Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 qui định: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn họ
Trang 1MỤC LỤC
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận ……….Trang 5-6
2 Cơ sở thực tiễn ……… Trang 6-7
III NỘI DUNG
PHẦN 1: DẠY HỌC DỰA TRÊN NĂNG LỰC
1 Khái niệm năng lực ……… Trang 8-9
2 Chương trình giáo dục định hướng năng lực………Trang 9-10
3 Dấu hiệu, đặc trưng của hoạt động dạy học hướng đến phát triển nănglực……….Trang 10-12
PHẦN 2: KHÁI QUÁT DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 1.Thế nào là dạy học theo chủ đề……… Trang 13-14
2 Ưu thế của dạy học theo chủ đếo với dạy học theo cách tiếp cận truyền thốnghiện nay……… Trang 14-16
3 Tình hình ứng dụng việc dạy học theo chủ đề trong bộ môn Giáo dục công dânhiện nay………Trang 16-17
4 Xây dựng chủ đề dạy học trong môn Giáo dục công dân………….Trang 17-18
5 Các bước cơ bản xây dựng chủ đề dạy học và tiến trình soạn giảng chủ đề trong
bộ môn Giáo dục công dân THPT………Trang 18-19
PHẦN 3: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ: “CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I Mục tiêu……….Trang 19-20
II Bảng mô tả các năng lực cần phát triển…………Trang 20-21
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: “CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những chủ trương, đường lối, quanđiểm chỉ đạo giáo dục của Nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chínhsách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học Việc đổimới chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cần phù hợp với nhữngđịnh hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học
Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 qui định: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làmviệc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cậpnhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trênlớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiêncứu khoa học”
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cựchóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý năng lực giải quyết vấn đề gắn với nhữngtình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt độngthực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ giữagiáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển nănglực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của môn học chuyênmôn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đềphức hợp
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn họcthuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và pháttriển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin từ nhiềukênh khác nhau,…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của
tư duy
Trang 3- Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp, kĩthuật đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nàocũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thứcvới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức, kĩ thuật dạy học.Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổchức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, ngoài lớp…
Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thông qua việc tổ chức liên tiếp cáchoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phảithụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Theo tinh thần này, giáo viên là người
tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, pháthiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặctình huống thực tiễn Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họbiết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức
đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới Tăng cường phối hợp họctập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “ tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiềuhơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” Điều đó có nghĩa là, mỗi học sinh vừa cốgắng tự học một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận vàtìm tòi kiến thức mới Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy- trò và trò- trò nhằmvận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết cácnhiệm vụ học tập chung Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trongsuốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập Chú trọng phát triển kỹ năng
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tớiviệc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì quaviệc học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việcchuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học,cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất,đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớsang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọngkiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để
có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.Trước bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình saunăm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển nănglực của người học là cần thiết
Dạy học theo chủ đề là một trong những mô hình dạy tối ưu hóa góp phần giảiquyết các vấn đề còn tồn tại trong nội dung chương trình học hiện nay như: gópphần phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học, tăng cường định
Trang 4hướng phát triển năng lực học sinh thông qua vận dụng kiến thức giải quyết cácvấn đề thực tiễn, cùng với đó là việc giúp học sinh giảm thiểu sự nhàm chán, áp lực
do sự trùng lặp kiến thức khi học và hướng tới kết cấu lại những đơn vị kiến thức
có tính liên hệ, tổng thể hơn giúp học sinh nắm bắt bản chất kiến thức sau khi họccũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Từ đó hình thànhnhững năng lực cũng như các kỹ năng sống cần thiết
Chính vì vậy tôi đã chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Thiết kế dạy học theo chủ
đề công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình theo định hướng phát triển năng lực trong môn Giáo dục công dân”.
Trang 5II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận
Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực)hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ nhữngnăm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáodục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạyhọc, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọngnăng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho conngười năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chươngtrình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhậnthức
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướngnăng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là sản phẩm cuốicùng của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điềukhiển đầu vào sang kiểm tra đầu ra, tức là kết quả học tập của học sinh
Chương trình dạy học định hướng năng lực không qui định những nội dung dạyhọc chi tiết mà qui định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục,trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phươngpháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu dạyhọc, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình định hướngnăng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tảthông qua hệ thống các năng lực Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết
và có thể quan sát, đánh giá được Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đãqui định trong chương trình Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặtchúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được bavần đề này, chình là:
- Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọngđổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cựccủa học sinh
- Tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giáo khoa và quá trình bùng
nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với quátrình tự học của người học
Trang 6- Với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng
để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như; tăng cường tích hợp các vấn đềcuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinhsau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sốngphong phú vốn rất cần cho người học hiện nay?
Thêm vào đó, ngoài quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như
đã có thì đổi mới dạy học hiện nay còn có mong muốn tiến xa hơn đó là địnhhướng hình thành năng lực cho học sinh
2 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, toàn thể đội ngũ giáo viên cả nước đã thực hiện tích cựcnhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạtđược những thành công bước đầu Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng đểchúng ta tiến tới việc việc dạy học, kiểm tra và đánh giá theo theo định hướng pháttriển năng lực của người học Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũngnhư việc dự giờ của đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trongviệc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh…chưa nhiều Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chưađược quan tâm nhiều Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chínhxác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giáquá trình Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giảiquyết các tình huống trong thực tiễn
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầuchuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh Theo đó,chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cườngtính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học vànhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành và phát triển
Tuy nhiên, trong thực tế, diện mạo đời sống xã hội không hiện diện đầy đủ ởbất cứ bài nào trong chương trình học Nói cách khác, không thể gom hết toàn bộ
xã hội sinh động vào nội dung chương trình của bất kì một môn học nào như mộtdạng kim chỉ nam xuyên suốt, kinh điển, giáo điều
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự
nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan
đến nhiều môn học Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đachiều, liên môn Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiếnhành dạy học Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không thamvọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình
Trang 7này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quantrọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiếnthức theo một hướng khác Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh.Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm
vụ học Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó cònhướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyếtthực tiễn nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với nhữngmục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học
Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: hiện nay, ít nhiều trong chươngtrình học (bao gồm cả trong một bộ môn theo bậc hoặc các môn khác nhau theomột bậc) cũng có nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương đối gần
hoặc trùng lặp.
Nhằm tránh hiện trạng trên, cũng như nhằm tạo ra một đơn vị kiến thức học cótính sâu sắc hơn, có tính liên hệ tổng thể, bao quát và đầy đủ hơn, thì việc xây dựngcác chủ đề dạy học là cần thiết
III NỘI DUNG
Trang 8PHẦN I: DẠY HỌC DỰA TRÊN NĂNG LỰC
1 Khái niệm năng lực
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng 1998) có giải thích:Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện mộthoạt động nào đó Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoànthành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướngphát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì
“Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiếnthức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệuquả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thểhiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người lao động, kiến thức
và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiệnmột loại công việc nào đó Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao
động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi” Định
hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định một số năng lựccốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân
– Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác
– Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
Trang 9+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cảnhững yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) đểgiải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống
2 Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung
và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm củachương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:
Mục tiêu dạy học được
mô tả không chi tiết và khôngnhất thiết phải quan sát, đánhgiá được
Kết quả học tập cần đạt được mô
tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giáđược; thể hiện được mức độ tiến bộcủa HS một cách liên tục
Nội dung
giáo dục
Việc lựa chọn nội dungdựa vào các khoa học chuyênmôn, không gắn với các tìnhhuống thực tiễn Nội dungđược quy định chi tiết trongchương trình
Lựa chọn những nội dung nhằmđạt được kết quả đầu ra đã quy định,gắn với các tình huống thực tiễn.Chương trình chỉ quy định những nộidung chính, không quy định chi tiết
Giáo viên chủ yếu là người tổchức, hỗ trợ HS tự lực và tích cựclĩnh hội tri thức Chú trọng sự pháttriển khả năng giải quyết vấn đề, khảnăng giao tiếp,…
Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực; các phương pháp dạy học thínghiệm, thực hành
Trang 10công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy và học
đã học
Tiêu chí đánh giá dựa vào nănglực đầu ra, có tính đến sự tiến bộtrong quá trình học tập, chú trọng khảnăng vận dụng trong các tình huốngthực tiễn
3 Dấu hiệu , đặc trưng của các hoạt động dạy học hướng đến phát triển năng lực
3.1 Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú
Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
và hình thành kỹ năng Điều này có nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt độngmột cách tích cực, hiệu quả, học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, chúng tựtìm tòi khám phá… dưới sự hướng dẫn của giáo viên: ví dụ: học sinh phải trao đổi,thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, học sinh được đóng vai, được tham gia vào tròchơi học tập, đóng kịch, diễn xuất… Giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thựchành, thực tập, được thể hiện, được phát biểu trên lớp…
3.2 Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh
Tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học như: cách đọc sách, cách lấy thông tin,cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh… Tự học là
kỹ năng quan trọng nhất cần hình thành ở người học Nếu học sinh không có kỹnăng này thì việc học tập gặp rất nhiều khó khăn và học sinh rất ít có khả năng sángtạo sau này Phần lớn những kiến thức và kinh nghiệm có được trong cuộc đời nhờvào việc tự học
3.3 Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏihướng dẫn học sinh tìm ra được kết quả
Những câu hỏi định hướng của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớihọc sinh Học sinh có sự hứng thú, tò mò hay không? Học sinh có tìm được câu trảlời hay không? Học sinh có cảm giác chiến thắng khi tìm thấy kết quả hay không?Tất cả những điều này phụ thuộc vào chính những câu hỏi của giáo viên Có nhữngcâu hỏi tạo ra sự tích cực và có những câu hỏi không gây nên phản ứng gì Vậy câuhỏi nên như thế nào? Hiệu quả của những câu hỏi phụ thuộc vào những kỹ năng đặtcâu hỏi sau:
Trang 111 Bạn đặt những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được?
2 Bạn có thể cho học sinh có đủ thời gian để trả lời?
3 Bạn có sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, nụ cười, nhướn lông mày…) đểkhuyến khích học sinh trả lời?
4 Bạn có khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh?
5 Bạn có tránh làm cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình?
6 Nếu không có ai trả lời, bạn có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản nhằm gợi
mở cách trả lời câu hỏi ban đầu?
7 Câu hỏi của bạn ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu?
8 Bạn có tránh được việc chuyên sử dụng các câu hỏi ghi nhớ?
9 Bạn có thể phân phối câu hỏi đều cả lớp?
10 Trong khi giảng bài, bạn có khả năng đặt hai câu hỏi mỗi phút?
3.4 Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm
Sự linh hoạt trong sử dụng phương pháp dạy học, ứng xử sư phạm để thích ứngvới sự thay đổi của đối tượng và hoàn cảnh là yếu tố quan trọng cho sự thành côngcủa mỗi bài dạy Phối hợp nhiều phương pháp dạy học sẽ giúp cho học sinh đỡnhàm chán và có hứng thú hơn tới môn học Hơn nữa sự phong phú về phươngpháp dạy học sẽ đáp ứng được yêu cầu giáo dục cá biệt và đáp ứng lớp học đôngngười Mỗi học sinh có những thói quen hoạt động trí óc khác nhau nên mộtphương pháp dạy học chỉ có thể phù hợp với một số đối tượng nhất định Linh hoạttrong việc sử dung nhiều phương pháp dạy học sẽ giúp cho mọi học sinh đều có cơhội bình đẳng trong lĩnh hội kiến thức và kỹ năng kỹ xảo
3.5 Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh
Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt của quá trình dạy học Đánh giá vừa nhằmmục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở người học, vừagiúp người thầy điều chỉnh hoạt động dạy học của mình Sự đánh giá của thầy vàkết quả học của trò dần phải chuyển sang thành kỹ năng tự đánh giá của trò Sự tựđánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh Đánh giá phải theonhững mục tiêu bài dạy đã đề ra cho đúng cấp độ năng lực
Trang 124 Các năng lực chuyên biệt được hình thành thông qua môn Giáo dục công dân
Môn Giáo dục công dân ở trường THPT có vai trò quan trọng trực tiếp trongquá trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho họcsinh Môn học này có đặc điểm là gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễnsinh động của gia đình, nhà trường và xã hội Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dụccông dân có những lợi thế để giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy họctích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh Bên cạnh các năng lực chung, mônGiáo dục công dân còn cung cấp các năng lực chuyên biệt sau:
4.1 Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạođức xã hội
- Nhận thức được các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, các qui định củapháp luật và nhận ra được các yếu tố tác động đến bản thân trong cuộc sống, họctập
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp vớicác tình huống trong cuộc sống, học tập
- Tự đánh giá, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức
xã hội
4.2 Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đấtnước
- Đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình
- Nhận ra và tự chịu trách nhiệm trong các hoàn cảnh và công việc cụ thể
- Ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình; tự giác thực hiện trách nhiệm côngdân với gia đình, cộng đồng, đất nước
4.3 Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội
- Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân tronghọc tập và trong cuộc sống hàng ngày
- Chủ động tham gia hợp tác giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị,
xã hội
Trang 13PHẦN II: KHÁI QUÁT DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
1 Thế nào là dạy học theo chủ đề?
Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tòi những kháiniệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa,tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đềcập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đườngtích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau)làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó họcsinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiệnđại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức
mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vàogiải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cholớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt độnglớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dunghọc tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vàohọc sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thựctiễn
Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyếtnhững vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau
Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyệnđược nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống Học sinh cũng được tạo điều kiệnminh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu vàgiao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là ngườihướng dẫn, trao đổi, định hướng cho học sinh làm việc
Dạy học theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức,
làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nộidung những ứng dụng khoa học, kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung
học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của
Trang 14cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trongcác bài học.
Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứkhông phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy họctheo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọnphương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp vớinó
Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chủ đề tạo ra quátrình tích hợp nội dung (đơn môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy
2 Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.
Mọi sự so sánh giữa bất kì mô hình hay phương pháp dạy nào cũng trở nênkhập khiễng bởi mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế hoặcnhững hạn chế riêng có Tuy nhiên, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện naylà: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộcsống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giảiquyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạykiến thức theo từng bài thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thếnào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão củathông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho
những người học?
Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục,
mô hình dạy học trong thời đại mới Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợithế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy
Rõ ràng, nếu căn cứ vào việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thì dạy họctheo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay, sẽ cónhững ưu điểm sau:
Dạy học theo cách tiếp cận truyền
thống hiện nay
Dạy học theo chủ đề
Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo
chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa
học
Các nhiệm vụ học tập được giao, họcsinh quyết định chiến lược, phương pháphọc tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp táccủa giáo viên (Học sinh là trung tâm)
Trang 15Nếu thành công có thể góp phần đạt
tới mức nhiều mục tiêu của môn học
hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới
thông qua hoạt động, bồi dưỡng các
phương thưc tư duy khoa học và các
phương pháp nhận thức khoa học: PP
thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình,
suy luận khoa học…)
Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnhnội dung kiến thức khoa học, hiểu biếttiến trình khoa học và rèn luyện các kĩnăng tiến trình khoa học như: quan sát,thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (sosánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thôngtin); suy luận, áp dụng thực tiễn
Dạy theo từng bài riêng lẻ với một
thời lượng cố định
Dạy theo một chủ đề thống nhất được
tổ chức lại theo hướng tích hợp từ mộtphần trong chương trình học
Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ
có mối liên hệ tuyến tính (một chiều
theo thiết kế chương trình học)
Kiến thức thu được là các khái niệmtrong một mối liên hệ mạng lưới vớinhau
Trình độ nhận thức sau quá trình học
tập thường theo trình tự và thường dừng
lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải
bài tập…)
Trình độ nhận thức có thể đạt được ởmức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánhgiá
Kết thúc một chương học, học sinh
không có một hệ thống kiến thức mới
mà có kiến thức từng phần riêng biệt
hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến
tính theo trật tự các bài học
Kết thúc một chủ đề học sinh có mộttổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặtchẽ và khác với nội dung trong sách giáokhoa
Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà
người học đang sống do sự chậm cập
nhật của nội dung sách giáo khoa
Kiến thức gần gũi với thức tiễn màhọc sinh đang sống hơn do yêu cầu cậpnhật thông tin khi thực hiện chủ đề
Kiến thức thu được sau khi học
thường là hạn hẹp trong chương trình,
nội dung học
Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ
đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nộidung cần học do quá trình tìm kiếm, xử
lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chínhthức của học sinh
Không thể hướng tới nhiều mục tiêu
nhân văn quan trọng như: rèn luyện các
kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp
Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩnăng làm việc với thông tin, giao tiếp,ngôn ngữ, hợp tác
Trang 16tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…
* Điểm khác biệt cơ bản dẫn tới nhiều khác biệt ở trên là:
- Dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên không
được coi học sinh là chưa biết gì trước nội dung bài học mới mà trái lại, luôn phảinghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tậndụng tốt đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khảnăng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và
sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lênnhiều lần so với nội dung cần dạy
- Dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễncác nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao,tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực,trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉnhắm tới các mục tiêu được cho là quá trình này có thể mang lại
- Trong dạy học theo chủ đề, kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá
trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể
mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu Hơn nữa, với việchọc sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng manglại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thờigian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn
- Với dạy học theo chủ đề, vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi
và khác so với dạy học truyền thống Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong môhình truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm
3 Tình hình ứng dụng việc dạy học theo chủ đề trong bộ môn Giáo dục công dân hiện nay
Dạy học theo chủ đề không phải là mô hình dạy học hoàn toàn mới trên thếgiới Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc quan tâm đến mô hình này mới chỉ dừng lại ởbước đầu tiếp cận Song, căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản nềngiáo dục hiện nay, có thể khẳng định mô hình dạy học này sẽ còn tiếp tục đượcnghiên cứu và thử nghiệm để có được những bài học kinh nghiệm xác đáng trướckhi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụchiện nay
Trang 17Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai, có thể liệt kê ra một số chủ trương lớn
và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị”trong lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau:
+ Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhaugây áp lực và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua
+ Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh (2014) Đây là hình thức trang bị kiến thức cần thiết cho giáoviên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục trên phương diện nội dung, đó là: cơ cấu lại môn học sau năm 2015.Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ GD & ĐT nhằm trang bị cho giáo viênnhững kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểmtra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chủ đề
+ Bên cạnh đó, trong năm 2014, việc triển khai: Hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá… theo công văn số
5555/ BGDĐT, ngày 18/10/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo, theo đó; mỗi tổchuyên môn (trong đó có môn Giáo dục công dân) xây dựng ít nhất một học kỳ 02chủ đề để giảng dạy thử, dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm…cũng là khởi đầuquan trọng giúp giáo viên có được vốn hiểu biết nhất định về thế nào là xây dựngtiết dạy, bài dạy theo chủ đề trước khi có khung chương trình cụ thể
+ Ở Đồng Nai, các nội dung trên cũng đã được tổ chức, kèm theo đó là Kếhoạch tổ chức Hội thi Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài dạy ở
các bộ môn năm 2014(trong đó có môn Giáo dục công dân) cũng là minh chứng
cho thấy tình hình ứng dụng dạy học theo chủ đề hiện nay là có cơ sở và được quantâm nhiều từ các phía ban ngành
Các hoạt động trên, chính là tiền đề thuận lợi giúp giáo viên bộ môn có cơ hôitiếp cận mô hình dạy học này trong giai đoạn sắp tới mà không vấp phải sự bỡ ngỡ,khó khăn ngay khi chúng ta bước vào giai đoạn thực hiện khung chương trình đổimới giáo dục
4 Xây dựng chủ đề dạy học trong bộ môn Giáo dục công dân
Trước tiên, cần tái khẳng định lại rằng; dạy học theo chủ đề là một cách tiếp
cận hoàn toàn mới mẻ Do đó, việc đưa ra những định hướng trong quá trình xâydựng chủ đề, bao gồm cách thức, quy trình và những nguyên tắc xây dựng chủ đềchỉ là những gợi mở, tham khảo và chờ đợi sự đóng góp tích cực từ kinh nghiệmgiảng dạy của giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện mô hình này để chuyên đề cótính khả dụng
Trang 18Tuy nhiên, từ các dữ liệu nghiên cứu, hầu hết đều cho rằng, trước khi bắt tay
vào xây dựng chủ đề học (không chỉ đối với môn Giáo dục công dân mà còn cả đối
với các môn học khác) cần nắm vững những điểm sau:
- Chủ đề tích hợp được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực nào đó cho
học sinh trong thực tiễn Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ sở có thểthay đổi tùy vào trình độ của học sinh
- Công cụ của dạy học theo chủ đề là: giáo án về chủ đề đó, có liên quan đến ít
nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ môn hoặc hai bộmôn trở lên Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể sử dụng chính cácphương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề (phương pháp dự
án, thảo luận…) Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công nghệ thông tin như mộtphương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề
- Kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải trả lời
cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực gì?
- Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng
chủ đề dạy học có thể là:
Chủ đề tích hợp: dành cho giáo viên (đưa kiến thức từ đời sống đến bài dạy);
Chủ đề liên môn: dành cho học sinh (đưa kiến thức từ nhiều môn học để giải
quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống)
Chủ đề dạy học: tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau để xây dựng thành một
chủ đề
Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối Đôi khi,một chủ đề dạy học vẫn có thể bao gồm cả những đặc điểm của hai chủ đề còn lại(cách phân loại này chỉ có tác dụng đối với giáo viên khi muốn xác định cấp độ đơngiản hay phức tạp của nội dung tích hợp trong chủ đề, ứng với trình độ, năng lực cụthể của học sinh)
- Hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy luôn trongchương trình Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong bài dạy tíchhợp Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề Không gian tổ chức có thểtại lớp, sân trường… khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt động thựchành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan…)
- Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có
thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác
Trang 19Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thànhcác chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song
song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan
5 Các bước cơ bản xây dựng chủ đề và tiến trình soạn giảng chủ đề học môn Giáo dục công dân bậc THPT
Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là việc định hình quy trìnhxây dựng và tiến hành soạn giảng một chủ đề Trong thực tế, chưa có sự thống nhấtcuối cùng để đưa ra một hướng dẫn cụ thể, tất cả mới dừng lại ở việc tìm tòi, vừathử nghiệm vừa rút kinh nghiệm
Theo tìm hiểu bước đầu của bản thân, để xây dựng một chủ đề đảm bảo tínhkhoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bướcsau:
- Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề Nội
dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn,nhiều môn
Yêu cầu: Có sự liên hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độliên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh
- Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành
xây dựng chủ đề
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nộidung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhậnthức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phùhợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiếnthức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểmtra, đánh giá đối với học sinh
PHẦN III: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “ CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Tên chủ đề: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình
Số tiết: 3 tiết
Chủ đề bao gồm:
1 Bài 10 lớp 10: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình
Trang 202 Bài 4 lớp 12 mục 1: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội ( Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình)
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Hiểu được thế nào là tình yêu chân chính, hôn nhân, gia đình
- Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiệnnay
- Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình
- Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu hôn nhân và gia đình
- Biết được khái niệm và nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và giađình
2 Kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu hôn nhân và giađình
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân tronglĩnh vực hôn nhân và gia đình
- Các năng lực chuyên biệt
+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mựcđạo đức xã hội
+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đấtnước
Trang 21+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II Bảng mô tả các năng lực cần phát triển
- Đồng tình ủng
hộ các quanniệm đúng đắn
về tình yêu
- Nhận xét,đánh giá, phêphán một sốquan niệm sailầm về tìnhyêu
- Liệt kê đượccác chức năng
cơ bản của giađình
- Hiểu đượcnhư thế nào làhôn nhân đúngpháp luật
- Ủng hộ ác quanniệm, hành độngđúng đắn tronghôn nhân và giađình
- Yêu quí giađình
- Phê phánmột số quanđiểm, hànhđộng sai lầmkhông đúngtrong gia đình
- Thực hiện
nhiệm của bảnthân trong giađình
trong hôn nhân
và gia đình
- Giải thíchđược quyền
trong hôn nhân
và gia đình
- Thực hiệnquyền bình đẳngtrong hôn nhân
III Hoạt động dạy học