Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tắn dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 31)

ngoại thương Việt Nam

2.1.1 Sự hình thành và phát triển thẻ tắn dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ta có thể phân quá trình phát triển thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra làm 3 giai đoạn:

2.1.1.1 Giai đoạn 1990-1995

Có thể nói hoạt động thẻ của NHNTVN bắt đầu vào năm 1990, khi NHNTVN trở thành đại lý thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, tiếp đó trở thành đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Công ty tài chắnh MBF Malayxia và đại lý thanh toán thẻ JCB của công ty JCB Nhật.

Đến năm 1994, một ngày sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, NHNTVN ký hợp đồng trở thành đại lý thanh toán thẻ American Express với Công ty American Express Hongkong. NHNTVN giữ vị thế độc quyền trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ tắn dụng quốc tế đến gần hết năm 1995.

Năm 1995, NHNTVN thực hiện dự án thẻ ATM với công nghệ thẻ từ và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn là ngân hàng triển khai thắ điểm với hai máy ATM được đặt tại trụ sở chắnh. Thẻ được phát hành để trả lương cho cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và một số cán bộ nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.1.1.2 Giai đoạn 1996-1999

Đến năm 1996 thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động, vị thế độc quyền trong lĩnh vực thẻ của NHNTVN bị phá vỡ khi có sự tham gia của các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Vào tháng 4 năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu-ACB, Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank và ngân hàng liên doanh FirstVina trở thành 4 thành viên đầu tiên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard tại Việt Nam. Đây là điểm mốc đánh dấu sự tiến triển đầu tiên của thị trường thẻ Việt nam và cũng là điểm mốc chấm dứt tư cách ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho công ty tài chắnh MBF Malayxia.

Cũng vào thời điểm này, chiếc thẻ tắn dụng quốc tế Mastercard đầu tiên được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành. Vào quý III năm đó, ACB đưa sản phẩm thẻ tắn dụng quốc tế Mastercard vào thị trường.

Ngày 16 tháng 8 năm 1996, xuất phát từ ý tưởng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà nội, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (VBCA) đã chắnh thức ra đời với tôn chỉ cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau, thống nhất ý chắ và hành động đảm bảo các bên cùng có lợi để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam.

Năm 1997, NHNTVN và ACB trở thành thành viên chắnh thức của Tổ chức thẻ quốc tế Visa. Trong hai năm 1997 và 1998, hai ngân hàng này tiếp tục đưa vào thị trường sản phẩm thẻ tắn dụng quốc tế Visa.

Năm 1998, ngân hàng liên doanh Indovina lần đầu tiên đưa thẻ Diner Club vào thanh toán tại thị trường Việt Nam và sau đó NHNTVN cũng trở thành ngân hàng chấp nhận thanh toán loại thẻ này.

2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

tắch cực. Hầu hết các ngân hàng, cả các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều quan tâm triển khai và phát triển dịch vụ thẻ. Với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thẻ và các dịch vụ gia tăng trên thẻ khác nhau, cả sản phẩm mang thương hiệu quốc tế và nội địa đều được đưa vào thị trường. Những năm này cũng đánh dấu sự nỗ lực của các ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc đi đầu triển khai các hệ thống giao dịch ATM. Khái niệm thẻ ngân hàng tuy không còn xa lạ đối với công chúng nhưng cũng chưa thực sự phổ biến do tâm lý tiêu dùng tiền mặt vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Các ngân hàng còn phải làm rất nhiều để tiếp tục khai phá thị trường thẻ đầy tiềm năng.

2.1.2 Thực trạng dịch vụ thẻ tắn dụng tại Ngân hàn Ngoại thương Việt Nam

2.1.2.1 Thực trạng phát hành thẻ

* Hoạt động phát hành thẻ quốc tế

Hoạt động thẻ tắn dụng được bắt đầu vào năm 1996. Đối tượng phát hành thẻ tắn dụng quốc tế của NHNTVN là các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán chi tiêu thẻ của chắnh tổ chức đó; hoặc người có thu nhập cao, ổn định; hoặc người có tiền ký quỹ hoặc chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại NHNTVN hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh.

Ngay từ những ngày đầu tiên triển khai việc phát hành thẻ, NHNTVN đã xây dựng một qui trình phát hành đảm bảo thông suốt từ trung ương xuống các chi nhánh. Trung ương đưa ra các quy định chung, khống chế hạn mức tắn dụng tối đa và tối thiểu cho từng hạng thẻ, các loại phắ và các mức phắ, các thông tin phải thu thập từ khách hàng... Theo đó NHNTVN phát hành 2 hạng

thẻ cho từng loại thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard: hạng vàng với hạn mức tắn dụng từ 50 triều VNĐ đến 90 triệu VNĐ và hạng chuẩn với hạn mức tắn dụng từ 10 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ.

Thời gian đầu việc phát triển thẻ gặp rất nhiều rất khó khăn bởi thẻ vẫn là một sản phẩm rất xa lạ đối với người dân kể cả những người thuộc tầng lớp tri thức. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, vào thời điểm này sau một loạt các vụ đổ vỡ tắn dụng vào đầu thập niên 90 có quy mô lớn thì tình hình cấp phát tắn dụng của các ngân hàng rất khó khăn. Chắnh vì thắt chặt tắn dụng, việc thẩm định khả năng tài chắnh của khách hàng được NHNTVN làm rất thận trọng, hầu hết khách hàng đều được yêu cầu thế chấp hoặc ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm.

Sau những năm khó khăn cho dịch vụ thẻ phát triển, từ năm 2000 trở lại đây, số thẻ phát hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về phát hành là rất cao về số tương đối tuy còn khiêm tốn về số tuyệt đối.

Bảng 2.1: Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm

Loại thẻ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Visa 1243 2531 6750 8570 5953 8018 5337 6128 MasterCard 195 616 1240 1470 2390 4074 12626 17645 American Express 0 0 0 1140 422 3274 1344 1250 Tổng 1438 3147 7990 11180 8765 15366 19307 25023

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, tổng số lượng thẻ phát hành liên tục tăng. Năm 2002 phát hành đạt mức tăng trưởng cao nhất : 7990 thẻ, tăng 153,8% so với năm 2001, trong đó thẻ Master tăng 101.3%, thẻ Visa tăng 166,7%. Năm 2003 số lượng thẻ phát hành tăng 3190 thẻ so với năm 2002, đưa tổng số lượng thẻ phát hành đang sử dụng của NHNTVN lên đến 28.680 thẻ . Năm 2003 cũng là năm đầu tiên NHNTVN chắnh thức ký hợp đồng là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ American Express tại Việt Nam. Trong năm 2003, NHNTVN đã phát hành được 1140 thẻ American Express, một con số rất đáng khắch lệ nếu so sánh với các sản phẩm thẻ tắn dụng khác của NHNTVN khi bắt đầu đưa ra phát hành. Số lượng phát hàng thẻ tắn dụng trong năm 2003 vẫn tăng nhưng đã có dấu hiệu chậm lại, đạt mức tăng trưởng thấp nhất ( 39%) trong 4 năm 2000 đến 2003 do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Sang năm 2004, NHNTVN chỉ phát hành được 8765 thẻ, thấp hơn so với năm 2003, đặc biệt thẻ Visa chỉ còn phát hành được 5953 thẻ so với 8570 thẻ của năm 2003. Nguyên nhân là do trong năm 2004, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã phát hành thẻ Visa Electron và Master Electronic. Đây là sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế, sử dụng trên cơ sở số dư trên tài khoản của khách hàng, ưu thế hơn hẳn thẻ tắn dụng Visa, MasterCard phát hành bằng hình thức thế chấp, do đó đã thu hút nhiều khách hàng đến phát hành thẻ. Đây là thách thức thật sự với hoạt động phát hành thẻ tắn dụng của NHNTVN, đòi hỏi NHNTVN cũng phải nhanh chóng phát hành thẻ ghi nợ, đồng thời nghiên cứu, phát triển tắnh năng của thẻ tắn dụng Visa, MasterCard nhằm duy trì sự tăng trưởng trong hoạt động phát hành thẻ quốc tế.

Trước với sự gia tăng những thách thức trong hoạt động cạnh tranh đối với thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, các ngân

hàng đều chú trọng tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thẻ và tung ra thị trường nhiều sản phẩm thẻ phong phú, đa dạng. Sự đa dạng về thành phần sở hữu và các sản phẩm dịch vụ thẻ của các ngân hàng đã làm cho hoạt động thẻ trở nên rất sôi động, cạnh tranh diễn ra gay gắt trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ. Và NHNTVN với vai trò là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ đã có những chiến lược hợp lý đẩy số lượng thẻ quốc tế phát hành của ngân hàng có những bước tiến đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007.

Bảng 2.2: Số lượng thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Loại thẻ 2003 2004 2005 2006 2007 Visa 22264 28217 36235 41572 47700 Master 5376 7766 11840 24466 41931 American Express 1140 1562 4836 6180 7430 Tổng 28780 37545 52911 72218 97241

( Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Tổng số thẻ quốc tế phát hành năm 2005 là 15366 tăng 1,75 lần so với năm 2004 với sự tăng lên của cả 3 loại thẻ Visa, Master, Amex. Thẻ Amex có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 209,6%. Sự vượt trội của thẻ Amex vể số lượng thẻ phát hành là do sau gần 8 tháng triển khai sản phẩm thẻ liên kết Amex Bông Sen Vàng, tổng số lượng thẻ Amex Bông Sen Vàng đã đạt 2890 thẻ. Thẻ MasterCard đạt mức tăng trưởng 52,45% là kết quả của việc tiếp tục triển khai sản phẩm thẻ MasterCard Cội Nguồn từ tháng 10/2004. Và đặc biệt trong năm 2006 và năm 2007 ghi nhận sự tăng lên vượt trội của số lượng thẻ Master. Số lượng thẻ Master phát hành trong năm 2006 là 12626 thẻ lớn hơn con số phát hành từ năm 2000 cho đến hết năm 2005 là 11840 còn trong năm 2007 là 17645 thẻ. Có được sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự ra đời của sản phẩm thẻ ghi nợ Master MTV với nhiều tắnh năng vượt trội và tiện

thẻ thanh toán quốc tế nhiều tiện ắch với hàng trăm ngàn điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới với nhãn hiệu Master nổi tiếng mà không cần ký quỹ mà chỉ cần đơn giản có tài khoản kết nối. Với tắnh năng của một thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ Master MTV đã thực sự tạo một bước đột phá trong năm 2006 và năm 2007 trên thị trường thẻ quốc tế ở Việt Nam.

* Hoạt động phát hành thẻ nội địa

Vào quý II năm 2002, cùng với hệ thống giao dịch tự động ATM, NHNTVN cho ra đời thẻ Connect24. Về thực chất, thẻ Connect24 là thẻ ghi nợ nội địa được NHNTVN phát hành cho khách hàng cá nhân sử dụng để rút tiền từ các tài khoản cá nhân mở tại NHNTVN. Với hệ thống giao dịch ATM đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thanh toán trực tuyến VCB on-line, thẻ Connect24 vừa triển khai đã được khách hàng và xã hội đón nhận nồng nhiệt. Đến nay, ngoài các giao dịch truyền thống như rút tiền từ tài khoản cá nhân, đổi mã số cá nhân, tra cứu thông tin tài khoản, hệ thống giao dịch tự động ATM của NHNTVN còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ gia tăng khác như: rút tiền mặt bằng thẻ tắn dụng Visa/MasterCard, in sao kê giao dịch, chuyển khoản, thanh toán tiền điện, điện thoại, nước, mua thẻ trả trước ... đặc biệt là trong năm 2007 NHNTVN đã và đang triển khai nhiều dịch vụ mới trên hệ thống ATM như: gửi tiền trực tiếp qua máy ATM đây là một bước đột phá và là một sự nỗ lực cố gắng rất lớn của NHNTVN trước xu thế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Kể từ khi chắnh thức ra mắt trên thị trường, tổng số phát hành thẻ Connect24 liên tục tăng, năm 2003 tăng trên 500% so với năm 2002. Sang năm 2004, số thẻ phát hành đạt 300.000 thẻ, gấp đôi tổng số thẻ phát hành trong 2 năm 2003,2004, đưa tổng số thẻ Connect24 đang lưu hành trên thị trường lên tới 488.721 thẻ.

Biều 2.1 Số thẻ Connect 24 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007của phòng thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam )

Đến năm 2005 sự tăng trưởng này càng mạnh hơn, số thẻ Connect 24 của NHNTVN đã gần đạt 1 triệu thẻ (920 nghìn thẻ) gần gấp đôi năm 2004. Và đến năm 2006 thì số lượng này đã lên đến khoảng 1,5 triệu thẻ. Đến năm 2007 số lượng thẻ Connect 24 đạt mức kỷ lục 1,95 triệu thẻ. Mức tăng trưởng này cho thấy sự phát triển nhanh của thẻ Connect 24 cũng như cho thấy sự chiếm lĩnh thị trường thẻ ghi nợ nội địa của NHNTVN

2.1.2.2 Thực trạng thanh toán thẻ

* Hoạt động thanh toán thẻ tắn dụng quốc tế:

 Giai đoạn trước năm 1996:

Từ năm 1996 trở về trước, đây là giai đoạn NHNTVN chiếm độc quyền trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Thời gian này doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN có tốc độ tăng trưởng cao, thấp nhất là 60%, đỉnh điểm cao

nhất đạt mức 126 triệu USD năm 1996.  Giai đoạn 1996 Ờ 2004:

Một sự kiện không thể nhắc tới trong thời kỳ này nó đã gây ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vự thẻ nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung đó chắnh là cuộc khửng hoảng kinh tế khu vực năm 1997. Khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 cùng với sự tham gia của các NHTM trong nước vào hoạt động kinh doanh thẻ khiến doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN trong giai đoạn 1997 - 2000 sụt giảm nhanh chóng, thị phần thanh toán bị chia sẻ và ngày càng thu hẹp lại. Doanh số thanh toán thẻ năm 2000 đạt mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây: 71 triệu USD, chỉ chiểm 35% thị phần thanh toán thẻ trên thị trường.

Nhận thức được sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, Ban lãnh đạo NHNTVN, phòng Quản lý Thẻ NHNTVN đã nghiêm túc phân tắch, đánh giá thị trường, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan để từ đó tìm ra các tồn tại trong hoạt động thanh toán và thực hiện hàng loạt các giải pháp tắch cực: đổi mới công nghệ, chấn chỉnh hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng công tác thanh toán, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, áp dụng các chắnh sách chăm sóc đơn vị chấp nhận thẻ ... nhằm sốc lại hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng. Nhờ chủ trương, chắnh sách đúng đắn của Ban lãnh đạo NHNTVN cộng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ thẻ, hoạt động thanh toán đã có sự chuyển biến tắch cực ngay tử năm đầu tiên thực hiện. Đến năm 2001, doanh số thanh toán thẻ đã có sự tăng trưởng trở lại . Doanh số thanh toán cho cả 4 loại thẻ Visa, MasterCard, American Express và JCB đều tăng cao, đạt 86,72 triệu, tăng 22% so với năm 2000. Kết quả này đưa NHNTVN trở lại vị trắ đứng đầu thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam với thị phần chiếm 45% trong năm 2001.

Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD Loại thẻ 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Visa 55 38 33 33 37.25 46.98 61.80 75.10 120.50

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w