Và đối với bộ môn LSNN-PL TG, trong khung chương trình đào tạo, mổi chương của học phần trình bày hai mảng nội dung chính là NN và PL, trong đó NN – là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất
Trang 1N I DUNG BÀI THU HO CH ỘI DUNG BÀI THU HOẠCH ẠCH
Câu 1 Theo anh, ch trong n i dung h c ph n ch ị trong nội dung học phần chương nào là ội dung học phần chương nào là ọc phần chương nào là ần chương nào là ương nào là ng nào là khó nh t? T i sao? ất? Tại sao? ại sao?
Trả lời :
Để xem xét, đánh giá chương nào của một học phần có nội dung khó nhất là vấn
đề rất khó khăn, bởi nó chịu sự tác động nhất định của những mặt khách quan và chủ quan Và đối với bộ môn LSNN-PL TG, trong khung chương trình đào tạo, mổi chương của học phần trình bày hai mảng nội dung chính là NN và PL, trong đó
NN – là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong Hạ tầng cơ sở, con PL là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong Thượng tầng kiến trúc, với rất nhiều vấn đề phức tạp trong từng mảng Xuất phát từ mặt khách quan thì đây là môn khoa học xã hội nhiều nội dung, các vấn đề mang tính lý luận, trừu tượng cao, kiến thức còn dàn trải, nặng nề, nghiên cứu về tiến trình hình thành và phát triển của nhiều kiểu NN
và PL, mổi kiểu NN lại ứng với 1 hệ thống PL với những đặc trưng riêng do đó sẽ thiếu sinh động trực quan Về mặt chủ quan thì năng lực cũng như tư duy của từng người nghiên cứu có sự khác nhau Vì vậy khiến người học phải nhớ quá nhiều mà
ít có tính tổng hợp, khái quát những vấn đề cơ bản
Và theo quan điểm chủ quan của bản thân, trong nội dung học phần này, chương được xem là khó nhất là chương:
Chương II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
Trang 2Bởi lẽ trong nội dung của chương này, có một số vấn đề khó nghiên cứu như:
Thứ nhất: Vấn đề 3 lần phân công lao động trong nguồn gốc ra đời của Nhà nước theo quan điểm của Mác
+ Lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
+ Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
+ Lần 3: Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện
Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp: mối quan hệ giữa chúng trước đó như thế nào; tại sao có sự tách rời của các ngành kinh
tế trong đời sống xã hội nguyên thủy; và tại sao nói 3 lần phân công lao động này
có tính chất quyết định sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ Đó là những vấn
đề khá phức tạp, nặng về lý luận và khó hình dung trong thực tiển, do vậy người học khó hình dung được cụ thể
Thứ hai: Vấn đề các thời kỳ của chế độ phong kiến của các nền văn minh lớn
Quá nhiều các niên đại, sự kiện lịch sử Trước Công nguyên và Sau Công nguyên, tên tộc người, tên các triều đại, các đẳng cấp người trong xã hội hay tiến trình thôn tính giữa các bộ tộc,…trong các thời kỳ của các quốc gia khiến người học khó nhớ được hết, lan man, khó nắm bắt, cụ thể như:
- Lịch sử Ai Cập được các sử gia chia thành 4 thời kỳ: tảo vương quốc, cổ vương quốc (thiên niên kỷ 3 – 2 TCN); Trung vương quốc (thế kỷ 20 đến thế
kỷ 16 TCN); Tân v ương quốc Các tộc người Xume như: Ua, Êriđu, Lagash, Đravida, Xêmits, các nến văn hóa như: Harappa và Môhenjô-Đarô, các đẳng cấp Đẳng cấp Bà La Môn; Đẳng cấp Ksatơria; Đẳng cấp Vaisia; Đẳng cấp Suđra, …tất cả đều là tiếng Latinh
- Trung Quốc với các nước nhỏ như Ân, Thương, Chu, 7 nước lớn Tề, Yên, Hàn, Sở, Triệu, Nguỵ, T ần,…tranh giành, thôn tính và thay thế lẫn nhau
Thứ ba: Vấn đề pháp luật quy định ko rõ ràng, thiếu tính hệ thống, nhiều điều
khoản lan man trong 2 bộ luật là Luật hammurabi và Luật Manu của Ấn Độ
Cụ thể như trong Luật hammurabi quy định: Điều 1 đến điều 4 : về thủ tục tố tụng; Điều 6 –11: về tội trộm cắp; Điều 15 – 16: về tội xâm phạm nô lệ của người khác; Điều 21 – 25: tội xâm phạm tài sản của người khác; Điều 26 – 41: chế độ ruộng đất của Rêdum và Bairum; Điều 42 – 66: về việc thuê ruộng và trách nhiệm của người cày cấy; Điều 98 – 107: về việc vay tiền; …
Thư tư: Vấn đề Tư tưởng chính trị, trường phái tôn giáo, học thuyết phức tạp của
Trung Quốc, cụ thể như:
- Lễ nghi có Ngũ Lễ: • Cát lễ; • Cung lễ; • Quân lễ: ; • Tân lễ: ; • Gia lễ;
- Hình phạt gồm 5 thang bậc, gọi là phép Ngũ Hình: • Mặc; • Tỵ ; • Phị; • Cung; • Đại tịch
Trang 3- Thời Chiến Quốc, các nướcc ban hành một loạt các bộ luật như: • Nước Hàn ban hành Hình Phù; • Nước Sở có Hiến Lệnh; • Nước Tề có Thất Pháp; • Nước Việt có Quốc Luật • Nước Hàn soạn ra bộ Pháp Kinh Nội dung của nó gồm 6 chương: • Đạo pháp; • Tặc pháp; • Bộ pháp; • Tạp pháp; • Bối pháp,…
Nói tóm lại, lịch là lĩnh vực nghiên cứu hết sức phức tạp, khô khan, sẽ rất khó khăn nếu chúng ta không có cách tiếp cận hiệu quả, và sẽ càng khó khăn hơn khi chúng ta nghiên cứu về NN và PL – 2 lĩnh vực khoa học đòi hỏi sự tư duy nhạy bén,…tất cả sẽ khiến người học có cảm giác nhàm chán, lan man, trong logic thiếu tính hệ thống,…Do vậy cần phải nắm được các nội dung cơ bản, nghiên cứu kĩ để hiểu được bản chất của vấn đề Hay nói cách khác để nghiên cứu về NN và PL, chúng ta cần phải hiểu những khái niệm cơ bản, có tư duy nhạy bén, có phương pháp hợp lý, am hiểu nhiều lĩnh vực và dày công nghiên cứu Từ đó, chúng ta mới có thể đi sâu nghiên cứu các phạm trù, các nội dung hay các thành tố khác của NN và PL.
Câu 2 Thực tiễn áp dụng kiến thức Tâm lý học vào thực tiễn đối với người học.
Trả lời
Việc học tập, nghiên cứu và tiếp thu mổi môn học không chỉ cung cấp kiến thức chuyên ngành, mà còn góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận cho mổi người, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, nâng cao năng lực, vốn sống, vốn hiểu biết về xã hội trong học tập và công việc thực tế
a) Ý nghĩa về mặt xã hội.
Nghiên cứu về Lịch Sử NN _ PL TG sẽ giúp người học có được cái nhìn chân thực, đầy đủ về tiến trình nguồn gốc ra đời, phát triển, đặc trưng về mổi hình thái nhà nước, mô hình luật pháp của các quốc gia trên thế giới, hiểu được bản chất, mối quan hệ của các hiện tượng Thượng tầng kiến trúc và Hạ tầng cơ sở, cũng như truyền thống văn hóa mổi quốc gia, dân tộc
b Ý nghĩa đối với bản thân.
Trong cuộc sống:
Chức năng của môn học này không phải chỉ trang bị một số kiến thức lịch sử mà còn có ý nghĩa lớn lao là bồi dưỡng tinh thần dân tộc, trân trọng các giá trị lịch sử văn minh nhân loại, hình thành tri thức làm hành trang cho mỗi người trong suốt cả
Trang 4cuộc đời Ngoài ra giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về nguồn gốc, cấu trúc, hay các thành tố về NN và PL cũng như thấu hiểu các quan điểm lý luận
Trong học tập:
Đây là môn học đại cương chuyên ngành quan trọng, giúp hình thành một nền tảng khoa học và lý luận, bước đầu cung cấp những khiến thức chuyên môn, tạo thuận lợi đề đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề trong một tổng thể trên cơ sở những trực quan cơ bản nhất về NN và PL, cũng như hiểu được bản chất về NN và PL
Trong công việc:
Lịch Sử là một bộ môn khoa học, nhưng quan trọng nhất nó là lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ
mỉ, tinh vi và kiên nhẫn Khi nghiên cứu lịch sử, con người ta dần dần chỉnh đốn lại
óc logic của mình, hăng hái tìm kiếm chứng cứ qua quan sát hơn là vội vàng đi tìm kết luận, và rốt cục cảm thấy kết luận không còn là thứ quan trọng nhất Người học lịch sử thường có cái nhìn chu toàn hơn vì sự mày mò nghiên cứu trên nhiều phương diện đối nghịch, do đó thấu hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn
Tuy nhiên người học cũng tuyệt nhiên không rơi vào kiểu ba phải, mà tự chọn cho mình một chỗ đứng trước mọi vấn đề, phân tích phản bác nhưng đồng thời nhìn nhận mọi sự đối lập Đây là điểm quan trọng nhất! Và nó lại càng quan trọng hơn khi bản thân tôi hiện đang là học viên theo học Chuyên ngành Luật