1. Kiến thức: HS biết+ Thực hiện được phép cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.+ Biết dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.+ Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.+ Hiểu bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.2. Kỹ năng : Hình thành các kỹ năng cho HS+ Có được kỹ năng cơ bản trong việc cộng các số nguyên.+ Vận dụng tính chất cơ bản để tính nhanh và tính một cách hợp lý.+ Có kỹ năng cần thiết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.3. Thái độ :+ Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.+ Giáo dục học sinh ý thức, thận trọng trong việc tính toán, vận dụng tính chất.
Trang 1(TUẦN 15: TIẾT 43; 44; 45; 46) CHỦ ĐỀ: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN (4 TIẾT)
I/ NỘI DUNG KIẾN THỨC:
§4 Cộng hai số nguyên cùng dấu
+ Cộng hai số nguyên dương
+ Cộng hai số nguyên âm
§5 Cộng hai số nguyên khác dấu
+ Ví dụ thực tế
+ Cộng hai số nguyên khác dấu
.§6 Tính chất phép cộng số nguyên
+ Tính chất giao hoán
+ Tính chất kết hợp
+ Cộng với số 0
+ Cộng với số đối
II./ MỤC TIÊU:
1./ Kiến thức: HS biết
+ Thực hiện được phép cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
+ Biết dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng
+ Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng
+ Hiểu bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối
2./ Kỹ năng : Hình thành các kỹ năng cho HS
+ Có được kỹ năng cơ bản trong việc cộng các số nguyên
+ Vận dụng tính chất cơ bản để tính nhanh và tính một cách hợp lý
+ Có kỹ năng cần thiết tính đúng tổng của nhiều số nguyên
3./ Thái độ :
+ Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài
+ Giáo dục học sinh ý thức, thận trọng trong việc tính toán, vận dụng tính chất
4/ Năng lực và phẩm chất hướng tới HS:
* Năng lực chung:
+ Hình thành năng lực tự học, ngôn ngữ, năng lực tính toán và năng lực giải quyết vấn đề trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện các phép tính cộng các số nguyên
+ Vận dụng tính chất một cách khao học, sáng tạo tính tổng các số nguyên, giải các bài toán thực tế
+ Hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác trong việc trao đổi nhóm khi thực hiện việc tính toán vẽ hình biểu thị sự tăng giảm, … của một đại lượng
+ Tư duy sáng tạo trong việc lập luận để tính toán
Trang 2* Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề giữa thầy và trò,
giữa trò và trò khi thực hiện tính toán, giải quyết vấn đề
III/ Ma trận cấp độ tư duy của chủ đề( bước 4,5)
Nội
dung Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Định hướng năng lực
Sản phẩm hoàn thành hoặc loại câu hỏi/bài tập
§4 Cộng
hai số
nguyên
cùng
dấu.
+ Phát biểu
được quy tắc.
+ Nhận biết
được cộng
hai số
nguyên âm.
Tính tổng hai số
nguyên đơn giản trong trường hợp cùng âm, cùng dương
Tính tổng số
nguyên và so sánh với số
nguyên khác
Tính số tiền nợ, tính nhiệt độ, tính giá trị
biểu thực.
Năng lực tính toán, giải quyết, hợp tác, ngôn ngữ
Kết quả bài tập hs thực hiện được (Phiếu học học tập số…)
§5 Cộng
hai số
nguyên
khác
dấu.
+ Phát biểu
được quy tắc.
+ Nhận biết
được cộng
hai số
nguyên khác
dấu.
Tính tổng hai số
nguyên khác dấu
Tính tổng số
nguyên và so sánh với số
nguyên khác
Tính vận tốc tàu chạy khi ngược, xuôi dòng nước;
Tính tiền lãi, lỗ của cửa hàng,
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
Kết quả bài tập hs thực hiện được (Phiếu học học tập số…)
§6 Tính
chất
phép
cộng số
nguyên.
Phát biểu và
ghi nhớ tính
chất của phép
cộng.
Dùng tính chất tính tổng nhiều số nguyên
Tìm tổng các số nguyên (x) thỏa mãn điều kiện; dúng tính chất hợp lý
tính tổng nhiều số nguyên
Tính nhiệt độ
sau nhiều lần tăng, giảm;
tính độ cao của một vật sau nhiều lần thay đổi.
Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
Kết quả bài tập hs thực hiện được (Phiếu học học tập số…)
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học ( Bước 6)
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU (65 phút)
A KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho HS thực hiện các việc:
1 Tính ( +3 ) + ( +2)
2 Biểu diễn kết quả của phép tính trên
trục số:
+ Vẽ trục số với điểm gốc là O
+ Lấy điểm A về phía bên phải O, cách
O một khoảng 3 đơn vị
+ Lấy điểm B về phía bên phải A, cách
A một khoảng 2 đơn vị
3 NX: điểm B cách O mấy đơn vị?
( +3 ) + ( +2) = + 5
HS vẽ tia số và làm theo yêu cầu:
5
2 3
Điểm B cách O là 5 đơn vị
Phát biểu nhận xét: “cộng hai số
nguyên dương chính là cộng hai số tự
nhiên.
Trang 3GV cùng HS kết luận:
B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Cho HS thực hiện các việc:
1 Tính ( - 3 ) + ( - 2)
2 Biểu diễn kết quả của phép tính trên
trục số:
+ Vẽ trục số với điểm gốc là O
+ Lấy điểm A về phía bên trái O, cách
O một khoảng 3 đơn vị
+ Lấy điểm B về phía bên trái A, cách
A một khoảng 2 đơn vị
3 NX: điểm B cách O mấy đơn vị?
GV cùng HS kết luận:
HĐ 2: yêu cầu HS thảo luận, nhóm 1, 3
làm câu a, nhóm 2, 4 làm câu b, nhận
xét KQ:
a./ (-4) + (-2) = …
b./ |- 4| + |-2| = …
GV yêu cầu HS nêu quy tắc
Hướng dẫn ví dụ tính: (-12) + (-28)
(-12) + (-28) = (|- 12| + |-28|)
= - (12 + 28) = - 40
Có thể làm:
(-12) + (-28) = - (12 + 28) = - 40
HĐ 3: điền số thích hợp: HS thi đua
xem nhóm nào nhanh hơn
a./ (-32) + (-45) = - (… + … )
= …
b./ (-64) + (-26) = - (… + … )
= …
( - 3 ) + ( - 2) = - 5
HS vẽ tia số và làm theo yêu cầu:
Điểm B cách O là 5 đơn vị
HS thảo luận, làm bài
a./ (-4) + (-2) = -6 b./ |- 4| + |-2| = -6
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm,
ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả
HS làm và báo kết quả:
a./ (-32) + (-45) = - (32 + 45) = -77
b./ (-64) + (-26) = - (64 + 26) = -90
C LUYỆN TẬP:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Điền dấu “x” vào ô trống:
KQ phép tính Đúng Sai
a./ (-7) + (-10) = - 17
b./ (-20) + (-3) = - 17
a./ (-33) + (-11) = - 44
Bài 2: Tính: (gọi 4 HS thực hiện)
a./ (+45) + ( +26); b./ (-19) + (-211)
HS thảo luận, đứng tại chỗ trả lời:
KQ phép tính Đúng Sai a./ (-7) + (-10) = - 17 X
b./ (-20) + (-3) = - 17 X a./ (-33) + (-11) = - 44 X
Bài 2: Tính:
a./ (+45) + ( +26) = 71
Trang 4c./ |-26| + 18; d./ (-528) + (-36)
Bài 3: Cho HS nêu cách làm và thảo
luận, trình bày:
Nhiệt độ tại Na – Uy vào buổi trưa là
-60C Tính nhiệt độ về đêm biết rằng
đêm đến nhiệt độ giảm thêm 40C
b./ (-19) + (-211) = -230 c./ |-26| + 18 = -8
d./ (-528) + (-36) = -564 Nhiệt độ về đêm:
(-6) + (-4) = -10 (0C)
D VẬN DỤNG: Phiếu học tập
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Nam nợ chủ tiệm 5000 đồng, sau
đó lại nợ tiếp chủ tiệm 12000 đồng
Hỏi nam nợ chủ tiệm tất cả bao nhiêu
nghìn đồng
Bài 2: Máy khoan ban ngày đầu khoan
sâu được 26 m so với mặt đất, ngày thứ
hai khoan sâu thêm 19 m nữa Hỏi cả
hai ngày máy đã khoan sâu bao nhiêu
mét so với mặt đất
HS trình bày thông qua thảo luận, trình bày kết quả đạt được
Cùng GV nhận xét
E TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Khẳng định nào đúng, sai?
a./ Tổng hai số nguyên cùng dấu luôn là một số
nguyên dương
b./ Tổng hai số nguyên dương luôn lớn hơn mỗi
số đó
c./ Tổng hai số nguyên âm luôn bé hơn mỗi số đó
Bài 2: Điền dấu (<, >, = ) vào chỗ …
a./ (-5) + (-3) … (-5); b./ (-8) + (-20) … (-27)
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
a./ x + (-10) biết x = -28
b./ (-207) + y biết y = -33
c./ -|x| + (-3) biết x = -7
Đứng tại chỗ trả lời
Nêu kết quả rồi so sánh
Cho HS thảo luận (thay vào rồi tính)
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU (70 Phút)
A KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Một cái hố sâu 8m so với mặt đất, người
ta thổi cát vào được 3m Hỏi cái hố còn
sâu bao nhiêu mét so với mặt đất?
