CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1.1.1 Khái niệm Phải thu khách hàng l
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện ” là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, chính xác
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lương Tùng Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm của khoản mục Nợ Phải thu khách hàng ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 6
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ Phải thu khách hàng 7
1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 11
1.2.1 Ý nghĩa quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng 11 1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng 11
1.2.3 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng……… 12
1.2.4 Nội dung quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 14
1.3 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 29
Trang 32.1 Tổng quan chung về công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 29
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 30
2.1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp 33
2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC 34
2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện 35
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 35
2.2.2 Thực hiện kiểm toán 54
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 70
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện 72
3.1Nhận xét đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện …… 72
3.1.1 Ưu điểm 72
3.1.2 Những hạn chế 75
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 78
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội…… 79
3.3 Giải pháp hoàn thiện 80
3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 80
3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 81
3.3.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 84
Trang 43.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 85
3.4.1 Về phía Nhà nước, Hiệp hội hành nghề 85
3.4.2 Về phía Công ty DFK 88
3.4.3 Về phía khách hàng 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DFK Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mục tiêu và nội dung kiểm toán nghiệp vụ Bán hàng chưa thu
tiền… 12
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán số dư Tài khoản 131 13
Bảng 1.3: Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện 17
Bảng 1 4: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền 21
Bảng 1.5: Kiểm tra chi tiết số dư Tài khoản 131 24
Bảng 2 1: Tìm hiểu khái quát về khách hàng 37
Bảng 2.2: Đánh giá mức trọng yếu khách hàng 43
Bảng 2 3: Xác định giá trị sai sót có thể chấp nhận được 44
Bảng 2 4: Phân tích sơ bộ về tình hình hoạt của doanh nghiệp 46
Bảng 2 5: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp 50
Bảng 2 6: Chương trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng 51
Bảng 2 7: Giấy tờ làm việc liên quan đến việc đối chiếu phát sinh công nợ 54 Bảng 2 8: Đánh giá số dư cuối kì gốc ngoại tệ 59
Bảng 2 9: Kiểm tra chi tiết tài khoản khách hàng trả tiền trước 63
Bảng 2 10: Phân tích tuổi nợ 65
Bảng 2 11: Kiểm tra đối chiếu với thư xác nhận 66
Bảng 2 12: Tổng hợp số liệu và các bút toán điều chỉnh 70
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán Nợ Phải thu khách hàng 10
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí công ty 31
Sơ đồ 2.2: Quy trình chung kiểm toán BCTC tại DFK 34
Trang 8MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua tại Việt Nam, nền kinh tế thị trường hình thành vàphát triển ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thành lập mở
ra cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận Xã hội ngày càng phát triển thìthông tin càng lớn và đa dạng, nhu cầu sử dụng thông tin đáng tin cậy để ra quyếtđịnh đầu tư cũng gia tăng Trong bối cảnh đó kiểm toán độc lập ra đời đã giúp chongười sử dụng thông tinh có cở sở để xác định tính trung thực hợp lí của BCTC củamỗi doanh nghiệp, bên cạnh đó họ còn là những nhà tư vấn việc quản lí sao chohiệu quả cho mỗi doanh nghiệp Trong xu thế phát triển đó thì Công ty TNHH Kiểmtoán DFK Việt Nam (DFK) được thành lập và ngày càng khẳng định được uy tíncủa mình trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng
Trên BCTC khoản mục Nợ Phải thu khách hàng luôn là một khoản mục quantrọng vì nó có sự liên quan mật thiết tới Doanh thu, tình trung thực hợp lý củakhoản mục Nợ Phải thu khách hàng sẽ là một trong những cơ sở để giúp đánh giátính trung thực hợp lý của Doanh thu trên BCTC từ đó có thể đánh giá được tínhtrung thực hợp lý của BCTC của doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng,trong quá trình thực tập và được tìm hiểu tình hình thực tế của công ty, dưới sự hướngdẫn tận tình của Cô giáo ThS Vũ Thùy Linh và các anh chị KTV em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toánBáo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội”làm đề tài cho luận văn của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
Hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục
Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC
Trang 9 Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàngtrong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh HàNội thực hiện.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toánkhoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHKiểm toán DFK Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội thực hiện
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thukhách hàng trong kiểm toán BCTC
Phạm vi nghiên cứu đề tài là: Tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoảnmục Nợ Phải thu khách hàng với tư cách là một bộ phận, một khoản mục trong mộtcuộc kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam - Chi nhánh
Hà Nội
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp luận chung gồm: phép duy vật biện chứng và phépduy vật lịch sử; và các phương pháp cụ thể gồm: phương pháp diễn giải, phươngpháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tiễn
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài Mở đầu và Kết luận, kết cấu chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trinh kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (DFK).
Chương 3: Những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Trang 10Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểmtoán DFK Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu của Công ty cho em trongquá trình thực tập cũng như các anh chi trong phòng nghiệp vụ đã nhiệt tình hướngdẫn Và em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS Vũ ThùyLinh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.
Sinh viên Lương Tùng Anh
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1.1.1 Khái niệm
Phải thu khách hàng là các khoản phải thu phát sinh khi các cá nhân, tổ chứcbên ngoài doanh nghiệp mua sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cungcấp nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mốiquan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác với tổ chức, các cá nhân
và cơ quan quản lý của Nhà nước Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quantrong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp
Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các
khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp
Khi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng cần tôn trọng các quy định sau đây:
- Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ và từnglần thanh toán
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào tài khoản này
- Những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có dư Nợ lớn thìđịnh kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi
và số còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản
- Phải tiến hành phân loại nợ: Loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòihoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc cóbiện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được
Trang 12- Trong quan hệ bán sản phẩm xây lắp, thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ lao vụsản phẩm theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp xây lắp và khách hàng nếu khôngđúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu cácdoanh nghiệp xây lắp giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng
Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm đã giao, dịch vụ, lao vụ
đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ (Kể cả phí bảo hành bên A giữ lại)
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán sau khi đã giao hàng khách hàng có khiếunại; doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại
- Số thực thu về phí bảo hành công trình, xử lý số phí bảo hành côngtrình không thu được
Số dư bên Nợ: số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đãthu nhiều hơn phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể
Trên BCĐKT, khoản mục Nợ Phải thu khách hàng được trình bày như sau:
Trên thuyết minh báo cáo tài chính
Khoản mục Nợ Phải thu khách hàng sẽ trình bày chi tiết những đối tượng kháchhàng còn phải thu hoặc những đối tượng khách hàng trả tiền trước hoặc do tiền đãtrả lớn hơn số phải thu
Trang 131.1.2 Đặc điểm của khoản mục Nợ Phải thu khách hàng ảnh hưởng tới công tác kiểm toán
Đây là một chỉ tiêu quan trọng trên Bảng cân đối kế toán vì có liên quanđến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Khoản mục Nợ Phải thu khách hàng cóquan hệ mật thiết với dự phòng khoản Nợ Phải thu khó đòi là khoản mục luôn đượcđánh giá khá chủ quan bởi kinh nghiệm của Ban lãnh đạo của doanh nghiệp => việckiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng có thể giúp tư vấn về việc đánh giácác khoản dự phòng Nợ Phải thu khó đòi của doanh nghiệp một cách hợp lí nhất
Là chỉ tiêu mà những người sử dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp rấtthường dùng để đánh giá khả năng chi trả cho các khoản nợ của doanh nghiệp khi đánhgiá mối tương quan giữa công nợ và tài sản của doanh nghiệp => việc kiểm toán khoảnmục Nợ Phải thu khách hàng sẽ giúp đánh giá một phần về khả năng tài chính hiện tạicủa doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng thông tin để hỗ trợcho việc dự đoán về tình hình hoạt động và tính liên tục của doanh nghiệp trong tươnglai để có thể có những quyết định đầu tư và cho vay đúng đắn
Nợ Phải thu khách hàng là khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót do vậykhi tiến hành kiểm toán, KTV cần nắm vững đặc điểm của Nợ Phải thu khách hàng
để xác định được nội dung, thời gian và phạm vi kiểm toán khoản mục Nợ Phải thukhách hàng, từ đó làm tăng chất lượng của cuộc kiểm toán Cụ thể:
Nợ Phải thu khách hàng liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Báo cáo tàichính như: Doanh thu bán hàng, tiền mặt, giá vốn hàng bán, chi phí, thuế giá trị giatăng phải nộp… Do vậy các sai phạm về Nợ Phải thu khách hàng thường ảnh hưởnglớn mang tính trọng yếu với toàn bộ hệ thống BCTC của doanh nghiệp Do đó, thựchiện kiểm toán khoản mục này sẽ giúp đưa ra các thông ty tài chính, cung cấp cáctài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu các tài khoản khác, kiểm tra tính trungthực của các loại tài sản trong doanh nghiệp cũng như khả năng hoạt động trongtương lai của doanh nghiệp qua các tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán
Trang 141.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
1.1.3.1 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong báo cáo tài
chính của doanh nghiệp
KSNB đối với khoản Nợ Phải thu khách hàng gồm những nội dung sau:
Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý các công việc liên quan đếnphải thu khách hàng như quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa
vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý các công việc xét duyệt và phêchuẩn bán chịu, ghi sổ các khoản nợ phải thu, xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi,
…; quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thực hiện, xử lýcông việc
Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: tổchức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểmtra đôn đốc thực hiện các quy định liên quan đến Nợ Phải thu khách hàng
Các bước công việc chủ yếu đối với KSNB khoản mục Nợ Phải thu khách hàng:
(1) Phê chuẩn bán chịu: đồng thời với việc xem xét nhu cầu mua hàng, khảnăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; doanh nghiệp còn cân nhắc khả năng thanh toánhay sự tín nhiệm đối với bên mua để phê chuẩn việc bán chịu một phần hay toàn bộ
lô hàng Nội dung của phê chuẩn bán chịu thường bao gồm: phương thức trả chậm,thời hạn và mức tín dung trả chậm
Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, góp phần hạnchế các khoản nợ khó đòi hoặc thất thu và làm cải thiện tình hình tài chính chodoanh nghiệp
(2) Xử lý, ghi nhận và theo dõi các khoản phải thu khách hàng
Khi thực hiện giao nhận hàng hóa hay cung cấp dịch vụ hoàn thành, doanhnghiệp lập và chuyển hóa đơn tính tiền cho người mua Cùng với việc chuyển giaohóa đơn cho người mua, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ theo dõi từng thương vụ vềdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, theo dõi công nợ phải thu… Việc thực
Trang 15hiện ghi sổ phải được thực hiện một cách kịp thời, đúng đắn, đầy đủ, phù hợp vớicác nguyên tắc kế toán về ghi nhận các khoản phải thu khách hàng.
Phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thutheo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn vàghi chép theo từng lần thanh toán Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì khôngphản ánh vào khoản Phải thu khách hàng
(3) Đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn
Để khách hàng có thể thanh toán nợ đúng hạn nhằm tránh tình trạng nợ quáhạn gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tham gia đôn đốc việcthanh toán nợ của khách hàng Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như:
- Sử dụng biện pháp chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thựchiện việc thanh toán tiền ngay hoặc thanh toán sớm
- Thực hiện bù trừ công nợ giữa hai bên để giảm phải thu khách hàng
- Khi gần đến hạn thanh toán, doanh nghiệp gửi thư thông báo khoản nợ cho kháchhàng về khoản nợ đến hạn thanh toán để thúc giục thanh toán đúng hạn
- Doanh nghiệp cần luôn theo sát các hoạt động của khách hàng để đảm bảo đượckhả năng thu hồi khoản nợ Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinhdoanh hoặc không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn thì doanh nghiệp cần thực hiệnviệc trích lập dự phòng theo đúng quy định và có những biện pháp thu hồi ngay khi màkhách hàng có khả năng thanh toán trở lại
(4) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý tổn thất
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của cáckhoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thểkhông đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán
Theo nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dự phòng khi có những bằngchứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi Khi nợ khó đòi đã được xử lý vẫn cầnđược theo dõi trong tài khoản ngoại bảng TK 004 – Nợ phải thu khó đòi đã xử lý
Trang 161.1.3.2 Tổ chức công tác kế toán đối với khoản mục Phải thu khách hàng
Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán các khoản phải
xử lý 1 khoản phải thu khó đòi và các sổ sách có liên quan
Cuối kì, kế toán lập bảng đối chiếu công nợ gửi đến khách hàng để phát hiệnchênh lệch nếu có Đây là biện pháp kiểm soát có tính chất bắt buộc ở nhiều công ty hiệnnay Các chứng từ liên quan đến việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng:
Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng;
Phiếu xuất kho;
Trang 17 Các biên bản liên quan đến xoá sổ một khoản nợ khó đòi.
Chu trình hạch toán các khoản phải thu khách hàng
Trang 18Trình tự hạch toán các khoản phải thu khách hàng.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán Nợ Phải thu khách hàng
Trang 191.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1 Ý nghĩa quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng bao gồm các bướccông việc được đề ra nhằm giúp KTV thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đạtđược mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Nội dung của quy trình kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng gồm 3 giai đoạn:
Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Nếu quy trình kiểm toán nợ phải thu được thiết kế khoa học, phù hợp sẽ giúpKTV thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, tiết kiệm được thời gian và chi phíkiểm toán, đạt được mục tiêu kiểm toán Đồng thời giúp kiểm toán viên tuân thủ cácbước công việc kiểm toán theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Từ đó nâng caochất lượng kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng và kiểm toán BCTC doanh nghiệp.Ngược lại, khi quy trình kiểm toán không được thiết kế khoa học, phù hợp sẽ khiếnKTV khó thu thập đủ bằng chứng, tốn nhiều thời gian và chi phí cho công việc kiểmtoán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Do vậy quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức quá trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng.
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng bao gồm mục tiêutổng quát và các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu tổng quát: KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thíchhợp để đưa ra ý kiến nhận xét về độ tin cậy của khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Để đạt mục tiêu kiểm toán chung, KTV phải đạt được các mục tiêu kiểm toán cụ
Trang 20thể, thông qua việc xác minh độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu liên quan đến mụctiêu cụ thể được khái quát ở bảng 1.1 và 1.2 sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu và nội dung kiểm toán nghiệp vụ Bán hàng chưa thu tiền
Sự phát sinh Đảm bảo sự phát sinh các nghiệp vụ bán hàng và
chưa thu tiền là có căn cứ hợp lý
Sự phê chuẩn Doanh thu bán chịu phải được phê chuẩn phù hợp
với chính sách bán hàng của công ty
Sự đánh giá Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý các nghiệp
vụ bán hàng và chưa thu tiền
Sự phân loại và hạch toán Đảm bảo việc phân loại và ghi sổ có đảm bảo theo
nhóm hàng, theo phương thức bán hàng (thể hiện qua hạch toán ban đầu và ghi sổ kế toán
Sự đầy đủ, đúng kỳ Đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền
phát sinh phải được ghi sổ đầy đủ, không thừa, thiếu,trùng Ghi sổ phải kịp thời, đúng kỳ
Sự cộng dồn (tính toán tổng
hợp)
Đảm bảo số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộngdồn) đẩy đủ, chính xác
Trang 21 Mục tiêu kiểm toán số dư khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Bảng 1.2: Mục tiêu kiểm toán số dư Tài khoản 131
Sự hiện hữu Khoản phải thu khách hàng được DN trình bày trên
BCTC là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo
Quyền và nghĩa vụ Các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm lập
BCTC đều thuộc quyền sở hữu của DN
Đánh giá Số dư các khoản phải thu khách hàng được đánh giá
theo đúng quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán
và quy định cụ thể của DN
Trong trường hợp có những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi, không đòi được (mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai…) thì các khoản dự phòng phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứ phù hợp
Tính toán Việc tính toán, xác định số dư các khoản phải thu
khách hàng là đúng đắn, không có sai sót
Đầy đủ Toàn bộ khoản phải thu khách hàng cuối kỳ được
trình bày đầy đủ trên các BCTC (không bị thiếu hoặc sót)
Đúng đắn Các khoản phải thu khách hàng phải được phân loại
đúng đắn để trình bày trên các BCTC
Cộng dồn Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết phải thu
khách hàng được xác định đúng đắn Việc kết chuyển
số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót
Báo cáo Các chỉ tiêu liên quan đến phải thu khách hàng bên
các BCTC được xác định đúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót
1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng.
Căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng bao gồm:
Trang 22Các chính sách, quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệpliên quan đến việc quản lý các khoản phải thu khách hàng.
Các báo cáo tài chính liên quan chủ yếu bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính
Các sổ hạch toán liên qua đến các khoản mục Nợ Phải thu khách hàng gồm
sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán (sổ kế toán Nợ Phải thu khách hàng,
sổ kế toán Doanh thu bán hàng…)
Các chúng từ kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh và hoàn thành bán hàng(hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán…)
Các hồ sơ tài liệu khách liên quan đến các khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Thư xác nhận nhận được trong quá trình kiểm toán
1.2.4 Nội dung quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC
Nội dung kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng bao gồm 3 giai đoạn:
Lập kế hoạch kiểm toán;
Thực hiện kiểm toán;
Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng.
Theo VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” thì Kế hoạch kiểm toán phải được lậpcho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợpnhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán ; phát hiệngian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoànthành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công côngviệc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác vềcông việc kiểm toán
Đối với kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng thì kế hoạch kiểm toánbao gồm kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán Khái quát các bước côngviệc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
Trang 23(1) Thu thập thông tin cơ sở
Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng:
KTV tìm hiểu về ngành nghề và đắc điểm hoạt động kinh doanh của kháchhàng, mục tiêu kinh doanh và những rủi ro thường gặp phải trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của khách hàng Hiểu biết về đối tượng khách hàng của doanhnghiệp, hiểu biết về khả năng tài chính của đơn vị, nghĩa vụ pháp lý, hình thức sởhữu của đơn vị, hiểu biết về hệ thống kế toán và các chính sách mà doanh nghiệpđang áp dụng
Đồng thời tìm hiểu thêm về nền kinh tế hiện tại: như tình hình lạm phát, thựctrạng nền kinh tế hiện tại… để có sự đánh giá ban đầu về tình hình kinh doanh trongnăm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối vớikhoản mục Nợ Phải thu khách hàng nói riêng
Nhận diện các bên có liên quan:
Quan tâm đến các khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ cho họ
Đánh giá nhu cầu sử dụng chuyên gia bên ngoài trong những tình huống cần thiết.(2) Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thông tin này được kiểm tra sau khi thu thập thông tin cơ bản: Gồm giấy phépthành lập và điều lệ công ty, các quy chế của công ty khách hàng, các biên bản họp
cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc, các hợp đồng và các cam kết quan trọng
Bên cạnh đó thì cũng có thể trao đổi thêm với Ban giám đốc về tình hình hoạtđộng của công ty trong năm, xem xét trước hồ sơ kiểm toán năm trước (đặc biệt làđối với khách hàng mới), tham quan nhà xưởng để đánh giá sơ bộ quy mô hoạtđộng của công ty (nếu là công ty sản xuất)
Trang 24(3) Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ để hiểu về ngành nghề kinh doanh
và công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinhdoanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra chi tiết
Đối với khoản mục Nợ Phải thu khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộ bao gồmviệc phân tích tình hình sơ bộ về khả năng hoạt động kinh doanh hiện tại của doanhnghiệp, đánh giá sơ qua về các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp để cóthể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra đối với việc kiểm toán khoản mục
Nợ Phải thu khách hàng trên BCTC
(4) Thiết lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro
Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét khôngthích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu
Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện
Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từngkhoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tình riêng rẽ hoặctính gộp, cho dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ
Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời
Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từngkhoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp trong quá trình kiểm toán,KTV không phát hiện được
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát quyết định đến khối lượng, quy mô, phạm
vi chi phí, biên chế và thời gian kiểm toán Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soátđều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp Có nghĩa là, trong trường hợpnày, KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán với quy mô, chi phi kiểm toán lớn
Trang 25Mức độ rủi ro phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát Mối quan hệ này được minh họa qua bảng sau:
Bảng 1.3: Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện
Bảng trên đây minh họa về mối quan hệ giữa các loại rủi ro do KTV dự kiếnthường được thực hiện ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Tuy nhiên, trongthực tiễn khi thực hành kiểm toán, nếu KTV có bằng chứng để điều chỉnh lại rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì rủi ro phát hiện cũng được KTV điều chỉnh lại
Xuất phát từ mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán, để lập kế hoạchcho một cuộc kiểm toán, KTV thường biểu diễn mối quan hệ giữa các loại rủi rotrong kiểm toán theo công thức tính sau:
AR= IR x CR x DR => DR=
Trong đó:
AR: là rủi ro kiểm toán (Audit Risk)
IR: là rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk)
CR: là rủi ro kiểm soát (Control Risk)
DR: là rủi ro phát hiện (Detection Risk)
Kết quả của DR sẽ là căn cứ để KTV dự kiến về quy mô, phạm vi công việc cầnkiểm toán thích hợp
(5) Tìm hiểu ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soátliên quan tới khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Trang 26Hệ thống kiểm soát nội bộ Nợ Phải thu khách hàng bao gồm toàn bộ cácchính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm đạtmục đích quản lý và kiểm soát khoản mục Nợ Phải thu khách hàng.
Mục đích của việc tìm hiểu ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ là để xácđịnh mức độ tin cậy dự kiến đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định hợp lýnội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện
KTV thường đọc các tài liệu liên quan tới việc xây dựng các quy chế kiểmsoát nội bộ về Nợ Phải thu khách hàng và đánh giá chúng có đầy đủ, chặt chẽ phùhợp không
Từ hiểu biết ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ trên thì KTV sẽ xác định mức
độ của rủi ro kiếm soát dự kiến Đây là quyết định mang bản chất kinh tế của kiểmtoán, bởi nó sẽ liên quan đến tính cân đối giữa việc tăng cường chi phí cho các cuộckhảo sát kiểm soát nhằm giảm bớt chi phí cho các cuộc khảo sát cơ bản nhưng vẫnđảm bảo cho chất lượng cuộc kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát (đánh giá ban đầu) đối với khoản mục Nợ Phải thukhách hàng:
Nhận diện được mục tiêu kiểm soát: là quá trình phải thu khách hàng củadoanh nghiệp
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù như quy chế bán chịu cho từng đốitượng khách hàng của doanh nghiệp, quy trình thu tiền bán hàng của doanh nghiệp
Nhận diện và đánh giá các nhược điểm, trong đó:
- Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có
- Nhận diện sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu
- Xác định khả năng sai phạm trọng yếu có thể xảy ra đối với khoản mục
Nợ Phải thu khách hàng thường là khai khống nghiệp vụ…
- Nghiên cứu khả năng của các quá trình kiểm soát bù trừ
- Đánh giá rủi ro kiểm soát
(6) Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
Trang 27Chương trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng bao gồm các mụctiêu kiểm toán chi tiết, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết các số dư.
1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán
Nội dung giai đoạn này gồm: Khảo sát kiểm soát và Khảo sát cơ bản
(1) Khảo sát kiểm soát khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
a) Tìm hiểu đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soátnội bộ về khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Để có được những hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị vềKSNB đối với các khoản phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lýđơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như: Quy định vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay các nhận trong việc phê chuẩnbán chịu…
b) Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ về khoản mục NợPhải thu khách hàng
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là
sự hiệu quả và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểmsoát, các bước kiểm soát
Kiểm tra xem các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ có được kiểm soát để chứng minhtính đúng đắn hợp lý của nghiệp vụ kinh tế hay không, có theo đúng phê chuẩn vềviệc bán chịu cho khách hàng của doanh nghiệp hay không, qua trình thu tiền kháchhàng có đang diễn ra theo đúng thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng haykhông
c) Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đối vớikhoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc “Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc
“Bát kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát, ngănngừa hay hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quátrình thực hiện công việc vì dụ như việc phê chuẩn quyết định bán chịu có đúng
Trang 28thẩm quyền hay không, hay trong một công ty thì không thể kế toán kiêm làm luônthủ quỹ…
(2) Khảo sát cơ bản đối với khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
a) Thủ tục phân tích đánh giá tổng quát
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mụcđích so sánh đổi chiếu tính chính xác, hợp lý và sự biến động của số dư các tàikhoản phải thu giữa năm kiểm toán hiện hành và các năm trước Việc lựa chọn quytrình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào sự xét đoán chuyênmôn của KTV
Có hai thủ tục phân tích thường được áp dụng là :
- Phân tích xu hướng: KTV sẽ so sánh sự tăng giảm của khoản mục Nợ Phảithu khách hàng của năm kiểm toán hiện hành với những năm trước
- Phân tích tỷ suất: KTV sẽ so sánh tỷ suất giữa khoản mục Nợ Phải thu kháchhàng với Doanh thu bán hàng của năm kiểm toán hiện hành với những năm trước
Từ 2 thủ tục phân tích ở trên thì KTV sẽ thấy được sự biến đổi của khoản mục
Nợ Phải thu khách hàng để có những hướng kiểm toán cụ thể
b) Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản Nợ Phải thu khách hàng
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản là kiểm tra việc ghi nhậntrên sổ hạch toán trong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụthể hay không
- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền
Trang 29Bảng 1 4: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền
Kiểm tra Cơ sở
Sự phát sinh Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra Hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản doanh thubán hàng chưa thu tiền đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toánchi tiết doanh thu
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chưa thutiền (Ví dụ: Đơn đặt hàng, Hợp đồng thương mại hoặc kế hoạchbán hàng đã được phê chuẩn) tương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổnói trên
- Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền nói trên có chứng
từ xuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng (nếu có) hay không
- Ngoài ra có thể: kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về cácchuyến hàng tương ứng trêm các sổ nghiệp vụ (Nhật ký bảo vệ,Nhật ký vận chuyển, Thẻ kho,…); kiểm tra danh sách khách hàng
và xin xác nhận từ khách hàng về nghiệp vụ bán hàng chưa thutiền…
Sự tính toán,
đánh giá
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra về số lượng hàng đã bán ghi trên Hóa đơn bán hàng:
So sánh với số liệu tương ứng trên Hợp đồng thương mại tươngứng đã được phê chuẩn hay trên Kế hoạch bán hàng đã được phêchuẩn và với số liệu trên chứng từ xuất kho, chứng từ vậnchuyển,…
Trang 30- Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên Hóa đơn bán hàng: Sosánh với giá bán ghi trên Hợp đồng thương mại tương ứng đãđược phê chuẩn hoặc trên bảng giá niêm yết; Nếu thấy cần thiếtthì có thể tham khảo giá cả của cùng loại mặt hàng trên thịtrường.
- Kiểm tra về thuế suất thuế GTGT ghi trên Hóa đơn bán hàng
so với biểu thuế của Nhà nước xem có phù hợp hay không đốivới việc tính khoản thuế và khoản Nợ Phải thu khách hàng
- Trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm tra tỷ giá ngoại tệ
đã ghi nhận trên Hóa đơn bán hàng
- Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị: KTV kiểm tra kết quảcủa phép tính thành tiền doanh thu bán hàng chưa thu tiền củađơn vị ngay trên Hóa đơn bán hàng, để xem xét tính chính xáccủa tính toán
Sự hạch toán đầy
đủ
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- So sánh số lượng các hóa đơn bán hàng với số lượng bút toánghi nhận doanh thu bán hàng chưa thu tiền trên sổ kế toán đểkiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng
- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự (serial) của các hóa đơn bán hàng đã hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng chưa thu tiền Mọi sự cách quãng về số thứ tự của Hóa đơn bán hàng
đã ghi sổ đều phải xác minh rõ lý do và tính hợp lý hay không
Sự phân loại và
hạch toán đúng
đắn
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng vàtính đầy đủ, chính xác, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bánhàng với các nghiệp vụ không phải bán hàng (như thanh lý
Trang 31TSCĐ); Đồng thời xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bánhàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng chưa thu tiền cóđảm bảo đúng đắn; Phát hiện và loại bỏ các nghiệp vụ khôngthuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm vào doanh thu bán hàng chưathu tiền.
- Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu chưathu tiền với từng hóa đơn bán hàng tương ứng về các yếu tốtương ứng (số, ngày và số tiền) là thủ tục giúp phát hiện sự hạchtoán không chính xác
- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tàikhoản đối ứng (Sổ tài khoản Phải thu khách hàng; Sổ ThuếGTGT phải nộp) để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhậnđúng quan hệ đối ứng
Sự phân loại và
hạch toán đúng
kỳ
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cutoff) và hạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng chưa thu tiền củađơn vị
- So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kếtoán với ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên Hóađơn bán hàng) để đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán trongdoanh thu bán hàng chưa thu tiền
Sự cộng dồn Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinhtrên từng sổ kế toán chỉ tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp vềdoanh thu bán hàng chưa thu tiền về các khía cạnh: Tính đầy đủcác khoản doanh thu chưa thu tiền, các loại doanh thu; Tínhchính xác của kết quả tổng hợp doanh thu bán hàng chưa thu tiềncủa kỳ báo cáo
Trang 32- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng chưa thu tiền củađơn vị (nếu có) hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanhthu bán hàng từ các sổ chi tiết; Đồng thời đối chiếu số liệu củabảng tổng hợp doanh thu bán hàng chưa thu tiền với số liệu trên
sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng Trường hợp cần thiết thìKTV có thể tự tính lại số liệu đối với doanh thu bán hàng chưathu tiền
Trang 33- Kiểm tra chi tiết số dư Tài khoản 131
Bảng 1.5: Kiểm tra chi tiết số dư Tài khoản 131
Kiểm tra Cơ sở
Sự hiện hữu và
Quyền và nghĩa
vụ
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Thông thường, KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấpcác bảng liệt kê chi tiết công nợ đối với người mua (bao gồm số
dư đầu kỳ - Nợ hay Có, phát sinh Có và Số dư cuối kỳ - Nợ hay
Có và thêm cột số liệu về khoản phải thu đã quá hạn) Từ đó tiếnhành kiểm tra danh mục và sự tồn tại của người mua; Đồng thờilàm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ, tài liệu có liênquan Trên thực tế, có thể đơn vị được kiểm toán cung cấp sốliệu, tài liệu và nhờ KTV lập hộ; Trường hợp này, KTV có thểlập hộ nhưng không ký mà phải đưa lại cho đơn vị kiểm tra, kýnhận và đơn vị phải chịu trách nhiệm về bảng kê
- Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị đượckiểm toán với người mua và cũng cần lưu ý đặc biệt đối vớinhững trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ này để
có thủ tục kiểm toán thay thế
- Tốt nhất, KTV tiến hành xin xác nhận của các khoản nợ cònphải từ các khách hàng – nếu có thể được Thông thường, KTVyêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê nợ củacác khách hàng, xét đoán khả năng có thể xin xác nhận và sau đóthực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận và sau đó thực hiện thủtục gửi thư xin xác nhận của các khách hàng Sự xác nhận nợ từchính xác khách hàng sẽ đảm bảo tin cậy cho tính Có thật của nợphải thu
- Nếu không thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ phải
Trang 34thu, KTV cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản
nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển,
hồ sơ tài liệu giao hàng… và các chứng từ thu tiền (phiếu thu,giấy báo Có của ngân hàng…) Cần phải nắm rõ là trường hợptoàn bộ chuyến hàng còn chưa thu tiền thì chủ yếu chỉ liên quanđến chứng từ tài liệu bán hàng, giao hàng; Trường hợp kháchhàng đã thanh toán một phần tiền hàng, còn phải xem xét thêmđến các chứng từ thanh toán cho chuyến hàng tương ứng KTVcũng có thể kiểm tra nghiệp vụ thu tiền ở đầu kỳ hạch toán tiếptheo, điều này cũng có thể có bằng chứng về khoản phải thukhách hàng cuối kỳ trước là có thật
Tính toán đánh
giá
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cở sở tính toán nợphải thu mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách đối chiếu số lượnghàng bán chịu và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chưa thutiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mạihay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị…
đã được phê chuẩn Trường hợp nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cầnkiểm tra, so sánh với thông tin về tỷ giá ngoại tệ tại thời điểmbáo cáo để xem xét việc điều chỉnh có đảm báo phù hợp haykhông Trường hợp nợ phải thu chỉ là một phần còn lại củachuyến háng đã bán, kiểm tra trên cơ sở số tiền phải thug hi trênhóa đơn và chứng từ đã thu tiền tương ứng của hóa đơn đó
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợcòn phải thu; Trong trường hợp xét thấy cần thiết, KTV có thểtiến hành tính toán lại ( trên cơ sở tài liệu của đơn vị và sự xétđoán của KTV) và so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
Trang 35- Cần lưu ý đến trường hợp bán hàng có áp dụng các chínhsách giảm giá, chiết khấu thương mại sẽ có liên quan đến tínhtoán nợ còn phải thu; Có thể KTV cần thảo luận với các nhàquản lý đơn vị để làm rõ các trường hợp này.
Cộng dồn Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách
so sánh danh mục những người mua từ các sổ chi tiết Phải thukhách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ
- Kiểm tra tính đúng đắn (chính xác) của việc tổng hợp côngnợ: Bằng cách đối chiếu với từng trang sổ chi tiết Phải thu kháchhàng với Bảng kê chi tiết công nợ về các số liệu tương ứng, đặcbiệt là số dư cuối kỳ
- Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp (cộng dồn) số liệutrên Bảng kê chi tiết công nợ ( dòng cộng của các cột số dư Nợ(và dư Có) cuối kỳ
Trình bày và
công bố
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoảncòn phải thu khách hàng có phù hợp với quy định của chế độ kếtoán hay không Cần lưu ý về sự phân biệt và trình bày riêng biệt
số dư các khoản nợ còn phải thu khách hàng với số dư các khoảnkhách hàng đã trả trước; phân biệt số dư phải thu theo thời gian(ngắn hạn, dài hạn)
- Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên báo cáo tài chính với sốliệu trên sổ kế toán của đơn vị (đã tổng hợp trên Bảng kê chi tiếtcông nợ của đơn vị) và/ hoặc với số liệu trên bảng cân đối thủtheo thời gian của các khoản phải thu (do KTV đã lập)
Trang 371.2.4.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán
Kiến nghị
Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh
Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và HTKSNB đối với bộ phậnđược kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến hoàn thiện HTKSNB của KTV
Các vấn đề cần tiếp tục the dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộphận được kiểm toán
Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh đầy
đủ kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không
Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề còn tồn tại mà KTV đã nêu
Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ
Ý kiến của ban giám đốc đơn vị (nếu có)
KTV thảo luận với ban giám đốc đơn vị về những vấn đề đã nêu trong biênbản kiểm toán và kết luận của KTV
1.3 CÁC SAI PHẠM THƯỜNG GẶP KHI KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Khai báo tăng Phải thu khách hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụbán hàng hoặc hạch toán sớm nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoànthành tiêu thụ đủ tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu
Trang 38 Ghi nhận muộn khoản Phải thu khách hàng.
Khả năng ghi nhận sai các khoản Phải thu khách hàng
Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng
Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về
số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán, đối tượng được mua chịu…
Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý
Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản Phải thu khách hàng,hạch toán các khoản Phải thu khách hàng không mang tính chất phải thu thương mạivào TK131 như hạch toán tiền Bảo hiểm thu hộ cho nhân viên được hưởng do ốm đauthai sản hạch toán đúng vào TK 138 thì kế toán hạch toán nhầm vào TK 131
Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ Cáckhoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài,thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồngkinh tế giữa hai bên
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty DFK Việt Nam – tên đầy đủ là Công ty TNHH Kiểm toán DFK ViệtNam, được thành lập ngày 09/04/2003 với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng Hiện nay,Công ty có mặt ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và BìnhDương Tổng số lượng nhân viên của DFK là gần 100 nhân viên, trong đó số lượngkiểm toán viên hành nghề là 11(Bộ Tài chính, 2013)
Trụ sở chính của DFK đặt tại: Số 38/8 đường Lam Sơn, Phường 2, quận TânBình, Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh, công ty cómột cơ sở khác nằm tại số 426, đường Cao Thắng, quận 10
Chi nhánh ở Bình Dương đặt tại số 127 đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Chi nhánh của Công ty DFK ở Hà Nội:
- Địa chỉ: tầng 25, tòa nhà M3, M4, số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, quậnĐống Đa, Thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 84-4 62663006 Số Fax: 84-4 62663066
- Tài khoản VNĐ số: 0011003492992
- Tại: Sở giao dịch Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội
- Mã số thuế: 0302909063-001
- Đại điện: Ông Phạm Thế Hưng – Giám đốc
Chi nhánh Hà Nội có khoảng gần 50 nhân viên và cùng với chi nhánh Thànhphố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo doanh thu cho Công ty
* Quá trình phát triển:
Trang 40Công ty thành lập ngày 09/04/2003 với tên ban đầu là Công ty TNHH Tưvấn và kiểm toán CA&A Trụ sở chính của Công ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.Giai đoạn đầu này, chi nhánh ở Hà Nội được mở ra để mở rộng thị trường hoạtđộng của Công ty.
Từ năm 2007, Công ty đã tham gia vào tập đoàn Quốc tế DFK Đến ngày17/09/2010, Công ty TNHH Tư vẫn và kiểm toán CA&A đã đổi tên thành Công ty TNHHKiểm toán DFK Việt Nam và chính thức là thành viên của tập đoàn Quốc tế DFK
Các thành viên trong tập đoàn Quốc tế DFK như đã nói ở trên, là một thực thểpháp lý độc lập tại quốc gia mình Do đó, các công ty thành viên của Quốc tế DFK,trong đó có DFK Việt Nam độc lập hoàn toàn về tài chính và chịu mọi trách nhiệmpháp lý cho hoạt động của mình Các thành viên của tập đoàn DFK sẽ giúp đỡ nhau
về mặt nghiệp vụ để nâng cao chuyên môn cho các kiểm toán viên
Trong năm 2009, tập đoàn DFK có 1.138 văn phòng tại 87 quốc gia, cung cấpcác dịch vụ tư vấn trên toàn thế giới, doanh thu đạt 1 tỷ USD Chủ tịch tập đoàn
Quốc tế DFK khẳng định: “DFK International là một tổ chức liên tục phát triển vững mạnh Chúng tôi luôn hỗ trợ các thành viên của mình trong việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyếnchức năng Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý được thiết kế như sau: