1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac tại hà nội thực hiện

139 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 436,57 KB

Nội dung

Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sau một thời gian thực tập tại Chinhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội, em đã có cơ hội tiếpxúc với quy trình kiểm toán báo cáo

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hoàng Thị Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU vii

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 4

1.1.1 Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 4

1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 6

1.2 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 7

1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 7

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 8

1.2.3 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 9

1.2.4 Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 9

1.3 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 10

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán 10

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 17

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 22

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 24

Trang 3

2.1 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và

Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

2.1.2 Đội ngũ nhân viên của A&C 27

2.1.3 Các dịch vụ Công ty cung cấp 27

2.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty 28

2.1.5 Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán 31

2.1.6 Hệ thống hồ sơ 37

2.1.7 Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán 42

2.2 Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện 44

2.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần ABC 44

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần ABC 46

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C - CHI NHÁNH HÀ NỘI 110

3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội thực hiện 110

3.1.1 Nhận xét khái quát về quy trình kiểm toán BCTC 110

3.1.2 Nhận xét quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .114

3.2 Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN cũng như quy trìn kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội thực hiện 116

3.2.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 116

3.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN 116

Trang 4

3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm

toán CPBH và CPQLDN nói riêng 117

3.3 Điều kiện để thực hiện các kiến nghị 121

3.3.1 Về phía nhà nước 121

3.3.2 Về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) 121

3.3.3 Về phía công ty kiểm toán 122

3.3.4 Về phía khách hàng được kiểm toán 122

3.3.5 Về phía các trường đại học và các cơ sở đào tạo 123

KẾT LUẬN 124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

Trang 5

CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 29

Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội 30

Bảng 2.1 Hệ thống tham chiếu hồ sơ kiểm toán chung 38

Bảng 2.2 Hệ thống tham chiếu hồ sơ kiểm toán năm 41

Bảng 2.3 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng 47

Bảng 2.4 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 53

Bảng 2.5 Thủ tục phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 57

Bảng 2.6 Thủ tục phân tích 57

Bảng 2.7 Xác định mức trọng yếu 59

Bảng 2.8 Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi phí 62

Bảng 2.9 Đánh giá rủi ro và phương pháp đối với rủi ro được đánh giá 63

Bảng 2.10 Đánh giá về rủi ro gian lận 64

Bảng 2.11 Câu hỏi đánh giá rủi ro gian lận 65

Bảng 2.12 Chương trình kiểm toán chi phí bán hàng 71

Bảng 2.13 Tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 77

Bảng 2.14 Mô tả đặc điểm tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 80

Bảng 2.15 Phân tích biến động chi phí bán hàng 82

Bảng 2.16 Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp 84

Bảng 2.17 Đối chiếu số liệu chi phí bán hàng 87

Bảng 2.18 Đối chiếu số liệu chi phí quản lý doanh nghiệp 88

Bảng 2.19 Kiểm tra chọn mẫu chi phí bán hàng 91

Bảng 2.20 Chọn mẫu kiểm tra chi phí quản lý doanh nghiệp 92

Bảng 2.21 Kiểm tra tính đúng kỳ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 96

Bảng 2.22 Các khoản giảm phí trong kỳ 101

Bảng 2.23 Các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ 104

Bảng 2.24 Bút toán điều chỉnh 106

Bảng 2.25 Các vấn đề trao đổi với khách hàng 107

Bảng 3.1 Câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng 120

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm vì đóchính là tấm gương phản chiếu rõ nét hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản mục bắt buộc phảiđược trình bày trên các báo cáo tài chính đó Các khoản chi phí này nằm trong sốnhững khoản mục trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính Đây chính là cáckhoản chi phí thường dễ xảy ra sai phạm, do doanh nghiệp hay tác động để điềuchỉnh kết quả kinh doanh theo chiều hướng mong muốn Bên cạnh đó, CPBH vàCPQLDN là các khoản chi phí thường xuyên phát sinh và có liên quan đến nhiềuyếu tố khác như tiền, tài sản cố định, tiền lương, Vì vậy, kiểm toán các khoản chiphí này là khá phức tạp, do đó, khi thực hiện kiểm toán các khoản mục này, kiểmtoán viên phải thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm toán làthấp nhất Việc này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo

Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, sau một thời gian thực tập tại Chinhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội, em đã có cơ hội tiếpxúc với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoản mục chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Chi nhánh Công ty thực hiện.Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán báo

cáo tài chính, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện” cho

khoá luận tốt nghiệp của mình

Để minh hoạ cho quy trình kiểm toán Chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nộithực hiện, em đã đưa vào khoá luận tình hình thực tế kiểm toán khoản mục này doChi nhánh Công ty thực hiện tại khách hàng ABC

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết quy trình kiểm toánBCTC, mà cụ thể là lý thuyết quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu thực tế quy trình thực hiện kiểm toánCPBH và CPQLDN tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C HàNội; trên cơ sở đó rút ra nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểmtoán CPBH và CPQLDN do Chi nhánh Công ty thực hiện sao cho phù hợp với thựctiễn và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm toán BCTC nói chung và các khoản chiphí này nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán chi phí bán

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc vận dụng quy trình kiểm toán

chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Chinhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn

và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận

- Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp chọn mẫu, ước lượng khảnăng sai sót, nghiên cứu tổng hợp, đối chiếu so sánh tài liệu và thực tiễn

- Phương pháp toán học, logic học

- Các phương pháp, kỹ thuật kế toán, kiểm toán khác

Trang 9

Chương 2: Thực trạng quy tình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán

và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện.

Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội.

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nghiên cứu song luận vănvẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văncủa em được hoàn thiện hơn Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành

đến thầy giáo hướng dẫn GS.TS Ngô Thế Chi và các anh chị trong Phòng

kiểm toán 3 - Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội

đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Sinh viên

Hoàng Thị Huyền

Trang 10

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH 1.1 Khái quát về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.1 Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bánsản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng có ý nghĩa quan trọng,đặc biệt với những doanh nghiệp mà hoạt động chính là việc tiêu thụ sản phẩm nhưdoanh nghiệp thương mại, đó là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu cho doanh

nghiệp Chi phí bán hàng được phản ánh qua TK 641 “Chi phí bán hàng”.

Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:

Chi phí nhân viên bán hàng (TK 6411): là toàn bộ các khoản tiền lương

phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hànghóa vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương (khoản trích bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)

Chi phí vật liệu bao bì (TK 6412): là khoản chi phí về vật liệu bao bì để đóng

gói bảo quản sản phẩm hàng hóa vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quá trìnhbán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa

Chi phí dụng cụ đồ dùng (TK 6413): là chi phí về công cụ dụng cụ đồ dùng đo

lường tính toán làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6414): để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm,

hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho cửa hàng phương tiện vận chuyển bốc dỡ

Chi phí bảo hành sản phẩm (TK 6415): là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa,

bảo hành sản phẩm hàng hóa trong thời gian bảo hành (riêng chi phí bảo hành côngtrình xây lắp được hạch toán vào TK 627)

Trang 11

Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6417): là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phíthuê tài sản thuê kho thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý,…

Chi phí bằng tiền khác (TK 6418): là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh

trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí tiếpkhách hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa,…Ngoài ra tùy hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từngđơn vị mà TK 641 có thể mở thêm một số nội dung chi phí chi tiết hơn

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt độngquản lý kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất

chung toàn doanh nghiệp CPQLDN được phản ánh qua TK 642 “ Chi phí quản

lý doanh nghiệp”

Theo quy định của chế độ hiện hành, CPQLDN chi tiết thành các yếu tố chiphí sau:

Chi phí nhân viên quản lý (TK 6421): gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho

Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương nhân viên quản lýtheo tỉ lệ quy định

Chi phí vật liệu quản lý (TK 6422): trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu

xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ củadoanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCĐ… dùng chung của doanh nghiệp

Chi phí đồ dùng văn phòng (TK 6423): chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng

dùng trong công tác quản lý chung của doanh nghiệp

Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6424): khấu hao của những TSCĐ dùng chung

cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng vật kiến trúc phương tiệntruyền dẫn,…

Thuế, phí và lệ phí (TK 6425): các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,

…và các khoản phí lệ phí giao thông cầu phà,…

Trang 12

Chi phí dự phòng (TK 6426): khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự

phòng phải trả phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6427): các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài

phục vụ chung toàn doanh nghiệp như tiền điện, nước thuê sửa chữa TSCĐ; tiềnmua và sử dụng các tài liệu kĩ thuật bằng phát minh sáng chế phân bổ dần (không

đủ tiêu chuẩn TSCĐ); chi phí trả cho nhà thầu phụ

Chi phí bằng tiền khác (TK 6428): các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các

khoản đã kể trên như chi hội nghị tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ vàcác khoản chi khác,…

Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, mà TK 642 cóthể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các khoản chi phí thuộc vềquản lý doanh nghiệp

1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về quản lý nóichung và kiểm soát nội bộ nói riêng cho các công việc cụ thể trong hoạt động bánhàng và quản lý như:

- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay

bộ phận có liên quan đến xử lý công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (nhưquy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của người hay bộ phận kiểm tra vàphê duyệt CPBH và CPQLDN; các quy định cụ thể về ghi nhận và xử lý các hoạtđộng bán hàng và quản lý đối với từng nhân viên trong phòng kế toán, )

- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua việc quy định trình

tự, thủ tục thực hiện, xử lý các công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (nhưthủ tục kiểm tra, phê duyệt các khoản chi phí; các quy định về công tác phí, hoahồng, tiếp thị; các định mức về chi phí bảo hành, điện, nước, điện thoại ……)

Sau đó, doanh nghiệp tổ chức triển khai và thực hiện các quy định về quản lý vàkiểm soát nói trên, thông qua việc tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quántriệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định về KSNB; xử

Trang 13

Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý được tổ chức thựchiện hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng trong việc giảmthiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo chocác thông tin tài chính có liên quan được tin cậy hơn.

1.2 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng và kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí gián tiếpđối với quá trình sản xuất nhưng lại tác động trực tiếp đến thu nhập chịu thuế, đây lànhững khoản chi phí phát sinh thường xuyên, ổn định và có liên quan đến nhiềuhoạt động, bộ phận khác nhau trong đơn vị như lương, tài sản cố định, , do đó,mọi sai phạm trọng yếu xảy ra đối với CPBH và CPQLDN đều có ảnh hưởng dâychuyền đến BCTC của đơn vị Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp do không nhậnthức về tính chất phức tạp của các khoản chi phí này nên thường bố trí kế toán viên

có trình độ không cao hoặc kiêm nhiệm với nhiều phần hành khác làm cho việc xử

lý và ghi chép có thể xảy ra nhiều sai sót Đồng thời, việc KSNB đối với các khoảnchi phí này cũng không được chú trọng làm cho các sai sót không được phát hiện và

xử lý kịp thời Do đó, kiểm toán CPBH và CPQLDN có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong kiểm toán BCTC, cụ thể như sau:

- Khi tiến hành đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với

các khoản mục liên quan trên Bảng cân đối kế toán, KTV có thể phát hiện ra nhữngsai sót, gian lận về CPBH, CPQLDN Và ngược lại, thông qua việc kiểm tra chi tiếtCPBH, CPQLDN có thể phát hiện ra những gian lận và sai sót trong việc hạch toáncác khoản mục có liên quan khác trên BCTC Chính vì mối quan hệ chặt chẽ này

mà trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải quan tâm xem xét đối chiếu với việckiểm toán các khoản mục liên quan, kết hợp các phần hành kiểm toán khác để đảmbảo hiệu quả cuộc kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc

Trang 14

- CPBH và CPQLDN liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ trong một doanh

nghiệp, nó bao gồm cả những chi phí rất nhạy cảm, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuấtkinh doanh và đặc điểm về quản lý của mỗi doanh nghiệp Kiểm tra tính đúng đắntrong việc tập hợp, phân loại và ghi nhận CPBH, CPQLDN không chỉ giúp KTVđánh giá mức độ tin cậy đối với BCTC của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để KTVđưa ra ý kiến nhận xét về việc tiêu thụ và quản lý trong doanh nghiệp góp phần tưvấn cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tincậy của các thông tin trình bày trên BCTC được kiểm toán, mục tiêu chung củakiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là thu thập đầy đủ cácbằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về tính trung thực, hợp lý của cácthông tin tài chính liên quan đến các khoản mục chi phí này Đồng thời cung cấpnhững thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoảnmục khác

Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp là thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm xác minh các cơ sở dẫn liệu sau:

- Sự phát sinh: Các khoản chi phí được hạch toán vào CPBH và CPQLDN

thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn

- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN được xác

định theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành, tính và phân bổ CPBH,CPQLDN cho các đối tượng chịu chi phí đúng đắn, hợp lí và nhất quán qua các kỳ

và được tính toán một cách đúng đắn không có sai sót

- Đầy đủ: Các khoản CPBH và CPQLDN phát sinh được phản ánh và theo

dõi đầy đủ trên sổ kế toán, không thừa, không thiếu

- Phân loại và hạch toán đúng đắn: Các khoản CPBH và CPQLDN phát

sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo Chuẩn mực, Chế độ kế toán có liênquan, đồng thời các nghiệp vụ phát sinh chi phí này được hạch toán theo đúng trình

Trang 15

- Đúng kỳ: CPBH và CPQLDN phát sinh phải được ghi nhận đúng kỳ kế

toán, không sớm cũng không muộn

- Cộng dồn và báo cáo: Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN đã ghi sổ

phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp và phải phùhợp với số liệu trình bày trên BCTC

1.2.3 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chính sách, quy chế, quy định về quản lý và kiểm soát đối với chi phí bán

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Nhà nước ban hành và do đơn vị xây dựng

- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, phiếu

chi, Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế …), các sổ kếtoán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ TK 641, TK 642, TK 334…),bảng tổng hợp phân bổ CPBH, CPQLDN

- Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài

chính (báo cáo các thông tin chi tiết về chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp)

- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán CPBH, CPQLDN.

- Tài liệu, thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lược kinh

doanh,…)

1.2.4 Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp

1.2.4.1 Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế

- Ghi khống các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

nhằm tăng chi phí, giảm lãi, trốn thuế

- Tính toán đánh giá theo chiều hướng sai tăng.

- Hạch toán trùng các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Phân loại không đúng các khoản chi phí, doanh nghiệp hạch toán cả những

khoản chi phí mà theo quy định không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh

Trang 16

- Hạch toán sớm kỳ các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp phát sinh (chưa phát sinh trong kỳ nhưng đã hạch toán)

- Cộng dồn và báo cáo theo chiều hướng sai tăng.

- Hạch toán sót các khoản dự phòng hoàn nhập (chi phí bảo hành sản phẩm,

hàng hóa), các khoản giảm chi phí trong kỳ

1.2.4.2 Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế

- Hạch toán trùng các khoản dự phòng hoàn nhập, hay trùng các khoản giảm

chi phí trong kỳ

- Tính toán, đánh giá các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp theo chiều hướng sai giảm

- Hạch toán sót các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

phát sinh

- Đơn vị hạch toán một số khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp vào khoản chi phí khác như khoản chi phí tái cơ cấu doanhnghiệp, hoặc hạch toán vào nguyên giá TSCĐ khi sửa chữa TSCĐ nhưng khônglàm tăng năng lực sản xuất cho TSCĐ

- Hạch toán muộn các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới hạch toán nhằm tăng lãi, làm đẹp tình hình tàichính cho doanh nghiệp

- Cộng dồn và báo cáo theo chiều hướng sai giảm.

1.3 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần củakiểm toán BCTC, do đó tuân theo quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước: lập kếhoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán

Trang 17

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán

1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả,KTV và công ty kiểm toán chủ động về công việc trong suốt quá trình kiểm toán,giúp các KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và chất lượng

a Xử lý thư mời, đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán

Đây là bước đầu tiên nhằm mục đích đánh giá tổng quan về khách hàng để từ

đó đưa ra kết luận chấp nhận yêu cầu kiểm toán hay không Nếu chấp nhận yêu cầukiểm toán của khách hàng thì đây đồng thời là bước quan trọng để lập kế hoạchtổng quát cho cuộc kiểm toán

Trong giai đoạn này, tùy vào đây là khách hàng mới hay là khách hàng hiện tại

để tiến hành xem xét các vấn đề

Thứ nhất: Đối với khách hàng mới

- Tìm hiểu các thông tin về khách hàng như các thông tin chung, hội đồng cổ

đông, ban giám đốc, sơ đồ tổ chức, đơn vị trực thuộc, thông tin về hoạt động kinhdoanh, thông tin về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, các thông tin về việc kiểmtoán trước đây của khách hàng, các công ty con, các công ty liên kết, các bên liên quan

- Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v )

- Các yêu cầu của khách hàng (dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo,

và các yêu cầu khác)

- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khách hàng, bao gồm các thông tin liên

quan: môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng, quyền sở hữu và quản lý,các vấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật và các quy định, điều kiện tàichính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo kiểm toán nămtrước của khách hàng (nếu có)

Trang 18

- Xem xét đến các vấn đề liên quan như tính độc lập và khả năng cung cấp

dịch vụ của công ty kiểm toán đối với khách hàng

- Xem xét các ý kiến tư vấn (nếu cần) và liên hệ kiểm toán viên năm trước Thứ hai: Đối với khách hàng hiện tại

- Tìm hiểu các thay đổi của khách hàng so với năm trước như về cổ đông, hội

đồng quản trị, kế toán …

- Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán trước

- Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v )

- Các yêu cầu của khách hàng (dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo,

và các yêu cầu khác)

- Đánh giá các vấn đề liên quan đến khách hàng, bao gồm các thông tin liên

quan: quyền sở hữu và quản lý, các vấn đề của khách hàng liên quan đến pháp luật

và các quy định, điều kiện tài chính, các vấn đề về hệ thống kế toán của khách hàng

và báo cáo kiểm toán năm trước của khách hàng (nếu có)

Sau khi thực hiện các đánh giá đã nêu ở trên, Công ty sẽ đánh giá mức độ rủi

ro của hợp đồng để từ đó đưa ra kết luận chấp nhận khách hàng/ tiếp tục chấp nhậnkhách hàng Tiếp đó, công ty tiến hành thiết lập nhóm kiểm toán thích hợp cho hợpđồng kiểm toán, đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán và tuân thủ theo các chuẩnmực chung được thừa nhận Sau đó, công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán

b Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phươngpháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động vàmôi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Kế hoạch chiến lược chỉ phải lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tínhchất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTC Kế hoạch chiến lược dongười phụ trách cuộc kiểm toán hoặc do những KTV cấp cao hơn lập và được Giám

