1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty hợp danh kiểm toán việt nam (CPA VIETNAM) thực hiện

86 521 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 580,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầmquan trọng trên, trong thời gian thực tập tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợphải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểmtoán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện” là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC

I- DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang

Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm toán chung 20

Sơ đồ 2.2 Quy trình soát xét chất lượng kiểm toán 23II- DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục nợ phải trả người bán 14Bảng 2.1 WP1400- Bảng thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng của CPAVIETNAM 29 Bảng 2.2 Tìm hiểu quy trình kế toán nợ phải trả người bán của khách hàng

34Bảng 2.3 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB nợ PTNB 36Bảng 2.4 Trích WP 2200- Thực hiện thủ tục phân tích đối với nợ PTNB 37Bảng 2.5 Chương trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB 40 Bảng 2.6 WP 6240- Bảng tổng hợp nợ PTNB 45 Bảng 2.7 WP 6241- Đối chiếu số liệu giữa sổ Cái và sổ chi tiết TK 331 47 Bảng 2.8 WP 6242- Kiểm tra tính ghi chép đúng kì của khoản mục trả trước người bán, PTNB 48 Bảng 2.9 WP 6243- Kiểm tra chi tiết TK 331 51 Bảng 2.10 WP 6244- Kiểm tra số dư công nợ PTNB 54Bảng 2.11 WP 6245- Xác định nguyên nhân chênh lệch số dư TK 331 55Bảng 2.12 WP 6246- Thư xác nhận gửi cho công ty LD thang máy- Schindler 57Bảng 2.13.WP 6247- Tổng hợp thư xác nhận 59Bảng 2.14 WP 6248- Giấy tờ làm việc tại công ty ABC 60

Trang 4

Bảng 2.15 WP 6249- Tờ tổng hợp sau cùng của cuộc kiểm toán khoản mục nợ PTNB tại công ty ABC 62III- DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1 Chương trình kiểm toán mẫu khoản mục nợ phải trả người bán của VACPA

Phụ lục 2.1 Bộ máy tổ chức quản lí công ty

Phụ lục 2.2 Bộ máy điều hành hoạt động

Phụ lục 2.3 Trích hợp đồng kiểm toán giữa CPA VIETNAM và công ty TNHH ABC

Phụ lục 2.4 Bảng cân đối kế toán trước kiểm toán

Phụ lục 2.5 Kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty ABC cho niên độ kế toán từ01/01/2012 đến 31/12/2012 phần liên quan nợ PTNB

Phụ lục 2.6 Tìm hiểu quy trình kế toán chung của công ty ABC

Phụ lục 2.7 Báo cáo kiểm toán công ty ABC

Phụ lục 2.8 Thư quản lí

Phụ lục 2.9 Bảng cân đối kế toán sau kiểm toán

Trích chương trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB cho công ty ABC

Trích chi tiết một số giấy tờ làm việc của KTV trong kiểm toán khoản mục nợ PTNB

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế vớinhiều quốc gia trên thế giới Điều đó khiến cho mức độ cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp càng quyết liệt Nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cùng với sựphát triển của thị trường chứng khoán làm cho ngày càng nhiều người quan tâmtới thông tin tài chính của doanh nghiệp, vì lí do đó mà tính minh bạch củaBCTC càng trở nên quan trọng Các vấn đề người đọc thường quan tâm nhiềunhất khi đọc BCTC của doanh nghiệp là khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Trong các chỉ tiêu trên BCTC, khoản mục nợ phải trả người bán trong doanhnghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới các chỉ tiêu phản ánh các khả năngtrên, các chỉ tiêu này chỉ được phản ánh đúng khi khoản mục nợ phải trả ngườibán được trình bày một cách trung thực và hợp lí Công tác quản lí, hạch toánkhoản mục nợ phải trả người bán trong thực tế thường xảy ra sai sót, gian lận,công việc kiểm toán khoản mục này luôn được chú trọng trong cuộc kiểm toánBCTC

Từ những phân tích trên đây cho thấy tính cấp thiết, thực tiễn của kiểm toánkhoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC Nhận thức được tầmquan trọng trên, trong thời gian thực tập tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt

Nam, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện.”

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hóa lí luận về quy trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB trong

kiểm toán BCTC

Trang 6

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực tiễn về quy trình kiểm toán khoản mục

nợ PTNB trong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thựchiện

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ

PTNB trong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thựchiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quy trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB trong kiểmtoán BCTC

Phạm vi nghiên cứu là quy trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB trong kiểmtoán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chung: Cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin (phép duy vậtbiện chứng)

Phương pháp nghiên cứu riêng đã sử dụng là: phương pháp tổng hợp, phântích, kiểm chứng và điều tra

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời cam đoan, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt,Danh mục sơ đồ, bảng biểu, phụ lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận vănđược chia thành 3 chương:

Chương 1: Lí luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả ngườibán trong kiểm toán BCTC

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bántrong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện.Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợphải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán ViệtNam (CPA VIETNAM) thực hiện

Trang 7

Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

1.1.1.Khái niệm khoản mục nợ phải trả người bán

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt độngmua bán hàng hóa dịch vụ luôn diễn ra thường xuyên và tạo ra các khoản nợ phảitrả người bán do mua trả chậm Đó là các khoản nợ liên quan việc mua sắm cácyếu tố đầu vào mà chưa thanh toán cho người bán

Nợ phải trả người bán là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch

vụ nhận được trong quá trình kinh doanh bình thường của doanh nghiệp Khoảnmục này bao gồm các món nợ mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửachữa và nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kếtthúc năm tài chính

Có thể đưa ra khái niệm nợ phải trả người bán như sau: “Khoản nợ phải trảngười bán là phần tiền vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng của đơn vị khác để hìnhthành nên một phần nguồn vốn của doanh nghiệp mình Doanh nghiệp có nghĩa

vụ trả nợ đúng hạn với người bán”

Việc hình thành khoản mục này liên quan trực tiếp đến quá trình mua hànghóa, nguyên vật liệu đầu vào, tài sản Vì vậy khoản mục này chiếm vị trí quantrọng trong chu kì mua hàng thanh toán

1.1.2 Tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Trong chu kì kinh doanh, quá trình mua hàng và thanh toán thường khôngdiễn ra đồng thời Do vậy, khoản mục nợ PTNB thường xuyên xuất hiện trong kìkinh doanh, gắn liền với các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và không thườngxuyên của doanh nghiệp với người bán

Trang 8

Khoản nợ PTNB là nguồn tài trợ cho việc hình thành tài sản doanh nghiệp và

nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều khoản mục quan trọng trên BCTC nhưphải trả người bán, nợ ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền, tài sản cố định…trên bảngcân đối kế toán Ngoài ra nó liên quan trực tiếp tới quá trình mua yếu tố đầu vào,

do đó ảnh hưởng đến chi phí, giá vốn, từ đó ảnh hưởng lợi nhuận trên báo cáokết quả kinh doanh

Nợ PTNB là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả, là khoản mụcquan trọng hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp Vì chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nợ phải trả nên có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp,thể hiện ở khả năng tự tài trợ (tỷ suất tự tài trợ = nguồn vốn chủ sở hữu/tổngnguồn vốn) Tỷ suất này càng lớn thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại tỷ suất càng thấp thì khả năng tự chủ về tài chính càngthấp

Nợ PTNB phải được quản lí chặt chẽ bởi những sai phạm của khoản mục nàyảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng thanh toán qua tỷ suất quan trọng phảnánh khả năng thanh toán như: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toánhiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán tức thời…Như vậy nợ PTNB bị phản ánh sai sẽ ảnh hưởng tới một loạt các chỉ tiêu trênBCTC, làm người sử dụng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp như: Các nhàđầu tư, đối tác làm ăn, người bán, khách hàng…hầu như chỉ sử dụng thông tintrên BCTC của doanh nghiệp để ra quyết định kinh doanh của mình liên quandoanh nghiệp đó hiểu sai về khoản mục nợ PTNB cũng như bảng cân đối kếtoán, làm quyết định kinh doanh của họ không xác với thực tế Mặt khác khoảnmục này có liên hệ với chi phí sản xuất kinh doanh, giá vốn hàng bán Từ đó,

Trang 9

ảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo kết quả kinh doanh.

Do đó kiểm toán nợ PTNB có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm toán BCTC.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm toán khoản mục nợ PTNB nhằm đảm bảotính trung thực, hợp lý của khoản mục nợ phải trả

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu kiểm toán BCTC làgiúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có đượclập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), cótuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lí trên các khíacạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vịđược kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chấtlượng thông tin tài chính của đơn vị.”

Mục tiêu nói chung khi kiểm toán khoản mục nợ PTNB là nhằm xác minhtính trung thực hay độ tin cậy của khoản mục nợ PTNB và việc trình bày trênBCTC có đảm bảo đầy đủ, đúng đắn, hợp lí theo quy định chuẩn mực Để đạtđược mục tiêu chung này phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

 Các khoản PTNB trong BCTC là có thật hay tính có căn cứ hợp lí (CSDLtính có thật)

 Các khoản PTNB được tính toán, đánh giá đúng quy định, số lượng, sốtiền (CSDL tính toán và đánh giá)

 Các khoản PTNB được ghi chép đầy đủ, đúng phương pháp kế toán(CSDL tính đúng đắn và đầy đủ)

 Các khoản PTNB được ghi chép kịp thời, đúng kì kế toán (CSDL tínhđúng kì)

Trang 10

 Các khoản nợ PTNB được ghi chép, phân loại đúng đắn theo từng loại nợphải trả (CSDL phân loại và hạch toán).

 Các khoản PTNB đảm bảo phù hợp giữa sổ kế toán tổng hợp và chi tiết

 Các khoản nợ PTNB có xác nhận đầy đủ, kịp thời của chủ nợ

 Quá trình KSNB khoản mục nợ này là chặt chẽ và hiệu quả

 Các khoản nợ PTNB được trình bày và công bố đúng đắn, đầy đủ theo quyđịnh ( CSDL trình bày và công bố)

 Các khoản nợ PTNB trong BCTC là đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp, cáckhoản nợ này đang tồn tại, nợ chủ nợ và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợtrong một khoảng thời gian với số tiền nhất định

1.2.2 Nguồn tài liệu kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

Trong kiểm toán BCTC, căn cứ ghi sổ kế toán chỉ là căn cứ để kiểm tra tạiphòng kế toán, ngoài căn cứ này, kiểm toán nợ PTNB còn bao gồm tất cả tài liệu

để kiểm soát và chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở bộ phận liên quan

Cụ thể nguồn tài liệu để kiểm toán nợ PTNB gồm các tài liệu sau:

 Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan nợ PTNB

 Bảng cân đối kế toán năm, kì kiểm toán (liên quan hàng hóa, nguyên vậtliệu, tài sản mua vào)

 Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết TK 331, biên bản đối chiếu định kì số liệugiữa doanh nghiệp với người bán, ngân hàng

 Các chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho, chứng từvận chuyển, biên bản kiểm nghiệm, hợp đồng mua hàng,…

 Hợp đồng mua bán, thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, đơn đặt hàng, hợp đồngvận chuyển, thuê

 Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộphận trực tiếp sử dụng có xác nhận của quản đốc, bộ phận vật tư

Trang 11

 Nhật kí mua hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật kí chi tiền…

 Phiếu báo giá bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản, báo cáo nhận hàng

 Tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại

 Các quy định về KSNB liên quan nợ PTNB

 Tài liệu khác như thẻ kho, nhật kí bảo vệ…

1.2.3 Các sai sót thường gặp trong quá trình kiểm toán nợ phải trả người bán

Trong quá trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB, các sai sót mà KTV thườnggặp đó là:

- Hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản…chưa nhận được từ người bán mà doanhnghiệp đã ghi sổ làm tăng khoản nợ PTNB

- Hạch toán hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản… mua vào không đúng kì

- Hạch toán hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản… mua trả góp giống muathanh toán tiền một lần

- Sự xác nhận của người bán không phù hợp, thường có những chênh lệchphải xác minh lại bằng các kỹ thuật bổ sung: thông qua ngân hàng, gửi thư xácnhận

- Không khớp số liệu giữa sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, thiếu sự đối chiếuxác nhận định kỳ Ghi chép nợ PTNB không đúng cho từng loại nợ phải trả vàtừng đối tượng chủ nợ

- Nợ quá hạn kéo dài không được xử lí kịp thời, không có xác định của chủ

nợ

- Quy trình kiểm nghiệm những chuyến hàng mua của doanh nghiệp cònmang tính hình thức, chưa chặt chẽ, dễ sai sót Quá trình KSNB thường vi phạmnguyên tắc “bất kiêm nhiệm”

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

Trang 12

Quy trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB trong kiểm toán BCTC chia thành

3 giai đoạn:

- Lập kế hoạch kiểm toán

- Thực hiện kiểm toán

- Kết thúc kiểm toán

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn lập ra phương hướng và các thủ tục kiểm toán cần thiết kiểmtoán khoản mục nợ PTNB với khách hàng cụ thể

Thu thập thông tin về khách hàng

Mục tiêu: Thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh, hoạt động đơn vị

khách hàng, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, vấn đề tiềm ẩn từ đó xác địnhtrọng tâm kiểm toán phần hành nợ PTNB

Thủ tục thực hiện:

- KTV thu thập thông tin về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của công ty,nguyên vật liệu đầu vào, định mức nguyên vật liệu Từ đó KTV có thông tin kháiquát về người bán của khách hàng Để có thông tin này, KTV lập và gửi bản yêucầu tài liệu tới khách hàng Việc này góp phần đảm bảo cung cấp tài liệu kịpthời KTV có thể phỏng vấn Ban giám đốc, nhân viên kế toán phụ trách khoảnmục nợ PTNB, nhân viên bộ phận mua hàng

- Với khách hàng thường niên, KTV xem xét kết quả kiểm toán trước và hồ

sơ kiểm toán chung Qua kết quả kiểm toán trước biết được sai phạm khách hàngthường mắc khi hạch toán nghiệp vụ về nợ PTNB, có chú trọng những vấn đềnày

- Ngoài ra KTV tham quan nhà xưởng, trực tiếp quan sát quy trình sản xuất,nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu mua về

Trang 13

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Mục tiêu: KTV thực hiện phân tích sơ bộ nhằm phát hiện những biến động

và biểu hiện bất thường của khoản mục nợ PTNB để tập trung kiểm tra làm rõ

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Mục tiêu: Việc đánh giá tính trọng yếu là căn cứ xác định thời gian, phạm vi

thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo cho phù hợp Mức trọng yếu phân bổcàng lớn thì KTV sẽ thu hẹp phạm vi các thử nghiệm cơ bản cần áp dụng vàngược lại

Thủ tục thực hiện:

Để ước tính mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC, sau đó KTV phân bổ chocác khoản mục

Đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC phụ thuộc các yếu tố:

- Quy mô khách hàng Khách hàng khác nhau, phương pháp xay dựng mức

Trang 14

- Quy mô sai sót có trọng yếu hay không căn cứ vào: thu nhập thuần trướcthuế (5%-10%), doanh thu (1%-2%), tổng tài sản (3%-6%)…

- Bản chất sai sót

* Đánh giá rủi ro

Mục tiêu: Dựa trên thông tin thu thập được về hệ thống KSNB, hoạt động

kinh doanh của khách hàng, KTV dự kiến mức độ rủi ro phát hiện là cơ sở để lập

kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, dự kiến thời gian, nội dung, phạm vicác thủ tục áp dụng cho phù hợp

- Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ người sử dụng thông tintin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp và khả năng khách hàng gặp phải khókhăn về tài chính sau khi BCTC được công bố Rủi ro kiểm toán gồm 3 yếu tốcấu thành là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR): Qua thu thập thông tin kinh doanh kháchhàng, hiểu biết bản chất khoản mục nợ PTNB, KTV đặt ra mức RRTT cho khoảnmục nợ PTNB

- Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR): Qua nghiên cứu hệ thống KSNB của đơn vị

và hệ thống KSNB với khoản mục nợ PTNB, KTV đưa ra mức RRKS cho khoảnmục nợ PTNB

- Dự kiến rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng sai phạm xảy ra với khoản mục

nợ PTNB mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện ra

Khảo sát KSNB về nợ phải trả người bán

Mục tiêu: Giúp KTV có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB từ đó đánh

giá RRKS là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán, xác định thời gian và phạm vi cácthử nghiệm cơ bản cần thực hiện

Hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tụckiểm soát và bộ phận KSNB, nguyên tắc KSNB

Trang 15

Cách thức tiến hành:

Đánh giá môi trường kiểm soát dựa vào:

- Đặc thù quản lí: người có quyền phê duyệt chính sách, thủ tục kiểm soát

- Công tác điều hành, đưa ra chính sách của cấp lãnh đạo được thực hiện thếnào

Đánh giá hệ thống kế toán dựa vào:

- Tổ chức kế toán phần hành nợ PTNB: người thực hiện, chứng từ, tài khoản,

sổ sách

- Quy trình kế toán nợ PTNB, luân chuyển chứng từ, quá trình mua hàng: cónhu cầu mua hàng, mua, nhập kho, ghi sổ, đưa thông tin lên BCTC

Đánh giá thủ tục kiểm soát, bộ phận KSNB và nguyên tắc KSNB

- KTV kiểm tra các giai đoạn quá trình mua hàng, phân chia cho các nhânviên đảm bảo nguyên tắc “phân công phân nhiệm” không

- Trong mua hàng, bộ phận mua phải tách biệt giữa người phê chuẩn và bộphận nhận hàng, kế toán và thủ kho, tuân thủ nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”

- Việc ủy quyền phê chuẩn có thực hiện đúng đắn, phê duyệt trên hợp đồngmua, yêu cầu mua có được thực hiện bởi đúng cấp có thẩm quyền, tuân thủnguyên tắc “ủy quyền phê chuẩn” không

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và soạn thảo chương trình kiểm toán

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: Mô tả hiểu biết của KTV về khách hàng,hoạt động hệ thống KSNB, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro, lịch trình, phạm vi,cách thức tiến hành và là cơ sở lập chương trình kiểm toán

- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Chương trình kiểm toán làtoàn bộ chỉ dẫn cho KTV và trợ lí kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán

và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán.Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính

Trang 16

- Chương trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB là dự kiến về thời gian, thủtục kiểm toán cần áp dụng, phân công công việc cho các KTV, dự kiến thông tin

về công ty, dữ liệu cần thu thập và sử dụng Hiện nay để thuận tiện cho công táckiểm toán, các công ty kiểm toán thường áp dụng chương trình kiểm toán mẫucủa VACPA hoặc xây dựng chương trình riêng cho mình

Phụ lục 1.1 Chương trình kiểm toán mẫu về khoản mục nợ PTNB của VACPA.

1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

1.3.2.1 Khảo sát về KSNB đối với nợ phải trả người bán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: “Thử nghiệm kiểm soát là việckiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hànhhữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”

Mục tiêu: Thu thập bằng chứng về tính thiết kế và tính vận hành của hệ

thống KSNB Đánh giá mức độ tin cậy với hệ thống KSNB và RRKS là cơ sởđiều chỉnh thủ tục kiểm toán cho phù hợp Tính thiết kế đầy đủ, hợp lí và chặtchẽ của hệ thống KSNB Tính vận hành liên tục, có hiệu lực và hiệu quả của hệthống KSNB Kiểm tra tính tuân thủ 3 nguyên tắc KSNB: “phân công phânnhiệm, bất kiêm nhiệm và ủy quyền phê chuẩn” có được thực hiện hợp lí và đầy

đủ không

Cách thức tiến hành:

- Phỏng vấn kế toán khoản mục nợ PTNB, thời điểm ghi nhận nghiệp vụ…

- Kiểm tra một số nghiệp vụ từ sổ Cái đến thời điểm phát sinh đánh giá việckiểm soát, kiểm tra các chứng từ mua hàng như: hợp đồng mua bán, hóa đơn củangười bán, phiếu nhập kho…

- Quan sát quá trình hạch toán thực tế của nhân viên kế toán tại khách hàng,đánh giá tính hợp lí của việc hạch toán

Trang 17

Kết luận: KTV chỉ ra mức độ tin cậy đối với hệ thống KSNB của khách hàng, đánh giá lại RRKS liên quan khoản mục nợ PTNB là cao, thấp hay trung bình là cơ sở điều chỉnh kế hoạch kiểm toán (nếu cần) cho phù hợp.

1.3.2.2 Các khảo sát cơ bản đối với khoản mục nợ phải trả người bán

a) Thực hiện thủ tục phân tích

Mục đích: Hỗ trợ, thay thế cho thủ tục kiểm tra chi tiết phát hiện nghi vấn,

vấn đề bất thường cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, nếu không phát hiện nguyênnhân cần mở rộng phạm vi kiểm tra chi tiết

Cách thức tiến hành:

- So sánh tổng nợ PTNB phát sinh với lượng hành mua trong kì

- So sánh lượng hành mua trong kì với dự kiến kế hoạch mua hàng

- So sánh số dư nợ PTNB năm nay với năm trước để tháy biến động Xem xétnhu cầu mua hàng của đơn vị có hợp lí không, quy mô của doanh nghiệp mởrộng hay thu hẹp

- So sánh các số dư nợ PTNB năm nay với năm trước tìm ra người bán thayđổi bất thường

- Phân tích tỷ suất: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiệnhành, khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tự tài trợ

Kết luận: Có biến động bất thường nào hay không, xác định chỉ tiêu có khả

năng sai phạm, tìm hiểu nguyên nhân biến động, không phát hiện được nguyênnhân cần tập trung kiểm tra chi tiết

b) Thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản

Mục tiêu: Kiểm tra từng khoản mục và nghiệp vụ nhằm thu thập bằng chứng

về các CSDL theo các bước xác định trong chương trình kiểm toán

Cách thức tiến hành:

- Kiểm tra nghiệp vụ và số dư tài khoản tương ứng với các CSDL

Trang 18

Kết luận: Đạt được mục tiêu kiểm toán hay chưa, đưa ra ý kiến về kiểm toán

+ Các khoản nợ PTNB trong sổ chi tiết

phải đúng đắn, thống nhất với sổ Cái

Cộng tổng danh sách khoản nợ PTNBtrên sổ chi tiết PTNB, đối chiếu với

sổ Cái xem có chênh lệch không.+ Các khoản nợ PTNB trong sổ chi tiết

phải có căn cứ hợp lí

+ Lấy xác nhận khoản phải trả từ người

bán, trọng tâm khoản bất thường,

nghiệp vụ phức tạp

Đối chiếu chứng từ mua như: hóa đơncủa người bán, hợp đồng mua bán,phiếu nhập kho, biên bản kiểmnghiệm… với sổ chi tiết, danh sáchcác khoản PTNB

Gửi thư xác nhận cho người bán.+ Các khoản PTNB phát sinh đều được

ghi sổ đầy đủ, chính xác về số tiền

Đối chiếu hóa đơn với sổ chi tiết TK

331, sổ chi tiết với biên bản đối chiếucông nợ, đối chiếu số tiền đảm bảo sốliệu do đơn vị tính toán và ghi sổ làđúng đắn KTV có thể tính toán lại vàđối chiếu số liệu đơn vị nếu thấy cầnthiết

Trang 19

Kiểm tra hóa đơn, chứng từ chứngminh và ghi chép trên sổ chi tiết một

số nghiệp vụ vào cuối kì

+ Các khoản PTNB được phân loại

đúng đắn

+ Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ công

nợ giữa các đối tượng

Kiểm tra sổ chi tiết TK 331, nội dungkinh tế tương ứng nghiệp vụ phát sinh

Đối chiếu số liệu kiểm toán chu kìhàng tồn kho

+ Các khoản nợ PTNB được trình bày

và công bố đúng đắn

Đối chiếu số dư nợ PTNB trên bảng cân đối kế toán với sổ Cái TK 331 xem nhất quán không, việc trình bày trên BCTC có phù hợp với quy định của chế độ kế toán không

Trên cơ sở áp dụng các thủ tục kiểm toán nói trên, KTV đã thủ thập đượcbằng chứng về khoản mục nợ PTNB Từ đó KTV đưa ra kết luận và tính tin cậy,hợp lí của khoản mục nợ PTNB

1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán nợ phải trả người bán

Trang 20

Kết thúc kiểm toán, trước hết KTV tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục nợPTNB đã thực hiện ở trên làm cơ sở cho ý kiến về các chỉ tiêu liên quan khoảnmục nợ PTNB trên BCTC, cơ sở lập và đưa ra ý kiến trong BCKT KTV soát xétcác giấy tờ làm việc có đảm bảo tính đầy đủ, hợp lí và hợp thức không Sau đótổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận về khoản mục nợ PTNB.

Trước khi đưa ra kết luận, KTV phân tích lần nữa đánh giá độ tin cậy kết quảkiểm toán, bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và thủ tục kiểm toán đã ápdụng trước khi quyết định thực hiện thêm thủ tục bổ sung hay mở rộng phạm vikiểm toán

KTV so sánh kết quả kiểm toán, sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toánvới ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, xem có chấp nhận hay không kết quảkiểm toán này và có thực hiện thủ tục bổ sung không

Trang kết luận kiểm toán khoản mục nợ PTNB gồm các nội dung sau:

- Sai phạm tìm ra hoặc không có khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK

- Nguyên nhân sai lệch có hợp lí hay không

- Soạn thảo bút toán điều chỉnh sai phạm phát hiện được

- Kết luận đạt hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục này

- Ý kiến về hạn chế trong thiết kế và vận hành quy chế KSNB với khoản mục

nợ PTNB và ý kiến đề xuất để cải thiện KSNB khoản mục nợ PTNB

- Ý kiến về phạm vi kiểm toán, hạn chế trong quá trình kiểm toán

- Ý kiến của Ban giám đốc khách hàng

- Vấn đề cần theo dõi trong cuộc kiểm toán sau

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM

TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)

Trang 21

2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)

Các thông tin chung về công ty:

Tên công ty: Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)

Trụ sở chính: : Số 17, Lô 2C, Khu đô thị Trung Yên, Cầu giấy, Hà Nội

Chi nhánh: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Sơn La

Điện thoại: + 84 4 3783 2121 Fax: + 84 4 3783 2122

CPA VIETNAM là 01 trong các công ty có đủ đều kiện thực hiện kiểm toánBáo cáo tài chính năm 2013

CPA VIETNAM được Ủy Ban chứng khoán Nhà Nước chấp thuận đượckiểm toán cho Tổ chức phát hành, niêm yết, kinh doanh chứng khoán năm 2013

Là 01 trong các công ty được thực hiện cung cấp dịch vụ xác định giá trịdoanh nghiệp

Sau 3 năm là thành viên đại điện, ngày 21 tháng 4 năm 2011 thỏa thuận giữaCPA VIETNAM và Moore Stephens chấp thuận CPA VIETNAM là thành viênchính thức của Hãng kiểm toán Quốc tế Moore Stephens - Hãng kiểm toán danhtiếng đứng thứ 10 trên thế giới

Trang 22

CPA VIETNAM chuyên ngành cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn, tưvấn tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro

Bằng khen Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam khen tặng Chi hội kế toáncông ty có thành tích trong xây dựng Hội Kế toán, Kiểm toán trong nhiều năm.Giấy chứng nhận công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam là Hội viên chínhthức của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1.2 Đặc điềm về hoạt động kinh doanh của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)

CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ sau:

1 Kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ chủ yếu của công ty

- Kiểm toán BCTC theo luật định, vì mục đích thuế, dịch vụ quyết toán thuế

- Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, báo cáo quyết toán

dự án

- Lập báo cáo phục vụ mục đích sáp nhập, chia tách, giải thể…

2 Dịch vụ Tư vấn tài chính

- Tư vấn hợp nhất, mua lại, cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp

- Tư vấn tư nhân hoá và thủ tục niêm yết đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp

- Xác định giá trị doanh nghiệp

3 Dịch vụ Tư vấn thuế

- Kế toán thuế thu nhập và lập tờ khai thuế, hoạch định chiến lược thuế

- Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia, trợ giúp giải quyết vướng mắc về thuế

- Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế…

4 Dịch vụ Kế toán

- Xây dựng hệ thống kế toán, trợ giúp hạch toán kế toán và giữ sổ kế toán

Trang 23

- Dịch vụ tư vấn kế toán, dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán…

- Chuyển đổi báo cáo tài chính giữa VAS, IAS, IFRS và các tiêu chuẩn khácKhách hàng của CPA VIETNAM không ngừng tăng lên, đa dạng phong phú, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau:

 Các công ty thuộc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị - HUD

 Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng

 Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà

 Các Công ty thuộc Tập đoàn VINASHIN

 Các Công ty thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN

Ban giám đốc: Điều hành mọi hoạt động kinh doanh công ty dựa trên

quy chế hoạt động do hội đồng thành viên hợp danh quy định

Phòng nghiệp vụ (NV)1,2,3,4: Trực tiếp cung cấp dịch vụ kiểm toán

BCTC Mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, khoảng 7 nhân viên

Phòng XDCB: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB dở

dang, hoàn thành, kiểm toán tuân thủ …

Phòng tư vấn: Tư vấn kế toán, tài chính, thuế, hoạch định tài chính,

nguồn nhân lực, quản lí doanh nghiệp, lắp đặt các phần mềm kế toán

Trang 24

Phòng hành chính Qtrị: Quản lí nhân sự, bảo quản lưu trữ hồ sơ cá

nhân, quản trị văn phòng, nội bộ, giải quyết việc hành chính, đối ngoại

Phòng quan hệ công chúng: Quan hệ với đối tác để kí hợp đồng kiểm

toán, tư vấn, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nhân viên

Phòng kế toán: Thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ kế toán.

Phụ lục 2.1 Bộ máy tổ chức quản lí công ty

Phụ lục 2.2 Bộ máy điều hành hoạt động

2.1.4 Đặc điểm về tổ chức quá trình kiểm toán

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức quá trình kiểm toán

Việc tổ chức một cuộc kiểm toán do CPA VIETNAM thực hiện gồm 4 bước thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm toán chung

Giấy tờ làm việc, thông tin khách hàng cung cấp, tài liệu, thông tin KTV thuthập được lưu trong Hồ sơ kiểm toán, phục vụ cho lập kế hoạch kiểm toán,kiểm tra bước soát xét, giao dịch và phục vụ khách hàng

2.1.4.2 Phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán

CPA VIETNAM áp dụng phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán theokhoản mục trên BCTC như: Hàng tồn kho, tiền, chi phí, nợ phải thu, phải trả…Đây là cách tiếp cận phổ biến các công ty kiểm toán hiện nay đang áp dụng

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toánTiếp cận khách hàng

Trang 25

2.1.4.3 Quy trình kiểm toán

a) Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)

Với sự giúp đỡ của MooreStephens, CPA VIETNAM đã thiết kế chươngtrình kiểm toán mẫu cho từng phần hành cụ thể, áp dụng linh hoạt cho kháchhàng khác nhau

Chương trình kiểm toán tuân theo quy trình kiểm toán gồm 3 giai đoạn:

Lập kế hoạch kiểm toán

KTV khảo sát và chấp nhận khách hàng bởi thu thập thông tin về pháp lí củakhách hàng, thực hiện thủ tục phân tích tổng quát, đánh giá trọng yếu và rủi ro,tìm hiểu hệ thống KSNB và lập chương trình kiểm toán chi tiết

Thực hiện kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán gặp gỡ, thảo luận với khách hàng về thực hiệnchương trình kiểm toán, KTV theo phần hành được phân công Thủ tục:

- Kiểm tra chi tiết các phần hành theo thủ tục trong chương trình

Kết thúc kiểm toán

KTV xem xét sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC liên quan khoản mục vàđánh giá bằng chứng thu thập được Tổng hợp kết quả kiểm toán KTV đã thựchiện, sau đó trưởng nhóm thảo luận với nhà quản lí đơn vị để thống nhất và đưa

ra ý kiến cuối cùng trên BCKT

b) Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)

Lập kế hoạch kiểm toán

Trang 26

- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng: giấy phép thành lập,điều lệ công ty, BCKT năm trước, biên bản, hợp đồng mua bán…

- Tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng

- Thủ tục phân tích: So sánh số dư khoản nợ PTNB năm nay so với nămtrước Phân tích tỷ suất khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiệnhành, khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tự tài trợ Chênh lệch cần tìm hiểunguyên nhân, có thể phỏng vấn nhân viên đơn vị, nhà quản lí

- Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro với khoản mục nợ PTNB

- Lập chương trình kiểm toán khoản mục nợ PTNB

Thực hiện kiểm toán

- Đối chiếu số dư nợ PTNB trong sổ chi tiết với sổ Cái, sổ Cái với BCTC

- Đối chiếu hóa đơn với sổ chi tiết, danh sách các khoản nợ PTNB với hóađơn của người bán, lấy xác nhận khoản phải trả bất thường, phức tạp

- Đối chiếu sổ chi tiết TK 331 với biên bản đối chiếu công nợ

- Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc niên độ, đối chiếuvới kiểm toán chu kì hàng tồn kho

Kết thúc kiểm toán

- Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC liên quan nợ PTNB

- Kết luận về kiểm toán khoản mục nợ PTNB

2.1.4.4 Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán

Trang 27

Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưutrữ Hồ sơ kiểm toán của CPA VIETNAM được lưu gồm 2 loại là hồ sơ kiểmtoán chung và hồ sơ kiểm toán năm.

- Hồ sơ kiểm toán chung: Chứa thông tin về khách hàng thường niên, thông

tin tổng hợp khách hàng, thông tin pháp luật, thuế, nhân sự, kế toán, hợp đồng,thủ tục KSNB

- Hồ sơ kiểm toán năm: Chứa thông tin về khách hàng liên quan cuộc kiểm

toán năm hiện tại

Hồ sơ kiểm toán năm gồm 2 phần:

1) Phần tổng hợp hồ sơ: Lưu BCTC khách hàng năm kiểm toán (gồm

BCTC trước và sau kiểm toán), soát xét và kiểm tra của Ban giám đốc với hồ

sơ, kế hoạch kiểm toán

2) Phần kiểm tra khoản mục: Gồm chương trình kiểm toán, giấy tờ làm

việc, bằng chứng KTV tìm được về khoản mục trên BCTC

Hồ sơ kiểm toán chia thành các chỉ mục, thuận tiện cho lưu trữ khoa học:1000: Lập kế hoạch kiểm toán

2000: Kiểm tra chi tiết tiền và các khoản tương đương tiền

3000: Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu

4000: Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho

5000: Kiểm tra chi tiết tài sản cố định và các khoản đầu tư

6000: Kiểm tra chi tiết công nợ

6200: Phải trả người bán

7000: Kiểm tra chi tiết nguồn vốn

8000: Kiểm tra chi tiết- báo cáo lãi lỗ

Trang 28

WP… : Giấy tờ làm việc của KTV, là cơ sở tham chiếu phần hành KTV đã thựchiện cũng như người soát xét.

2.1.4.5 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)

Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được CPA VIETNAM chú trọng từ khibắt đầu cuộc kiểm toán, xuyên suốt quá trình kiểm toán

- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Nhận được lời mời kiểm toán của khách hàng, công ty đã phân tích, đánhgiá sơ bộ rủi ro, quyết định chấp nhận cuộc kiểm toán hay không, giúp hạn chếrủi ro, ảnh hưởng chất lượng kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ công ty.Ngay khi trưởng nhóm lập kế hoạch được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán cókinh nghiệm, trước khi công bố tới các KTV khác hoặc gửi tới khách hàng

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Sau mỗi ngày làm việc, trưởng nhóm kiểm tra và soát xét giấy tờ làm việccủa KTV và trợ lí KTV Ngày cuối cùng làm việc tại khách hàng, trưởng nhómkiểm tra, soát xét giấy tờ làm việc lần nữa, đưa ra câu hỏi nếu thấy sai sót

- Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Trưởng nhóm báo lại kết quả cho chủ nhiệm kiểm toán, Ban giám đốc soátxét quá trình làm việc của KTV, kịp thời sửa chữa sai sót Dựa vào hồ sơ kiểmtoán, Ban giám đốc đánh giá kết quả thực hiện của KTV, tìm ra mặt KTV thựchiện tốt và không tốt Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vấn đề yếu kém.Như vậy công ty đã xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng cuộc kiểmtoán khá chặt chẽ, rõ ràng Việc soát xét chất lượng kiểm toán được thực hiệnngười chịu trách nhiệm soát xét cao nhất đến thấp nhất thể hiện ở sơ đồ sau:

Trang 29

Sơ đồ 2.2 Quy trình soát xét chất lượng kiểm toán

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC CHO CÔNG TY ABC

Đối với khách hàng của công ty (cả khách hàng cũ và mới), hàng năm công tygửi thư chào hàng tới khách hàng thông báo dịch vụ công ty có khả năng cungcấp và quyền lợi khách hàng Thư chào hàng do phòng hành chính tổng hợp lập

Để có cái nhìn tổng quát về các việc thực hiện khi kiểm toán khoản mục nợPTNB, cụ thể công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam đã thực hiện cuộc kiểmtoán BCTC tại công ty ABC, một khách hàng cũ của công ty

2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện tại công ty ABC

Lí do lựa chọn khách hàng:

Công ty ABC là khách hàng truyền thống, vì thế công ty chú trọng xem xétthay đổi trong khách hàng đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán hay không.Khách hàng ABC là công ty TNHH, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ

và giải trí, hoạt động kinh doanh từ những năm trước được kiểm toán đều không

có rủi ro lớn Các công trình xây dựng, khu vui chơi giải trí đều có uy tín trên thịtrường Thị trường của khách hàng rất đa dạng và có khuynh hướng mở rộng.Doanh thu mấy năm lại đây có kết quả cao Những năm trước đều mời công ty

Thành viên Ban giám đốc

Chủ nhiệm kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán

Kiểm toán viên

Trang 30

Hợp danh kiểm toán CPA VIETNAM kiểm toán và đều đạt yêu cầu trung thựckhách quan CPA VIETNAM có được sự tín nhiệm của khách hàng ABC vàtrong kì kế toán từ 01/01/2012 đến 31/12/2012 sau khi nhận được thư mời từkhách hàng ABC, CPA VIETNAM đã tổ chức cuộc họp với khách hàng đểthống nhất các vấn đề liên quan cuộc kiểm toán, thống nhất thỏa thuận giữa 2bên về việc thực hiện kiểm toán và dịch vụ liên quan Từ cuộc họp, 2 bên đã

thống nhất và soạn thảo hợp đồng kiểm toán.

- Lập điều khoản hợp đồng: Sau khi chấp nhận khách hàng, công ty đã soạn

thảo hợp đồng kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 210: “Hợp đồng kiểmtoán được lập tuân thủ theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các điều luật khác có

liên quan”.

- Kí kết hợp đồng kiểm toán: Sau khi chấp nhận kiểm toán, lựa chọn nhóm

kiểm toán, Ban giám đốc thảo luận trực tiếp với khách hàng về điều khoản hợpđồng 2 bên thống nhất hợp đồng kiểm toán số 136/BCKT đã được kí kết

- Lựa chọn nhân sự: Độc lập coi là một phẩm chất cốt yếu của KTV, do vậy,

trong kiểm toán BCTC tính độc lập là một yêu cầu quan trọng trong lựa chọnnhân sự kiểm toán tại đơn vị khách hàng Cơ sở hợp đồng đã kí số 136/HĐKT,với khách hàng ABC, CPA VIETNAM đã lựa chọn ra được nhóm kiểm toán phùhợp với khối lượng công việc, thời gian cũng như phí kiểm toán Cụ thể, nhómkiểm toán bao gồm 5 thành viên:

Chủ nhiệm Kiểm toán : Phan Thanh Nam

Nhóm trưởng kiểm toán: Nguyễn Hữu Nghĩa

KTV chính: Nguyễn Khánh Minh

KTV chính: Ngô Thị Tâm

Trang 31

Trợ lý kiểm toán: Nguyễn Thị Lan

Chủ nhiệm kiểm toán: anh Phan Thanh Nam là Phó tổng giám đốc công ty,trưởng nhóm kiểm toán đã có chứng chỉ CPA và có nhiều năm kinh nghiệmtrong kiểm toán BCTC, các thành viên còn lại là những người có chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc

Qua nghiên cứu ban đầu, khách hàng ABC là công ty quy mô lớn, lĩnh vựckinh doanh phức tạp, nghiệp vụ nhiều, công ty dự kiến:

Thời gian lập kế hoạch kiểm toán tại công ty: 23/01/2013 đến 26/01/2013

Thời gian thực hiện kiểm toán tại khách hàng ABC là 5 ngày từ 27/01/2013

đến 31/01/2013

Thời gian soát xét và phát hành BCKT: Từ 01/02/2013 đến 04/02/2013

Phụ lục 2.3 Hợp đồng kiểm toán giữa công ty CPA VIETNAM và công ty ABC.

Giới thiệu BCTC được kiểm toán:

Hợp đồng kiểm toán cho khách hàng ABC là hợp đồng kiểm toán toàn bộBCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưuchuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Phụ lục 2.4 Bảng cân đối kế toán trước kiểm toán

Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty ABC:

Lập kế hoạch kiểm toán

Cơ sở hợp đồng kiểm toán đã kí, chủ nhiệm kiểm toán yêu cầu khách hàngcung cấp tài liệu, thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán Để lập kế hoạch kiểmtoán, thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể, nhóm kiểm toán tiến hành các bước:

Bước 1: Thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ pháp lí của khách hàng

Trang 32

Gửi bản kế hoạch kiểm toán cho khách hàng

Nhóm kiểm toán được chọn tìm hiểu hoạt động kinh doanh khách hàng qua

phương tiện thông tin để định hướng công việc cần làm KTV lập và gửi bản kếhoạch kiểm toán cho khách hàng ABC Việc lập và gửi kế hoạch kiểm toán chokhách hàng giúp cho quá trình kiểm toán, tài liệu thu thập được nhanh chóng vàđầy đủ theo yêu cầu kiểm toán vì kế toán có thời gian chuẩn bị trước

Phụ lục 2.5 Kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty ABC cho niên độ kế toán

từ 01/01/2012 đến 31/12/2012 phần liên quan nợ PTNB.

KTV thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, loại hình hoạt động, nhân tố bên ngoài ảnh hưởng hoạt động kinh doanh khách hàng như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chính sách nhà nước…

Các tài liệu chung KTV đã thu thập được tại công ty ABC:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quy định riêng công ty

- Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối phát sinh, báo cáo khác theo mẫu biểu quy định của công ty

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, Biên bản kiểm tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, báo cáo quyết toán thuế năm 2012

- Thay đổi quy chế quản lí tài chính, khen thưởng, hệ thống KSNB

- Toàn bộ sổ Cái, sổ tổng hợp, chi tiết các tài khoản theo quy định

Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc khách hàng Đây

là cuộc phỏng vấn vừa mang tính xã giao vừa góp phần giúp công việc kiểm toántại khách hàng được thuận tiện hơn, thu thập thông tin ban đầu về khách hàng

Trang 33

Các câu hỏi KTV đưa ra chứa đựng thông tin quan trọng, chủ yếu là câu hỏi mở xác nhận tính “đúng, sai” của thông tin.

KTV đã thu thập thông tin ban đầu về công ty ABC và ghi nhận trên giấy tờ làm việc như sau:

Bảng 2.1 WP 1400- Bảng thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng của CPA VIETNAM

CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAMTrụ sở chính tại Hà Nội

Số 17, Lô 2C, Khu đô thị Trung Yên,Phố Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà NộiTel: +84 (4) 3 783 2121

Fax: 84 (4) 3 7383 2122Email: hanoi@cpavietnam.orgwww.cpavietnam.org

Client/Khách hàng: ABC Prepared/Người lập: NTT Date: 23/01/13Period/Kỳ: 31/12/2012 Reviewed by/Người soát xét:NHN Date: 23/01/13Subject/Nội dung: Tìm hiểu thông tin về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

Thông tin chung về khách hàng ABC

- Công ty TNHH ABC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh

doanh công ty TNHH số 0103007976 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/05/2006

- Trụ sở chính của công ty: 15 Kim Mã, quận Đống Đa, Hà Nội

- Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng

- Lĩnh vực kinh doanh: quản lí, khai thác hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị…

Trang 34

- Đầu tư và khai thác du lịch sinh thái, nước sạch, vật liệu xây dựng

- Lập dự án đầu tư, triển khai xây dựng và quản lí dự án phát triển nhà ở, khu

đô thị

- Khai thác dịch vụ đô thị khác: sân, bãi đỗ xe, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô

tô, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt, dịch vụ ăn uống, giải khát

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty ABC- CPA VIETNAM)

Kết luận:

Sau tìm hiểu ban đầu về khách hàng ABC và đánh giá sơ bộ dựa vào kiểm toán những năm trước, Ban giám đốc CPA VIETNAM khẳng định việc kiểm toán công ty ABC sẽ không gặp nhiều khó khăn và không gây ảnh hưởng uy tín cũng như lợi ích công ty

Tìm hiểu quy trình kế toán của khách hàng:

KTV yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu về chính sách kế toán, hệ thống tàikhoản, sổ kế toán, sơ đồ hạch toán, sổ tài khoản Ngoài ra, KTV quan sát việc hạch toán kế toán thực tế hằng ngày tại đơn vị khách hàng để đánh giá tính tuân thủ quy định của Bộ tài chính Bên cạnh đó, KTV tìm hiểu về cách phân loại, hạch toán nghiệp vụ, việc áp dụng tin học vào công tác kế toán

Trang 35

Cụ thể, KTV đã thu thập thông tin quy trình kế toán công ty ABC, ghi nhận trên giấy tờ làm việc của KTV.

Phụ lục 2.6 Tìm hiểu quy trình kế toán chung của công ty ABC

Kết luận:

Qua tìm hiểu và đánh giá ban đầu về khách hàng, KTV nhận thấy hoạt độngkinh doanh của khách hàng ABC tương đối ổn định, ít rủi ro trong năm 2012, hệthống kế toán công ty thực hiện đúng và đầy đủ theo Quyết định 15, chế độ kếtoán theo đúng quy định chuẩn mực hiện hành

KTV đánh giá RRTT tại khách hàng ABC là thấp.

Bước 2: Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá RRKS

Đây là năm thứ 3, công ty kiểm toán cho khách hàng ABC nên thông tin vềKSNB đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung Vì vậy, KTV không cần tìmhiểu lại mà tìm hiểu trong năm 2012 có những sự thay đổi gì, đảm bảo chấtlượng cuộc kiểm toán KTV đã tìm hiểu khách hàng có sự thay đổi lớn trongchính sách quản lí, mở rộng quy mô kinh doanh, người bán mới, giá cả…không.KTV sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, dùng bảng câu hỏi đánh giá

hệ thống KSNB công ty ABC Qua tìm hiểu thấy được các nguyên tắc “Phâncông ủy quyền”, “Bất kiêm nhiệm” vẫn được thực hiện đúng, công tác phê duyệtđúng thẩm quyền, phân công bố trí người các khâu đảm bảo tính độc lập

Sau khi tổng hợp kết quả, KTV đánh giá môi trường kiểm soát công ty thiết

kế khá phù hợp , vận hành đã đem lại hiệu quả cao

Kết luận:

Hệ thống KSNB hoạt động tốt, RRKS đánh giá ở mức độ Thấp, KTV có thể

dựa vào hệ thống này giảm bớt các thử nghiệm cơ bản

Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích

Trang 36

Sau khi nhận được các thông tin từ khách hàng, KTV tiến hành phân tích sựbiến động của các chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng qua các năm để có cáinhìn khái quát về sự tăng giảm Việc này giúp định hướng cho KTV có quyếtđịnh đúng đắn, dự đoán sai sót có thể xảy ra với các khoản mục.

Bước 4: Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro

Ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC là việc làm xét đoán mang tínhnghề nghiệp của KTV

Tại CPA VIETNAM , phương pháp xác định mức trọng yếu được thiết kế cụthể cho từng khách hàng

- Xác định mức trọng yếu tổng thể (PM)

Cơ sở được chọn là doanh thu Dựa vào mức độ RRKS đã đánh giá, KTV đưa

ra tỷ lệ lựa chọn Mức trọng yếu tổng thể của BCTC dự kiến là:

Mức trọng yếu tổng thể (PM)= Doanh thu × Tỷ lệ lựa chọn

Sau khi ước tính mức sai sót dự kiến, mức trọng yếu tổng thể cho BCTC là:Mức trọng yếu tổng thể cho BCTC= PM × (100- Mức sai sót dự kiến)

Trang 37

Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu cho mỗi khoản mục: KTV xét RRTT,RRKS, đánh giá RRPH Khách hàng có bộ máy quản lí khá chặt chẽ, sử dụng

phần mềm kế toán, sai sót kế toán ở mức thấp, RRKS đánh giá ở mức thấp.

Bước 5: Soạn thảo chương trình kiểm toán

CPA VIETNAM không sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA.Hiện nay, CPA VIETNAM đã thiết kế chương trình kiểm toán mẫu riêng chotừng phần hành cụ thể, áp dụng linh hoạt cho khách hàng khác nhau

Thực hiện kiểm toán

Công việc đã được giao, KTV kiểm toán BCTC cho khách hàng ABC theocác bước công việc, thủ tục trong chương trình kiểm toán

Cuộc kiểm toán được kiểm soát chặt chẽ bởi chủ nhiệm kiểm toán (Manager

in charge) theo các bước trong chương trình kiểm toán Sau đó toàn bộ hồ sơkiểm toán, BCKT và thư quản lí được soát xét bởi Ban giám đốc công ty

Kết thúc kiểm toán

KTV đã xác minh không có sự kiện nào ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC,trưởng nhóm tập hợp và soát xét toàn bộ giấy tờ làm việc của KTV các phầnhành làm cơ sở lập BCKT và thư quản lí Trưởng nhóm căn cứ kết luận cáckhoản mục của các thành viên tổng hợp kết quả chung Các KTV cùng thảo luận

để thống nhất và lập biên bản kiểm toán, nêu sai phạm và bút toán điều chỉnh.Căn cứ biên bản kiểm toán đã kí với khách hàng, KTV lập dự thảo BCKT.Sau đó, BCKT được phát hành chính thức bởi bản dự thảo được thông qua và ýkiến 2 bên thống nhất, KTV phát hành thư quản lí cho khách hàng kiến nghị

nhằm tư vấn hoàn thiện hệ thống kế toán khách hàng.

Phụ lục 2.7 Báo cáo kiểm toán công ty ABC.

Phụ lục 2.8 Thư quản lí

Trang 38

Phụ lục 2.9 Bảng cân đối kế toán sau kiểm toán

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại đơn vị khách hàng ABC

2.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Bước 1: Tìm hiểu quy trình kế toán khoản mục nợ PTNB của khách hàng ABC

Mục đích: Giúp KTV xử lí số liệu trong quá trình kiểm toán và đánh giá hiệu

quả của hệ thống kế toán

Cách thức tiến hành: Yêu cầu kế toán trưởng cung cấp tài liệu về chính sách

kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế toán, sơ đồ hạch toán nợ PTNB Ngoài ra, xemxét hạch toán hằng ngày, đánh giá việc tuân thủ quy định của Bộ tài chính, phânloại và liên hệ giữa các nghiệp vụ, tìm hiểu hạch toán nghiệp vụ và việc áp dụngcông nghệ thông tin vào công tác kế toán nợ PTNB

Bảng 2.2 Tìm hiểu quy trình kế toán nợ phải trả người bán của khách hàng

CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAMTrụ sở chính tại Hà Nội

Số 17, Lô 2C, Khu đô thị Trung Yên,Phố Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà NộiTel: +84 (4) 3 783 2121

Fax: 84 (4) 3 7383 2122Email: hanoi@cpavietnam.orgwww.cpavietnam.org

Client/Khách hàng: ABC Prepared/Người lập: NKM Date: 24/01/13Period/Kỳ: 31/12/2012 Reviewed by/Người soát xét: NHN Date: 24/01/13

Trang 39

Subject/Nội dung: Tìm hiểu kế toán nợ PTNB

Nguồn: Tài liệu chính sách, chế độ kế toán, hệ thống sổ kế toán, sơ đồ hạch

toán nợ PTNB

Chế độ kế toán: Chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/03/2006 của Bộ tài chính

Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật kí chung

Năm tài chính: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12

Hệ thống chứng từ kế toán: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn vận chuyển, phiếu

nhập kho, biên bản đối chiếu công nợ…

Hệ thống sổ kế toán: Sổ nhật kí mua hàng, sổ cái TK 331, sổ chi tiết TK 331

Notes: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng nhất quán với năm trước

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty ABC- CPA VIETNAM)

Kết luận:

Kiểm tra nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợpquy định chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Bước 2: Tìm hiểu hệ thống KSNB khách hàng ABC và đánh giá RRKS

Công ty ABC được xét có khoản mục nợ PTNB tương đối phức tạp nên KTVquyết định mở rộng thử nghiệm kiểm soát

Quá trình mua hàng của công ty gồm các giai đoạn: ban quản lí đưa ra yêucầu mua, gửi lên phòng kinh doanh, sau đó trình giám đốc kí duyệt Cán bộphòng kinh doanh đã phê duyệt, tiến hành mua hàng, hàng mua về có sự kiểm tratiêu chuẩn kĩ thuật, đạt tiêu chuẩn sẽ nhập kho do thủ kho đảm nhận, hóa đơnmua hàng được gửi lên phòng kế toán để ghi sổ

Đây là công việc rất quan trọng trong cuộc kiểm toán KTV sử dụng bảng câu

Trang 40

bảng câu hỏi Dưới đây là bảng câu hỏi mô tả kiểm tra hệ thống KSNB với nợPTNB tại khách hàng ABC.

Bảng 2.3 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB nợ PTNB

1 Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, giấy đề nghị thanh toán có

được phê duyệt đầy đủ của cấp có thẩm quyền không?

X

2 Chứng từ có được kiểm tra kĩ về số lượng, chủng loại, giá cả

trước khi ghi nhận vào sổ sách hoặc thanh toán không?

X

4 Các khoản nợ được theo dõi theo từng đối tượng không? X

5 Công ty có tuân thủ đúng quy tắc bất kiêm nhiệm giữa người

mua, người nhận hàng, thanh toán không?

X

6 Công ty có thường xuyên theo dõi thời hạn các khoản nợ để

có kế hoạch trả nợ đúng hạn, phát hiện nợ quá hạn không?

9 Công ty có xây dựng định mức mua sắm, giới hạn giá cả

hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào không?

Hệ thống KSNB và hệ thống kế toán nợ PTNB của khách hàng ABC được

đánh giá là tốt, KTV có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB của đơn vị.

Ngày đăng: 15/04/2016, 08:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w