1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương Lịch sử nhà nước và pháp luật Thế giới

30 512 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 78,38 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHẦN THẾ GIỚI Câu 1: Trình bày cơ sở kinh tế xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước phương Đông cổ đại. Nhận định chung: các nhà nước ở phương Đông cổ đại được hình thành từ lưu vực những con song lớn(nên công tác trị thủy làm nông nghiệp được trú trọng vào thời kì này) Các quốc gia phương đông cổ đại sự phân hóa giai cấp diễn ra chậm chạp mâu thuẫn gia cấp còn hạn chế tính đố kháng giữa các gia cấp còn chưa cao ít hơn rất nhiều so với các nước ở phương tây Chính công cuộc trị thủy về thủy lợi không chỉ là yếu tố duy trì tư hữu về tư liệu sản suất mà còn là yếu tố thúc đẩy sự ra đời nhà nước (trước đó tổ chức công xã thị tộc vơi quy mô tổ chức và hiệu lực của nó không đủ để đáp ứng khả năng tưới tiêu) Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một trong nhưng quá trình hình thành và thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Nhà nước ra đời sớm cả về không gian lẫn thời gian do điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đặc biệt của ca quốc gia cổ đại phương đông.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHẦN THẾ GIỚI

Câu 1: Trình bày cơ sở kinh tế- xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước phương Đông cổ đại.

Nhận định chung: các nhà nước ở phương Đông cổ đại được hình thành từ lưu vực nhữngcon song lớn(nên công tác trị thủy làm nông nghiệp được trú trọng vào thời kì này)

- Các quốc gia phương đông cổ đại sự phân hóa giai cấp diễn ra chậm chạp mâuthuẫn gia cấp còn hạn chế tính đố kháng giữa các gia cấp còn chưa cao ít hơn rấtnhiều so với các nước ở phương tây

- Chính công cuộc trị thủy về thủy lợi không chỉ là yếu tố duy trì tư hữu về tư liệusản suất mà còn là yếu tố thúc đẩy sự ra đời nhà nước (trước đó tổ chức công xãthị tộc vơi quy mô tổ chức và hiệu lực của nó không đủ để đáp ứng khả năng tướitiêu)

- Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một trong nhưng quá trình hình thành và thúc đẩy

sự ra đời của nhà nước

- Nhà nước ra đời sớm cả về không gian lẫn thời gian do điều kiện tự nhiên kinh tế

xã hội đặc biệt của ca quốc gia cổ đại phương đông

1, Ai Cập

- Tình hình kinh tế:

+Địa hình nhiều đồng bằng thuận lợi cho việc chăn nuôi

+ Giáp biển và có nhiều sông lớn => đất đai phì nhiêu và thuận lợi cho công việc đánhbắt thủy hải sản

Chú trọng đến công việc trị thủy

 sản xuất nông nghiệp phát triển

Ngoài ra còn trao đổi, buôn bán với nước ngoài nên Ai Cập có nền kinh tế rất phát triển.-Tình hình xã hội:

Trang 2

+ Nông dân công xã

Đứng đầu là Vua hay còn gọi là Pha-ra-on có quyền lực rất lớn, có quyền lực tối cao vềhầu hết mọi mặt của nhà nước như phân, cấp ruộng đất, bổ nhiệm quan lại,

Dưới vua là quý tộc, tăng lữ (nắm trong tay 1 khối tài sản lớn, có sức mạnh trong XH)sau đó là nông dân công xã (có đất trồng trọt) sau đó là nô lệ được coi là tài sản có thểtrao đổi, buôn bán

2, Babilon

-Tình hình kinh tế:

+Babilon có nhiều sông tiêu biểu là Ti gơ rơ và Ơ phơ rat

+Babilon là điểm nối các con đường giao lưu chính trị- tinh tế, thương mại từ 34 đếnTiểu á và ngoại Cáp-ca-dơ

 nông nghiệp phát triển mạnh, chăn nuôi,…

 Thương mại phát triển

- Tình hình xã hội: Vua đứng đầu sau đó là quý tộc, tăng lữ sau đó đến dân cư tự do Dân Avilum đầy đủ quyền lợi

Dân Mu sơ ke nu : tiện dân

Trang 3

- Cơ sở xã hội: có sự phân chia giàu nghèo rõ rệt,nhà nước tồn tại 2 giai cấp chính làgiai cấp thống trị và giai cấp bị trị :

+ Giai cấp thống trị: vua, chủ nô, tăng lữ, quan lại-nắm giữ toàn bộ đất đai, ruộngvườn ,đặt ra rất nhiều quy tắc , luật lệ nhằm phục vụ cho lợi ích của mình

+ Giai cấp bị trị: nông dân, nô lệ phải phục tùng mọi quy định của giai cấp thống trị.+ Cư dân: gồm 2 tộc chính là: người Đraviđa cư trú ở miền nam, người Arya ở phía bắc

4, Trung Quốc:

- Cơ sở kinh tế :

+ Do có 2 con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà ở phía bắc và Trường Giang ở phía namcùng với đất đai màu mỡ nên nông nghiệp và hệ thống thủy lợi phát triển mạnh

+ Buôn bán và trao đổi hàng hóa, giao thông khá phát triển

+ Các công cụ và đồ dùng bằng đồng thau tương đối phổ biến

- Cơ sở xã hội :có sự phân chia giàu nghèo rõ rệt, phân làm 2 giai cấp chủ đạo:+ Giai cấp thống trị: giai cấp quý tộc chủ nô, vua-nắm trong tay địa vị xã hội cao cùngquyền lực tuyệt đối

+ Giai cấp bị trị: nông dân công xã nông thôn, nô lệ bị bóc lột và áp bức

Câu 2:Trình bày những nội dung cơ bản của bộ luật Hamurabi và so sánh với bộ luật Manu?

Giống nhau

- Là những bộ luật có lịch sử hình thành sớm nhất

- Đều chứa đụng những yếu tố thần quyền,vương quyền đẩm bảo vị thế và quyềnlực của văn

- bảo vệ trật tự đẳng cấp, gia cấp và giới tính

- có nguồn luật là các phong tục tập quán và các ứng sử xã hội

- hình sự hóa các quan hệ xã hội

- hệ thống hình phạt hà khắc tàn bạo

- kĩ thuật lập pháp đơn sơ thiếu khái quát

- đều có nhưng điểm khá tiến bộ ở lĩnh vực pháp luật cụ thể

Trang 4

Các lĩnh vực pháp lý Giống nhau Khác nhau

Bộ luật Hamurabi Bộ luật ManuHợp đồng Quy định điều kiện

có hiệu lực của hợpđồng,lấy điều kiệnđảm bảo là chínhbản thân con người

Ngoài hợp đòng vaymượn bộ luật cònquy định hợp đồnglĩnh canh ruộng đất

Xác định các chế tài

rõ ràng hơn

Chủ yếu đề cập đếnhợp đồng vay mượn

Có thêm điều kiện

vô hiệu hợpđồng.Có tính phânbiệt đẳng cấp rõràng, đặc biệt là vớiđẳng cấp cao Bà-la-môn

Đều quy định 2 hìnhthức thừa kế là theoluật và theo dichúc,thừa kế thao tàisản người cha

Quy định cả điềukiện tước quyềnthừa kế Con trai vàcon gái có quyềnhưởng ngang nhau

Con gái được hưởngdưới dạng của hồimôn Chỉ đượcquyền hưởng ngangbằng với con trai khikhông lấy chồng.Hôn nhân- gia đình Đều có sự bất bình

đẳng trong hôn nhân

Quy định thủ tục kếthôn,ly hôn Có 1 sốđiều khoản bảo vệngười phụ nữ Điềuchỉnh các mối quan

hệ gia đình

Cho phép hình thứchôn nhân muabán,đánh cắp côdâu.phụ nữ không

có quyền ly hôn

Hình thức phạt dãman,chủ yếu mangnặng tính trừng trị

Quan niệm hình sự :trừng trị tội lỗi, trảthù ngang bằng

Phân loại tội phạm

rõ ràng hơn

Thể hiện tính gaicấp và sự khắcnghiệt

Thủ tục tố tụng Xét xử dựa vào

chứng cứ

Coi trọng chứngcứ,trách nhiệm củathẩm phán Tổ chứcxét xử công khai

Coi trọng chứng cứ,nhưng chứng cứ lạiphụ thuộc vào giớitính,đẳng cấp

Câu 3:Đặc điểm của pháp luật phương Đông thời kì cổ đại?

Trang 5

Đặc điểm chung:

Hình thành sớm

Mang tính hoàn hỗn

Nguồn pháp luật phong phú

Có yếu tố vương quyền và thần quyền

Mức độ dân chủ của pháp luật phương đông ít hơn hẳn so ới pháp luật

Điểm tiến bộ của pháp luật phương đông cổ đại so với phương tây là đáng ghi nhận: công

lý công bằng, vai trò pháp luật, quyền lợi của phụ nữ, vai trò củ tòa án, trách nhiệm và tranh tụng

* Pháp luật ra đời bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị

Thời kì này, bản chất của pháp luật là pháp luật chủ nô có mục đích thiết lập một trật tự

xã hội có lợi ích cho giai cấp chủ nô

– Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp , bảo vệ quyền lợi và địa vị của những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội nhằm củng cố sự thống trị tuyệt đối của giai cấp thống trị

+ Bảo vệ chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp pháp hóa cáchình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ , được thể hiện trong bộ luật Hammurabi.+ Ghi nhận tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội

Pháp luật cho phép những chủ nô giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có những đặc quyền về kinh tế và chính trị

– Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau do ảnh hưởng của chế độ gia trưởng

Pháp luật thời kì này ghi nhận quyền tuyệt đối của người gia trưởng đối với tài sản trong gia đình và địa vị chi phối của gia trưởng đối với các thành viên khác của gia đình

*Ranh giới giữa hình sự và dân sự mờ nhạt, các hình phạt hà khắc, tàn bạo và nặng nề về

cả mặt tâm lý và thân thể

Pháp luật hình sự hóa hầu hết các vi phạm, kể cả các vi phạm trong quan hệ dân sự Hầu hết các điều luật đều kèm theo chế tài Hình phạt được áp dụng phổ biến nhất là tử hình

Trang 6

bằng rất nhiều hình thức khác nhau: ném đá cho đến chết, buộc đá ném xuống sông, treo cổ Các hình phạt dã man khác cũng được áp dụng cho các hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hơn: chọc mù mắt, cắt lưỡi, bắt đi trên than hồng Pháp luật chủ nô còn cho phép trả thù ngang bằng, tra tấn nhục hình phạm nhân.

– Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ giáo và tư tưởng thống trị

-Về hình thức:không có tính hệ thống,từ ngữ sử dụng rất cụ thể,không khái quát

Câu 4: Trình bày khái quát quá trình dân chủ hóa bộ máy nhà nước Aten, tổ chức

bộ máy cộng hòa dân chủ chủ nô Aten và nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước này

Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn

là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này

1 Sự hình thành nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Nhà nước Aten phát triển đến trình độ cao, suy cho cùng là do yếu tố kinh tế chi phối, quyết định Về mặt vị trí địa lý, nhà nước Aten ra đời ở miền trung lục địa Hi Lạp, nơi là khu vực có nhiều khoáng sản, có đường

bờ biển dài, nhiều vịnh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công thương nghiệp (đặc biệt là thương mại đường biển)

Từ thế kỉ 12 TCN, tộc người Đôriêng gồm 4 bộ lạc đến xâm chiếm vùng đồng bằng miền Trung Từ thế kỉ 8 TCN, 4 bộ lạc này liên minh với nhau hình thành nên Liên minh bộ lạc, đến thế kỉ thứ 7 TCN, đã xây dựng xong thành bang Aten, và thế kỉ 6 TCN thì nhà nước thực sự được hình thành Những người đứng đầu 4 bộ lạc là quí tộc chủ nô và nắm toàn bộ quyền lực nhà nước

Tầng lớp chủ nô mới ra đời rất sớm ở Aten, gắn liền với sự phát triển củakinh tế công thương nghiệp, lúc đầu tầng lớp này không có quyền lực nhưng khi kinh tế càng ngày càng phát triển, tầng lớp này ngày càng có thế lực kinh tế Trong xã hội Aten lúc này có 2mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa quí tộc chủ nô cũ và quí tộc chủ nô mới; mâu thuẫn giữa giai cấp quí tộc chủ nô nói chung và tầng lớp bình dân, nô lệ

2- Về quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten

Quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten gắn liền với các cuộc cải cách của tầng lớp quí tộc chủ nô mới Tầng lớp này đã đề xướng và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự độc quyền của quí tộc, chủ nô và được sự ủng hộ của tầng lớp bình dân Tầng lớp chủ nô mới thông qua các cuộc cải cách đã dần nắm được quyền lực chính trị và chuyển hoá chính thể quân chủ chủ nô sang chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô

Quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten được tiến hành thông qua 3 cuộc cải cách lớn:2.1.Cuộc cải cách thứ nhất: Cuộc cải cách của Xô lông (594 TCN)

Trang 7

xô- lông là một quí tộc chủ nô mới, được bầu vào bộ máy nhà nước Ông là người mở đầu cho quá trình dân chủ hoá bằng nhiều biện pháp cải cách:

- Căn bản thủ tiêu được chế độ thi tộc, quyền lực của các quý tộc thị tộc

- Tạo điều kiện để tầng lớp bình dân duy trì cuộc sống ngăn chặn chế độ phá sản thủtiêu chế độ nô lệ vì nợ

- Tạo điề kiện cho tầng lwps chủ nô công thương phát triển ủng hộ đường lối dân chủ của họ

- Giải quyết được mâu thuẫn giai cấp

- Bước đầu được hình thành cơ chế quyền lực của chính thể cộng hà dân chủ

Đẳng cấp thứ hai: thu nhập từ 300 mêđin, có quyền tham gia hội đồng 400 người;

Đẳng cấp thứ ba: thu nhập từ 200 mêdin, có quyền tham gia hội đồng 400 người và phải tham gia quân đội;

Đẳng cấp thứ tư: thu nhập dưới 200 mêđin, được tham gia vào hội nghị công dân nhưng

có điều kiện và không được giữ chức vụ quan trọng, phải đi lính và đóng thuế

Xô lông thành lập Hội đồng 400 người, mỗi bộ lạc được bầu 100 người thuộc đẳng cấp thứ hai và thứ ba Hội đồng 400 người là cơ quan hành chính đồng thời là cơ quan tư vấn của nhà nước, đây là cơ quan phải giải quyết những công việc giữa hai phiên họp của hội nghị công dân; phải chuẩn bị những vấn đề đưa ra thảo luận, bàn bạc tại Hội nghị công dân

