LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Xã hội học với đề tài “Đánh giá của người dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Xã hội học với đề tài “Đánh giá của người dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân cũng sự giúp đỡ nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô và bạn bè
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn
- ĐHQGHN Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS
Vũ Hào Quang đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong thầy cô giáo và các bạn góp ý
Tôi xin chân thành cảm ! Hà nội, tháng 12 năm 2015
Sinh Viên
Trần Văn Hào
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4.1.Mục đích nghiên cứu 8
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 8
5.1.Đối tượng nghiên cứu 8
5.2.Khách thể nghiên cứu 8
5.3.Phạm vi nghiên cứu 8
6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 8
6.1 Câu hỏi nghiên cứu 8
6.2 Giả thuyết nghiên cứu 9
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
7.1 Phương pháp luận 9
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 10
7.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu 10
7.2.2.Phương pháp quan sát tham dự 11
7.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 11
7.2.4.Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung 12
PHẦN NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13
1.1 Cơ sở lý luận 13
1.1.1 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 13
Trang 51.1.1.1 Lý thuyết hành động xã hội 13
1.1.1.2 Lý thuyết trao đổi xã hội 15
1.1.1.3 Lý thuyết mạng lưới xã hội 17
1.1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 20
1.1.2.1 Đệm lót sinh học 20
1.1.2.2 Hộ gia đình 20
1.1.2.3 Gia đình 21
1.1.2.4 Dòng họ 22
1.1.2.5 Nông thôn 22
1.1.2.6 Ô nhiễm môi trường 23
1.2 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu 23
1.2.1 Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam 23
1.2.2 Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam 24
1.2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu 28
1.2.3.1 Đặc điểm tự nhiên 28
1.2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN XÁ VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LỢN 32
2.1 Thông tin chung về các hộ trong mẫu điều tra 32
2.1.1 Về độ tuổi và giới tính 32
2.1.2 Quy mô hộ gia đình 34
2.1.3 Trình độ học vấn 35
2.2 Hiện trạng chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học trên địa bàn xã Văn Xá 36
2.3 Đánh giá của người dân trên địa bàn xã Văn Xá về việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 41
2.3.1 Tổ chức triển khai thực hiện 41
2.3.1.1.Phổ biến thông tin về đề án 41
2.3.1.2.Tập huấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình 44
Trang 62.3.3 Hiệu quả kinh tế - xã hội 50
2.3.4 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 64
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 68
1 Kết luận 68
2 Giải pháp và khuyễn nghị 70
Tài liệu tham khảo 73
Phụ lục 75
Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn sâu 75
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát kinh tế xã hội 82
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về mô hình chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học 88
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cỡ mẫu khảo sát 12
Bảng 2 1: Độ tuổi của người trả lời 32
Bảng 2 4: Trình độ học vấn của người trả lời 35
Bảng 2 5: Mối liên hệ giữa yếu tố thôn/xóm với quy mô chăn nuôi lợn của các hộ gia đình tại xã Văn Xá 36
Bảng 2 6: Quy mô đàn lợn nuôi trong nông hộ trong toàn tỉnh 37
Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa quy mô hộ gia đình và quy mô chăn nuôi lợn 39
Bảng 2.8: Hoạt động phổ biến thông tin của đề án 41
Bảng 2.9: Đánh giá của người dân về hoạt động phổ biến thông tin của đề án theo từng thôn/xóm 42
Bảng 2.11: Đánh giá của người dân về hình thức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình 47
Bảng 2.13: Xếp loại kinh tế của các hộ gia đình theo thôn/xóm 52
Bảng 2.15: Sự thay đổi kinh tế hộ gia đình so với 3 năm trước đây 54
Bảng 2.16 So sánh hiệu quả làm nền xi măng và làm nền đệm lót 56
Bảng 2.17: So sánh hiệu quả giữa hai hình thức chăn nuôi 59
Bảng 2.18: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai hình thức chăn nuôi 60
Bảng 2.19: Mối tương quan giữa lợi nhuận trung bình trên một con lợn với quy mô chăn nuôi lợn của hộ gia đình 62
Bảng 2.20: Ước tính lượng chất thải rắn và lỏng trong tỉnh Hà Nam năm 2010 64
Bảng 2.21: Mức độ ô nhiễm các loại khí thải do chăn nuôi 66
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1 1: Cơ cấu kinh tế của xã Văn Xá 30 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện quy mô chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình 41 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự khác nhau về đánh giá hoạt động phổ biến thông tin của Đề án giữa phụ nữ và nam giới 44 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá về hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá theo từng nhóm tuổi 48 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi kinh tế hộ gia đình 56 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện hiệu quả kinh tế giữa hai hình thức chăn nuôi 59 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ so sánh lợi nhuận thu được giữa hai hình thức chăn nuôi 61
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đã thực hiện được hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt trong những năm gần đây quá trình này ngày càng diễn ra mạnh mẽ Trong quá trình đó chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án hướng về các vùng nông thôn hơn với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng có nhiều các dự án được triển khai ở khắp các vùng miền và đã phát huy hiệu quả của nó, nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm đi, đời sống kinh tế của người dân ở các vùng nông thôn và miền núi ngày càng được nâng lên.Trong những năm gần đây chăn nuôi chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn của ngành nông nghiệp, góp phần ổn định kinh tế của nước ta Với vai trò là nguồn cung cấp khối lượng thực phẩm lớn nhất hiện nay, ngành chăn nuôi lợn nước ta ngày càng phát triển, trở thành nguồn thu nhập quan trọng với các hộ nông dân và là một trong những nghề có tác dụng ổn định kinh tế, làm giàu hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Nông nghiệp
Tuy nhiên hiện nay người chăn nuôi vẫn dùng một số biện pháp truyền thống như quét dọn, rửa chuồng hàng ngày, tẩy rửa, hay thu gom chất thải cho vào hố ủ hoặc thay thế chất độn chuồng, việc xử lý này còn nhiều hạn chế do tốn nhiều công sức và tiền của, mặt khác có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc gia cầm, thậm chí còn độc hại lâu dài cho môi trường sinh thái Vì vậy, việc nghiên cứu một chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi một cách triệt để, giảm thiểu mùi, tạo môi trường sạch cho sự phát triển của động vật, giảm chi phí cho người chăn nuôi và khắc phục những hạn chế của các chế phẩm cũ trở nên ngày một cấp bách
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm như sử dụng biogas, hồ sinh thái, công nghệ vi sinh… Hiện nay tại Việt Nam đã
Trang 10ứng dụng thành công mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học của Trung quốc, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân lập và nuôi cấy được chủng vi sinh
và đã tiến hành áp dụng thử nghiệm mô hình nuôi lợn tại Xuân Thủy, Hải Hậu tỉnh Nam Định, Sóc Sơn thành phố Hà Nội đều đạt kết quả tốt Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam đã tổ chức cho lãnh đạo huyện, xã và một số hộ chăn nuôi huyện Lý Nhân, Bình lục, Kim Bảng thăm quan mô hình tại Sóc Sơn Hà Nội, được mọi người đánh giá kết quả tốt, khắc phục được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Tỉnh Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với diện tích 86.049,4 ha, dân số 846.653 người (năm 2014), bao gồm 05 huyện, 01 thành phố là một trong những tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển vùng chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho Thủ đô Hà Nội
và các tỉnh lân cận
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh
đã thường xuyên chỉ đạo và đề ra các chính sách hỗ trợ, đầu tư thúc đẩy chăn nuôi phát triển, vì vậy chăn nuôi những năm qua phát triển mạnh mẽ, năm 2010 giá trị ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng hơn 40% trong nông nghiệp Đàn lợn của tỉnh phát triển mạnh, năm 2000 có 278.400 con đến năm 2010 đã tăng lên 367.750 con, tăng bình quân 102,82% năm Tuy nhiên chăn nuôi tỉnh ta vẫn chủ yếu phân tán trong dân cư chiếm 94%, chăn nuôi trang trại và doanh nghiệp chỉ chiếm 6% trong tổng đàn.Sự phát triển của chăn nuôi lợn tại Hà Nam ngày càng được mở rộng về quy mô đàn lợn và diện tích chuồng trại Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi và ngày càng nhiều dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn.1
Để phấn đấu đạt được mục tiêu nâng cao thu nhập cho nông dân, tỉnh Hà Nam
đã trển khai rất nhiều các chương trình, đề án như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2011-2015, Đề án phát triển
1
Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2013 của
Sở NN và PTNT tỉnh Hà Nam
Trang 11sản xuất nấm ăn giai đoạn 2012-2015…Tỉnh Hà Nam cũng đãxây dựng nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi như: hỗ trợ chăn nuôi tập trung, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ bằng công nghệ đệm lót sinh học, thí điểm mô hình liên kết ba nhà cung ứng thức ăn chăn nuôi và tín dụng ngân hàng Các chương trình hỗ trợ này được người dân hết sức phấn khởi và tích cực tham gia thực hiện
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển chăn nuôi hiện nay nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng thu nhập cho người nông dân, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, việc xây dựng Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015 " là hết sức cần thiết nhằm giải quyết được nạn ô nhiễm môi trường và duy trì số đầu con chăn nuôi trong toàn tỉnh
Công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn được đưa vào thí điểm tại Việt Nam từ năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hà Nam Đề án này được thực hiện năm
2010 tính đến nay đề án này đã thực hiện được hơn 4 năm và đã phát huy được hiệu quả rất cao trong việc phát trển kinh tế hộ gia đình tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện công nghệ Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về công
nghệ này, xuất phát từ thực tế trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá của người
dân về việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn đối với các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” Đề tài sẽ tiến hành tiếp cận
dưới góc độ xã hội học để tìm hiểu xem người dân đánh giá như thế nào về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ? Đề án có mang lại những hiệu quả tích cực cho người dân hay không nếu không thì nguyên nhân là do đâu, từ đó có thể đề xuất các khuyến nghị để khai đề án một cách có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc vận dụng lý thuyết trong xã hội học sẽ giúp cho người đọc thấy rõ hơn về những đánh giá của người dânvề việc triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh
Trang 12này hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ và chứng minh cho tính thực tiễn của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử - chủ nghĩa Mác Lênin, lý thuyết hành động
xã hội, mạng lưới xã hội…Đồng thờicung cấp thêm một số thông tin cụ thể về hiệu quả của việc triển khai thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợndưới cách nhìn nhận và đánh giá của người dân trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiện cứu và thu thập những số liệu cụ thể để tìm hiểu về những đánh giá của người dân trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn Qua đó đánh giá về hiệu quả của việc triển khai thực hiện đề án qua cách đánh giá, nhìn nhận từ phía người dân, những người được hưởng lợi trực tiếp từ đề án Từ đó có thể đề xuất một số khuyến nghị nhằm triển khai Đề án một cách có hiệu quả hơn
3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững
về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều dự
án được triển khai ở các vùng nông thôn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn Theo đó cũng đã có rất nhiều các đề tài, công trình nghiên cứu hay bài viết đề cập đến vấn đề này:
- Đề tài Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Cao Trường Sơn và cộng sự (2011), cho thấy nguồn chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn là khoảng 30 tấn chất thải rắn và 600
m3 nước thải/ngày Hiện tại các trang trại nuôi lợn của Văn Giang áp dụng khá
Trang 13nhiều các biện pháp xử lý chất thải khác nhau trong đó phổ biến nhất là các biện pháp như: Biogas với 47,62%; bón cho cây là 38,10%; sử dụng làm thức ăn cho cá với 52,38%; thu gom phân để bán 28,57%, ủ compose là 9,52% Tuy nhiên tỷ lệ chất thải không xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn ở mức cao với 28,57% Chất lượng môi trường nước mặt của các trang trại lợn là khá xấu Trong đó, mức độ ô nhiễm nước ở các ao nuôi Cá trong mô hình VAC và AC nhẹ hơn nhiều so với mức độ ô nhiễm ở các ao, hồ, kênh, mương xung quanh hai hệ thống VC và C Nước ngầm hầu hết các trang trại lợn đều bị nhiễm bẩn nitơ vô cơ, trong đó nồng độ NH4+ đã vượt quá ngưỡng cho phép của QCVN09/BTNMT và QCVN01/BYT Mùi và tiếng ồn phát sinh từ các trang trại nuôi lợn chỉ tác động trong phạm vi 100 m quanh trang trại nên chỉ các trang trại nằm trong khu dân cư mới ảnh hưởng tới đời sống của người dân
- Trong đề tài nghiên cứu Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng, Vũ Đình Tôn và cộng
sư (2008), tiến hành tại 12 trang trại chăn nuôi lợn của ba tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh Kết quả cho thấy, Trung bình mỗi một trang trại có lượng chất thải rắn và chất thải lỏng được thải ra hàng ngày tương đối lớn (50 - 260 kg chất thải rắn; 3 - 20 m3 nước thải) Việc sử dụng hệ thống biogas để xử lý chất thải đã giảm thiểu đáng kể nồng độ BOD5 và COD trong nước thải: BOD5 trong nước thải
ở chuồng lợn nái giảm 75,0 - 80,8 %, chuồng lợn thịt giảm 75,89 - 80,36 %; COD ở chuồng lợn nái giảm 66,85 %, ở chuồng lợn thịt giảm 64,94 - 69,73% Tuy nhiên, nồng độ COD sau khi xử lý qua hầm biogas vẫn còn cao hơn chỉ tiêu vệ sinh cho phép (CTVSCP) Nồng độ sulfua hoà tan giảm được đáng kể, song vẫn còn cao hơn CTVSCP từ 3,63 - 7,25 lần Nitơ tổng số giảm 10,1 - 27,46 % Nồng độ Cl- thay đổi không đáng kể khi qua hầm biogas Nồng độ Cu2+ và Zn2+ trong nước thải sau khi
đã qua hầm biogas đều nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên các vấn đề về hiệu quả kinh tế, đánh giá từ phía của các hộ chăn nuôi về công nghệ này lại chưa được tác giả đề cập đến
Trang 14- Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam của Vũ Minh Thìn (luận văn thạc sỹ 06/2014) Trong đề tài này tác giả
đã đi phân tích 10 mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm men vi sinh HUA Biomix trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đồng thời đánh giá ưu nhược điểm của nền đệm lót sinh học tác động đến phương thức chăn nuôi nông hộ Tác giả cũng xác định được tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, vi sinh vật hiếu khí, vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (Coliform) trong nền đệm lót sinh học theo thời gian Tuy nhiên trong đề tài lại không đề cập đến những đánh giá về hiệu quả của việc triển khai thực hiện đề án trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Bài viết “Hiệu quả từ mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi” của tác giả Thanh Nga đăng trên trang web của Hội nông dân Việt Nam ngày 04 tháng 12 năm
2014 Bài viết đã tổng kết sơ bộ về hiệu quả chung của việc triển khai thực hiện mô hình này, Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trên cả nước có 691 trang trại và57.755 hộ có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà với tổng số khoảng 5.400.000 m2 nền đệm lót; 28 trang trại và 3.658 hộ có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn với tổng số khoảng 70.000 m2
nền đệm lót Thực tế triển khai ở nhiều địa phương như Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cà Mau cho thấy: sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gà nếu được làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm công vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng trừ bệnh cho lợn Lợn không bị thối bàn chân hoặc què chân, lông da bóng mượt và sạch Đặc biệt, nuôi lợn theo mô hình này hạn chết được tình trạng ô nhiễm môi trường (mùi hôi, ruồi, muỗi…) Đặc biệt, cách làm và vận hành đệm sinh học không phức tạp, các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng được
- Bài viết “ Sử dụng đệm lót sinh hoc trong chăn nuôi lợn, nuôi gà hiệu quả” của tác giả Vũ Bá Quan trên báo Nông dân làm giàu ngày 15/04/2014 Trong bài viết này tác giả đã phân tích lợi ích của việc chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học và kỹ thuật chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học: kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cách ủ men vi sinh Lợn con nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh,
Trang 15đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt Lợn nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch, thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh Làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm Từ đó cải thiện môi trường sống cho người lao động và tạo cơ hội có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cư Nuôi lợn không cần thay phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân công, lượng nước và lượng điện dùng.Tuy nhiên trong bài viết tác giả mới chỉ nêu một cách khái quát về hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, nuôi gà tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bài viết: “Lối thoát cho chăn nuôi nông hộ” của tác giả Kế Toại, đăng trên Báo nông nghiệp Việt Nam ngày 26/05/2014 cũng đã có những đánh giá về hiệu quả của việc ứng dụng mô hình đệm lót sinh học vào trong nuôi Trong bài viết, tác giả đã nêu khái quát về tình hình chăn nuôi ở nước ta Năm 2013, cả nước có tổng đàn trâu
là 2,6 triệu con, đàn bò 5,2 triệu con, đàn lợn 26,3 triệu con và đàn gia cầm là 314,7 triệu con Theo đó, sản lượng chăn nuôi và cơ cấu sản phẩm đều tăng trưởng mạnh Tuy nhiên, so với chăn nuôi trang trại, hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ trọng tương đối lớn Tính đến tháng 11/2013, 40/63 tỉnh thành trong cả nước đã có
mô hình áp dụng ĐLSH trong chăn nuôi Trong đó có 752 trang trại và trên 61 nghìn hộ gia đình áp dụng với tổng diện tích 5,74 triệu m2 ĐLSH Công nghệ này đang phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nam với 3.000 hộ, Bắc Giang 208 trang trại và 49 nghìn hộ Các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn phát triển mô hình, bước đầu gặp một số khó khăn về công nghệ, nguyên liệu và quy trình áp dụng tuy nhiên bài viết mới chỉ đánh giá khái quát về hiệu quả kinh tế của việc triển khai đề án trong thời gian vừa qua
Chính vì vậy mà vấn đề đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự
án ở các vùng nông thôn đã có nhiều các nhà nghiên cứu cũng như các bài viết đề
cập đến vấn đề này tuy nhiên chưa có một đề tài nghiên cứu nào vềviệc Đánh giá
của người dân về việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn đối với các
hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Trang 164 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về những đánh giá của người dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghi ̣ với người dân , vớ i chính quyền đi ̣a phương và với Đ ề án để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghê ̣ đê ̣m lót sinh ho ̣c trong chăn nuôi lợn
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học trên địa bàn xã Văn Xá huyện kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Người dân trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Namđánh giá như thế nào về hiệu quả của việc chăn nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học ?
- Đề án có mang lại những hiệu quả tích cực cho người dân hay không nếu không thì nguyên nhân là do đâu, từ đó có thể đề xuất các khuyến nghị để khai đề án một cách có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá của người dân về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2015 – 12/2015
6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 17 Hiện trạng chăn nuôi lợnbằng công nghệ sinh học trên địa bàn xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào ?
Việc Ứng dụng mô hình này có đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống hay không ?
Các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Xá đánh giá như thế nào về việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Xá được triển khai rộng rãi ở khắp các thôn/xóm, được đông đảo các hộ gia đình tham gia
Quy mô hộ gia đình không có mối quan hệ với quy mô chăn nuôi của các
hộ gia đình
Người dân trên địa bàn xã Văn Xá đánh giá rất tích cực về hiệu quả kinh
tế của việc Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ
sở phương pháp luận cho nghiên cứu của mình
Trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu đề tài đã chỉ
ra cách nhận thức và giải thích các hiện tượng ,các quá trình xã hội luôn luôn nằm trong nằm trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau và có tính quy luật giữa chúng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khảng định rằng chỉ có một thế giới vật chất thống nhất ,thế giới đó bao gồm vô vàn những thuộc tính,những yếu tố khác nhau không ngừng biến đổi và tất cả đều nằm trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
vì vậy tất cả các yếu tố phụ thuộc xã hội loài người cũng không nằm ngoài qui luật
đó
Đề tài cũng lấy triết học Mác –Lê Nin làm phương pháp luận cho nghiên cứu
Trang 18triển xã hội thừa nhận quan điểm lịch sử cụ thể đối với sự nhận thức đối với các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội ,thừa nhận quan điểm nhận thức xã hội ,tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội sẽ như thế ấy.Sự thay đổi của tồn tại xã hội sớm hay muộn cũng dẫn tới sự thay đổi của ý thức xã hội,ý thức xã hội không thể tồn tại độc lập mà nó luôn luôn phụ thuộc vào tồn tại xã hội bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp như Mác đã từng nói”Ý thức con người trước hết là là ý thức về những hoàn cảnh gân nhất có thể cảm giác được và ngay cả những ảo tưởng được hình thành trong đầu óc con người cũng là sản phẩm của quá trình sinh hoạt vật chất của con người đồng thời ý thức xã hội cũng là một mặt không thể tách rời của tồn tại xã hội trong đời sống sinh hoạt
