1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thế mạnh về nuôi trồng thủy sản ở cà mau

16 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 554,5 KB

Nội dung

1. Những thế mạnh về nuôi trồng thủy sản ở cà maua.Về điều kiện tự nhiênCà Mau có ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước. Là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, ngư trường Cà Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú… Với 660 loài, 319 giống thuộc 38 họ, trong đó 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh. Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước. đánh bắt ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Cà Mau có nhiều thế mạnh về nuôi trồng thủy sản với gần 296.000 ha nuôi trồng thủy sảnCó sự đa dạng loại hình nuôi như: quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 28 công ty với 38 xí nghiệp trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản. Những chứng nhận trên đã mang lại hiệu quả cho người dân tham gia thực hiện dự án khi tôm nuôi được chứng nhận có giá trị cao hơn thị trường từ 1020%. Doanh nghiệp tiếp cận được thị trường sinh thái, có thương hiệu mạnh, phát triển bền vững hơn khi các sản phẩm tôm sinh thái được chứng nhận tiếp cận thị trường khó tính. Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước trên các tuyến sông chính phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau nhận định: Các yếu tố môi trường nước tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, thả giống và phát triển của thủy sản nuôi.Mẫu quan trắc môi trường đợt 5 năm 2015 được lấy tại 16 điểm thuộc 4 huyện tập trung cho nuôi trồng và sản xuất giống trên địa bàn tỉnh gồm:

Trang 1

1 Những thế mạnh về nuôi trồng thủy sản ở cà mau

a Về điều kiện tự nhiên

Cà Mau có ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước

Là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, ngư trường Cà Mau

có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú… Với 660 loài, 319 giống thuộc 38 họ, trong đó 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh

Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước đánh bắt ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu

Trang 2

Cà Mau có nhiều thế mạnh về nuôi trồng thủy sản với gần 296.000 ha nuôi trồng thủy sản

Có sự đa dạng loại hình nuôi như: quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có 28 công ty với 38 xí nghiệp trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản Những chứng nhận trên đã mang lại hiệu quả cho người dân tham gia thực hiện dự án khi tôm nuôi được chứng nhận có giá trị cao hơn thị trường từ 10-20% Doanh nghiệp tiếp cận được thị trường sinh thái, có thương hiệu mạnh, phát triển bền vững hơn khi các sản phẩm tôm sinh thái được chứng nhận tiếp cận thị trường khó tính

Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước trên các tuyến sông chính phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau nhận định: Các yếu tố môi trường nước tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, thả giống và phát triển của thủy sản nuôi

Trang 3

Mẫu quan trắc môi trường đợt 5 năm 2015 được lấy tại 16 điểm thuộc 4 huyện tập trung cho nuôi trồng và sản xuất giống trên địa bàn tỉnh gồm: Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi

Nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau.Vùng biển Cà Mau còn có nhiều đảo, cụm đảo ven bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một số bãi cát ven biển Đông của huyện Ngọc Hiển, bãi cát Khai Long… và ven biển là hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng Đây là những điểm lý tưởng để tàu thuyền trú ẩn khi

có bão, gió lớn hoặc biển động Những cụm đảo này cũng có thể phát triển thành những trung tâm hậu cần nghề cá của tỉnh và khu vực

Trong đó, nuôi trồng thủy sản chiếm gần 73% cơ cấu ngành thủy sản, đối tượng chính là con tôm

Tại Cà Mau, số lượng tôm nuôi chiếm 41% diện tích cả nước và 46% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt 871 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36% giá trị xuất khẩu tôm cả nước Năm

2012 đạt trên 789 triệu USD Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh này đạt hơn 1 tỷ USD, 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 470 triệu USD, tăng 33% về lượng và khoảng 60% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là vào khoảng trên 296 nghìn ha, tốc độ tăng bình quân 1,54%/năm

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung phát triển ngành thủy sản trên cả 3 lĩnh vực là nuôi trồng, khai thác và chế biến Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức, hiện nay, ngành thủy sản đã chiếm gần 32% tổng sản phẩm của địa phương này

b Điều kiện xã hội

Lực lượng lao động dồi dào

Phương tiện đánh bắt ngày càng được cải tiến và hiện đại

Trang 4

Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn, có nhiều chính sách khuyến khích

Phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền

và bà con nông ngư dân, trong những năm qua, thủy sản Cà Mau đã duy trì tốc độ phát triển cao cả về sản lượng khai thác, giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Chính quyền địa phương và những đoàn thể thường xuyên phổ biến, nhân rộng những mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi tôm kết hợp với các loài thủy sản và nhuyễn thể khác, xây dựng vùng nuôi an toàn

để tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững Từng bước mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở ven biển, đảo; tăng diện tích nuôi tôm công ngiệp ở nơi có điều kiện và nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao

Theo định hướng phát triển của tỉnh Cà Mau đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định sẽ là vào 296 nghìn ha Đồng thời, sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 đạt 320 nghìn tấn, tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 6,58%/năm Hiện nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Cà Mau có mặt ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Australia.v.v…Với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, liên tục dẫn đầu cả nước trên cả ba lĩnh vực là nuôi trồng, chế biến

và xuất khẩu, thủy sản của tỉnh Cà Mau ngày càng khẳng định vị thế ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là một ngành gây ấn tượng cho những nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài tỉnh

Song song, ngành cũng đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ môi trường nước ở các vùng nuôi thủy sản tập trung Tăng cường kiểm tra,

hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bảo đảm chất lượng, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống nhập vào tỉnh để hạn chế lây lan mầm bệnh Triển khai nhanh

Trang 5

các dự án khu công nghiệp sản xuất giống thủy sản và các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng đã quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế các cửa biển lớn giai đoạn 2011-2015 và hướng tới giai đoạn 2015-2020, đó là các cửa biển lớn như Sông Đốc, Bồ Đề, Khánh Hội… sẽ là trung tâm kinh tế, chủ yếu là kinh tế biển Trước mắt, tỉnh Cà Mau sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng để phát triển thị trấn Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời thành đô thị loại III vào năm 2015 Với những kết quả đã đạt được và sự tập trung đầu tư trong thời gian qua, ngành thủy sản đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Cà Mau, góp phần chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển tỉnh nhà tiến nhanh lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa./…

- Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc

- Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong

đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng

- Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng

2 Phân tích những chính sách của tỉnh và nhà nước để phát triển những thế mạnh đó.

Vừa qua, thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, ngành ngân hàng đã

có nhiều giải pháp cụ thể nhằm “cứu” doanh nghiệp Trong đó, đáng chú ý nhất là chương trình “Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp” được triển khai khá hiệu quả tại tỉnh này Từ chương trình này, ở Cà Mau đã phần nào thoát cảnh ngân hàng thì thừa vốn mà doanh nghiệp lại “đói” vốn

Trang 6

Cần mạnh tay củng cố hệ thống quản lý chất lượng tôm giống; tạo sự liên hoàn, chuỗi quản lý; phát huy tối đa nội lực trong công tác này Tăng cường chỉ đạo trong công tác phối hợp giữa các lực lượng, đặc biệt là rà soát ngành NN&PTNT từ cấp cơ sở, cụ thể là lực lượng cán bộ khuyến nông - khuyến ngư, lực lượng cán bộ thú y…; sắp xếp, phân giao địa bàn một cách cụ thể; kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với chính quyền địa phương Tăng cường tốt và hiệu quả các hoạt động quản lý chuyên ngành, quản lý các yếu tố đầu vào: Thuốc thú y, giống thủy sản…; khi có dịch bệnh thì kiên quyết xử lý, không được nhân nhượng, tránh xử lý không triệt để khiến dịch bệnh bùng phát Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông - khuyến ngư; hoàn thành các tài liệu tuyên truyền

Cùng với các giải pháp trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng tâm huyết: “Đẩy mạnh và phát huy tối đa loại hình tập huấn tại hiện trường bằng hình thức liên kết, “một mô hình nhiều người biết, còn hơn là nhiều mô hình mà không ai biết áp dụng” Tập huấn gắn với mô hình cụ thể, từ đó làm nền tảng xây dựng những mô hình bền vững, mô hình ngay trong vùng dịch, từ đó làm cơ sở để nhân rộng Quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng các mô hình mới: Công nghệ tuần hoàn nước, mô hình nhà kính… tất cả vì mục tiêu phát triển ngành kinh tế thủy sản mũi nhọn Để tạo bước đột phá, ngoài công tác chỉ đạo các cấp bám sát cơ

sở, còn có những hình thức hoàn toàn mới sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn trước Tổ chức họp giao ban thường xuyên ngay tại cơ sở, ngay những huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản: Tháng 4 sẽ tổ chức ở huyện Đầm Dơi, huyện Phú Tân

là tháng 5 và huyện Cái Nước là tháng 6 Cứ thế sẽ luân phiên họp giao ban tại các địa phương này Sẽ không “ngồi” ở huyện mà xuống tận mô hình của dân, cùng nghe dân nói, cùng làm với dân, từ đó sẽ có biện pháp tháo gỡ kịp thời Các hoạt động khác cũng sẽ được duy trì: Phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn, bám sát thị trường… từ đó làm cơ sở, căn cứ khuyến cáo cũng như hỗ trợ kịp thời cho người dân”

Phát biểu tại buổi sơ kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I - 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi cũng đặc biệt quan tâm đến công tác này: “Phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh phải gắn liền với công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong dân, ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, đẩy mạnh hình thức nuôi tôm sinh thái Riêng đối với nuôi tôm công nghiệp thì chỉ khuyến khích đối với những hộ có vốn và có kinh nghiệm, không để tình trạng thất bại do nuôi đại trà như trước đây nữa”

Để phát huy được thế mạnh của địa phương, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Cà Mau đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng, trong đó lấy quy hoạch làm trọng tâm Cụ thể, ngành sẽ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển theo hướng thành lập các cụm, vùng sản xuất giống tập trung, để hạn chế lây lan mầm bệnh, nhằm nâng cao chất lượng tôm giống và hạn chế gây ô nhiễm môi trường Trong đầu tư hệ thống thủy lợi góp phần phục vụ nuôi trồng thủy sản, tỉnh Cà Mau

Trang 7

cũng hướng đến cắt cụm, cắt từng vùng, khu vực để đầu tư và đưa vào sử dụng thay

vì đầu tư cả vùng, đòi hỏi nguồn vốn rất lớn

Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng sản lượng tôm còn khá thấp Để tạo đột phá, năm

2014, Cà Mau tiếp tục giữ diện tích nuôi trồng thủy sản ở mức ổn định hơn 296.000

ha nhưng sẽ phát triển theo hướng tăng năng suất các loại hình nuôi để tăng thu nhập, tăng mức sống của người dân Trong đó, đẩy mạnh phát triển loại hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến là mô hình hiệu quả mang lại kinh tế cao, nuôi tôm thẻ chân trắng thời gian thu hoạch ngắn, chi phí đầu tư thấp và kỹ thuật nuôi đơn giản hơn

so với nuôi tôm sú, năng suất đạt 600-650 kg/ha, thu nhập từ 70-120 triệu đồng/ha Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các loại hình nuôi sinh thái, an toàn sinh học, theo hướng VietGap để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và thực hiện kế hoạch năm 2015

Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò hết sức quan trọng của nuôi trồng thủy sản,

là thế mạnh không nơi nào có được của tỉnh Xem lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm là yếu tố then chốt trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh thời gian tới

Với lợi thế là tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thời gian tới, tỉnh: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ trong nuôi trồng, ứng dụng mạnh khoa học công nghệ vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu gắn với cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu giống tôm có năng suất, chất lượng cao, chủ động trong sản xuất thức ăn đến quy trình sản xuất và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả Tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm nguyên liệu, mở rộng diện tích nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với quy mô công nghiệp Yêu cầu Tập đoàn Điện lực sớm triển khai lưới điện 3 pha trực tiếp phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp Tiến tới, hình thành một chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất con giống, nhà máy chế biến thức ăn, người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

Trang 8

Về phía tỉnh Cà Mau, hiện nay đã có nhiều động thái tích cực nhằm vực dậy tiềm năng này của tỉnh Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) xác định: Đối với những doanh nghiệp thủy sản mạnh: Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Công ty TNHH Kinh doanh - Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt, Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau, Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Anh Khoa…, Hội sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh phát triển một cách vững vàng hơn nữa; đối với những doanh nghiệp khá thì tập trung xem xét quy trình và nhanh chóng giúp doanh nghiệp này mạnh trong thời gian tới; xem xét khả năng phục hồi của các doanh nghiệp này được không, bằng các biện pháp quyết liệt, nếu không thì chấp nhận biện pháp giải thể các công ty yếu

Một nhiệm vụ trọng tâm nữa là tập trung giải quyết bài toán thiếu tôm nguyên liệu, vì thực tế đã qua tình trạng này gây nhiều khó khăn cho ngành chế biến thủy sản của Cà Mau Một vùng nguyên liệu sạch và ổn định là hướng đến của nhiều doanh nghiệp thủy sản hiện nay theo hướng “công nghệ sạch”; mạnh dạn đi học hỏi công nghệ, mua công nghệ về mà sản xuất; giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình vào các siêu thị danh tiếng và vào thẳng bàn ăn của mỗi gia đình Ông Đặng Quang Lan, Phó Tổng Thư ký CASEP tâm huyết: Muốn làm được điều

đó, cần phải có những khu “công nghệ cao” Ở các khu này, sản phẩm làm ra phải

là sản phẩm sạch, dân phải làm được bằng những công nghệ đó Thực tế đã qua, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn thường xuyên xảy ra, dân còn thiếu vốn nên không làm được; ngân hàng thì nói “không” với đơn vay của doanh nghiệp thủy sản Tới đây, CASEP sẽ tác động đến Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các doanh nghiệp thủy sản đẩy mạnh hơn nữa liên kết vùng trong nuôi trồng thủy sản Cũng theo ông Đặng Quang Lan, đã qua cũng như hiện nay một số doanh nghiệp làm tốt công tác liên kết vùng, đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu sạch phục

vụ cho xuất khẩu như Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau tại lâm ngư trường 184 (xã Tam Giang, huyện Năm Căn); mô hình tôm sinh thái của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tại Nhưng Miên (xã Tam Giang Đông, huyện Ngọc Hiển) Vấn đề quan trọng nữa là “nói không với tôm tạp chất”

Sẽ quyết liệt bằng cách sử dụng tối đa vai trò quản lý nhà nước của liên ngành: Công an, Thuế, Quản lý thị trường…

Cà Mau cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh

do diễn biến thất thường của thời tiết trong những tháng đầu năm Tuy nhiên, với

sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cùng với các đơn vị

Trang 9

quản lý đã giảm thiểu tối đa thiệt do dịch bệnh gây ra Kết thúc năm 2014, sản lượng xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đã đạt 132.622 tấn tăng 16% so với kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh trong năm 2014 đạt 1,314 tỷ USD vượt 17% kế hoạch Đây là một trong những tỉnh chiếm tỷ trọng xuất khẩu chủ yếu của

cả nước Diện tích nuôi tôm đạt 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 8.151 ha tăng 2.167 ha so với năm 2013, nuôi tôm quảng canh cái tiến 61.000 ha Năm 2014, được đánh giá là một năm rất khả quan về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung

Để tiếp tục phát huy những lợi thế của tỉnh về lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2015, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau phấn đấu đạt sản lượng thủy sản trên 560.000 tấn, tăng 80.000 tấn so với năm 2014 Trong đó, sản lượng nuôi trồng phấn đấu đạt 300.000 tấn, khai thác đạt 260.000 tấn Năm 2015, Cà Mau phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,4 tỷ USD tăng 100 triệu USD so với năm

2014 Năm 2015 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội (giai đoạn 2015 – 2020) của tỉnh, trong đó lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà, nhằm góp phần tăng trưởng GDP của toàn tỉnh Chính vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng đến phát triển lĩnh vực thủy sản một cách bền vững và hiệu quả

Sở NN&PTNT đã đề ra các giải pháp cần thực hiện trong năm 2015 như: Triển khai điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng không mở rộng diện tích nuôi tôm, giữ ổn định ở mức 290.000 ha như hiện nay Bên cạnh đó, cần nhân rộng những mô hình nuôi trồng hiệu quả như nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, nuôi tôm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, tỉnh khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi công nghiệp quy mô lớn Về khai thác biển, tỉnh tập trung phương tiện để đánh bắt xa bờ, hạn chế tối đa đánh bắt gần bờ; phát triển mạnh các loại dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, qua đó nhằm giảm chi phí cho mỗi chuyến đi biển gắn với tăng thu nhập cho ngư dân Đồng thời, khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng mới tàu đánh cá có công suất lớn Ngoài ra cần tập trung thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất và chế biết đạt chuẩn vơi quy mô sản xuất tập trung công nghiệp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản Cà Mau khi xuất khẩu ra nước ngoài

Năm 2014 sản xuất nuôi tôm nước lợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất lợi do thời tiết diễn biến bất thường trong cả nước; dịch bệnh thủy sản diễn biến rất phức tạp, mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụycấp trên tôm nuôi đã được xác định nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi ở nhiều địa phương; chất lượng các yếu tố đầu vào giảm sút, giá thức ăn và giống tôm tăng cao hơn mức tăng

Trang 10

giá bán tôm nguyên liệu; Doanh nghiệp và người nuôi thiếu vốn sản xuất và bị hạnh chế trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Song với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT cùng các ngành các cấp, sự lao động cần cù sáng tạo của bà con ngư dân, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đã đạt kết quả cao và là lĩnh vực đóng góp rất quan trọng trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu của toàn ngành Nông nghiệp

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đánh giá cao kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nuôi tôm nước lợ theo kế hoạch năm 2014 đã đề ra.Với sự tăng trưởng cao kỷ lục khoảng 22% về sản lượng được cho là cao nhất từ trước đến nay, con tôm được xem là đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành Thủy sản nói chung cũng như toàn ngành Nông nghiệp nói riêng

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Tổng cục Thủy sản phải cần tập trung sớm hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành và điều kiện của từng địa phương để đưa lĩnhvực nuôi tôm phát triển một cách bền vững Trong thời gian tới, yêu cầu Tổng cục Thủy sản, các đơn vị quản lý phối hợp với UBND, Sở Nông Nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú Y… của các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Về công tác phòng chống dịch bệnh: Cần sắp xếp lại cơ quan quản lý về dịch

bệnh một cách hiệu quả, nhân sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thủy sản Các địa phương phải xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh rõ ràng Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường đồng bộ, thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời tình hình biến đổi khí hậu

Về quản lý con giống:Cần chủ động phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, các

chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật để nhân rộng nguồn tôm giống bố mẹ trong nước Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn tôm giống từ nước ngoài Ngoài ra, cần kiểm soát tốt chất lượng tôm giống, truy xuất được nguồn gốc, từ đó hạn chế dịch bệnh

Quản lý thức ăn, yếu tố đầu vào: Kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn và thuốc.

Nghiêm cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục, xử lý quyết liệt những trường hợp vi phạm trong sản xuất sử dụng thức ăn và thuốc bảo vệ không đảm bảo chất lượng

Về cơ sở hạ tầng: Trong thời gian tới cần bố trí nguồnvốn để xây dựng hệ

thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đồng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Xây dựng vùng nuôi công nghiệp theo hướng phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm cho người dân

Ngày đăng: 12/04/2016, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w