Trang 19

Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đồng thờicũng là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán Nội dung kếhoạch chiến lược thường bao gồm những thông tin khái quát nhất về: những thôngtin cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng; những vấn đề liên quan đến BCTC,Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán áp dụng; đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng

và rủi ro kiểm soát; đánh giá hệ thống KSNB; xác định rõ các mục tiêu kiểm toántrọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện; dự kiến nhóm trưởng,thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc kiểm toán; xác định chuyên gia cần phối hợp

và tư vấn cần thiết; một số điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan, đi lại,chỗ ăn nghỉ

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Mục tiêu việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là có thể thực hiện kiểm toánmột cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến

Kế hoạch kiểm toán tổng thể do trưởng nhóm kiểm toán lập và phải được lậpcho mọi cuộc kiểm toán và phải đầy đủ, chi tiết cho mọi khía cạnh của một cuộc

kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán Để

lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, cần thực hiện các bước công việc sau:

Bước 1: Tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng

Bước này được thực hiện cho toàn bộ kiểm toán BCTC, trong đó có nhữngthông tin liên quan tới từng khoản mục, đối với CPBH và CPQLDN có thể tìm hiểumột số thông tin :

- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; những đặc thù

về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý), tìm hiểu vềhoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường (cách thức bán hàng,các hoạt động về quảng cáo, khuyến mại, … phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm); nhữnghoạt động này sẽ làm phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN mà doanh

nghiệp đang áp dụng

Trang 20

- Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bán hàng

và bộ máy quản lý của doanh nghiệp

- Tìm hiểu kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN lần trước.

Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp cho KTV giải thích bằng chứngkiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán Ngoài ra,việc tìm hiểu này còn nhằm mục đích khái quát toàn bộ mối quan hệ kinh tế của đơn

vị được kiểm toán trong niên độ hạch toán để có thể phát hiện các nghiệp vụ có saiphạm về CPBH, CPQLDN tập trung ở các cơ sở dẫn liệu nào

Bước 2: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDNđược dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhằm đánh giá hoạtđộng tiêu thụ và bộ máy quản lý, chỉ ra những khả năng sai sót, khoanh vùng phạm

vi trọng yếu từ đó có thể giảm được khối lượng công việc khảo sát chi tiết Ở bướccông việc này chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản và kỹ thuật phân tíchđánh giá tổng quát Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà KTV sẽ lựachọn sử dụng một hoặc một số những tính toán sau để phân tích:

- Thực hiện so sánh CPBH, CPQLDN kỳ này với các kỳ trước để xem xét

biến động qua đó có được cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng và quản lý củadoanh nghiệp

- So sánh CPBH, CPQLDN giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tình hình

thực hiện kế hoạch về hoạt động bán hàng và quản lý

- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với ước tính của KTV.

- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng

ngành có cùng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê định mức cùng ngành,

từ đó đánh giá khả năng quản lý chi phí của đơn vị

- Xem xét mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với các chỉ tiêu khác trên

BCTC như: Doanh thu, giá vốn, tổng tài sản, tổng chi phí hoặc mối quan hệ giữaCPBH, CPQLDN với thông tin phi tài chính (như mối quan hệ giữa chi phí nhâncông với số lượng nhân viên)

Trang 21

Bước 3: Xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro

Việc xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toánCPBH, CPQLDN nói riêng được thực hiện qua các bước như sau:

- Xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC dựa trên một tỷ lệ nhất

định của một trong số các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế, doanh thu hay tổng tài sản

- Xác định mức trọng yếu thực hiện: Mức trọng yếu thực hiện hay mức trọng

yếu được phân bổ cho các khoản mục trên BCTC được tính toán và áp dụng chotoàn bộ các khoản mục trên BCTC trong đó có CPBH và CPQLDN Thông thường,mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng 50% - 70% mức trọng yếu tổng thể

- Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là giá

trị sai sót lớn nhất có thể bỏ qua mà không cần tìm hiểu nguyên nhân do nó không

có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Đối với từng khoản mục trên BCTC trong đó

có cả CPBH và CPQLDN, ngưỡng sai sót này được xác định tối đa bằng 4% mứctrọng yếu thực hiện

Trên cơ sở xác định mức trọng yếu, KTV cần tiến hành đánh giá mức rủi rokiểm toán đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và đối với các khoảnCPBH, CPQLDN nói riêng Từ đó xác định được phương pháp chọn mẫu vàkhoảng cách mẫu cần áp dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán

Bước 4: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với CPBH và CPQLDN

Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không chỉ

để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở để xác định phạm

vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản khi kiểm tra nghiệp vụ Đối với kiểm toán CPBH

và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tin sau về hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Môi trường kiểm soát

 Tìm hiểu triết lý kinh doanh, phong cách điều hành của ban quản lý: quanđiểm, đường lối trong chiến lược lâu dài về hoạt động kinh doanh của đơn vị đượckiểm toán cách thức điều hành quan liêu hay tỉ mỉ, chủ quan hay duy ý chí, cơ cấu

tổ chức quyền lực,…

Trang 22

 Cơ chế kiểm soát, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Cơ chế uỷ ban kiểmtra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào: kiểm toán nội bộ

có tổ chức kiểm tra độc lập sẽ tạo môi trường kiểm soát nội bộ ổn định hơn

 Thái độ, sự ủng hộ của công nhân viên trong đơn vị hoặc từ các tổ chứcđối tác cũng có ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát

- Hệ thống kế toán:

 Hoạt động kế toán của đơn vị được tổ chức như thế nào, theo hình thức sổ

kế toán gì? Sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu, chế độ kế toán áp dụng

 Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN: Quyđịnh hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp Cácquy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chi phí bảo hành, điện,nước, điện thoại

 Quy định về phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ Việc hạch toánCPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào,…

Để tiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp dụng đốivới chi phí hoạt động có thể sử dụng các câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, và chi phí phát

sinh có tuân theo các thủ tục đó không ?

- Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nước quy định không và có đầy đủ

các chữ ký cần thiết không ?

- Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không ?

- Các khoản chi có quy mô lớn có được phê duyệt đầy đủ không và trình tự

luân chuyển có tuân theo chế độ không ?

- Việc phân loại chi phí có được quy định không ?

- Có thực hiện đối chiếu chi phí trên Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết không,…?

1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán (Audit Program) là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ vềnội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay từng thông tin

Trang 23

Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán,chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán

cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành Bên cạnh đó, chương trình kiểmtoán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán viên thực hiệnkiểm toán một cách hiệu quả Đồng thời cũng là phương tiện cho KTV ghi chép,theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán

Một chương trình kiểm toán được soạn thảo thường bao gồm:

- Mục tiêu kiểm toán cụ thể kiểm toán đối với từng khoản mục.

- Các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán

cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc

- Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành; phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

- Sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán, sự phối hợp từ phía khách hàng và sự

tham gia của các chuyên gia khác (nếu có)

- Những tài liệu thông tin cần thu thập để làm bằng chứng kiểm toán.

Trong quá trình kiểm toán, nếu có những tình huống mới nảy sinh hoặc cónhững kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán, chương trình kiểm toán cầnđược sửa đổi bổ sung cho phù hợp; nội dung, nguyên nhân thay đổi cần phải đượcghi rõ trong hồ sơ kiểm toán Đối với các công ty kiểm toán có chương trình kiểmtoán theo mẫu sẵn trên máy vi tính hoặc trên giấy mẫu phải có phần bổ sung chươngtrình kiểm toán cụ thể phù hợp với từng cuộc kiểm toán

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi rủi ro kiểm soát mà KTV đánhgiá ở giai đoạn lập kế hoạch là thấp KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ

để thực hiện các khảo sát KSNB này, tuy nhiên việc áp dụng ở mức độ nào là tùythuộc vào xét đoán của KTV về hiệu lực KSNB của doanh nghiệp đối với khoảnCPBH và CPQLDN Thông qua kết quả khảo sát về mặt thiết kế và vận hành của hệ

Trang 24

thống KSNB, KTV có thể đánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát đối với các khoảnchi phí này, làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN.

Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) của các chính sách kiểm soát, quy định về KSNB

Để tìm hiểu tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ tụckiểm soát nội bộ, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục sau:

- Tìm kiếm, đọc, nghiên cứu các chính sách và quy định mà đơn vị áp dụng

để quản lý CPBH và CPQLDN như: định mức chi công tác phí trong doanh nghiệp,quy định về mức chi hoa hồng đại lý,

- Trao đổi với đơn vị về quan điểm trong việc ban hành các chính sách, chế

độ, quy định để quản lý, theo dõi kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp

- Phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục

kiểm soát

Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế KSNB

Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tụckiểm soát đã được thiết kế, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật: phỏng vấn, quan sát,kiểm tra tài liệu

- Phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đến bộ phận bán hàng, bộ phận

quản lý doanh nghiệp và những cá nhân có liên quan như ban Giám đốc, nhân viên

Kế toán chịu trách nhiệm hạch toán nhằm thu thập bằng chứng về sự vận hành củacác quy chế và thủ tục kiểm soát

- Quan sát trình tự các thủ tục bán hàng, trình tự xuất kho công cụ dụng cụ

phục vụ cho công tác bán hàng, và quản lý doanh nghiệp , quan sát trực tiếp cácTSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý để đảm bảo cho việc trích khấu hao

là đúng đắn

- Tìm hiểu dấu vết về kiểm soát đối với các hoạt động làm phát sinh CPBH

hoặc CPQLDN như: chữ ký phê duyệt trên các Hợp đồng kinh tế mua bán sảnphẩm, dịch vụ phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế hoạch cóphê chuẩn về tổ chức hội nghị khách hàng, các chi phí quảng cáo, tiếp thị phải có

Trang 25

đầy đủ hóa đơn hợp lý hợp lệ, quyết định, kế hoạch chi quảng cáo được phê chuẩnđúng đắn

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB

Để đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc ủy quyển phê chuẩn, nguyên tắcphân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong khâu KSNB, KTV cóthể thực hiện thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan như kế toán, thủ quỹ,Giám đốc , tiến hành kiểm tra các quy định liên quan đến thẩm quyền phê duyệtđồng thời kiểm tra dấu vết kiểm soát lưu lại trên các hồ sơ tài liệu xem có đúng vớithẩm quyền hay không

Trang 26

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH và CPQLDN

Phân tích các thông tin tài chính

Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và cáctài liệu khác, KTV tiến hành lấy số liệu để so sánh hay xác lập tỷ suất rồi so sánh, chỉ

ra sự biến động của thông tin và đưa ra định hướng cho kiểm tra chi tiết tiếp theo.Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, mức chi phí và thời gian kiểm toán

mà KTV có thể lựa chọn một hoặc một số kỹ thuật phân tích sau:

- So sánh CPBH, QLDN kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dự toán đã

điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu… mọi sự biến động cần được tìm hiểunguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khả năng sai phạm

- Phân tích sự biến động của CPBH và CPQLDN hàng tháng trên cơ sở kết

hợp với biến động doanh thu, và giải thích các biến động lớn nếu có

- So sánh CPBH, CPQLDN trên BCTC kì này với số ước tính của KTV về

CPBH, CPQLDN kì này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ trước và tỷ lệ tiêuthụ, doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiện biến động bấthợp lý nếu có

- So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu, CPQLDN trên doanh thu và thu

nhập khác giữa kì này với kì trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (có thể là sốbình quân ngành) để xem xét có khả năng biến động bất thường hay không

- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN

giữa các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiện biến động bấtthường; nếu có, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận

Phân tích các thông tin phi tài chính

Khi tiến hành phân tích các thông tin phi tài chính, KTV cần xem xét các nhân

tố có tác động đương nhiên (tăng, giảm hợp lý) đối với CPBH và CPQLDN như:

- Doanh nghiệp mở rộng (thu hẹp) thêm quy mô kinh doanh, mở rộng (dừng

bán) một số sản phẩm mới

- Chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước, thay đổi khung khấu hao quy

