So sánh nhà nước phương đông và nhà nước phương tây cổ đại. Lịch sử ra đời của nhà nước phương đông cổ đại. Lịch sử ra đời nhà nước phương tây cổ đại.Ôn thi môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.
Trang 1LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI I/ Nhà nước chiếm hữu nô lệ Phương Đông
• Các yếu tố dẫn đến sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ Phương Đông ( Yếu tố kinh kế - xã hội, các yếu tố thúc đẩy như: trị thủy, thủy lợi , chiến tranh)
• Lý giải tại sao nhà nước phương đông hình thành sớm
• Một số đặc trưng về tổ chức bộ máy nhà nước Phuong đông ( Tổ chức đơn giản, hình thức chính thể là chính thể tuyệt đối, nhà nước mang nặng tính giai cấp )
II/ Pháp luật phương đông cổ đại
• Lý giải về tính chất “ hình sự hóa” về pháp luật phương đông cổ đại
• Lý giải về tính giai cấp của pháp luật phương đông cổ đại
• Đặc trưng về tính “ trọng hình khinh dân” của pháp luật phương đông cổ đại
• Đặc trưng về tính “đồng thái phục thù” của pháp luật phương đông cổ đại
III/ Nhà nước chiếm hữu nô lệ Phương Tây
• Các yếu tố dẫn đến sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ Phương Tây ( Yếu tố KT-XH)
• Lý giải tại sao nhà nước chiếm hữu nô lệ Phương Tây ra đời muộn hơn Nhà nước chiếm hữu nô lệ phương đông
• So sánh sự hình thành nhà nước phương tây cổ đại với học thuyết của Mac về nguồn gốc ra đời của nhà nước
• Các đặc trưng cơ bản của pháp luật chiếm hữu nô lệ phương tây
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY
1 Điều kiện tự nhiên
Các nhà nước ở Phương Đông ra đời sớm ở lưu vực các con sông lớn (Sông Nin ở
Ai Cập, Sông Ti-grơ và Ơ-ph-rát ở Lưỡng Hà, Sông Hằng Hà ở Ấn Độ, Sông
Trang 2Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc) ["sớm" ở đây hiểu theo những nghĩa nào?] Đây là nơi thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
Trong khi đó về điều kiện tự nhiên, ở Phương Tây, các nhà nước Hy Lạp và La Mã được hình thành chủ yếu trên 2 bán đảo là bán đảo Ban-căng và bán đảo I-ta-li-a Đây là nơi không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, nhưng thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp [Nêu dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lập luận trên? lý giải vì sao nhà nước ở Phương Tây lại ra đời muộn hơn
ở Phương Đông?].
2 Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Ở Phương Đông, nhà nước Phương Đông ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển thuộc giai đoạn đồ đồng Kinh tế tự nhiên, trong đó nông nghiệp chiếm vai
trò chủ đạo Ở Phương Tây, nhà nước ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất đã phát
triển thuộc giai đoạn đồ sắt [Sự khác nhau về tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất nói lên điều gì?]
3 Thời điểm xuất hiện nhà nước
Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau
sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra
đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế
kỷ VIII - VI TCN trong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN) [Dựa vào đâu mà người ta xác định được thời điểm xuất
hiện nhà nước? Tiêu chí nào để biết rằng nhà nước ra đời? Liệu có một cái mốc cụ thể rằng nhà nước năm này hay năm kia ra đời không?]
4 Thành thị
Trang 3Nhà nước Phương Đông cổ đại tồn tại và phát triển trên cơ sở nền kinh tế tự
nhiên, kinh tế hàng hoá chậm phát triển nên không xuất hiện những trung tâm kinh
tế lớn.[Tại sao kinh tế hàng hóa lại chậm phát triển ở Phương Đông?]
Ở Phương Tây, nền kinh tế vẫn mang tính chất tự nhiên, nhưng khác với Phương Đông là kinh tế công thương nghiệp ở Phương Tây rất phát triển, nên ở Phương Tây đã sớm xuất hiện những thành thị, những khu tập trung buôn bán, trao đổi
hàng hóa
Khác cơ bản với thành thị ở Phương Đông mang nhiều yếu tố "tĩnh" chủ yếu là trung tâm chính trị, ngược lạithành thị Phương Tây mang nhiều yếu tố "động", vừa
là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế Hoạt động lưu thông tiền tệ, kinh tế hàng hoá phát triển nên thành thị phương Tây cổ đại rất phồn thịnh [Lý giải vì sao
có sự khác biệt nói trên?]
5 Sở hữu ruộng đất
Ở Phương Đông, ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu của nhà nước Quyền sở
hữu ruộng đất của tư nhân có nơi có lúc xuất hiện nhưng đóng vai trò không đáng kể[Giải thích?] Công xã nông thôn ở Phương Đông không bị phá vỡ mà được bảo lưu, tồn tại một cách vững chắc [Lý giải sự tồn tại lâu dài và phổ biến của công xã nông thôn ở Phương Đông?] Chính sự tồn tại của công xã nông thôn đã làm cho quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước Phương Đông càng thêm ổn định, củng cố thêm chế độ độc tài chuyên chế [Giải thích?]
