1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN ĐIỂM VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC CỦA NỮ SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NÔNG SƠN HUYỆN NÔNG SƠN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2011

105 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 162,94 KB

Nội dung

Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của quá trình phát triển về thể chất và tinh thần ở người từ tuổi trẻ thơ sang tuổi trưởng thành. Quá trình chuyển tiếp này liên quan đến nhiều thay đổi về tâm sinh lý, xã hội . Nỗi bật trong giai đoạn này là giai đoạn dậy thì với những thay đổi về nội tiết, dinh dưỡng và cơ thể nói chung. Dậy thì hiện nay diễn ra ngày càng sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản của người phụ nữ. Khả năng có con về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm lý và xã hội để có thể làm mẹ, làm cha..................

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.BS TRƯƠNG PHI HÙNG

CN TRẦN NHẬT QUANG

Tp Hồ Chí Minh, năm 2011

Trang 3

ôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu nêu trong đềtài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nàokhác.

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Diệu

Xác nhận của người hướng dẫn 1 Xác nhận của người hướng dẫn 2

PGS TS BS Trương Phi Hùng CN Trần Nhật Quang

Trang 4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

DÀN Ý NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÔNG SƠN VÀ TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN: 5

1.2 KIẾN THỨC CHUNG: 6

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN: 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 15

2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 15

2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 15

2.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 15

2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU: 15

2.6 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU: 16

2.7 TIẾN TRÌNH CHỌN MẪU: 16

2.8 THU THẬP THÔNG TIN: 17

2.9 KIỂM SOÁT SAI LỆCH SỐ LIỆU: 18

2.10 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU: 19

2.11 VẤN ĐỀ Y ĐỨC: 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ GIỚI TÍNH: 20

3.2 QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN: 26

Trang 5

VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN: 39

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55

4.1 QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ GIỚI TÍNH: 55

4.2 QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN: 57

4.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN: 62

4.4 MẶT MẠNH VÀ MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: 67

4.5 TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: 68

KẾT LUẬN

ĐỀ XUẤT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng 2: phân bố mẫu 16

Trang 7

SKSS Sức khỏe sinh sản

SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của quá trình phát triển về thể chất vàtinh thần ở người từ tuổi trẻ thơ sang tuổi trưởng thành Quá trình chuyển tiếp nàyliên quan đến nhiều thay đổi về tâm sinh lý, xã hội Nỗi bật trong giai đoạn này làgiai đoạn dậy thì với những thay đổi về nội tiết, dinh dưỡng và cơ thể nói chung.Dậy thì hiện nay diễn ra ngày càng sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản củangười phụ nữ Khả năng có con về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưatrưởng thành về mặt trí tuệ, tâm lý và xã hội để có thể làm mẹ, làm cha

Nhiều vấn đề về sức khỏe ở người lớn xuất phát từ những thói quen dungnhập trong giai đoạn vị thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy Trongthời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực,hút thuốc, uống rượu, ma túy, thời trang và các buổi biểu diễn thời trang, thi hoahậu trình bày những kiểu thời trang theo khuynh hướng khêu gợi về trang phụccũng như cách biểu diễn đã làm thay đổi và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ vàhành vi của lứa tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên (từ 10-19 tuổi) ở nước ta có khoảng 23,8 triệu người, chiếm31% dân số Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là mộttrong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có em mới 12 tuổi Điều tra quốc gia về VTN vàthanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hônnhân.[17]

Ở Mỹ hàng năm có hơn một triệu nữ vị thành niên mang thai, với 80% chưalập gia đình Phân nửa muốn giữ con để nuôi, khoảng 450.000 người phá thai và sốcòn lại muốn cho con để người khác làm con nuôi Trong đó: 2/3 vị thành niên cóthai là người da trắng, sống ở đô thị và có thu nhập trên mức nghèo khổ Chỉ có50% những đối tượng này hoàn tất bậc trung học, trên 50% sống nhờ vào các khoảntrợ cấp 82% con cái do họ sinh ra về sau sẽ có thai trong tuổi vị thành niên.[9]

Trang 10

Huyện Nông Sơn là một huyện miền núi mới thành lập vào ngày 08/04/2008,được tách ra từ huyện Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam Trung tâm y tế huyện NôngSơn hiện nay được nâng cấp từ bệnh viện đa khoa Quế Trung và chỉ có 7 bác sĩ,trước đây toàn huyện chỉ 3 trạm y tế trên 7 xã, gần đây đã xây dựng thêm 4 trạm ytế với trang thiết bị và nguồn nhân lực còn nhiều thiếu thốn Vì lẽ đó tất cả nhữnghoạt động chăm sóc y tế ở đây còn rất khó khăn, đặc biệt các vấn đề sức khỏe ở tuổi

vị thành niên càng ít được quan tâm hơn Do đó những thông tin, số liệu thống kê vềtình hình bệnh tật là rất khan hiếm Vì vậy những nghiên cứu sức khỏe mang tínhthăm dò và định hướng tại huyện là rất cần thiết cho hoạt động chăm sóc sức khỏecủa người dân trên toàn huyện nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng mà nhất làcác chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên

Từ những lý do trên một nghiên cứu tìm hiểu quan điểm về quan hệ tình dục ởtuổi vị thành niên là hết sức cần thiết, góp phần định hướng và xây dựng nhữngchương trình giáo dục sức khỏe phù hợp và hiệu quả cho vị thành niên nói chungcũng như vị thành niên tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng

Câu hỏi nghiên cứu:

Nữ sinh trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học2010-2011 có quan điểm về quan hệ tình dục như thế nào và những yếu tố nào ảnhhưởng đến quan điểm này?

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Tìm hiểu quan điểm về quan hệ tình dục của nữ sinh trường THPTNông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011 vànhững yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm này

Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu quan điểm về giới tính của nữ sinh trường THPTNông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011

Trang 11

- Tìm hiểu quan điểm về quan hệ tình dục của nữ sinh trườngTHPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-

2011

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng (từ gia đình, nhà trường, nhữnghoạt động y tế,….) đến quan điểm về quan hệ tình dục của nữ sinh trườngTHPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011

Trang 12

Ảnh hưởng từ nhà trường

- Những môn học có đề cặp đến

giới tính,QHTD

- Những hoạt động ngoại khóa có

đề cặp đến giới tính,QHTD

- Quan điểm của giáo viên về việc

đưa những vấn đề giới tính,

QHTD vào giảng dạy cho học

sinh

Ảnh hưởng từ gia đình

- Trao đổi thông tin với người thân

- Quan điểm của phụ huynh về sự cần thiết giáo dục con những vấn

đề giới tính, QHTD

Quan điểm của nữ sinh về

giới tính

- Hiểu biết về giới tính

- Quan điểm của nữ sinh về nữ

- Chất lượng các chương trình GDGT

- Sự cần thiết của các chương trình GDGT

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN

1.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÔNG SƠN VÀ TRƯỜNG THPT NÔNG

SƠN:

1.1.1 Tổng quan về huyện Nông Sơn:

Huyện Nông Sơn được thành lập theo nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08tháng 04 năm 2008 của chính phủ, có diện tích tự nhiên: 45.592 ha, với 7 xã, 35thôn, dân số: 34.524 người Là huyện miền núi, nông nghiệp là ngành sản xuấtchính chiếm 53% nhưng năng suất còn thấp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,thương mại – dịch vụ và du lịch phát triển chưa mạnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, giaothông đi lại khó khăn, thường xuyên bị chia cắt trong mùa lũ, thiên tai thường xuyên

đe dọa, nguồn lực tài chính thiếu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ hộnghèo còn khá cao: hơn 57% Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có được tăng cườngnhưng vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, kinh nghiệm Hoạt động củamặt trận và các đoàn thể chậm đổi mới, hiệu quả quản lý, điều hành của chínhquyền cơ sở chưa cao, xử lý một số việc còn chưa kịp thời

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo đạt được những kết quả ban đầu Xây dựng vànâng cấp hệ thống trường lớp từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh vàphù hợp với điều kiện, địa hình Chất lượng dạy học được quan tâm và có nhiều tiến

bộ, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được duy trì và từng bước được nângcao Đội ngũ quản lý giáo dục và giáo viên được tăng cường, có trách nhiệm vàlương tâm nghề nghiệp, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địabàn huyện

Mạng lưới từ huyện đến cơ sở dần được củng cố Lập dự án đầu tư và triểnkhai xây dựng công trình Trung Tâm Y Tế huyện với quy mô 50 giường bệnh Tỷ lệbác sĩ bình quân đạt 2,3 bác sĩ/vạn dân, tay nghề, y đức của người thầy thuốc đangđược nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Côngtác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ngày càng được chútrọng Trẻ suy dinh dưỡng hiện nay còn 20,2% Công tác SKSS/KHHGĐ được duy

Trang 14

1.1.2 Tổng quan về trường THPT Nông Sơn:

Trường THPT Nông Sơn được thành lập từ năm 1985 với tên gọi là TrườngPhổ thông trung học Nông Sơn theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam-ĐàNẵng Từ năm 1987 đến năm 1998, Trường đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3Nông Sơn Ngày 27 tháng 7 năm 1999, để phù hợp với tên gọi chung trong hệ thốnggiáo dục quốc dân và cũng là để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, tại Quyếtđịnh số 2290/QĐ-UB của UBND Tỉnh Quảng Nam, Trường Phổ thông cấp 2-3Nông Sơn đổi tên thành Trường trung học phổ thông Nông Sơn

Trường THPT Nông Sơn là 1 trong 5 trường THPT thuộc Huyện Quế Sơntrước đây và nay là Trường THPT duy nhất của huyện miền núi Nông Sơn có nhiệmvụ giáo dục và đào tạo, đảm bảo trình độ học vấn THPT cho học sinh 7 xã củaHuyện Nông Sơn Qua 26 năm tồn tại và phát triển, đến nay nhà trường có 1117 họcsinh chia thành 25 lớp và học 2 buổi Tổng số CB-GV-CNV là 56, trong đó: BGH:

03, Giáo viên: 48, Nhân viên: 05

Là một trường THPT thuộc huyện miền núi, được đóng trên địa bàn cònnhiều khó khăn, cơ sở vật vật chất và đội ngũ giáo viên còn nhiều thiếu thốn nhưngnhững năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có những chuyển biếntích cực Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt, Khá hằng năm luôn đạt trên 85 %, họcsinh có học lực từ Trung bình trở lên đạt trên 60%, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệpngày càng tăng; học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng nhiều (khoảng30%).[13]

1.2 KIẾN THỨC CHUNG:

1.2.1 Quan điểm:

Quan:

1) Xem, nhìn ( quan điểm, quan niệm, quan sát, khách quan, tổng quan).

2) Cảnh tượng được nhìn thấy (cảnh quan).

3) Cách xem xét, nhận thức đối với sự vật (nhãn quan, nhân sinh quan).

Điểm:

1) Chấm nhỏ mắt có thể nhìn thấy được (điểm sáng)

Trang 15

2) Vị trí là một chấm nhỏ đến mức như không có bề dài, bề rộng, bề dày.

 Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi Thanh niên là từ 19

-24 tuổi

- Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi

- Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi

1.2.3 Giới tính (giới sinh học, sex): Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam

giới và phụ nữ Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có

và không thể thay đổi được.[10]

1.2.4 Giới (gender): Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội

giữa nam giới và phụ nữ Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ

nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng

và có thể thay đổi được.[10]

1.2.5 Ham muốn tình dục:

Trang 16

Ham muốn tình dục liên quan đến tình dục của một người hoặc mong muốnhoạt động tình dục Mong muốn quan hệ tình dục là một khía cạnh của một tình dụccủa người đó, nhưng thay đổi rất lớn từ người này sang người khác, và nó cũng thayđổi tùy theo hoàn cảnh tại một thời điểm cụ thể.[22]

1.2.6 Tình dục:

Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tựnguyện hòa hợp về tâm hôn và thể xác giữa hai người Là nhu cầu cần thiết cho sựtồn tại của giống nòi, là biểu hiện mãnh liệt của sự hòa hợp không thể thiếu đượctrong một tình yêu trọn vẹn

Tình dục là một hoạt động sống mạnh mẽ, đam mê đem lại những khoái cảmmãnh liệt nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản và duy trì nòi giống.[18]

Nó chịu ảnh hưởng bên trong bởi hệ thần kinh và nội tiết, bên ngoài bởi cácchuẩn mực đạo đức xã hội, các quan điểm về bản thể, giới tính, tình yêu, hôn nhân

và gia đình

1.2.7 Quan hệ tình dục:

Quan hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa

bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái Quan hệ tình dụccũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính

Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộphận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũngđược coi là quan hệ tình dục

Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập Tìnhdục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm nhập.Những hành vi kích thích tình dục lẫn nhau mà không quan hệ tình dục đường âmđạo, đường hậu môn hay đường miệng.và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dụckhông thâm nhập.[2]

Trang 17

1.2.8 Những thay đổi ở tuổi dậy thì:

1.2.8.1 Những thay đổi về thể chất:

 Tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH (follicle stimulatinghormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng kích thích hoạt động củabuồng trứng, tinh hoàn Tuyến yên điều khiển buồng trứng tăng cường sản xuấthormone là estrogen và progesteron; tinh hoàn sẽ sản xuất hoocmon testosterone

 Biến đổi sinh học cả bên trong và bên ngoài: biến đổi nhanh về vóc dáng cơthể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trởnên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh

 Sự đột biến về chiều cao và hình dáng là do sự phát triển nhanh của cácxương dài ở chân tay, khác nhau giữa nam và nữ

 Tỷ lệ của các bộ phận thân mình, chân, tay, vai cân đối hơn Ở các em gái bắtđầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, ở các em trai có sự phát triển

và tiết mỡ ở các khối cơ

 Trong thời kỳ ấu thơ, sự tăng trưởng xảy ra theo trình tự từ đầu đến chân.Nhưng ở vị thành niên thì ngược lại, chân tay đạt được chiều dài đầy đủ trước thânmình và đầu.[11]

1.2.8.2 Những thay đổi sinh lý ở nữ giới:

Hiện tượng kinh nguyệt:

 Lần đầu tiên xảy ra khi một em gái bước vào tuổi dậy thì, đa số ởkhoảng tuổi 12, một số ít có kinh lần đầu có thể sớm hơn hoặc chậm hơn

 Nguyên nhân là do bên trong thành tử cung có lớp niêm mạc đặc biệt,hàng tháng từ từ dày lên với nhiều mạch máu Nếu trứng rụng, gặp tinh trùng và thụthai thì mầm thai sẽ bám vào đó, được nuôi dưỡng và lớn lên Nếu không thụ thaithì lớp niêm mạc này sẽ bong ra, các mạch máu bị vỡ ra và một lượng máu chảy ra

Trang 18

ngoài cơ thể qua đường âm đạo Sau đó, niêm mạc dạ con được tái tạo và hàn gắn,xung huyết ngừng và chuẩn bị cho một vòng kinh mới lại bắt đầu.[11]

Các thay đổi ở buồng trứng: Buồng trứng có hai hoạt động: Ngoại tiết và

nội tiết

 Ngoại tiết: Một nang noãn phát triển sau hai tuần thì trứng rụng, phần

vỏ nang phát triển thành hoàng thể

 Nội tiết: Nang noãn sản xuất ra Estrogen, hoàng thể sản xuất raProgesteron.[11]

1.2.8.3 Những thay đổi sinh lý ở nam giới:

Nam giới dậy thì sau nữ giới khoảng 2-3 năm, “nữ thập tam, nam thập lục”

Hoạt động của tinh hoàn: tinh hoàn cũng có hai hoạt động: ngoại và nội

tiết

 Ngoại tiết: Từ ống sinh tinh, các tinh bào được sản xuất Ra khỏi ốngsinh tinh, tinh bào thành tiền tinh trùng và khi qua mào tinh hoàn đã thành tinh trùngtrưởng thành để đưa vào tập kết tại túi tinh, sau đó theo ống dẫn tinh ra ngoài

 Nội tiết: Từ tinh hoàn, một hormone sinh dục nam là Testosteroneđược sản xuất Sự sinh tinh trùng ở nam giới sau tuổi dậy thì là liên tục và diễn rasuốt đời

Hoạt động của túi tinh và tuyến tiền liệt:

 2/3 tinh dịch do túi tinh sản xuất và 1/3 do tuyến tiền liệt sản xuất.Tinh dịch có Fructoza, kẽm, Phosphataza axít Không có hạn chế về tuổi tác đối vớikhả năng sinh sản của đàn ông

 Hiện tượng cương dương vật và xuất tinh ban đêm (mộng tinh) chothấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu.[11]

1.2.8.4 Những thay đổi về tâm lý:

Ý thức tự trọng, tính độc lập trong suy nghĩ và hành động:

 Có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ

 Khi bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình, quan điểm của các em

về bản thân, về cha mẹ và về thế giới nói chung sẽ thay đổi rất nhiều

Những cảm giác đối với bản thân:

Trang 19

 Những biến đổi sinh học có tác động đến tâm lý trẻ vị thành niên Các

em có nhu cầu khám phá cơ thể mình và bạn khác giới, các cảm giác mới lạ và nhucầu điều chỉnh những thay đổi đó

 Do chưa hiểu biết đầy đủ nên các em thường không hài lòng với hìnhthể, nước da của mình, sự xuất hiện của các mụn trứng cá trên mặt…nhất là các emgái

âu yếm, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến…[11]

1.2.9 Tuổi sinh con tốt nhất ở nữ:

Để có thể sinh một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì người mẹ phải ở tuổicó năng lực sinh đẻ cao nhất Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng 22 đến 25 tuổi làtốt nhất Thời kỳ này, noãn đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện về chức năng, thể lựcđang vào thời kỳ sung mãn, tâm sinh lý đã ổn định Trước 18 tuổi, người phụ nữ nóichung chưa hoàn thiện về cơ quan sinh sản, chức năng sinh lý và tính dục chưa hoànthiện, tình cảm chưa ổn định, tính bền vững của gia đình thường chưa chắc chắn Dovậy sự sinh con lúc này chưa thích hợp Trên tuổi 35, chức năng buồng trứng bắtđầu suy giảm làm cho năng lực sinh đẻ cũng suy giảm theo Sinh đẻ trong thời kìnày, thai nhi yếu, dễ bị dị tật bẩm sinh và dễ mắc chứng ngu đần [15]

1.2.10.Hôn nhân:

Hôn nhân có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội đểđiều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà Nó là một hình thức xã hộiluôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó

Trang 20

xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụcủa họ.

Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôngiáo một cách hợp pháp Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu Hôn nhân là mộtmối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội Về mặt xã hội, lễ cưới thường

là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân Về mặt luật pháp, đó là việc đăng

ký kết hôn

Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng vàmột người đàn bà được gọi là vợ Hôn nhân theo chế độ đa thê là một kiểu hôn nhântrong đó một người đàn ông có nhiều vợ Ở một số nước, hôn nhân đồng giới đượccông nhận Ở một số nước khác, việc đấu tranh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giớiđang diễn ra Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình cấm hônnhân giữa những người cùng giới tính.[1]

1.2.11.Tuổi kết hôn:

Theo khoản 1, điều 9, chương 2 luật hôn nhân và gia đình do Quốc Hội nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28/06/2000 là: Nam từ 20tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn [16]

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA VỊ

THÀNH NIÊN:

Nguyễn Thúy Quỳnh đã thực hiện nghiên cứu " Mô tả hành vi tình dục vàkiến thức phòng tránh thai của nam nữ sinh viên tuổi 17-24 chưa lập gia đình tại

một Trường Đại học, Hà Nội - năm 2001" nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt

ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định tính Qua nghiên cứu này cho thấy cónhiều quan điểm khác nhau về tình dục trước hôn nhân cùng tồn tại song song Một

số theo quan điểm truyền thống, một số theo quan điểm hiện đại được du nhập từcác nước phương tây và một số khác đứng giữa 2 quan điểm truyền thống và hiệnđại

Trang 21

Kiến thức về tình dục và phòng tránh thai thu được qua các phương tiệnthông tin đại chúng còn rất chung chung Bạn bè là đối tượng đầu tiên để các bạntrao đổi về chủ đề tình dục và phòng tránh thai nhưng nguồn thông tin nhận đượcqua bạn bè chiếm tỷ lệ thấp 27,9% Thông tin từ gia đình và nhà trường còn hạnchế Tuy nhiên có 76,3% sinh viên có nhu cầu nhận thêm thông tin về vấn đề này.[7]

Trong nghiên cứu của Diệp Từ Mỹ về “KAP về SKSS của học sinh PTTHTp.HCM năm 2004” cho thấy đa số các học sinh tham gia nghiên cứu đều đồng ývới việc bản thân không nên QHTD trước hôn nhân (95,5%), chỉ có 4,5% đồng ývới việc QHTD trước hôn nhân của bản thân Đa số các em trao đổi thông tin vềgiới tính – tình yêu – tình dục với bạn bè (43,9%), kế đến là cha mẹ (23,9%), các

em nhận những thông tin về SKSS chủ yếu từ sách báo (37,16%) và truyền hình(29,73%), còn nhận những thông tin này từ nhân viên y tế thì chiếm một tỷ lệ khôngcao (5,18%).[6]

Nhu cầu GDSKSS của học sinh cấp 3 huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dươngđược nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng trong 633học sinh tham gia nghiên cứu có

619 học sinh chiếm 97,8% cho rằng GDSKSS cho học sinh cấp 3 là cần thiết và98% học sinh tham gia nghiên cứu đồng ý với việc học thêm nhiều hơn về SKSS ởtuồi VTN Cách xử lý của học sinh khi người khác giới có hành vi không đúng đắn

đa số là cảnh báo đối tượng đó (59,0%), báo cho cha mẹ (26,9%), chỉ có một tỷ lệnhỏ (3,6%) là không làm gì cả khi người khác giới có những hành vi không đúngđắn như vậy Và có 86,3% học sinh tham gia nghiên cứu đồng ý với việc không nênQHTD trước hôn nhân [12]

Viện nghiên cứu y tế Cananda, Viện thông tin y tế Canada và Bộ y tế Canada

đã phối hợp thực hiện một nghiên cứu cắt ngang về hành vi tình dục của người dânCanada trong độ tuổi từ 15 đến 59 Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niênđương đại của Canada tham gia vào hoạt động tình dục ở lứa tuổi trẻ hơn so với cácthế hệ trước và không có sự chênh lệch về độ tuổi giữa nam và nữ thanh niên thựchiện giao hợp đầu tiên Tuổi trung bình lúc quan hệ lần đầu tiên trong nhóm tuổi từ

Trang 22

15 đến 24 là 16,7 ở nam giới và 16,8 ở nữ giới.Thanh thiếu niên ít nhận ra những rủi

ro quan trọng đối với sức khỏe tình dục của mình.[21]

Seter Siziya và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu lối sống có hại,phân nhóm trong số những hoạt động tình dục thanh thiếu niên trong trường học ởZambia Theo nghiên cứu này những thanh thiếu niên có một người bạn thân đã cónhiều khả năng có QHTD hơn so với những thanh thiếu niên không có bạn bè thânthiết với OR=1,28 KTC 95% (1,24-1,32) So với thanh thiếu niên không được giámsát bởi cha mẹ, thanh thiếu niên những người ít khi hoặc đôi khi được giám sát bởicha mẹ của họ đã có thể có quan hệ tình dục, và thanh thiếu niên hầu hết thời gian/luôn luôn bị giám sát bởi cha mẹ thì ít có khả năng quan hệ tình dục với OR=1,26KTC 95% (1,23-1,26) và OR=0,92 KTC 95% (0,90-0,95).[20]

Trang 23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: nghiên cứu định tính.

2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn,

tỉnh Quảng Nam

2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: tháng 3/2011 - 5/2011.

2.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

2.4.1 Dân số mục tiêu:

Tất cả (610) học sinh nữ trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnhQuảng Nam năm học 2010-2011

2.4.2 Dân số nghiên cứu:

 Đối tượng đích: học sinh nữ được chọn, hiện đang học tại trường THPTNông Sơn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011

 Đối tượng liên quan:

 Giáo viên trường THPT Nông Sơn được chọn:

- Thầy (cô) quản lý các hoạt động giảng dạy hay ngoại khóa được tổchức tại trường

- Thầy (cô) phụ trách giảng dạy các môn hoc có đề cặp đến giới tính,QHTD

 Phụ huynh học sinh nữ được chọn

 Cán bộ y tế huyện phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sảnđược chọn

2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU:

2.5.1 Tiêu chí chọn vào:

 Tất cả học sinh nữ hiện đang học tại trường THPT Nông Sơn huyện NôngSơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011

 Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu

2.5.2 Tiêu chí loại ra:

 Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu

 Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn khi trả lời không quá nữa số câu hỏi

Trang 24

1 Phỏng vấn sâu

phụ trách giảng dạy 1Phụ huynh của học sinh nữ 2

Cán bộ y tế phụ trách chương

Đối tượng đích: tháng 1/2011 liên hệ ban giám hiệu trường THPT Nông Sơn

xin thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh nữ của trường và được chấp nhận.Cuối tháng 3/2011 quay lại trường THPT Nông Sơn, xuất trình giấy giới thiệu vàtiến hành lấy mẫu Ở mỗi khối lớp chọn ngẫu nhiên từ danh sách 3 học sinh nữ

Đối tượng liên quan:

- Giáo viên: chọn 1 thầy (cô) quản lý và am hiểu về chương trình giảngdạy và các chương trình ngoại khóa được tổ chức tại trường, chọn 1 giáo viên đang

Trang 25

phụ trách giảng dạy bộ môn có nội dung liên quan đến giới tính, QHTD (môn sinhhọc, môn giáo dục công dân).

- Cán bộ y tế: chọn 1 cán bộ y tế huyện am hiểu và đang phụ tráchchương trình CS SKSS vị thành niên

- Phụ huynh học sinh: nhờ cán bộ y tế giới thiệu 2 phụ huynh là mẹ củahọc sinh nữ hiện đang học tại trường THPT Nông Sơn trong năm học 2010-2011

Thảo luận nhóm: trong lớp học thêm của mỗi khối lớp chọn 6 – 8 học sinh

nữ ngồi đầu bàn phía bên trái của dãy bàn bên phải so với bục giảng

Liệt kê tự do: chọn ngẫu nhiên 10 – 15 học sinh nữ của cả 3 khối lớp đang

đứng trên hành lang trong giờ ra chơi

2.8 THU THẬP THÔNG TIN:

2.8.1 Người thu thập thông tin:

 01 nghiên cứu viên chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Diệu

 02 thư ký (được tập huấn trước về phương pháp và đồng ý tham gia trongsuốt quá trình thu thập số liệu): 02 sinh viên Khoa Y Tế Công Cộng, ĐH Y Dượctp.Hồ Chí Minh

2.8.2 Phương pháp thu thập thông tin:

 Phỏng vấn sâu: phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, 1 người phỏng vấn sử dụngbảng gợi ý PVS soạn sẵn và ghi âm, 1 thư kí ghi chép nội dung phỏng vấn kết hợpquan sát buổi phỏng vấn Cuộc phỏng vấn dự định diễn ra khoảng 30 – 90 phút Địađiểm phỏng vấn tại nhà người dân, trung tâm y tế và trường học

 Thảo luận nhóm:

- Chuẩn bị: các thành viên tham gia thảo luận nhóm đều được mời ítnhất trước 2 ngày thảo luận và đều được thông báo về mục đích chung của cuộcthảo luận Cuộc thảo luận dự định diễn ra khoảng 60 - 180 phút

- Mỗi thảo luận nhóm gồm 6 – 8 người không quen biết nhau, 1 ngườiphỏng vấn sử dụng bảng gợi ý TLN soạn sẵn và ghi âm, 2 thư kí ghi chép nội dungphỏng vấn, kết hợp quan sát Tiến hành thảo luận nhóm tại nhà dân và trường học

 Liệt kê tự do : chọn ngẫu nhiên 10 – 15 học sinh nữ hiện đang học tại trườngTHPT Nông Sơn năm học 2010 – 2011 Dựa vào bảng câu hỏi liệt kê tự do, đối

Trang 26

2.8.3 Quản lý thông tin:

 Danh sách đối tượng được đánh mã đối tượng

 Danh sách nhóm được đánh mã nhóm

 Các thông tin đối tượng nghiên cứu cung cấp được quản lý bằng phần mềmMicrosoft Word

2.8.4 Công cụ thu thập thông tin:

 Bảng cam kết phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, liệt kê tự do (phụ lục 1)

 Bảng gợi ý phỏng vấn sâu dành cho đối tượng đích (phụ lục 2)

 Bảng gợi ý thảo luận nhóm tiêu điểm dành cho đối tượng đích (phụ lục 3)

 Bảng liệt kê tự do (phụ lục 4)

 Bảng gợi ý phỏng vấn sâu dành cho cán bộ y tế (phụ lục 5)

 Bảng gợi ý phỏng vấn sâu dành cho giáo viên (phụ lục 6)

 Bảng gợi ý phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tiêu điểm dành cho phụ huynhhọc sinh (phụ lục 7)

 Bảng ghi chú

 Thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, bút, giấy

2.9 KIỂM SOÁT SAI LỆCH SỐ LIỆU:

2.9.1 Kiểm soát sai lệch lựa chọn:

 Chọn những đối tượng theo đúng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

 Trong quá trình nghiên cứu có thể xảy ra sai lệch lựa chọn do đối tượng từchối tham gia phỏng vấn Để tránh sai lệnh này nghiên cứu viên sẽ thuyết phục đốitượng tham gia phỏng vấn và chấp nhận mất mẫu nếu thuyết phục 3 lần không hiệuquả

2.9.2 Kiểm soát sai lệch thông tin:

 Trích dẫn nguyên văn của đối tượng

 Tạo điều kiện cho đối tượng tham gia một cách thoải mái

 Không gợi ý câu trả lời

 Không ngắt lời, nói ngược, phê phán, biểu lộ cảm xúc trên nét mặt

 Giải thích cho đối tượng hiểu mục đích nghiên cứu

 Sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra chéo các thông tinvới nhau

Trang 27

2.10 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:

 Nội dung các bảng ghi chú, bảng giải băng ghi âm từ các buổi PVS, TLNđược đánh máy sang file word trong máy tính, các file word này được đánh mã đểtránh nhầm lẫm, lưu các file word và file ghi âm vào 1 folder cố định

 Bôi đậm những biến xuất hiện trong bảng word với những màu khác nhau

 Các dữ liệu sẽ được mã hóa theo các biến, phương pháp thu thập và mục tiêunghiên cứu càng sớm càng tốt bằng phầm mềm Microsoft excel

 Sau đó phân tích dữ liệu trên từng biến, ở những phương pháp khác nhau vàđối tượng khác nhau, ghi nhận sự tương đồng và đối ngược, đưa ra ý kiến bàn luận

 Đảm bảo tính khuyết danh của những người tham gia nghiên cứu

 Đối tượng được quyền từ chối trả lời bất lỳ câu hỏi nào và có quyền dừngbuổi phỏng vấn bất kỳ lúc nào đối tượng muốn

 Nghiên cứu không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và đời sống riêng củađối tượng

 Các dữ liệu thu thập chỉ phụ vụ cho mục tiêu nghiên cứu

 Các tài liệu ghi chép được bàn giao cho khoa Y Tế Công Cộng – ĐH Y DượcTp.HCM lưu trữ, đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân

Trang 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khi tiến hành thu thập và xử lý thông tin thu được khi phỏng vấn nữ sinh và các đốitượng liên quan, nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả như sau

3.1 QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ GIỚI TÍNH:

3.1.1 Sự hiểu biết của nữ sinh về giới tính:

Hầu hết các em nữ sinh đều nghĩ rằng giới tính là những đặc điểm giúpchúng ta phân biệt được một người nam và một người nữ:

“Giới tính là sự khác biệt trong nam và nữ …”

(nữ, lớp 11)

“Giới tính là một cái đặc điểm gì đó để người ta phân biệt ra được giữa người nam và người nữ, ….”

(nữ, lớp 12)Theo các em nữ sinh người nam và người nữ khác nhau từ những đặc điểmhình thái bên ngoài cơ thể cho đến những đặc điểm sinh lý bên trong:

“Em nghĩ giới tính là sự khác nhau về sinh lý, cấu trúc cơ thể của con người…”

(nữ, lớp 12)

“… Người ta sẽ phân biệt dựa vào hình thái của cơ thể và những đặc điểm riêng của cơ thể”

(nữ, lớp 12)Những đặc điểm khác nhau này đã được hình thành ngay từ khi mỗi người chúng ta còn nằm trong bụng mẹ:

“Theo em giới tính là khi con người được sinh ra thì hình thành trong bào thai của mình rồi …”

(nữ, lớp 12)

Trang 29

3.1.2 Quan điểm của nữ sinh về nữ giới:

Theo các em nữ sinh khi đến tuổi dậy thì cơ thể nữ sẽ bắt đầu có kinh nguyệt,hình dáng cơ thể phân biệt rõ ba vòng và vú cũng bắt đầu phát triển Ngoài ra nữhay để tóc dài và làn da thường mịn màng:

“…ở giai đoạn tuổi dậy thì … những người nữ thì vú phát triển, cơ thể bắt đầu có kinh nguyệt, giọng nói thì thanh ra,…”

“em nghĩ là người nữ là dịu dàng, e thẹn, e ngại”

Trang 30

Các em nữ sinh lớp 12 nghĩ rằng ngoài những đặc điểm mà nữ sinh lớp 11 đã

kể trên thì người nữ họ luôn yếu đuối, giải quyết vấn đề thường thiên về tình cảm và

dễ thể hiện cảm xúc ra bên ngoài ví dụ khi có chuyện buồn hoặc gặp chuyện khôngmay thì họ có thể khóc hay vẻ mặt của họ rất buồn:

“…nữ thì yếu đuối và cái tính không mạnh mẽ bằng người nam”

họ có thể nhìn thấy tâm trạng và suy nghĩ của người khác Họ cũng biết kìm chếnhững đau buồn và tức giận của bản thân:

“em nghĩ về tâm lý thì người nữ họ sẽ đi sâu vào tâm lý, họ có thể nhìn thấy

ví dụ như về nét mặt hay hành động của một người nào đó thì họ có thể phán đoán được là người đó đang suy nghĩ những gì, đang vui hay đang buồn…”

Trang 31

3.1.3 Quan điểm của nữ sinh về nam giới:

Hầu hết các em nữ sinh đều nghĩ rằng khác với nữ, tuổi dậy thì của nam đượcbáo hiệu khi các bạn nam bắt đầu xuất tinh Từ thời điểm đó cơ thể của nam cónhiều biến đổi hơn trước như giọng nói trở nên trầm, cơ bắp phát triển làm cho cơthể người nam cao to, vạm vỡ hơn, theo các em đặc điểm nỗi bật của người nam làngười ta hay để râu và đa số là cắt tóc ngắn:

“…ở giai đoạn tuổi dậy thì những người nam thì vỡ giọng, các cơ trong cơ thể thì phát triển … , bắt đầu xuất tinh”

“người đàn ông thì thường thường tính cách của họ thì hay mạnh mẽ hay biểu hiện cứng rắn, cứng cáp…”

(nữ, lớp 12)

“người nam thì thường hay nóng nảy, suy nghĩ nông cạn, thường hành động theo cảm tính, họ thường mạnh mẽ hơn, nhanh nhẹn hơn…”

Trang 32

(nữ, lớp 11)

“nam vẫn thiên về những công việc nặng nhọc hoặc là mạnh mẽ”

(nữ, lớp 12)Các em nghĩ rằng ngoài những đặc điểm ở trên, người nam luôn muốn chứng

tỏ mình trước nữ giới và mọi người xung quanh, họ sẵn sàng đương đầu với nhữngthử thách Vì vậy nam giới thường che dấu những cảm xúc, tâm sự của bản thânmình:

“về mặt tâm lý thì người nam nói chung là cảm xúc hay gì thì cũng thường che dấu không có muốn cho nữ và mọi người xung quanh biết mình yếu đuối và thất bại…”

(nữ, lớp 12)

“theo em thì thấy bạn nam, tính tình là muốn thử thách một điều gì đó, muốn chứng tỏ mình”

(nữ, lớp 10)

3.1.4 Quan điểm của nữ sinh về vai trò xã hội của nam giới và nữ giới:

Trong xã hội bây giờ nam nữ bình đẳng nhưng bình đẳng vẫn còn trên lýthuyết, thực tế thì nam vẫn có phần nào ưu thế hơn nữ do những tư tưởng cổ hủ vẫn

âm thầm tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người chúng ta Đó là ý kiến của các em nữsinh lớp 10, lớp 11 và theo các em trong công việc xã hội thì nam nữ có thể gánhvác những công việc, trách nhiệm ngang nhau nhưng trong gia đình người nam vẫn

là trụ cột, là người đứng ra quyết định và gánh vác mọi việc nặng nhọc, quan trọngtrong gia đình, còn nữ giới vẫn là người lo việc nội trợ, chăm sóc chồng con, gìn giữhạnh phúc gia đình:

“trong mỗi con người là em nghĩ là tập tục từ xưa là nó luôn ở trong đầu mỗi người rồi nên chừ là nữ vẫn lo việc bếp núc gia đình, còn nam là đi ra xã hội

và làm chủ gia đình …”

Trang 33

vợ tốt người nội trợ tốt, người mẹ tốt trong gia đình”

(nữ, lớp 10)Các em nữ sinh lớp 12 lại nghĩ trong xã hội bây giờ người nữ không phải baogiờ cũng lo việc nội trợ, họ đã mạnh dạng hơn và luôn vươn lên trong mọi công việc

và trong cuộc sống, họ có thể làm tất cả những việc mà nam giới làm được, thậmchí hiện nay có nhiều người nữ giữ những chức vụ cao trong xã hội:

“ trước đây người nữ thì bao giờ cũng ở nhà để lo việc nội trợ nhưng bây giờ người nữ là khác rồi, phải mạnh dạng hơn xã hội chừ”

(nữ, lớp 12)

“hiện nay có những người phụ nữ rất là giỏi và họ có thể làm được trong tất

cả các ngành nghề, những gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được.”

(nữ, lớp 12)

“thời đại bây giờ thì nữ luôn vươn lên trong mọi công việc và cuộc sống, về công việc thì những chức vụ cao thì nữ vẫn có thể đảm nhiệm”

(nữ, lớp 12)

Trang 34

3.2 QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ QHTD:

3.2.1 Hiểu biết về ham muốn tình dục:

Các em nữ sinh đều cho rằng khi bước vào tuổi dậy thì, các hoocmon trong

cơ thể bắt đầu có nhiều thay đổi dẫn đến sự thay đổi về hình dáng cơ thể, tâm sinh

lý và các hoocmon đó sẽ kích thích con người có ham muốn tình dục:

“Bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, thì con người có những ham muốn về tình dục vì ở giai đoạn này cơ thể là bắt đầu phát triển là dẫn đến những thay đổi về sinh lý ở người nam, người nữ, … sự thay đổi sinh lý đó thì dẫn đến sự thay đổi về tâm lý, ở người nam và người nữ thì bắt đầu có những rung động đầu đời, vào thời điểm đó là cái chuyện nhu cầu về QHTD là nó đã bắt đầu.”

(nữ, lớp 11)

“Bắt đầu dậy thì mình có HMTD, khoảng 14, 15 chi đó, tại vì khi mà tới tuổi

dậy thì thì cơ thể mình sẽ thay đổi nhiều như là thay đổi tâm sinh lý, các hooc-mon trong cơ thể cũng thay đổi, nói chung là cũng gần trở thành người lớn nên những cái hooc-mon thay đổi đó, những cái hooc-mon mới đó thì hắn kích thích mình có những cái HMTD.”

(nữ, lớp 11)

“Bắt đầu bước qua tuổi dậy thì, khoảng 13,14 tuổi, qua tuổi này là cơ quan

sinh dục bắt đầu cũng như về tính cách thì nó bắt đầu phát triển dần, ý thức là cũng đầy đủ hơn khi đó là bắt đầu là cảm thấy thích người khác giới”

(nữ, lớp 10)Theo các em nữ sinh lớp 11 thì ham muốn tình dục là những cảm giác, nhữngham muốn được nảy sinh khi chúng ta đã bước vào tuổi dậy thì và đứng trước ngườikhác giới có những nét khiêu gợi mình, muốn được gần gũi, nói chuyện, nắm tayngười khác giới đó:

Trang 35

“HMTD là những cái mà như mình ham muốn, làm gì đó với người bạn khác giới chẳng hạn, kiểu như là muốn lại gần, nói chuyện hoặc là muốn nắm tay”

(nữ, lớp 11)

Nữ sinh lớp 10 và lớp 12 còn nghĩ rằng ham muốn tình dục không những lànhững cảm giác, những ham muốn được gần gũi, được nói chuyện, nắm tay ngườikhác giới mà còn là những cảm giác, muốn được gần gũi, âu yếm và thậm chí quan

hệ với người đó:

“Khi hai người khác giới gặp nhau, đối diện nhau và nhìn thấy ở nhau

những gì đó,… và cả 2 người đều nảy sinh ham muốn, muốn được gần gũi, muốn được quan hệ”

(nữ, lớp 10)

“Là cảm giác được gần gũi bên người đó, được ấu yếm người đó”

(nữ, lớp 12)Các em nữ sinh lớp 12 còn nhận thấy rằng con người thực hiện những hammuốn đó là để thỏa mãn những dục vọng tức thời của mình và những dục vọng đóluôn tìm ẩn trong mỗi con người:

“Đây là ….một cái, cái gì tìm ẩn trong con người …”

(nữ, lớp 12)

“Là kiểu như họ muốn thỏa mãn một cái dục vọng tức thời hay một khi mô

đó, họ muốn thỏa mãn điều chi đó về tình dục chẳng hạn”

(nữ, lớp 12)

3.2.2 Hiểu biết về quan hệ tình dục:

Hầu hết các nữ sinh nghĩ rằng khi cơ thể có nhiều thay đổi, tức là bước vào dậy thì, thì chúng ta bắt đầu có khả năng QHTD:

Trang 36

“Đến độ tuổi là đối với người nữ thì là lần có kinh đầu tiên, còn với người

nam là lần xuất tinh đầu tiên, đó là dấu hiệu bắt đầu, con người có thể bắt đầu sự sinh sản nên có thể bắt đầu QHTD”

(nữ, lớp 11)

“Khi mà cơ thể thay đổi, có nhiều hooc-mon mới thì mình bắt đầu có ham

muốn tình dục, mà em nghĩ có HMTD thì mình bắt đầu QHTD được rồi”

(nữ, lớp 11)Theo các em nữ sinh QHTD là những cử chỉ âu yếm, gần gũi về thể xác vàcũng có thể là sự giao hợp giữa người nam và người nữ khi họ ở gần nhau hoặc ngủchung với nhau:

“… QHTD là quan hệ trong hai người khác giới về mặt thể xác nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người, nhu cầu về tình dục của con người”

(nữ, lớp 11)

“… là khi cả nam và nữ là … cùng với nhau thực hiện những cử chỉ rất âu

yếm,… âu yếm và có thể là tác động đến các cơ quan sinh dục”

(nữ, lớp 10)

“QHTD là người nam với người nữ là ngủ chung với nhau, cơ quan sinh sản

của họ giao phối với nhau”

(nữ, lớp 10)Khi QHTD nếu tinh trùng của người nam kết hợp được với trứng của người

nữ thì có thể làm cho người nữ mang thai Đây là phương thức để duy trì nòi giốngcủa loài người nói riêng và của động vật có vú nói chung Tuy nhiên khi quan hệnếu sử dụng các biện pháp trách thai thì có thể không mang thai :

“Có thể khi mà đang trong QHTD nếu như vậy thì xuất tinh, tinh trùng trong

người nam và trứng của người nữ có thể kết hợp với nhau và khi đó người nữ có thể mang thai.”

Trang 37

(nữ, lớp 10)

“QHTD là sự tiếp xúc thể xác giữa người nam với người nữ nhưng mà

không nhất thiết là khi QHTD là sẽ mang thai bởi vì bây giờ có nhiều cái phương thức ví dụ như sử dụng những biện pháp để an toàn trong QHTD nhưng mà đó là một nhu cầu của một người khi mà trưởng thành và là một phương thức để duy trì nòi giống.”

(nữ, lớp 12)

3.2.3 Những đặc điểm kích thích HMTD:

3.2.3.1 Đặc điểm của nữ giới:

Các em nữ sinh nghĩ rằng tùy theo tính cách của từng người nam mà người tathích, thậm chí bị kích thích HMTD trước những đặc điểm cơ thể cũng như tínhcách của người nữ:

“Tùy theo cách nghĩ của mỗi người nam, họ khác nhau, có người họ thích

người con gái ăn mặc kín đáo một chút, cũng thường thường nam giới thường thích những người nữ ăn mặc gợi cảm một chút ạ”

(nữ, lớp 12)

“Nhiều bạn thì thích mấy bạn nữ có mái tóc dài, dịu dàng, nói chung khuôn

mặt cũng đẹp gái nè, ăn nói có duyên, dịu dàng, còn nhiều bạn thì thích mấy bạn có

cá tính chút, mạnh mẽ hoặc ăn mặt teen một chút.”

(nữ, lớp 11)

“Tùy theo người nam, có người thích nữ dịu dàng, kín đáo, có người thích

bạn nữ ăn mặc hơn gợi cảm 1 chút”

(nữ, lớp 10)Thường thì những bạn nữ có ngoại hình đẹp, cân đối giữa 3 vòng, khuôn mặt

dễ thương một tí, nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng và cư xử với người khác nhẹ nhàng,thùy mị hay là qua ánh mắt, dáng đi cũng chiếm được sự chú ý, quan tâm của các

Trang 38

“Những người phụ nữ thì có những đường cong rất là gợi cảm, dạng như là

tuyến vú phát triển, vòng eo thon, mông ngực phát triển thì người nớ kích thích người đàn ông”

“Theo em thì về sắc đẹp bên ngoài, cái thứ hai là về tính cách dịu dàng và

biết cách làm đẹp cho mình thì sẽ quyến rũ người nam.”

(nữ, lớp 10)

“Nét quyến rũ của bạn nữ….quan trọng hơn cả đó là tính cách của bạn nữ

đó phải hiền dịu, dịu dàng …”

(nữ, lớp 10)

Trang 39

3.2.3.2 Đặc điểm của nam giới:

“một người nam để mà thu hút em trong đống con trai thì em nghĩ người đó

phải có ngoại hình đẹp, tóc tai, gương mặt hay ánh mắt của họ dễ nhìn.”

(nữ, lớp 12)Theo các em nữ sinh một bạn nam có khuôn mặt đẹp trai, thân hình vạm vỡ

ra dáng đàn ông, học giỏi, ăn mặc bảnh bao, lịch sự thì luôn chiếm được cảm tìnhcủa phía nữ:

“Bạn nam hấp dẫn, đẹp trai, ga lăng một chút, nói chung là học giỏi, ăn

mặc bảnh bao rồi thân hình thì có cơ bắp, nói chung là ra dáng con trai chút chứ đừng có yểu điệu”

(nữ, lớp 11)

“Các bạn có khuôn mặt bỉnh trai, cao, vạm vỡ…”

(nữ, lớp 10)

“… có ngoại hình cũng đẹp, ăn mặc lịch sự và khi giao tiếp với mọi người thì

người đó thể hiện một cái tính cách là một người đang hoàng, chửng chạc.”

(nữ, lớp 12)Bên cạnh có một khuôn mặt bỉnh trai, thân hình vạm vỡ, các em nghĩ ngườinam cần có cách cư xử lịch sự, trang nhã, hòa đồng và có văn hóa với mọi người.Không những thế bạn nam cũng nên biết quan tâm, chăm sóc và chia sẽ với bạn gáicủa mình cũng như những người xung quanh:

“Người nam đó phải biết quan tâm, chăm sóc và biết chia sẽ với mình và tin

tưởng ở mình…”

(nữ, lớp 11)

“Cách ăn mặc của họ là lịch sự và cử chỉ điệu bộ là trang nhã, lịch sự.”

Trang 40

“… đặc biệt là cách cư xử của họ khi mình giao tiếp lần đầu tiên thì mình ấn

tượng với họ, ví dụ vẻ lịch sự hay là giao tiếp có văn hóa hay là chi đó.”

(nữ, lớp 12)

“Phải biết quan tâm đến mọi người xung quanh”

(nữ, lớp 10)

3.2.4 Cách ứng xử của đối tượng:

3.2.4.1 Khi bạn nam có những cử chỉ kích thích người nữ HMTD:

Là con người bất kể nam hay nữ, ai cũng đều nảy sinh những ham muốn vềtình dục khi đứng trước người khác giới có những cử chỉ hay hành động kích thíchmình Đối với các em nữ sinh thì mỗi người có những cách ứng xử riêng của mìnhtùy theo tính cách của mỗi em:

“Em nghĩ là cái việc ham muốn nớ tất nhiên là trong mỗi người nữ ai cũng

đều có nhưng mà theo tính cách của mỗi người, nếu như một người mô mà sống biết giữ mình rồi tôn trọng chính mình, gia đình hay là muốn sự tôn trọng của xã hội thì họ bao giờ cũng kìm chế trước những tình huống như vậy, còn những người sống không biết giữ mình thì họ sa vào tình huống đó.”

“Nói chung thì mình phải tự chủ được bản thân mình … mình phải tự kìm

chế bản thân và hiểu rõ được là mình chưa đủ khả năng để chịu trách nhiệm về hậu quả nếu như gây ra.”

Ngày đăng: 14/04/2016, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Báo người lao động, trao đổi với con về chuyện ấy http://nld.com.vn/2011051110073595p0c1030/trao-doi-voi-con-ve-chuyen-ay.htm (11/07/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: trao đổi với con về chuyện ấy
6. Diệp Từ Mỹ. Kiến thức – thái độ – thực hành về sức khỏe sinh sản của học sinh PTTH Tp.HCM năm 2004. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân YTCC, khoa Y Tế Công Cộng, ĐH Y Dược Tp.HCM. năm 2004.(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức – thái độ – thực hành về sức khỏe sinh sản của họcsinh PTTH Tp.HCM năm 2004
9. Đại học kỹ thuật công nghệ Tp.HCM. Giáo dục giới tính ở tuổi vị thành niên. http://www.hutech.edu.vn/phongctsv/index.php/trang-chu/36-y-te-hoc-duong/210-giao-dc-gii-tinh-tui-v-thanh-nien.html# (17/02/2011)(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giới tính ở tuổi vị thànhniên
10. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Những điều cần biết về bình đẳng giới: một số khái niệm cơ bản về giớihttp://hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=115&NewsId=516&lang=VN(18/06/2011) (13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về bình đẳng giới: mộtsố khái niệm cơ bản về giới
12. Mai Thị Thùy Ngân. Nhu cầu giáo dục sức khỏe của học sinh cấp 3 huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Khóa luận cử nhân Y Tế Công Cộng, khoa Y TếCông Cộng, ĐH Y Dược Tp.HCM. năm 2007.(8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu giáo dục sức khỏe của học sinh cấp 3 huyệnPhú Giáo tỉnh Bình Dương
2. Bách khoa toàn thư. Quan hệ tình dục http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_hệ_tình_dục (22/03/2011) Link
3. Bách khoa toàn thư. Vị thành niên http://vi.wikipedia.org/wiki/Vị_thành_niên (20/03/2011) Link
5. Bùi Xuân Hóa, báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nông Sơn lần thứ 23 nhiệm kỳ 2010 – 2015 Khác
11. Huỳnh Ngọc Vân Anh. Bài giảng sức khỏe vị thành niên. ĐH Y Dược Tp.HCM.(7) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w