Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 61)

Ngoại thương Việt Nam

2.3.1 Kết quả đạt được

* Bước đầu xây dựng được một hệ thống các quy định và quy trình cơ bản trong quản lý rủi ro, tạo bước nền tảng vững chắc cho hoạt động sau này.

Phòng thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lúc đầu thành lập chỉ có 10 người, lúc đó NHNTVN chỉ đóng vai trò vai trò ngân hàng thanh toán, ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ tắn dụng đối với một số khách sạn, nhà hàng lớn để phục vụ tổ chức các hội nghị quốc tế, khách du lịch...Những ngày đầu phòng thẻ đã gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm, hơn nữa công nghệ lại rất lạc hậu chưa đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế.

Với tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo NHNTVN đã có nhứng quyết định có ảnh hưởng sống còn tới vị thế, năng lực của Ngân hàng trong các lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực thẻ. Một trong những quyết định đó là hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Từ đó NHNTVN trở thành ngân hàng đi đầu, tiên phong về lĩnh vực công nghệ (năm 1994) trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Mặc dù cho đến tận đầu những năm 2000 dịch vụ thẻ ở Việt Nam mới có những bước phát triển mạnh mẽ, nhưng từ những ngày trước đó NHNTVN đã không ngừng học hỏi đổi mới công nghệ tiếp thu những kiến thức từ bên ngoài nên đã bước đầu xây dựng cho mình được những quy định

cơ bản đầu tiên về lĩnh vực thẻ. Đó là những quy định về bảo mật, an ninh, quy trình làm việc...

* Số lượng thẻ phát hành ngày càng tăng, lượng tiền thanh toán qua thẻ ngày càng lớn nhưng tỷ lệ rủi ro vẫn thấp.

Điều này được thể hiện thông qua những số liệu về lượng thẻ phát hành và lượng tiền thanh toán trong phần 2.1.2 Tuy nhiên sự gia tăng đó không gắn liền với sự gia tăng rủi ro, thậm chắ nó còn có phần giảm đi. Đó là kết quả của cả một quá trình dài học hỏi tắch lũy kinh nghiệm để xây dựng nên một quy trình về thẻ chặt chẽ. Qua đó giúp cho NHNTVN luôn giữ vai trò tiên phong, đầu tàu về lĩnh vực thẻ trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

* Tạo niềm tin cho khách hàng và hình ảnh của NHNTVN

Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ NHNTVN, các chủ thẻ của NHNTVN đã được sử dụng một sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là tốt nhất Việt Nam. Liên tục từ năm 2000 đến năm 2004 NHNTVN được tạp chắ TheBanker-một trong những tạp chắ uy tắn hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng bầu chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Và điều đó được thể hiện ở số lượng sản phẩm đa dạng mà NHNTVN cung cấp cho khách hàng. Những dịch vụ tiện ắch đi kèm cũng như những dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ thẻ của NHNTVN. Đặc biệt với hệ thống quản lý rủi ro khá hiệu quả và chặt chẽ, NHNTVN đã đem đến cho khách hàng sự an tâm khi sử dụng sản phẩm thẻ của của ngân hàng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế

* Hệ thống an ninh, phòng ngừa còn yếu

nhiều những thiếu sót hoặc bất cập cần khắc phục và hoàn thiện. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc phối hợp giữa các chi nhánh và trung tâm thẻ chưa chặt chẽ và hiệu quả.

Trung tâm thẻ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro mang tắnh tổng thể toàn bộ hệ thống trên cả nước. Đặc biệt trong đó trung tâm thẻ là cầu nối thông tin giữa các chi nhánh trong hệ thống, giữa các chi nhánh với các tổ chức thẻ quốc tế và các tổ chức khác. Là đầu mối thông tin của hệ thống cũng như là với các tổ chức thẻ quốc tế. Trung tâm thẻ đóng vai trò tổng hợp và phân tắch thông tin, từ đó đưa ra những chắnh sách yêu cầu đối với các chi nhánh.

Tuy nhiên trong thực tế thì mối liên hệ giữa các chi nhánh là chưa hiệu quả, còn nhiều thiếu sót bất cập. Chi nhánh phần nhiều mang tắnh thụ độngtrong mối liên hệ với trung tâm thẻ: tiếp nhận danh sách Blluetin, tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của trung tâm thẻ...Các chi nhánh chưa có nhiều những báo cáo, tổng hợp mang tắnh tổng kết về tình hình quản lý rủi ro. Nhìn chung thì thông tin qua lại giữa trung tâm thẻ và các chi nhánh chủ yếu chỉ mang tắnh một chiều.

* Chưa có bộ phận quản lý rủi ro độc lập

Hiện nay phòng thẻ của NHNTVN vẫn chưa có một bộ phận quản lý rủi ro độc lập, chuyên trách. Hầu hết các cán bộ phòng thẻ vừa phải làm công việc chuyên môn vừa phải thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro trong phần công việc của mình (tất nhiên vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hai tay cũng như nguyên tắc kiểm tra chéo của ngân hàng) Nhưng việc không có sự phân công rõ ràng trong công việc khiến cho hoạt động quản lý rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Bởi nếu có một bộ phận quản lý rủi ro độc lập thì đây sẽ là đầu mối xử lý những vấn đề liên quan đến hoạt động thẻ. Bộ phận này vừa có trách nhiệm

thu thập, phân tắch, tổng kết, làm báo cáo về các hoạt động trong lĩnh vực thẻ, vừa đưa ra những đánh giá những góp ý cần thiết nhằm nâng cao tắnh an toàn trong hoạt động chuyên môn, đồng thời là đầu mối quan hệ với trung tâm thẻ, với các chi nhánh khác trong cung cấp, trao đổi và tiếp nhận thông tin: các yêu cầu tra soát, suất trình chứng từ, danh sách blluetin...từ đó cập nhật phổ biến cho các cán bộ chuyên môn theo từng bộ phận.

Mặt khác việc có một bộ phận quản lý rủi ro riêng không những giúp phân công rõ chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm liên quan mà còn giúp quản lý tập trung và thống nhất. Tránh tình trạng cán bộ vừa phải làm công tác chuyên môn vừa phải đảm đương trách nhiệm quản lý rủi ro. Tất nhiên, trong mỗi nghiệp vụ chuyên môn của mình mỗi cán bộ phải luôn có ý thức và trách nhiệm về các biện pháp phòng tránh rủi ro cũng như tuân thủ những quy định đã được đề ra. Bởi vì đơn giản nếu không có được điều đó thì với mọi biện pháp phòng tránh rủi ro, mọi hệ thống quản lý rủi ro cho dù có chặt chẽ đến đâu cũng không thể ngăn chặn được rủi ro xảy ra.

2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: là do công tác đào tạo hướng dẫn các đơn vị chấp nhận thẻ cũng như tình hình kiểm tra, kiểm soát các đơn vị chấp nhận thẻ. Việc mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ là một yêu cầu cấp thiết tuy nhiên song song với việc mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cũng nên chú trọng vào công tác kiểm tra, kiểm soát các đơn vị chấp nhận thẻ mới tức là đủ yêu cầu mới cho phép làm đơn vị chấp nhận thẻ đồng thời liên tục kiểm tra các đơn vị chấp nhận thẻ cũ xem tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể. Lý do phải thường xuyên đề cao công tác này là để hạn chế các đơn vị chấp nhận thẻ ỘmaỢ lập nên để cố tình chấp nhận các thẻ thanh toán giả. Điều này nếu xảy ra là rất nguy hiểm cho ngân hàng và đây cũng là gian lận khó phát hiện nhất và

đem lại thiệt hại to lớn nhất trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Do yêu cầu mở rộng nhanh chóng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, cùng với sự thiếu hụt nhân lực để có thể đảm bảo tốt công việc này và thêm nữa đây là một yếu tố rất nhạy cảm và khó kiểm tra. Đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra vì có thể giai đoạn đầu là một đơn vị chấp nhận thẻ tốt nhưng về sau có thể biến tướng trở thành đơn vị chấp nhận thẻ giản lận.Chắnh vì vậy việc tổ chức công tác đào tạo với các đơn vị chấp nhận thẻ và thường xuyên kiểm tra kiểm soát là vô cùng cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Thứ hai: là về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Kinh doanh thẻ là hình thức kinh doanh dựa trên tiến bộ của khoa học kỹ thuật vì bản thân thẻ thanh toán là thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do vậy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mà cụ thể là phòng thẻ cần phải cho cán bộ được liên tục đào tạo để tiếp thu được các công nghệ mới của các Tổ chức thẻ Quốc tế. Nếu không sẽ rất nguy hiểm khi các tội phạm thẻ có thể dễ dàng tiếp cận các công nghệ hiện đại trước ngân hàng. Điều này sẽ gây tổn thất to lớn và khó phát hiện nếu nguồn nhân lực không được đào tạo liên tục để cập nhật được những kỹ thuật mới nhất.

Thứ ba: là về các cơ sở vật chất kỹ thuật. Các cơ sở vật chất kỹ thuật cần được nâng cấp và cải tiến đồng bộ song song cùng với sự phát triển của các sản phẩm mới. Nếu không sẽ gây ra các sự cố về kỹ thuật gây nên những tổn thất to lớn hoặc tạo ra những lỗ hổng trong bảo mật mà tội phạm thẻ có thể lợi dụng để lấy cắp tiền từ tài khoản của khách hàng gây nên những thiệt hại cho cả khách hàng và ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: là do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự xâm nhập nhanh chóng của Internet vào đời sống xã hội khiến cho

những người bình thường chỉ cần với một máy tắnh có khả năng kết nối internet đã có khả năng tiếp cận những thông tin nhạy cảm về nhiều thẻ tắn dụng và chủ thẻ. Chắnh điều này đã làm nảy sinh nhiều tội phạm thẻ không chuyên nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó chắnh là mối nguy hiểm đối với hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng.

Thứ hai: là do chưa có những văn bản pháp luật chắnh thức quy định

những hình phạt đối với tội phạm thẻ, đặc biệt là tội phạm thẻ qua mạng. Điều này đã tạo điều kiện cho không ắt những vụ phạm tội trộm cắp thẻ qua mạng internet xảy ra trong thời gian vừa qua. Do không có khung luật điều chỉnh vấn đề này nên chỉ có những tội phạm thẻ có những bằng chứng rõ ràng về việc trộm cắp và sử dụng thông tin thẻ tắn dụng của người khác hoặc do các tổ chức thẻ thế giới có thông báo về mới bị bắt còn lại rất nhiều những tội phạm nhỏ lẻ khác vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Từ những đối tượng này sẽ có nguy cơ dẫn đến những vụ làm giả thẻ trong tương lai hoặc bán những thông tin này cho tổ chức tội phạm thẻ ở nước ngoài qua internet gây ra những vụ làm giả thẻ lớn, gây thiệt hại nhiều nghìn USD.

Thứ ba: là nguyên nhân về phắa người chủ sử dụng thẻ. Do chưa hiểu

biết kỹ về các đặc tắnh cũng như quy trình chuẩn của việc sử dụng thẻ để thanh toán nên nhiều chủ thẻ Việt Nam nhiều khi trong quá trình sử dụng thẻ đã vô tình để lộ những thông tin bắ mật từ thẻ tắn dụng của mình. Điều này đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm làm thẻ giả rút tiền từ tài khoản của khách hàng. Nó không chỉ gây ra thiệt hại về phắa khách hàng mà nhiều khi còn gây ra sự mất uy tắn của ngân hàng do khách hàng không hiểu biết rõ nên cho rằng nguyên nhân là do sự bảo mật kém của ngân hàng chứ không phải lỗi ở mình. Hoặc là gây nên tâm lý sợ sử dụng thẻ do cảm thấy nó quá mất an toàn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN

3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại NHNTVN3.1.1 Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ 3.1.1 Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ thẻ nói chung và về số lượng thẻ phát hành và hệ thống thanh toán cũng như là hệ thống các điểm chấp nhận thanh toán thẻ nói riêng bởi thị trường thẻ Việt Nam chỉ mới phát triển, các hình thức thanh toán và sử dụng thẻ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ tắn dụng, thẻ ATM trước hết bởi hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với nhu cầu của một số điểm mua bán như: mua hàng hoá qua mạng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền phắ...

3.1.1.1 Tiềm năng đối với thẻ tắn dụng quốc tế.

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển thanh toán thẻ tắn dụng cao nhất thế giới. Chỉ riêng giá trị thanh toán của 2 loại thẻ thông dụng nhất là Visa và MasterCard của khu vực này tăng từ 206,52 tỷ USD năm 1995 lên tới 594,87 tỷ USD năm 2000, con số này của năm 2005 xấp xỉ đạt 1500 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng lớn nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới.

Thị trường thẻ hiện đại sẽ kéo khách du lịch gián tiếp giúp ngành du lịch phát triển. Hiện hầu hết các nước đều hạn chế công dân của mình mang tiền mặt ra nước ngoài, nhưng không qua hạn chế việc dùng thẻ thanh toán quốc tế. Chắnh vì thế mà nếu có một hệ thống thanh toán thẻ hiện đại nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch nước ngoài thực hiện thanh toán điện tử thuận

của tổng cục du lịch Việt Nam trong năm 2007 có khoảng 2,5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 28% so với năm 2006, hầu hết khách du lịch này đến từ Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Australia, những nơi thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi. Thanh toán thẻ quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch và thúc đẩy việc tiêu tiền của khách du lịch. Thanh toán bằng thẻ giảm thiểu những khó khăn mà du khách gặp phải trong thanh toán tiền mặt và giảm chi phắ giao dịch. Thanh toán điện tử là một bộ phận ngày càng quan trọng trong ngành du lịch quốc tế và là một kênh quan trọng trong phân phối doanh thu của du lịch cho Việt Nam.

Kể từ khi thẻ tắn dụng được sử dụng tại thị trường Việt Nam năm 1996 thì cho tới năm 2001 trên toàn quốc đã có khoảng 15.000 thẻ quốc tế. Tuy nhiên đến cuối năm 2006 các ngân hàng đã phát hành được 235.500 thẻ quốc tế. Trong lĩnh vực thẻ thanh toán thì đây là một sự phát triển mạnh nhưng so với sự phát triển của nền kinh tế trong 5 năm gần đây ( trong 5 năm gần đây GDP của Việt Nam luôn tăng trưởng 7-8% mỗi năm, đứng thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc) thì thị trường này mới chỉ thực sự bắt đầu được khai phá và tiềm năng còn rất nhiều.

Mặc dù tốc độ phát triển của thẻ tắn dụng trong thời gian qua rất lớn nhưng doanh số thanh toán thẻ cũng chỉ đạt 320 triệu USD trong năm 2004. Trong khi đó thì theo dự đoán của tổ chức thẻ tắn dụng quốc tế thì với tốc độ tăng trưởng như những năm qua thị trường thẻ Việt Nam sẽ đạt mức tăng 540 triệu USD năm 2006. Như vậy có thể thấy sự phát triển của thẻ tắn dụng quốc tế hiện nay vẫn vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội mang lại và vẫn còn nhiều cơ hội phát triển cho các ngân hàng.

Mặt khác, Việt Nam đang là đắch nhắm mới của nhiều tổ chức thẻ tắn dụng quốc tế lớn trong đó có Visa. Các chuyên gia của Visa không giấu giếm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w