2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về quá trình mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam thời phong kiến đặc biệt là ở thế kỉ XVIIXVIII là vấn đề không phải hoàn toàn mới mẻ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhiều mặt vấn đề này. Tuy nhiên việc tìm hiểu về quá trình mở rộng và từng bước xác lập chủ quyền lãnh thổ Việt Nam thông qua các bộ địa chí được biên soạn dưới triều Nguyễn thì lại chưa có công trình nào hoàn chỉnh. Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu hay các hội thảo, hội nghị được tổ chức nhằm nghiên cứu về địa lý lịch sử Việt Nam qua các thời đại ở rất nhiều khía cạnh. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa – Huế (1964). Đó là công trình nghiên cứu lịch sử về cương vực, địa lý, hành chính Việt Nam qua các đời từ thời Văn Lang Âu Lạc cho đến thời Nhà Nguyễn. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã có phần nói về sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua các đời Lý, Trần, Hồ, Lê. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng, cung cấp những tư liệu quý về cương vực lãnh thổ của nước ta qua các đời. Tác phẩm “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, do Nhà sách khai trí xuất bản năm 1969. Đây là một công trình nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vương quốc Chămpa và quốc gia Chân Lạp, về vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Tác giả đã dành một phần nói về cuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng, công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, về quá trình chiếm đất Chămpa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở đất Gia Định, về nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Công trình đã cung cấp nhiều tư liệu quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nước ta nhất là về quá trình mở đất phương Nam nền tảng cho sự hoàn thiện lãnh thổ dưới vương triều Nguyễn. Tiếp đó là hàng loạt những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Đàng Trong cũng như quá trình mở đất phương Nam. Đây là nguồn tư liệu quan trọng cung cấp cho chúng ta những thông tin về quá trình mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam. Đó là các cuốn “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII” của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, xuất bản năm 1995 tại nhà xuất bản Đồng Nai; “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri, do NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1998…
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh dải đất hình chữ “S”hiền hòa, xinh đẹp chạy dài ven biển Đông Hình hài ấy không chỉ là quà tặngcủa tạo hóa ban cho đất nước, con người Việt Nam mà đó còn được ghi dấubởi biết bao mồ hôi, xương máu của người Việt trong quá trình mở rộng vàxác lập chủ quyền lãnh thổ Quá trình ấy được ghi dấu đậm nét nhất dưới thời
kì trị vì của các vương triều phong kiến độc lập, đặc biệt là vào những thế kỉXVII – XVIII Từ một dải đất chỉ tương đương với khu vực Bắc Bộ nước tahiện nay trong thời kì đầu dựng nước, rồi dần trải qua các triều đại Lý – Trần– Lê sơ lãnh thổ ấy được mở rộng tới đèo Cù Mông (ranh giới giữa tỉnh BìnhĐịnh và Phú Yên) và gần như đạt tới sự hoàn thiện như bây giờ ở các thế kỉ
XVII – XVIII Lịch sử ghi nhận đó là quá trình “Nam tiến” mạnh mẽ của dân
tộc nhằm từng bước mở rộng và xác lập chủ quyền lãnh thổ Đại Việt
“Bắc từ Lạng Sơn, nam Hà Tiên Non sông một giải ba kì liền Con Hồng cháu Lạc cùng cư tụ Con cháu còn chăng nhớ tổ tiên?
Tổ tiên gây dựng biết bao công Đánh Lạp bình Chiêm giải mấy đông Nghiệp cả nối noi nên kính úy Sao cho không hổ giống Tiên Rồng” [67; 2]
“Bắc - Nam một dải nối liền” đó chính là của cải vô giá nhất mà tổ tiên
ông cha ta qua mấy ngàn năm dựng và giữ nước đã để lại cho con cháu hômnay Ở đó có biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết baothế hệ con người Việt Nam đã ngã xuống đòi hỏi những thế hệ trẻ hôm nay
Trang 2Lịch sử hình thành và xác lập phạm vi lãnh thổ của dân tộc Việt Namgắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của chế độ phong kiến, gắn liềnvới quá trình mở mang bờ cõi phương Nam dưới các triều đại Đó là cả mộtquá trình gian nan và đầy khó khăn thách thức nhưng không phải ai cũng cócái nhìn tường tận về vấn đề này nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Chính vì vậy, để cung cấp cho mình những hiểu biết sâu rộng và hệthống về lịch sử mở rộng và hoàn thiện của lãnh thổ Việt Nam tôi đã quyết
định chọn đề tài: “Quá trình mở rộng và xác lập chủ quyền lãnh thổ Việt Nam (thế kỉ XVII-XVIII) qua tư liệu địa chí thời Nguyễn” để làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình
Việc tìm hiểu về quá trình mở rộng và từng bước xác lập chủ quyềnlãnh thổ Việt Nam ở những thế kỉ XVII – XVIII thông qua các bộ địa chí xưakia được biên soạn dưới triều Nguyễn có vai trò rất quan trọng bởi đây chính
là nguồn tài liệu có giá trị và đáng tin cậy để khẳng định chủ quyền lãnh thổdân tộc trong thời đại hiện nay Đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm, nhữngđóng góp của các vương triều phong kiến đối với sự khẳng định và hoàn thiệnlãnh thổ dân tộc
Hơn nữa, là một giáo viên Lịch sử, một người con sinh ra và lớn lêntrên đất nước Việt Nam thì việc tìm hiểu quá trình mở rộng và xác lập lãnhthổ Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII còn giúp tôi có cái nhìn tường tận về lịch
sử hình thành của dân tộc mình, từ đó có cái nhìn khách quan trước nhữngluận điệu tuyên truyền sai lệch để truyền tải cho học sinh những kiến thứcchính xác nhất
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về quá trình mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam thờiphong kiến đặc biệt là ở thế kỉ XVII-XVIII là vấn đề không phải hoàn toànmới mẻ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhiều mặt vấn
Trang 3đề này Tuy nhiên việc tìm hiểu về quá trình mở rộng và từng bước xác lậpchủ quyền lãnh thổ Việt Nam thông qua các bộ địa chí được biên soạn dướitriều Nguyễn thì lại chưa có công trình nào hoàn chỉnh.
Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu hay các hội thảo,hội nghị được tổ chức nhằm nghiên cứu về địa lý lịch sử Việt Nam qua các thời
đại ở rất nhiều khía cạnh Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa – Huế (1964) Đó là công
trình nghiên cứu lịch sử về cương vực, địa lý, hành chính Việt Nam qua các đời
từ thời Văn Lang - Âu Lạc cho đến thời Nhà Nguyễn Trong công trình nghiêncứu của mình, tác giả đã có phần nói về sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua cácđời Lý, Trần, Hồ, Lê Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng, cung cấpnhững tư liệu quý về cương vực lãnh thổ của nước ta qua các đời
Tác phẩm “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, do Nhà sách
khai trí xuất bản năm 1969 Đây là một công trình nghiên cứu về vùng đấtphía Nam của Đại Việt, về vương quốc Chămpa và quốc gia Chân Lạp, vềvùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn Tác giả đã dành một phần nói vềcuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng, công cuộc khai phá vùngđất Đàng Trong, về quá trình chiếm đất Chămpa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mởđất Gia Định, về nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên Công trình đã cungcấp nhiều tư liệu quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến độngcủa nước ta nhất là về quá trình mở đất phương Nam nền tảng cho sự hoànthiện lãnh thổ dưới vương triều Nguyễn
Tiếp đó là hàng loạt những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Đàng Trongcũng như quá trình mở đất phương Nam Đây là nguồn tư liệu quan trọngcung cấp cho chúng ta những thông tin về quá trình mở rộng và hoàn thiện
lãnh thổ Việt Nam Đó là các cuốn “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII” của Như Hiên
Trang 4Nguyễn Ngọc Hiền, xuất bản năm 1995 tại nhà xuất bản Đồng Nai; “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri, do NXB Thành phố Hồ Chí Minh
chương quan trọng nói về Nguyễn Hữu Cảnh trong công cuộc “Mở mang miền Nam, bình định và an dân đất Chămpa” (chương 3), “Kinh lược xứ Đồng Nai” (chương 4) và “Bình định vùng đất của Chân Lạp” (chương 5).
Đây là công trình nghiên cứu cung cấp những tư liệu quan trọng về một trongnhững nhân vật có công lớn trong việc mở rộng lãnh thổ, khai phá vùng đấtmới của Đại Việt
Cuốn “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh (1998) ghi chép về Đàng Trong trong thời gianCritstophoro Borri lưu trú tại đây (năm 1621) 12 chương của cuốn sách tậphợp những ghi chép của Critstophoro Borri về quốc hiệu, vị trí và diện tích,
về khí hậu và những đặc tính của Đàng Trong, về đất đai, phong tục tập quán,đời sống sinh hoạt của nhân dân… Những ghi chép của ông không chỉ cungcấp cho chúng ta những tư liệu liên quan đến địa lý lịch sử Đàng Trong mà nócòn cung cấp cho chúng ta rất nhiều tư liệu quan trọng về tình hình chính trị,quân sự cũng như đời sống Đàng Trong, từ đó cho ta một cái nhìn tổng quát
về vùng đất này
Cuốn “Mạc Thị Gia Phả” của Vũ Thế Dinh do Nguyễn Khắc Thuần
dịch, NXB Giáo dục, 2002 đã cung cấp tư liệu trong việc nghiên cứu vùng đất
Hà Tiên và dòng họ Mạc, những người tiên phong trong việc mở mang vùng
Trang 5đất cực Nam của tổ quốc Đọc Mạc Thị Gia Phả, chúng ta biết được nhữngchính sách của họ Mạc trong việc quy tụ dân lưu tán mở đất Hà Tiên như thếnào, chính sách cai trị và mở mang vùng đất mới; về niên đại của sự kiện MạcCửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và thấy rõ được công lao của MạcCửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự nghiệp mở mang bờ cõicủa các chúa Nguyễn.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan đến
quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt như “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX” của Huỳnh Lứa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (2000); “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh (1997) và “Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất
An Giang” của nhà văn Sơn Nam (2006); “Vùng đất cổ miền Đông Nam bộ” của Vương Liêm, “Lược sử vùng đất Nam bộ” của Vũ Minh Giang… Nhiều
tác phẩm, công trình biên khảo, công trình nghiên cứu có giá trị đã cung cấpnhững tư liệu quan trọng và những kiến giải khoa học cho việc tìm hiểu vềquá trình mở rộng và sự hoàn thiện lãnh thổ của Đại Việt
Nghiên cứu về vấn đề địa lý lịch sử Việt Nam còn có các luận án thạc
sĩ, tiến sĩ như luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Nhã với đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng sa và Trường sa” năm 2009; hay luận án “Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn” của Đỗ
Quỳnh Nga (2012) Đó đều là những công trình nghiên cứu có giá trị về địa lýlịch sử Việt Nam ở đất liền cũng như hải đảo
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều hội thảo đã được tổ chức nhằm nghiên cứu
về quá trình mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam nhất là dưới thời các chúaNguyễn và vương triều Nguyễn Trong số đó tiêu biểu là cuộc hội thảo khoa học
về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được tổ chức ở Thanh Hóa (tháng12/2008) đã góp phần cung cấp thêm tư liệu và nhận định về quá trình này
Trang 6Điểm qua quá trình nghiên cứu của các tác giả từ xưa đến nay như vậycho chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề nghiên cứu địa lý lịch sửdân tộc nhưng một điều chúng ta dễ nhận thấy là các công trình đó mới chỉ đềcập tới những khía cạnh nhất định của vấn đề mà chưa công trình nào đề cậpmột cách hệ thống nhất về quá trình mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Namnhư thế nào Cho đến nay, một sự nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ về quátrình này vẫn đang là mối quan tâm, là sự cần thiết đối với những ngườinghiên cứu và học tập lịch sử.
