Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình và phương pháp kiểm toánkhoản phải trả cho người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính - Phạm vi n
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tạiđơn vị thực tập
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dung
Trang 2MỤC LỤC
Trang 37 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên BCTC của công tyBảng 2.2 : Một số khách hàng chủ yếu của công ty
Bảng 2.3: GTLV của KTV tìm hiểu thông tin chung về Khách hàng
Bảng 2.4: Đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty X
Bảng 2.5: Đánh giá hệ thống KSNB về kế toán tại Công ty X
Bảng 2.6: GTLV Ước lượng mức trọng yếu
Bảng 2.7: GTLV kết quả bảng hỏi về KSNB đối với khoản Nợ phải trả ngườibán
Bảng 2.8: GTLV tổng hợp công nợ phải trả người bán
Bảng 2.9: GTLV về tổng hợp đối chiếu số dư công nợ
Bảng 2.10: GTLV đối chiếu số dư
Bảng 2.11: Mẫu thư xác nhận số dư nợ phải trả
Bảng 2.12: GTLV kết quả thư xác nhận và thủ tục thay thế
Bảng 2.13: GTLV kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thanh toán
Bảng 2.14: GTLV kiểm tra tính đúng kỳ của nghiệp vụ
Bảng 2.15: GTLV kiểm tra ghi nhận tỷ giá trong kỳ và đánh giá chênh lệch
tỷ giá
Bảng 2.16: GTLV tổng hợp kết quả kiểm toán
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán khoản mục Nợ phải trả cho người bán
Sơ đồ 1 2 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả cho người bán trong kiểm toán BCTC
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ các loại hình dịch vụ do công ty cung cấp
Sơ đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu doanh thu do các loại hình dịch vụ mang lại
Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty
Sơ đồ 2.4 : Cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán của công ty
Phụ lục 2.1: Hợp đồng kiểm toán với Công ty X
Phụ lục 2.2: Báo cáo tài chính 31/12/2013 của Công ty X
Phụ lục 2.3: Chương trình kiểm toán mẫu cho khoản mục Phải thu khách hàng
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Việt Nam, miền đất hứa của các nhà đầu tư” Cùng với xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta – một nền kinh tế nhỏ đang có nhiều biến chuyển to lớn Kinh tế càng phát triển, lượng thông tinkinh tế càng nhiều và ngày càng phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch,thiếu tin cậy Kiểm toán ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan nhằmcung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm trên thịtrường Kiểm toán Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã dần khẳng định vai tròquan trọng của mình trong nền tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước nóichung
-Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạtđộng kiểm toán Tiến hành kiểm toán BCTC sẽ giúp cho kiểm toán viên(KTV) và công ty kiểm toán xem xét tính trung thực, hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu của BCTC để từ đó đưa ra một bản báo cáo kiểm toán thíchhợp, mặt khác còn giúp cho đơn vị được kiểm toán nâng cao được chất lượngthông tin tài chính của mình
Phải trả người bán là một khoản mục quan trọng trên BCTC của mộtđơn vị Nó phản ánh những món nợ chưa thanh toán đối với các hàng hóadịch vụ mua vào trong quá trình kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.Khoản mục này thường bao gồm các món nợ của việc mua nguyên vật liệu,thiết bị, điện, nước, dịch vụ sửa chữa … mà doanh nghiệp tiến hành trướcngày kết thúc năm tài chính Các khoản này không bao gồm khoản nợ phải trảchịu lãi, khoản phải trả do bị phạt, giấy nhận nợ, vay nợ, nợ trái phiếu…
Khoản mục nợ phải trả chiếm vị trí quan trọng trong BCTC, số dư nợphải trả liên quan tới nhiều chỉ tiêu quan trọng trong BCTC và hầu như đượcđánh giá là trọng yếu, đặc biệt là rất dễ chứa đựng những gian lận và sai sót,
Trang 7vì vậy mà kiểm toán khoản mục nợ phải trả là một trong những công việcquan trọng cần được tiến hành trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu trên thực tế quy trình và phương pháp kiểm toán phải trả chongười bán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấnTài chính Châu Á thực hiện
- Đánh giá đúng thực trạng kiểm toán khoản phải trả cho người bán,đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại trong kiểm toán khoản phải trả chongười bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính Châu Á thực hiện
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình và phương phápkiểm toán khoản phải trả cho người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính doCông ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á thực hiên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình và phương pháp kiểm toánkhoản phải trả cho người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
- Phạm vi nghiên cứu: gồm các file tài liệu, các chương trình kiểm toán, hồ
sơ kiểm toán khoản mục Phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chínhcủa Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á, kết hợp với tìmtòi quan sát qua kiểm toán thực tế tại khách hàng là Công ty Cổ phần truyềnthông ID
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp như:
• Phương pháp chung:
- Phương pháp duy vật biện chứng;
- Phương pháp duy vật lịch sử
• Phương pháp cụ thể:
Trang 8- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
5 Kết cấu của đề tài
Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sau một thời gian thực tậptại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á, em đã có cơ hộitiếp xúc với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoảnphải trả nhà cung cấp do Công ty thực hiện Nhận thức được tầm quan trọngcủa kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán báo cáo tài chính, em đã chọn
đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á thực hiện” cho luận văn tốt nghiệp của mình
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văncủa em gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương II: Thực trạng kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á thực hiện.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á.
Tuy nhiên kiểm toán là một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam, docòn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn nên bài viết của em còn cónhiều thiếu sót do vậy em mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn
Trang 9Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình củaPGS.TS Nguyễn Bá Minh Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giámđốc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á cùng các anh, chịKiểm toán viên (KTV) tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á đãgiúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Trang 10CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH 1.1 Khái quát chung về khoản mục nợ phải trả người bán
1.1.1 Khái niệm Nợ phải trả người bán
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào đểduy trì tính liên tục và hiệu quả thì luôn phải đảm bảo tốt yếu đầu vào, nhưcác yếu tố vật tư, hàng hóa, tài sản và dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuấtkinh doanh Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, ngoài quan
hệ thanh toán trả tiền ngay thì quan hệ mua bán chịu ngày càng trở nên phổbiến, tạo ra những khoản nợ phải trả người bán
Nợ phải trả cho người bán là khoản phát sinh trong quá trình thanh toán
có tính chất tạm thời mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho các bên do chưađến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn thanh toán theo hợp đồng đã ký kết
Nợ phải trả người bán bao gồm các khoản phải trả người bán về việcmua vật tư, mua hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, thiết bị, dịch vụđiện nước, điện thoại, vệ sinh, sửa chữa Các khoản phải trả này không baogồm khoản nợ phải chịu lãi, khoản phải trả do bị phạt, giấy nhận nợ, vay nợ,
nợ trái phiếu Nội dung, số liệu các khoản phải trả người bán đó được phảnánh qua tài khoản nợ phải trả người bán- TK 331
1.1.2 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục nợ phải trả người bán
1.1.2.1.Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục nợ phải trả người bán
Các bước kiểm soát đối với khoản mục nợ phải trả người bán
- Xử lý đơn đặt hàng và ký hợp đồng mua bán
- Nhận vật tư, hàng hóa, dịch vụ và kiểm nghiệm
- Xử lý và ghi nhận khoản phải trả người bán
- Xử lý, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ
Trang 11 Cách thức kiểm soát của doanh nghiệp đối với nợ phải trả người bán
- Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý các công việc liên quan đến phảitrả cho người bán Những quy định này có thể chia làm hai loại:
+ Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ củangười hay bộ phận có liên quan đến xử lý các công việc xét duyệt và phêchuẩn mua bán chịu, ghi sổ các khoản nợ phải trả, …
+ Quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thựchiện, xử lý công việc: trình tự, thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng; trình tự, thủ tụcphê chuẩn mua bán chịu…
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: tổchức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ;kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định theo đúng thiết kế…
- Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với nợ khoản phải trả người bán (thiết kế
và vận hành) phải được tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản:
+ Thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm: phân công riêng biệtcông việc mua hàng, kế toán phần hành công nợ phải trả… đảm bảo công việcđược thực hiện trôi chảy và cũng tăng các đầu mối chịu trách nhiệm kiểm soát
+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: nguyên tắcnày đòi hỏi phải tách biệt giữa các khâu công việc có liên quan có khả năngchi phối làm sai lệch thông tin tài chính (như giữa khâu phê duyệt đơn muahàng, phê chuẩn tín dụng với khâu thực hiện mua hàng; giữa khâu kế toán đặtmua hàng với khâu giữ quỹ,…)
+ Thực hiện nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền: đơn vị phải có các quy định
rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn đơn đặt mua hàng;quản lý hoàn trả công nợ… phù hợp với chính sách mua hàng của Công ty
- Tổ chức và kiểm soát hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán: đảm bảo chochứng từ kế toán tại DN phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập,
ký chứng từ
1.1.2.2 Tổ chức công tác kế toán đối với khoản mục Nợ phải trả người bán
Trang 12• TK kế toán sử dụng: TK 331 – Phải trả cho người bán
• Chứng từ kế toán: Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu nhập kho, chứng từ
vận chuyển, hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường, phiếu chi, giấy báo nợcủa ngân hàng, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ
• Sổ sách kế toán sử dụng: sổ cái, sổ chi tiết TK 331 – phải trả cho người bán.
• Nguyên tắc hạch toán khoản mục Nợ phải trả người bán
Nợ phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ cần đượchạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượngphải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, ngườicung cấp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành bàngiao
Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay tại thờiđiểm giao hàng (bằng tiền mặt, séc hoặc đã trả qua ngân hàng )
Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫnchưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giáthực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán
Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán chấpnhận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán Khi hạch toán chi tiết các khoản nàythì kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanhtoán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cungcấp ngoài hóa đơn mua hàng
Đối với những khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì cần phải theo dõi cả vềmặt nguyên tệ trên các tài khoản chi tiết và quy đổi theo đồng Việt Nam Cuối
kỳ phải điều chỉnh theo tỷ giá thực tế
Đối với các khoản nợ phải trả bằng vàng, bạc, đá quý thì cần chi tiết cả chỉtiêu giá trị và hiện vật Cuối kỳ điều chỉnh theo số dư thực tế
Không bù trừ công nợ giữa nhà cung cấp, giữa khách hàng mà phải căn cứtrên sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ
Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả theo từng đối tượng, thường xuyêntiến hành đối chiếu, kiểm tra tình hình thanh toán được kịp thời
Trang 13 Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư
nợ lớn thì định kì hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản
nợ lớn phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhậnbằng văn bản
• Quy trình hạch toán kế toán đối với khoản mục nợ phải trả người bán
Trang 14Trả nợ cho người bán bằng ngoại tệ
Giảm giá vật tư, hàng hóa, chiết khấu TM
TK 311, 341
Vay thanh toán nợ cho người bán
TK 515 Chiết khấu thanh toán trừ vào nợ phải trả
Mua vật tư, hàng hóa cho SXKD
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác phải trả
TK 152,153,133
TK 635, 811
TK131
Bù trừ công nợ cho người bán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán kế toán đối với khoản mục Phải trả người bán
Mua chịu TSCĐ
Lỗ CL tỷ giá cuối kỳ
Trang 151.1.3.Vai trò của Nợ phải trả người bán trong Kiểm toán BCTC
Có thể nói trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay đã và đang tạo cơhội, tạo đà cho thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được
mở rộng và phát triển trên khắp thế giới với số lượng nhà cung cấp hàng hóa,dịch vụ cho các doanh nghiệp ngày càng tăng cao và phong phú, đồng thờinhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thì chính sách tín dụng của các nhàcung cấp cũng được mở rộng
Vì vậy, nếu DN có một sự kiểm soát tốt về các khoản nợ phải trả ngườibán thì DN có thể tận dụng được các cơ hội từ phía nhà cung cấp, hoặc tậndụng các chính sách chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại của nhàcung cấp Đồng thời với việc kiểm soát tốt các khoản phải trả người báncũng giúp DN tránh được các tổn thất không đáng có như mua hàng khôngđúng yêu cầu, không đúng số lượng, chất lượng, các khoản phải trả ngườibán được ghi chép theo dõi không đầy đủ, không ghi chép đúng các khoảntiền thanh toán cho người bán, kế toán chiếm dụng, tham ô
Bên cạnh đó, Nợ phải trả người bán còn có ý nghĩa lớn đối với hoạt độngkinh doanh của DN bởi nó là khoản vốn mà DN chiếm dụng được nên nó giảmthiểu được chi phí sử dụng vốn cho DN, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuấtkinh doanh để nâng cao lợi nhuận cho DN
Đồng thời nó cũng là một trong các chỉ tiêu ảnh hưởng tới các tỷ suất tàichính của doanh nghiệp như: Tỷ suất thanh toán hiện thời, tỷ suất khả năngthanh toán nhanh và tỷ suất khả năng thanh toán và tỷ suất khả năng thanh toándài hạn
Mặt khác khoản mục phải trả người bán luôn chứa đựng nhiều sai phạm
vì đây là một khoản mục tương đối lớn trong DN, là một chỉ tiêu nằm trên Bảngcân đối kế toán, lại liên quan mật thiết tới các khoản mục hàng tồn kho, giá vốn
Trang 16hàng bán nên DN có thể thông qua khoản mục này để làm cho tình hình công nợđược giảm đi để phục vụ cho những mục đích riêng
Do đó, KTV để có thể đưa ra được ý kiến nhận xét về tính trung thực vàhợp lý của BCTC của khách hàng thì cần thiết tiến hành kiểm toán từng phầnhành, khoản mục nhỏ trong đó như khoản mục phải trả người bán Vì thế, kiểmtoán khoản mục phải trả người bán giữ một vị trí quan trọng trong kiểm toánBCTC
1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong Kiểm toán BCTC
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC
Khoản mục nợ phải trả chiếm vị trí quan trọng trong BCTC, số dư nợphải trả liên quan tới nhiều chỉ tiêu quan trọng trong BCTC: chỉ tiêu tiền, chiphí, lợi nhuận và hầu như được đánh giá là trọng yếu, đặc biệt là rất dễ chứađựng những gian lận và sai sót, vì vậy mà kiểm toán khoản mục nợ phải trả làmột trong những công việc quan trọng cần được tiến hành trong mỗi cuộckiểm toán BCTC
1.2.2 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong Kiểm toán BCTC
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán
Mục tiêu chung:
Nhằm xác định tính trung thực hay độ tin cậy và việc trình bày trênBCTC của khoản mục phải trả cho người bán đảm bảo tính đầy đủ, đúng đắn,hợp lý theo quy định của chuẩn mực
Mục tiêu cụ thể:
Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải trả người bán:
Trang 17 Kiểm tra CSDL về tính có thật (sự phát sinh): Nghiệp vụ phải trả đã ghi sổphải thực sự phát sinh.
Kiểm tra CSDL về sự tính toán, đánh giá: Nghiệp vụ phải đã ghi sổ phải đượctính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý
Kiểm tra CSDL về sự hạch toán đầy đủ: Nghiệp vụ phải trả người bán đã ghi
sổ kế toán phải được hạch toán đây đủ, không trùng hay sót
Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn : Các nghiệp vụ phảitrả người bán phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán vàđúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệutương ứng đã ghi trên chứng từ
Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Nghiệp vụ phải trả và
đã trả khách hàng phát sinh phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinhthuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy
Đối với kiểm toán số dư phải trả người bán:
Kiểm tra CSDL về tính hiện hữu: Các khoản nợ còn phải trả người bán trên
sổ kế toán là thực tế đang tồn tại
Kiểm tra CSDL về quyền và nghĩa vụ: Có đầy đủ bằng chứng xác nhận nghĩa
vụ phải trả của đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân
Kiểm tra CSDL về tính toán, đánh giá: Các khoản nợ còn phải trả người bánđược tính toán đúng đắn, ghi nhận chính xác
Kiểm tra CSDL tính đầy đủ: Các khoản nợ còn phải trả người bán được ghinhận đầy đủ
Kiểm tra CSDL về cộng dồn: Các khoản nợ còn phải trả người bán được tổnghợp đầy đủ, chính xác
Kiểm tra CSDL về trình bày và công bố: Các khoản khoản nợ còn phải trảngười bán được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán
và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán
Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các nghiệp vụmua hàng và thanh toán phải trả người bán
Trang 18 Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kiểm toán (phần liên quan đến hàng hóa, tài sảnmua vào và các khoản thanh toán phải trả).
Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản liên quan đến các tài khoản
Các nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật ký chitiền
Các phiếu báo giá của bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhậnhàng
Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại
Các qui định về KSNB liên quan đến các khoản nợ phải trả người bán
Các sổ chi tiết, tổng hợp về TK 331, các biên bản đối chiếu công nợ định kỳgiữa DN và người bán, giữa DN với ngân hàng
Các tài liệu khác có liên quan như: Thẻ kho, nhật ký mua hàng, nhật ký sảnxuất của bộ phận có sử dụng vật tư, tài sản, hàng hóa mua vào
Trang 191.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán
Khoản phải trả người bán liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lần giaodịch mua bán chịu Xuất phát từ tính phức tạp của khoản mục, phải trả ngườibán là một trong những khoản mục thường hay xảy ra sai phạm nhất Các saiphạm này có thể là do vô tình, thiếu trình độ song cũng không loại trừ trườnghợp doanh nghiệp cố tình gian lận Cách thức gian lận cũng như sai sót củadoanh nghiệp liên quan đến khoản phải trả người bán là rất đa dạng Vì vậytrong quá trình thực hiện kiểm toán các rủi ro có thể gặp do chính nội tại hệthống KSNB cũng như công tác tổ chức hạch toán kế toán ,cụ thể như sau:
- Bù trừ công nợ không cùng đối tượng
- Chưa có quy chế tài chính về hoàn trả công nợ
- Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải tra
- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau
- Quy trình phê duyệt mua bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định
về số tiền cho nợ tối đa, thời hạn thanh toán
- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thời điểmlập BCTC
- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênh lệch sổchi tiết, sổ cái, Bảng CĐKT
- Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải trả, hạch toán cáckhoản phải trả không mang tính chất thương mại vào tài khoản 331
- Hạch toán giảm công nợ phải trả người bán do hàng hóa mua trả lại, giảm giáhàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ
- Ghi khống các khoản phải trả người bán: Khả năng xảy ra sai phạm này là rấtcao và thường được che đậy rất kín Mặc dù không có nghiệp vụ nào liên quanđến khoản phải tra người bán nhưng kế toán vẫn hạch toán làm khai tăng khoảntra trước cho người bán hoặc khai giảm khoản phải trả người bán, đem lại mộtBCTC đẹp hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục tiêu nhất định
Trang 20Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Hoàn thành cuộc kiểm toán
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong kiểm
toán BCTC
Quy trình kiểm toán thực hiện nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế
và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, làm căn cứ cho kết luận của KTV
về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC Cuộc kiểm toán thườngđược tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau: Lập kế hoạch kiểmtoán; Thực hiện kiểm toán; Hoàn thành cuộc kiểm toán
Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả cho người bán trong kiểm toán BCTC
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
1.3.1.1.Thu thập và phân tích thông tin về khách hàng
KTV và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnhvực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất và số lượng kháchhàng, hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, Đểxác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán khoảnmục phải trả người bán nói riêng
KTV phải tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo doanh nghiệp, sự thay đổinhân sự nếu có, tình hình chung về kinh tế, đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh
có tác dụng đến phải trả người bán
Trang 21Tìm hiểu nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, tình hình sản xuấtkinh doanh của đơn vị, các nhà cung cấp chủ yếu, các hợp đồng dài hạn Đồng thời thu thập các hợp đồng mua hàng, biên bản đối chiếu công nợ.
1.3.1.2 Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải trả người bán
Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là
để xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định hợp
lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thựchiện Vậy, để đạt được mục đích trên KTV cần thực hiện các công việc sau:
Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toán của đơn vịkhách hàng đối với việc hạch toán các khoản nợ phải trả người bán
Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với công nợ phải trả xem có dựa trên nguyêntắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phêchuẩn và ủy quyền
Tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của bộ máy kiểmsoát nội bộ của khách hàng
Đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nợ phải trảngười bán dựa trên việc nhận diện các mục tiêu kiểm soát, quy trình kiểm soátđặc thù, đánh giá điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3.1.3 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trang 22BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi khảo sát kiểm toán.KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánhgiá đó cho từng khoản mục trên BCTC.
Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, đánh giá vềrủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán của KTV vàchi phí kiểm toán đối với từng khoản mục Bản chất của các khoản mục nợphải trả người bán là:
- Các khoản nợ phải trả người bán thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổngchi phí kinh doanh của doanh nghiệp
- Các khoản nợ phải trả người bán liên quan tới nhiều tài sản như: Tàisản cố định, hàng tồn kho, tiền… Mà hầu hết đều là những khoản mục trọngyếu trên BCTC
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tínhchất xét đoán nghề nghiệp của KTV Do đó, ước tính ban đầu về tính trọngyếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTVthấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trongcác nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bịthay đổi
• Thứ hai, đánh giá rủi ro kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thíchhợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu
Trong thực tiễn, khi kiểm toán KTV không phải lúc nào cũng đưa ramột báo cáo kiểm toán đúng đắn Trong kiểm toán luôn chứa đựng những rủi
ro tiềm ẩn không thể lường trước được Để thận trọng và giảm mức độ rủi rokiểm toán đến mức có thể chấp nhận được thì trên cơ sở mức trọng yếu đượcxác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánhgiá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối
Trang 23với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xâydựng chương trình cho từng khoản mục.
Các rủi ro cơ bản thường liên quan đến công nợ phải trả người bántrong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán là:
Khoản nợ không được phản ánh đầy đủ do cố tình ghi giảm hoặc không ghi.Sai phạm này dẫn đến sai lệch trên BCTC do chi phí phản ánh không đúng kỳ
và làm tăng sự giả mạo với khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Phản ánh những khoản nợ phải trả người bán không có thật, ghi tăng chi phí
để trốn thuế
Các khoản phải trả người bán không được phân loại đúng
Qua đó ta nhận thấy giữa trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ ngượcchiều nhau Mối quan hệ này quan trọng khi KTV xác định bản chất thời hạn
và phạm vi thủ tục kiểm toán cần thực hiện
1.3.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập chomọi cuộc kiểm toán BCTC và dựa trên chiến lược kiểm toán (nếu có) Kếhoạch kiểm toán tổng thể phải trình bày được phạm vi dự kiến và cách thứctiến hành công việc kiểm toán Các nội dung này vừa phải đầy đủ lại vừa phảichi tiết để làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình kiểm toán cụ thể
Soạn thảo chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán chính là những
dự kiến của KTV về thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, số lượng công việccần thực hiện, phân công công việc cho các KTV trong nhóm kiểm toán nhưthế nào, cũng như những dự kiến về các thông tin về công ty, các dữ liệu màKTV nhận thấy là cần sử dụng Trọng tâm của chương trình kiểm toán là cácthủ tục kiểm toán cần thực hiện
Tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á đã thiết lậpchương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải trả người bán, chi tiết được
Trang 24dẫn chiếu và minh họa qua Phụ lục 1:Chương trình kiểm toán cho khoản mục phải trả cho người bán
1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với khoản mục phải trả người bán
Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nộ bộ đối với khoản phải trả người bán.
Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNBđối với khoản mục phải trả người bán, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn
vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như : Quy đinh vềviệc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kỳ với các đối tượng phải trả, quyđịnh về việc theo dõi các đối tượng công nợ
Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ýđến các khía cạnh cơ bản:
+ Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lýkhoản phải trả người bán như: Khâu xử lý đơn đặt hàng và ký hợp đồng muabán; nhận hàng hóa, vật tư, dịch vụ và kiểm nghiệm; xử lý và ghi nhận khoản
nợ phải trả người bán; xử lý thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ
+ Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đó
Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Hoạt động KSNB đối với khoản phải trả người bán được thể hiện thôngqua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nhằm quản lý cácphải trả người bán Sau khi tìm hiểu đánh giá về các quy chế KSNB phải tiếptục khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế kiểm soát, các bướckiểm soát bằng cách sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như:
Phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị bằng việc thiết lập hệthống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải trả người bán
Trang 25 Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản phải trả người bán
Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm trangược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vìthực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối với khoản phải trả người bán
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản :
+ Phân công, phân nhiệm
+ Bất kiêm nhiệm
+ Phê chuẩn, ủy quyền
Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vàokết quả đã thu thập , KTV đánh giá rủi ro KSNB đối với khoản phải trả ngườibán ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải trả người bán.Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảothực hiện được mục tiêu kiểm toán
1.3.2.2 Khảo sát cơ bản đối với khoản mục nợ phải trả người bán.
a Thực hiện thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với khoản phải trả chongười bán gồm:
Phân tích ngang: Xem xét sự biến động khoản phải trả người bán giữa kỳ này
và kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán
Phân tích dọc: Việc phân tích dựa trên sơ sở so sánh sự thay đồi về tỷ trọngcủa từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung Đối với khoản phải trả ngườibán, cần xem xét sự biến động về tỷ trọng của khoản phải trả người bán trongtổng giá trị hàng mua vào trong kỳ
KTV có thể áp kỹ thuật phân tích khác như kỹ thuật qua hệ số (so sánh tỷ lệ
số dư nợ phải trả người bán cuối kỳ với tổng nợ ngắn hạn của năm nay vớinăm trước để xem xét những khả năng có những khoản nợ chưa ghi sổ hay đã
Trang 26ghi sổ nhưng thực tế chưa xảy ra Biện pháp kiểm tra trong trường hợp này làkiểm tra các nghiệp vụ kế toán phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau).
So sánh danh mục người bán và danh mục các khoản phải trả người bán nămnay với năm trước để phát hiện những người bán và những khoản nợ phải trảngười bán mới phát sinh trong năm, từ đó tìm bằng chứng chứng minh chonhững người bán và những khoản nợ phải trả người bán mới phát sinh
b Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ nợ phải trả người bán
Khi thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả người bán, KTVcần thực hiện các kỹ thuật kiểm toán sau đây:
Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh” của nghiệp vụ
So sánh các khoản phải trả người bán theo từng người bán, từng khoản
nợ đã được phản ánh trên sổ chi tiết nợ phải trả người bán của DN với cácchứng từ gốc như: Các hóa đơn, chứng từ thanh toán tiền, hợp đồng mua bán,thuê mượn Đặc biệt, KTV phải chú ý vào những nghiệp vụ có số tiền lớn,mới phát sinh hoặc phát sinh vào đầu hoặc cuối kỳ, chú ý đối với nhữngkhách hàng lạ, không bình thường
Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người bán xác nhận về công nợ để có cơ
sở xác minh về tính có thật của các khoản công nợ đó, sau đó tổng hợp cáckết quả và thư xác nhận và không xác nhận để có biện pháp kiểm toán bổsung, mở rộng phạm vi kiểm toán hoặc đối chiếu qua ngân hàng
Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn cũng như dấu hiệu của quátrình kiểm soát nội bộ được để lại trên chứng từ chứng minh nguồn gốc nợphải trả người bán và các chứng từ thanh toán nợ phải trả người bán
Kiểm tra các nghiệp vụ kế toán phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau để cócác bằng chứng chứng minh cho tính có thật và đầy đủ của nghiệp vụ
Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “tính toán và đánh giá”
Trang 27Để kiểm toán mục tiêu này, KTV phải tính toán số tiền trên các chứng
từ, hóa đơn cần kiểm toán, đặc biệt với những nghiệp vụ có số tiền lớn, khôngbình thường hoặc nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ phải được qui đổi theo đúng
tỷ giá quy định
Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “phân loại và hạch toán”
+ Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ của các nghiệp vụ nợ phải trả ngườibán (Kiểm tra cơ sở dẫn liệu đầy đủ của nghiệp vụ), thông thường KTV phảithực hiện các công việc sau:
Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hóa đơn nợ phải trả người bán, đặcbiệt chú ý tới các chứng từ chứng minh nghiệp vụ phát sinh vào đầu hoặc cuối
kỳ, nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ đẩy đủ vào sổ tổnghợp, chi tiết, báo cáo công nợ, bảng kê nợ phải trả người bán hay chưa
Kiểm toán các nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả người bán phát sinhvào đầu kỳ kế toán sau
Gửi thư, công văn hoặc trực tiếp nhờ người bán xác nhận về số tiềnmua hàng và số dư nợ phải trả người bán
+ Kiểm toán về sự phân loại và hạch toán đúng đắn về nghiệp vụ nợ phảitrả người bán:
Để thực hiện kiểm toán cơ sở dẫn liệu này KTV phải có sự am hiểu vềtừng loại nợ khác nhau Đồng thời, KTV phải tổng hợp nợ phải trả người bántheo từng loại nợ trên sổ chi tiết, theo từng khách hàng nợ để đối chiếu vớibảng kê công nợ, và báo cáo công nợ theo tưng loại nợ, từng khách nợ
KTV kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đúngphương pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụphát sinh và việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo theo đúng quy định
+ Kiểm toán về việc hạch toán đúng kỳ: Cũng giống như trên, để kiểm toáncác nghiệp vụ nợ phải trả người bán có được hạch toán đúng kỳ hay không thì
Trang 28KTV cũng phải kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinhvào đầu kỳ kế toán sau Ngoài ra, KTV còn phải thực hiện kiểm tra ngày thángtrên chứng từ, hóa đơn có liên quan với ngày tháng ghi sổ và bảng kê các chứng
từ hóa đơn mà người bán gửi cho DN
+ Kiểm toán về nghĩa vụ của DN đối với nợ phải trả người bán (tráchnhiệm pháp lý): Các khoản nợ phải trả người bán luôn phản ánh nghĩa vụ của
DN với người bán, người cung cấp Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản
nợ phải trả người bán được phản ánh trong sổ kế toán của DN, nhưng thực tếlại không có chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại, hoặc tồn tại nhưng không
đủ tư cách pháp nhân, hoặc có đủ tư cách pháp nhân nhưng lại không đủ cơ sởchứng minh cho tính có thật của nghiệp vụ Vì vậy, xác minh tính có thật củanghiệp vụ và sự tồn tại thực tế, đủ tư cách pháp nhân của chủ nợ sẽ chứngminh được cơ sở dẫn liệu này của nghiệp vụ
Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “tổng hợp và công bố”: Sau khi kiểm toán các cơ sởdẫn liệu như trên, KTV có thể kết luận về sự phù hợp giữa số liệu kiểm tra vớithực tế của DN, đảm bảo độ tin cậy hợp lý về các khoản nợ phải trả ngườibán Tuy nhiên, để kiểm tra việc trình bày và công khai nợ phải trả người bántrên BCTC thì KTV phải nắm được quy định và các phương pháp lập chỉ tiêu
nợ phải trả người bán trên BCTC theo chuẩn mực và thông lệ chung
c Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với số dư nợ phải trả người bán
Thủ tục tốt nhất để kiểm tra số dư chính là gửi thư xác nhận cho ngườibán Nhưng công việc này trong thực tế lại không đơn giản và tốn kém thờigian công sức để có thể nhận được thư xác nhận
Trong trường hợp không thu được thư xác nhận từ người bán thì KTV
có thể thực hiện bằng các thủ tục thay thế như sau:
Trang 29• Kiểm tra tính có thật của khách hàng như sự tồn tại, tính pháp lý Nếu kháchhàng có thật thì có thể phải thực hiện các kỹ thuật tiếp theo.
• Dựa trên kết quả kiểm toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền phát sinh,KTV tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của DN, tìm ra bằng chứng chứngminh chênh lệch nếu có
• Nhờ ngân hàng xác nhận số tiền trên tài khoản công nợ phải trả người bán
• Kiểm tra đối chiếu số liệu các chứng từ, hóa đơn, số dư tài khoản trong sổ kếtoán của DN với bảng kê chứng từ hóa đơn số dư tài khoản của người bán gửicho DN và bàng kê đối chiếu số liệu định kỳ với ngân hàng Kiểm tra lại độtin cậy của những bảng kê này
• Ngoài ra, KTV còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro kiểm toán và mức thỏa mãnđược về kiểm soát để cân nhắc lựa chọn thêm các nghiệp vụ phát sinh vàođầu, cuối kỳ hoặc có số tiền lớn Để thực hiện thủ tục kiểm toán
1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải trảngười bán, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá sự đầy đủ cũng như phù hợpcủa các bằng chứng kiểm toán thu được để đưa ra kết luận đối với khoản mụcphải trả người bán của KTV
KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trongquá trình kiểm toán, đồng thời KTV đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) chokhoản mục này Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các kiếnnghị trong đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống KSNB vàcông tác kế toán khoản phải trả cho người bán cũng như tư vấn hướng xử lýsao phù hợp với những quy định hiện hành
Tiểu kết: Trong chương 1 em xin khái quát lại những vấn đề chính sau:
Lý luận chung về nội dung, nguyên tắc hạch toán, tầm quan trọng và mức độảnh hưởng của khoản mục nợ phải trả người bán đối với doanh nghiệp cũng
Trang 30như với các khoản mục khác trên BCTC Và để có thể tiến hành kiểm toán và
có thể đưa ra nhận xét về khoản mục này em đã trích dẫn các thông tin tài liệu
để làm căn cứ kiểm toán Thông qua lý luận chung để làm cơ sở cho việc xácđịnh mực tiêu và thực tiễn kiểm toán và đánh giá khoản mục này trong kiểmtoán BCTC
Để chứng minh cho lý luận chung em xin được ví dụ về thực trạngkiểm toán khoản mục phải trả cho người bán trong kiểm toán BCTC do công
ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Tài chính Châu Á thực hiện dưới đây
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH CHÂU Á
THỰC HIỆN 2.1 Tổng quan chung về Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài Chính Châu Á
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á
Tên viết tắt: Fadacom Việt Nam
Địa chỉ công ty : P1510 nhà CT2B - Mỹ Đình 2 - Từ Liêm - Hà Nội
Số điện thoại: (84-4) 3787 2182
Số Fax : (84-4) 3787 2183
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Châu Á là doanh nghiệpkiểm toán độc lập, hoạt động trong các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tàichính, thuế và quản lý, là Công ty Trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở
Trang 31lên đứng đầu là giám đốc Giáp Đăng Khoa Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn tài chính Châu Á được thành lập ngày 09 tháng 05 năm 2006, thay đổi bổsung ngày 05 tháng 09 năm 2012 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0105879885 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Châu Á được thành lập
và đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trên 50 người cótrình độ đại học và sau đại học được đào tạo trong và ngoài nước Với cácKiểm toán viên Quốc gia được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên(CPA), có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các Công ty kiểm toán có
5 Lợi nhuận sau thuế 772.516.068 1.260.466.305 1.830.428.392
(Nguồn: Trích BCTC các năm của Công ty) Phương châm hoạt động của Công ty là “Đặt uy tín của Công ty và chất
lượng dịch vụ khách hàng là hàng đầu”
Trang 32CÁC DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH CỦA FADACOM
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính Châu Á
2.1.2.1 Các loại dịch vụ do Công ty cung cấp
Công ty cung cấp các loại hình dịch vụ như sau, được minh họa rõ hơn
trong Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các loại hình dịch vụ do công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính Châu Á cung cấp
Trang 33 Dịch vụ kiểm toán
Đối với Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á, việc cung cấpcác dịch vụ kiểm toán nhất quán, tối ưu là kim chỉ nam cho hoạt động củaCông ty cũng như của khách hàng Công ty cung cấp các dịch vụ cho sốlượng và nhóm khách hàng lớn nhất ở Việt Nam, từ các công ty đa Quốc giađến các công ty trong nước, từ khu vực nguồn lực đến khu vực công nghệcao, từ các công ty sản xuất đến các công ty dịch vụ Công ty cung cấp 1 loạtcác dịch vụ có tính truyền thống như kiểm toán tính hình hàng năm, soát xétđịnh kỳ và kiểm toán tổng hợp cho các tập đoàn đa quốc gia, các dịch vụ soátxét chẩn đoán và dịch vụ tư vấn về sát nhập, giải thể, mua bán, vay vốn quốc
tế, và tài trợ vốn
Công ty áp dụng công nghệ, phương pháp tiếp cận và phương pháp luậnmới nhất theo quy định và hướng dẫn của quốc tế cũng như từ sự hỗ trợ, cộngtác với các hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới cho việc cung cấp dịch
vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng các dịch vụ đó đạt chất lượng cao nhất Chuyên gia kiểm toán của Công ty với chứng chỉ Kiểm toán viên quốc gia
và Kiểm toán viên quốc tế, được trang bị kiến thức sâu rộng về quản lý, kiểmtoán, tài chính, kế toán, và tích lũy những kinh nghiệm quý báu qua nhiềunăm hành nghề Đặc biệt, nhân viên của Công ty am hiểu tường tận về hệthống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về Thuế hiện hành tại ViệtNam và các thông lệ quốc tế liên quan Công ty cùng với các chuyên gia kiểmtoán của mình thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các dự án và công ty đaquốc gia hoạt động trong các lĩnh vực: Năng lượng, Bưu chính viễn thông,Khai thác, Vận tải, Dịch vụ, Tài chính ngân hàng và Bảo hiểm…
Dịch vụ kế toán
Trang 34Công cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng, gồm làm sổ
sách, lập dự toán ngân sách, lập các báo cáo tài chính định kỳ Công ty cũng
hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các báo cáo tài chính được lậptheo hệ thống kế toán Việt Nam cho tương thích với chuẩn mực kế toán quốc
tế được chấp nhận rộng rãi Đồng thời khi cung cấp dịch vụ kế toán, Công tycũng luôn chú trọng đến việc giúp khách hàng xây dựng hệ thống kế toán phùhợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng khách hàng Cụ thể, các dịch vụ
kế toán của Công ty bao gồm:
- Lập hệ thống kế toán cho các doanh nghiệp
- Cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán cho khách hàng
- Lập kế hoạch tài chính
- Lập kế hoạch ngân sách
- Lập và dự đoán lưu chuyển tiền mặt
Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình XDCB
Nguyên tắc cơ bản thực hiện kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành là sử dụng một nhóm nhân viên chuyên nghiệp, các chuyên gia cótrình độ cao được đào tạo chính quy đặc biệt trong việc kiểm toán XDCB nhằmcung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao nhất
Mục tiêu của Công ty là đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo quyết toán củacông trình và các vấn đề khác mà chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nướccần quan tâm Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình XDCB bao gồm:
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của các côngtrình, dự án
+ Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của các Ban quản lý dự án
+ Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Nhóm tài chính doanh nghiệp của Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tàichính cho các công ty và các nhà đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực tài chính.Danh tiếng về cung cấp dịch vụ luôn đổi mới với nhiều sáng kiến, kịp thời,đúng mục đích và đáng tin cậy của Cong ty đạt được nhờ một đội ngũ nhânviên chuyên nghiệp với kinh nghiệm chuyên sâu trong cung cấp dịch vụ ở tầm
Trang 35quốc gia và quốc tế Nhân viên chuyên nghiệp của nhóm tư vấn tài chínhdoanh nghiệp luôn nhiệt tình, chuyên sâu về các loại hình dịch vụ mà nhómcung cấp.
Các dịch vụ tư vấn về tài chính của Cong ty cung cấp cho khách hàngbao gồm:
- Tư vấn về hợp nhất và mua lại doanh nghiệp
- Dịch vụ đánh giá
- Cổ phần hóa, tư nhân hóa và thủ tục niêm yết (IPO)
- Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh Tư vấn đầu tư
Dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ tư vấn thuế của Cong ty bao gồm:
- Kế toán thuế thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế
- Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia
- Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế
- Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế
Qua đây ta có thể thấy cơ cấu doanh thu nói chung không thay đổi giữa
các năm, từ biểu đồ cơ cấu doanh thu hàng năm cho thấy doanh thu của Công
ty vẫn tập trung vào dịch vụ kiểm toán với tỷ trọng 75%, điều này xuất phát
từ nhu cầu của khách hàng với mục đích kiểm toán là chính Vì thế, chưa pháthuy hết được khả năng của bộ phận Tư vấn và Dịch vụ kế toán Tuy nhiên sự
ổn định này lại giúp cho Công ty có thể đưa ra các kế hoạch về lợi nhuận mộtcách chính xác hơn
Trang 36Sơ đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu doanh thu do các loại hình dịch vụ mang lại
2.1.2.2 Thị trường khách hàng
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Châu Á đã tham giathực hiện cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho tất cả các khách hàng trên toànquốc và thuộc mọi thành phần kinh tế như Doanh nghiệp Nhà nước, Công tyliên doanh, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH, Công ty cổphần, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác Các khách hàng
cũ luôn luôn được ổn định đồng thời mở rộng thêm các khách hàng mới
Hiện nay các khách hàng của công ty chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, HảiPhòng, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Một số khách hàng chủ yếu của Công ty được nêu ra ở bảng dưới:
Trang 37Bảng 2.2: Một số khách hàng chủ yếu của công ty
Kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp Nhà Nước
Khách hàng
Địa chỉ Dịch vụ cung cấp
Công ty Xổ số Kiến thiết Bắc Giang Bắc Giang Kiểm toán BCTC
Trường Cao Đẳng Công nghệ Bắc Hà Bắc Ninh Kiểm toán BCTC,
quyết toán vốn đầu tưCông ty cơ khí Ngô Gia Tự Hà Nội Kiểm toán BCTCCông ty Xổ Số Kiến thiết Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc Kiểm toán BCTC Công ty Xăng dầu Quảng Bình Quảng Bình Kiểm toán BCTCCông ty Xăng dầu Quảng Trị Quảng Trị Kiểm toán BCTCCông ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế Kiểm toán BCTCCông ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên Gia Lai Kiểm toán BCTCCông ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên DakNong Kiểm toán BCTCCông ty Xăng dầu Đồng Tháp Đồng Tháp Kiểm toán BCTC Công ty Xăng dầu Sông Bé Bình Dương Kiểm toán BCTC Công ty Xăng dầu Tây Ninh Tây Ninh Kiểm toán BCTC Công ty Xăng dầu Tiền Giang Tiền Giang Kiểm toán BCTC Công ty Xăng dầu Vĩnh Long Vĩnh Long Kiểm toán BCTC Công ty Xăng dầu Tây Bắc Điện Biên Kiểm toán BCTC
Xây dựng đường Hồ Chí Minh – giai
Trang 38Tu bổ, tôn tạo khu di tích Văn Miếu –
Ban QLDA – Sở vănhóa thông tin Hà NộiCông trình san nền khu đất tái định cư
cho GPMB dự án xây dựng đường 308,
và đấu giá quyền sử dụng đất thôn Xa
Mạc, xã Liêm Mạc
Vĩnh Phúc
UBND xã Liêm Mạc,huyện Mê Linh, tỉnhVĩnh Phúc
Đầu tư xây dựng bảo tồn, tôn tạo di tích
lịch sử văn hóa xã Tiên Lục Bắc Giang
Ban QLDA xây dựnghuyện Lạng GiangNhà ăn tập thể cơ quan của Thanh tra
sợi Ý – ViệtCải tạo, sửa chữa nhà hát cải lương
Ban QLDA đầu tư vàxây dựng- Sở VHTT
Hà NộiXây dựng trụ sở làm việc của Quỹ tình
thương huyện Hưng Nguyên, Nghệ An Nghệ An
Quỹ tình thương thuộcHội liên hiệp phụ nữViệt Nam
Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn km 24
Ban QLDA Xây dựngGiao thông Bắc Giang
…
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính Châu Á
Bộ máy quản lý của công ty được minh họa rõ qua Sơ đồ 2.3:Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á
Trang 39Tổng giám đốc
Các Phó tổng Giám đốc
Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng kiểm toán tài chính Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản
Hội đồng Thành viên
Loại hình của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Châu Á
là Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên Công ty hoạt động
theo mô hình trực tuyến tham mưu
Công ty là công ty nhỏ với số lượng nhân viên không lớn Tuy nhiên,
Công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng với số lượng
Trang 40lớn, tính chất công việc phức tạp, đó là nhờ những nỗ lực của cả bộ máy quản
lý tại Công ty
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Hội đồngthành viên điều hành Công ty thông qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng.Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên bao gồm:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của công ty;
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thứchuy động thêm vốn;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối vớiGiám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác;
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồngthành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lýkhác;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợinhuận;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật doanhnghiệp và Điều lệ Công ty