Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
164,65 KB
Nội dung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIấN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài: Hiện nay, kinh tế Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới, với mốc đánh dấu là việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào tháng 11 năm 2006. Vì thế kinh tế Việt Nam chịu những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Những tác động đó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Do đó tình hình xuất nhập khẩu ảnh hưởng lớn tới GDP của Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Công Thương cho biết tháng 3/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 810 triệu USD, tăng 36% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này trong quý I/ 2010 lên hơn 2, 22 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2009. Các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Hoa Kỳ: 1, 29 tỷ USD, tăng 23%; EU: 329 triệu USD, giảm 2,3%; Nhật Bản: 236 triệu USD, tăng 7,9% Thực tế cho thấy, hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số lượng các cuộc đàm phán thành công còn chưa cao. Trước tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế nói riêng cần phải nâng cao khả năng, hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế để góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Dựa trên cơ sở kiến thức đã được học và qua thời gian tìm hiểu thực tế cũng như những tài liệu thu thập được, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1.1 Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu luận văn này, em muốn đóng góp một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long, trên cơ sở đó góp phần nhỏ giúp công ty nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc và gia tăng số lượng đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới. 1. 4 Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long bằng phương thức đàm phán trực tiếp. - Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Thăng Long - Talimex - Thời gian nghiên cứu: kết quả hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU giai đoạn 2007 - 2009 - Phương pháp nghiên cứu: điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp và thu thập số liệu thứ cấp. - Thị trường nghiên cứu: Thị trường EU 1. 5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp: Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì luận văn bao gồm bốn chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài. - Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU tại Công ty cổ phần Thăng Long. ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - Chương 4: Một số kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU tại Công ty cổ phần Thăng Long. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ QUY TRốNH ĐÀM PHÁN Kí KẾT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 2. 1Tổng quan về đàm phán ký kết hợp đồng trong thương mại quốc tế 2. 1. 1 Khái niệm về đàm phán: Trong thương mại quốc tế các bên giao dịch thường có những sự khác biệt về văn hỳa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và chịu sự điều tiết của hệ thống chính trị, pháp luật, tiền tệ, tài chính khác nhau. Quyền lợi của các bên không thống nhất, nhiều khi trái ngược nhau cho nên thường có những bất đồng trong quan hệ thương mại. Để giải quyết bất đồng, các bên phải tiến hành trao đổi bàn bạc để thống nhất các quan điểm. Quá trình như thế gọi là đàm phán thương mại. Trong thực tiễn nghiên cứu có rất nhiều khái niệm đàm phán nói chung và đàm phán thương mại quốc tế nói riêng. Theo Joseph Burnes: “Đàm phán là một thảo luận giữa hai hay nhiều bên để đi đến mục đích chung là đạt được thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách các bên mà không bên nào đủ sức mạnh – hoặc có sức mạnh nhưng không muốn dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề ngăn cách đỳ” Theo Roger Fisher và William Ury: “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được