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm sáng tỏ từng bước quá trình
mở rộng lãnh thổ nước ta về phương Nam, đồng thời với đó là quá trình “hợpthức hóa” vùng lãnh thổ ấy vào trong lãnh thổ Đại Việt để từ đó có sự nhìnnhận chính xác nhất về một trong những nội dung vô cùng quan trọng của lịch
sử dân tộc – đó là vấn đề chủ quyền biên giới lãnh thổ
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Trước hết, nghiên cứu vấn đề này nhằm dựng lại một bức tranh có hệ
thống về quá trình Nam tiến mở rộng và từng bước xác lập chủ quyền lãnh thổViệt Nam dưới các triều đại phong kiến Từ đó cho chúng ta có những đánh giáchính xác về công lao của các triều đại phong kiến với quá trình từng bước mởrộng và hoàn thiện lãnh thổ dân tộc
Thứ hai, nghiên cứu vấn đề này còn cho ta thấy sự phát triển của nền
văn hóa Việt Nam dưới triều Nguyễn nhất là về sự phát triển của các tácphẩm lịch sử, địa chí… Đây chính là một trong những đóng góp quan trọngcủa nhà Nguyễn với lịch sử dân tộc mà chúng ta không thể phủ nhận
Đồng thời đây còn là nguồn tư liệu quan trọng nhằm khẳng định chủquyền lãnh thổ đất nước nhất là vùng biển đảo hiện nay
Trang 74 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử hình thành và phát triển của lịch sử lãnh thổ Việt Nam từ xưađến nay luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả Chính
vì vậy có rất nhiều bộ sách, các công trình nghiên cứu, các hội thảo được tổchức về vấn đề này Tuy nhiên trong phạm vi có hạn, luận văn chỉ tập trungnghiên cứu về quá trình Nam tiến mở rộng và xác lập chủ quyền lãnh thổ ViệtNam chứ không phải nghiên cứu về tất cả sự thay đổi địa giới hành chính quacác triều đại
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình Nam tiến mở
rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam thông qua một số bộ địa chí tiêu biểuđược biên soạn dưới triều Nguyễn cuối thế kỉ XIX Đó chính là các cuốn ĐạiViệt địa dư toàn biên (1882) của Nguyễn Văn Siêu và Đại Nam nhất thốngchí (1882) của Quốc Sử quán triều Nguyễn
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình Nam tiến
mở rộng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5.1.Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu gốc đó là các bộ địa chí được biên soạn dưới triều Nguyễnnhư Đại Việt địa dư toàn biên (1882) của Nguyễn Văn Siêu; Đại Nam nhất thốngchí (1882) do Quốc sử quán biên soạn
Các bộ chính sử do nhà nước phong kiến hay cá nhân biên soạn như:Đại việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn,Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
Trang 8Bên cạnh đó còn có các giáo trình, sách chuyên khảo, các bài viết, cáccông trình có liên quan đến đề tài như: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam,Lịch sử Việt Nam…
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, chúng tôi dựa trên quan điểm sử học Mác-xit làkim chỉ nam trong quá trình thực hiện đề tài
Về phương pháp cụ thể, trong đề tài sử dụng các phương pháp chuyênngành: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic… Ngoài ra, còn sử dụng kết hợpcác phương pháp khác như phương pháp sưu tầm, chọn lọc tài liệu, phương pháptổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh và giám định tư liệu để đưa ra những nhậnxét, đánh giá
6 Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này tôi mong muốn có một vài đóng góp sau:
Thứ nhất: Đề tài mong muốn cung cấp bức tranh khái quát nhất về quá
trình Nam tiến mở rộng và xác lập chủ quyền lãnh thổ Việt Nam qua các thời
kì lịch sử nhất là dưới thời các chúa Nguyễn thế kỉ XVII _ XVIII
Thứ hai: Từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về vai trò cũng như
đóng góp của nhà Nguyễn với lịch sử dân tộc trong quá trình mở rộng lãnhthổ, nhất là trên lĩnh vực văn hóa
Thứ ba: Thực hiện đề tài này còn nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước và
ý thức trách nhiệm của các thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay nhằm bảo vệ sựtoàn vẹn lãnh thổ non sông - tài sản vô giá mà ông cha ta để lại
Thứ tư: Đây còn là nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập và
nghiên cứu lịch sử Việt Nam
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bốcục của đề tài còn gồm 3 chương:
Trang 9Chương 1: Nhu cầu mở rộng lãnh thổ và quá trình Nam tiến trong lịch
sử dân tộc trước thế kỉ XVII.
Chương 2: Một số bộ địa chí tiêu biểu được biên soạn dưới triều Nguyễn
và quá trình mở rộng - xác lập chủ quyền lãnh thổ (thế kỉ XVII – XVIII).
Chương 3: Ý nghĩa của quá trình mở rộng, hoàn thiện lãnh thổ đất nước đối với lịch sử dân tộc.
Trang 10CHƯƠNG I: NHU CẦU MỞ RỘNG LÃNH THỔ VÀ QUÁ TRÌNH NAM TIẾN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ XVII
1.1 Nhu cầu mở rộng lãnh thổ dưới các triều đại phong kiến Đại Việt
1.1.1 Động lực thúc đẩy quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ
Lịch sử là những gì đã xảy ra và Nam tiến là điều có thật trong dòngchảy của lịch sử dân tộc Việt Không phải ngẫu nhiên mà từ một vùng lãnhthổ chỉ tương ứng với vùng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay thời mới lập quốc màđến những năm cuối thế kỉ XVII-XVIII lãnh thổ ấy đã được mở rộng chưatừng thấy và dần định hình như bây giờ kéo dài từ Bắc xuống Nam tới tận mũi
Cà Mau Vậy nguyên do từ đâu?
Cũng giống như các dân tộc khác trên thế giới, Việt Nam đã từng trảiqua thời kì lịch sử phong kiến kéo dài với nhiều biến động thăng trầm, thịnh
có, suy có Nếu tính từ sự kiện năm 938, Ngô Quyền xưng vương sau khichiến thắng quân Nam Hán trên dòng Bạch Đằng, mở đầu thời kì phong kiếnđộc lập tự chủ của dân tộc tới sự kiện Bảo Đại – vị vua cuối cùng thoái vịnăm 1945 thì chế độ phong kiến Việt Nam đã trải qua hơn 10 thế kỉ tồn tạivới nhiều triều đại khác nhau Cùng nhìn lại và không thể phủ nhận rằng:nhiều giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc được sản sinh và phát triển rực rỡ ởthời đại này Cũng không thể phủ nhận rằng đã từng có sự tồn tại của mộtquốc gia Đại Việt hùng mạnh bậc nhất khu vực Đông Nam Á cả về kinh tế -chính trị - quân sự trong lịch sử Sức mạnh nội lực ấy đã từng tô vẽ cho thầndân Đại Việt một cuộc sống thái bình thịnh trị; đã từng khống chế được cơntham vọng muốn nuốt trọn một vùng lãnh thổ phía Nam trù phú của các triềuđại phong kiến phương Bắc và sức mạnh ấy cũng đã từng khiến cho các nướcláng giềng lân bang nhỏ bé hơn phải kiêng nể, hơn cả đây còn là “vũ khí”quan trọng để các bậc đế vương từng bước khẳng định giấc mộng phương
Trang 11Nam của mình Ý thức vươn mình tới những vùng đất mới ở phương Nam đểsinh sôi, để sinh tồn luôn được quan dân Đại Việt lưu tâm ngay từ những buổiđầu mới gây dựng giang sơn cơ đồ.
Trong hơn 10 thế kỉ tồn tại ấy, trải qua các triều đại từ Ngô – Đinh –Tiền Lê, Lý, Trần…tới Lê sơ, Lê Trung Hưng rồi nhà Nguyễn, lịch sử chế độphong kiến Việt Nam thịnh suy theo từng triều đại, từng thời kì khác nhau.Nếu như từ thế kỉ X đến XV được coi là thời kì xác lập của chế độ phong kiếnViệt Nam với đỉnh cao là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tậpquyền đạt tới sự hoàn thiện thời Lê sơ thì những thế kỉ tiếp theo được lịch sửghi nhận là thời kì có những bước phát triển mới và từng bước suy vong củachế độ phong kiến Sự phát triển này gắn liền với những biến động của tìnhhình chính trị cũng như sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hóa mà biểu hiệncủa nó là sự nở rộ của hàng loạt các đô thị, các trung tâm buôn bán sầm uất.Hơn thế, thời kì này còn ghi nhận sự mở rộng phạm vi lãnh thổ chưa từng cótrong lịch sử dân tộc, về cơ bản, hình hài đất nước được hoàn thiện gần nhưngày nay Cũng cần thấy rằng, không chỉ đến thời kì này, tức là từ thế kỉ XVItrở đi, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn, quá trình mở rộng lãnh thổ mớiđược tiến hành mà quá trình ấy đã manh nha ngay từ những thế kỉ XI, XII.Nhưng điểm khác biệt ở đây là, nếu ở những thế kỉ trước, đất có được thường
là thành quả của những cuộc chiến chinh phạt với mục đích bảo vệ biên giớilãnh thổ trước sự quấy rối của ngoại xâm là chính thì đến những thế kỉ XVI-XVIII, sự mở rộng ấy còn là cơ sở cho sự sinh tồn của quốc gia dân tộc.Chính vì vậy mà lịch sử đã được chứng kiến quá trình mở rộng lãnh thổ như
vũ bão của Đại Việt chỉ trong khoảng một, hai thế kỉ vào giai đoạn cuối củalịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Cần thấy rằng, lãnh thổ kéo dài đó của nước Việt ta là sản phẩm của cảtiến trình lịch sử bắt đầu từ lúc hình thành Nhà nước đầu tiên, nước Văn Lang
Trang 12- Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương, rồi tiếp tục với công cuộc xâydựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử cho đến giữa thế kỷ XVI đã
mở rộng vào đến vùng Thuận Quảng Thời kỳ các chúa Nguyễn và vươngtriều Nguyễn kế thừa thành quả đó và mở mang vào đến tận đồng bằng sôngCửu Long
Vậy, bối cảnh nào đã thúc đẩy các vua chúa Đại Việt đẩy mạnh quátrình mở rộng biên giới lãnh thổ, đặc biệt là ở những thế kỉ XVII-XVIII?