Thảo luận và trả lời nhanh kết quả
B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Trang 5Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Cho HS đọc và hướng dẫn các
em làm:
Nhiệt độ phòng ướp lạnh là -40C Nhiệt
độ tại đó là bao nhiêu độ C? Nếu nhiệt
độ tăng:
a./ 20C; b./ 70C; c./ 40C
Hướng dẫn HS vẽ hình và làm câu a./
+ Vẽ trục số với điểm gốc O
+ Lấy về bên trái O, cách O là 4 đơn vị,
ta được điểm – 4
+ Lấy tiếp bên phải điểm – 4 điểm cách
– 4 là 2 đơn vị, ta được điểm – 2
+ Điểm O cách điểm – 2 mấy đơn vị?
Nhận xét: (-4) + (+2) = - 2
Câu b và c làm tương tự
HĐ 2: Cho HS đọc và ghi quy tắc
HD làm VD 3: Tính (-275) + 25
Có: |-275| = 275; |25| = 25
275 – 25 = 250
Vậy (-275) + 25 = - 250
Có thể làm:
(-275) + 25 = - (275 – 50) = - 50
HĐ 3: (Thảo luận nhóm và trình bày)
điền số thích hợp vào chỗ trống
(-128) + 16 = -(……-…….) =
(-26) + 57 = ………= 31
50 + (-40) = ……
HS làm theo hướng dẫn
Quy tắc: có 3 bước:
+ Tìm GTTĐ của mỗi số
+ Lấy số lớn trừ số nhỏ (trong hai số vừa tìm được)
+ Đặt dấu của số có GTTĐ lớn hơn trước kết quả tìm được
* Tổng hai số nguyên đối nhau bằng 0
(-128) + 16 = -(128 - 16) =- 112 (-26) + 57 = +(57 – 26 ) = 31
50 + (-40) = 10
C LUYỆN TẬP: Phiếu học tập
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Điền dấu “x” vào ô trống:
KQ phép tính Đúng Sai
a./ (-15) + (+3) = - 12
b./ (-20) + (28) = - 8
a./ (-53)+(+33)= (+10)
Bài 2: Tính:
a./ (+45) + ( -45)
b./ (-56) + (+61)
c./ |-16| + |-12|
d./ (-178) + (+8)
Bài 3: so sánh
a./ 2015 + (-2) và 2015
b./ (-2016) + (+6) và -2016
Thảo luận, trình bày, nhân xét thông qua phiếu học tập
KQ phép tính Đúng Sai a./ (-15) + (+3) = - 12 X
b./ (-20) + (28) = - 8 X a./ (-53)+(+33)= (+10) X Bài 2: Tính:
a./ (+45) + ( -45) = 0 b./ (-56) + (+61) = 5 c./ |-16| + |-12| = 28 d./ (-178) + (+8) = -170 Bài 3: so sánh
a./ 2015 + (-2) < 2015
Trang 6b./ (-2016) + (+6) > -2016.
D VẬN DỤNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: Khi nước đứng yên tàu chạy với
vận tốc 25km/h Hỏi vận tốc thực tế là
bao nhiêu khi nó chạy trên dòng sông
biết vận tốc của nước là 6km/h? Khi:
a./ Tàu chạy xuôi dòng
b./ Tàu chạy ngược dòng
Bài 2: Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm
776 trước Công nguyên Nhà toán học
Py-ta-go sinh sau thế vận hội 206 năm
Vậy ông sinh vào năm nào?
Bài 3: Cửa hàng có vốn 15 760 000
đồng Tháng đầu lãi 3 250 000 đồng,
tháng thứ hai lỗ 1 760 000 đồng Hỏi cả
vốn lẫn lãi là bao nhiêu?
a./ Sau tháng thứ nhất
b./ Sau tháng thứ hai
Trình bày, nhận xét, rút kinh nghiệm
E TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong
ngày tại An Giang và so sánh với sự
thay đổi nhiệt độ trong ngày Hà Nội
Bài 2: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh
(việc làm ăn, làm lúa, mua bán,…) của
cha, mẹ, người thân, trong một tháng
hoặc một thời gian, một mùa vụ nào đó
Tự chọn hình thức thực hiện
Báo cáo kết quả
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN (45 phút)
A KHỞI ĐỘNG: Cho 5 nhóm, mỗi nhóm một câu thi đua xem đội nào nhanh hơn sẽ chiến thắng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Điền số thích hợp vào chỗ trống …
a./ (-156) + 16= …
b./ (-89) + 89 = …
c./ (-167) + (-433) = …
d./ x + (-86) = … biết x = 13
e./ 43 + (-59) = …
Trang 7B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Thực hiện lần lượt các hoạt động:
Thực hiện trò chơi, giao việc riêng lẻ
cho từng nhóm rồi đối chiếu KQ, rút ra
tính chất
a./ Điền kết quả vào chỗ … và nhận xét
(-5) + 9 = … 9 + (-5) = …
(-9) + (-4) = … (-4) + (-9) = …
(-20) + 20 = … 20 + (-20) = …
b./ Trò chơi: ghép đôi các cột có giá trị
bằng nhau:
Cột Giá trị của phép tính
A (-5) + (-4)
B 7 + (-7)
C (-4) + (-5)
E 6 + (-3)
F (-8) + 3
G (-7) + 7
H (-3) + 6
c./ GV cùng HS rút ra tính chất:
+ Giao hoán: a + b = b + a
+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
+ Cộng với số đối: a +(-a) = (-a) + a = 0
2 Thực hiện phép tính: Dùng phiếu
a./ Tính và so sánh kết quả:
[(-2) + 5] + 6 = …
(-2) + (5 + 6) = …
[(-2) + 6] + 5 = …
b./ Ai nhanh hơn?
(-24) + (-35) + (-6)
(-23) + 70 + (-16) + (-1)
Thưc hiện phép tính của từng nhóm riêng lẻ và đối chiếu kết quả
Rút ra tính chất
Nêu tính chất
Thực hiện theo nhóm và báo cáo a./ Tính và so sánh kết quả:
[(-2) + 5] + 6 = -9 (-2) + (5 + 6) = -9 [(-2) + 6] + 5 = -9 b./ Ai nhanh hơn?
(-24) + (-35) + (-6) = -65 (-23) + 70 + (-16) + (-1) = 30
C LUYỆN TẬP:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Tính (gọi 2 HS làm)
a./ (-217) + (-340) + (-53)
b./ 347 + (149) + (-302) + 23
a./ (-217) + (-340) + (-53) = -610 b./ 347 + (149) + (-302) + 23 = 117 Bài 2: Tính tổng các số nguyên x, biết:
Trang 8(HD cho các em thực hiện theo nhóm)
Bài 2: Tính tổng các số nguyên x, biết:
a./ -3 < x < 4; b./ -4 < x < 4
Bài 3: a./ 7 + (-13) + 5 (-7) + 8 + (-15);
b./ 117 + (-32) + (-117) + (-18)
a./ Có -3 < x < 4 Do đó: x = - 2; -1; 0; 1; 2; 3
Tính tổng: S = (-2) + (-1) + 0 + 2 + 1 +3 = 3; b./ -4 < x < 4
Bài 3: Trình bày, nhận xét
D VẬN DỤNG:Hường dẫn HS thảo luận, gọi 2 học sinh đại diện trình bày.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Nhiệt độ lúc 7 giờ trong phòng ướp lạnh là
-100C Sau 1 giờ nhiệt độ tại đó giảm 20C và sau 1
giờ nữa nhiệt độ tăng 70C Hỏi lúc 9 giờ nhiệt độ
trong phòng là bao nhiêu?
Bài 2: Một chiếc máy bay đang bay ở độ cao
7650m so với mặt đất, do thời tiết xấu nên nó
nâng độ cao lên hơn 2357m Sau khi ổn định, nó
hạ thấp xuống 1320m Hỏi sau hai lần thay đổi,
máy bay bay ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất?
HS trình bày, nhận xét, sửa sai (nếu có)
E TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Phiếu học tập
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1: Tính nhanh: a./ 2 + (-25)+ 41 + (-2) + 25 + (-14)
b./ 10 + (-17) + 5 + (-7) + 17 + (-15)
c./ (-22) + (-14) + 17 + (-24) + 13 + 30
Bài 2: Tính tổng các số nguyên x, biết:
a./ -22 < x < 23; b./ -36 < x < 34
Bài 3: Tính tổng S = a + |a| + a + |a| + … + a + |a|, biết
rằng a là số nguyên và có tổng S có 2014 số hạng
Chú ý: có 2014 số hạng, như vậy có 1007 số hạng a và
1007 số hạng |a|
S = 1007 a + 1007 |a| = 1007 (a + |a|)
Có ba trường hợp: + a > 0; + a < 0; + a = 0
HS trình bày, nhận xét, sửa sai (nếu có)