điều chúng ta mong muốn từ người khác. Đó là sự trao đổi ý kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận trong khi bạn và phía kia có một số lợi ích chung và một số lợi ích đối khỏng”. Tóm lại, đàm phán thương mại là một quá trình mà các bên tiến hành thương lượng, thảo luận nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những quan điểm bất đồng dựa trên các yếu tố thiết yếu của hợp đồng thương mại. Đàm phán trong thương mại quốc tế là quá trình trao đổi, thỏa thuận giữa các chủ thể về các điều kiện mua bán ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hỳa quốc tế. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Đàm phán trong thương mại quốc tế có một số đặc điểm sau: - Đàm phán là một khoa học: khoa học về phân tích giải quyết vấn đề một cách hệ thống, theo phương châm tìm giải pháp tối ưu cho các bên liên quan. Khi tham gia đàm phán các bên cần suy nghĩ, cân nhắc những gì liên quan tới lợi ích của các bên, phải tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, khách quan và toàn diện, dựa trên các quy luật, quy tắc nhất định, trên cơ sở đó để xây dựng chiến lược và chiến thuật đàm phán. Để có thể đàm phán thành công, người đàm phán phải trang bị rất nhiều thông tin về nhiều ngành như kế toán tài chính, marketing, luật… - Đàm phán là một nghệ thuật, đàm phán đòi hỏi người đàm phán phải tinh tế, nhanh nhạy, mềm dẻo, linh hoạt, biết “ tựy cơ ứng biến ”, thì mới có thể đạt được thành công. Hơn nữa, đàm phán là quá trình do con người tham gia nên dù cùng một nội dung đàm phán nhưng với những người khác nhau thì sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Do vậy có thể nói rằng đàm phán là một nghệ thuật và người đàm phán là người nghệ sĩ. - Đàm phán là quá trình thỏa hiệp về mặt lợi ích và thống nhất giữa các mặt đối lập. Thông thường, khi tham gia đàm phán các bên đều có những lợi ích đối lập nhau. Trong quá trình đàm phán các bên đều cố gắng giành nhiều nhất những lợi ích về phía mình. Như vậy có thể thấy, đàm phán là quá trình thỏa hiệp về lợi ích của các bên hay đây là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. 2. 1. 3 Các nguyên tắc trong đàm phán thương mại quốc tế - Tập trung vào quyền lợi chứ không phải lập trường, quan điểm: vì con người tham gia vào quá trình đàm phán nên dễ có xúc cảm dẫn đến việc trình bày và đánh giá các vấn đề thương lượng không được khách quan. Do đó, trong quá trình đàm phán các bên phải biết tách các cảm xúc ra khỏi vấn đề đàm phán, tập trung vào quyền lợi và ít tập trung vào lập trường. Nhưng vấn đề này phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hỳa, phong cách, tính cách người đàm phán. ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - Đưa ra các phương án đôi bên cùng có lợi: Việc nghĩ ra các phương án đôi bên cùng có lợi đòi hỏi phải có tầm suy nghĩ rộng lớn hơn chứ không phải chỉ nghĩ đến phần riêng của mình. Tìm kiếm những phương án đảm bảo hai bên cùng có lợi sẽ góp phần phát hiện ra những quyền lợi chung, những vùng thỏa thuận trong đàm phán đảm bảo được hiệu quả của quá trình đàm phán. - Kiên quyết bảo vệ những tiêu chuẩn khách quan: Một nguyên tắc cơ bản là trong đàm phán phải đảm bảo được tiêu chuẩn khách quan công bằng, đặc biệt đối với đối tác là người không khoan nhượng và chỉ bảo vệ lập trường của mình chứ không phải là quyền lợi, thì tốt nhất là kiên quyết đảm bảo các thỏa thuận phải phản ánh những tiêu chuẩn công bằng khách quan không phụ thuộc vào lập trường của một bên nào. 2. 1. 4 Các hình thức đàm phán trong thương mại quốc tế: Căn cứ vào hình thức giao tiếp của đàm phán, đàm phán được chia làm ba loại: 2. 1. 4. 1 Đàm phán trực tiếp: Đây là kiểu đàm phán mà các bên tham gia đàm phán gặp trực tiếp để tiến hành trao đổi và thỏa thuận về các điều kiện kinh doanh. Cách thức này giúp các bên nắm bắt thái độ, tâm lý, phản hồi của nhau một cách dễ dàng và trực tiếp, từ đó có thể giúp các bên điều chỉnh tốc độ của cuộc đàm phán và cùng nhau tìm ra thỏa thuận chung. Tuy nhiên, đàm phán trực tiếp yêu cầu phải có thời gian và không gian cụ thể, phải có chuẩn bị chu đáo trong đón tiếp, giao tiếp và trong các hoạt động khác có liên quan. Đàm phán trực tiếp là hình thức đàm phán có chi phí cao nhất trong ba hình thức. Đàm phán trực tiếp được sử dụng phần lớn với những thương vụ có giá trị cao, có tính chất phức tạp hoặc những đối tác mới. 2. 1. 4. 2 Đàm phán qua thư tín: Đàm phán qua thư tín là hình thức đàm phán thông qua việc trao đổi thư thưong mại. Đàm phán qua thư giúp tiết kiệm chi phí, có thời gian chuẩn bị và diễn đạt ý kiến, có thể che dấu được những thái độ thật sự khi cần thiết. Tuy ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI nhiên, đàm phán qua hình thức này không nhanh chóng đưa đến kết quả chung vì mất nhiều thời gian xử lý thư và chuẩn bị để viết thư. Đàm phán qua thư tín phù hợp với những hợp đồng có quy mô nhỏ, không có tính chất phức tạp, các bên dễ dàng nhất trí với những điều kiện đưa ra. 2.1.4.3. Đàm phán qua điện thoại: Đàm phán qua điện thoại dễ dàng và nhanh chóng đảm bảo được tính thời điểm. Nhưng, hình thức này đòi hỏi người tham gia thương lượng phải có kỹ năng nghe nói ngoại ngữ tốt, có khả năng xử lý thông tin và ứng biến nhanh. Bên cạnh đó, chi phí để thực hiện đàm phán qua điện thoại cao do phải liên lạc đường dài giữa các quốc gia khác nhau. Mặt khác, không có gì làm bằng chứng cho các thỏa thuận. Hình thức đàm phán qua điện thoại được sử dụng trong trường hợp cần thiết như sợ bị lỡ cơ hội kinh doanh hoặc chỉ để xác nhận một vài chi tiết của hợp đồng. Hình thức này và hình thức đàm phán qua thư tín thường kết hợp với nhau. Các hình thức trên có thể được sử dụng độc lập nhưng cũng có thể sử dụng kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. 2. 1. 5 Các chiến lược đàm phán trong thương mại quốc tế: 2. 1. 5. 1 Chiến lược đàm phán kiểu cứng: Đàm phán kiểu cứng là một cuộc ganh đua về sức mạnh ý chí, một bên dùng thế lực để gây sức ép và buộc bên kia lùi bước; thái độ trong thương lượng luôn luôn cứng nhắc và cương quyết; lợi ích của bên này có được dựa trên sự thua thiệt của bên kia. Chiến lược đàm phán kiểu cứng thường được sử dụng bởi những nhà đàm phán có cách tiếp cận kiểu thắng – thua. Trong đàm phán, mục tiêu và động cơ chính của chiến lược này là tối đa hỳa lợi ích của mình mà không cần xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác. Tuy nhiên, chiến lược đàm phán kiểu cứng sẽ không mang lại kết quả mong muốn cho người sử dụng nếu đối tác cũng dùng ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI chiến lược này. Hạn chế lớn nhất của chiến lược này chính là không thể xây dựng và phát triển mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên. 2. 1. 5. 2 Chiến lược đàm phán kiểu mềm: Đàm phán theo chiến lược mềm là cách đàm phán mà các bên tham gia đàm phán đều coi nhau là bạn bè, bình đẳng , cùng tỏ rõ thiện chí hợp tác và xây dựng niềm tin cho nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau; thương lượng trên quan điểm lập trường vì lợi ích chung, xác định nhượng bộ để đổi lấy nhượng bộ, lợi ích mà mỗi bên đạt được trên cơ sở hợp tác giữa các bên. Chiến lược đàm phán kiểu mềm thường được nhà đàm phán có cách tiếp cận thắng – thắng sử dụng. Mục tiêu và động cơ chính của chiến lược đàm phán kiểu mềm là tối đa hỳa lợi ích chung để tối đa hỳa lợi ích cho chính mình, xây dựng mối quan hệ về lâu dài trên cơ sở hợp tác và cùng có lợi nên các bên nhanh chóng đi tới thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu một trong các bên sử dụng chiến lược đàm phán kiểu cứng trong cuộc đàm phán thì mục tiêu và những kết quả mong muốn của chiến lược đàm phán kiểu mềm khó có thể đạt được. 2. 1. 5. 3 Chiến lược đàm phán kiểu nguyên tắc: Chiến lược đàm phán kiểu nguyên tắc là kiểu đàm phán mà các bên tách riêng vấn đề quan hệ và vấn đề công việc, vị thế và lợi ích; trong quan hệ thì mềm dẻo và hũa nhã nhưng trong công việc thì cứng rắn và kiên định. Trong ba chiến lược đàm phán, thì chiến lược đàm phán kiểu nguyên tắc có nhiều ưu thế hơn cả, vì thế chiến lược này được dùng nhiều. Tuy nhiên để sử dụng thành công chiến lược này, cần phải có một số yêu cầu nhất định, trong đó điều kiện quan trọng nhất là phải có đội ngũ cán bộ đàm phán giỏi. Mỗi chiến lược đàm phán có những ưu điểm, nhược điểm và trường hợp áp dụng khác nhau. Do đó tựy thuộc vào từng vị thế, sức mạnh, điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chọn chiến lược đàm phán cho phù hợp. 2. 1. 6 Phương pháp tiếp cận: ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. 1. 6. 1 Cách thức tiếp cận kiểu thắng – thua: Cách thức tiếp cận kiểu thắng – thua (win – lose) hay còn gọi là cách tiếp cận kiểu phân chia là việc các bên cố gắng dùng mọi chiến lược và thủ thuật để phân chia lợi ích làm cho mình càng nhiều lợi ích càng tốt. Cách tiếp cận kiểu thắng – thua có ưu điểm là bên có sức mạnh và có thế lực có thể tối đa hỳa lợi ích của mình trước một bên yếu thế hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những nhược điểm là không thể có thỏa thuận chung nếu các bên đều sử dụng vì không bên nào nhượng bộ bên nào. Cách tiếp cận kiểu thắng – thua thường được sử dụng khi một bên cho rằng mình là người có thế lực và vị thế trên bàn đàm phán như sức mạnh về kinh tế, công nghệ thông tin, có vị thế trên thương trường… Các bên có xu hướng dùng sức mạnh của mình để gây áp đảo đối phương, buộc đối phương chấp nhận và nhượng bộ. Do đó, với cách tiếp cận này cuộc đàm phán mang tính chất cạnh tranh, không khí đàm phán căng thẳng, kết quả của cuộc đàm phán đem lại tạo thành hai bên đối lập: bên thắng – bên thua, bên được – bên mất. 2. 1. 6. 2 Cách thức tiếp cận kiểu thua – thắng: Cách thức tiếp cận kiểu thua – thắng (lose – win) là cách tiếp cận trong đó một bên chủ động là bên thua, sẵn sàng nhượng bộ và tạo cơ hội thuận lợi cho đối tác thắng. Đàm phán theo cách thức tiếp cận này có những ưu điểm giúp các bên có được kết quả theo ý muốn, tạo cảm giác dễ chịu và ấn tượng tốt đẹp cho đối tác, quan hệ trong tương lai được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, nếu bên được nhượng bộ, bên được tạo thuận lợi ở thế thắng không có tinh thần hợp tác và không sẵn sàng nhượng bộ trong lần đàm phán tiếp theo thì quan hệ giữa các bên không thể phát triển tốt đẹp và bên chủ động đàm phán theo kiểu thua – thắng cũng không thể có lợi ích như mong muốn. 2. 1. 6. 3 Cách thức tiếp cận thắng – thắng: ĐINH THU HÀ – K4HMQ1 KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Cách thức tiếp cận thắng – thắng (win – win) còn được gọi là cách tiếp cận kiểu hội nhập hay kiểu hợp tác là việc các bên tham gia đàm phán với tinh thần hợp tác (chứ không phải với thế mạnh, thế lực của mình), cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất để thỏa mãn lợi ích của nhau, để các bên tham gia đều là những người thắng. Trên cơ sở lợi ích chung của các bên, các bên đều có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của đối tác cũng chính là bảo vệ lợi ích của chính mình. Bởi vậy, các bên tham gia đàm phán với cách tiếp cận này sẵn sàng nhượng bộ để đổi lấy sự nhượng bộ. Vì thế, cuộc đàm phán diễn ra với cách tiếp cận này mang tính hợp tác cao, để lại kết quả tốt đẹp cho tất cả các bên tham gia nên còn được gọi là cách tiếp cận hợp tác hoặc hội nhập. Tuy nhiên, cách tiếp cận này khó có thể sử dụng giữa các đối tác [...]... liệu sơ cấp thu được từ Công ty cổ phần Thăng Long, em có được những kết quả về quy trình đàm phán hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần Thăng Long sang thị trường EU Cụ thể là đàm phán ký kết hợp đồng gia công với công ty TNHH dệt may Woo Seong sang thị trường Đức như sau: Các hoạt động công ty thực hiện trong quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc và đánh giá hoạt động... môi trường tới quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Thăng Long: 3.2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Thăng Long: Lịch sử thành lập của công ty cổ phần Thăng Long: Công ty cổ phần Thăng Long có tên cũ là xí nghiệp sản xuất máy khâu Hà Nội Công ty cổ phần Thăng LongTALIMEX được thành lập năm 1973 theo quy t định số 199/ QĐ - UB của UBND Thành Phố Hà Nội... ngành hàng cần nhiều công nhân như hàng may mặc, da giầy Do đó, hoạt động gia công xuất khẩu và đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc đang được phát triển nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay 3 3 Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long giai đoạn 2007 – 2009: Qua những phiếu... khẩu hàng may mặc của công ty Hiện nay, chưa có luận văn nào nghiên cứu về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long – Talimex 2 3 Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng trong thương mại quốc tế: 2 3 1 Lập kế hoạch đàm phán: Kế hoạch hỳa hoạt động đàm phán của doanh nghiệp gồm có hai phần là lập kế hoạch đàm phán và điều chỉnh kế hoạch đàm phán Sau khi... may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long: 3 2 2 1 Các nhân tố bên trong của Công ty cổ phần Thăng Long: Các nhân tố bên trong của công ty có ảnh hưởng tới quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty bao gồm: Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính là nguồn lực quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp Đối với công ty cổ phần Thăng Long cũng không phải là... ảnh hưởng tới quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần Thăng Long bao gồm: Đối thủ cạnh tranh: Trong ngành may mặc Việt Nam, các doanh nghiệp đều chủ yếu là hoạt động gia công xuất khẩu Đối thủ cạnh tranh của công ty là những xí nghiệp, những công ty may trong nước như May 10, May Việt Tiến, May An Phước, May Nhà Bố…Với đặc điểm của hoạt động gia công tại Việt... xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, sơn mài, đồ gỗ… Kinh doanh xuất nhập khẩu: hàng tiêu dùng, hàng nông sản, ngành cơ khí, ngành xây dựng… Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thăng Long LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 3 2 2 Ảnh hưởng của những nhân tố môi trường đến quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường. .. VĂN TỐT NGHIỆP THƯƠNG MẠI KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC tiêu đàm phán của công ty được dựa trên các hợp đồng đã ký kết trước đó với đối tác hoặc hàng hỳa đó và dựa trên các hợp đồng của một số đối thủ cạnh tranh Vì vậy, mục tiêu đàm phán là rõ ràng và phù hợp với công ty Đối với mặt hàng quần áo thể thao xuất khẩu sang thị trường EU, cụ thể ở đây là thị trường Đức mục tiêu của công ty là duy trì mối quan hệ với... đơn hàng Tuy nhiên, Hiệp hội dệt may Việt Nam hiện nay cũng đã có những biện pháp để hầu hết các doanh nghiệp đều có đơn hàng duy trì hoạt động sản xuất Khách hàng: Khách hàng của công ty trong hoạt động xuất khẩu bao gồm cả khách hàng quốc tế và khách hàng nội địa Công ty có những hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường quốc tế được trực tiếp ký kết và cũng có những hợp đồng khách hàng. .. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THƯƠNG MẠI - KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Cung Thị Thắm – Luận văn tốt nghiệp – Quản trị quy trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu hàng dệt may của xí nghiệp may Intimex Hà Nội (2009) Những bài báo, luận văn tốt nghiệp có nghiên cứu về đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế đã nêu lên được những lý luận cơ bản về đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế Tuy nhiên, đa . may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long, trên cơ sở đó góp phần nhỏ giúp công ty nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may. luận văn nào nghiên cứu về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần Thăng Long – Talimex. 2. 3 Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng trong thương mại quốc. về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường