức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Theo Điều 82 của Hiếnpháp năm 1980, “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân” Như vậy, vềmặt pháp lý, thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực này là rất rộng và được quy địnhkhá rõ ràng hơn so với Hiến pháp năm 1959

Điểm mới thứ ba là lần đầu tiên, Hiến pháp năm 1980 đã xác định tính chất và đặcđiểm chức năng giám sát của Quốc hội là “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động củaNhà nước” Quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để phân định rõ hoạt động giámsát của Quốc hội với các hình thức giám sát khác việc thi hành pháp luật ở nước ta Điểmmới này cũng gián tiếp khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất củanước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vị trí của Quốc hội là cơ quan đại biểu caonhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Quốc hội có ba chức năng cơ bản là lập pháp, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước.Điểm sửa đổi quan trọng trong Hiến pháp năm 1992 là bãi bỏ quy định Quốc hội có thểđịnh cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết của Hiến phápnăm 1980

Đến năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung, trong đó có một số quy địnhmới điều chỉnh nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội nhằm khẳng định vai trò của Quốc hộitrong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Cụ thể là ở Điều 84 của Hiến

Trang 5

hội: “phân bổ ngân sách trung ương”; “quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước”;

“phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và

an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặcphê chuẩn” và “phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký” Vai trò của Quốc hội còn được tăng cường trong việc xem xét và quyết định các vấn

đề về nhân sự cấp cao Trước năm 2001, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992đều giao cho cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng Nhà nước, Uỷ ban thường vụQuốc hội có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ vàbáo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội Điều khoản sửa đổi của Hiếnpháp năm 1992 đã bãi bỏ thẩm quyền này của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để bảo đảmQuốc hội là chủ thể duy nhất có quyền quyết định nhân sự cấp cao của nhà nước TrongBáo cáo trình Quốc hội về vấn đề này, Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều củaHiến pháp năm 1992 cho rằng đây là vấn đề quan trọng, phải thuộc thẩm quyền của Quốchội, không nên giao cho cơ quan khác thực hiện Về mặt thời gian, mỗi năm Quốc hộihọp hai kỳ, thời gian giữa hai kỳ họp không dài Do đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức những người giữ các chức danh này không nhất thiết phải tiến hành trong thời gianQuốc hội không họp Như vậy, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủtịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường

vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và

an ninh sau khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2001 là hoàn toàn thuộc thẩmquyền của Quốc hội, thể hiện tinh thần và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Ngoài được thể hiện trong Hiến pháp ra nó còn được thể hiện trong Luật tổ chứcQuốc hội năm 2001 Cụ thể tại điều 1 của Luật tổ chức Quốc hội nêu rõ ‘‘Quốc hội là cơ

Trang 6

quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’

II Những biểu hiện thể hiện Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thay mặt nhân dân thực hiệnquyền lực Nhà nước thống nhất Tính quyền lực nhà nước của Quốc hội thể hiện ở thẩmquyền của Quốc hội và được cụ thể hoá thành các chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn cụthể Quốc hội vừa mang chủ quyền nhà nước vừa mang chủ quyền nhân dân Quốc hộinắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước, thay mặt nhân dân thực hiện quyền làm chủ.Quốc hội nước ta có ba chức năng: lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quantrọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Các chứcnăng trên của Quốc hội được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội

có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp Các văn bản qui phạm pháp luật khác do các cơquan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội vàkhông được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội

1.2 Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế

-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, qui định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức

Trang 7

và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân Nhữngvấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định gồm có:

Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương: Quốc hội bầu, miễn

nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, thànhlập Chính phủ, bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao; quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; thành lập mới,nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Về lĩnh vực kinh tế- ngân sách: Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhànước và phân bổ ngân sách trung ương; chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyếtđịnh đại xá;

Vấn đề chiến tranh và hoà bình, Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp

đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

Về đối ngoại, Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà nước ta là thành

viên theo tờ trình của Chủ tịch nước

1.3 Trong lĩnh vực giám sát tối cao của Quốc hội

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nướcnhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đối tượng giám sát của Quốc hội làviệc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; hoạt động của các cơ quanNhà nước ở trung ương là Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà ánnhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Các cơ quan này chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Quốc hội