Những chuyển biến tích cực mà cuộc cải cách của Xô - lông đã đem lại là:

+ Về kinh tế, cải cách của Xô lông đã góp phần giải phóng một số lượng đông những người nông dân, trở thành một lực lượng hậu thuẫn cho cuộc cải cách của Xô lông;

+ Cuộc cải cách này góp phần làm nâng cao địa vị kinh tế của quí tộc chủ nô mới;

+ Tạo điều kiện kích thích công thương nghiệp phát triển;

+ Tước bỏ phần nào lợi ịch của tầng lớp quí tộc chủ nô cũ, bắt đầu đặt nền móng cho việc

Trang 8

xây dựng nền cộng hoà dân chủ chủ nô.

2.2 Cuộc cải cách thứ hai: Cải cách của Clít-xten

Clitxten là người thuộc tầng lớp quí tộc chủ nô mới, sau cuộc cải cách của Xôlông,

Clixten được bầu vào giữ chức vụ quan trọng

Cuộc cải cách của Clixten chủ yếu trên lĩnh vực chính trị xã hội:

1 Ông chia Aten thành 3 phân khu, mỗi phân khu chia thành 10 phân khu nhỏ, cứ 3 phânkhu ở 3 đơn vị hành chính khác nhau hợp thành 1 bộ lạc mới (mỗi bộ lạc mới bao gồm 3 phân khu nhỏ trong 3 phân khu hành chính) Tất cả hợp thành 10 bộ lạc;

2 Mở rộng hội đồng 400 người thành Hội đồng 500 người (Mỗi bộ lạc mới bầu 50 ngườithuộc đẳng cấp thứ hai hoặc ba Điều kiện để được bầu vào Hội đồng là công dân tự do Aten, phải là nam giới, và từ 18 tuổi trở lên);

3 Thành lập một cơ quan mới có tên là Hội đồng 10 tướng lĩnh, mỗi người đại diện cho 1

bộ lạc mới với điều kiện: có thu nhập lớn nhất trong bộ lạc, đảm bảo về tài sản, và có tài năng về quân sự

4 Đặt ra Luật bỏ phiếu bằng vỏ sò: Trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị công dân họp vào mùa xuân, buộc tất cả công dân Aten có đủ điều kiện tham gia Trong vỏ sò ghi tên

kẻ chống phá nền dân chủ, nếu có 6000 vỏ sò thì kẻ đó bị kết tội là chống đối lại nền dân chủ và bị trục xuất khỏi Aten trong thời gian là 10 năm

Sau cuộc cải cách này thì chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô đã chính thức ra đời Trong chính thể này, quí tộc chủ nô mới nắm giữ hầu hết các vị trí quan trọng, công dân tự do được tham gia chính trị môt cách rộng rãi, cuộc cải cách này tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của nhà nước Aten

Tóm lại:

- Tạm thời hòa hoãn được xung đột giai cấp thỏa mãn hầu hết các quyền lợi ở aten

- Hình thành một khối công dân có quyền tự do lớn và có quyền chính trị ngang nhau

- Các thể chế dân chủ ngày càng phát triển, xóa bỏ gần như triệt để cơ sở xã hội của tầng lớp quy tộc peliclet

- Quyền của người dân tự do được phát triển

- Người dân đã cố vai trò trong việc hình thành bộ máy nhà nước

- Người dân được thể hiện chính kiến trong các quyết sách của nhà nước

- Địa vị pháp lý của những người đứng đầu đất nước đã bị kiểm soát

- Cơ chế phân tám quyền lực phát triển

2.3 Cuộc cải cách thứ ba: Cải cách của Pêriclet

- Pêriclét đã có công lao lớn nhằm xây dựng Aten phát triền thành một thành bang phát triển về nhiều mặt

Cuộc cải cách của Pêriclét diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - xã hội:

1 Pêriclét đã có công lao rất lớn trong việc tăng quyền lực cho Hội nghị công dân.Hội nghị công dân là cơ quan hoạt động thường xuyên, cứ 10 ngày tiến hành họp

Trang 9

một lần Trong Hội nghị công dân, các thành viên đều có quyền thảo luận và quyếtđịnh những vấn đề quan trọng của nhà nước Qui định này tạo điều kiện cho mọi công dân đều có thể tham gia giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước.

2 Ông cũng là là người đầu tiên tiến hành việc cấp lương cho nhân viên cơ quan nhà nước như sĩ quan, binh lính Đồng thời thường xuyên tiến hành thực hiện trợ cấp, phúc lợi cho công dân nghèo gặp khó khăn

3 Tổ chức bộ máy nhà nước Aten

+ Hội nghị công dân: Tính chất cộng hoà của nhà nước này thể hiện rõ nhất ở tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất làHội nghị công dân

Về tổ chức, thành phần của hội nghị công dân theo qui định của luật năm 451 TCN, những công dân được tham gia Hội nghị này phải là những công dân tự do Aten, là nam giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha mẹ là người Aten

Về thẩm quyền, Hội nghị công dân có quyền quyết định những vấn đề lớn của đất nước như vấn đề chiến tranh, hoà bình; vấn đề xây dựng hay thông qua các đạo luật; giám sát các cơ quan nhà nước khác Ngoài ra Hội nghị công dân còn có quyền bầu ra các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của Toà án,

có quyền cung cấp lương thực cho thành phố

+ Hội đồng 500 người: Được thành lập bởi Hội nghị công dân bằng hình thức bỏ phiếu Cơ quan này giữ chức năng hành chính, tư vấn Sau cải cách Clixten thì đâycòn là cơ quan đại diện cho nhà nước về đối ngoại, có quyền quản lí về tài chính.+ Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng được bầu trong hội nghị công dân

Về chức năng, đây là cơ quan lãnh đạo quân đội, thực hiện chính sách đối ngoại nhưng chịu sự kiểm sát của Hội nghị công dân, nhưng không được hưởng lương.+ Toà bồi thẩm: Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất của nhà nước Thành phần tham dự toà bồi thẩm rất đông Dưới thời Pêriclét, có tới 6000 thẩm phán, họ được bầu hàng năm ở Hội nghi công dân bằng hình thức bỏ phiếu Nhà nước Aten không có Viện công tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện - tức là tự khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình Trong phiên toà sau khi đã nghe hai bên đối chất toà họp kín để quyết định bản án

4 Nhận xét chung về tính chất dân chủ của nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten

Thành quả rõ nét nhất của nhà nước Aten chính là xây dựng được mộtnhà nước dân chủ chủ nô đầu tiên trong lịch sử nhân loại, là nhà nước đầu tiên khai sinh ra hình thức DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, khai sinh ra hình thức chính thể Cộng hoà Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà nước Aten có thể phát triển

và đạt đến trình độ văn minh cao ở thời cổ đại là do nhà nước này đã liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện từ kinh tế, chính trị, đến văn hoá - xã hội

1 Ngay từ cuộc cải cách của Xô lông, xu hướng chung của các cuộc cải cách là tước bỏ bớt đặc quyền kinh tế và quyền lợi chính trị của quí tộc; Trong 3 cuộc cải cách thì cải cách của Xô lông đã đưa ra bước đột phá về kinh tế, đây chính là nền

Trang 10

móng cơ bản nhất để kinh tế công thương nghiệp phát triển, là cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo điều kiện cho các cuộc cải cách về các lĩnh vực chính trị - xã hội của Clít-xten và Pêriclét sau này.

2 Việc phân chia đẳng cấp đã tạo điều kiện cho tầng lớp nông dân và thợ thủ côngngày càng đông đảo, không những thế nó còn tạo điều kiện để củng cố, nâng cao địa vị về kinh tế của quí tộc chủ nô mới, tạo điều kiện kích thích công thương nghiệp phát triển

3 Thường dân cũng được tham gia vào sinh hoạt chính trị của nhà nướckhi thoả mãn 3 điều kiện: là công dân tự do cha và mẹ đều là người Aten, nam giới và đủ

18 tuổi Đây là một qui định đặc biệt tiến bộ đối với một nhà nước thời kỳ cổ đại

4 Hội nghị công dân có thực quyền Đặc biệt hội nghị công dân có nhiều quyền

mà không một thiết chế nào trong bộ máy nhà nước có được đó là:

+ Quyết định vấn đề chiến tranh, hoà bình;

+ Xây dựng hay thông qua các đạo luật

+ Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác;

+ Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của Toà án, có quyền cung cấp lương thực cho thành phố, có thực quyền rất lớn

5 Luật bỏ phiếu bằng vỏ sò để chống lại âm mưu thiết lập nền độc tài là một qui định khá đặc thù, mặc dù còn có hạn chế song phần nào đãkhẳng định khát vọng dân chủ, không chỉ ở người dân mà ở cả những nhà cải cách, những người thuộc tầng lớp quí tộc chủ nô mới

6 Sản phẩm của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại nói chung và nhà nước CHDC chủ nô Aten nói riêng đã đưa Hy Lạp phát triển rực rỡ trở thành đỉnh cao của nền văn minh cổ đại trên nhiều phương diện như văn học (nhiều thể loại thần thoại, thơ

ca ra đời); sử học (với những tên tuổi như Hêrôđốt, Tuxiđít); khoa học tự nhiên (với những tên tuổi như Talét, Pitago, Acsimét, ơclít…), Y học (Hyppôcrát) Triết học (Platông, Xôcrat, Arixtốt…);

7 Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten cũng có nhiều hạn chế, trước hết ta thấy số lượng những người không được tham gia vào đời sống chính trị là

nô lệ và kiều dân chiếm số lượng áp đảo so với số lượng dân tự do (365.000 nô lệ

và 45.000 kiều dân trên tổng số 90.000 dân tự do) Như vậy những người là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không có quyền công dân Hơn nữa trong số 90.000 dân tự do, có không quá 30% thoả mãn đầy đủ cả 3 yêu cầu: nam giới, 18 tuổi, cha mẹ là người Aten Vì rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc nam giới 18 tuổi nhưng cha mẹ là kiều dân thì cũng không được tham gia vào đời sống chính trị Con số cao nhất của Hội nghị công dân ước tính là khoảng 6000 người, lại tập trung ở thủ đô của Aten, do vậy không phải tất cả những người đủ điều kiện

ở những nơi khác có thể tham gia

Nhận xét:

Ưu điểm:

Trang 11

- là mô hình được tổ chức theo chính thể công hòa dân chủ đầu tiên trong xẫ hội loàingười

- Lần đầu tiên có một cơ quan quyền lực của nhân dân, người dân được thể hiện ýtrí của mình qua hình thức thảo luận bỏ phieu biểu quyết các cơ quan cao nhấttrong

- bộ máy nhà nước bang hình thức dân chủ bầu bỏ phiếu biểu quyết

- Quyền lực nhà nước bước đầu được phân chia

- Bỏ bớt được đặc quyền về chính trị của tầng lớp quy tộc chủ nô

- Nâng cao địa vị của thường dân trong việc tham gia vào bộ máy nhà nuwowcg vàquyết định những vấn đề trọng đại

Hạn chế:

- Nhà nước aten vẫn tồn tại dựa trên sự bóc lột của thiểu số với đa số

- Có sự phân biệt rạch ròi giữa các lớp người tự do và nô lệ

- Dân chủ không đạt dến đa số và không ở phạm vi rộng

- Dân chủ aten không phổ cập số công dân được hưởng những quyền chính trị nhưvật là rất ít(vì số người tự do hội tụ cả 3 yếu tố là rất ít)

· Xpac: sự hình thành nhà nước Xpac trên cơ sở của cuộc chiến tranh xâm lượccủa người Đô Riêng đối với người Akeang Cuộc xâm chiếm làm xã hội hình thành các giai cấpmới:

o Người Xpac: là giai cấp thống trị, công việc là cai trị đất nước vàđánh giặc Nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và nô lệ Tầng lớp quý tộc

o Người Periet: Là người Akeang bị chinh phục, là người tự do córuộng tài sản riêng nhưng không có quyền về chính trị, họ phải cống nạp cho người Xpac vàkhông được lấy người Xpac

o Người Ilốt: là nô lệ chung cho cả xã hội Xpac

Nhà nước Aten đã có sự dân chủ hơn so với nhà nước Xpac: Aten người dân tự do có quyềntham gia chính trị đấu tranh với giai cấp quý tộc đòi quyền lợi; trong khi đó nhà nước Xpac cácgiai cấp khác phải nghe theo sự thống trị của giai cấp quý tộc Xpac, họ ko được hưởng quyền lợigì

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

· Nhà nước Xpac có 2 vua được tôn kính nhưng không có thực lực; Còn nhà nướcAten không có vua

Trang 12

· Nhà nước Xpac có hội đồng nhân dân là hội đồng thảo pháp luật gồm các thànhviên là quý tộc; Đại hội nhân dân thành viên là các công dân nam Xpac trên 30 tuổi đây là cơquan có quyền lực về mặt hình thức, quyền lực thực sự tập trung trong hội đồng trưởng lão Vềsau do sự mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp, để bảo vệ quyền lợi của mình giai cấp quý tộc đãlập ra Hội đồng 5 quan giám sát có chức năng và quyền hạn rất lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao,nhằm tập trung quyền lực vào tay giai cấp quý tộc Khác với Xpac, Nhà nước Aten có sự tổ chức

bộ máy nhà nước khác biệt, bao gồm hội nghị công dân: thành viên bao gồm công dân nam Atentrên 18 tuổi có quyền tự do bàn bạc thảo luận các vấn đề quan trọng Tiếp là Hội đồng 500 ngườichia làm 10 ủy ban với nhiệm vụ thi hành và giải quyết vấn đề quan trọng trong hội nghị côngdân, giám sát công việc nhà nước, quản lý tài chính Hội đồng 10 thủ lĩnh: được bầu ra trong hộinghị công dân có nhiệm vụ thống lĩnh quân đội, giám sát hội nghị công dân Đặc biệt có sự khácbiệt so với Xpac là có thêm Tòa bồi thẩm chuyên xét xử giám sát tư pháp, thẩm phán được côngdân Aten bỏ phiếu bầu ra

Cơ quan nhà nước Xpac đều do giai cấp quý tộc nắm giữ điều hành và bảo vệ lợi ích cho giai cấpmình, trong khi đó nhà nước Aten các cơ quan đều do công dân Aten lập ra có sự dân chủ tiến

bộ Tuy nhiên sự hạn chế dân chủ của cả hai nhà nước cũng được thể hiện đó là chỉ có công dâncủa Nhà nước đó mới có quyền tham gia chính trị, có sự phân biệt giai cấp

Câu 6:Trình bày nội dung cơ bản của luật La Mã và lí giải sự phát triển của pháp luật dân sự ở La Mã thời kì cổ đại?

a.Thời cộng hòa sơ kì ( thế kỉ VI – III TCN)

Từ khi nhà nước LM thành lập cho đến thế kỉ V TCN,ở LM không xuất hiện PL thành văn Hình thức chủ ếu trong giai đoạn này là TQP, TLP Do đo quyền lời của giai cấp bình dân không đc bảo đảm, họ đấu tranh đòi giai cấp cầm quyền phải ban hành luật thành văn Khởi đầu xây dựng vào năm 451 TCN, đến năm 449 TCN một bộ luật thành văn đc hình thành và khắc trên 12 tấm bảng đồng, đặt nơi quảng trường cho mọi người xem luật “12 bảng”

Bảng

quy định về dân sự

 Tài sản Quyền tư hữu đối với tài sản đc bảo về bằng nhiều biện pháp, mà chủ yếu bằng hình phạt nghiêm khắc, dã man Theo bộ luật, kẻ nào xâm phạm đến tài sản của người khác như trộm cắp, đốt nhà, phá hoại hoa màu thì sẽ bị xử tử ( điều 12 bảng 8)

Bộ luật có điểm tiến bộ là quy định việc sử dụng, khai thác tài sản của mình không đc gây phương hại đến tài sản của người khác Cụ thể là cây cối tì phải xém cành tỉa bóng của nó không gây hại đến đất láng giềng, nếu không có thể

bị người chủ đất đó đòi kiện chặt đi (điều 9a,9b bảng 7)

- Quy định về hợp đồng

Trang 13

Bộ luật xác định về thời điểm pháp lý của việc chuyên quyền trong quan hệ mua bán, đó là khi người mua đã trả tiền hay bằng cách nào đó thỏa mãn nhu cầu của người bán

Quy định về người làm chứng : các hợp đồng đều phải có người làm chứng ( điều 1, điều 5b bảng 6)

Tuy nhiên, trong trường hợp vay nợ , than thể con nợ bị dung làm vật bảo đảm hợp đồng , nếu con nợ không trả đc nợ thì chủ nợ có quyền bắt giữ hoặc giết chết con nợ (điều 5, điều 6 bảng 3) điều này tương đương với PL phương đông cổ đại

- Quy định về hôn nhân gia đình

Trong quan hệ hôn nhân gia đình thừa nhận quyền gia trưởng của người chồng, người chồng đc quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình và đại diện gia đình trong các quan hệ xã hội ( điều 3 bảng 4) Người đàn ông có quyền lực tuyệt đối, quản lý tài sản,, được tước quyền thừa kế của con cái

Người cha có quyền bán con của mình làm nô lệ nhưng không quá 3 lần ( điều 2 bảng 4)

Có sự phân biệt trong hôn nhân theo đẳng cấp xã hội: người bình dân Plebs vẫn không đc kết hôn với quý tộc LM ( điều 1 bảng 11)

- Quy đinh về thừa kế

Trong quan hệ thừa kế, quy định hình thức thừa kế theo pháp luật và thừa

kế theo di chúc, người chết đc quyền để lại thừa kế cho bất cứ người nào ( không nhất thiết phải là con của họ) hội nghị công dân có quyền giám sát việc chia tài sản

Tài sản thừa kế đc hiểu bao gồm cả nô lệ và món nợ do người chết để lại riêng về những khoản nợ người thừa kế phải gánh vác theo tỉ lệ % tương ứng với phần tài sản mà họ đc hưởng

*Quy định về tội phạm và hình phạt

Giống như phương đông cổ đại, các tội phàm thường tập trung ở các loại tội sau: xâm phạm tài sản( điều 10, điều 12, điều 14 bảng 8); xâm phạm mùa màng (điều 24b bảng 8); xâm phạm chế độ xã hội (điều 26 bảng 8, điều 5 bảng 9)

Về hình phạt, cũng giống như pháp luật phương đông luật 12 bảng cũng sử dụng các hình phạt mang tính dã man tàn bạo.( tùng xẻo, băm thành nhiểu mảnh,….) đồng thời , thừa nhận quy tắc đồng thái phục thù

*Các quy định về tố tụng

Quy định xét xử rườm rà máy móc gây nhiều khó khan cho công tác xét xử

Trang 14

Nhìn chung, Bộ luật 12 bảng còn nhiều hạn chế về cả nội dung, phạm vi điều chỉnh và kĩ thuật lập pháp.

b.Thời kì Cộng hòa hậu ký trở đi ( thế kỉ III TCN – V SCN):

- Các quy định về dân sự: chế định dân sự thời kì La Mã là phát triển nhát,phạm vi điều chỉnh rộng nhất

- Quyền sở hữu

Về khái niệm, đến thời kì trị vì của hoàng đế justinan Khái niệm quyền sở hữu được đưa ra một cách rõ rang bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyển định đoạt đây là khái niệm cho đến ngày nay vẫn còn giá trị, trong đó có PL dân sự VN

Về căn cứ phát sinh quyền sở hữu nhìn chung, PL quy định căn cứ phát sinh quyền sở hữu có 2 hình thức: kế tục( chuyển nhượng quyền sở hữu) và

tự nhiên (không có nguồn gốc từ một nguồn sở hữu khác) Theo đó, các căn

cứ phát sinh quyền sở hữu: chuyển nhượng sở hữu, sở hữu theo thời hiệu, chiếm hữu, xác nhập, chế biến,tìm thấy kho báu, vật bị đánh rơi, hoa lợi, lợitức

Về mặt nội dung, quyền chiếm hữu đc quy định khá chi tiết, đc hiểu là quyền sử dụng và ý muốn thực hiện quyền đó đối với tài sản của người khác trao cho mình chiếm giữ để phúc vụ lợi ích cho bản thân mình Hình thức chiếm hữu phổ biến nhất là chiếm hữu đât đai Đó là người chiếm hữu

có quyền sử dụng hoặc định đoạt số hoa màu do mảnh đất đó mang lại và phải nộp cho chủ sở hữu một khoản tiền

Về các biện pháp bảo về quyền sở hữu: yêu cầu trả lại vật và yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm yêu cầu trả lại vật: là quyền của chủ sở hữu khi bị người khác chiếm đoạt quyền chiếm hữu yêu cầu chấm dứt hành vi và gây thiệt hại: là quyền của chủ sở hữu khi bị người khác xâm phạm vào tài sản của mình dưới mọi hình thức

Quy định một số hạn chế của chủ sở hữu đối với tài sản: do yêu cầu canh tác ở nông thôn hoặc sử dụng nước ở thành phố, người ta có thể dẫn nước qua ruộng hoặc đặt ống nước qua vườn của người hàng xóm, bảo đảm an toàn đói với công trình xây dựng liền kề

- Hợp đồng dân sự

Khi quy định về hợp đồng, pháp luật đưa ra điều kiện và phân loại hợp đồng, quy định quyền và nghĩa vụ 2 bên khi không thực hiện hợp đồngĐiều kiện có hiệu lực cua hợp đồng:phải có sự thỏa thuận ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật( hành vi

Trang 15

phải hợp pháp, không gây phương hại cho người khác không tham gia vào quan hệ hợp đồng…)

Nếu một bên vi phạm hợp đồng thì phải thức hiện trái vụ( bồi thường hợp đồng) biện pháp để bảo đảm trái vụ:cầm cố vật, sự bảo lãnh của người trung giam

Trái vụ sẽ chấm dứt khi: 2 bên thỏa thuận chuyển khoản nợ cũ sang trái vụ mới; người chủ nợ từ chối quyền đòi hỏi của mình; hết thời hạn đưa kiện; người mắc nợ gặp thiên tai, dịch họa không thể cưỡng lại đc

- Các quy định về hôn nhân gia đình

PL đặt ra những đòi hỏi về hôn nhân hợp pháp: cả 2 người đủ khả năng kết hôn (nam trên 14 tuổi, nữ trên 12 tuổi) quy định hôn nhân một vợ một chồng, do sự tự nguyện của 2 người tuy nhiên, đối với người chưa trưởng thành phải có sự đồng ý của gia trưởng tại thời điểm kết hôn

Về nghĩa vụ vợ chồng: khi kết hôn, người vợ phải sống ở nhà người chồng, nuôi dạy con cái và có nghĩa vụ chung thủy tội ngoại tình có thể bị xử tử người chồng có trách nhiệm nuôi nấng và chăm sóc gia đình nên mọi chi phái trong thời gian chung sống do người chồng gánh vác Người vợ có quyền li hôn chồng nếu có lí do chính đáng

Sau khi kết hôn, quyền thừa kế cuae người vợ đối với gia đình mình là hoàntoàn độc lập với chồng, người chồng không có quyền định đoạt tài sản này của người vợ.trong trường hợp người vợ tự nguyện lệ thuộc vào người chồng, hoặc người vợ là người chưa trưởng thành hay mất năng lực pháp lí thì người chồng mới có quyền định đoạt tài sản của người vợ

Về của hồi môn người chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng không cóquyền định đoạt.sau khi li hôn thì phải trả lại tài sản này cho vợ tuy nhiên, người chồng cũng có quyền giữ lại một phần của hồi môn để nuôi dậy con cái

Ngày đăng: 26/11/2018, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w