Kết cấu của luận văn...3 Chương 1...4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 4
1.1 Khái quát chung về khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 4
1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 7
1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện 9
Trang 31.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 9
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 10
1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 11
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 13
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN 13
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 19
1.3.4 Kết thúc kiểm toán 26
Chương 2 29
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 29
2.1 Khái quát về công ty tnhh hãng kiểm toán aasc 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 31
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động 32
2.1.4 Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 36 2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CP ABC
Trang 42.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 37
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 44
2.2.3 Thực hiện kiểm toán 68
2.2.4 Kết thúc kiểm toán 100
Chương 3 105
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 105
3.1 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty tnhh hãng kiểm toán aasc thực hiện 105
3.1.1 Ưu điểm 105
3.1.2 Hạn chế 107
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 110
3.2 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh hãng kiểm toán aasc thực hiện 111
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện 111
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện 113
3.2.3 Nguyên tắc hoàn thiện 113
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh hãng kiểm toán aasc thực hiện 114
3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 114
3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện 115
3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 117
Trang 53.4.1 Điều kiện khách quan 118
3.4.2 Điệu kiện chủ quan 120
KẾT LUẬN 122
PHỤ LỤC 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 144
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 146
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kiểm toán trên thế giới đã ra đời từ rất lâu, khoảng thế kỷ thứ IIItrước công nguyên và chỉ thực sự phát triền mạnh mẽ từ giữa thế kỷ 19 Ở ViệtNam, phải đến năm 1991, sự ra đời của hai công ty kiểm toán độc lập đầu tiên làVACO và AASC mới đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng kiểm toán củanước nhà Mặc dù có bước xuất phát điểm chậm song cho đến nay, hoạt động kiểmtoán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng đang có những bước độtphá và phát triển không ngừng Nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng thông tinkinh tế tài chính của các đối tượng quan tâm ngày càng gia tăng Cho dù là đốitượng nào đi chăng nữa, nhà nước hay tư nhân, tập thể hay cá thể đểu có nhu cầu sửdụng các thông tin của doanh nghiệp nhưng đó phải là những thông tin trung thực,đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp vì chỉ như vậy họmới có niềm tin và cơ sở đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý Những thông tinsai lệch sẽ dẫn đến một loạt các quyết định sai lầm, ảnh hưởng lớn đến các đốitượng sử dụng thông tin và có thể gây hậu quả nghiêm trọng
Song thực trạng hiện nay ở nước ta là có rất ít các doanh nghiệp minh bạchtình hình tài chính của mình mà hầu hết đều cố gắng che giấu thông tin, làm giả sốliệu, làm đẹp báo cáo tài chính vì nhiều mục đích khác nhau.Trước bối cảnh kinh tếngày càng phát triển, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ngày càng nhiều,thông tin tài chính kế toán của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp, chứađựng nhiều gian lận rủi ro nhằm che mắt người sử dụng, trong khi đó, nhu cầu sửdụng những thông tin trung thực, khách quan, đáng tin cậy của các đối tượng quantâm ngày càng gia tăng, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độclập nói riêng nhằm kiểm tra, xác nhận tính trung thực hợp lý của các thông tin kinh
tế tài chính trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay
Kiểm toán CPBH và CPQLDN là một phần hành quan trọng trong cuộc kiểmtoán BCTC Để có thể tiến hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách
Trang 10được xác định là những khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính vì nó là cơ sở
để xác định chỉ tiêu lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Sau một thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC,
em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán báo cáo tài chính nóichung và kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
nói riêng nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện”.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toánkhoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC
Hai là, nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mụcCPBH và CPQLDN do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Ba là, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcCPBH và CPQLDN tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
trong kiểm toán BCTC
Phạm vi nghiên cứu: là quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện tạikhách hàng ABC
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình
kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình
kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại Công tyTNHH Hãng Kiểm toán AASC, mô tả sự vận dụng lý luận vào thực tiễn công táckiểm toán BCTC tại khách hàng ABC và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quytrình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại Công tyTNHH Hãng Kiểm toán AASC
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu,
thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, quan sát, phỏng vấn, so sánh…
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục CPBH vàCPQLDN trong kiểm toán BCTC do các Công ty kiểm toán độc lập thực hiện.Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDNtrong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện tạikhách hàng ABC
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcCPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toánAASC thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của PGS TS Giang Thị Xuyến
và các anh chị kiểm toán phòng Kiểm toán 3 - Công ty TNHH Hãng Kiểm toánAASC đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này Tuy nhiên do hạn chế về thờigian cùng với sự giới hạn về kinh nghiệm và kiến thức nên luận văn của em khôngthể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì thế, em rất mong nhận được sự đónggóp của thầy cô cũng như các anh chị KTV trong Công ty để bài luận văn của emđược hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 12Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM
1.1.1.1 Khái niệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”, mục 31, chi phíđược hiểu là: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳdưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phốicho cổ đông hoặc chủ sở hữu”
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ratrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, đượctính cho một thời kỳ nhất định
a Khái niệm chi phí bán hàng
Theo kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA), “Chi phí bán hàng (Sellingcost) là chi phí của hoạt động xúc tiến bán hàng và giữ lại khách hàng như: chi phíquảng cáo, chi phí xúc tiến bán hàng, chi phí cho bộ phận bán hàng và marketing”
Ở kế toán quản trị công chứng Anh có sự phân biệt giữa chi phí bán hàng và chi phíphân phối Chi phí phân phối là những chi phí liên quan đến việc nhập kho thànhphẩm từ khi sản xuất xong đến khi đưa sản phẩm vào trạng thái sẵn sàng gửi hàng
đi bán
Theo chế độ kế toán Việt Nam, TT 200/2014/TT-BTC “Chi phí bán hàng lànhững khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung
Trang 13cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sảnphẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xâylắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…
Chi phí bán hàng được chi tiết theo từng nội dung chi phí bao gồm: Chi phínhân viên; Chi phí vật liệu, bao bì; Chi phí dụng cụ, đồ dùng; Chi phí khấu haoTSCĐ; Chi phí bảo hành; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bằng tiền khác: lànhững khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí
đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm,hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng,…
b Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp
Theo kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA), “Chi phí quản lý doanhnghiệp (Administrative cost) là những khoản chi phí dùng cho hoạt động quản lýmột tổ chức, doanh nghiệp và không liên quan đến quá trình sản xuất, phân phối,bán hàng hay nghiên cứu, phát triển”
Theo chế độ kế toán Việt Nam, “Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoảnchi phí phát sinh liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp màkhông tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào.”
Tùy theo yêu cầu của từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí quản lý doanhnghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung đều được chi tiết và baogồm các khoản chi phí sau: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chiphí đồ dùng, văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dựphòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
1.1.1.2 Đặc điểm của khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệpảnh hưởng đến công tác kiểm toán
Thứ nhất, CPBH và CPQLDN là những khoản chi phí không liên quan trực
tiếp đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm do đó không cấu thành nên giá thành sảnxuất sản phẩm (còn gọi là chi phí ngoài sản xuất) nhưng lại là một trong những căn
cứ để tính chỉ tiêu lợi nhuận và số thuế TNDN phải nộp Mặt khác, các chỉ tiêu lợi
Trang 14sót như: tăng chi phí để giảm lợi nhuận từ đó trốn thuế hoặc ngược lại giảm chi phí
để tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương kết quả hoạt động kinh doanh, thu hút đầu
tư, dễ dàng vay vốn ngân hàng,… Do đó, đây là một trong những phần hành quantrọng KTV cần đặc biệt chú ý nhằm phát hiện ra các gian lận, sai sót nếu có củadoanh nghiệp cũng như là đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục CPBH vàCPQLDN
Thứ hai, cơ sở để ghi nhận CPBH và CPQLDN là dựa vào các chính sách, quy
định của Nhà nước và bản thân đơn vị được kiểm toán bao gồm các quy định vềviệc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi giới bán hàng; quy định về công tác phícho nhân viên bán hàng; quy chế về chi tiếp khách, quảng cáo… Do đó, trong quátrình kiểm toán, KTV cần tìm hiểu cũng như thu thập các bằng chứng kiểm toánliên quan đến các quy định, quy chế nêu trên để làm căn cứ đưa ra kết luận củamình
Thứ ba, CPBH và CPQLDN là các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD có mối quan hệ
chặt chẽ với các chỉ tiêu phản ảnh trên BCĐKT như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
là các yếu tố động và dễ xảy ra gian lận Ngoài ra, hai loại chi phí này còn có mốiquan hệ mật thiết với các khoản mục khác như: phải trả người lao động (ở đây hiểu
là nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp), công cụ, dụng cụ; khấuhao TSCĐ… Do vậy, trong công tác kiểm toán cần có sự phối hợp chặt chẽ giữakiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN với kiểm toán các phần hành khác có liênquan để đưa ra kết luận kiểm toán cho phù hợp
Thứ tư, CPBH và CPQLDN là hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn
trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của DN đặc biệt là các DN thương mại, dịch
vụ và có ảnh hưởng trực tiếp đển chỉ tiêu lợi nhuận cũng như thuế TNDN và một sốchỉ tiêu khác trên BCTC Do đó, rủi ro về các khoản mục chi phí tương đối cao, ảnhhưởng đến mức trọng yếu, độ lớn và phạm vi kiểm toán Trong kiểm toán CPBH vàCPQDN, thủ tục kiểm tra chi tiết được tiến hành tương đối nhiều
Trang 15Hiểu về khoản mục CPBH và CPQLDN sẽ giúp KTV xác định được các rủi ro
có thể xảy ra, từ đó xác định được khối lượng công việc và mục tiêu kiểm toán phùhợp
1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN bao gồm toàn bộ cácchính sách kiểm soát, bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được DN xây dựng nhằm
đạt được các mục tiêu KSNB đã đề ra
Để đạt được các mục tiêu KSNB, đơn vị phải tiến hành các công việc kiểmsoát cụ thể Nội dung công việc KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN cóthể khái quát ở những công việc chính sau đây:
1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định, quy chế về KSNB liên quanđến khoản mục CPBH và CPQLDN cũng như các khoản mục chi phí nhỏ cấu thànhnên CPBH và CPQLDN Những quy định này có thể chia thành hai loại:
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay
bộ phận có liên quan đến việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đếnCPBH và CPQLDN trong tổ chức bộ máy kế toán của DN Đơn vị cần có sự phâncông rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận thực hiện chức năngliên quan đến CPBH và CPQLDN như: sự tách biệt của kế toán tiền và kế toán bánhàng cũng như với thủ quỹ, thủ kho… Song cần phải có sự đối chiếu, kiểm trathường xuyên giữa các bộ phận này ví dụ như kiểm tra, đối chiếu giữa chi phí thực
tế phát sinh và tình hình quỹ của đơn vị
- Quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH vàCPQLDN bao gồm:
+ Ban hành các chính sách, thủ tục về trách nhiệm phê chuẩn đối với cácnghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPBH và CPQLDN ví dụ như các khoản chi phíbán hàng từ năm triệu đồng trở lên cần có sự phê chuẩn của trưởng phòng bánhàng… Mọi nghiệp vụ phát sinh chi phí cần phải có được sự phê duyệt của quản lý
Trang 16+ Đối với các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhânviên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp cần có những quy chế, quy địnhchặt chẽ từ khâu tiếp nhận và quản lý nhân sự; theo dõi và ghi nhận thời gian laođộng; tính lương, lập bảng lương và ghi chép sổ sách; thanh toán lương và cáckhoản khác chi nhân viên đến khâu giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theolương và chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là đối với nhân viên quản lý.
+ Đối với các khoản chi phí NVL, CCDC, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phậnbán hàng và quản lý doanh nghiệp: Đơn vị cần ban hành văn bản quy định về địnhmức chi phí tiêu hao NVL, CCDC; phương thức phân bổ vật liệu, CCDC dùng chohoạt động bán hàng và QLDN; kế hoạch mua sắm và xây dựng mới TSCĐ cũngnhư quy định về chính sách khấu hao đối với TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng
2/ Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định, quy chế về KSNB nói trênđối với khoản mục CPBH và CPQLDN như: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổbiến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận có liên quan;kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định;…
Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN được xâydựng và thực hiện một cách khoa học, hợp lý, chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng trongviệc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của DN nói chung và góp phần đảm bảothông tin về khoản mục CPBH và CPQLDN cũng như các thông tin tài chính khác
có liên quan đáng tin cậy hơn
Trang 171.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục CPBH và CPQLDN
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu kiểm toán chungcủa khoản mục CPBH và CPQLDN là thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toánthích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của khoản mục CPBH vàCPQLDN được trình bày trên BCTC Đồng thời cũng cung cấp những thông tin tàiliệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các phần hành khác có liênquan
1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với khoản mục CPBH và CPQLDN
Phù hợp với mục đích kiểm toán toàn diện BCTC nói chung cũng như mụctiêu kiểm toán chung của khoản mục CPBH và CPQLDN, mục tiêu kiểm toán cụthể đối với CPBH và CPQLDN bao gồm:
- Mục tiêu về sự phát sinh: Mục tiêu này đòi hỏi KTV cần thu thập đầy đủ các
bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo mọi nghiệp vụ liên quan đến CPBH
và CPQLDN đã ghi sổ phải thực sự phát sinh thực tế tại đơn vị Các chứng từ kế
toán và các tài liệu có liên quan được công nhận là hợp pháp, hợp lệ là một sự đảm
bảo cho sự phát sinh của các nghiệp vụ này
- Mục tiêu về sự tính toán, đánh giá: Mục tiêu này đòi hỏi KTV cần thu thập
đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các nghiệp vụ phát sinhliên quan đến CPBH và CPQLDN trong kỳ được kế toán của đơn vị tính toán và ghichép đúng giá trị và xem xét việc đánh giá chi phí của đơn vị có phù hợp với cácnguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến haykhông
Trang 18- Mục tiêu về tính đầy đủ: Mục tiêu này đòi hỏi KTV cần thu thập đầy đủ các
bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo tất cả các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến CPBH và CPQLDN đều được ghi chép đầy đủ
- Mục tiêu về tính đúng đắn: Mục tiêu này đòi hỏi KTV cần thu thập đầy đủ
các bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến CPBH và CPQLDN được phân loại đúng đắn, hạch toán đúng trình tự vàphương pháp kế toán
- Mục tiêu về tính đúng kỳ: Mục tiêu này đòi hỏi KTV cần thu thập đầy đủ các
bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh liên quanđến CPBH và CPQLDN được ghi nhận vào đúng kỳ mà chúng phát sinh và đủ điềukiện được ghi nhận
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
a Báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN:
như BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC
b Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN: như sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 641, TK 642 và sổ cái các TK có liên
và BHXH; các loại phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng;các chứng từ liên quan đến NVL, CCDC, đồ dùng sử dụng cho hoạt động bán hàng
và quản lý doanh nghiệp như: phiếu xuất kho; bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công
cụ, dụng; các chứng từ liên quan đến TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng và quản lýdoanh nghiệp như: biên bản bàn giao TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
Trang 19các chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác như: hóađơn mua hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê mua hàng,…
d Các chính sách, quy định, quy chế về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN: như các tài liệu quy định về định mức, kế hoạch, dự toán về
CPBH và CPQLDN có sự phê duyệt của người có thẩm quyền; các tài liệu quy định
về chính sách chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương chonhân viên bán hàng và nhân viên quản lý DN; các tài liệu quy định về định mức tiêuhao NVL, CCDC dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý DN; các tài liệu quy định
về chính sách và phương pháp khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng vàquản lý DN; các tài liệu quy định về chính sách bảo hành sản phẩm, hàng hóa;chính sách trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tính vào vào CPQLDN; các tàiliệu quy định về định mức chi phí đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài vàchi phí bằng tiền khác,…
e Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN: như
kế hoạch bán hàng, chiến lược kinh doanh…
1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Trường hợp 1: CPBH và CPQLDN phản ánh trên BCTC, sổ kế toán cao hơn
- Đơn vị hạch toán nhầm những nghiệp vụ phát sinh chi phí nhưng không phải
là CPBH và CPQLDN vào khoản mục CPBH và CPQLDN (CSDL: Sự phân loại,
Trang 20- Đơn vị hạch toán toàn bộ những khoản CPBH và CPQLDN vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ mà theo quy định phải phân bổ cho nhiều kỳ liên tiếp
- Đơn vị hạch toán những khoản CPBH và CPQLDN của kỳ sau vào kỳ báocáo Đặc biệt lưu ý đến CSDL này khi kiểm toán chi phí Trên thực tế DN thườngđẩy chi phí của kỳ trước hoặc kỳ sau vào kỳ báo cáo để đẩy CPBH và CPQLDNtăng lên nhằm giảm lợi nhuận trong kỳ, giảm số thuế TNDN phải nộp
Trường hợp 2: CPBH và CPQLDN trên báo cáo tài chính, sổ kế toán thấp hơn CPBH và CPQLDN thực tế phát sinh
- Những khoản CPBH và CPQLDN thực tế đã chi nhưng do chứng từ bị thất
lạc mà DN không có những biện pháp cần thiết để tìm kiếm, hoàn thiện chứng từnên những khoản chi phí này không được hạch toán vào CPBH và CPQLDN màđược treo ở một TK khác để chờ xử lý (CSDL: Sự phát sinh)
- Những khoản CPBH và CPQLDN thực tế đã chi và phát sinh trong kỳ nhưngngười được giao nhiệm vụ chưa hoàn thành thủ tục thanh toán.(CSDL: Sự phátsinh)
- Đơn vị gặp phải sai sót trong tính toán giá trị nghiệp vụ phát sinh liên quanđến CPBH và CPQLDN theo hướng sai tăng (CSDL: Sự tính toán, đánh giá)
- Đơn vị hạch toán sót nghiệp vụ phát sinh phát sinh liên quan đến CPBH vàCPQLDN
- Đơn vị nhầm lẫn hoặc cố ý hạch toán những khoản CPBH và CPQLDN sangkhoản mục chi phí khác (CSDL: Sự phân loại, hạch toán đúng đắn)
- Đơn vị hạch toán những khoản CPBH và CPQLDN phát sinh ở kỳ báo cáo
sang kỳ trước hoặc kỳ sau (CSDL: Tính đúng kỳ)
Trang 211.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán tổngthể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nộidung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập
kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách cóhiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến” Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồmcác công việc như: tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, tìm hiều và đánhgiá về hệ thống kiểm toán nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu và phântích sơ bộ BCTC
a Tìm hiểu khách hàng và đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh có ảnh hưởng đến kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
- Tìm hiểu các phương thức bán hàng: bán hàng theo hình thức giao hàng trực
tiếp tại kho, bán hàng theo hình thức chuyển hàng trực tiếp tại kho, bán hàng đại lý,bán lẻ hàng hóa, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác sản phẩm, hàng hóa… Nắmđược các phương thức bán hàng của DN sẽ giúp KTV có được sự hiểu biết về hoạtđộng bán hàng nói chung cũng như các yếu tố chi phí cấu thành nên CPBH như: chiphí hoa hồng đại lý, chi phí hoa hồng xuất khẩu ủy thác…
- Tìm hiểu về chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng quy định các yếu tố
cơ bản như: giá cả của từng mặt hàng; hình thức thanh toán; cách thức giao nhậnhàng hóa; chính sách đổi trả hàng trong trường hợp hàng hóa bán ra không đúngquy cách; các chương trình chăm sóc khách hàng; chương trình giảm giá, khuyếnmãi … Việc tìm hiểu chính sách bán hàng của DN giúp cho KTV đánh giá đượctính hợp lý của các khoản mục chi phí phát sinh có phù hợp với chính sách bán hàngcủa DN hay không?
Trang 22- Tìm hiểu chính sách bảo hành sản phẩm, hàng hóa: KTV cần tìm hiểu các
vấn đề liên quan đến chính sách bảo hành như: danh mục những sản phẩm được bảohành và không được bảo hành, thời hạn bảo hành, điều kiện để sản phẩm được bảohành,…
- Tìm hiểu chính sách khác: như chi trả lương, thưởng, phụ cấp và các khoản
trích theo lương; chính sách phân bổ NVL, CCDC; chính sách quản lý, sử dụng vàtrích lập khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp để phục
vụ cho việc kiểm tra những khoản mục chi phí cấu thành
b Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPBH và CPQLDN
Hệ thống KSNB của khách hàng thường được cấu thành bởi ba bộ phận chủyếu đó là: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát
* Tìm hiểu môi trường kiểm soát tác động đến kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
- Tìm hiểu quan điểm và chủ trương của BGĐ trong công tác quản trị chi phí:
Nếu BGĐ luôn quan tâm sát sao đến việc sử dụng và tiết kiệm chi phí thì sẽ banhành những quy định về định mức và quy chế sử dụng chi phí hết sức chặt chẽ.Ngược lại, nếu BGĐ không trung thực, không quan tâm đến việc hiệu quả hoạtđộng, sử dụng các nguồn lực một cách lãng phí thì sẽ tạo ra lỗ hổng trong công tácquản trị chi phí cũng như tạo cơ hội để các thành viên BGĐ, nhân viên có nhữnghành vi gian lận như khai khống các khoản chi phí không có thực để phục vụ mụcđích cá nhân, làm sai lệch thông tin về CPBH và CPQLDN trình bày trên BCTC
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý: Đó chính là sự phân công quyền hạn, trách
nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của trưởng phòng bán hàng, nhân viên bán hàng, bangiám đốc và các phòng ban quản lý doanh nghiệp và thẩm quyền phê chuẩn củanhững đối tượng này đối với các hoạt động bán hàng và quản lý DN KTV cần đánhgiá xem cơ cấu tổ chức đó có đảm bảo ba nguyên tắc: bất kiêm nhiệm; phân công,phân nhiệm; phê chuẩn, ủy quyền hay không?
- Tìm hiểu chính sách nhân sự: Nếu đội ngũ nhân viên kế toán làm phần hành
CPBH và CPQLDN trong đơn vị có trình độ chuyên môn kế toán vững vàng, nắm
Trang 23vững nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực kế toán và đáng tin cậy thì có thể giảm thiểukhả năng xảy ra sai phạm liên quan đến CPBH và CPQLDN và ngược lại.
- Tìm hiểu về công tác kế hoạch: Đó là các kế hoạch bán hàng, kế hoạch chi
tiêu nội bộ, kế hoạch hội nghị khách hàng, kế hoạch mua sắm NVL, CCDC phục vụhoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp…
* Tìm hiểu hệ thống kế toán đối với CPBH và CPQLDN
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy kế toán: KTV cần xem xét và đánh giá về tính
hợp lý của việc bố trí nhân sự ở phòng kế toán, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
kế toán trưởng và kế toán làm phần hành CPBH và CPQLDN KTv cần chú ý đến
sự bất kiêm nhiệm giữa kế toán các phần hành có liên quan cũng như tính chính trựccủa kế trưởng và kế toán viên làm phần hành CPBH và CPQLDN
- Tìm hiểu về tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán
về CPBH và CPQLDN: KTV cần tìm hiểu xem đơn vị sử dụng những loại chứng từ
nào làm căn cứ ghi nhận nghiệp vụ phát sinh và đánh giá xem với nghiệp vụ đó, bộchứng từ của đã đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp hay chưa? Chứng từ có được đánh
số liên tiếp hay không? Đơn vị sử dụng những tài khoản nào, sổ kế toán nào để hạchtoán và theo dõi, tài khoản được chi tiết đến cấp mấy? Ngoài ra, cuối mỗi tháng, kếtoán đơn vị có lập báo cáo chi tiết hoặc bảng kê chi tiết về CPBH và CPQLDN theotừng nội dung chi phí hay không?
- Tìm hiểu quy trình hạch toán kế toán CPBH và CPQLDN: KTV tiến hành
phỏng vấn kế toán làm phần hành CPBH và CPQLDN để thu thập thông tin này
* Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN
- Tìm hiểu việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, định mức hay dự toán chi phí của doanh nghiệp: KTV cần tìm hiểu xem đơn vị có xây dựng định mức chi phí
hay không? Nếu có thì định mức đối với CPBH và CPQLDN là như thế nào? Việcxây dựng định mức chi phí có phù hợp với định mức chi phí theo quy định hiệnhành không, có phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của DN nói riêng và củatoàn ngành nói chung không? Lưu ý đến định mức của những khoản mục chi phí
Trang 24nhạy cảm như: công tác phí, chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí hoa hồng, chi phíquảng cáo,…
c Phân tích sơ bộ khoản mục CPBH và CPQLDN trên báo cáo tài chính
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV chỉ tiến hành phân tích một cách sơ bộ đểthấy được sự biến động tăng giảm về mặt số tuyệt đối và tương đối của khoản mụcCPBH và CPQLDN kỳ này so với kỳ trước sau đó đưa ra nhận xét về sự biến động
đó là lớn, tương đối lớn hay biến động nhỏ, không đáng kể để từ đó xác định đượcđịnh hướng kiểm toán tiếp theo
d Đánh giá rủi ro
* Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR)
Để đánh giá được rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục CPBH và CPQLDN,KTV cần tìm hiểu khách hàng và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng có tác động đến CPBH và CPQLDN và CPBH và CPQLDN như: cácchính sách và phương thức bán hàng, chính sách bảo hành sản phấm, hàng hóa, cácquy chế và định mức Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng được tiến hành từ tổng thể đếnchi tiết, từ khoản mục CPBH và CPQLDN đến từng các yếu tố cấu thành nên CPBH
và CPQLDN
* Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR)
Để đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV cần tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệthống KSNB của đơn vị đối với khoản mục CPBH và CPQLDN trên các khía cạnhnhư: môi trường kiểm soát; hệ thống chứng từ, sổ sách, quy trình kế toán và các thủtục kiểm soát đối với khoản mục CPBH và CPQLDN Đồng thời, KTV cần xem xétđến các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát như: số lượng và cường độ của cácnghiệp vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp; tính chất mới mẻ và phức tạp của cácloại giao dịch; tính; hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của các thủ tục kiểm soát để đánh giárủi ro kiểm soát cho phù hợp
* Xác định rủi ro phát hiện dự kiến (DR)
Trong giai đoạn lập kế hoạch, với mức rủi ro kiểm toán (AR) dự kiến có thểchấp nhận được đã được KTV xác định từ ban đầu theo sự chỉ đạo kết hợp với mức
Trang 25độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã được KTV đánh giá và dự kiến ở trên thìmức độ rủi ro phát hiện dự kiến sẽ được xác định theo công thức:
IR x CR
Kết quả rủi ro phát hiện dự kiến tính được sẽ là căn cứ để KTV dự kiến về quy mô,phạm vi khối lượng công việc cần kiểm toán cho khoản mục CPBH và CPQLDNmột cách thích hợp
e Xác định mức trọng yếu
KTV xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC sau đó tiến hành phân
bổ ước lượng này cho khoản mục CPBH và CPQLDN dựa vào vào bản chất, rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát kết hợp với kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểmtoán đối với hai khoản mục này
Các chỉ tiêu và tỷ lệ được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng ban đầu vềtrọng yếu được khái quát ở Bảng 1.1 sau:
Trang 26sở hữu/ tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế/Doa
nh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổngtài sản
Lý do lựa chọn tiêu chí này để
Ngưỡng sai sót không đáng
Nguồn: www.vacpa.org.vn
Theo nguyên tắc thận trọng, KTV sẽ lựa chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏnhất Trong thực tế khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường ấn định mức độ trọngyếu có thể chấp nhận được thấp hơn so với mức được sử dụng để đánh giá kết quảkiểm toán nhằm tạo một khoảng lề an toàn cho KTV và cuộc kiểm toán Đối vớikhoản mục CPBH và CPQLDN, KTV thường không phân bổ mức trọng yếu
f Các vấn đề khác
- Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
Trang 27- Phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra
- Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể
g Tổng hợp kế hoạch kiểm toán khoản mục
Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục bao gồm các vấn đề như: xác định yếu
tố hoặc khoản mục chi phí quan trọng trong CPBH và CPQLDN, rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát, mức độ trọng yếu, phương pháp kiểm toán, thủ tục kiểm toán,tham chiếu…
1.3.1.2 Lập chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán: là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chitiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắpxếp theo một trình tự nhất định
Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung,lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiếtcho từng phần hành Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là những chỉ dẫn choKTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghichép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán
Chương trình kiểm toán tổng thể BCTC thường được thiết kế theo 3 phần:+ Thử nghiệm kiểm soát
+ Thủ tục phân tích
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết
Chương trình kiểm toán CPBH, CPQLDN là chương trình kiểm toán cụ thểnằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC Chương trình kiểm toánkhoản mục CPBH, CPQLDN có trong chương trình kiểm toán mẫu do Hội KiểmToán Viên Hành Nghề Việt Nam(VACPA) ban hành năm 2010
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ
a Khảo sát về mặt thiết kế các quy chế kiểm soát nội bộ
Trang 28Để đánh giá được tính đầy đủ và thích hợp việc thiết kế các quy chế và thủ tụcKSNB đối với CPBH và CPQLDN, KTV thường sử dụng các thủ tục kiểm toánsau:
- Yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản, tài liệu quy định về chính sách và quychế KSNB đối với CPBH và CPQLDN như: quy chế chi tiêu nội bộ, định mứcCPBH và CPQLDN, các chính sách để quản lý CPBH và CPQLDN… sau đó tiếnhành đọc và nghiên cứu các tài liệu trên
- Trao đổi với BGĐ đơn vị về quan điểm trong việc ban hành các chính sách,quy định để quản lý, theo dõi và kiểm soát các nghiệp vụ CPBH và CPQLDN
- Phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các chính sách, quyđịnh và thủ tục kiểm soát đối với CPBH và CPQLDN
b Khảo sát về mặt vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ
Để đánh giá được tính thường xuyên, liên tục, hiệu lực, hiệu quả về mặt vậnhành các chính sách, quy định và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế, KTV thường
sử dụng các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau:
- Phỏng vấn BGĐ, kế toán và những nhân viên ở bộ phận bán hàng và bộ phậnquản lý doanh nghiệp theo bảng câu hỏi về khảo sát kiểm soát nội bộ đã được công
ty kiểm toán xây dựng sẵn cho khoản mục CPBH và CPQLDN
- Quan sát hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp và ghi nhậnchi phí phát sinh liên quan hoặc quan sát một nghiệp vụ bất kỳ như chi tiền để mua
đồ dùng văn phòng (không qua kho) phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp thìđơn vị tổ chức thực hiện và ghi nhận nghiệp vụ phát sinh CPBH và CPQLDN nhưthế nào?
- Kiểm tra dấu vết của hoạt động KSNB đối với các nghiệp vụ phát sinhCPBH và CPQLDN như chữ ký phê duyệt trên hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua sảnphẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp; trên cácvăn bản quyết định ban hành quy chế KSNB, định mức chi phí…
- Yêu cầu đơn vị thực hiện lại một số thủ tục kiểm soát đối với CPBH vàCPQLDN nếu thấy cần thiết
Trang 29- Kiểm tra tính hợp lý của việc bố trí nhân tham gia và hoạt động KSNB đốivới CPBH và CPQLDN từ các nhà quản lý đến trưởng phòng, nhân viên các bộphận bán hàng, quản lý doanh nghiệp đến kế toán trưởng và đội ngũ nhân viên kếtoán phần hành CPBH và CPQLDN
c Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
Trong quá trình kiểm tra về mặt thiết kế và vận hành các quy chế và thủ tụcKSNB đối với CPBH và CPQLDN, KTV cần xem xét đơn vị có tôn trọng banguyên tắc: bất kiêm nhiệm; phê chuẩn, ủy quyền; phân công, phân nhiệm trong cáckhâu KSNB hay không Để đánh giá tình hình thực hiện các nguyên tắc này, KTV
có thể thực hiện thủ tục phỏng vấn những cán bộ, nhân viên thực hiện các công việcliên quan đến CPBH và CPQLDN; kiểm tra các quy định liên quan đến thẩm quyềnphê duyệt của các cấp quản lý như: các chính sách bán hàng, định mức chi phí bánhàng mà trưởng bộ phận bán hàng có thẩm quyền phê duyệt; các chính sách và quychế chi tiêu nội bộ mà BGĐ phê duyệt
1.3.2.2 Thực hiện các khảo sát cơ bản
a Thực hiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát
KTV tiến hành phân tích tổng quát thông tin tài chính là CPBH và CPQLDN
và các khoản mục chi phí cấu thành kết hợp với phân tích các thông tin phi tài chính
có liên quan nhằm khoanh vùng trọng tâm kiểm toán và đưa ra định hướng cho việcthực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tiếp theo
* Phân tích thông tin tài chính
- Phân tích xu hướng
+ So sánh CPBH và CPQLDN kỳ này so với kỳ trước hoặc thực tế so với kếhoạch Mọi sự biến động cần phải được tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để đánh giátính hợp lý và nghi ngờ về khả năng sai phạm
+ Phân tích sự biến động của CPBH và CPQLDN hàng tháng trên cơ sở kếthợp với sự biến động doanh thu để giải thích sự biến động hợp lý và bất hợp lý nếu
Trang 30+ So sánh CPBH và CPQLDN trên BCKQHĐKD kỳ này so với số ước tínhcủa KTV về CPBH và CPQLDN kỳ này (ước tính dựa trên CPBH và CPQLDN kỳtrước và tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kỳ này so với kỳ trước) nhằm pháthiện biến động bất hợp lý nếu có
+ Phân tích sự biến động cùa từng khoản mục chi phí trong CPBH vàCPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kỳ này so với kỳ trước nhằm pháthiện những sự biến động bất thường nếu có
- Phân tích tỷ suất
+ Lập tỷ suất CPBH và CPQLDN trên doanh thu trong kỳ sau đó so sánh tỷtrọng CPBH và CPQLDN trên doanh thu giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc số kỳnày so với số kế hoạch, số dự toán chi phí hoặc với số trung bình ngành trong lĩnhvực hoạt động của đơn vị để đánh giá tính hợp lý và bất hợp lý của sự biến động
* Phân tích thông tin phi tài chính
Để tiến hành phân tích một cách toàn diện, bên cạnh phân tích thông tin tàichính là chỉ tiêu CPBH và CPQLDN trên báo cáo và sổ sách kế toán, KTV còn cầnphải phân tích các thông tin phi tài chính có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnCPBH và CPQLDN như: Sự thay đổi của quy mô kinh doanh, số lượng hàng bán,chính sách bán hàng, chính sách quản lý tác động đến chi phí bán hàng và CPBH
và CPQLDN; sự thay đổi giá cả thị trường của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụphục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp
b Thực hiện kiểm tra chi tiết
CPBH và CPQLDN là các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD không có số dư nên chỉtiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mà không kiểm tra chi tiết số dư Do số lượngnghiệp vụ CPBH và CPQLDN phát sinh ở các doanh nghiệp thường lớn nên KTVthường không kiểm tra chi tiết trên diện rộng mà thường tập trung vào kiểm tra cácnghiệp vụ có khoản CPBH và CPQLDN phát sinh với số tiền lớn, các khoản chi phíbất thường và các khoản chi phí có tính chất nhạy cảm với các gian lận, sai sót như:chi phí tiếp khách, hội nghị; chi phí quảng cáo; chi phí hoa hồng… CPBH vàCPQLDN bao gồm nhiều khoản mục chi phí nhỏ cấu thành và mỗi khoản chi phí
Trang 31này lại liên quan đến công việc kiểm toán các khoản mục khác nên KTV thường kếthợp với kết quả khảo sát chi phí ở kiểm toán các khoản mục có liên quan
* Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với CPBH và CPQLDN
Kiểm tra về sự phát sinh
- Kiểm tra bộ chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ nghiệp vụ CPBH và CPQLDNxem có đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và được phê duyệt đúng đắn hay không + Đối với chi phí tiền lương nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanhnghiệp; chi phí vật liệu, CCDC; chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng và quản
lý doanh nghiệp, KTV kiểm tra bảng phân bổ tiền lương và BHXH; bảng phân bổvật liệu, CCDC hoặc phiếu xuất kho NVL, CCDC dùng cho hoạt động bán hàng vàquản lý doanh nghiệp; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác như: tiền thuê cửahàng, tiền vận chuyển, tiền điện, tiền nước, chi phí quảng cáo, chi phí giới thiệu sảnphẩm, chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí…phục vụ cho hoạt động bán hàng
và quản lý doanh nghiệp: kiểm tra hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồngkinh tế, thanh lý hợp đồng, phiếu chi, giấy báo Nợ…
- Kiểm tra các tài liệu khác chứng minh cho tính có thật của nghiệp vụ như: kếhoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kế hoạch hội nghị kháchhàng, kế hoạch sửa chữa TSCĐ, kế hoạch mua bằng phát minh, sáng chế, kế hoạchđào tạo cán bộ quản lý… và các quyết định của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc vềviệc phê duyệt các kế hoạch trên
- Xem xét tính cân đối của sự biến động giữa CPBH và CPQLDN so với sựbiến động của doanh thu xem có hợp lý không
Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá
- Kiểm tra các cơ sở tính toán đối với CPBH và CPQLDN xem có đảm bảo độtin cậy, tính hợp lý hay không, kiểm tra kết quả tính toán xem có đảm bảo tínhchính xác hay không
Trang 32- Trường hợp nghi ngờ có sự tính toán thiếu chính xác, KTV tiến hành tínhtoán lại để đối chiếu với số của đơn vị và nếu thấy có sự chênh lệch thì yêu cầu đơn
+ Đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phí gián tiếpvừa thuộc CPBH và CPQLDN, vừa thuộc chi phí sản xuất sản phầm
+ Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản CPBH và CPQLDN được tính vàphân bổ xem có đầy đủ, đúng đắn và đúng kỳ hay không
Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ
- So sánh, đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH và CPQLDN với số lượngbút toán ghi sổ nghiệp vụ CPBH và CPQLDN để kiểm tra việc ghi sổ có đầy đủ haykhông, có bị bỏ sót nghiệp vụ hay không Do số lượng nghiệp vụ CPBH vàCPQLDN phát sinh ở các doanh nghiệp thường lớn nên KTV có thể chọn mẫu một
số hóa đơn, chứng từ bất kỳ sau đó kiểm tra xem nghiệp vụ đó có được hạch toánđầy đủ vào sổ kế toán hay không
- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 và TK 641,TK 642 để kiểm tra việc ghinhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ liên quan đến hoạt động bán hàng và quản
lý doanh nghiệp thì có các nghiệp vụ tương ứng về CPBH và CPQLDN trên TK 641
và TK 642 hay không
Kiểm tra về sự phân loại, hạch toán đúng đắn
- Đọc nội dung các khoản chi phí trong phần diễn giải ở sổ chi tiết CPBH vàCPQLDN để kiểm tra việc phân loại các khoản chi có đúng đắn hay không nhằmphát hiện việc hạch toán nhầm lẫn hoặc không được phép hạch toán vào CPBH vàCPQLDN và không được coi là chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo quy định củaLuật thuế TNDN hiện hành
Trang 33- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo nội dung từng loại chi phí cấu thành vàđánh giá xem việc phân loại này có phù hợp với chính sách, chế độ và quy định kếtoán hiện hành hay không như: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ;chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác… phục
vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng và xem xétquan hệ đối ứng tài khoản trong hạch toán có đảm bảo tính chính xác và phù hợpvới quy định của chế độ kế toán hiện hành hay không
+ Kiểm tra việc ghi chép ngay trên chứng từ ban đầu Ngay từ sự ghi chép này
đã thể hiện được sự phân loại và việc ghi chép trên các sổ kế toán
+ Đối chiếu bút toán trên sổ kế toán có tương ứng với các hóa đơn, chứng từdùng làm căn cứ ghi sổ nghiệp vụ hay không
+ Tham chiếu với các bút toán ghi trên các sổ kế toán khác có liên quan
Kiểm tra về sự hạch toán đúng kỳ
Đối với việc kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN là các chỉ tiêu thời kỳ trênBCKQHĐKD thì tính đúng kỳ là cơ sở dẫn liệu quan trọng nhất vì việc hạch toánsai kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ dẫn đến sự sailệch của chỉ tiêu lợi nhuận và số thuế TNDN phải nộp Mặt khác, đa số các doanhnghiệp thường gặp sai phạm đối với cơ sở dẫn liệu này tức là hạch toán sớm để tăngchi phí hoặc hạch toán muộn để đẩy chi phí sang kỳ sau tùy thuộc vào ý đồ chủquan của doanh nghiệp để thực hiện mục đích nào đó
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến để kiếm tra tính đúng kỳ đó là:
- Đối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ ghi trên chứng từ với ngày, thángghi sổ nghiệp vụ đó
- So sánh, đối chiếu số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiết CPBH vàCPQLDN với sổ chi tiết tài khoản đối ứng có liên quan
- Kiểm tra toàn bộ đối với các nghiệp vụ bất thường và chọn mẫu các nghiệp
vụ phát sinh đầu và cuối niên độ kế toán có giá trị lớn vì liên quan đến cơ sở dẫn
Trang 34Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo
- Kiểm tra việc tính toán lũy kế số phát sinh CPBH và CPQLDN trên từng sổchi tiết, sổ cái tài khoản sau đó đối chiếu các số liệu đó với nhau và với số liệu trênBCTC
- Tính toán, cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của TK 641, TK
642 và đối chiếu với kết quả tính toán của đơn vị
- Xem xét, đánh giá việc trình bày và công bố thông tin về CPBH vàCPQLDN trên BCTC có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành về lập
và trình bày các chỉ tiêu trên BCTC hay không
1.3.4.1 Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toáncủa khoản mục Có hai khả năng có thể xảy ra đó là:
- Thứ nhất, đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra vì
đã có được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về mọi khía cạnh để đưa rakết luận về khoản mục CPBH và CPQLDN được phản ánh một cách trung thực,hợp lý hay vẫn còn chứa đựng những sai sót trọng yếu
- Thứ hai, chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn về kết quả
kiểm toán ở một khía cạnh nào đó và cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (chỉ rõhạn chế phạm vi kiểm toán) Tuy nhiên, khả năng thứ hai này thường ít xảy ra trênthực tế vì các thủ tục kiểm toán bổ sung được đưa ra trong kế hoạch kiểm toán vàđược thực hiện bổ sung ngay trong giai đoạn thực hiện kiểm toán để đạt được mụctiêu kiểm toán đã đề ra Kết luận chưa đạt được mục tiêu kiểm toán chỉ được đưa ra
Trang 35khi phạm vi kiểm toán bị hạn chế đến mức mà KTV không thể vượt qua được,không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế, bổ sung trong quá trình kiểm
toán
1.3.4.2 Xem xét lại tính trọng yếu
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV xem xét việc đánh giá ban đầu về rủi
ro kiểm toán và tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch, việc điều chỉnh mức độrủi ro và tính trọng yếu trong giai đoạn thực hiện xem có còn phù hợp không và đưa
ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm toán và mức độ trọng yếu đối với khoản mụcCPBH và CPQLDN Việc xem xét lại tính trọng yếu trong giai đoạn này rất quantrọng vì đây là chỉ tiêu dùng làm căn cứ để xác định và phân bổ mức trọng yếu banđầu như: doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế có thể bị thay đổi nhiều sau kiểmtoán
1.3.4.3 Kiến nghị
- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh nếu có: KTV đưa ra kiến nghị về các
bút toán điều chỉnh hoặc những giải trình, thuyết minh cần bổ sung về thông tinCPBH và CPQLDN trên BCTC Đây là bước quan trọng nhất trong việc tổng hợpkết quả kiểm toán khoản mục, thể hiện kết quả của việc thực hiện các thủ tục kiểmtoán Các bút toán điều chỉnh phải ghi rõ nội dung điều chỉnh, nguyên nhân điềuchỉnh, số tiền điều chỉnh Sau khi đưa ra các bút toán điều chỉnh, KTV tiến hànhtổng hợp lại các bút toán điều chỉnh để xác định tổng số tiền điều chỉnh đối vớikhoản mục CPBH và CPQLDN rồi so sánh số tổng cộng đó với mức độ sai sóttrọng yếu để đưa ra ý kiến kiểm toán đối với khoản mục CPBH và CPQLDN đượctrình bày trên BCTC Sau đó KTV đưa kết quả cho trưởng nhóm kiểm toán để tiếnhành tổng hợp và soát xét và tiến hành thảo luận với BGĐ đơn vị được kiểm toán đểthống nhất bút toán điều chỉnh
+ Trường hợp khách hàng đồng ý điều chỉnh: KTV đưa ra ý kiến chấp nhậntoàn phần đối với khoản mục CPBH và CPQLDN sau khi đơn vị đã điều chỉnh sốliệu
Trang 36+ Trường hợp khách hàng không đồng ý điều chỉnh: KTV so sánh mức độ saisót cần điều chỉnh đối với mức độ trọng yếu dùng làm căn cứ đánh giá để đưa ra ýkiến nhận xét đối với khoản mục CPBH và CPQLDN cho phù hợp.
- Kiến nghị về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB: KTV
nêu ra những điểm còn hạn chế đối với kiểm soát nội bộ CPBH và CPQLDN đồngthời đưa ra những đề xuất nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện các quy chế và thủ
tục kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN
1.3.4.4 Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau
- Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh đầy
đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không
- Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG
KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
2.1 Khái quát về công ty tnhh hãng kiểm toán aasc
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giai đoạn 1: Từ 13/05/1991 đến tháng 09/1993
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (sau đây gọi tắt là “Công ty”) đượcthành lập vào ngày 13 tháng 5 năm 1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộtrưởng Bộ Tài chính với tên gọi ban đầu là “Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam”,tên giao dịch tiếng Anh là Accounting Service Company (viết tắt là ASC) Tại thờiđiểm thành lập, Công ty có số vốn là 229.107.173 đồng trong đó vốn của ngân sáchNhà nước cấp là 137.040.000 đồng Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 01, LêPhụng Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Ngày 14/09/1991, công ty ASC chính thức
đi vào hoạt động Tháng 03/1992, Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại số 29,đường Võ Thị Sáu, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Tháng 04/1993, Công ty mở chinhánh tại Vũng Tàu và Đà Nẵng Trong giai đoạn này, lĩnh vực Công ty tập trungchủ yếu mới chỉ là cung cấp các dịch vụ về công tác kế toán với vai trò giúp các DNghi sổ kế toán và lập BCTC
2.1.1.2 Giai đoạn 2: Từ 14/09/1993 đến tháng 07/2007
Nhận thức rõ sự cần thiết của kiểm toán độc lập tại Việt Nam, cũng như nhậnthấy được sự lớn mạnh về năng lực nghiệp vụ , vào ngày 14/09/1993, Bộ trưởng BộTài Chính ra Quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB cho phép Công ty bổ sung thêm dịch
vụ kiểm toán và đổi tên thành “Công ty Dịch Vụ Tư Vấn Tài Chính Kế toán vàKiểm toán” có tên giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting FinancialConsultancy Service Company (gọi tắt là AASC) Ngày 14/04/1995, chi nhánhAASC tại Thanh Hóa được thành lập và chính thức đi vào hoạt động Ngày
Trang 38Ngày 13/03/1997, Công ty tái lập văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh thay thếcho chi nhánh cũ đã tách ra và tháng 05/1998, văn phòng đại diện này được nângcấp lên thành chi nhánh lớn nhất của Công ty tại TP Hồ Chí Minh Bằng những nỗlực phấn đấu vươn lên không ngừng, tinh thần ham học hỏi kinh nghiệm, kiến thứcchuyên môn và tiếp thu những giá trị tốt đẹp từ các tổ chức trong nước và quốc tếtháng 4 năm 2005, AASC chính thức trở thành hội viên của “Hội Kiểm toán viênhành nghề Việt Nam VACPA” Ngay sau đó đến tháng 07/2005, AASC chính thứctrở thành thành viên của “Tổ chức Kế toán và Kiểm toán quốc tế INPACT”
2.1.1.3 Giai đoạn 3: Tháng 07/2007 đến hết năm 2012
Thực hiện cam kết của nước ta với WTO, vào ngày 21/04/2007, AASC đãđược ký quyết định chuyển đổi từ hình thức sở hữu là “Doanh nghiệp Nhà nước”thuộc Bộ Tài chính sang “Công ty TNHH hai thành viên trở lên” Đây có thế nói làmột bước tiến to lớn trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty, góp phầnnâng cao năng lực quản lý và làm việc có hiệu quả hơn
Ngày 18/02/2011, AASC bắt đầu gia nhập mạng lưới quốc tế các Hãng kiểmtoán và tư vấn quản trị doanh nghiệp - HLB Quốc tế Điều này là minh chứng rõ nétcho khát vọng học hỏi và vươn xa để bắt kịp với xu hướng tiến bộ của nhân loại,của các nước có ngành kiểm toán phát triển trên thế giới Đây được xem như mộtmốc son mới đánh dấu sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng AASC trong lĩnhvực Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn doanh nghiệp
2.1.1.4 Giai đoạn 4: Từ đầu năm 2013 đến nay
Năm 2013, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) đổi tên thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, công bố biểu tượngLogo mới của AASC và ra mắt Công ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG)Logo mới của công ty:
Trang 392.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN
VĂN PHÒNG QUẢNG NINH
VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KIỂM TOÁN 1 PHÒNG KIỂM TOÁN 2 PHÒNG KIỂM TOÁN 3
PHÒNG KIỂM TOÁN 5 PHÒNG KIỂM TOÁN 6 PHÒNG KIỂM TOÁN 7
PHÒNG DỊCH VỤ ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc TGĐ là
người đứng đầu đưa ra quyết định về mọi hoạt động của Công ty đồng thời là ngườiđại diện cho Công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật
Ban thư ký có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của công ty bao gồm
tổ chức nhân sự, tổ chức công tác đào tạo, bảo vệ tài sản và cung cấp hậu cần chocông ty, quản lý công văn đến và đi…
Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài 1 và 2 hay còn gọi tắt là FIS 1 và FIS 2
chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài
Các phòng kiểm toán 1, 2, 3, 5, 6, 7: cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, sản xuất vật chất, tư vấn hỗ trợ về tài chính, kếtoán Mỗi phòng có một nhóm khách hàng chuyên biệt như phòng kiểm toán 3chuyên cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước, phòng kiểm toán 5
Trang 40Phòng kiểm toán dự án: cung cấp các dịch vụ liên quan tới các dự án của các
tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ…
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản (XDCB): là phòng duy nhất cung cấp các
dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các hạng mụccông trình… Nhân viên phòng kiểm toán này đều phải có bằng kỹ sư xây dựng
Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo: phòng này có trách nhiệm tổ chức thi
tuyển để tuyển dụng nhân viên cho công ty, đào tạo các nhân viên mới, cập nhậtphổ biến các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước cho nhân viên, quản lý đàotạo, tiến hành các khóa học trực tiếp cho các nhân viên trong Công ty Hằng năm tổchức sát hạch cho nhân viên cũng như kiểm soát chất lượng của các Báo cáo Kiểmtoán đã được lập
Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh có quy mô tương
đối nhỏ, chỉ như một phòng kiểm toán và chịu sự quản lý của một phó tổng giámđốc