Quốc hội hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Các vấn đề đượcQuốc hội quyết định đều phải được tập thể các đại biểu Quốc hội xem xét và chỉ đượcthông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết đồng ý, trừ trường hợpsửa đổi Hiến pháp là phải có hai phần ba tổng số đại biểu tán thành

Trang 8

Hiến pháp năm 1992 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,trong đó phải kể đến nguyên tắc tập trung dân chủ mà nội dung của nguyên tắc này làquyền lực nhà nước phải được triển khai thống nhất, xuyên suốt và quyền lực đó phảichịu sự giám sát của nhân dân hay của các cơ quan đại diện

Cụ thể hóa quy định Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt độngcủa nhà nước, điều khoản sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 quy định Uỷ ban thường vụQuốc hội chỉ có quyền trực tiếp hủy bỏ những văn bản trái với pháp lệnh, nghị quyết của

Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn những văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội thì chỉ có quyền đình chỉ và trình lên Quốc hội xem xét việc hủy bỏ trong kỳhọp gần nhất (Điều 91 khoản 5 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm2001) Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội còn được quy định chi tiết hơn trongLuật về hoạt động giám sát của Quốc hội (2003), theo đó, quyền giám sát tối cao củaQuốc hội được thực hiện qua các cơ quan của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội

Điểm mới so với trước đây là quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối vớinhững người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn Căn cứ để Uỷ ban thường

vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm là phải có kiến nghị của ít nhấthai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dântộc, Uỷ ban của Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn

2 Quốc hội với chủ tịch nước, chính phủ, các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa Quốc hội và các thiếtchế nhà nước khác được xác định ở chỗ Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmnhững người đứng đầu các cơ quan khác của nhà nước; nhiệm kỳ hoạt động của các cơquan nhà nước do Quốc hội thành lập là theo nhiệm kỳ của Quốc hội Do được Quốc hộibầu và có thể bị Quốc hội bãi miễn, nên có thể thấy rằng sự tồn tại của chính các cơ quankhác của nhà nước ở trung ương là phụ thuộc vào sự tín nhiệm của Quốc hội và của nhândân Mặt khác, mỗi cơ quan nhà nước khi được thành lập có phạm vi thẩm quyền nhất

Trang 9

định và có tính độc lập trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao trong phạm vi thẩm quyền đó

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Chính phủ

là cơ quan chấp hành của quốc hội Quốc hội có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụcao nhất của bộ máy nhà nước như chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, thủ tướng chínhphủ, phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm các chức vụ chánh án tòa án nhân dân tối cao,viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao,…

Hội đồng nhân dân chính là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Hội đồngnhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặtnhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân Hội đồngnhân dân nhận quyền lực trực tiếp từ Quốc hội do Quốc hội ủy nhiệm bằng hình thức vănbản Trong khi Quốc hội sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ thì hộiđồng nhân dân chỉ thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trongphạm vi địa phương mình

III Thực trạng hoạt động của Quốc hội

Từ quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Quốc hội nước ta 60 năm qua, có thểthấy rằng: Thứ nhất, sự ra đời và phát triển của Quốc hội là kết quả của quá trình đấutranh cách mạng và gắn liền với sự phát triển của đất nước ta trong suốt 60 năm qua.Trong quá trình phát triển, Quốc hội ngày càng thực sự thể hiện là cơ quan kết hợp chặtchẽ và hài hòa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp, là hiện thân củasức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Thứ hai, từ ngày thành lập đến nay, Quốc hội đã thểhiện hai thuộc tính đặc biệt mà chỉ duy nhất Quốc hội mới có, đó là: cơ quan đại biểu caonhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Nhân dân thông qua Quốchội và các đại biểu Quốc hội do mình bầu ra để thực thi các quyền lực của mình, do đóQuốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Quốc hội là nền tảng chính trị - pháp

lý của sự tồn tại và phát triển của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và tổ chức quyềnlực Nhà nước Quốc hội với ba chức năng cơ bản là: lập pháp (cơ quan duy nhất có quyềnban hành Hiến pháp và luật), quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước vàthực hiện quyền giám sát tối cao Thông qua ba chức năng này, Quốc hội đã thể hiện là

Trang 10

cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và thựchiện ngày càng có hiệu quả các chức năng của mình thông qua việc không ngừng hoànthiện và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động Quốc hội ngày càng xứngđáng với niềm tin và ý chí của toàn dân, xứng đáng với vị trí là cơ quan quyền lực nhànước cao nhất Thứ ba, mô hình tổ chức một viện của Quốc hội nước ta đã phản ánh đúngtruyền thống, lịch sử hình thành và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.Ngay từ khi thành lập sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, Quốc hội nước ta với hìnhthức tổ chức theo cơ cấu một viện là nhằm bảo đảm cho Quốc hội thật sự trở thành một tổchức tập trung quyền lực của Nhà nước, thống nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớpnhân dân Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Quốc hội cũng không thể tránh khỏi một

số thiếu sót Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật còn một số tồn đọng, hạn chế nhất là vềvấn đề trình độ xây dựng pháp luật của các đại biểu cần phải chú trọng hơn.Trong quyếtđịnh một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ cầnnhanh nhạy, dứt khoát hơn Trong lĩnh vực giám sát của quốc hội: Luật Hoạt động giámsát của Quốc hội có hiệu lực đã hơn năm năm, nhưng cho tới nay vẫn còn thiếu văn bảnhướng dẫn thi hành, nhất là về quy trình, thủ tục giám sát đối với từng chủ thể giám sát;

về bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; hậu quảpháp lý của giám sát… Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội khá sôi nổi,

có nhiều khởi sắc, bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, được cử tri đánh giácao, nhưng vẫn còn đó những câu hỏi chưa được chuẩn bị nghiêm túc, dài dòng, hỏi đểđược cung cấp thông tin và những câu trả lời chung chung, tránh né trách nhiệm Đại biểuQuốc hội nước ta phần lớn là kiêm nhiệm và theo cơ cấu thành phần, vùng Miền, chấtlượng không đồng đều; vị trí công tác khác nhau, nên việc tham gia hoạt động Quốc hộinói chung, hoạt động giám sát nói riêng bị hạn chế, kết quả đạt được chưa cao Tronghoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi này, nơi khác còn

có sự nể nang, ngại va chạm với lãnh đạo chủ chốt của chính quyền địa phương; thiếukiên quyết trong tranh luận giữa người giám sát và đối tượng chịu sự giám sát

3 Các hình thức hoạt động của Quốc hội?

Trang 11

Từ Quốc hội khoá I năm 1946 đến Quốc hội khoá XI hiện nay quan thực tiễn hoạt động

đã rót ra hình thức hoạt động sau đây

Thứ nhất: Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động quan trọng nhất, nơi biểu hiện trực

tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trítuệ của tập thể đại biểu Quốc hội và quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động củacác nhà nước

So với các hình thức tổ chức hoạt động khác của Quốc hội thì kỳ họp là hình thức hoạtđộng có ưu thế hơn cả Chỉ có kỳ họp mới thông qua được những quyết định chính thứccủa mình, các văn bản pháp luật kể cả Hiến pháp và các nghị quyết khác

Thứ hai: Hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là hình thức hoạt động thường

xuyên của Quốc hội

Thứ ba: Hình thức hoạt động của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban chuyên môn của Quốc

hội là hình thức hoạt động thường xuyên của Quốc hội

Các hình thức hoạt động nói trên hiện nay được quy định tại "Điều 4 Luật tổ chức Quốchội năm 2001”

KỲ HỌP QH LÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA QH

Theo quy định hiện nay Quốc hội họp định kỳ (mỗi năm 02 kỳ, không quy định cụthể nh trước đây là vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm) Mà chỉ quy định chungmỗi năm hai kỳ Đây là sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội hiện nay nhằm bảo đảmcho công tác chuẩn bị những nội dung liên quan đến kỳ họp được đầy đủ, chu đáo đểnâng cao hiệu quả của kỳ họp

Trước đây quy định mỗi năm họp 02 kỳ vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 Đây làluật vì vậy phải tổ chức họp nếu không họp là vi phạm pháp luật, nhưng các văn bản chưachuẩn bị đầy đủ, chưa kiểm tra kỹ cang cho nên các văn bản nếu tính khả thi Cho nênhiẹn nay muốn văn bản có tính khả thi cao phải khảo sát lấy ý kiến của nhân dân nhữngvấn đề liên quan đến nội dung của kỳ họp, như vậy nội dung sẽ được chuẩn bị tốt Bêncạnh đó ở Việt Nam thời tiết luôn luôn có dự thay đổi vì vậy cần tổ chức kỳ họp cho phùhợp với tình hình thực tiễn, bởi phần lớn các vị đaị biểu Quốc hội đều là lãnh đạo các địaphương nếu bão lũ xảy ra đều phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết Vì vậy việc quy địnhchung như hiện nay là rất khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam

Trang 12

Ngoài các kỳ họp chính thức theo quy định của Quốc hội cần tổ chức các cuộc họp bất thường trong các trường hợp sau đây.

Một là: Theo sáng kiến của uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Hai là: Theo dề nghị của Thủ tướng Chính phủ

Ba là: Theo đề nghị Ýt nhất một phần ba tổng số Đại biểu Quốc hội

HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI.

Đây là hình thức hoạt động thường xuyên của Quốc hội, Quốc hội nước ta mỗinăm họp hai kỳ không hoạt động thường xuyên vì vậy để đảm bảo việc duy trì hoạt độngcủa Quốc hội một cách liên tục sự cần thiết phải thành lập các cơ quan Thường trực củaQuốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội chính là cơ quan thường trực đó, thay mặt Quốchội giữa hai kỳ họp để thực hiện một phần nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CHUYÊN MÔN CŨNG LÀ NHỮNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA QUỐC HỘI.

Hoạt động của Quốc hội nh phần trên đã phân tích đòi hỏi Quốc hội phải giảiquyết nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau Để quyết địnhcủa Quốc hội có hiệu lực trên thực tế, công việc chuẩn bị, xem xét, nghiên cứu khởi thảocác dự án có ý nghĩa rất quan trọng Đồng thời có những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốchội nếu được giải quyết một cách tập trung tất cả những đại biểu Quốc hội, nhiều khikhông những không có hiệu quả mà còn tốn kém, do đó Quốc hội thành lập các bộ phậnchuyên sâu bao gồm các đại biểu có những chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu trướccác dự án Đó là hội đồng dân tộc và các uỷ ban Quốc hội

Riêng các uỷ ban Quốc hội có rất nhiều các uỷ ban khác nhau và mỗi uỷ ban lại cómột chức năng nhiệm vụ, theo Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội được thành lập bẩy uỷban thường trực

- Ủy ban pháp luật

- Ủy ban kinh tế và ngân sách

- Ủy ban quốc phòng và an ninh

- Ủy ban giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng

Trang 13

- Ủy ban về các vấn đề xã hội.

- Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường

- Ủy ban đối ngoại

Thành phần các uỷ ban gồm có: Chủ nhiện các phó chủ nhiệm và các uỷ viên, theoluật tổ chức Quốc hội cho phép một số chủ nhiệm và phó chủ nhiệm và các uỷ viên hoạtđộng chuyên trách Khi xét thấy cần thiết Quốc hội thành lập ra uỷ ban lâm thời đểnghiên cứu, thẩm tra một dự án, điều tra về một vấn đề nào đó

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU QH VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QH Ở ĐỊA PHƯƠNG.

Đây cũng là hính thức hoạt động thường xuyên của Quốc hội, sau các kỳ họp Đạibiểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách trở về các địa phương để làm nhiệm vụchuyên môn của mình, bên cạnh đó vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của đại biểu và thamgia sinh hoạt với đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương

Hiện nay các đoàn đại biểu được thành lập theo các đơn vị hành chính cấp tỉnh Tất cảcác đại biểu bầu ra ở tỉnh nào hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành một đạibiểu Quốc hội, trong đó có trưởng đoàn và phó đoàn, Ýt nhất mỗi đoàn đại biểu Quốc hội

có trụ sở làm việc, đây là những quy định mới nhằm điều kiện cho các đại biểu hoạt động

có hiệu quả hơn

4 Thẩm quyền của Chủ tịch nước ?

5 Cơ cấu tổ chức của chính phủ?

Điều 2 Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ

1 Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng

và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định

2 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ

Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định

(trích: Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015)

6 Các hình thức hoạt động của Chính phủ?

1 Thông qua phiên họp Chính phủ

Ngày đăng: 15/04/2016, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w