Trang 27

-

Bên cạnh đó, các thông tin phi tài chính như sức ép từ bên trong ( Ban Giámđốc) và bên ngoài đơn vị (nhà đầu tư, vay vốn Ngân hàng ) hay sự thay đổi trongđội ngũ kế toán hoặc phần mềm kế toán sử dụng cũng là các nguyên nhân dẫn đếnnhững biến động bất hợp lý của CPBH và CPQLDN

1.3.2.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết về CPBH và CPQLDN

Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với CPBH và CPQLDN bao gồm:

Kiểm tra về sự phát sinh của nghiệp vụ CPBH và CPQLDN:

- Kiểm tra các chứng từ làm căn cứ ghi nhận CPBH và CPQLDN xem có

đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và có được phê duyệt đúng đắn hay không? Ví

dụ với chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tàisản cố định phục vụ bán hàng và phục vụ cho công tác quản lý cần kiểm tra bảngphân bổ tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu haoTSCĐ hoặc phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ, Với chi phí dịch vụ muangoài và chi phí bằng tiền khác như tiền điện, tiền nước, chi phí tiếp khách, chiphí quảng cáo, thì cần kiểm tra các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng,phiếu chi, giấy báo nợ,

- Kiểm tra kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kế

hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, và quyết địnhcủa ban Giám đốc phê duyệt các kế hoạch trên

Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá của CPBH và CPQLDN

- Tiến hành kiểm tra các cơ sở tính toán đối với các khoản CPBH và

CPQLDN xem có đảm bảo tin cậy, hợp lý không; kiểm tra kết quả tính toán có đảmbảo chính xác không Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể tính toán lại để đốichiếu hoặc yêu cầu đơn vị giải trình

- Kiểm tra việc tính toán và phân bổ CPBH và CPQLDN trong kỳ xem có

đúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không thông qua việc kiểm tra chính sách phân

bổ CPBH và CPQLDN (phương thức lựa chọn đối tượng phân bổ, tiêu thức phân

Trang 28

bổ) và tiến hành đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phígián tiếp vừa thuộc CPBH vừa thuộc CPQLDN, chi phí sản xuất.

Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ của CPBH và CPQLDN

- Đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH và CPQLDN (bảng phân bổ tiền

lương, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao,các hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo nợ, ) với sổ cái TK 641, TK 642 để kiểmtra xem việc ghi sổ có đầy đủ không, có bỏ sót các khoản chi phí không?

- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 và TK641, TK 642 để kiểm tra việc

ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ có liên quan đến hoạt động bán hàng vàhoạt động quản lý thì có các nghiệp vụ tương ứng về CPBH và CPQLDN trên TK

641 và TK 642 hay không?

Kiểm tra tính đúng kỳ của của hạch toán CPBH và CPQLDN

- Đối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ trên chứng từ với ngày, tháng

ghi sổ chứng từ đó (cần chú ý đến các nghiệp vụ có số tiền lớn, bất thường hoặcphát sinh vào cuối hoặc đầu niên độ kế toán)

- So sánh số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết

chi phí quản lý doanh nghiệp với sổ chi tiết các tài khoản đối ứng có liên quan

Kiểm tra về sự phân loại và ghi sổ đúng đắn của CPBH và CPQLDN

- Đọc nội dung các khoản chi phí trong các sổ kế toán chi tiết bán hàng và sổ

chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp để kiểm tra việc phân loại các khoản chi phí cóđúng đắn không nhằm phát hiện các chi phí không được phép hạch toán vào CPBH,CPQLDN và các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanhnghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo khoản mục, đánh giá việc phân loại này

có phù hợp với chính sách, chế độ kế toán doanh nghiệp hay không?

- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng và xem xét

mối quan hệ đối ứng tài khoản trong hạch toán xem có đảm bảo chính xác và phùhợp với chế độ kế toán hay không, thông qua việc kiểm tra ghi chép ngay trênchứng từ (việc ghi chép này thể hiện được sự phân loại và ghi chép trên sổ kế toán);

Trang 29

đối chiếu bút toán ghi sổ trên sổ kế toán có tương ứng với các chứng từ đó haykhông, hoặc tham chiếu bút toán ghi trên các sổ kế toán khác

Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo của CPBH và CPQLDN

- Kiểm tra việc tính toán lũy kế phát sinh CPBH và CPQLDN trên từng sổ

chi tiết và trên sổ tổng hợp, để đánh giá tính đầy đủ, chính xác của số liệu cộng dồn

- KTV cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của tài khoản chi phí

bán hàng (TK 641), tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) và đối chiếuvới kết quả của doanh nghiệp

- Xem xét đánh giá việc trình bày, công bố thông tin CPBH và CPQLDN trên

BCTC về tính phù hợp với quy định của chế độ kế toán và sự nhất quán giữa số liệutrên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng và được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toánBCTC Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết quả kiểmtoán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét, trong

đó có khoản mục CPBH, CPQLDN Đối với các khoản mục chi phí này, sau khithực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, KTV lập “Trang tổng hợp” để tổng hợp kếtquả kiểm toán CPBH và CPQLDN từ đó căn cứ để lập báo cáo kiểm toán sau này.Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán gồm:

Kết luận về mục tiêu kiểm toán

KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay không mục tiêu kiểm toán đối vớikhoản CPBH và CPQLDN Có 2 khả năng như sau:

- Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra đánh giá vềcác khoản CPBH và CPQLDN đã được kiểm toán do có đủ bằng chứng thích hợp;

- Chưa đạt mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quả kiểm toán ởmột khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (chỉ rõ hạn chế phạm

vi kiểm toán)

Trang 30

Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ phận được kiểm tra.

- Việc điều chỉnh số liệu kế toán đối với CPBH và CPQLDN theo ý kiếnKTV có được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không

- Giải pháp của đơn vị đối với vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu ra trong cuộckiểm toán

- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có)

Tóm lại:

Dựa trên nền tảng lý thuyết về Kế toán và Kiểm toán, Chương 1 đi sâu vàonghiên cứu những lý luận cơ bản về kiểm toán CPBH và CPQLDN; khái quát banđầu về khái niệm, đặc điểm của CPBH và CPQLDN; nêu rõ mục tiêu, căn cứ, cácrủi ro thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC.Chương 1 cũng đã nêu ra trình tự thủ tục kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểmtoán BCTC thường gồm 3 giai đoạn từ lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toánđến kết thúc kiểm toán Những đặc điểm về CPBH và CPQLDN và trình tự thủ tụckiểm toán CPBH và CPQLDN đã đề cập ở Chương 1 chính là cơ sở khoa học chonghiên cứu thực tiễn và giải pháp được đề xuất ở Chương 2 và Chương 3

Trang 31

Chương 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 2.1 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán

và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C trước đây là Doanh nghiệp Nhànước được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26/03/1992, hoạtđộng theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Ủy ban

Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp

Năm 1995, theo Quyết định 107/TC/QĐ/TCCB ngày 13/2/1995 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính, công ty được tách ra thành một công ty độc lập trực thuộc Bộ Tàichính với tên gọi chính thức là công ty Kiểm toán và Tư vấn hoạt động theo giấyphép kinh doanh số 102218 ngày 13/3 do Uỷ ban kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minhcấp

Cùng với chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, A&C đã tiến hànhchuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp phù hợp vớiqui định A&C là Công ty đầu tiên của Bộ Tài chính thực hiện thành công 2 lầnchuyển đổi hình thức sở hữu, từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phầnNhà nước (tháng 12 năm 2003) và từ Công ty Cổ phần Nhà nước sang Công tyTrách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên (tháng 02 năm 2007)

Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 4 năm 2010, A&C là thành viên chính thứccủa HLB International - Tổ chức kế toán, Kiểm toán và Tư vấn quốc tế có trụ sở tạiVương quốc Anh

Trang 32

Từ tháng 5 năm 2010, A&C là thành viên chính thức của Tập đoàn Kiểm toánquốc tế Baker Tilly International, một trong tám Tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới,

có trụ sở chính tại số 2 Blomsbury Street, London WC1B3ST, Vương quốc Anh.Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có:

Trụ sở chính: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM

Điện thoại: (84-8) 3.5472972

Fax: (84-8) 3.5472970 - (84-8) 3.5472971

Chi nhánh Hà Nội: 40 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 37.367.879 - Fax: (84-4) 37.367.869

Chi nhánh Nha Trang: 18 Trần Khánh Dư, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: (84-58) 3876.555 - 3876.836 - Fax: (84-58) 3875.327

Chi nhánh Cần Thơ: 162C/4 Trần Ngọc Quế, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều,

Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội

Với mục tiêu tăng thị phần và khách hàng ở khu vực phía Bắc đồng thời mởrộng phạm vi kiểm toán và tư vấn cho Công ty, Chi nhánh A&C tại Hà Nội đã rađời và hoạt động Ban đầu, Chi nhánh A&C Hà Nội được thành lập và hoạt độngchỉ với vai trò là văn phòng đại diện của công ty Đến năm 2001, theo Quyết định số1144/QĐUB của UBND Thành Phố Hà Nội năm 2001 và giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh số 312448 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 16/3/2001, Chinhánh A&C Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với tư cách pháp nhân, có quyền

ký kết các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán

Trang 33

Năm 2003 A&C chuyển đổi hình thức sở hữu lần thứ nhất thành Công ty cổphần, Chi nhánh A&C Hà Nội được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấpgiấy chứng nhận kinh doanh mới số 0113003559 ngày 15/01/2004 Đến năm 2007,khi Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp lần thứ hai thành công ty TNHH, Chinhánh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 0112030013 do sở Kế hoạch và Đầu tưThành phố Hà Nội cấp ngày 14/02/2007.

Ngày 27/11/2013, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại HàNội được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh thay đổi lần thứ 5, theo đó:

Tên giao dịch chính thức: Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội

Tên tiếng anh: A&C Auditing and Consulting Co., Ltd Branch in Hanoi

Địa chỉ: 40 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Trang 34

- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong số các Công ty

có doanh thu Kiểm toán xây dựng cơ bản cao nhất (sau AASC);

- Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 6 trong 10 Công ty códoanh thu cao nhất và số lượng nhân viên đông nhất (sau KPMG, PwC, E&Y,Deloitte, AASC)

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C hiện nay là công ty đại diện chínhthức tại Việt Nam của Baker Tilly international, điều này càng khẳng định vị thếcủa A&C trên trường quốc tế đồng thời đó cũng là lợi thế để A&C nâng cao chuyênmôn và kinh nghiệm phục vụ khách hàng

2.1.2 Đội ngũ nhân viên của A&C

A&C có đội ngũ hơn 400 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo trong nước

và ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó:

- 25% đã được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên, Chứng chỉ Thẩmđịnh viên về giá

đó có 56 nam và 42 nữ, đều là các cá nhân có năng lực và trình độ chuyên môn tốttrong lĩnh vực mình phụ trách

Sau hơn 20 năm hoạt động (1992 – 2014) A&C tự hào về đội ngũ nhân viên

có chuyên môn vững được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống

Trang 35

2.1.3 Các dịch vụ Công ty cung cấp

A&C là một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động trong lĩnh vựcKiểm toán – Tư vấn, có khả năng cung cấp các dịch vụ sau:

- Kiểm toán BCTC; Báo cáo Dự toán, quyết toán công trình đầu tư xây dựng

cơ bản; Báo cáo kinh phí dự án

- Giám định Tài chính

- Tư vấn về quản trị, kế toán, thuế

- Dịch vụ kế toán, dịch vụ khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng

- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán, Kế toán - Tài chính - Thuế vàcác chương trình có liên quan trong lĩnh vực kinh tế thị trường

2.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty

2.1.4.1 Bộ máy quản lí của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

Bộ máy quản lý của A&C được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ theo môhình khối chức năng, có sự phân cấp rõ ràng và chuyên môn hóa từng lĩnh vực quản

lý góp phần quản lý tốt Công ty đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấpcho khách hàng Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có

thể khái quát qua sơ đồ 2.1- Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm

toán và Tư vấn (A&C).

A&C có ba Chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ và hai Công ty con.Các Chi nhánh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, đều hạch toán phụ thuộc CácChi nhánh và Công ty thành viên phải chấp hành điều lệ Công ty, tuân thủ quy trìnhkiểm toán chung, các tiêu chuẩn nghiệp vụ kỹ thuật và các yêu cầu sử dụng giấy tờlàm việc

Trang 36

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm

toán và Tư vấn A&C

Công ty TNHH thẩm định

và tư vấn Việt

Trang 37

Phòng Kiểm toán Xây dựng

2.1.4.2 Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh cũng tương đối đơn giản và tương tự với Công ty

Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội

Ban Giám đốc: Ban Giám đốc Chi nhánh gồm một Giám đốc Chi nhánh và

một Phó Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành mọi hoạt động củaChi nhánh Giám đốc Chi nhánh đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Công ty

Phòng Kiểm toán 1, 2, 3: Thực hiện công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính

cho khách hàng

Phòng Kiểm toán Xây dựng: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây

dựng cơ bản hoàn thành, thẩm định đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp

Trang 38

Bộ phận Tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế, kế toán, tài chính

cho khách hàng, thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm chokhách hàng

Phòng quản trị tổng hợp: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, phiên

dịch, thư ký, lái xe, bảo vệ

Bộ phận kế toán: Thực hiện công tác kế toán của Chi nhánh (tập hợp chứng

từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo cáo gửi Công ty)

2.1.5 Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán

2.1.5.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất cuộc kiểm toán và tình hình nhân sự của công

ty mà mỗi cuộc kiểm toán sẽ tổ chức đoàn kiểm toán khác nhau Trách nhiệm thànhlập đoàn kiểm toán sẽ do Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụ thực hiện và thực hiệntrước khi cuộc kiểm toán diễn ra 2-4 tuần để các thành viên có thời gian chuẩn bị và

có thể điều chỉnh khi có những phát sinh khác

Thông thường, một đoàn kiểm toán sẽ bao gồm:

- Partner: là người có chuyên môn cao nhất, soát xét mọi vấn đề liên quan

đến các giai đoạn của cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượngkiểm toán, là người kiểm tra cuối cùng báo cáo kiểm toán cấp dưới đã hoàn thiệntrước khi phát hành Mọi cuộc kiểm toán đều phải đặt dưới sự điều hành và giám sátcủa các partner

- Manager: là Trưởng/ Phó các phòng nghiệp vụ có chuyên môn cao, chỉ đạo

trực tiếp các cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm đảm bảo cho cuộc kiểm toán tuân thủtheo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty, trực tiếp hướng dẫn nhómkiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán

- Senior Auditor: là các kiểm toán viên cấp cao, họ là các trưởng nhóm thực

hiện kiểm toán tại khách hàng, có trách nhiệm thực hiện các công việc chính củacuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo, phân công công

Trang 39

việc cho các trợ lý kiểm toán và hướng dẫn, kiểm soát công việc của các trợ lý trongsuốt quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

- Junior Auditor và Staff: là các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán ít kinh

nghiệm hơn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc kiểm tra chi tiết theo kế hoạchkiểm toán được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán, trực tiếp tiếp xúc với khách hàngkiểm toán để tiếp nhận các thông tin kế toán đồng thời xác nhận tính trung thực,hợp lý của các thông tin đó

2.1.5.2 Phương pháp kiểm toán

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sử dụng hai phương pháp kiểmtoán chủ yếu là phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản

Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để thu thập các bằng chứngkiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB trongdoanh nghiệp, thông qua hệ thống bảng câu hỏi hay bảng tường thuật được xâydựng sẵn về hệ thống KSNB Việc thử nghiệm kiểm soát nhằm xem xét đến tínhhiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của các quy chế KSNB Trong giai đoạn lập

kế hoạch, phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để đánh giá về rủi ro dựkiến ban đầu; kết thúc giai đoạn này, nếu rủi ro kiểm soát là thấp, KTV sẽ tiến hànhkhảo sát KSNB khi đi vào thực hiện kiểm toán thông qua việc kiểm tra chi tiết vềkiểm soát Kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độthỏa mãn về kiểm soát

Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phương pháp kiểm toán cơ bản được sử dụng nhằm thu thập các bằng chứngliên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp Phương pháp này được

áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán tuy nhiên mức độ và phạm vi vận dụng lại phụthuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp Phương pháp kiểmtoán cơ bản bao gồm các kỹ thuật chủ yếu là phân tích đánh giá tổng quát và thửnghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản

Trang 40

2.1.5.3 Đặc điểm về quy trình kiểm toán BCTC

A&C Hà Nội sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro, theo đóquy trình kiểm toán theo phương pháp này chia thành các giai đoạn:

a Giai đoạn trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán (chấp nhận khách hàng)

Là giai đoạn A&C tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin cần thiết và cácnội dung liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm toán Các công việc cụ thể trong giaiđoạn này thường bao gồm:

- Gửi thư chào hàng đến công ty (đối với khách hàng mới), xem xét lý do cần

kiểm toán của khách hàng

- Đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, thống nhất thời gian tiến

hành kiểm toán, thời hạn hoàn thành và chất lượng cuộc kiểm toán

- Lựa chọn nhóm kiểm toán sẽ thực hiện cuộc kiểm toán.

- Gặp mặt khách hàng, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về môi

trường kinh doanh, cập nhật các thông tin từ khách hàng

b Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng

Trong bước công việc này, KTV cần tìm hiểu về:

- Môi trường chung, ngành nghề hoạt động và các nhân tố bên ngoài tác động

đến khách hàng kiểm toán Bên cạnh đó cũng thu được những hiểu biết về cơ cấu tổchức, cơ cấu vốn, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát tại khách hàngkiểm toán

- Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để nắm bắt được

các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh củakhách hàng

- Tìm hiểu về hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, chu trình

Ngày đăng: 14/04/2016, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên), ThS. Đậu Ngọc Châu (Đồng chủ biên) (2009), “Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán”
Tác giả: TS. Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên), ThS. Đậu Ngọc Châu (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
2. TS. Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên), ThS. Đậu Ngọc Châu (Đồng chủ biên) (2011), “Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính”
Tác giả: TS. Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên), ThS. Đậu Ngọc Châu (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
3. Bộ Tài chính (2011), “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXB Lao Động 4. Bộ Tài chính (2011), “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam”, "NXB Lao Động4. Bộ Tài chính (2011), "“Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài chính (2011), “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXB Lao Động 4. Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Lao Động4. Bộ Tài chính (2011)
Năm: 2011
5. Tài liệu nội bộ công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Khác
6. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Khác
7. Các website: www.kiemtoan.com www.tapchiketoan.com www.a-c.com .vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w