Ở Phương Tây, quyền sở hữu ruộng đất chủ yếu thuộc về tư nhân Ví dụ: ở La Mã,
sau các cuộc chiến tranh chinh phục, nhà nước đã biến ruộng đất chiếm được thành đất công rồi đem bán hoặc chia cho tư nhân [Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?]
Trang 46 Tính giai cấp, xu hướng tập quyền hay phân quyền
Phương Đông bước vào xã hội có giai cấp sớm [Chỉ ra điểm giống và khác giữa việc phân chia thành giai cấp và sự phân chia thành đẳng cấp (ví dụ ở Ấn Độ cổ
đại)?] Ngay từ đầu tính tập quyền của nhà nước Phương Đông có xu hướng phát
triển mạnh(Tại sao? ở nhà nước nào?) Nếu như ở Phương Đông càng có các cuộc
chiến tranh thì nhu cầu hợp nhất, sáp nhập hay tập quyền càng mạnh thì các nhà nước ở Phương Tây lại có phần ngược lại, sau những cuộc chiến tranh, sớm hay muộn cũng đều tồn tại một xu hướng chia tách hoặc phân quyền [Bạn đồng ý hay phản đối nhận định này? Hãy nêu dẫn chứng chứng minh và lập luận?] vì thực
chất một trong những lý do quan trọng là ban đầu các nhà nước ở Phương Tây không có nhu cầu nội tại và thường trực về trị thủy như các nhà nước Phương
Đông [Thử phản biện lại?] Sự phân quyền ấy ở Phương Tây thời cổ đại là sự xuất
hiện các nhà nước thành bang, sau này phát triển hơn ở thời trung cổ là sự chia tách giữa quyền lực nhà nước và quyền lực của giáo hội, quyền lực của nhà vua và các lãnh chúa [Còn có những nguyên nhân nào khác không?].
7 Hình thức nhà nước
Hình thức chính thể ở Phương Đông hầu hết là hình thức quân chủ (Nêu ví
dụ?) Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực cao nhất về mọi mặt, vua được thần thánh hoá, được coi là vị thần vĩ đại, là thiên tử hoặc tăng lữ tối cao [Ở nhà nước nào? Người đứng đầu nhà nước thời kỳ này ở Phương Đông có những đặc điểm gì giống và khác so với người đứng đầu nhà nước ở những giai đoạn sau đó? Cho ví dụ?] Quần chúng nhân dân phải phục tùng vô điều kiện giai cấp thống trị và hầu như không được tham gia bất cứ sinh hoạt chính trị nào của đất nước [Dẫn
chứng?]
Trang 5Phương Tây :
Hình thức chính thể cộng hòa: cộng hòa dân chủ chủ nô Aten, Cộng hòa quý tộc chủ nô Spac
8 Vấn đề "nô lệ" và "kiểu nhà nước"
Ở Phương Tây, theo học thuyết Mác - Lênin, chế độ nô lệ là điển hình (hay còn gọi
là kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình) Sự điển hình thể hiện ở tính chất, số
lượng và vai trò nô lệ trong các ngành sản xuất Hy Lạp và La Mã là nơi mà số lượng nô lệ hết sức đông đảo, là lực lượng lao động chính tạo ra của cải và sự giàu
có cho chủ nô Ví dụ: Ở Hy lạp trong thời kỳ chiến tranh Ba Tư, con số nô lệ ở Ca-ran-tơ lên đến 46 vạn, ở E-gi-i-nơ lên đến 47 vạn, tức là tính theo dân số thì trung bình cứ 10 nô lệ mới có 1 người tự do [Tại sao chế độ nô lệ ở Phương Tây thì được coi là "điển hình", còn ở Phương Đông thì không được coi là "điển hình"? Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội có hạn chế không? Nếu có ở điểm nào?]
Kiểu nhà nước ở Phương Đông thời cổ đại nhiều nhà khoa học đặt tên là kiểu nhà nước Châu Á (hay Phương thức sản xuất châu Á) mang những đặc trưng
riêng Khác với Phương Tây, chế độ nô lệ Phương Đông là chế độ nô lệ không điển hình, mang nặng tính chất gia trưởng, căn cứ vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là nô lệ thời kì này không phải là lực lượng đông đảo và lao động chính trong
xã hội, chủ yếu chỉ phục dịch trong gia đình các quí tộc Nô lệ có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các tù binh chiến tranh, hoặc những người nông dân, thợ thủ công
bị phá sản [Nô lệ thì khác, vậy chủ nô có khác không? đưa ra dẫn chứng để so sánh]
9 Về bộ máy nhà nướcỞ Phương Đông, hệ thống các cơ quan giúp việc cho nhà
vua từ trung ương đến địa phương được phân chia theo chức năng, lĩnh vực (kể tên
Trang 6các cơ quan, chức năng, nhiệm vụ cụ thể?) Ở Phương Tây, ví dụ nhà nước cộng hòa quí tộc chủ nô Xpac cũng có thiết chế nhà vua (hai nhà vua) - người đứng đầu nhà nước, nhưng hai vua không phải là thiết chế nắm nhiều quyền hành Ở các nhà nước Phương Tây cổ đại, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng cao hơn, xuất phát từ nguyên nhân những nhà nước này liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện [Còn có nguyên nhân nào khác không?] Ví dụ: Sự chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế như: Hội đồng 5 quan giám sát ở nhà nước Xpac, Hội đồng 10 tướng lĩnh ở Aten, Hội đồng quan án ở La
Mã [Tiêu chí nào để đánh giá sự chuyên nghiệp?] By Pham Binh
Về cơ quan xét xử, ở Phương Đông nhìn chung cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với cơ quan hành chính Cụ thể quyền xét xử tối cao thuộc
về người đứng đầu nhà nước và thường được nhà vua uỷ nhiệm cho một cơ quan đặc biệt ở trung ương Tại các địa phương, hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền của viên quan đứng đầu đơn vị hành chính đó [Tại sao ở Phương Đông thì cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với các cơ quan hành chính? Hệ quả?] Ở Phương Tây ngay từ đầu tính chuyên nghiệp và tính độc lập trong hoạt
động xét xử đã cao hơn Các cơ quan xét xử thường được tách khỏi cơ quan hành chính và phân nhóm để xét xử những loại vụ việc cụ thể Ví dụ: ở La mã (thời kì
cộng hòa) cơ quan xét xử chuyên trách được thành lập với số lượng khá đông các thẩm phán được bầu, hoạt động thường xuyên theo các nhóm với quy chế hoạt động chặt chẽ [Vậy ở nhà nước Hy Lạp thời cổ đại có sự tách biệt này không?]
10 Pháp luật
Trang 7NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG CƠ BẢN GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY
1 Về nhà nước
- Tương đồng về bản chất: theo học thuyết Mác - Lênin, quyền lực chính trị trong các nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây cổ đại thuộc về giai cấp chủ nô Cơ
cở kinh tế của nhà nước là dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ Cơ sở xã hội là một hệ thống kết cấu giai cấp khá phức tạp
trong đó về cơ bản có hai giai cấp chủ nô và nô lệ [Tiếp tục nghiên cứu và phân tích những quan điểm khoa học không phải theo học thuyết Mác - Lênin về vấn đề này? Nhận xét, đánh giá?]
- Tương đồng Về chức năng: Hoạt động chủ yếu của nhà nước thời kỳ này là bảo
vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác [Ngoài những chức năng trên nhà nước Phương Đông cổ đại còn có những chức năng nào khác? Nêu dẫn chứng?]
- Tương đồng Về hình thức nhà nước: Trước hết xét về hình thức chính thể thì các
nhà nước ở Phương Đông cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô với các mức độ tập trung quyền lực khác nhau(Ví dụ: Trung Quốc cổ đại,
Ấn Độ cổ đại, Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại) Ở Phương Tây cổ đại, các nhà nước được tổ chức chủ yếu theo chính thể quân chủ và cộng hòa chủ nô [Vì sao
hình thức chính thể cộng hòa lại xuất hiện ở Phương Tây?] Các nhà nước cộng
hòa chủ nô tồn tại dưới hai dạng thức là cộng hòa dân chủ chủ nô và cộng hòa quý tộc chủ nô (Ví dụ nhà nước Xpác (nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô); nhà nước Aten (nhà nước dân chủ chủ nô); nhà nước La mã (cộng hoà và quân chủ chuyên
chế) Hình thức cấu trúc cơ bản của nhà nước chủ nô là cấu trúc đơn nhất, tuy
Trang 8nhiên ở Phương Tây xuất hiện các nhà nước thành bang có tính tự trị cao [Giải
thích?] Chế độ chính trị phổ biến thời kỳ này là chế độ độc tài chuyên chế với việc
áp dụng công khai các biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước bằng bạo lực và phản dân chủ, tuy nhiên cũng có nhà nước áp dụng những biện pháp dân chủ sơ khai, điển hình như thiết chế Hội nghị công dân, việc bỏ phiếu bằng vỏ sò ở nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại
- tương đồng Về tổ chức bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước ở cả Phương Đông
và Phương Tây đã bao gồm các cơ quan chuyên trách với chức năng, nhiệm vụ khác nhau và trong bộ máy đều có một bộ phận quan trọng là các cơ quan quản lý
về quân sự, cảnh sát [Nêu rõ tên những cơ quan nhà nước cụ thể? Nhận xét?]
Sự giống nhau
• Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được
• Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng
lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản)
• Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được, đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa
Trang 9vị của mình Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động Tổ chức đó gọi là Nhà nước
- Đặc trưng của Nhà nước:
• Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc;
• Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược
- Các chức năng của Nhà nước: gồm 2 chức năng cơ bản
+ Chức năng đối nội:
• Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ
(CHNL) Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ
và gia đình của họ
• Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông )
+ Chức năng đối ngoại:
• Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ Vì vậy
Trang 10đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại Từ thế
kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là
La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội,
là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi
• Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn
áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền