1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau.

18 2,7K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 110 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản( NTTS) 3 2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản. 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU I.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU 1. Đặc điểm về tự nhiên 5 2. Đặc điểm về xã hội 7 3. Đặc điểm về Kinh tế Tài chính và đời sống dân cư 7 II. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU. 1.Những thành quả đạt được 1.1. Phát triển sản xuất NTTS 8 1.2. Xuất khẩu thủy sản 10 1.3. Phát triển kinh tế thuỷ sản tác động tới giải quyết việc làm 10 1.4. Phát triển kinh tế thủy sản trong quá trình CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn 11 1.5. NTTS góp phần tích cực trong việc phát triển, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 12 1.6. NTTS góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo ở địa phương 12 2. Những hạn chế , tồn tại, yếu kém 13 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÀ MAU 15 KẾT LUẬN CHUNG 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản( NTTS) 3

2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU I.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

CỦA TỈNH CÀ MAU

1 Đặc điểm về tự nhiên 5

2 Đặc điểm về xã hội 7

3 Đặc điểm về Kinh tế- Tài chính và đời sống dân cư 7

II THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU

1.Những thành quả đạt được

1.1 Phát triển sản xuất NTTS 8 1.2 Xuất khẩu thủy sản 10 1.3 Phát triển kinh tế thuỷ sản tác động tới giải quyết việc làm 10 1.4 Phát triển kinh tế thủy sản trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 11 1.5 NTTS góp phần tích cực trong việc phát triển, tăng trưởng kinh tế của tỉnh 12 1.6 NTTS góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo ở địa phương 12

2 Những hạn chế , tồn tại, yếu kém 13 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÀ MAU 15 KẾT LUẬN CHUNG 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, thủy sản nói chung

đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trong thời gian qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà Tiềm năng về phát triển kinh tế thủy sản của Cà Mau rất phong phú: có bờ biển dài 254 km trong đó

ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau hiện nay có vị trí quan trọng trong ngành

thuỷ sản của cả nước Sự phát triển của ngành thuỷ sản Cà Mau đồng đều ở cả 3 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu Số lượng tàu bè của tỉnh đứng hàng thứ 2 cả nước (sau Kiên Giang), sản

lượng nuôi trồng chiếm ½ và chế biến chiếm 16% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước Tổng giá trị sản phẩm (GDP) ngư - nông - lâm nghiệp năm 2014 đạt 8.819 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 6,9% so năm 2013 Với

gần 296.000 ha, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm gần 28% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước và chiếm 39% diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long ngoài những thuận lợi nói trên song song đó còn có những khó khăn cho nuôi trồng thủy sản Cà Mau

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản( NTTS)

NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu ) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá, tôm, và thủy sản khác ) có sự tham gia trực tiếp của con người

Hoạt động này ở Việt Nam bao gồm nuôi, trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn Các loại thủy sản nuôi trồng chủ yếu hiện nay là: tôm sú, tôm càng xanh, cá biển (cá song, cá hồng, cá cam, cá vược, cá bớp, cá chẽm, cá măng…), cá nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, rô phi, trê phi, trắm cỏ, cá trôi, bống tượng, tai tượng, cá quả, sặc rằn, cá lóc…) các hình thức nuôi chủ yếu là:

- Nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp, quảng canh, quảng canh cải tiến

- Nuôi cá biển trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm phá, ven biển, sông cụt, chủ yếu là cá chẽm, cá mú, cá tra, cá ba sa, cá bống tượng, cá trôi, cá

cá chép, cá mè, ba ba, lươn, ếch

- Nuôi tôm càng xanh

- Nuôi nhuyễn thể: ngao, nghêu, sò huyết, ốc

- Nuôi thủy sản ao hồ, đìa, hầm

- Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa

- Trồng rong biển, các đối tượng chủ yếu là rong câu chỉ vàng, rong mơ, rong kỳ lân, rong cước và rong sụn

*Chủ thể nuôi: các tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá

Trang 4

nhân

Như vây, hoạt động NTTS rất đa dạng cả về phương thức nuôi, đối

tượng nuôi, mặt nước nuôi trên cơ sở tận dụng các loại diện tích đất,

mặt nước bỏ hoang, mặt nước biển, nước sông suối, dòng chảy, hồ thủy

lợi, thủy điện hoặc diện tích đất có mặt nước đang sử dụng kém hiệu

quả trong nông nghiệp, lâm nghiệp

2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản

NTTS có các đặc điểm như sau:

- NTTS là một ngành phát triển trên phạm vi cả nước và có đối tượng phức tạp so với các ngành sản xuất khác Tính chất rộng khắp của ngành thủy sản thể hiện nghề NTTS phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có diện tích mặt nước là ở

đó có thể phát triển nghề NTTS Song, mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau nên có sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất Do đó, trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành thủy sản cần lưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, vốn đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ

- Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặt biệt không thể thay thế được

- NTTS có tính thời vụ cao Trong NTTS ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng

- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống Chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học Do đó, trong quá trình sản xuất chúng luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển

Trang 5

- Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất vụ sau Trong NTTS một số sản phẩm như: đàn cá thịt, tôm thịt được tuyển chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất tiếp theo

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở

TỈNH CÀ MAU

I.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

CỦA TỈNH CÀ MAU

1 Đặc điểm về tự nhiên:

Cà Mau là tỉnh cuối cùng của tổ quốc, thuộc ĐBSCL, được tách ra từ tỉnh Minh Hải vào ngày 01/01/1997, cách Tp Hồ Chí Minh gần 350 Km và cách thủ

đô Hà Nội 2085 Km; phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan Có thể nói

Cà Mau có vị trí địa lý tự nhiên khá đặc biệt: là bán đảo nối liền với đất liền, có hình dáng một mũi con tàu đang rẽ sóng ra khơi, có 3 mặt tiếp giáp biển, là nơi duy nhất trên đất liền của Việt Nam có thể ngắm mặt trời mọc từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều

Cà Mau được hình thành cùng với đặc điểm lịch sử vùng đất mới, do ông cha

ta khai phá muộn màng vào những năm cuối thế kỷ XVII đầu thếkỷXVIII, từ đó đến nay Cà Mau đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành Theo kết quảkiểm

kê đất đai ngày 01/01/2005 tỉnh Cà Mau có diện tích tựnhiên là 532.916 ha, bằng 1,62% diện tích cả nước và đứng thứ 02 trong 13 tỉnh ĐBSCL, sau Kiên Giang Trong tổng số: đất nông nghiệp 477.703 ha, chiếm 89,64%; đất phi nông nghiệp 44.397 ha, chiếm 8,33% và đất chưa sử dụng là 10.816 ha, chiếm

2,03%

Trong đất nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp 142.446 ha, chiếm

29,82% (trong đó đất trồng cây hàng năm là 87.820 ha, chiếm 61,16%; đất trồng cây lâu năm là 54.625 ha, chiếm 38,34%); đất lâm nghiệp 106.089 ha,

Trang 6

chiếm 22,21%; đất có mặt nước NTTS 227.908 ha, chiếm 47,71%; đất làm muối 121 ha, chiếm 0,03% và đất nông nghiệp khác 1.139 ha, chiếm 0,24% Trong đất phi nông nghiệp: đất ở6.632 ha, chiếm 14,94%; đất chuyên dùng 19.689 ha, chiếm 44,35%; đất tôn giáo tính ngưỡng 76 ha, chiếm 0,17%; đất nghĩa trang nghĩa địa 226 ha, chiếm 0,51%; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 17.636 ha, chiếm 39,72% và đất phi nông nghiệp khác 13 ha, chiếm

0,31% Thời tiết Cà Mau có hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ

tháng 05 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau; khí hậu ôn hoà, nhiệt

Vùng biển Cà Mau có ngư trường rộng lớn (diện tích mặt biển thăm dò và khai thác rộng khoảng trên 70.000 km là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thủy sản lớn và đa dạng về loài, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm biển, mực, cá thu, cá đường, cá mú, cá chim, cá bốp, … Ngoài khai thác hải sản, lợi thế vùng biển đã tạo cho tỉnh Cà Mau là tỉnh

có diện tích NTTS nước lợ lớn nhất nước Vùng biển Cà Mau có thể giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động làm nghề khai thác hải sản, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp cơ khí đóng mới, sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, các dịch vụ khai thác hải sản

Hệ thống sông ngòi, kinh rạch của Cà Mau đan xen chằng chịt, chiếm diện tích khá lớn (17.636 ha trong diện tích tự nhiên) Trong đó có nhiều sông lớn, nước sâu dẫn phù sa bồi đắp mọi vùng và tạo nên mạng lưới giao thông thủy như các sông Tam Giang, Đầm Cùng, Bảy Háp, sông Đốc, Cái Tàu, Biên Nhị, Trèm Trèm, Với tổng chiều dài khoảng 7.000 km Hầu hết các sông lớn, tiếp giáp với biển nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, có điều kiện cho vận tải biển và tàu đánh cá có thểvào sâu trong nội địa Từ đó mức độ nhiễm mặn của đất cũng khá cao, có 80% diện tích đất bịnhiễm mặn vào mùa khô và hơn 40% nhiễm mặn quanh năm, đây là điều kiện rất thuận lợi cho NTTS

Cà Mau có quỹ đất rừng lớn nhất ĐBSCL, góp phần bảo vệ sinh thái

không chỉ cho Cà Mau mà cho cả ĐBSCL Theo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3

Trang 7

loại rừng năm 2006, tỉnh Cà Mau có 96.350ha, diện tích có rừng gồm 12.681 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ 9.523 ha và 74.146 ha rừng sản xuất Rừng ở Cà Mau có 2 loại: Rừng ngập mặn ven biển tập trung ở các huyện Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và rừng tràm ngập úng phèn tập trung ởhuyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học cao; đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh hạ có vai trò cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hòa khí hậu và phòng

hộ ven biển Ngoài ra, trên cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối có trên 500 ha rừng cây gỗ quí

2 Đặc điểm về xã hội:

Dân số trung bình năm 2006 của tỉnh Cà Mau là 1.234.896 người, trong 10 năm 1996 - 2006 dân sốcủa tỉnh tăng thêm 176.617 người, tương đương với dân sốcủa một huyện, bình quân mỗi năm dân số tăng thêm bằng quy mô dân sốcủa một xã Tỷlệtăng dân sốtrong 10 năm (1996 - 2006) là 16,68%, trung bình hàng năm tăng 1,55% ; trong đó giai đọan 2001 - 2005 tăng 1,39%, cao hơn mức tăng dân sốcủa vùng ĐBSCL và cảnước (ĐBSCL giai đoạn 2001 - 2005 tăng 1,11%, cả nước tăng 1,33%) Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 232

người/km2, thấp hơn mật độ dân sốcủa ĐBSCL và cả nước ( ĐBSCL

435người/km2, cảnước 256 người/km2) Như vậy, mật độ dân số của tỉnh Cà Mau chỉ bằng 53,33% so với mật độ dân số của vùng và bằng 90,62% mật độ dân số của cả nước

3 Đặc điểm về Kinh tế- Tài chính và đời sống dân cư

Đặc điểm kinh tế nổi bật của tỉnh Cà Mau từ khi tách tỉnh (1997) đến nay là cùng cảnước thực hiện ba Đại hội VIII, IX, X của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh Đại hội tỉnh Đảng bộ Cà Mau lần thứXI, XII và XIII

đã cụ thể hoá các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Đảng trong từng kế hoạch 5 năm (1996 - 2000; 2001 - 2005 và 2006 - 2010) Sau 10 năm phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhất là sự tàn

Trang 8

phá nặng nề của cơn bão số5 (tháng 11/1997) và sựbiến động thất thường của thị trường thế giới, nhất là thị trường xuất khẩu thuỷ sản, tình hình kinh tế của tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực

Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ khá cao, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP của tỉnh tuy chưa đạt mục tiêu

đề ra (mục tiêu Đại hội XI của tỉnh Đảng bộ tỉnh là tăng 9 - 9,5%, Đại hội XII

là 12,5%), nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳsau cao hơn nhiều so với thời kỳ trước Kết quả đó còn được chứng minh qua sự tiến bộ của tăng trưởng kinh tế trong từng lĩnh vực, từng kế hoạch hàng năm và 5 năm

Cà Mau là tỉnh thuần nông có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế10 năm qua như nêu trên là có sự cố gắng lớn đáng ghi nhận Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có tiến bộ Kinh tế Nhà nước (Doanh nghiệp có vốn Nhà nước) tiếp tục được sắp sếp, đổi mới theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2006 (theo giá hiện hành) tỷ trọng kinh tế Nhà nước chiếm 14,06% GDP (của cả nước chiếm 37,32%) Kinh tế ngoài Nhà Nước (kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ) nhất là kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển nhanh với nhiều hình thức đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, năm 2006 kinh tếngoài Nhà nước chiếm 85,36% GDP Số doanh nghiệp ngoài Nhà nước thành lập ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, giải quyết nhiều việc làm, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản ngoài Nhà nước đã đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản

II THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU

1.Những thành quả đạt được

1.1 Phát triển sản xuất NTTS:

Sản xuất thủy sản tăng trưởng nhanh, phát huy được vai trò của ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sau 10 năm (1996 - 2006) giá trị sản

xuất thủy sản (giá cố định 1994) tăng gấp 2,8 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,9% Cả hai ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản đều tăng trưởng

Trang 9

khá, trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 4,7 lần, bình quân mỗi tăng 16,8%, khai thác thủy sản tăng 11,2%, bình quân mỗi năm tăng 1%

Nét nổi bật của nông - lâm - thủy sản Cà Mau trong 10 năm qua là sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang thủy sản rất rõ nét Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng từ 60,58% năm 1995; lên 65,59% năm 2000; lên 84,41% năm 2005 Điều

đó khẳng định thủy sản là thế mạnh của Cà Mau, là ngành kinh tế mũi nhọn, trong 10 năm qua liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó tăng nhanh nhất

là thủy sản nuôi trồng bình quân tăng 13,4%/năm; khai thác tăng bình quân 2,51%; Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng thủy sản nuôi trồng từ43,33% năm 1996, lên 55,02% năm 2000, lên 71,13% năm 2005 và lên 72,89% năm 2006

Tổng sản lượng thủy sản Cà Mau từ năm 2001 - 2005 đạt 1.143,2 nghìn tấn, gấp 1,51 lần giai đoạn năm 1996 – 2000

Diện tích nuôi tôm của tỉnh Cà Mau được phân bổ ở tất cả 9 huyện, thành phố, nhiều nhất là huyện Đầm Dơi (61.968 ha), thấp nhất là thành phố Cà Mau (11.264 ha) Tỉnh đã hình thành hai vùng nuôi tôm khá rõ rệt: vùng phía Nam

Cà Mau chủ yếu là nuôi tôm chuyên canh và nuôi tôm kết hợp trồng rừng; vùng phía Bắc Cà Mau chủ yếu là nuôi tôm chuyên canh và kết hợp luân canh một vụ lúa Ngoài nuôi tôm các hộ nông dân đã từng bước thực hiện kết hợp nuôi đa con kết hợp với nuôi tôm như nuôi cua, cá chẽm; một số giống cá có hiệu quả cao như cá chình, bóng tượng, bóng mú, đang được nuôi nhân rộng Cá đồng

là nguồn lợi của tỉnh Cà Mau, nhưng từ sau chuyển đổi sản xuất, diện tích nuôi

cá đồng đã giảm nhiều (từ 55.224 ha năm 1995 giảm còn 30.794 ha năm 2005), những năm gần đây diện tích nuôi cá đồng đang được phục hồi; tập trung nuôi trong rừng tràm U Minh và huyện Trần Văn Thời Vùng nước ven biển hiện đang nuôi thí điểm một số loài nhuyễn thể như: nghêu, sò Cơ cấu diện tích nuôi tôm của tỉnh Cà Mau chuyển từ nuôi quảng canh, năng suất thấp sang nuôi

Trang 10

quảng canh cải tiến, hoặc thâm canh theo phương pháp công nghiệp, nuôi theo

mô hình một vụ lúa - một vụ tôm, rừng - tôm, tôm - vườn, với sự hỗ trợ của công tác khuyến ngư, đạt năng suất cao

1.2 Xuất khẩu thủy sản:

Nhờ tăng trưởng nhanh và cơ cấu NTTS chuyển từ cá sang tôm nên sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Cà Mau liên tục tăng nhanh và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong suốt 10 năm gần đây So với các tỉnh ĐBSCL và cả nước, Cà Mau là một trong những tỉnh dẫn đầu vềsản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và ĐBSCL Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đến nay tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu sang 40 nước cho trên 200 bạn hàng

1.3 Phát triển kinh tế thuỷ sản tác động tới giải quyết việc làm:

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng lớn về NTTS, nhất là nuôi tôm Các điều kiện về diện tích mặt nước, đất đai, nguồn nước mặn, thời tiết tương đối thuận lợi cho NTTS Cho nên, trong quá trình thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm – ngư nghiệp sang ngư- nông - lâm nghiệp, toàn tỉnh

đã chuyển đổi trên 150 nghìn ha đất trồng lúa năng suất thấp và đất vườn tạp sang NTTS (chủyếu là nuôi tôm nước lợ) nâng diện tích NTTS toàn tỉnh đến năm 2006 lên 275,2 nghìn ha, chiếm gần 52% diện tích tự nhiên của tỉnh Việc chuyển dịch Cơ cấu sản xuất đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu sản xuất nông

nghiệp, kinh tế thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và khẳng định vai trò kinh tế mũi nhọn trong toàn nền kinh tế tỉnh sản xuất thủy sản phát triển đã làm cho các cơ sở chế biến phát triển nhanh chóng, hiện nay toàn tỉnh có 26 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất hơn 130 nghìn tấn sản phẩm/năm Hầu hết các nhà máy đã được đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết

bị, đa dạng hóa mặt hàng, các nhà máy chế biến này đã tạo việc làm

thường xuyên cho hơn 25 nghìn lao động cả thành thị và nông thôn

Ngày đăng: 12/04/2016, 20:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phát triển Thủy sản Việt Nam những luận cứvà thực tiển, PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh, NXB Nông nghiệp, 2001 Khác
2. Quản lý kinh tếdùng cho ngành nuôi trồng thủy sản, Thạc sỹPhạm Xuân Thủy, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, 2001 Khác
3. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ1999 - 2010 của BộThủy sản Khác
4. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch ngư- nông - lâm nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001 - 2010 của UBND tỉnh Cà Mau Khác
5. Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010 của UBND tỉnh Cà Mau Khác
6. Cà Mau 30 năm xây dựng và phát triển (1976 - 2005) của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau Khác
7. Niên giám Thống kê Việt Nam từ 1996 - 2006 của Tổng cục Thống kê Khác
8. Kết quả kiểm kê đất đai 2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau Khác
9. Kết quả khảo sát chuyển đổi cơ cấu nông - lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn 1995 - 2005 của Cục Thống kê Cà Mau Khác
10. Báo cáo thực trạng các dự án đầu tư giai đoạn 2000 - 2006 của Ban quản lý dự án ngành Thủy sản tỉnh Cà Mau Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w