Không thể phủ nhận rằng một trong những cơ sở quan trọng giúpđẩy mạnh quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ ở những thế kỉ XVII –XVIII chính là nhờ sức mạnh nội lực của quốc gia phong kiến Đại Việtđược tạo lập từ những thế kỉ trước, đặc biệt là ở thế kỉ XV dưới thời trị vìcủa các vị vua triều Lê sơ
Sau khi “Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống”, chấm dứt hơn 1000
năm Bắc thuộc, mở ra cơ đồ mới cho dân tộc thì ngay sau đó các triều đạiphong kiến Ngô – Đinh – Tiền Lê đến Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã nối tiếp nhauxây dựng và phát triển hệ thống quốc gia ngày một hoàn chỉnh Có thể coi cácvương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê là đại diện cho một thời kì lịch sử quá độ
từ ngoại thuộc qua tự chủ đến độc lập Đây là những thế kỉ bản lề góp phầnđặt nền móng cho sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựngchính quyền quân chủ tự chủ cả về kinh tế - chính trị - văn hóa Sự nghiệp đó
sẽ được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới trong những thế kỉ tiếptheo Quả đúng vậy
Dưới các triều đại Lý – Trần, sau đó là Lê sơ, lịch sử một mặt ghi nhậnquá trình chuyển đổi mô hình chính trị mạnh mẽ, từ nền quân chủ chuyên chếtrung ương tập quyền mang đậm nét quý tộc với rường cột là Phật giáo sangnền quân chủ Nho giáo quan liêu Đỉnh cao của sự chuyển đổi đó là sự hoàn
bị của bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế - quan liêu thời vua Lê Thánh
Trang 13Tông (1460 - 1498) Bộ máy chính quyền ở trung ương, địa phương ngàycàng hoàn thiện với đầy đủ các bộ phận riêng lẻ, cai quản từng công việc cụthể trong nước Hệ thống luật pháp cũng được chú trọng đảm bảo việc duy trì
ổn định trật tự của xã hội
Đại Việt thời kì này cũng đã xây dựng được cho mình một lực lượngquân sự hùng mạnh, tinh nhuệ Đây chính là công cụ để duy trì ổn định trongnước, bảo vệ đất nước khi giặc ngoại xâm đồng thời là vũ khí để thể hiện sứcmạnh với bên ngoài Trải qua các triều đại, lực lượng quân đội ngày càngđược tổ chức có quy mô và hoàn chỉnh hơn trong công tác huấn luyện vàtrang bị vũ khí Sức mạnh của lực lượng quân sự Đại Việt được thể hiệnthông qua các thắng lợi trong các cuộc chiến tranh chống sự xâm lược của cáctriều đại phong kiến phương Bắc cũng như trong quá trình dẹp yên sự quấyrối biên giới lãnh thổ của các nước nhỏ lân bang Mà một trong những lánggiềng không mấy thân thiện chính là Cham pa, Chân Lạp ở phía Nam
Sự hùng mạnh của một quốc gia còn thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế,văn hóa - xã hội Thời kì này nền kinh tế - văn hóa dân tộc có nhiều khởi sắc,sức mạnh quốc gia được củng cố vững bền Chính sách chung của các triềuđại đều là đề cao vai trò chỉ đạo và sự can thiệp của nhà nước vào đời sốngkinh tế - xã hội, duy trì sự cân bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian,công hữu và tư hữu Thời kì này, nhân dân Đại Việt ra sức xây dựng một nềnkinh tế tự chủ, toàn diện, vừa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu nhất của đờisống, trao đổi buôn bán với nước ngoài vừa sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu làmchỗ dựa cho một cuộc kháng chiến lâu dài khi có giặc ngoại xâm
Ngay sau khi đất nước thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phươngBắc, các triều đại nối tiếp nhau đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khôiphục, phát triển nền kinh tế, chăm lo đến đời sống của nhân dân
Trang 14Trong các thế kỉ XI-XV, kinh tế nông nghiệp được coi là nền tảng chủyếu, sản xuất nông nghiệp vì vậy cũng được khuyến khích phát triển Trêndanh nghĩa, nhà vua vẫn là người có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất trong
cả nước Các triều đại đều không ngừng mở rộng ruộng đất công, thi hànhnhiều chính sách quan trọng về ruộng đất và tập trung phát triển các ngànhkinh tế đất nước
Chính sách “ngụ binh ư nông” đều được các triều đại chú trọng nhằm
vừa tập trung lực lượng phát triển sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo duy trìlực lượng thường trực cho quân đội khi có chiến sự Hàng năm tất cả quânlính, thợ thủ công của nhà nước và phu dịch trong hoàng cung thay nhau vềsản xuất nông nghiệp, sức kéo trâu bò cũng được bảo vệ Đồng thời, để đảmbảo nền sản xuất và sự sống bình thường của nhân dân các làng ven sông, venbiển, các ông vua còn chú tâm tới công tác chăm lo đê điều, nhiều con đêngăn nước mới được xây dựng như đê Cơ Xá thời Lý, đê Quai Vạc thời Trần,
đê Hồng Đức thời Lê sơ…
Để trông coi việc xây đắp, bảo vệ đê điều, thực thi các chính sáchkhuyến nông, vua cho đặt ra chức quan Hà đê sứ, trông coi việc đê điều Nhờnhững chính sách đó đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triểncủa nông nghiệp Năng xuất mùa màng ngày càng được nâng cao, đời sốngnhân dân được cải thiện và ổn định Trong nước đâu đâu cũng thấy cảnh phồnthịnh Vì thế dân gian thời kì này vẫn thường lưu truyền:
Đứng mãi nào hay ngày đã muộn Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh
Trang 15Không chỉ nông nghiệp mà các ngành kinh tế thủ công nghiệp vàthương nghiệp cũng được nhà nước quan tâm phát triển Nhiều làng nghề thủcông xuất hiện với các nghề như: làm gốm, nghề dệt, đúc chuông, tạc tượng,làm đồ thủ công mĩ nghệ…chợ búa mọc lên khắp nơi Đơn vị tiền tệ và đolường được chấn chỉnh và thống nhất.
Về thương nghiệp, tuy chính sách chung của các triều đại đều là “trọng nông ức thương” nhưng cũng có thể thấy những bước khởi sắc Việc buôn bán
với nước ngoài ngày càng phát triển, thuyền buôn các nước tới Việt Nam buônbán ngày càng đông, từ nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là thuyền buôn TrungQuốc, Java và Xiêm La…Vân Đồn trở thành một trung tâm buôn bán lớn vớingười nước ngoài thời bấy giờ, kinh thành Thăng Long trở thành một nơi buônbán sầm uất Hàng hóa dùng để buôn bán cũng đa dạng và phong phú hơn, chủyếu là các mặt hàng như tơ lụa, đồ gốm, các sản vật địa phương
Có thể khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, quân sựcủa Đại Việt từ thế kỉ XI-XV đã tạo nên một quốc gia phong kiến hùng mạnh ởĐông Nam Á, sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc Đất nướcphát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, dân số tăng lên nhanh chóng Nhucầu về đất đai cho sản xuất, địa bàn cư trú ngày càng trở thành nhu cầu khôngthể thiếu trong chính sách đối nội của các triều vua Điều đó đã thúc đẩy các hoạtđộng khai khẩn, di dân tới các vùng đất còn hoang vu, xa xôi
Những cơ sở kinh tế - chính trị - quân sự đó giúp Đại Việt có thể đươngđầu với mọi khó khăn lúc bấy giờ, bảo vệ được đất nước trước những hànhđộng xâm lược, quấy phá từ bên ngoài Sức mạnh ấy không chỉ giúp Đại Việtlần lượt đánh bại âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc mà còn giúp
cho “cái uy nước lớn” trong tư thế với các nước nhỏ lân bang được củng cố.
Còn nhớ, chiến thắng vang dội trên dòng Như Nguyệt trong kháng chiếnchống Tống thời Lý, thắng lợi vẻ vang trong ba lần kháng chiến chống Mông
Trang 16– Nguyên thời Trần, rồi tới khởi nghĩa Lam Sơn vang dội giành lại độc lậpcho dân tộc… Những thắng lợi ấy không những giúp cho Đại Việt hiên ngangtrong quan hệ với các triều đại phong kiến phương Bắc mà còn khiến cho cácnước láng giềng kiêng nể.
Bấy giờ, hai nước láng giềng phía Nam Đại Việt là Chăm pa - ChânLạp rất hiếu chiến Ban đầu, những cuộc xung đột nhỏ giữa hai nước chỉ diễn
ra ở vùng vùng biên giới, nhưng sau đó có những lần Chăm pa, Chân Lạp còntấn công vào sâu trong lãnh thổ Đại Việt Vì lẽ đó, chính quyền phong kiếnĐại Việt đã phát binh đi đánh dẹp nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và dân cưcủa mình Và trong mỗi trận chiến đó, có nước thắng trận, có nước bại trận.Không thể phủ nhận vì lớn mạnh nên Đại Việt thường xuyên là người chiếnthắng Những chiến thắng mà sau này không chỉ còn bó hẹp ở vùng biên giớihai nước mà nó đã trở thành những chiến thắng quân sự lớn trên lãnh thổ củacác nước láng giềng Chiến lợi phẩm thu được sau mỗi cuộc chiến cũng lớnhơn Đầu tiên là châu báu, vàng bạc sau đó là chiếm đất, giành dân
Như vậy, có thể thấy đặt trong bối cảnh chung trong quan hệ của cácquốc gia Đông Nam Á bấy giờ thì những chiến thắng quân sự đó giống nhưmột chất xúc tác thúc đẩy nhanh hơn nữa những tham vọng mở rộng lãnh thổ
về phía các nước láng giềng phía Nam Đại Việt Sức mạnh trong nước, nhucầu về đất đai cho sản xuất và cư trú cùng với những chiến lợi phẩm thu đượctrong các thắng lợi quân sự là động lực thúc đẩy việc mở rộng lãnh thổ Mặckhác, trong hoàn cảnh thế giới khép kín thời xưa, lẽ sinh tồn của các dân tộcnhỏ không được bảo vệ, cũng như tham vọng đất đai của các nước mạnhkhông bị ngăn chặn bởi luật lệ của các định chế quốc tế hay khả năng canthiệp quốc tế như hiện nay. Chính vì vậy, quá trình Nam tiến được manh nhangay dưới triều Lý thế kỉ XI, trải qua các triều đại Trần – Hồ - Lê sơ tiếp tụcphát triển, đặc biệt là đẩy mạnh hơn bao giờ hết sau thế kỉ XVI
Trang 17Thế kỉ XVI là thế kỉ chứng kiến biết bao thăng trầm của chế độ phongkiến Việt Nam Từ thế kỉ XVI trở đi những biến động liên tiếp về chính trị -
xã hội, rồi sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa… giống như đòn bẩygiúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam nhằm
mở rộng không gian sinh tồn của các thế lực phong kiến Đại Việt
Ngay từ cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, mô hình tổ chức nhà nước cũngnhư các chính sách của nhà Lê sơ đã bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫnnghiêm trọng Hệ thống quan lại hoàn bị nay trở thành một bộ máy quan liêu
cồng kềnh, nạn tham nhũng tràn lan Đặc biệt, thời kì những ông “vua quỷ”
Lê Uy Mục và “vua lợn” Lê Tương Dực nắm quyền, triều đình hoàn toàn mất hết vai trò tích cực, vua quan lao vào con đường ăn chơi sa đọa “Vua quỷ”
Uy Mục là người u tối, lại có tật nghiện rượu, hoang dâm, hiếu sát “Từ khi lên ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân uống rượu vô độ Khi rượu say thì giết cả cung nhân” [43; 131] Hay Lê Tương Dực cũng không kém phần sa đọa “Xa hoa, dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khóa nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là vua lợn” [43; 132].
Vua quan sao nhãng việc triều chính, xây dựng cung điện, lăng tẩm liên miên.Thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên diễn ra, đè nặng lên vai nhữngngười nông dân khốn khổ Quan lại ra sức tung hoành, nhũng nhiễu cướp bóctrong nhân dân Giặc dã nổi lên nhiêu nơi Triều đình, chia bè kéo phái, chémgiết lẫn nhau, bọn quần thần tìm cách thâu tóm quyền lực, ngôi vua chúa bịthay lên đổi xuống liên tục Chưa bao giờ trong lịch sử chế độ phong kiếnViệt Nam lại có sự náo loạn về chính trị như vậy
Chính trong bối cảnh đó, Thái phó Mạc Đăng Dung đã bức vua Lê phảinhường ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc Không chấp nhận điều đó, một bộphận cựu thần Nhà Lê đã nổi dậy chống đối
Trang 18Cụ thể, năm 1532, An Thành hầu Nguyễn Kim đã lập một người concủa vua Lê Chiêu Tông tên là Ninh lên làm vua (ở Thanh Hóa), kêu gọinhững người ủng hộ nhà Lê nổi dậy đấu tranh chống nhà Mạc Một triều đìnhmới được thành lập ở Thanh Hóa, đối địch với nhà Mạc ở Thăng Long, sử cũgọi là Nam triều, để phân biệt với nhà Mạc ở Thăng Long là Bắc triều.
Cuộc chiến Nam – Bắc triều kéo dài hơn 60 năm, từ năm 1533 đến năm
1592, với hơn 30 trận lớn nhỏ để lại biết bao tang thương cho nhân dân, tànphá nghiêm trọng nền kinh tế của quốc gia Cuộc chiến chỉ chấm dứt vào năm
1592, khi quân Mạc bị thua to, tháo chạy lên Cao Bằng
Những tưởng cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc thì đất nước đượcthái bình nhưng ngay sau đó, đất nước lại phải chứng kiến sự đối chọi giữa cáctập đoàn phong kiến mà sử cũ gọi là thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh Đối lậpvới chính trị, kinh tế Đại Việt có sự phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, sự phát triểnnày lại không mang định hướng như những thế kỉ trước, kinh tế nông nghiệpkhông còn là chủ đạo, mà nhường chỗ cho sự phát triển của thương nghiệp Đóchính là biểu hiện của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa
Sự biến động về chính trị cũng như kinh tế - xã hội những thế kỉ XVI –XVIII được coi là nền tảng quan trọng, là động lực chính thúc đẩy quá trình mởrộng và xác lập chủ quyền về phương Nam của chính quyền các chúa Nguyễn
Trong lúc Nam Triều đang hưng thịnh, năm 1545 Thái sư Hưng quốccông Nguyễn Kim đã bị một hàng tướng của nhà Mạc đầu độc Sau khiNguyễn Kim chết, vua Lê trao toàn bộ quyền hành cho Trịnh Kiểm là con rểcủa Nguyễn Kim Ngay lập tức Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ thế lực củaNguyễn Kim, sát hại anh vợ là Nguyễn Uông Nhận biết được mưu đồ củaTrịnh Kiểm đối với dòng họ của mình, Nguyễn Hoàng là em của NguyễnUông đã cho người đến hỏi ý kiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trang 19Lại nói về nhân vật này Người Việt Nam dường như ai cũng biết đếnnhân vật Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) Giới có học ngưỡng
mộ văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm trứ danh “Bạch Vân thi tập”.
Còn quảng đại quần chúng lại biết đến ông qua những điều tiên tri về thờicuộc, vì thế mà dân gian vẫn lưu truyền Sấm Trạng Trình
Điển hình là khi Nguyễn Hoàng có ý “Nam tiến” đã cho người tới hỏi Trạng Trình, ông phán rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nghĩa
là một dãy Hoành Sơn kia có thể yên thân được muôn đời Nghe theo,Nguyễn Hoàng đã nhờ chị gái mình là Ngọc Bảo – vợ của Trịnh Kiểm xinanh rể cho vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá với hi vọng sẽ vừa tránh được âmmưu sát hại của Trịnh Kiểm, vừa có thể âm thầm chuẩn bị lực lượng choriêng mình, chờ cơ hội để giành lại quyền lực
Phải chăng lời tiên tri của Trạng Trình chính là động lực tâm lý, củng
cố thêm quyết tâm Nam tiến của Nguyễn Hoàng, để rồi từng bước gây dựngnên cơ đồ?
Nhận thấy đất Thuận Hóa xa xôi, hiểm trở nên Trịnh Kiểm nhận lời
Trịnh Kiểm dâng biểu tâu vua Lê Anh Tông rằng: “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong Đoan Quận Công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới đỡ lo đến miền Nam” [22; 15] Vua Lê nghe theo và trao cho trấn tiết, phàm mọi
việc đều ủy thác, mỗi năm chỉ việc nộp thuế cho triều đình mà thôi
Vì lẽ đó, năm 1558, Nguyễn Hoàng từ vùng đất Tống Sơn (Thanh Hoá)
đã đưa toàn bộ gia quyến cùng trung thần ở Thanh Hóa, Nghệ An theo đườngbiển vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá, nuôi ý đồ xây dựng cơ nghiệp lâu dài
Trang 20Từ khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá, trước mắt bề ngoài NguyễnHoàng vẫn tỏ ra thần phục vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, việc cống nạpđược duy trì đều đặn Nhưng, bên trong Nguyễn Hoàng ngấm ngầm tìm cáchnhanh chóng khai phá dải đất Đàng Trong, tạo thực lực để đối chọi với tậpđoàn phong kiến Lê – Trịnh về sau Ý đồ lớn lao đó được thể hiện qua lờichăng chối của Nguyễn Hoàng đối với người con thứ sáu Nguyễn Phúc
Nguyên: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, phía Nam có Hải Vân và Thạch Bi, địa thế hiểm trở, thật là nơi để cho người anh hùng dụng võ Nếu biết dạy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ, kháng cự lại nhà Trịnh thì sẽ gây dựng được cơ nghiệp muôn đời” [22; 20] Như vậy, ngay cả
lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, Nguyễn Hoàng vẫn sáng suốt di ngôn cho concháu và quần thần tiếp tục thực hiện sự nghiệp còn dang dở, thể hiện tầm nhìn
xa trông rộng của một vị quân vương có tài
Không chỉ vậy, chân dung Nguyễn Hoàng còn được khắc sâu bởi hànhđộng hết lòng lo cho dân chúng và biết thu phục hào kiệt Chúa Nguyễn chiêu
mộ dân chúng, khuyến khích khẩn hoang, cho phép lập ruộng tư; cấp lươngthực, nông cụ cho tù binh, biến họ thành lực lượng khai hoang Đồng thờidùng chính sách khoan hoà, chinh phục cư dân Champa, Chân Lạp Đó lànhững chính sách mà ông đã tạo ra để đẩy mạnh cuộc khẩn hoang, mở rộnglãnh thổ Mặt khác, ông còn chú tâm thu hút hào kiệt để công cuộc Nam tiến
và xây dựng lực lượng chính quyền Đàng Trong có hiệu quả cao “Bấy giờ ở miền Nam lại có những người tôi giỏi giúp rập như các ông Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến Những người ấy giúp chúa Nguyễn, bày mưu định kế, luyện tập quân lính, xây đồn đắp luỹ để chống với quân Trịnh”
[24; 39-40] Những việc làm trên đã để lại trong lòng người dân Đàng Trong
sự kính trọng và biết ơn vô cùng đối với Nguyễn Hoàng Danh xưng “Chúa Tiên” vì đó mà ra đời.
Trang 21Như vây, Nguyễn Hoàng là vị chúa vừa mưu lược, vừa khôn ngoan lại
có lòng nhân đức, biết thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng, chú tâm phát triểnkinh tế, biết nhẫn nhịn chờ thời cơ, lập chí lớn, mở mang bờ cõi, gây dựng cơnghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau Tất cả những việc làm ấy chỉ cóthể có được ở những nhân vật kiệt xuất, những tên tuổi lớn của lịch sử
Quả không sai khi nhận xét: “Đoan Quận Công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối Cai trị hơn 10 năm, chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ Quan dân hai xứ thân yên tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp Hàng năm nộp thuế má giúp việc quân, việc nước, triều đình cũng được nhờ ” [16; 42]
Sau khi nối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã tiếp tục củng cố chínhquyền, tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh, chỉ nộp thuế hàng năm Năm
1623, Nguyễn Phúc Nguyên tuyệt giao với họ Trịnh, không chịu nộp thuếnữa Lấy cớ đó, năm 1627, họ Trịnh mang quân vào tấn công Thuận Hóa,cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài suốt từ năm 1627 đến năm
1672 với bảy trận chiến lớn nhưng không mang lại thắng lợi cho bên nào, haibên đã lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài Từ
đó nước ta rơi vào tình trạng bị chia cắt lãnh thổ trong suốt 100 năm Cả chínhquyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong sau đó đã ra sức xây dựng bộ máy chínhquyền riêng của mình Đáng ghi nhận hơn cả, đó chính là quá trình các vịchúa Nguyễn nối tiếp nhau mở mang bờ cõi Đại Việt về phương Nam bằngnhiều cách thức, con đường khác nhau
Trang 22Nạn chiến tranh liên miên giữa các thế lực phong kiến Nam - Bắc triềubuộc nhân dân phải phiêu tán, ách áp bức bóc lột của địa chủ quan lại đã làmnông dân khốn cùng, thiên tai liên tiếp trong nửa cuối thế kỷ XVI trở thành
những “nhân hoạ” và “thiên tai” cho nhân dân Để mưu sinh, nhân dân vùng
Thanh Nghệ phải chạy vào Thuận Quảng và xa hơn, lúc bấy giờ còn là đấtChampa, Chân Lạp xưa
Đặc biệt, ở những thế kỉ XVI – XVII, mặc dù lãnh thổ bị chia cắt, songnền kinh tế của Đại Việt vẫn có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thànhquả quan trọng Kinh tế trong nước phát triển, việc buôn bán với nước ngoàicũng được đẩy mạnh Thời kì này, kinh tế Đàng Trong phát triển hơn cả
Ở Đàng Trong chính quyền họ Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sáchnhằm khai hoang, mở rộng điện tích đất sản xuất nông nghiệp Chính sáchkhẩn hoang đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp Đối với các vùng đất mới khẩn
hoang được chính quyền Đàng Trong thực hiện “pháp chế khoan dung giản dị”, nhờ vậy mà kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân
được chăm lo Điều này trái ngược hoàn toàn với bức tranh xã hội ĐàngNgoài Lúc này, ruộng đất công trở thành cơ sở để nuôi quân lính của chínhquyền họ Trịnh, dẫn tới tình trạng nhân dân thiếu ruộng đất để sản xuất, ruộng
tư ngày càng lấn át ruộng công Kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài ngày cànggiảm sút Đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn
Các thương nhân nước ngoài đến buôn bán với cả hai miền ngày mộtđông, với khối lượng hàng hóa trao đổi ngày càng lớn, phong phú và đa dạng
về chủng loại Trong đó nổi bật là các thương nhân phương Tây như Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh Các thương nhân và tàu buôn các nước phươngĐông vẫn tiếp tục đến buôn bán, nổi bật là thương nhân Trung Quốc vàthương nhân Nhật Bản, chợ búa mọc lên khắp nơi Hàng hóa dùng trao đổibuôn bán đa dạng, phong phú nhiều chủng loại và với số lượng ngày càng lớn
Trang 23Thương nhân ngoại quốc tới nước ta để mua những sản phẩm như tơ lụa, đồgốm, trầm hương, các sản vật địa phương Việc buôn bán với thương nhânphương Tây khá phát triển và đó là một tín hiệu lạc quan và có tác động lớnđến sự phát triển kinh tế trong nước và những thay đổi trong xã hội, nhưngcác vua chúa ban đầu chỉ lợi dụng thương nhân các nước phương Tây để muabán vũ khí, phục vụ cho lợi ích, quyền lợi riêng cho mình Bởi vậy mà cácmối quan hệ duy trì không được bền lâu.
Như vậy, có thể khẳng định rằng sự biến động về chính trị thế kỉ XVI, đặcbiệt là ở đầu thế kỉ XVII đã trở thành động lực chính thúc đẩy quá trình Nam tiến
mở rộng lãnh thổ của dân tộc Đất đai lúc này không chỉ đơn thuần là thành quả dĩnhiên mà chiến thắng trong chiến tranh mang lại, mà nó còn là điều kiện tiênquyết quyết định sự tồn tại của chính quyền phong kiến Đàng Trong
Mặt khác, nhu cầu mở rộng biên giới lãnh thổ, nhất là quá trình Namtiến càng được đẩy mạnh hơn nữa cùng với nhu cầu mở rộng diện tích đất đaiphục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như sự gia tăng dân số ngày càng nhanhcủa Đại Việt Khai hoang mở rộng diện tích canh tác và diện tích cư trú sẽđáp ứng tình trạng dân số gia tăng nhanh chóng của một nước nông nghiệp
Xuất phát điểm là nước nông nghiệp nên đa số dân cư Đại Việt là nôngdân Hầu hết người dân Việt đều sống trong không gian làng xã, gắn bó vớiruộng đất công làng xã Tuy nhiên, mỗi làng xã cũng chỉ có một diện tíchruộng đất nhất định Trong khi đó, dân số thì không ngừng gia tăng Nếu cáclàng vẫn giữ mãi số diện tích ruộng đất cũ thì sẽ gây ra tình trạng đông đúc,thiếu đất canh tác hoặc chí ít cũng gây ra những hạn chế do vốn đất hẹp.Chính lẽ đó, công cuộc khai hoang càng trở nên có ý nghĩa Dưới triều Lý –Trần công cuộc khai hoang chủ yếu hướng về phía biển Nhưng càng về sau,cùng với dấu chân đi mở đất mà diện tích quốc gia Đại Việt tiến dần vềphương Nam Người Việt tiến về phương nam để mở đất bằng những biện
Trang 24pháp hoà bình cùng làm ăn và giúp đỡ nhau với người Chăm Do các dân tộccùng đến miền đất mới để làm ăn, cuộc sống quá khó khăn, thiên nhiên khắcnghiệt đã làm cho họ nương tựa vào nhau Và chính những lớp cư dân ĐạiViệt đầu tiên này đã từng bước đặt cơ sở xã hội cho công cuộc Nam tiến củachính quyền phong kiến Đại Việt sau này, nhờ họ mà quá trình sáp nhập lãnhthổ Cham pa, Chân Lạp vào lãnh thổ Đại Việt được tiến hành nhanh chóng vàthuận lợi hơn rất nhiều Như vậy, công cuộc khai hoang không chỉ có ý nghĩa
là mở rộng diện tích đất canh tác cho nông nghiệp mà còn có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong mở rộng diện tích quốc gia dân tộc
Các triều đại phong kiến đều phát triển theo quy luật thịnh suy Sự hưngthịnh thường chỉ gắn với thời kì đầu của các vương triều khi nhà nước còn chăm
lo tới đời sống nhân dân Còn càng về cuối triều đại, vua quan càng sao nhãng,
ăn chơi vô độ, kinh tế ngày càng thất kém, mất mùa xảy ra liên miên Vua quan
ăn chơi xa xỉ, tiềm lực của đất nước không còn vững mạnh như trước nữa Đờisống nhân dân khổ cực, mùa màng thất bát, đất đai sản xuất ngày càng bị thoáihóa và thu hẹp lại Đặc biệt, từ thế kỉ XV trở đi, khi ruộng đất tư ngày càngchiếm ưu thế thì nhu cầu về đất đai sản xuất, địa bàn cư trú mới của nhân dânnghèo đói càng trở nên cấp thiết hơn Rồi, tình trạng chiến tranh giữa các tậpđoàn phong kiến diễn ra liên miên, xã hội rối loạn Điều đó đã làm cho số lượngdân đi li tán, bỏ quê hương đi nơi khác kiếm sống ngày càng nhiều Họ rời bỏgia đình, quê hương của mình để đi tìm một vùng đất mới có thể cho họ cuộcsống tốt đẹp hơn Một bộ phận đã di cư về phía Nam bằng đường bộ và cả trênnhững chiếc thuyền nhỏ đến cư trú sinh sống trên lãnh thổ của các vương quốcphía nam Đại Việt là Champa, Chân Lạp
Như vậy, sự phát triển mọi mặt của quốc gia phong kiến Đại Việt từ thế
kỉ XI đến thế kỉ XV, đặc biệt là những biến động của nền kinh tế - chính trị ởnhững thế kỉ XVI – XVIII đã trở thành động lực chính thúc đẩy quá trình mởrộng biên giới lãnh thổ, nhất là về phương Nam
Trang 25Cũng chính sự phát triển trong nước làm cho những nhu cầu về pháttriển kinh tế, xã hội xuất hiện Những vấn đề về dân số, địa bàn cư trú, sảnxuất của người dân ngày càng gia tăng Những chính sách di dân đi khai phácác vùng đất mới được các triều đại chú trọng và thúc đẩy Chính những nhucầu này khiến các triều đại đẩy mạnh hơn việc mở rộng lãnh thổ Lúc đầu chỉ
là về phía biển để tăng diện tích sản xuất, nhưng khi những biến đổi lớn vềtình hình chính trị trong nước và những thay đổi trong tương quan lực lượnggiữa các nước trong khu vực thì nhu cầu mở rộng lãnh thổ về phương Namngày càng bức thiết hơn Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị chínhquyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài tìm cách tiêu diệt, buổi đầu sức yếu họ phảiđẩy mạnh việc khai phá mở rộng sản xuất trên vùng đất Thuận Quảng Nhưngcàng về sau, quá trình Nam tiến càng được thúc đẩy mạnh mẽ, vấn đề lãnh thổ
đã trở thành vấn đề sống còn cho sự sinh tồn của thế lực phong kiến họNguyễn để rồi sau này khai sinh ra triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sửchế độ phong kiến Việt Nam Đó là vương triều Nguyễn
Hơn nữa, sự tranh chấp để xác lập và bảo vệ chủ quyền giữa các quốcgia cũng nằm trong bối cảnh chung của những cuộc chiến tranh Đông Nam Á
ở thời điểm bấy giờ Quốc gia Chiêm Thành, nằm ở phía Nam nước ta là mộtvương quốc tuy không mạnh nhưng luôn sẵn sàng tấn công xâm chiếm ĐạiViệt khi đủ lực lượng Nhân dân vùng biên giới luôn phải chịu sự quấy nhiễucủa quân Chiêm Sống ở những thung lũng chật hẹp dọc duyên hải, phía tâyngăn cách bởi núi cao, phía đông là biển cả nên họ phải đi tìm những gì họkhông có Người Chàm thường mưu đồ tiến ra Bắc, vào Nam xâm chiếm cácvùng đồng bằng màu mỡ phì nhiêu của Đại Việt và Chân Lạp Các vua Chàmphần nhiều đều hiếu chiến nên thường duy trì một đội quân đông đảo Với độiquân đó, người Chiêm Thành đã bao phen làm khốn khổ các lực lượng đô hộTrung Quốc, quấy phá nước Việt, làm cho Mông Cổ hùng mạnh bậc nhất phải
Trang 26thất bại và rút lui Nhưng cũng chính vì hiếu chiến mà Chiêm Thành đã tựlàm suy yếu chính mình, tạo cơ hội cho dân tộc Việt tiến xuống phía Nam.Còn Chân Lạp cũng dần suy yếu bởi các cuộc chiến tranh nội bộ.
Qua đó, có thể khẳng định, sự tự suy yếu của các quốc gia Chăm pa,Chân Lạp chính là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi thúc đẩy hơn nữaquá trình các vua chúa Đại Việt tiến thẳng xuống phương Nam trù phú
1.1.2 Xu hướng Nam tiến trong lịch sử dân tộc
Việc mở rộng lãnh thổ, mở rộng đất đai sinh sống của mỗi quốc gia,dân tộc vốn là một nhu cầu tự nhiên, một quy luật tất yếu của xã hội Lịch sửdân tộc Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật đó Ngay từ khi mới lậpquốc, các triều đại phong kiến đầu tiên đều đã rất coi trọng việc khai khẩn đấthoang lập nên các xóm làng mới Ban đầu, đất đai được khai phá tập trungchủ yếu ở ven sông, ven biển Nhưng rõ ràng, đây chỉ là những quỹ đất nhỏhẹp so với nhu cầu đất đai sản suất và sinh sống của con người ngày càngtăng theo thời gian Vì vậy mà ông cha ta buộc phải tìm cho mình nhữnghướng khai thác mới Cũng phải kể tới những tác động của sự biến đổi nềnkinh tế - chính trị - xã hội Đại Việt những thế kỉ XVI – XVIII tới quá trìnhnày là rất rõ
Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao ông cha ta lại chọn phương Nam là hướng
mở rộng, bành trướng chính của mình mà không phải bất cứ hướng nào khác?Vấn đề này chính là do lịch sử, địa thế nước ta quy định vậy Về vị trí tiếpgiáp, nước ta phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào -Campuchia còn phía Đông và phía Nam giáp với Biển Đông Nhưng đó làchuyện ngày nay, còn xưa kia, ban đầu lãnh thổ Đại Việt chỉ bao gồm Bắc Bộ
và một phần Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh mà thôi, còn
trở vào Nam là vùng đất của Chăm pa và Thủy Chân Lạp “Nước ta ngày xưa phía Bắc giáp nước tàu, phía Nam giáp Chiêm, Lạp, phía Đông giáp bể lớn,
Trang 27phía Tây giáp Ai lao Ở giữa cái khoảng núi Tản, sông Hồng kia nếu muốn khuếch trương bờ cõi cho rộng lớn thêm để có đủ lực mà lập nên một nước đứng đắn ở Á - Đông, trừ tiến về mặt Nam thì không còn mặt nào hơn nữa Bởi vì mặt Bắc giáp với nước Tàu là một nước lớn, lo chống chọi với họ để khỏi nuốt sống mình còn lo chưa nổi, mong gì khai thác về mặt ấy được; trừ
ra chỉ còn mặt Nam giáp Chiêm Thành, nước Chiêm Thành lại giáp với Chân Lạp, vì cớ đường thủy, đường lục được tiện, vả lại hai dân ấy đều là dân nhỏ
có thể lấn át họ được, vì vậy mà sức bành chướng của dân tộc ta trước sau đều chỉ tràn về mặt nam” [67; 4].
Có thể thấy, với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, “Bắc tiến” là điều không thể Bởi lẽ, mặt ấy có “người khổng lồ” Trung Hoa luôn lăm le nuốt chửng
con mồi nhỏ bé nhưng béo ngậy Đại Việt, vì thế, chống chọi với họ để giữvững nền độc lập đã là khó khăn, huống hồ là mở đất Đó cũng là điều mà ít
có vua chúa Việt Nam nào dám nghĩ tới Phía Đông là biển cả rộng lớn nhưmột ngư trường khổng lồ cung cấp thủy, hải sản cho cư dân Việt bao đời nay.Nhưng ông cha ta cũng không dám nghĩ sẽ tiến xa hơn về mặt ấy bởi lẽ đibiển chưa bao giờ là lợi thế của cư dân nông nghiệp Còn mặt Tây là dãyTrường Sơn hùng vĩ như bức bình phong giống biên giới tự nhiên giữa ĐạiViệt với Ai Lao Vì vậy, tuy Ai Lao nhỏ yếu nhưng lại có núi cao rừng rậmngăn cách, có muốn mở mang cùng không thể được, chỉ còn duy nhất mặtNam Nam tiến trở thành con đường độc đạo trong quá trình mở mang lãnhthổ đất nước
Phía Nam là vùng Thuận Quảng, biên giới giữa Đại Việt với Champa
“Cho đến thế kỉ XVI, trình độ kinh tế vùng Thuận Quảng còn thấp kém, lạc hậu, đương thời được coi là vùng “Ô châu ác địa”, là đất “biên viễn xa xôi”,
là nơi đày ải tội nhân và chiến tù nhưng đất đai thì rộng rãi, khả năng khai thác còn nhiều” [63; 70] Hơn thế giao thương đường biển và đường bộ đều
Trang 28thuận tiện Lúc này, việc tổ chức chính quyền trên vùng đất tiếp giáp Đại Việtcủa Champa còn rất lỏng lẻo, quá trình xác lập chủ quyền lại không liên tục,phải thường xuyên thay đổi đường biên giới do các tranh chấp trong nội bộ và
do các cuộc chiến tranh xâm lấn Đại Việt của một số vua Champa Nhữngnguyên nhân kể trên khiến cho việc quản trị vùng đất này của Champa hầunhư không chặt chẽ và không thường xuyên Bối cảnh đó cho phép mở ra khả
năng “Nam tiến” của dân tộc Đó là xu hướng có tính khả thi và chủ đạo của
các lưu dân Việt trong buổi đầu mở cõi
Mặt khác, quá trình Nam tiến cũng chính là quá trình đổi mới và nângcao sức sống của dân tộc Vùng đất phương Nam mặc dù có những khó khănnhưng cũng tiềm tàng nhiều thuận lợi Với những điều kiện khách quan bênngoài cùng cục diện chiến tranh Nam - Bắc triều trong nước lúc bấy giờ đã
tạo điều kiện chủ quan cho Nguyễn Hoàng tính đến chuyện “Nam tiến” và
“ vùng đất phương Nam từ khi khai phá và định hình lãnh thổ mấy thế kỷ nay vẫn là địa bàn sôi động nhất, bắt buộc mọi người đến đây, không kể điểm xuất phát, phải năng động sáng tạo mới có thể vươn lên trong đấu tranh, xây dựng cuộc sống ”[12; 9] Vì lẽ đó, sau này vùng đất hứa này có cách thức
phát triền và tính cách con người cũng khác biệt so với vùng đất tổ
Con đường Nam tiến là tất yếu trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt nhằmmục đích sống còn Suy đi tính lại thì với một dân tộc vốn xuất phát điểm lànhững cư dân nông nghiệp trồng lúa nước như chúng ta thì liệu có thể đưa côngcuộc bành trướng theo một hướng khác hay không? Chính lịch sử cũng đã trả lờirằng chưa bao giờ chúng ta bị sự quyến rũ của trùng dương, đến mức vượt biểntìm đất sống trong suốt quá trình mở rộng lãnh thổ của mình
Và nếu thay vì Nam tiến, chúng ta vượt dãy Trường Sơn và mangsinh lực của dân tộc lên chinh phục vùng Cao Nguyên, thì vận mệnh củadân tộc có trở thành hứa hẹn nhiều hơn ngày nay không, cả về phương diệntrù phú cho toàn dân, về phương diện tính khí của con người và về sự tiếnhoá của văn minh của chúng ta?
Trang 29Đó chính là những lý do quan trọng lý giải vì sao Nam tiến là lại con
đường đi chính của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử của mình “Nam tiến là một công cuộc mở đất nuôi dân từ năm bảy thế kỷ trở về đây, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng vô biên của nó Từ đời Lý qua đời Trần, đến Hậu Lê, nhờ sự yên ổn vui hòa luôn bốn năm trăm năm, nhân khẩu được gia tăng mạnh khiến vùng trung châu Bắc Việt xưa kia hoang vu rộng rãi là như thế nay đã thành ruộng ấp tốt tươi, nhưng lại cũng vì thế mà đồng bằng Bắc Việt đã trở nên chật hẹp thêm về diện tích canh tác…như thế tất nhiên nguồn sống của dân ta mỗi ngày mỗi đi dần đến chỗ bế tắc” [53; 291]
Phía Nam Đại Việt lúc bấy giờ chính là khu vực mà mọi người thường
gọi là “vùng đất mới” bao gồm lãnh thổ của hai vương quốc Chămpa và Chân
Lạp có lãnh thổ tương đương với một phần dải đất miền Trung và Nam Bộ
ngày nay Đây là một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi và biển “Vùng đất mới” này bao gồm ba khu vực tự nhiên khác nhau, hai vùng đầu có diện tích
tương đối rộng, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp
“Vùng thứ nhất, ngày nay là Quảng Nam, là một đồng bằng phì nhiêu, khoảng 1800 cây số vuông Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung cấp.
Vùng thứ hai tương ứng với vùng đồng bằng Bình Định trù phú ngày nay, có tổng diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác nhau bao quanh Hai thung lũng của vùng đất này được sử dụng nguồn nước của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang.
Vùng thứ ba gồm ba thung lũng thông thương với nhau một cách dễ dàng, một vùng khác biệt, các sách của Trung Hoa được viết trong thời kỳ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 coi đây như là một quốc gia riêng biệt” [28; 21-22].
Đó chính là vùng đất của vương quốc Chămpa hay Chiêm Thành và ThủyChân Lạp, sau này bị chính quyền chúa Nguyễn xâm chiếm, sáp nhập vào lãnh
Trang 30thổ Đàng Trong Trong các bộ địa chí của nhà Nguyễn không chỉ ghi chép rất kĩ
về nguồn gốc lịch sử Chiêm Thành, Chân Lạp xưa kia mà còn trình bày rất cụthể quá trình các triều đại phong kiến Đại Việt từng bước sáp nhập lãnh thổChiêm Thành, lấn chiếm đất đai Chân Lạp để mở mang bờ cõi, hoàn thiện quátrình Nam tiến Đó là cả một quá trình lâu dài hơn 700 năm với nhiều khó khănđược mở đầu dưới triều đại Lý và kết thúc dưới thời các chúa Nguyễn trị vì Vậyquá trình đó diễn ra như thế nào?
Nam tiến của dân tộc ta không phải là một đường thẳng, quá trình dễdàng, đó là cuộc đấu tranh gay gắt để tồn tại trong bối cảnh bấy giờ của các
dân tộc trên bán đảo Đông Dương “Đất thì nhỏ hẹp mà số dân sinh sản một nhiều, sự thế không thể không tìm đường bành trướng… Ba mặt đông tây bắc không phải là con đường có thể tiến được, tự nhiên là phải tiến xuống mặt nam, huống chi dân Chiêm Thành, Chân Lạp ở mặt nam lại thường hay vào quấy nhiễu nước ta, ta chẳng diệt họ thì họ cùng chẳng để cho ta được yên, nhân thế mà nam tiến là một con đường phải đi của ta, mà sự mở mang bờ cõi của nước ta gồm cả ở trong một cuộc Nam tiến vậy” [68; 7]
Điều quan trọng chính là ở chỗ, sau khi mở mang vùng đất mới, cáctriều đại phong kiến đã có những chính sách để thực thi chủ quyền, bảo vệ vàphát triển những vùng đất đó Và quả thực, trải qua hàng thế kỉ, cư dân cácvùng lãnh thổ trên dải đất Việt Nam đã từng bước hòa nhập và trở thành mộtcộng đồng dân tộc thống nhất Đó chính là thành quả vĩ đại của công cuộcNam tiến
1.2 Quá trình Nam tiến trong lịch sử dân tộc trước thế kỉ XVII
1.2.1 Đôi nét về lịch sử các quốc gia Chiêm Thành – Chân Lạp
Mỗi một quốc gia dân tộc dù thời gian tồn tại ngắn hay dài đều có lịch
sử hình thành, phát triển và suy vong của nó Lịch sử ấy ít nhiều cũng để lạinhững giá trị nhất định Đối với lịch sử các quốc gia phía Nam của Đại Việt
Trang 31xưa cũng vậy Vì vậy, quả là thiếu sót khi tìm hiểu lịch sử mở mang bờ cõicủa dân tộc những thế kỉ trước mà lại bỏ qua lịch sử của các nước lân bang ởphía Nam là Chiêm Thành, Chân Lạp Trước khi chính thức hòa chung vàomạch nguồn lịch sử trở thành bộ phận không thể tách rời của Đại Việt, haiquốc gia này cũng đã từng có một nền văn hóa – lịch sử lâu đời, thậm chícũng đã từng hùng mạnh không thua kém mấy Đại Việt ta.
Với ý nghĩa đó, các nhà chép sử phong kiến luôn chú trọng tới những
vùng đất này Trong sách “Đại Việt địa dư toàn biên”, Phương Đình Nguyễn
Văn Siêu đã dành hẳn một chương để phụ chép về các nước láng giềng vớiĐại Việt trong đó nói rất kĩ về Chiêm Thành, Chân Lạp
Chiêm Thành hay Chămpa còn có các tên gọi khác như Hồ Tôn Tinh,Lâm Ấp, Hoàn Vương Hồ Tôn Tinh chính là tên gọi đầu tiên của vươngquốc này được nhắc tới trong truyền thuyết, nằm về phía Nam của nước ta
thời Văn Lang - Âu Lạc “Nước ấy (nước Văn Lang) phía đông giáp Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến Hồ Động Đình, phía Nam đến nước
Hồ Tôn Tinh (sau là nước Chiêm Thành)”[3; 17]
Những tên gọi ấy không chỉ đơn giản là phản ánh sự thay đổi từ quốchiệu này sang quốc hiệu khác mà còn là sự thay đổi từ một quốc gia này sangquốc gia khác, là những mốc lớn trong quá trình phát triển, hoàn thiện củamột quốc gia có tên gọi chung ngay từ đầu là Chămpa
Về địa giới, vương quốc Chiêm Thành chạy dài từ Đèo Ngang (hay còngọi là Hoành Sơn – Hà Tĩnh) cho đến hết địa phận các tỉnh Bình Thuận,Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết và toàn bộ đất đai của các bộ lạc Hoả Xá,Thuỷ Xá (thuộc vùng Tây Nguyên hiện nay) Phía Tây Bắc Chiêm Thànhgiáp với nước Ai Lao còn phía Bắc giáp Đại Việt, phía Nam và Tây Nam giápChân Lạp, phía Đông giáp biển Miêu tả về vị trí của Chiêm Thành, sách Đại
Việt địa dư toàn biên chép có kĩ càng hơn: “Nước này phía đông đến biển,
Trang 32phía Tây đến Vân Nam, phía Nam giáp giới với Chân Lạp, phía Bắc liền với
An Nam, phía Đông Bắc đến Quảng Châu, đi thuyền thuận gió thì nửa tháng đến nơi” [51; 140] Như vậy, có thể thấy lãnh thổ Chiêm Thành không chỉ gần
kề với Đại Việt mà nó cũng rất sát với nước Tàu Chính vị trí tiếp giáp đó đãtạo ra sự tương đồng về mặt lịch sử giữa nước Đại Việt ta và Chămpa khicùng phải chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc
Sau đó khi nhà Hán xâm lược và đô hộ đã chia nước ta thành 3 quậnGiao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thì đất ấy trở thành đất huyện Tượng Lâmquận Nhật Nam Nơi đây, từ rất sớm trong lịch sử (cuối thiên niên kỷ thứ nhấttrước Công Nguyên) đã là địa bàn sinh sống lâu đời của hai bộ tộc Dừa(Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) và Cau (Bình Thuận, KhángHoà, Phan Rang, Phan Thiết) Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào sản xuấtnông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; đặc biệt nhóm cư dân này còn có biệt tài
về đánh bắt cá ở các sông suối và ven biển Sách Đại Việt địa dư toàn biên
cũng chép “Chiêm Thành trước là nước Lâm Ấp, đất của Việt Thường thị ngày xưa, là huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam đời Hán, ở ngoài cõi cột đồng của Mã Viện Huyện Tượng Lâm bề dọc rộng 600 dặm Viện mới mở rộng thêm cõi nam Nhật Nam Đất ấy vào hạt các huyện của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú An ngày nay” [51; 304].
Dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân 3 quận đã nhiều lần sát cánhbên nhau khởi nghĩa để giành lại quyền tự chủ Vào cuối thế kỷ thứ II, năm
192 – 193 nhân cơ hội nhà Hán khủng hoảng và suy yếu viên Công tàohuyện Tượng Lâm là Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân trong huyện nổi dậykhởi nghĩa giành chính quyền Cuộc khởi nghĩa đã lật đổ được chính quyền
Đông Hán, Khu Liên tự xưng làm vua lập nên nước Lâm Ấp “Kể từ đời Hán Thuận Đế năm Vĩnh Hòa thứ 2, Công Tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên, nhân lúc loạn giết chết quan huyện, tự lập nên làm vua, vì là đất
Trang 33huyện Lâm Ấp Tượng quận nhà Tần nên mới xưng là Lâm Ấp Vương, ở thành Điển Sung, cách biển 40 dặm” [51; 304] Từ đây, Tượng Lâm trở
thành một quốc gia độc lập với tên gọi Lâm Ấp
Sau nhiều thế kỉ tồn tại và phát triển, đến cuối thế kỉ VI, dưới sự cai trịcủa Vương triều Gangara, tên Lâm Ấp đổi thành Chămpa (Chiêm Thành) Từ
đó nhân dân Chămpa cũng được gọi là người Chăm “Chămpa chính là tên một loài hoa đẹp, bông trắng, thơm ngào ngạt, có tên khoa học là Micherlia Chămpacea, trong dân gian ta thường gọi là hoa Đại” [33; 157].
Nhà nước Chămpa là nhà nước quân chủ chuyên chế, vua đứng đầu nhànước và là người nắm mọi quyền hành cả về chính trị, kinh tế, quân sự vàngoại giao Ngôi vua được truyền lại theo hình thức cha truyền con nối Dưới
vua có bộ máy quan lại giúp việc, “gồm có hai chức quan to là Tây quận bà
đế và Tát bà địa ca Dưới nữa là thuộc quan, chia làm 3 bậc: Luân đa tinh,
Ca luân tri đế, Át địa già lan Trong số này có 8 viên quan lại cao cấp: 2 đông, 2 tây, 2 bắc và 2 nam, chia giữ các việc hệ trọng Tiếp đến 50 văn lại Ngoại quan chia ra 200 bộ Trưởng quan gọi là Phất la, thứ quan gọi là A luân” [62; 35] Sách Thông khảo chép: “Vua nước ấy hoặc lấy anh làm Phó vương, lấy em làm Thứ vương, đặt ra 8 viên quan cao cấp, đông tây nam bắc mỗi phương 2 viên, đặt riêng hơn 50 quan văn, có những danh hiệu Lang trung Viên ngoại, Tú tài, lại có chức coi kho 20 viên, coi về quân sĩ có hơn
200 viên” [37; 237] Các vua Chăm thường duy trì một lực lượng quân sự
hùng mạnh Quân lính được trang bị cả áo giáp, vũ khí đầy đủ Nhờ lực lượngquân sự hùng mạnh mà các vua Chămpa thường xuyên đem quân tấn côngcác nước láng giềng của mình mở rộng lãnh thổ Trong đó, không ít lần Chăm
pa kéo quân quấy rối biên giới phía Nam của Đại Việt, thậm chí có thời điểmcòn kéo quân ra đánh phá cả kinh thành Thăng Long làm cho các vương triềunhà Trần, nhà Lê phải rất vất vả mới đánh đuổi được
Trang 34Ban đầu khi mới lập quốc lãnh thổ của Chămpa về phía Bắc giới hạn bởi
dãy núi Hải Vân, phía Nam giới hạn bởi dãy núi Đại Lãnh tương đương với
phạm vi thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,Phú Yên ngày nay Nhưng sau đó, với lực lượng quân sự ngày càng lớn mạnh,các vị vua Chămpa không ngừng tiến hành chiến tranh, đánh chiếm các nướcnhỏ xung quanh như Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Bộc, Đô Kiền mở rộnglãnh thổ và uy thế của mình Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Bộc, Đô Kiềnđược ghi chép trong Đại Việt địa dư toàn biên thì đều là lãnh thổ của nước Chi
Kỳ Giới “Nước này ở trong cõi nước Chiêm Thành, đời Tấn, trong năm Hàm Khang, vua Lâm Ấp là Phạm Văn đánh các nước Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Bộc, Đô Kiền, Từ Lang, Kiên Lỗ…đều lấy được cả, đấy là nước Chi Kỳ Giới” [51; 148] Như vậy, từ phạm vi quốc gia từ một huyện Tượng Lâm, lãnh
thổ Chămpa đã mở rộng về phía Bắc đến Hoành Sơn (Quảng Bình) phía Namđến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay
Kinh đô đầu tiên của Chămpa được xây dựng ở Trà Kiệu (Quảng Nam)với tên gọi Shinhapura (thành phố Sư Tử) Đến cuối thế kỉ VIII (756 - 758)
vào năm Chí Đức quốc gia này còn có tên gọi là Hoàn Vương “Sau năm Chí Đức nước ấy đổi tên là nước Hoàn Vương lại gọi là nước Chiêm Bất Lao”[51; 306] Sau đó nửa cuối thế kỉ IX, kinh đô chuyển về Indrapura (tức
Đồng Dương, Quảng Nam) rồi vào Vijaya (Trà Bàn, Bình Định)
Sau đó, đến các thế kỷ XIII, XIV vương quốc Chămpa bắt đầu suy yếu
do dốc nhân lực, tài lực quốc gia vào việc xây dựng đền tháp và các cuộcchiến tranh với các nước lân bang Là vương quốc của một dân tộc kiêu hùng,gan dạ, có một nền văn hóa khá phát triển, với những công trình kiến trúctháp Chăm tiêu biểu, nhưng dân tộc đó lại không thể tồn tại mãi được Vớinhững cuộc chiến tranh liên miên với các nước láng giềng là Đại Việt vàChân Lạp, không chỉ tiềm lực đất nước suy yếu mà khiến lãnh thổ Chămpangày càng thu hẹp và cuối cùng là bị các vua chúa Đại Việt sáp nhập hoàntoàn vào thế kỉ XVII
Trang 35Các chúa Nguyễn chiếm hết đất nước Chiêm Thành thì bờ cõi xứThuận - Quảng tiếp giáp với nước Chân Lạp Nói về Chân Lạp, sách Đại Việtđịa dư toàn biên cũng ghi chép rất kĩ càng ở chương ngoại truyện về các nước
láng giềng của ta xưa kia “Chân Lạp vốn là thuộc quốc của Phù Nam xưa Phù Nam là man di ngoài biên giới đất Tượng quận thời Tần, quận Nhật Nam thời Hán Sau cùng là láng giềng với Lâm Ấp, ở trong cùng vùng biển lớn Hải Tây phía Nam quận Nhật Nam Nước này tròn rộng vài nghìn dặm, thành cách biển 500 dặm, có sông lớn rộng 10 dặm, từ tây bắc chảy xuôi vào biển, đất thấp mà bằng phẳng rộng rãi khí hậu thì mùa đông ấm mà nhiều mây mù (bởi thế có núi gọi là núi Vu ôn) đại khái cũng giống Lâm Ấp” [51; 312].
Trong những thế kỉ đầu công nguyên, vương quốc cổ Phù Nam đã pháttriển và lớn mạnh và lần lượt thu phục hầu hết các vương quốc cổ trong khuvực như Đốn Tốn, Xích Thổ, các vương quốc của người Khmer, người Môn,trong đó có vùng đất Ốc Eo với thị cảng Naravara (vùng đồng bằng Sông CửuLong) Đến đầu thế kỉ VII (năm 649) vương quốc cổ Phù Nam bị những
người Khmer của nước Chân Lạp thôn tính “Tục truyền rằng: có người đàn
bà tên là Liễu Diệp trước làm vua nước ấy Có người nước Khích là Hỗn Điền, mộng thần cho cung tốt, lúc thức dậy đi tìm được cái cung ở gốc cây nơi miếu thần, bèn vượt biển đến ngoại ấp nước Phù Nam, Liễu Diệp đem quân ra chống đánh Hỗn Điền cầm cung thần bắn tên trúng thủng thuyền
và người đứng hầu Diễu Liệp sợ, hàng Hỗn Điền nhân lấy Liễu Diệp làm
vợ chiếm cứ nước ấy, sinh được 7 con chia cho làm vua các ấp Sau dòng dõi ấy suy Tướng là Phạm Tầm lại đời đời làm vua nước Phù Nam … Về sau suy yếu, bị Chân Lạp kiêm tính” [51; 312] Đó là những người Khmer
thuộc ngữ hệ Nam Đảo, nhóm Môn Khmer, sinh sống ở khu vực sông Sê mun và cao nguyên Cò Rạt Tuy nhiên, những người Khmer này sau khichiếm được lãnh thổ của vương quốc Phù Nam đã không tiếp tục tiến
Trang 36-xuống phía Nam mà chỉ dừng lại sinh sống trên vùng đất thuộc lãnh thổCampuchia ngày nay Bởi vậy mà vùng đất phía Nam thuộc vương quốcPhù Nam trước đó vẫn trong tình trạng hoang vắng, thưa thớt dân cư.
Đến đầu thế kỉ VIII, bộ phận ở miền Bắc tức bộ lạc Khmer gốc đã lậplại quốc gia riêng trên trên lưu vực sông Semun, tách khỏi bộ phận ở miềnNam hình thành sau với sự tăng cường của người Khmer Đó là tình trạng
phân liệt mà sử sách chép là “nước chia làm hai”: nửa phía Bắc nhiều núi gọi
là Lục Chân Lạp, đất 700 dặm, vua gọi là Đát Khuất Nửa phía Nam giáp biển nhiều ruộng chằm, gọi là Thủy Chân Lạp, đất hơn 800 dặm” [51; 314].
Lục Chân Lạp bao gồm vùng châu thổ ở trung lưu sông Mê Kông vàvùng Biển Hồ (Tonle Sap), được bao bọc bởi dãy núi Đangrêk ở phía Bắcgiáp với nước Xiêm La (Thái Lan) và dãy Cardamomes ở phía Tây Nam(thuộc phần lãnh thổ của nước Campuchia ngày nay)
Còn Thủy Chân Lạp, ở phía đông Nam của vương quốc, tương đươngvới vùng Đồng bằng Nam bộ nước ta ngày nay, lúc bấy giờ chỉ là những vùngđầm lầy, đất chua phèn, đầy rẫy muỗi, cá sấu, cọp beo
Đến đầu thế kỉ IX, Chân Lạp lại thống nhất và định đô ở Ăngco Từ đóbắt đầu thời kì thịnh trị của Chân lạp trong khoảng 4 thế kỉ từ thế kỉ IX đếnthế kỉ XII Tuy nhiên, một thực tế là sau khi lãnh thổ được thống nhất trở lại,chính quyền Chân Lạp cũng không thể kiểm soát được vùng đất ở phía nam làThủy Chân Lạp nữa Nguyên nhân quan trọng là do tiềm lực của đất nước đã
bị vắt kiệt vào việc xây dựng những công trình đồ sộ và tiến hành những cuộcchiến tranh nhằm củng cố quyền lực và tranh giành lãnh thổ Đến thế kỉ XIV,Chân Lạp đã qua thời kỳ huy hoàng, thường bị những cuộc tấn công củangười Thái làm cho suy yếu dần, phải bỏ Ăngco mà dời đô về Đông Nam.Cũng từ đó, Chân Lạp lâm vào khủng hoảng trầm trọng và kéo dài suốt thờigian sau, cho đến khi thực dân phương Tây vào xâm chiếm
Trang 37Lợi dụng tình trạng bất ổn, loạn lạc của Chân Lạp trước những cuộctranh chấp quyền lực chính quyền chúa Nguyễn đã từng bước đưa dân cư củamình vào sinh sống trên đất Thủy Chân Lạp mà không gặp bất cứ trở ngạinào, rồi lần lượt sáp nhập toàn bộ vùng đất Thủy Chân Lạp vào lãnh thổ củamình Trước khi chưa có cư dân Việt lưu chú thì Thủy Chân Lạp vẫn là vùngđồng bằng hoang vắng, và mãi cho đến thế kỉ XVII - XVIII thì Đồng bằngchâu thổ Sông Cửu Long mới thực sự được khai phá thành đồng ruộng, xâydựng xóm làng, chợ búa sầm uất.
1.2.2 Quá trình khai phá dải đât “Đàng Trong”.
Nói tới quá trình Nam tiến của Đại Việt trước thế kỉ XVII là nói tới quátrình từng bước sáp nhập lãnh thổ Chămpa vào lãnh thổ Đại Việt Quá trình
ấy trải qua nhiều triều đại với nhiều cách thức khác nhau Trong đó, nhữngchiến thắng về quân sự trong các cuộc giao chiến đóng vai trò quan trọng choviệc mở rộng lãnh thổ Bởi sau những chiến thắng quân sự, các nước bại trậnthường phải cắt, dâng đất để chuộc tội, xin đầu hàng và những nước thắngtrận nhận những phần đất đó như những chiến lợi phẩm của cuộc chiến tranh.Trong quan hệ giữa Đại Việt và nước láng giềng Champa ở phía Nam cũngvậy Những chiến thắng quân sự trong những lần giao tranh giữa hai bênkhông kể một lý do nào đó, đã mở đường cho sự mở rộng lãnh thổ của ĐạiViệt Không chỉ mở rộng lãnh thổ bằng con đường quân sự, việc mở rộnglãnh thổ còn được tiến hành theo hình thức hòa bình hay ngoại giao hôn nhânnhư mối quan hệ hôn nhân giữa Đại Việt và Champa thời nhà Trần Dù dướihình thức nào, nhà nước phong kiến Đại Việt đều giành được những thắng lợilớn, quan trọng
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, bước vào thời kì độc lập tự chủ đầu tiênthời Ngô, Đinh, Tiền Lê lãnh thổ nước ta phía Nam mới đến Hoành Sơn (HàTĩnh) Còn từ Quảng Bình trở vào vẫn là lãnh thổ của Chămpa và Chân Lạp
Trang 38Sự tiếp xúc đầu tiên của nhà nước tự chủ của ta với Chiêm Thành ngay
từ những thế kỉ đầu xây dựng nền độc lập nhưng chỉ với mục đích bảo vệ sựbình yên của biên giới lãnh thổ trước sự quấy phá của lân bang chứ chưa có ýthức giành dân, chiếm đất Quá trình ấy chỉ được xúc tiến mạnh mẽ từ triều
to lớn từ phương Bắc như giặc Mông - Nguyên, giặc Minh… mà còn chứng kiến
sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, giáo dục cũng như sự mở rộng lãnhthổ phía Nam Đại Việt
Lúc này lãnh thổ phía Nam của nước ta chỉ tới Hà Tĩnh, giáp gianh vớiQuảng Bình (lúc bấy giờ đang là đất của Chămpa) Cuộc Nam tiến của Đại
Việt đã được triều Lý đi “tiên phong” Các cuộc chiến tranh phong kiến giữa
Đại Việt và Chămpa diễn ra liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của hai nước,hậu quả các cuộc chiến tranh đó để lại là sự hao tổn binh lực, tiền tài của hainước, nhưng quan trọng hơn là sự suy yếu của Chămpa Đại Việt lần lượtchiếm các vùng đất của Chămpa cho đến khi vương quốc này bị diệt vong,biến lãnh thổ Chămpa trở thành một bộ phận lãnh thổ của nước Đại Việt -Việt Nam ngày nay
Trang 39Sự đụng độ giữa hai nước láng giềng Đại Việt – Chămpa diễn ra lúcnày không xuất phát từ nguyên nhân chiếm đất, giành dân của chính quyền
Đại Việt mà là để “trừng phạt” sự quấy nhiễu của quân Chăm pa ở những
vùng biên giới, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân, buộc Chămpa phảigiữ lệ triều cống của một nước chư hầu Lâu dần nó còn nhằm mục đích thểhiện cái uy của nước lớn
Bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông, vấn đề xâm chiếm lãnh thổ củaChămpa mới được thực hiện
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đi tiên phong, đem 5vạn quân để đánh Chămpa Quân Lý đổ bộ, tiến lên đóng quân ở bờ sông TuMao, tướng Chămpa là Bố Bì Đa La dàn trận trên bờ sông Quân Lý tấn công,giết chết tướng của Chămpa, quân Chămpa bị giết vô kể Được tin này, vuaChăm lúc bấy giờ là Chế Củ đã mang gia quyến bỏ chạy, Lý Thường Kiệt đãcho quân đuổi theo và bắt về cùng với hơn 5 vạn tù binh Chế Củ sau khi bị bắtđược đưa về Thăng Long, đã xin cắt đất dâng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý, MaLinh để được tha về Sau đó, nhà Lý đã đổi tên Địa Lý làm Lâm Bình, Ma Linhlàm Minh Linh, chiêu mộ nhân dân đến sinh sống trên các vùng đất này Sựkiện đầu tiên đánh dấu sự sáp nhập một phần đất của Chiêm Thành vào lãnh thổĐại Việt đều được các bộ địa chí ghi chép cẩn thận, sách Đại Nam nhất thống
chí có chép: “Nước ta đời Lí năm Thiên huống bảo tượng thứ 3, Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được chúa là Chế củ đem về, Chế củ xin đem 3 châu Địa lí (Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép là Tư ninh), Ma linh và Bố Chính
để chuộc tội, Thái Tông y cho; Lí Nhân Tông năm Thái Ninh thứ 4 đổi Địa lí làm châu Lâm Bình, Bố chính làm châu Nam bố chính và Ma Linh làm châu Minh Linh (có sách chép là Địa Linh), chiêu dân đến ở, do đấy từ Đèo Ngang trở vào Nam mới thuộc bản đồ nước ta” [57; 6] Châu Bố Chính chính là phần đất ở
phía nam và phía bắc sông Gianh Châu Địa Lý là vùng giữa và miền nam của
Trang 40tỉnh Quảng Bình ngày nay Còn châu Ma Linh là miền bắc tỉnh Quảng Trị
ngày nay “…châu Địa - lý, châu Ma - linh và châu Bố - chính…những châu
ấy nay ở địa - hạt tỉnh Quảng - Bình và tỉnh Quảng -Trị” [24; 41].
Trong lần chiêu mộ dân đi khai phá vùng đất mới này của triều đình đã
có nhiều người dân hưởng ứng tham gia, thực hiện cuộc di cư từ bắc vào namlập nghiệp, đa số họ là những người nghèo khổ và đi theo gia đình, dòng họ.Trong đó châu Lâm Bình là nơi có đất thấp và phì nhiêu hơn hai châu kia nênđược dân cư tới khai khẩn và sinh sống sớm hơn Những ngôi làng đầu tiên
của những cư dân mới trên vùng đất này đã được hình thành “Những người dân di cư cùng một họ thường tụ tập lại cùng một nơi và lập thành một làng
và lấy họ mà đặt tên làng, chẳng hạn như “Nhà Phan” hay xã Phan Xá, “Nhà vàng” hay xã Hoàng Xá… Nhưng chỉ có châu Lâm Bình và châu Minh Linh mới có lối thành lập xã và đặt tên theo họ như vậy, còn châu Bố Chính thì không thấy lệ này” [10; 30-31] Mặc dù số lượng dân cư vào sinh sống trên
vùng đất mới này chưa đông đúc, nhưng chính quyền Đại Việt đã thiết lậpđược chính quyền của mình trên vùng đất cũ của Champa Bộ phận cư dânsinh sống trên vùng đất mới đã nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới,hòa hợp với bộ phận dân cư đã sinh sống ở đây trước đó
Những vùng đất mà chính quyền phong kiến Đại Việt mới chiếm đượcthưa vắng, điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, đất đai đa phần cằn cỗi Bởi vậy trongbuổi đầu tới sinh sống trên vùng đất cũ của Chămpa, những lưu dân người Việtgặp phải rất nhiều khó khăn, họ thường chọn các vùng đất thấp, trũng, gầnnguồn nước để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Số lượng dân cư ít, sống rảirác cùng với việc công cụ sản xuất còn lạc hậu, thiếu thốn đã khiến cho diện tíchkhai phá được chưa nhiều Hơn nữa, chính quyền phong kiến Đại Việt cũngchưa thực sự kiểm soát được vùng đất mới chiếm được Quân Chămpa vẫnthường nhũng nhiễu với ý đồ chiếm lại những vùng đất đã mất vào tay Đại Việt