nó là hoạt động tinh thần không thể tiếu của con người nhờ nó mà hoạt động xã hội của con người có tính tự giác đồng thời nó có thể thúc đẩy hoạc kìm hãm tồn tại xã hội tùy thuộc vào múc độ phù hợp
Trong đề tài này, tác giả sẽ tiến hành tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều chiều cạnh khác nhau, phương pháp tiếp cận từ dưới lên trên (từ các hộ gia đình được hưởng lợi trực tiếp từ dự án đến đơn vị quản lý dự án) và phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới (từ đơn vị quản lý dự án xuống các hộ gia đình) nhằm thu thập thông tin, nghiên cứu vấn đề một cách khách quan và khoa học nhất Chính vì vậy, tác giả sẽ sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu về Hiệu quả cuả việc thực hiện dự án Đưa mô hình đệm lót sinh học vào trong chăn nuôi lợn đối với các hộ gia đình Bốn (04) phương pháp cụ thể
sẽ được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm: (i) Phân tích tài liêu; (ii) Phương pháp quan sát tham dự (iii) Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các hộ gia đình; (iv) Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu liên quan đến Đề án cũng như là các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong những năm gần đây đã được tác giả thu thập nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình:
Trang 19- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012, 2013 và
2014 của xã Văn Xá huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Các tài liệu liên quan đến dự án
Ngoài ra đề tài cũng kế thừa có chọn lọc những tác phẩm, những công trình khoa học của các tác giả đi trước trong lĩnh vực này để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài
Qua việc phân tích tài liệu, tác giả có thể nhận thấy khía cạnh nào của vấn đề
đã đi sâu nghiên cứu, khía cạnh nào chưa được nghiên cứu để đề tài tiếp tục tìm tòi, khám phá tạo nên giá trị khoa học của đề tài
7.2.2 Phương pháp quan sát tham dự
Mục đích của việc quan sát là nhằm tìm hiểu điều kiện sống thực của các hộ gia đình: Nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, đặc biệt là mô hình chăn nuôi lợn của các hộ
gia đình (quy mô chăn nuôi, cách thức xây dựng chuồng trại, ủ men vi sinh…)
Thời gian quan sát mỗi hộ gia đình khoảng 1 giờ bao gồm cả việc hỏi thăm sức khoẻ và các vấn đề khác trong cuộc sống
Đối tượng quan sát cả những hộ áp dụng mô hình đệm lót sinh học vào trong chăn nuôi lợn cũng như là các hộ không áp dụng mô hình này vào trong chăn nuôi lợn
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu được ấn định khoảng 50% số hộ, các hộ
được phỏng vấn được lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp phân khoảng dựa trên danh sách hộ ởcác thôn trên địa bàn xã (thôn Đặng Xá, Điền Xá, Tranh Thôn và thôn Trung Đồng) Danh sách các hộ này được UBND xã vàtrưởng thôn/xóm cung cấp Tổngsố hộ gia đình được khảo sát bằng bảng hỏi là 125 hộ/260hộ gia đình trên địa bàn toànxã Văn Xá tham gia vào đề án sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi Một số lượng mẫu dự phòng cũng được chọn ra để thay thế trong trường hợp không thể tiếp cận số hộ nào đó trong mẫu Tuy nhiên, sự thay thế này rất hạn chế
để đảm bảo tính đại diện ngẫu nhiên khách quan
Trang 20Người được hỏi là chủ hộ (chồng hoặc vợ) hoặc chủ hộ thực tế- là người trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi lợn của gia đình và có vai trò kinh tế chính trong
hộ Trong quá trình điều tra, tác giả cũng có chú ý đến tỷ lệ người trả lời là nam/nữ
để đảm bảo tính đại diện giới Các thông tin thu thập được từ hiện trường sẽ được tác giả mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS
7.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung
Để đảm bảo những thông tin thu được cụ thể, chính xác đảm bảo tính khách quan, ngoài 125 hộ gia đình được khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả cũng đã tiến hành phỏng 8 cuộc phỏng vấn sâu đối với những người cung cấp thông tin chính bao gồm
có 1 cán bộ của Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 1 cán bộ thuộc phòng nông nghiệp huyện Kim Bảng, 1 lãnh đạo UBND xã, 2 trưởng thôn và 5 hộ gia đình chăn nuôi lợn bằng việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học (Danh sách những người tham gia phỏng vấn sâu đã được đính kèm trong phụ lục 2)
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã tiến hành thảo luận nhóm (1 cuộc) đối với cán bộ thuộc Sở nông nghiệp, cán bộ phòng nông nghiệp huyện và các cán
bộ hợp tác xã nông nghiệptrực tiếp triển khai, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia đình
Tác giả cũng đã tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung đối với các hộ gia đình chăn nuôi lợn bằng việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học ở các thôn Chanh thôn, Đăng xã và thôn Trung Đồng để có được thông tin khách quan, đa chiều và
Trang 21toàn diện về việc đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.1.1 Lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết hành động xã hội hướng vào giải thích những động cơ khác nhau của hành động khi cá nhân nhận thức rõ ràng nhu cầu cũng như cân nhắc và thăm dò tính hợp lý của hành động sẽ thực hiện Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội V Pareto, Max Weber, sau này T.Parson, V Pareto
Pareto nhà xã hội học người Ý, là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ hành động
xã hội khi ông chỉ ra 2 loại hành động xã hội của con người là hành động mang tính logic và hành động phi logic
Bên cạnh đó thì Pason khi nghiên cứu về hành động xã hội, ông lại đặt chúng nằm trong một chỉnh thể về hệ thống hành động xã hội Ông cho rằng: “hành động
là một quá trình trong một hệ thống tác nhân – tình huống mà hệ thống đó có ý nghĩa động cơ đối với tác nhân cá nhân, hay trong trường hợp của một tập thể, các
cá nhân thành viên của tập thể”2 Theo Parson cái bản chất của hành động là cá nhân không những “phản ứng” đối với một “kích thích” nhất định của tình huống
mà còn phát triển một hệ thống các “kỳ vọng” đối với các đối tượng khác nhau của tình huống xã hội.Theo Parsons, một đơn vị hành động được cấu tạo bởi năm yếu tố vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan:
- Mục đích của hành động
- Phương tiện thực hiện để hành động
- Điều kiện diễn ra hành động
Trang 22- Các chuẩn mực để lựa chọn mục đích và phương tiện hành động cho phù hợp
- Sự nỗ lực những thao tác, công việc cần làm để thực hiện hành động
Cấu trúc của hành động được quy chiếu, triển khai trên các cấp độ hệ thống khác nhau trong đó hệ thống xã hội chỉ la một trong các hệ thống của nó Parsons phân biệt ít nhất bốn cấp độ hệ thống và cho rằng thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân, hành động của con người được hình thành và biểu hiện trên cấp độ hệ thống từ cấp hành vi của cơ thể lên cấp nhân cách, cấp xã hội và cấp văn hóa Tất cả các cấp độ
hệ thống hành động từ cấp hành vi đến cấp văn hóa đều phải đương đầu với các vấn
đề về chức năng “những nhu cầu” của tổng hệ thống, đó là vấn đề thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu
Hành động được hình thành các kiểu, loại, hay dạng thức khác nhau là do tác động của những yếu tố định hướng mà Parsons gọi là các biến khuôn mẫu Parsons nêu ra năm biến khuôn mẫu của việc xác định vai trò đó là:
- Sự lựa chọn động cơ, tình cảm giữa sự thiên vị và sự vô tư
- Sự lựa chọn lợi ích giữa các cá nhân và lợi ích tập thể
- Sự lựa chọn phương thức hành động giữa giành lấy và gán cho
- Sự lựa chọn quy mô của lợi ích giữa lợi ích đặc trưng riêng và lợi ích phổ biến chung
M Weber coi hành động xã hội là cốt lõi của các mối quan hệ xã hội, là cơ sở
của đời sống con người Ông cho rằng: “Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể
gắn cho nó một ý nghĩ chủ quan nhất định, có tính đến hành vi của người khác, định hướng tới người khác trong quá trình đường lối Ý nghĩ chủ quan đó định hướng hành động xã hội của cá nhân” (Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 1997: 127).Ở một
góc độ khác thì Weber đã nghiên cứu hành động xã hội dưới góc nhìn về xã hội học
lý giải (interpretive Sociology) Ông viết: “xã hội học lý giải coi cá nhân và hành động của họ như là đơn vị cơ bản, như là “nguyên tử” của nó”3
Trang 23
Theo Weber hành động xã hội là: “hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác…… ông nhấn mạnh “động cơ bên trong của chủ thể” và coi đó là nguyên nhân của mọi hành động, ông nhấn mạnh “ý nghĩ chủ quan” và coi đó là cơ sở để phân biệt giữa hành động bản năng sinh học và hành động xã hội
Theo Weber ông phân biệt 4 loạt hành động xã hội 4:
- Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho hiệu quả cao nhất
- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân)
- Hành động cảm tính (cảm xúc): là hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động
- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán, đã được truyền lại từ đời này qua đời khác Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con người đều thuộc một trong bốn loại hành động này Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động này không phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong thực tiễn ranh giới giữa các hành động không phải lúc nào cũng có thể minh định được
Trong công trình nghiên cứu của mình tôi vận dụng thuyết hành động xã hội
để tìm hiểu về các nhân tố tác động đến hành vi, mục đich dẫn đến các hộ Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn Qua đó có thể tìm hiểu về thực trạng triển khai đề án tại địa phương cũng như là hiệu quả mà đề án mang lại
1.1.1.2 Lý thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết trao đổi xã hội có nguồn gốc từ sự kết hợp của tâm lý học, kinh tế học và xã hội học được vận dụng vào công tác xã hội nhóm Lý thuyết này được giới thiệu trong những năm 1960 bởi George Homans Sau khi Homans thành lập lý
Trang 24thuyết, nhiều lý thuyết như Richard Emerson, John Thibaut Tuy nhiên đại diện tiêu biểu của lý thuyết trao đổi xã hội là Peter Blau, Blau tập trung vào quá trình trao đổi
mà theo ông, điều khiển hành vi con người và các quan hệ xã hội tiềm ẩn giữa các
cá thể cũng như các nhóm Hậu quả là Blau hình dung ra một chuỗi bốn giai đoạn đi
từ sự trao đổi liên nhân vị tới cấu trúc xã hội và tới sự biến đổi cấu trúc: Bước 1: Các giao dịch trao đổi cá nhân giữa mọi người làm phát sinh…Bước 2: Sự phân biệt
về địa vị và quyền lực dẫn tới…Bước 3: Sự thống hóa và sự tổ chức đã gieo hạt giống của…Bước 4: Sự đối lập và biến đổi
Trong quá trình tương tác xã hội, mọi thu hút lẫn nhau vì nhiều lý do khác nhau đã thúc đẩy họ thiết lập nên các tổ chức xã hội Một khi các mối ràng buộc đã thắt chặt, các phần thường mà họ cung cấp lẫn nhau giúp duy trì nâng cao những mối dây liên hệ Hoàn cảnh đối lập xảy ra với các đền bù không thỏa đnags, một sự liên kết yếu sẽ yếu đi hay bị phá vỡ Các ban thường được trao đổi có thể là bên trong hoặc bên ngoài Các bên không thể luôn đền bù cho bên kia một cách bình đẳng, khi có bình đẳng trong trao đổi một khác biệt về quyền lực sẽ nảy sinh trong lòng một tổ chức
Khi một bên cần có gì đó từ bên khác nhưng không có gì so sánh được để đổi lại, có sẵn bốn khả năng lựa chọn đặt ra Thứ nhất, mọi người có thể ép buộc người khác giúp họ Thứ hai, họ có thể tìm một nguồn khác để đạt được điều họ muốn Thứ ba, họ có thể cố gắng tiếp tục mà không có cái họ cần ở người khác Cuối cùng
và quan trọng nhất họ có thể tự hạ thấp bản thân với những người khác, từ đó trao đổi với những người khác “ Uy tín khái quát hóa” trong mối quan hệ giữa họ, những người kia có thể rút ra thứ uy tín này khi họ làm một điều gì đó (lựa chọn cuối cùng này, dĩ nhiên là đặc tính cơ bản của quyền lực)
Ông cho rằng “ Nói chung là nhất trí về các giá trị và tiêu chí ở ý nghĩa trung gian của đời sống xã hội và các liên kết trung gian cho các giao dịch xã hội Chúng làm cho sự trao đổi xã hội gián tiếp có thể xảy ra và chúng điều hành các quá trình hòa hợp xã hội và phân biệt xã hội trong các cấu trúc xã hội phức tạp cũng như sự phát triển của tổ chức xã hội bên trong chúng” Ở đây Blau tập trung vào sự liên
Trang 25ứng giá trị Ví dụ như một thành viên luôn tuân thủ tiêu chí, giá trị nào đó của nhóm
và nhận sự tuân thủ đó đóng góp vào duy trì sự bền vững của nhóm Nói cách khác, nhóm hay tập thể thực hiện một quan hệ trao đổi với cá thể
Richard Emerson làm việc đầu tiên trên lý thuyết gắn bó với nhau trên cả hai ý tưởng của Homans và ý tưởng của Blau Tư tưởng của Homans, ông tin rằng lý thuyết trao đổi xã hội được dựa trên các nguyên tắc tăng cường Theo Emerson, trao đổi là không một lý thuyết nhưng khuôn khổ mà từ đó các giả thuyết khác có thể hội tụ và so thuyết chức năng cấu trúc của Emerson quan điểm là tường tự của Blau
kể từ khi cả hai tập trung trên các sức mạnh mối quan hệ đã có với quá trình trao đổi Emerson nói rằng Lý thuyết trao đổi xã hội là một phương pháp tiếp cận trong công tác xã hội, được mô tả đơn giản như là một phân tích kinh tế các tình huống xã hội
Như vậy thông qua lý thuyết trao đổi xã hội, tôi muốn tìm hiểu xem giữa với các hộ gia đình chăn nuôi,có diễn ra các hoạt động trao đổi thông tin về kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống bệnh tật hay không ?
1.1.1.3 Lý thuyết mạng lưới xã hội
Khi nghiên cứu các kiểu mạng lưới xã hội, nhà xã hội học kinh tế Mark Granovetter cho biết mật độ và cường độ của các mối liên hệ có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội Trái với quan niệm thông thường, ông cho rằng những người có mạng lưới xã hội dày đặt khép kín trong đó mọi người đều quen biết và thân thiết nhau có thể sẽ tạo ra sự hạn chế trong việc trao đổi thông tin
và cản trở sự liên hệ với thế giới bên ngoài Ngược lại, một mạng lưới xã hội gồm các mối liên hệ yếu ớt, lỏng lẻo, thưa thới, luôn luôn mở lại tỏ ra có lợi cho sự trao đổi thông tin và tạo ra sự hội nhập với xã hội cũng như tạo ra cơ hội cho cá nhân theo đuổi mục đích của họ Granovetter gọi đó là “ hiệu ứng mạnh của những mối
liên hệ yếu ớt”, ông đã phân loại các mối ràng buộc thành ba nhóm: strong tie (mối ràng buộc mạnh), weak tie (mối ràng buộc yếu) và absent tie (mối ràng buộc vắng
mặt)
Trang 26Theo Granovetter, mức độ mạnh của một mối ràng buộc là một sự kết hợp của lượng thời gian, cường độ cảm xúc, mức độ thân mật (hay sự tin tưởng lẫn nhau),
và những sự hỗ trợ qua lại, cùng với đó, sự kết hợp này xác định rõ đặc điểm của từng mối ràng buộc Có thể ví dụ cụ thể về mối ràng buộc giữa hai người bạn thân thiết Hai người dành cho nhau 2 tiếng mỗi ngày, coi nhau là một người không thể thiếu trong cuộc sống của mình, nói cho nhau nghe những tâm tư thầm kín, và giúp
đỡ nhau làm bài tập khi một trong hai người bị ốm
Có một giả thuyết khá thú vị liên quan đến mối ràng buộc giữa các cá nhân
Sử dụng các lý thuyết toán học và xác suất, nhà tâm lý học Anatol Rapoport đã đưa
đến một kết luận bất ngờ, sau đó cũng được Granovetter khẳng định vớiforbidden
triad (nhóm ba bị ngăn cấm)
Lựa chọn hai cá nhân ngẫu nhiên,chẳng hạn A và B, từ tập S=A, B, C, D,E, , với điều kiện bất kì cá nhân nào trong tập này đều có mối ràng buộc với ít nhất một trong hai người Theo lý thuyết xác suất, nếu như A có mối ràng buộc mạnh với cả
B và C, thì mối ràng buộc giữa B và C luôn tồn tại, dù là mạnh hay yếu
Trang 27B.James Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một khuôn khổ cho những giao dịch giữa những hành động (action) với xã hội và giữa họ với nhau Những giao dịch này thúc đẩy các hoạt động sản xuất và trở thành những gì có sẵn (tài nguyên) để cho một cá nhân sử dụng nhằm thực hiện những riêng tư của họ Khi ấy người ta có thể sống với nhau mỗi ngày mà không phải mất công đi dàn xếp đi, dàn xếp lại vừa mất thời gian vừa tốn kém Những ví dụ tiêu biểu cho loại vốn này là: trong một khu dân cư, hàng xóm đồng ý với nhau rằng nếu nhà nào đi vắng cả nhà thì nhà bên cạnh thi thoáng ngó mắt giùm; những người buôn bán kim cương sẽ tự mình lựa chọn kỹ để khi giao không phải thử từng viên kim cương xem có bị trầy hay không; hội những người giúp nhau chữa bệnh ung thư qua trang Web…Đó là
sự hoạt động của vốn xã hội hay vốn xã hội trong hành động (social capital action) Vốn xã hộ tạo điều kiện cho các cá nhân hợp tác với nhau vì nó làm giảm khó khăn khi cùng làm một việc chung Người này bỏ sức ra vì biết người khác cũng làm như thế và họ sẽ không muốn làm chung với ai thích làm theo hứng thú
Đa số những người theo thuyết mạng lưới đều cho rằng vốn xã hội được kết tinh sau một quá trình gồm có: (1) Sự tin cậy lẫn nhau (trust) hay niềm tin; (2) Sự
có đi có lại hay sự hỗ tương; (3) Những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự
Trang 28chế tài; (4) Sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới Ví dự như việc chơi họ ở nước ta Bạn và tôi và vài người quen rủ nhau chơi họ chúng ta là một cộng đồng địa phương (bước 4); chúng ta tin nhau là ai cũng được đoàng hoàng (bước 1), bạn hốt họ đầu kỳ, tôi kỳ sau… Vậy chơi họ là một định chế xã hội, nó có tính địa phương giúp cho người cần vay tiền của người khác mà không phải thế chấp tài sản
và góp phần vào hoạt động kinh tế Đó là sự đóng góp hữu hiệu và hiệu quả cho nền kinh tế theo đó, các hộ gia đình có thể áp dụng lý thuyêt mạng lưới để hình thành nên những nhóm hộ chăn nuôi để hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển
Như vậy, thông qua lý thuyết mạng lưới xã hội tôi muốn tìm hiểu xem hiện nay trên địa bàn xã Văn Xá các hộ gia đình chăn nuôi có hình thành các quan hệ xã hội hay thiết lập mạng lưới giữa các hộ cùng chăn nuôi, hình thành nên những nhóm hộ chăn nuôi để hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật chăn nuôi hay không…? Mối liên hệ giữa các cán bộ thực hiện đề án với các hộ chăn nuôi có được chặt chẽ hay không ? Từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp hơn để thúc đẩy hoạt động chăn nuôi tại địa phương phát triển hơn nữa
1.1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài
1.1.2.1 Đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là một lớp đệm dày 60cm bao gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ… được trộn với chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn bệnh và ký sinh trùng, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi Để nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, mỗi lợn thịt cần 1,5m2 và một lợn nái cần 9m2 chuồng
Chăn nuôi lợn, trâu bò hay gia cầm trên nền đệm lót sinh học đều rất hiệu quả Đối với chăn nuôi lợn, lượng nước có thể tiết kiệm tới 80%, chi phí lao động cũng giảm 60% do không phải tắm cho lợn và rửa chuồng Lợn ít bệnh, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm chi phí thuốc thú y; lợn không bị stress do sống chật chội, không được ủi bới; lợn mau lớn, giảm chi phí thức ăn, chất lượng thịt ngon…
1.1.2.2 Hộ gia đình
Trang 29Khái niệm hộ gia đình khác với khái niệm hộ gia đình Theo tổ chức Liên Hợp Quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn
chung và có chung một ngân quỹ” ([76, Tr 1-2] ) Nét đặc chưng chủ yếu của nhóm
này là họ sống chung một mái nhà và mọi người đều có chung một quan hệ kinh tế
về thu – chi
Ở Việt Nam trong cuộc điều tra dân số năm 1989 đã đưa ra khái niệm “ Hộ gia đình” gồm những người có quan hệ hôn nhân, hoặc ruột thịt, hoặc nuôi dưỡng, có quỹ thu – chi chung Có thể hiểu Hộ gia đình là một nhóm xã hội không bó chặt trong phạm vi các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận nuôi,
nó có những quan hệ rộng hơn như bạn bè, họ hàng và người quen
Như vậy, cần thừa nhận rằng gia đình là một loại hộ căn bản, là cơ sở của hộ nói chung chứa đựng các yếu tố để hình thành những loại hộ mở rộng khác
Hộ gia đình được phân loại như sau:
Hộ một người (01 nhân khẩu) Là hộ chi có một người đang thực tế thường trú tại địa bàn
Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình chỉ
có 01 thế hệ) và được phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ
Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân Ví dụ: một người cha đẻ cùng với con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác;
Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của loại Hộ mở rộng
1.1.2.3 Gia đình
Gia đình là một tế bào xã hội và là một thiết chế xã hội gia đình có tính lịch
sử và toàn cầu Chính vì vậy nó đã được nhiều nhà khoa học và nhiều lĩnh vực quan tâm Do đó có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về gia đình
Theo từ điển xã hội học5 định nghĩa: “gia đình là nhóm người gắn bó vơi nhau bằng một mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nuôi nhận con Có sự qua
Trang 30lại giữa vợ và chồng, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn … Gia đình mở rộng ít hay nhiều, quan trọng đến mức độ nào đối với
sự phát triển của kinh tế, pháp luật, chính trị và liên hệ có chừng mực khác nhau với tôn giáo”
Trong dân tộc học người ta gọi nhóm người có gồm có bố mẹ và con cái trực tiếp là “gia đình hạt nhân” hay “gia đình sơ đẳng” (độc lập với thị tộc) Trong các
xã hội hiện đại, thường đặt ra vấn đề tính chất bền vững của gia đình (ly hôn), vấn
đề giáo dục con cái (Xã hội học giáo dục) 6
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nững định nghĩa, khái niệm về gia đình, song
có thể hiểu khái niệm về gia đình nhưn sau:
Gia đình là một tổ chức xã hội, được hình thành bởi một nhóm gồm ít nhất là hai thành viên, tồn tại có tính lịch sử, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận nuôi, các thành viên có các quyền và nghĩa
vụ với nhau tuân theo chuẩn mực xã hội và pháp luật quy định nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư và thỏa mãn những nhu cầu của xã hội cả trên phương diện vật chất và tinh thần
1.1.2.4 Dòng họ
Theo Mai Văn Hai và Phan Đinh Doãn: “Dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống với nhau, ngoài họ nội mỗi người còn có và duy trì quan hệ nhất định với họ ngoại Nói cách khác họ hàng không chỉ những người cùng quan hệ huyết thống mà cả những người có quan hệ thân tộc với nhau qua hôn nhân
1.1.2.5 Nông thôn
Dưới khía cạnh xã hội học, nông thônvà đô thị là hai khái niệm về mặt nội dung có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhau Các nhà xã hội học đã đưa ra rất nhiều cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn Sự phân chia đó có thể dựa trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội như lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, dịch vụ, hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính
Trang 31
trị, gia đình, hoặc theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình diện lãnh thổ
Nông thôn là một loại hình cộng đồng xã hội - lãnh thổ hình thành một cách nhất định về mặt lịch sử trong quá trình phân công lao động xã hội Mật độ dân cư tương đối thấp, đóng vai trò đáng kể của lao động nông nghiệp
1.1.2.6 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác7
Ô nhiễm môi trường làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt động núi lửa, bão lũ, … hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt
Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường như dựa vào tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của con người và sinh vật sống trong môi trường ấy hoặc dựa vào thang tiêu chuẩn chất lượng môi trường
1.2 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Căn cứ pháp lýxây dựng Đề án Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam
Theo Cục Chăn nuôi, hiện tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng
mô hình, tổng diện tích đệm lót sinh học và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ
sở chăn nuôi lợn áp dụng quy trình chăn nuôi trên đệm lót sinh học Đề án Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam được thực
7 “Pollution - Definition from the Merriam-Webster Online Dictionary” Merriam-webster.com Ngày 13
Trang 32hiện ở Hà Nam từ năm 2010, đề án được xây dựng và thực hiện trên những căn cứ pháp lý sau:
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch 365/KH-UB ngày 12 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn;
- Căn cứ Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII về mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi, thuỷ sản đến năm 2015;
- Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam
- Căn cứ theo Quyết định số 1148/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015
- Ngày 15 tháng 3 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp tục ban hành Quyết định số 293/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2013
- Để tiếp tục nhân rộng mô hình, ngày 08/02/2014 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu
ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014
1.2.2 Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam
Chăn nuôi tỉnh Hà Nam những năm gần đây phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,6%/năm, tổng đàn gia cầm gần 6 triệu con, đàn lợn đạt gần 400.000 con Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ, phân tán trong khu dân
cư chiếm 87%, chăn nuôi trang trại chiếm 13% trong tổng đàn Hàng năm đàn gia súc, gia cầm của tỉnh thải ra trên 815 nghìn tấn chất thải rắn và trên 5 triệu m3 chất thải lỏng đã gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, gây mất đoàn kết giữa hộ
Trang 33chăn nuôi và không chăn nuôi Tỉnh đã chỉ đạo tìm nhiều giải pháp khắc phục như làm hầm biogas, trộn nguyên liệu vi sinh giảm mùi vào thức ăn… nhưng vẫn không giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường Trước tình hình trên tỉnh Hà Nam đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật trong nền đệm lót sinh học vào chăn nuôi, nhờ công nghệ này các loại vi sinh vật có ích sẽ phân giải toàn bộ chất thải gia súc, gia cầm thải ra, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Theo Cục Chăn nuôi, hiện tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng
mô hình, tổng diện tích đệm lót sinh học và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ
sở chăn nuôi lợn áp dụng quy trình chăn nuôi trên đệm lót sinh học
- Năm 2010: Trên cơ sở học tập mô hình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại Nam Định và Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT đã triển khai xây dựng mô hình điểm để đúc rút kinh nghiệm Kết quả đã xây dựng được 15 mô hình với quy
mô diện tích 205m2
Qua theo dõi đánh giá kết quả bước đầu cho thấy: mô hình phát triển tốt, đàn lợn sinh trưởng phát triển bình thường, giảm ô nhiễm môi trường, quy trình thực hiện đơn giản dễ làm
- Năm 2011: Từ kết quả thí điểm thành công của năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế hỗ trợ mỗi mô hình được hỗ trợ 2,4 triệu đồng để xây dựng 20 m2
chuồng trại Với sự quyết tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của các hộ chăn nuôi, tính đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã xây dựng được 36 mô hình với quy mô diện tích 720m2 Các mô hình đi vào chăn nuôi cho hiệu quả cao, đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, môi trường chăn nuôi đảm bảo, không còn mùi hôi
- Năm 2012: Sau khi đánh giá rút kinh nghiệm từ kết quả thực hiện của năm
2011, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như quy mô mô hình chưa phù hợp, nguyên liệu mùn cưa không đủ, nắng nóng vào các tháng mùa hè
Để khắc phục các tồn tại trên, tỉnh đã tập trung chỉ đạo khắc phục và đề ra các giải pháp tháo gỡ như: điều chỉnh lại cơ chế hỗ trợ cho phù hợp với quy mô chăn nuôi của các hộ, hỗ trợ 165.000đ/m2 đệm lót cho các hộ làm từ 10 m2 đệm lót, nuôi từ 5
Trang 34con lợn thịt/lứa trở lên; chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn thực hành tại hiện trường cho cán bộ cơ sở và người chăn nuôi; chọn 16 cán bộ kỹ thuật ở cơ sở có năng lực chuyên môn để đào tạo tiểu giáo viên sau đó trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng mô hình ở các xã; giao Sở Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu thay thế nguyên liệu mùn cưa bằng 50% trấu và chỉ định Công ty mây tre đan Ngọc Động là đơn vị cung ứng mùn cưa cho các xã có nhu cầu
Với cách làm như vậy, năm 2012 toàn tỉnh đã có 86 xã tham gia, xây dựng được 950 mô hình, với diện tích 14.760 m2 nền đệm lót, đạt trên 300% kế hoạch đề
ra Kết quả thực hiện các mô hình đã góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, duy trì số đầu lợn nuôi trên nền đệm lót khoảng 11.000 con/lứa Trong 950 mô hình làm đệm lót sinh học có 5 mô hình xây dựng quy mô khá lớn diện tích chuồng trại từ 50 - 100 m2 nuôi 35 -70 con lợn thịt/lứa
Các huyện, thành phố đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện giao chỉ tiêu cho các
tổ chức đoàn thể, đồng thời có cơ chế hỗ trợ thêm từ 35- 50.000đ/m2 ngoài kinh phí
hỗ trợ chung của tỉnh Một số huyện chỉ đạo các xã có điều kiện ứng tiền trước mua mùn cưa, trấu, men vi sinh nên tiến độ xây dựng nhanh
Ngoài việc xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, tỉnh cũng chỉ đạo làm thí điểm cho chăn nuôi gia cầm kết quả xây dựng được 15 mô hình với diện tích 3.200 m2 bước đầu cho kết quả tốt
Về nguồn kinh phí thực hiện mô hình, tổng kinh phí hỗ trợ năm 2012 là 2.856,032 triệu đồng Trong đó hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi là 2.435,532 triệu đồng Ngoài ra tỉnh còn chỉ đạo Ngân hàng Chính sách cho các hộ tham gia
mô hình vay gần 5 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để xây dựng và sửa chữa chuồng trại
- Năm 2013: Nhận thấy rõ những lợi ích của mô hình, đặc biệt là lợi ích về giảm
ô nhiễm môi trường do chăn nuôi trong các khu dân cư nông thôn, ngày 15 tháng 3 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp tục ban hành Quyết định số 293/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2013 Theo đó, năm 2013 tỉnh tiếp tục xây dựng
Trang 35mới 2.000 mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, đồng thời duy trì các mô hình đã có để đến hết năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 3.000 hộ với khoảng 15.000-17.000 con lợn thịt/lứa được nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học Cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện như năm 2012 Kết quả năm 2013 toàn tỉnh đã xây dựng được 2.119 mô hình, với 39.684 m2 đệm lót được xây dựng, đạt gần 106% kế hoạch
đề ra
- Kết quả thực hiện đến tháng 4 năm 2014:
Để tiếp tục nhân rộng mô hình, ngày 08/02/2014 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2014 Theo
đó, năm 2014 tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng mới 2.000 mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, đồng thời duy trì các mô hình đã có để đến hết năm 2014 toàn tỉnh có khoảng 4.500 hộ chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, với tổng diện tích nền đệm lót khoảng 75.000m2, nuôi được 45.000 con lợn/lứa
Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn cho khoảng 2.000 lượt hộ chăn nuôi tham gia mô hình Đến nay các địa phương đang tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra
Thuận lợi, khó khăn:
Trang 36- Việc phát triển chăn nuôi trong các khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu Nay có công nghệ chăn nuôi mới khắc phục được hạn chế trên nên người dân phấn khởi tiếp nhận
- Trên địa bàn các huyện, thành phố đã có các mô hình điểm được xây dựng và hoạt động có hiệu quả giúp người nông dân trực tiếp tham quan học tập
Khó khăn:
- Tình hình suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến tiêu thụ thực phẩm, làm cho giá bán các sản phẩm nông sản nói chung, thịt lợn nói riêng giảm liên tục, người chăn nuôi bị thua lỗ, giảm đàn, không muốn mở rộng quy mô chăn nuôi, gây khó khăn cho việc vận động xây dựng mô hình
- Nhận thức về lợi ích của việc chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học của nhân dân còn hạn chế, người chăn nuôi chưa thấy được lợi ích kinh tế rõ ràng trong khi lợi ích về môi trường chưa được đa số người chăn nuôi chú trọng quan tâm
- Các hộ chăn nuôi ngại thay đổi thói quen chăn nuôi truyền thống, ngại cải tạo chuồng trại
- Việc thu gom nguyên liệu mùn cưa có lúc, có nơi gặp khó khăn, người chăn nuôi phải thu gom nhiều ngày mới đủ nguyên liệu hoặc phải mua từ các địa phương khác nên chưa quyết tâm cao
1.2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu
1.2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Xã Văn Xá ở vị trí phía Đông Bắc huyện Kim Bảng, với diện tích tự nhiên là 6,14 km2 Phía Đông và Nam giáp xã Kim Bình, phía Tây giáp xã Đồng Hóa, Phía Băc giáp 2 xã: Nhật Tân và Hoàng Tây
Văn Xá là 1 trong 18 xã/thị trấn của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Văn Xá là
từ ghép từ thôn Văn Lâm với xã Đặng Xá vào năm 1945 để trở thành xã Văn Xá, dưới chính thể nước Việt Nam Độc Lập Xã Văn Xá thời đó có 4 thôn: Văn Lâm ( thị trấn Quế), Đặng Xá, Tranh Thôn xóm Đồng Bò, tức thôn Trung Đồng ngày nay.( xã Đặng Xá) và Điền Xá ( xã Nhật Tân)
Trang 37Trừ thôn Trung Đồng, các thôn còn lại đều được hình thành từ thời Bắc thuộc
và hiện vẫn còn những di tích đến, chùa cổ được dựng từ thời đó
Là một xã thuần nông nằm ở phía Đông Bắc huyện Kim Bảng Xã có 4 thôn: Đặng
Xá, Điền Xá, Tranh Thôn và Trung Đồng
Dân số: Trước Cách Mạng tháng 8 là khoảng 3000 người Năm 1986 là 5.745 người Năm 2010 là vào khoảng 6000 người Năm 2014 là 7 894 người trong 2.127
hộ gia đình Về thành phần dân tộc, 100% người dân trên địa bàn xã là dân tộc Kinh, đa số thờ Phật, chỉ có thôn Trung Đồng có 17 hộ với 53 nhân khẩu là theo đạo Thiên chúa
1.2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo số liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn xã ngành nghề chủ yếu của người dân vẫn là hoạt động sảm xuất nông nghiệp chiếm 68,4%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 16% và hoạt động trong ngành dịch vụ là 15.6% Nhìn chung, số hộ sản xuất nông nghiệp tại xã vẫn chiếm đa số, cũng như các xã khác trong huyện Kim Bảng và tỉnh Hà Nam đất nông nghiệp ở xã Văn Xá một năm được quay vòng khoảng 3 lần thường thì trồng 2 vụ lúa (một vụ chiêm và một vụ mùa) và một vụ đông thường trồng ngô hoặc dưa bao
tử đặc biệt trong những năm qua trên địa bàn xã hình thức phát triển kinh tế hộ gia đình VAC, RVAC phát triển mạnh mẽ với khoảng gần 300 hộ Ngoài nông nghiệp, nhiều hộ dân trong xã còn tổ chức kinh doanh buôn bán… Các hộ giàu có trong xã
có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng trong một năm Trong xã Văn Xá hiện nay
có 170 hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm các nghề như: nề, mộc, xay sát, hàn xì, may mặc… 130 hộ buôn bán/dịch vụ nhỏ lẻ như: chạy
xe ôtô, buôn bán tạp phẩm, vật liệu xây dựng, dịch vụ sản xuất, chăn nuôi…
Trang 38Biểu đồ 1.1: Cơ cấu kinh tế của xã Văn Xá
( Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của xã Văn Xá)
Văn hóa –xã hội
Giáo dục : trên địa bàn xã có hơn 1.300 học sinh theo học ở cấp 1.2.và 3 là một trong những xã cótỷ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng cao nhất trong tỉnh Hà Nam
Y tế : xã chỉ có 1 trạm y tế với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu các thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, mặt khác thiếu đội ngũ các y, bác sỹ tại các cơ sở này cũng là một hạn chế lớn tại địa phương Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là công tác tiêm phòng cho trẻ em, khám và điều trị cho người dân, công tác kế hoạch hóa gia đình đang ngày được cải thiện Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 tại xã Văn Xá đã khám và điều trị cho 2019 lượt người, tổ chức tiêm phòng bệnh cho trẻ
là 139 cháu; đã tuyên truyền vận động 910 chị em thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình,…
68.4%
16.0%
15.6%
Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Trang 39 Tính đến năm 2015 trên địa bàn xã, thôn xóm nào cũng có nhà văn hóa, là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của nhân dân Đây cũng là nơi tuyên tuyền phổ biến các phong trào, hoạt động sản xuất của nhân dân
Trang 40CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN XÁ
VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN
NUÔI LỢN 2.1 Thông tin chung về các hộ trong mẫu điều tra
2.1.1 Về độ tuổi và giới tính
Độ tuổi của người trả lời
Nhóm tuổi của con người là một trong những biến số quan trọng nói lên quan niệm, ý kiến của mỗi thế hệ trong cùng một vấn đề Trong một cuộc khảo sát kinh tế
xã hội, tuổi tác của người trả lời là một nhân tố rất quan trọng thể hiện tính khách quan và độ tin cậy của kết quả điều tra Trong cuộc khảo sát này, độ tuổi của người tham gia trả lời ở các lưu vực của Đềán được thể hiện như sau:
Bảng 2 1: Độ tuổi của người trả lời
Độ tuổi của người trả lời Người trả lời Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Khảo sát bảng hỏi, tháng 8/2015, N = 125)
Kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi của người tham gia trả lời chủ yếu là từ 36 tuổi đến 55 (chiếm 59,2%); tiếp đến làtừ 35 tuổi trở xuốngchiếm 27,2%; những người có độ tuổi trên 55 tuổi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (13,6%) Người tham gia trả lời có độ tuổi cao nhất là 58 tuổi và người có độ tuổi thấp nhất là 24 tuổi
Điều này cho thấy người tham gia trả lời phỏng vấn trên địa bàn xã Văn Xá hầu hết là chủ hộ hoặc những người lớn tuổi trong gia đình, là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển kinh tế của hộ gia đình Đây hầu hết là những người có tiếng nói trong gia đình và cũng là người quyết định chủ yếu về các vấn đề chính trong gia đình nên sẽ thuận lợi cho việc nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả của