1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian

110 733 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,52 MB
File đính kèm Phụ lục in nộp cô.rar (30 MB)

Nội dung

2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian. 4. Giả thuyết khoa học Trò chơi nói chung và trò chơi vận động dân gian (TCVĐDG) nói riêng là phương tiện hữu hiệu nhằm nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ thừa cân. Hiệu quả giáo dục của TCVĐDG trong việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo (MG) 5 6 tuổi thừa cân phụ thuộc vào các biện pháp tổ chức của người lớn. Nếu giáo viên sử dụng một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 56 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG một cách khoa học, hợp lý thì việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ thừa cân sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về một số biện pháp nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG. 5.2. Điều tra thực trạng sử dụng biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG. 5.3. Đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG. 5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã xây dựng để đánh giá tính khả thi của các biện pháp và kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề tài đã đưa ra.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai, trẻ em là hạnh phúc của gia đình,tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc và giáo dục, được tồn tại

và phát triển, được chấp nhận và yêu thương trong cộng đồng Khi giá trị conngười ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện sâusắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trước tuổi đi học ngày càng mang ýnghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành đạo lý của thế giới văn minh

Giáo dục mầm non là bậc thang đầu tiên trong sự nghiệp giáo dục conngười ở Việt Nam, trong đó giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em là nộidung quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển thể lực, góp phần thúc đẩy sựphát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụgiáo dục thể chất cho trẻ, nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục mầm non làđào tạo ra những con người thông minh, năng động, sáng tạo, có sức khỏe vàlòng nhiệt tình cao để thích ứng với sự phát triển chung của đất nước

Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể non nớt nên trẻ phụ thuộcnhiều vào người lớn và đặc biệt cần sự giúp đỡ của họ Người lớn giữ vai trò

là người tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp trẻ, tạo cơ hội và cơ may cho trẻ trongcuộc sống hiện tại và trong tương lai Chính vì vậy, người lớn cần lựa chọnphương pháp tác động phù hợp với từng trẻ khác nhau nhằm phát triển thểchất cho trẻ Quá trình tác động sư phạm muốn có hiệu quả thì những tácđộng đó phải phù hợp với đặc điểm bên trong của mỗi đứa trẻ Khả năng của

cơ thể, sức khỏe, sự phát triển thể lực của trẻ cùng lứa tuổi có sự khác nhau,đặc biệt là đối với trẻ bị thừa cân

Trang 2

Thừa cân đang là mối quan tâm của toàn cầu, trước thế kỷ XX chứngthừa cân được coi là hiếm gặp nhưng đến năm 2000, Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã chính thức công bố báo cáo “Thừa cân và béo phì – bệnh dịch toàncầu” và yêu cầu các quốc gia nên có hành động cụ thể Thừa cân không chỉ xảy

ra ở các nước phát triển mà đang tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.Tại Việt Nam trong những năm gần đây thừa cân cũng đã xuất hiện và có xuhướng tăng lên Năm 2000, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân chỉ là 2.5%, đếnnăm 2012 đã tăng vọt lên 8.6%, với tốc độ tăng lên như vậy thì ước tính đến

2015 số trẻ thừa cân sẽ là 15% và tại các đô thị lớn con số này sẽ tăng nhiều hơn

Thừa cân có tác hại rất lớn đối với trẻ em, không những làm tăng nguy

cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… khi lớn lên mà còn ảnh hưởng đến

sự phát triển tâm lí và khả năng học tập của các em Vì thế chúng ta cần cónhững giải pháp cụ thể để kiểm soát được tình trạng này Một trong nhữngnguyên nhân gây ra thừa cân ở trẻ là thói quen ít vận động Người ta thấy tỷ lệ

mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động của trẻ Trong quá trìnhhoạt động, mỡ trong cơ thể thường giảm, khối cơ bắp tăng dần lên Ngày naytrẻ em ở thành phố lớn bị thiếu hụt vận động hay vận động không đủ mức độthích hợp cho lứa tuổi của mình làm cho nguy cơ thừa cân ngày càng gia tăng

Trẻ thừa cân thường lười vận động, vì thế người lớn cần có những biệnpháp phù hợp nhằm khuyến khích trẻ vận động, nhất là sử dụng các trò chơivận động, trò chơi vận động dân gian…

Hiện nay, tại các trường mầm non đã chú trọng sử dụng trò chơi dân giantrong các hoạt động giáo dục như giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dụcthẩm mỹ, giáo dục thể chất tuy nhiên hiệu quả việc tăng tính tích cực vận độngcủa trẻ 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian ở các trườngmầm non vẫn chưa cao vì chưa có sự khai thác, tìm tòi và sử dụng hiệu quả

Trang 3

Vì những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số

biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian”.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cựcvận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dângian

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5

-6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổithừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian

4 Giả thuyết khoa học

Trò chơi nói chung và trò chơi vận động dân gian (TCVĐDG) nóiriêng là phương tiện hữu hiệu nhằm nâng cao tính tích cực vận động cho trẻthừa cân Hiệu quả giáo dục của TCVĐDG trong việc kích thích tính tíchcực vận động cho trẻ mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi thừa cân phụ thuộc vào cácbiện pháp tổ chức của người lớn

Nếu giáo viên sử dụng một số biện pháp kích thích tính tích cực vậnđộng cho trẻ MG 5-6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG một cách khoa học,hợp lý thì việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ thừa cân sẽ đạt hiệuquả cao hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về một số biện pháp nhằm kích thíchtính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.5.2 Điều tra thực trạng sử dụng biện pháp kích thích tính tích cực vậnđộng cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG

Trang 4

5.3 Đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG

5.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã xây dựng để đánhgiá tính khả thi của các biện pháp và kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đềtài đã đưa ra

6 Giới hạn đề tài

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ

MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG Việt nam

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Điều tra thực trạng tại 7 trường mầm non thuộc tỉnh Bình Phước và thựcnghiệm tại 2 trường mầm non thuộc tỉnh Bình Phước

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết

- Sắp xếp thông tin, lí luận có được thành những đơn vị kiến thức có liênquan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

Quan sát và ghi chép những hoạt động của giáo viên trong quá trình tổchức hoạt động nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổithừa cân thông qua TCVĐDG

Quan sát và ghi chép những biểu hiện tích cực vận động của trẻ khi thamgia trò chơi

Quan sát, theo dõi quá trình khảo sát thực trạng kích thích tính tích cựcvận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG từ đó khaithác và xử lí thông tin cần thiết cho đề tài

- Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu những biện pháp mà giáo viên thường

sử dụng nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổithừa cân thông qua TCVĐDG

Trang 6

Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu khả năng vận động của trẻ thừa cân trongquá trình tham gia các TCVĐDG.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm của một số giáo viên MG về vấn đềkích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông quaTCVĐDG nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp nhằm kíchthích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân thông quaTCVĐDG

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quảcủa các biện pháp đề xuất

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí số liệu một cáchkhách quan, khoa học để có được kết quả nghiên cứu của luận văn

8 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG

5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG ở 7 trường mầm non thuộc tỉnh BìnhPhước

- Đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG

5 – 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG

9 Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ MG

5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG ở trường mầm non

Trang 7

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm kích thích tính tích cực vậnđộng cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG.

Chương 4: Thực nghiệm một số biện pháp kích thích tính tích cực vậnđộng cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thừa cân thông qua TCVĐDG

Phần kết luận và kiến nghị

Trang 8

PHẦN NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

ít tác giả nước ngoài nghiên cứu và xây dựng loại trò chơi này với nhiều mụcđích khác nhau:

Lexgap là một trong những người sáng lập ra lý luận về trò chơi vậnđộng, ông cho rằng: TCVĐ dạy trẻ biết tự chủ (vượt qua những cảm giáckhông tốt), tập làm quen có ý thức khi vận động, có tính kỷ luật, thật thà, biết

tự kiềm chế.Trò chơi vận động là phương tiện có giá trị đặt biệt để giáo dụctoàn diện cho trẻ

Trong cuốn “Thể dục và trò chơi ở nhà trẻ” của hai tác giả người TiệpKhắc, nhà xuất bản Thể dục thể thao dịch và ấn hành năm 1975, các tác giả đãtìm hiểu đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ 3 tuổi, từ đó xây dựng một hệthống các bài tập thể dục và các trò chơi vận động đơn giản để hình thành tưthế đúng và nâng cao sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Các tác giả còn nêu

ra 7 yếu tố quan trọng trong việc giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi này đólà: Có chế độ giáo dục thể chất thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường, chế độdinh dưỡng hợp lý, hướng dẫn trẻ tập vận động, giữ thái độ “bảo mẫu” với trẻ,rèn luyện khả năng chống lại những ảnh hưởng của môi trường và giáo dụcthói quen vệ sinh cá nhân [31]

Trang 9

Trong cuốn “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, nhà xuất bản Y học Matxcơva

ấn hành năm 1989, tác giả Yuri Manovxki đã nêu nhiều luận điểm quan trọngcủa việc chăm sóc sức khỏe trẻ em trước tuổi đi học trên cơ sở nghiên cứu hangvạn trẻ em trong nhiều năm Tác giả khẳng định có 3 điều cốt lõi nhất mà cácbậc phụ huynh, các cô nuôi dạy trẻ phải làm để nâng cao sức khỏe cho trẻ mầmnon là đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh và tổ chức cho trẻ chơicác trò chơi vận động phù hợp với từng độ tuổi [31]

Arơkin cho rằng: Trò chơi vận động thỏa mãn cảm xúc, tạo ra sự lôicuốn đặc biệt, động viên được sức lực của trẻ, đem lại sự vui sướng, thỏamãn, loại trừ mệt mỏi, giúp trẻ điều chỉnh nhịp điệu và năng lượng vận động,phát triển các tố chất tâm lý Arơkin coi trò chơi vận động là đòn bẩy chínhcủa việc giáo giục trẻ trước tuổi đi học [1]

Huberta Wiertsema cho rằng: Trò chơi vận động cải thiện giác quannhận thức, phát triển và và hoàn thiện kỹ năng vận động, tăng cường khảnăng định hướng trong việc cải tạo thế giới xung quanh, sự tự tin và táo bạo,kinh nghiệm hoạt động nhóm

- Các nhà giáo dục tiến bộ Usinxki, Chikhiêva xuất phát từ quan điểmduy vật luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và tổ chức

hoạt động của người thầy giáo, coi trò chơi vận động (TCVĐ) như một hình thức giúp người học tích cực vận động

- Sang thế kỷ XX, kế thừa quan điểm của các nhà giáo dục tiến bộ, cácnhà giáo dục học Xô Viết (Krupxkaia, Macarencô, Xukhômlinxki ) nhấnmạnh vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển thể lực, trò chơi vận

động được coi như một phương pháp để củng cố sự chính xác, phát triển sự

khéo léo, sức mạnh của trẻ

- Với quan điểm duy vật biện chứng, các nhà giáo dục học Xô Viết(Vưgôtxki, Leonchiev, Encônhin, Liublinxkaia, Dapôrôgiét, Uxova ) cho

Trang 10

rằng, trò chơi vận động là một phương tiện để rèn luyện tính tích cực vận

động cho trẻ

Các nhà giáo dục Côntôrôvich, Mikhailopva, Bưcôva, Ôxôkina,Kilpio, Chimôphepva coi trọng việc xác định nội dung và luật lệ tiếnhành trò chơi vận động phù hợp với nhóm tuổi, đồng thời xác định vai trò

và nhiệm vụ của các nhà sư phạm

Trong các công trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi của trẻ trướctuổi học, Lexgap phân tích khá kỹ về mục đích, hành động, nội dung và luậtchơi của TCVĐ Những luận điểm của Lexgap đặt nền tảng cho sự pháttriển tiếp theo về lý luận cũng như thực tiễn TCVĐ Gorinnhepxki, Arokin

đã tiếp tục xu hướng nghiên cứu này trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử - xãhội mới

1.1.1.2 Trò chơi dân gian

Vấn đề lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi nói chung và TCDGnói riêng được các nhà sư phạm thế giới quan tâm, bởi lẽ họ thấy được ýnghĩa đích thực của trò chơi trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà giáo dục Nga như:P.A.bexônôva, O.P.Seia, V.I.Đalia, E.A.Pokrôvxki… đã đánh giá cao vai trògiáo dục đặc biệt là tính hấp dẫn của trò chơi dân gian (TCDG) Nga đối vớitrẻ mẫu giáo E.A.Pokrôvxki đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt củaTCDG, đó là những trò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật do nhân dân sángtác, chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Trò chơi này đa dạng

về thể loại và phong phú về nội dung TCDG có sức hấp dẫn lạ thường với trẻ

em bởi lẽ, chúng làm thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức và nhu cầu

xã hội của trẻ em [19]

Usinxki thì cho rằng, những trò chơi dân gian nước Nga là phương tiệngiáo dục rất hiệu quả, cần sử dụng những trò chơi ấy một cách rộng rãi trong

Trang 11

các đối tượng, trước hết là trẻ em Ông đề nghị những người làm công tác giáodục hãy thu thập, sưu tầm thật nhiều trò chơi dân gian Nga để giáo dục trẻ Tácgiả N.K.Kôrupxkaia thì nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của trò chơi vận độngtrong sự phát triển thể lực của trẻ [31]

Ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Miến Điện, TriềuTiên, Malaixia… người lớn cũng đã sưu tầm TCDG như “Trò chơi tang”, “Tròchơi uẩn” chơi với các vật liệu thiên nhiên, các TCDG như: “Oan, Tu, Dum”,

“Gauy, Ba uy, Bo”, “Chạy đến nhà”… nhằm mục đích giáo dục mở rộng sựhiểu biết về thế giới xung quanh và giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Trò chơi của trẻ em” đã đề cập

đến lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo

Trong cuốn “Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi” nhóm tác giả

Trương Kim Oanh, Đào Thu Trang, Lê Minh Hòa đã phân tích đặc điểm tròchơi dân gian trẻ em, đưa ra cách tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân giancho trẻ mẫu giáo

Tác giả Lê Thị Ninh nghiên cứu về vai trò của trò chơi dân gian ViệtNam trong công tác giáo dục mẫu giáo

Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, từ trước đến nay trò chơi nóichung, TCDG nói riêng được sử dụng nhiều trong các trường mầm non ViệtNam TCDG đã khẳng định được ý nghĩa của mình trong việc giáo dục pháttriển toàn diện nhân cách trẻ như: thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẫm mỹ, laođộng, ngôn ngữ…

Việc nghiên cứu trò chơi nói chung và TCDG Việt Nam nói riêng đã

được các nhà khoa học Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu như: Trò chơi xưa

và nay của tác giả Mai Văn Muôn (1985), Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam (1992) do nhóm tác giả Hà Huy, Hoàng Lân, Ngô Bích Luận, Phan

Trang 12

Ngọc Minh, Lê Bích Ngọc sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu; 100 trò chơi dân gian do Nguyễn Hạnh tuyển chọn; Trần Hòa Bình và Bùi Lương Việt Trò chơi dân gian trẻ em (2007)… Các tác giả đã giới thiệu về đặc điểm, về

nguồn gốc và vai trò của TCDG với việc giáo dục và phát triển toàn diện chothế hệ tương lai

Trò chơi dân gian phong phú, đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc trong việcgiáo dục trẻ Trò chơi dân gian luôn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà tâm

lý, giáo dục tiêu biểu như: Nguyễn Ánh Tuyết, Trương Kim Oanh, Đào ThuTrang, Huy Hà… đặc biệt là các tác giả như: Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ,Phạm Vĩnh Thông, Trần Phiêu… đã sưu tầm và lựa chọn được những trò chơidân gian mang tính giáo dục cao Đây là những tài liệu có ý nghĩa thiết thựcđối với giáo viên mầm non trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáodục trẻ trong trường mầm non

Tác giả Lê Anh Thơ trong luận án PTS với đề tài “Nghiên cứu sử dụngmột số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4tuổi” nhấn mạnh vai trò của trò chơi vận động dân gian đối với sự phát triểntoàn diện của trẻ, đặc biệt là sự phát triển thể chất, theo ông, trẻ mẫu giáongày nay rất thích các trò chơi dân gian, nhất là các trò chơi vận động dângian Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ đã và đang sử dụng các tròchơi này, nhưng so với các loại trò chơi mới thì dường như tỉ lệ là ngày cànggiảm Tình hình đó làm cho trẻ mẫu giáo dần dần lãng quên các trò chơi dângian truyền thống của dân tộc Vì vậy, cần đưa thêm các trò chơi vận độngdân gian vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo góp phầnnâng cao chất lượng công tác chăm sóc và giáo dục trẻ thơ, đặc biệt là côngtác giáo dục thể chất cho trẻ, đồng thời khôi phục và phát triển vốn văn hóatruyền thống quý báu của dân tộc [31]

Trang 13

Tác giả Phạm Ngọc Viễn đã nêu một số ý kiến về triển vọng sử dụngcác trò chơi vận động dân gian làm phương tiện giáo dục thể chất cho họcsinh Trên cơ sở phân tích nguồn gốc, bản chất của trò chơi vận động dângian, tác giả cho rằng, trò chơi vận động dân gian là một nhu cầu tự nhiên,một hình thức văn hóa thể chất dân gian của người Việt Nam Trò chơi đó cólịch sử lâu đời hơn bất kỳ một môn nghệ thuật nào Ngay từ khi ra đời, nó đã

là một hình thức truyền dạy kinh nghiệm lao động, là phương tiện thỏa mãnnhu cầu vận động cơ bắp, tiếp nhận thông tin và nghỉ ngơi, giải trí của conngười Trong quá trình phát triển, trò chơi vận động dân gian ngày càng có tácdụng giáo dục thể chất, trở thành một hoạt động tương đối độc lập, mang tinhthần thượng võ

Vai trò của trò chơi vận động dân gian được xem như là một phươngtiện giáo dục góp phần phát triển thể lực, phát triển toàn diện nhân cách trẻ đãđược nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu Tuy nhiên rất hiếm cáccông trình nghiên cứu vai trò của trò chơi vận động dân gian đối với việc kíchthích tính tích cực vận động cho trẻ, đặc biệt là tác động đến tính tích cực vậnđộng dành cho trẻ thừa cân Đa số các công trình nghiên cứu về trẻ thừa cânchỉ đưa ra kết luận chung chung là: một trong những nguyên nhân của thừacân là do nếp sống ít vận động làm tăng nguy cơ thừa cân, vì thế cần khuyếnkhích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi và thể lực của trẻ, nhất là các trò chơivận động, trò chơi vận động dân gian, tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời…[32]

Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ ra được vai tròcủa trò chơi vận động dân gian quan trọng như thế nào đối với trẻ thừa cân vàphương pháp, biện pháp tổ chức như thế nào cho phù hợp đối với trẻ thừa cân

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lýluận, từ đó đề xuất một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ

Trang 14

mẫu giáo 5 – 6 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian với hivọng góp phần bổ sung một phần nhỏ vào việc kích thích tính tích cực vậnđộng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thừa cân.

1.2 Cơ sở lý luận của biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo thừa cân 5-6 tuổi thông qua trò chơi dân gian

1.2.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi

- Đặc điểm chú ý của trẻ:

Ở giai đoạn này, khả năng chú ý của trẻ đang phát triển mạnh mẽ.Nhưng sự thay đổi cơ bản của chú ý ở lứa tuổi này là ở chỗ trẻ bắt đầu biếtđiều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của mình vào những đốitượng nhất định, có nghĩa là chú ý có chủ định bắt đầu được hình thành Khảnăng chú ý của trẻ đã được phát triển trên nền tảng của tính chủ động, biếthướng vào ý thức của mình về các đối tượng cần cho vui chơi, học tập, laođộng… Tuy nhiên, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế Trẻ thường chú ýđến những đối tượng mà nó gây ra một kích thích mạnh, một sự ngạc nhiênđối với trẻ Trẻ có thể phân phối chú ý của mình lên nhiều đối tương cùng mộtlúc (có thể 2-5 đối tượng) Tuy nhiên, khả năng phân phối sự chú ý này chưabền vững, dễ dao động, đặc biệt là trong những hành động quan sát qua tranhảnh, mô hình…

- Đặc điểm tri giác của trẻ:

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, năng lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển mạnh.Nhưng trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế Trẻ thường ghi nhớ những

gì gây hứng thú, mang ấn tượng mạnh cho trẻ Trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi vẫnmang đặc trưng của trí nhớ trực quan hành động Những công trình nghiêncứu của tâm lý và giáo dục học đã chỉ ra rằng: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với sựvật, hiện tượng mà chúng tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ, gây ấn tượngsâu sắc làm trí nhớ của trẻ phát triển

Trang 15

- Đặc điểm tư duy của trẻ:

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có bước phát triển mới về tư duy Để giải quyếtcác bài toán thực tế, trẻ đã biết huy động vốn kinh nghiệm sống của mình, biếtphân tích, phán đoán, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa để thu nhậnnhững thông tin sâu sắc hơn về sự vật, hiện tượng, biết tìm hiểu mối liên hệphụ thuộc giữa chúng – tức là trẻ đã biết tư duy

Sự phát triển tư duy của trẻ trong độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, vềthao tác và thiết lập được những quan hệ giữa sự vật và hiện tượng, giữathông tin cái cũ và cái mới, giữa cái xa và gần Khả năng phân tích tổng hợpkhông chỉ dừng lại ở hành động thao tác với sự vật mà bằng cả ngôn ngữ

Ở trẻ 5-6 tuổi đã có những khái niệm trừu tượng: Ngoan, hư, tốt, xấu…Các phẩm chất của tư duy và chức năng hành động của nó như tính mục đích,độc lập, sáng tạo, tính linh hoạt, khách quan, mềm dẻo… được phát triểnthông qua các hoạt động của trẻ

Ở trẻ 4-5 tuổi đã xuất hiện tư duy trực quan trừu tượng nhưng ở trẻ 5-6

tư duy trực quan hành động vẫn diễn ra Tuy nhiên, tùy vào từng hoạt động

mà ở trẻ phát triển tư duy hình ảnh trực quan hay tư duy trừu tượng Do ngônngữ của trẻ phát triển, những nhận xét, suy luận, đánh giá của trẻ không hoàntoàn theo ý nghĩa chủ quan, giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan hơn.Kiểu tư duy trực quan hình tượng không đáp ứng được nhu cầu nhận thứcđang phát triển mạnh, nên bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan hìnhtượng còn xuất hiện một kiểu tư duy mới: đó là tư duy trực quan sơ đồ, mộtkiểu tư duy mới của tư duy trực quan hình tượng Kiểu tư duy này tạo ra chotrẻ một khả năng phản ánh những mối quan hệ tồn tại khách quan, không bịphụ thuộc hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ Sự phản ánhnhững mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thứcvượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu những vật riêng rẽ với những thuộc

Trang 16

tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát Đây là một thành tựulớn của sự phát triển tư duy của trẻ Nó cho phép đi sâu vào những mối quan

hệ phức tạp của sự vật hiện tượng và mở ra khả năng nhìn thấy mặt bản chấtcủa sự vật hiện tượng mà tư duy trực quan hình tượng không cho phép Đây làdạng trung gian quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên kiểu tư duymới khác về chất: tư duy logic – kiểu tư duy phát triển ở lứa tuổi học sinh.[37]

Ngoài những đặc điểm về chú ý, tri giác, trí nhớ, tư duy, quá trình nhậnthức của trẻ còn chịu ảnh hưởng của các đặc tính như: trí tưởng tượng, đặcđiểm xúc cảm tình cảm…Tất cả những yếu tố trên đều chi phối đến tính tíchcực của trẻ Vì vậy, các nhà giáo dục cần nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổicủa trẻ để có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nội dung, phươngpháp, phương tiện, các hình thức tổ chức giáo dục trẻ một cách khoa học, hợp

lý nhằm kích thích trẻ tích cực vận động

1.2.2 Đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi

Trước hết, chúng ta thấy rằng cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và pháttriển Quá trình lớn lên và phát triển gồm những biến đổi về số lượng và chấtlượng có liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau Quá trình lớnlên và phát triển này theo chiều hướng đi lên Nó diễn biến ở trong cơ thể củađứa trẻ qua từng giai đoạn phát triển nhất định Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, sự pháttriển cơ thể được thể hiện ở những đặc điểm sau:

Hình thái cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, chiều dài chi tăng dần nên

cơ thể trẻ cao nhanh, hình dáng tròn trĩnh bị mất dần đi, sự tăng trọng lượngcủa cơ thể chậm lại

* Hệ thần kinh: Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ não, hoạtđộng của thần kinh cao cấp phát triển nhanh Các phản xạ có điều kiện hìnhthành nhanh chóng trong suốt giai đoạn ở lứa tuổi này theo xu hướng tăng

Trang 17

dần Não của trẻ 6 tuổi nặng 1300 gam nghĩa là nặng hơn 3 lần so với não củatrẻ sơ sinh Kích thước của não tiếp tục tăng, tế bào vỏ não tiếp tục phân hóa.

Sự trưởng thành của tế bào thần kinh của đại não kết thúc Chức năng điềukhiển của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấyhành vi của trẻ có tính tổ chức hơn Trong mối quan hệ chức năng thì hệ thầnkinh mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lý diễn ra chưa đầy đủ

Do vậy, cần phải tạo cho trẻ những điều kiện thuận lợi nhất để dễ dàng hoànthiện chúng

* Hệ cơ – xương: Quá trình phát triển hệ cơ, xương diễn ra nhanh, xươngvẫn còn có tinh chất đàn hồi cao, xương sống và các xương khác còn mềmyếu, vì trong đó còn chứa nhiều tổ chức sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt,dây chằng dễ bị giãn, các gân còn yếu Quá trình cấu tạo xương chưa kết thúc,mặc dù sự cung cấp máu ở xương của trẻ tốt hơn người lớn Tất cả nhữngđiều đó tạo điều kiện để sự vận động của trẻ phát triển Sự tác động hợp lýcủa giáo dục thể chất sẽ có tác dụng không chỉ đối với hệ thống các chức năng

cơ thể mà còn có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển hệ xương, dây chằng, khớp

và tư thế của trẻ

* Hệ tuần hoàn: Ở trẻ mẫu giáo, đường kính động mạch tương đối rộng,nhưng kích thước tuyệt đối của tim rất nhỏ Theo đó, ở trẻ rất dễ xuất hiệnhiện tượng khó thở và loạn nhịp tim Sức co bóp cơ tim trẻ còn yếu, mỗi lần

co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít nhưng mạch đập nhanh hơn ởngười lớn Điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện nên nhịp co bóp

dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận độngkéo dài Tuy nhiên, khi được nghỉ ngơi thì tim phục hồi nhanh chóng

Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đa dạng hóacác dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phốihợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng

Trang 18

* Hệ hô hấp: Trong quá trình phát triển cơ thể, cơ quan hô hấp khôngnhững chỉ tăng kích thước mà còn kết thúc sự hình thành bên trong củachúng Sự cấu tạo của tổ chức phổi chưa phát triển đầy đủ khi trẻ dưới 6 tuổi,các phế quản, các ngách mũi còn nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc không khívào phổi, cơ hoành ở cao làm hạn chế sự giãn nở lồng ngực khi thở So vớingười lớn thì trẻ thở nông và gấp hơn Tần số hô hấp của trẻ ở lứa tuổi này là

26 – 28 lần/phút Do vậy, cần cho trẻ tập thở sâu và tập thể dục ngoài trời ởnhững nơi ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, không khí trong lànhphù hợp với điều kiện thích ứng của trẻ

Hệ trao đổi chất: Trao đổi chất là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển bình thường và trạng thái sức khỏe của cơ thể trẻ Trong thời kỳnày, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượngtiêu hao và cung cấp các chất để kiến tạo các cơ quan và mô Các quá trìnhtrao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn so với người lớn

Trạng thái sức khỏe chung của trẻ đã dần dần thích nghi với các điềukiện xung quanh Việc thực hiện chế độ sinh hoạt có khoa học, điều kiện tựnhiên, vệ sinh dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ.Hướng chủ yếu của quá trình giáo dục thể chất là làm đảm bảo cho trẻ trạngthái thần kinh – tâm lý bình thường, tạo cảm xúc tốt, phát triển khả năng vậnđộng cần thiết trong cuộc sống của trẻ

Các bài tập thể dục có hệ thống có tác dụng nâng cao trạng thái hoạtđộng của hệ thần kinh trung ương, hạ thấp sự căng thẳng của hệ tim mạch, hệ

hô hấp, hệ vận động và nâng cao mức độ chuẩn bị thể lực cho trẻ

Các nhà sinh lý học cho rằng, vận động là nhu cầu tự nhiên sống còn vàcần thiết của con người Các bác sĩ cho rằng: thiếu vận động trẻ em không thểlớn lên khỏe mạnh, những trẻ ít vận động thường kém phát triển về thần kinhtâm lý và vận động, thường hay bị bệnh Nhiều nhà khoa học cho rằng sự tích

Trang 19

cực vận động và các nhu cầu sinh lý vận động của cơ thể được xác địnhkhông chỉ theo lứa tuổi mà còn tùy theo mức độ tự lực của trẻ, đặc điểm tâm

lý riêng của hệ thần kinh trung ương, tình trạng sức khỏe và phụ thuộc nhiềuvào môi trường bên ngoài như: khí hậu, vệ sinh, sinh hoạt xã hội

Các nhà giáo dục Liên Bang Nga trong chương trình Star đã khẳng định:Trẻ ít vận động sẽ dẫn đến sự rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể,giảm khả năng làm việc và sức mạnh của cơ bắp, làm sai lệch tư thế, làm lòngbàn chân bẹt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, khả năng phối hợpvận động và các tố chất thể lực

1.2.2 Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5 – 6 tuổi

Khi trẻ 5 – 6 tuổi, các vận động của trẻ bước đầu đã đạt mức độ chínhxác, nhịp nhàng, nhịp điệu ổn định Trẻ đã biết phối hợp hoạt động của mìnhvới tập thể, có thể thực hiện những động tác quen thuộc bằng nhiều cáchtrong thời gian dài hơn với lượng vận động lớn hơn Nhìn chung, các vậnđộng của trẻ đã dần đi đến hoàn thiện

Vận động đi: Nhịp điệu đi đã ổn định, tay chân đã phối hợp nhịp nhàng.Vận động chạy: Trẻ đã có phản xạ nhanh hơn với các hiệu lệnh Bướcchân chạy gần như người lớn Chạy đúng hướng Nhịp điệu các bước chân ổnđịnh, kết hợp tay chân tốt Lứa tuổi này đã thấy rõ sự khác nhau giữa trai vàgái trong thành tích chạy

Đi thăng bằng trên ghế: Thích thú tham gia bài tập, trẻ đi nhanh, giữđược thăng bằng

Trang 20

Ném bóng trúng đích: Xác định được hướng ném đúng, trẻ đã biết dùng

“động tác ngắm” để ném cho trúng đích nhưng về mặt xác định khoảng cáchvẫn còn yếu nên bóng thường rơi xung quanh đích cách từ 15 – 20cm

Ném xa: Trẻ đã biết phối hợp lực đẩy của thân và tay, hướng ném thẳng.Bật cao tại chỗ và bật cao không đà: Đã biết phối hợp vận động khinhảy, tay đã góp phần vào việc thúc đẩy lực nhảy Khi tiếp đất đã nhẹ nhànghơn và đã biết co đầu gối để giảm xốc nhưng đặt cả bàn chân xuống sàn, chưabiết chuyển từ mũi bàn chân đến gót chân

Bò dích dắc: Định hướng vận động chính xác Phối hợp tay chân, thânmình linh hoạt, tránh chướng ngại vật khéo léo, nhưng vẫn còn có trẻ chạmchướng ngại vật Đó là những trẻ quá hiếu động, thực hiện bài tập không cẩnthận, chủ quan

Từ 5 tuổi, quá trình hình thành những thói quen vận động ở trẻ đã đượcphát triển nhanh Ở tuổi này những điều kiện cần thiết đã có, thể hiện dễ thấynhất là sự thay đổi tỉ lệ của thân thể, tạo ra tư thế vững chắc, cảm giác thăngbằng được hoàn thiện, sự phối hợp vận động trên cơ sở hoàn thiện các chứcnăng của hệ thần kinh được tốt hơn và có thêm các kinh nghiệm, lực cơ bắpđược tăng lên

Quan sát trẻ đi bộ, ta thấy có sự phối hợp của chân và tay, thân vữngvàng, bàn chân bước khỏi mặt đất đã nhịp nhàng Động tác nhảy đã hoànthiện với một niềm tin lớn, nhảy và tiếp đất nhẹ nhàng Động tác chạy, bò vàném của trẻ được hoàn thiện rõ nhất Trẻ thực hiện động tác tự tin và chínhxác Khả năng ước lượng bằng mắt, sự khéo léo, khả năng phối hợp trong khivận động cũng được phát triển

Trang 21

Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, việc cũng cố tốt hơn nữa về thể lực, sức khỏe vàcác vận động của trẻ còn có ý nghĩa giúp trẻ chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đihọc ở trường phổ thông Ở tuổi này trẻ có khả năng thực hiện tốt tất cả cácvận động cơ bản, có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, có khả năngquan sát tốt hơn, và nhớ lại các động tác nhiều hơn Nhiệm vụ của giáo dụcphát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi là nhằm giúp củng cố và phát triển tốt kĩnăng vận động, góp phần tăng cường sức khỏe, tăng cường sự tham gia củatrẻ vào mọi hoạt động, góp phần phát triển và chuẩn bị tốt cho trẻ vào trườngphổ thông.

1.2.2 Tính tích cực vận động của trẻ

1.2.2.1 Định nghĩa tính tích cực

Bàn về tính tích cực, Ph.Ăngghen cho rằng: “tính tích cực là đặc tínhchung, là sự tự vận động của mọi sinh vật sống, tính tích cực vừa là nguồngốc duy trì hoặc biến đổi các mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vậtvới thế giới xung quanh, vừa mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điềuchỉnh, thích nghi với thế giới xung quanh ấy”

Phát triển học thuyết Mác – Ăngghen, V.I.Lênin quan niệm: tính tíchcực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với thế giới xung quanh, là khả năng củacon người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu, năng lựccủa họ thông qua các mối quan hệ xã hội

Như vậy, dưới góc độ triết học thì tính tích cực có nguồn gốc từ cácyếu tố bên trong và cả yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai tròquyết định và có ý nghĩa đối với việc tạo ra hiện thực khách quan rồi biến đổi,tạo ra hiện thực khách quan đó [10]

Theo từ điển ngôn ngữ, tâm lý học của các nước thì thuật ngữ tính tíchcực được xem xét gắn liền với hoạt động, với các hoạt động bên ngoài của

Trang 22

chủ thể, là điều kiện thúc đẩy, tạo ra và làm biến đổi hoạt động Nó bao hàmtính chủ động, chủ định có ý thức của chủ thể và nó đối lập với tính bị động.

Dưới góc độ tâm lý, các tác giả A.N.Leonchiev, A.A.Liublinxkaia,L.F.Khalamov xem xét tính tích cực như một phẩm chất của cá nhân gắn liềnvới hoạt động

PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng hoạt động bao giờ cũng do chủthể tiến hành, tính chủ thể bao hàm trước tính tích cực Con người là chủ thểhoạt động, đồng thời con người càng tích cực hoạt động thì chủ thể càng pháttriển cao và do đó con người sẽ dần dần hoàn thiện

Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Tính tích cực gắn với hoạt động và trạng thái hoạt động của chủ thể; tính tích cực bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển.

1.2.2.2 Tính tích cực vận động

Tính tích cực vận động là một biểu hiện của tính tích cực Đó là sự nỗlực của chủ thể nhằm đạt hiệu quả cao khi giải quyết nhiệm vụ vận động Tínhtích cực vận động thể hiện rõ nét ở lượng vận động, chủ động và sáng tạo

- Cường độ vận động dùng để chỉ đặc tính của các tác động vào thờiđiểm cụ thể, độ căng thẳng về các chức năng của cơ thể, độ lớn mỗi lần nỗ lực(ra sức)

Trang 23

Trong các động tác mang tính chất chu kỳ, nhân tố ảnh hưởng đếncường độ trước hết là tốc độ vận động, sau đó là đến các phụ tải Còn trongcác động tác không mang tính chu kỳ, cường độ phụ thuộc vào độ phức tạp,

sự phối hợp các động tác, tư thế bắt đầu, kết thúc, phương hướng vận động,các kích thích và trọng lượng dụng cụ luyện tập, trọng lượng hoặc sức đốikháng và trình độ của đối thủ, mức độ căng thẳng thần kinh – cơ cần thiết đểđạt hiệu quả cao trong vận động

- Khối lượng vận động là tổng số lần hoạt động thể lực và các thông sốtương tự khác và thời gian tác động dài hay ngắn trong các buổi tập

Trang 24

Do vậy, muốn tăng (hoặc giảm) lượng vận động, ta có thể:

+ Tăng (hoặc giảm) cường độ

+ Tăng (hoặc giảm) khối lượng

+ Cùng một lúc tăng (hoặc cùng giảm) cả cường độ và khối lượng.Các chỉ số tối đa của cường độ và khối lượng có mối tương quan tỉ lệnghịch với nhau Lượng vận động có cường độ tối đa chỉ có thể kéo dài vớithời gian ngắn Ngược lại, lượng vận động có khối lượng tối đa chỉ có thể thựchiện với cường độ thấp Như vậy, khi cường độ luyện tập càng cao thì khốilượng có thể đạt được càng nhỏ và ngược lại Còn khi luyện tập với cường độtrung bình thì khối lượng vận động có thể đạt tới những trị số lớn hơn

Sự tăng, giảm vận động phải trong giới hạn cho phép, theo nguyên tắctăng dần từ thấp đến cao Ngoài ra còn cần chú ý đến đặc điểm tâm lý [5]

* Chủ động vận động là trạng thái làm chủ được vận động của mình,

không để tình thế hoặc đối phương chi phối

Chủ động vận động biểu hiện qua 2 yếu tố: tập trung và tự giác

Ngoài ra, chủ động còn phụ thuộc vào mức độ lôi cuốn của hoạt động,hứng thú với vận động

* Sáng tạo vận động tức là tìm ra cách giải quyết mới, không bị gò bó,

phụ thuộc vào các yếu tố khác

Không tích cực vận động, nghĩa là ít vận động sẽ dẫn đến bệnh timmạch, nghẽn mạch máu Ở trường mầm non, không nên để trẻ phải giữ tư thếtĩnh quá sức

Phát huy tính tích cực trong luyện tập của trẻ chính là tạo điều kiện đểtrẻ có hứng thú thực sự trong luyện tập, phải lựa chọn hình thức, phương pháp

đa dạng, tránh đơn điệu dễ gây buồn, chán

Trong lứa tuổi mầm non, cần phải đảm bảo chế độ tối ưu của tính tíchcực vận động, làm cho chức năng của vận động phát triển đúng

Trang 25

Do những tác động giáo dục của người lớn, các vận động thích hợp vớilứa tuổi của trẻ được phát triển, đồng thời nhu cầu thực hiện các vận động ấycũng hình thành.

Tính tích cực vận động của trẻ phụ thuộc vào những đặc điểm giáo dụcthể chất Khi lựa chọn các phương pháp dạy học, phải tính đến ý nghĩa củacác động cơ hoạt động vận động Trong các bài tập trò chơi có yếu tố thi đua,trẻ em thường huy động khả năng vận động của mình và đạt kết quả cao hơn

so với bài tập thông thường

Điều kiện cơ bản của tính tích cực vận động của trẻ là sắc thái tình cảmtích cực trong hoạt động vận động của chúng, điều này được đảm bảo bằngmức độ dễ tiếp thu – vừa sức của các bài tập đối với trẻ

Thái độ của giáo viên ảnh hưởng đến trạng thái tình cảm của trẻ Việcđộng viên, khuyến khích, đánh giá khéo léo mục đích là làm cho trẻ mongmuốn hiểu rõ nhiệm vụ đặt ra và tìm cách thực hiện được tốt nhất

Những điều kiện thiên nhiên, nơi tập, dụng cụ thể dục thể thao, quan hệtốt giữa trẻ em với nhau, sự hướng dẫn khéo léo của giáo viên cũng ảnhhưởng rất lớn đối với sự hoạt động độc lập của trẻ.[26]

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng, tính tích cực vận động củatrẻ mẫu giáo được thể hiện bằng các chỉ số sau:

- Hứng thú bền vững với nhiệm vụ vận động được đặt ra trong trò chơi.

- Độc lập, chủ động trong việc giải quyết nhiệm vụ vận động trong trò chơi.

- Nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ vận động

trong trò chơi

1.2.3 Trẻ thừa cân

1.2.3.1 Khái niệm

Trang 26

Theo Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO – tiếng Anh, OMS – tiếng Pháp)

thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao, còn béo

phì là tình trạng tích mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ haytoàn thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

1.2.3.2 Nguyên nhân gây thừa cân

* Nuôi trẻ không đúng cách

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ cần ăn dư 70 Calo/ngày, số nănglượng dư ra này được cơ thể tích lũy dưới dạng mô mỡ, mỗi ngày tích lũy một

ít, dần dần sẽ dẫn tới tăng cân → thừa cân → béo phì

Nguyên nhân và cơ chế thừa cân được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Thừa cân, béo phì thường gặp ở trẻ “háu ăn”, ăn nhiều, thích ăn thịt

mỡ, những món xào, rán, mật, nước ngọt…và thói quen ăn nhiều vào buổi tối

DỰ TRỮ MỠ

HOẠT ĐỘNG Năng lượng cung cấp

(Nguồn W.H.O Consultation on Obesity - 1998

Trang 27

Trong quá trình hoạt động, mỡ trong cơ thể thường giảm, khối cơ bắp tăngdần lên Trẻ ít vận động làm tích lũy mỡ, hạn chế sự phát triển của cơ bắp.

* Yếu tố gia đình

Kiến thức cha mẹ: cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con là một trong

những yếu tố làm tăng nguy cơ thừa cân ở trẻ Kết quả nghiên cứu cho thấy:67,7% bố mẹ có con thừa cân tỏ ra tự hào khi thấy con mình to béo hơnnhững trẻ khác, 75% phụ huynh có con thừa cân mà không biết, 9,7% cha mẹ

có con thừa cân vẫn cho trẻ ăn theo ý thích

Yếu tố di truyền: trong gia đình có cả cha và mẹ béo phì, khả năng thừa

cân của trẻ cao hơn Nghiên cứu những cặp cha mẹ có cân nặng bình thường

và những cặp cha mẹ béo phì cho thấy: 9% trẻ thừa cân là con của 2 cha mẹbình thường, 41% trẻ thừa cân là con của cha và mẹ đều béo phì

Các yếu tố về kinh tế xã hội: ở các đô thị, trẻ thường được đưa đónbằng xe máy, ở trường ngồi ì trong lớp, về nhà không có khoảng trống đểchơi Do vậy, trẻ bị hạn chế vận động, trong điều kiện ăn uống “dư thừa” dẫnđến trẻ bị thừa cân

1.2.3.3 Những dấu hiệu nhận thấy trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì

- Phù: hội chứng thận hư, suy tim, xơ gan…

- Hội chứng Cushin: lớp mỡ tập trung ở vùng trung tâm (mặt, cổ, thân)

- Khối u mỡ: không tăng cân, khối u khu trú ở 1 vị trí, có thể to gâybiến dạng…

Bảng 1.1 Phân loại theo chỉ số BMI

* Những dấu hiệu nhận thấy trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì

Thực ra, trước khi trẻ bị béo phì luôn có những dấu hiệu rất cụ thể Tuy

Trang 28

nhiên, do không biết và đôi khi không chú ý nên những dấu hiệu này dễ bị bỏqua Những dấu hiệu cụ thể đó là:

- Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm Nếu việc này xảy ra nhanh trong

một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì nên xem chừng, vì chiều hướng béophì chắc chắn đã đến rất gần

- Thích ăn những món ngọt,béo Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được

cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềmhay xúp nhiều nước béo… Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơthể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăngcân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác

- Không chịu ăn rau Hầu như trẻ nào không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo

phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo nănglượng (béo, ngọt, đạm) Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau nonhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡngrất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ Chất xơ trong rau củ,trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêuhóa và giảm lượng chất béo được hấp thụ

- Thức khuya, ăn tối muộn Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị

béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ

có thể trạng bình thường Trẻ béo phì thường thức khuya để xem tivi, mắtkhông ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng.Thức khuya làm trẻ đói và cần thêm một bữa ăn nữa Ăn một bữa khuya giàunăng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng choviệc tạo mỡ dự trữ

- Tăng cân nhiều mỗi tháng và liên tục: Tất cả những nguyên nhân gây

béo phì nêu trên đưa đến kết quả là số cân nặng hàng tháng của trẻ đạt được

Trang 29

nhiều hơn sự phát triển bình thường Trẻ trên 1 tuổi thường tăng trung bìnhmỗi tháng khoảng 200 - 300g Nếu trẻ tăng trên 0,5 kg/tháng và giữ mức nàytrong nhiều tháng liên tục thì nguy cơ thừa cân rất cao Đường biểu diễn cânnặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng sẽ cao vọt lên dạng thẳng đứng là hìnhảnh rõ rệt nhất về khả năng thừa cân.

* Làm thế nào để xác định trẻ thừa cân, béo phì?

Hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau để xác định trẻ có thừa cân, béophì hay không Song tại cộng đồng, người ta chủ yếu dựa vào cân nặng vàchiều cao và phổ biến nhất là các cách tính sau:

- Cách tính dựa theo Biểu đồ tăng trưởng

+ Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới (áp dụng cho cảtrẻ em Việt Nam)

+ Biểu đồ tăng trưởng CN (cân nặng) theo tuổi hay CC (chiều cao) theotháng tuổi

- Cách tính dựa vào bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ tiêu CN/CC

Theo WHO: SD là độ lệch chuẩn so với Quần thể tham khảo NCHScủa Mỹ (NCHS: National Centre for Health Statistic)

- Cách tính dựa vào chỉ số cơ thể (BMI) cho trẻ từ 0 – 19 tuổi.

BMI là chỉ số cơ thể đã được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng từ nhiều năm nay như một cách đơn giản nhất về mặt lâm sàng trong việc đánh giá tình trạng

cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không

BMI = W (kg) / H2 (m)(W: Trọng lượng cơ thể; H: Chiều cao)

BMI được sử dụng như một công cụ sàng lọc để xác định xem cân nặng

và chiều cao của trẻ có phù hợp với tuổi và giới tính của đứa trẻ đó hay không

Trang 30

CDC và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo sử dụng BMI để cảnhbáo cho tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em bắt đầu từ 0 – 19 tuổi.

Bảng 1.2 Chuẩn dinh dưỡng cho trẻ 0 – 5 tuổi của WHO

z-score Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số tăng trưởng BMI/tuổi

Chú thích: *: Trên 1SD cho thấy nguy cơ thừa cân có thể xảy ra.

Bảng 1.3 Chuẩn dinh dưỡng người từ 5 – 19 tuổi của WHO

z-score Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số tăng trưởng BMI/tuổi

Trang 31

1.2.3.4 Ảnh hưởng của thừa cân đến sự phát triển của trẻ

- Thừa cân, béo phì ở tuổi càng nhỏ thì càng nghiêm trọng và khó điềutrị hơn so với lứa tuổi lớn

- Thừa cân, béo phì thường làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ.Các bệnh thường gặp là:

+ Tăng lipit trong máu

+ Bệnh xương khớp

+ Bệnh về hô hấp

+ Bệnh về cao huyết áp

+ Bệnh tim mạch

+ Rối loạn giấc ngủ

Thừa cân, béo phì ở trẻ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng khitrưởng thành do nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái đường, ung thư…

Một số nghiên cứu cho thấy 75% trường hợp béo phì ở trẻ em tồn tạiđến khi trưởng thành

Thừa cân, béo phì làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và khả nănghọc tập của trẻ Trẻ thừa cân, béo phì thường chậm chạp, vụng về, hay bị bạn

bè trêu chọc, do vậy trẻ thường mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập với bạn bè cùnglứa tuổi

1.2.3.5 Một số biện pháp tránh thừa cân

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý Khuyến khích bữa ăn truyền thống củagia đình, nên ăn đúng bữa, không ăn vặt

- Khuyến khích trẻ ăn rau quả tươi ngay từ nhỏ

Trang 32

- Khi chế biến thức ăn cho trẻ, tránh cho quá nhiều dầu mỡ.

- Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi và thể lực của trẻ,nhất là các trò chơi vận động, trò chơi tập thể (chơi bóng, đuổi bắt…), tròchơi dân gian (cướp cờ, mèo đuổi chuột, kéo co…) Nên tổ chức các hoạtđộng vui chơi ngoài trời, tạo điều kiện cho trẻ được chạy nhảy, vui đùa…

- Xây dựng nếp sống nǎng động, hạn chế xem ti vi và các trò chơi điện

tử, tránh đi ngủ muộn [32]

1.2.4 Trò chơi vận động dân gian

Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo ra từ thựctiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi qua nhiều thế hệ,nhằm thỏa mãn những nhu cầu đa dạng về vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa

và phát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người

1.2.4.1 Khái niệm trò chơi vận động dân gian

Trò chơi vận động dân gian là những trò chơi dân gian có sự vận động,đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo những quy ước của cuộc chơi và

có sự phân định hơn – kém, thắng – thua, được – hỏng [31]

1.2.4.2 Đặc điểm của trò chơi vận động dân gian ở trẻ mẫu giáo

Đặc điểm cơ bản của trò chơi vận động dân gian ở trẻ mẫu giáo là luậtchơi của mỗi trò chơi chỉ mang tính ước lệ, tạm thời: Trong quá trình chơi,tùy theo tình hình cụ thể, tùy theo trình độ, khả năng của mình, trẻ có thể sángtạo, thêm hay bớt những quy ước đó để trò chơi ngày càng hấp dẫn hơn Vìvậy, cùng một trò chơi nhưng trẻ ở mỗi nơi sẽ chơi theo một cách riêng, thậmchí ở mỗi lần chơi, trẻ cũng có những quy ước rất khác nhau Đó chính là yếu

tố làm cho trò chơi vận động dân gian thêm sinh động và ngày càng đa dạng

Số trẻ chơi trong các trò chơi vận động dân gian không cố định, có thể chỉ vàitrẻ, cũng có thể cả nhóm, cả lớp cùng chơi Thời gian chơi dài hay ngắn cũng

do trẻ tự quyết định, vui thì chơi nhiều lần, không vui thì chơi ít hoặc chuyểnsang trò chơi khác Chỗ chơi và dụng cụ chơi trong các trò chơi vận động dân

Trang 33

gian cũng rất linh hoạt, dễ tìm Trẻ có thể chơi ở mọi nơi, mọi chỗ Tất cảnhững đặc điểm đó làm cho trò chơi vận động dân gian sớm trở nên thânthuộc đối với trẻ.

Một điều dễ nhận thấy là đồ chơi trong các trò chơi vận động dân gianrất phổ biến trong thiên nhiên, gần gũi với cuộc sống của trẻ nhỏ, đó là cỏcây, hoa lá, các loại quả, hột, hạt, sỏi đá, que, gậy tất cả đều có thể dễ dàngtrở thành đồ chơi của trẻ Đặc biệt, bằng trí tưởng tượng phong phú và sángtạo, trẻ có thể coi chính bản thân mình là đồ chơi trong các trò chơi như: rồngrắn lên mây, thả đỉa ba ba, nu na nu nống, mèo đuổi chuột, chồng nụ chồnghoa Vì vậy, sự hóa thân, đóng vai trong các trò chơi mà không cần đến đồchơi cũng là một đặc điểm cơ bản của trò chơi vận động dân gian

Một nét đặc biệt nữa của trò chơi vận động dân gian là hầu hết các tròchơi đều gắn liền với những bài đồng dao Đó là những câu vần vè ngắn gọn,

có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi

Đồng dao là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghépvới nhau, không theo một logic nào cả Nhưng chính vì thế mà nó lại trở nênhấp dẫn đối với trẻ em Mỗi một bài đồng dao chỉ có giá trị trong một trò chơi

cụ thể chứ nó không tồn tại độc lập ngoài trò chơi Nó là yếu tố ngôn ngữ bổsung cho trò chơi Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lạimãi không bao giờ hết, ngôn ngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là những câuchắp vá vào nhau một cách ngẫu nhiên mà khi đọc lên nghe thuận miệng, vuitai, gây thêm hào hứng cho trẻ em khi chơi

Cái logic của đồng dao chính là cái logic của trò chơi, không thể bắt nótheo logic của hiện thực Nếu lấy một bài đồng dao ra mà phân tích ý nghĩa của

nó, ta sẽ thấy sự vô lý đến mức không thể hiểu nổi Chẳng ai có thể giải thíchđược: “chi chi chành chành”, “cái đanh thổi lửa” là gì? Tại sao lại “cái cốngnằm trong” còn “con ong nằm ngoài”, “củ khoai chấm mật” với “phật ngồi

Trang 34

phật khóc” ? nhưng chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư duy nhảy cóc đólại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa các em bước vào thế giới trò chơi, kháchẳn với thế giới bên ngoài Nếu đồng dao được tổ chức chặt chẽ như một bàidân ca, một bài thơ thì yếu tố trò chơi, nhất là trò chơi trẻ em sẽ không còn nữa.

Có thể nói, với những đặc điểm đó, những lời đồng dao trong các tròchơi vận động dân gian thực sự phù hợp với trẻ em, bởi trẻ vốn tiếp thu mọi

sự vật, hiện tượng bằng ấn tượng chứ không phải bằng lí luận Trái vớiphương pháp ấy, chúng ta sẽ không thành công

1.2.4.3 Cấu trúc của trò chơi vận động dân gian

Mỗi trò chơi vận động dân gian gồm có 3 bộ phận có mối liên quanchặt chẽ với nhau, đó là nội dung chơi, luật chơi và hành động chơi

+ Nội dung chơi (nhiệm vụ vận động): Đây là thành phần cơ bản củatrò chơi, bao gồm những nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện trong quátrình chơi Nội dung chơi rất phong phú, đa dạng, có nội dung phát triển vậnđộng tạo cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay, có nội dung rèn sự nhanh nhẹncủa tay, chân trong các hoạt động vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy

+ Hành động chơi: Đó là hệ thống những thao tác vận động mà trẻ phảithực hiện trong quá trình chơi Trong quá trình trẻ thực hiện những thao tácvận động đó thường có kèm theo những bài đồng dao có vần, có điệu để tạokhông khí vui tươi phù hợp với từng trò chơi Việc thực hiện hành động chơi

sẽ giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng vận động cơ bản, rèn luyện những tố chất thểlực trong những điều kiện khác nhau

+ Luật chơi: Đó là những quy định mà trẻ phải tuân theo khi chơi Mỗitrò chơi cụ thể đều có luật chơi riêng Tuy nhiên, luật chơi không phải lànhững luật lệ quá chặt chẽ, cứng nhắc buộc trẻ phải tuân theo một cáchnghiêm ngặt mà là những điều quy định cốt để trẻ hành động sao cho thựchiện được nhiệm vụ vận động mà nội dung chơi đã định ra Trong mỗi trò

Trang 35

chơi vận động dân gian, do có luật chơi quy định sẵn nên hành động chơi đòihỏi phải rõ ràng, vì nếu người chơi không thực hiện đúng luật chơi sẽ dễ dàng

Tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các nhóm cơ của trẻ sẽđược rèn luyện, các quá trình trao đổi chất được tăng cường Đồng thời khichơi, trẻ phải tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ được

sự mệt mỏi Bên cạnh đó, những trò chơi vận động dân gian còn có tác dụngtốt đến hệ thần kinh, làm cho các quá trình hưng phấn và ức chế được hoànthiện và cân bằng Đây chính là điều kiện để hoàn thiện thói quen vận độngcủa trẻ

- Trò chơi vận động dân gian là phương tiện để phát triển trí tuệ chotrẻ:

Trong quá trình chơi, trẻ phải tập trung chú ý, phải tuân thủ những yêu

cầu về luật chơi, vai chơi, phải sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ chơi bằngkinh nghiệm của mình

Bên cạnh đó, những bài đồng dao trong trò chơi vận động dân gian baogiờ cũng phản ánh một hình tượng, một công việc cụ thể nào đó của người

Trang 36

lớn, do đó khi chơi, trẻ từng bước nhận thức được cuộc sống xã hội theo kiểutrẻ em và phát triển các năng lực tư duy của trẻ Những trò chơi vận động dângian lại rất giàu yếu tố tưởng tượng, đòi hỏi trẻ phải hóa thân vào các nhân vậttrong trò chơi, từ đó, kích thích trí tưởng tượng của trẻ phát triển.

- Trò chơi vận động dân gian là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ: Thông qua trò chơi, trẻ học cách cư xử như người lớn, hình thànhnhững nét phẩm chất đạo đức cần thiết như tính ngay thẳng, sự công bằng,tình đoàn kết, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm Trò chơi vận độngdân gian còn giúp trẻ tiếp cận với nền văn hóa dân gian, từ đó hình thành nên

ở trẻ một nhân cách văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc

- Trò chơi vận động dân gian còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ: Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi mà tâm hồn vốn rất nhạy cảm, khiếu thẩm mỹđang nhen nhóm Vì vậy, tham gia vào trò chơi vận động dân gian chính là cơhội để trẻ tiếp nhận những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc một cách tựnhiên và nhẹ nhàng, nhất là được trải nghiệm ngay trong chính hoạt động vuichơi, một hoạt động mà trẻ em rất ưa thích

Có thể thấy, trò chơi vận động dân gian có một ý nghĩa rất quan trọngđối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ Giáo viên và phụ huynh cần nhậnthức một cách sâu sắc hơn điều này, nhằm đưa các trò chơi vận động dân gianvào trong các hoạt động của trẻ, từ đó khai thác tối đa vai trò giáo dục của nóđối với trẻ, đặc biệt là vai trò phát triển thể chất cho trẻ

- Chức năng của các lời đồng dao trong trò chơi vận động dân gian:Trò chơi vận động dân gian của trẻ mẫu giáo phần lớn là những trò chơi

có lời đồng dao như: Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ, Xỉa cá mè Nhữnglời đồng dao như một thứ ngôn ngữ đặc biệt trong trò chơi và là một yếu tố hữu

cơ trong trò chơi Đặc biệt nó có những chức năng quan trọng sau:

Trang 37

- Chức năng quan trọng đầu tiên của lời đồng dao là làm tăng khôngkhí sôi động của cuộc chơi So với những trò chơi không có lời hát thì các tròchơi có lời đồng dao luôn tạo ra sự nhộn nhịp, sôi động và hấp dẫn hơn, đồngthời, còn giáo dục trẻ kĩ năng thao tác có nhịp và có sự phối hợp nhịp nhàngtrong vận động.

- Trẻ vừa chơi vừa hát làm cho hoạt động của cơ quan hô hấp đượctăng cường, kéo theo sự hoạt động của quá trình trao đổi chất, tuần hoàn, hệthần kinh Do vậy, thường xuyên chơi các trò chơi vận động dân gian có lờiđồng dao, trẻ sẽ được rèn luyện cơ thể một cách toàn diện

- Lời đồng dao có chức năng định lượng mức vận động cho trẻ trongkhi chơi, là thước đo thời gian cho một ván chơi như trò chơi: Dung dăngdung dẻ, kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống , là hiệu lệnh bắt đầu và kết thúccuộc chơi như trò chơi: Thả đỉa ba ba, mèo đuổi chuột

- Lời đồng dao có chức năng luyện phát âm chính xác cho trẻ và rènluyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Đồng thời, nó còn cung cấp cho trẻ một vốn

từ khá phong phú và đa dạng về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻnhư: ông giăng, con cóc, củ khoai

- Lời đồng dao từng bước giúp trẻ nhận thức được những hiện tượng,những quy luật của tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hằng ngày, từ đó giáodục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước ngay từ thuở còn thơ

Với những chức năng nói trên, lời đồng dao có vai trò rất lớn đối với việcgiáo dục trẻ, trong đó có giáo dục thể chất cho trẻ Thiếu lời đồng dao, trò chơi trởnên tẻ nhạt, vô vị, thậm chí trong nhiều trường hợp không có lời đồng dao thìkhông thành trò chơi Đây là vấn đề cần được quan tâm khi lựa chọn và hướngdẫn trò chơi vận động dân gian, nhằm phát huy tác dụng nhiều mặt của nó đối vớitrẻ em

Trang 38

1.2.4.5 Trò chơi vận động dân gian đối với vấn đề kích thích tính tích cực vận động của trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân

a) Vai trò của trò chơi vận động dân gian đối với vấn đề kích thích tính tích cực vận động của trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân

Trò chơi vận động dân gian có mối quan hệ mật thiết với nhiệm vụ kíchthích tính tích cực vận động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thừa cân Mối quan hệ nàyđược thể hiện:

Người ta thấy tỉ lệ mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt độngthể lực của trẻ Trong quá trình hoạt động, mỡ trong cơ thể thường giảm, khối

cơ bắp tăng dần lên Trẻ ít vận động làm tăng tích lũy, hạn chế sự phát triểncủa cơ bắp Ngày nay trẻ ở thành phố phần lớn bị thiếu hụt vận động hay vậnđộng không đủ mức độ thích hợp cho lứa tuổi của mình làm cho nguy cơ thừacân càng gia tăng

Thời gian ngồi và vận động tại chỗ của trẻ hiện nay chiếm đa số thời giansinh hoạt trong một ngày Tình trạng ngồi ì một chỗ để làm việc, học tập, giải trí

là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ

Các nghiên cứu cho thấy xem tivi nhiều là yếu tố quan trọng làm tăngnguy cơ thừa cân Trẻ xem tivi trên 5 giờ/ngày có khả năng thừa cân gấp 4 – 6lần so với trẻ xem dưới 2 giờ/ngày Trong khi xem tivi trẻ còn đòi ăn quà vặt,thích ăn những thức ăn do tivi quảng cáo: bánh ngọt, sô-cô-la, nước ngọt, kẹo…[32]

Có hai vấn đề đối lập nhau thường tồn tại song song ở trẻ thừa cân, béophì, đó là thói quen sinh hoạt ít vận động và chứng “háu đói” ở trẻ Trẻ nhanhđói, khi đói lười vận động hay ngược lại trẻ ăn no lại cũng lười vận động nênviệc tiêu hao năng lượng ở trẻ càng ít Mặt khác, trẻ ăn uống nhiều hơn nên lạicàng dễ dẫn đến thừa cân, béo phì

Trang 39

Như vậy, chúng ta thấy rằng khi trẻ bị thừa cân trẻ sẽ rất lười vận động,

và để có thể tham gia vào trò chơi vận động dân gian thì đòi hỏi trẻ phải vậnđộng một cách tích cực nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi

Ngược lại, chính trò chơi vận động dân gian với sự lôi cuốn, hấp dẫncủa nội dung chơi, hành động chơi, những lời hát đồng dao…đã giúp cho trẻthừa cân tích cực hơn, hứng thú hơn và tự nhiên hơn trong khi vận động thamgia vào trò chơi, từ đó việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ thừa câncũng đạt hiệu quả cao hơn Những lời đồng dao ngộ nghĩnh luôn làm tăngkhông khí sôi động, nhộn nhịp của cuộc chơi, làm cho trò chơi thêm phần hấpdẫn Đến với trò chơi vận động dân gian, trẻ còn được hóa thân vào các convật, sự vật gần gũi, thân thuộc xung quanh trẻ như mèo, chuột, bông hoa…khiến cho chúng lao vào trò chơi với tất cả lòng nhiệt tình, say mê, hứng thú.Bên cạnh đó, với luật chơi và cách chơi đơn giản và dễ hiểu, người lớn có thểthông qua đó tổ chức cho trẻ thừa cân thực hiện các loại vận động khác nhaunhư đi, chạy, nhảy, ném, bật … Chính những ưu thế trên đã khiến cho trò chơivận động dân gian thực sự trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu,một công cụ đắc lực để kích thích tính tích cực vận động cho trẻ lứa tuổi mẫugiáo thừa cân

Như vậy, có thể nói, việc kích thích tính tích cực vận động cho trẻ lứatuổi mẫu giáo thừa cân và trò chơi vận động dân gian có mối liên hệ chặt chẽvới nhau Do đó, trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo thừa cân,chúng ta cần sử dụng trò chơi vận động dân gian như là một trong nhữngphương tiện để kích thích tính tích cực vận động cho trẻ thừa cân

b) Biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo thừa cân 5-6 tuổi thông qua trò chơi vận động dân gian

- Khái niệm biện pháp:

Trang 40

Theo từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách thức tiến hành, giải quyếtmột hành động cụ thể”.

Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp, là yếu tố hợpthành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp Tuy nhiên, trên thực tếgiáo dục, phương pháp và biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau

Vậy, biện pháp được hiểu là cách thức, con đường, thủ thuật tác động vào quá trình hoạt động nhằm làm cho hoạt động đạt hiệu quả tối ưu trong những điều kiện, đối tượng xác định.

- Biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo thừa cân 5-6tuổi thông qua trò chơi vận động dân gian

Biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ là cách thức tổ chứchoạt động cụ thể của nhà giáo dục kích thích tính chủ động, nhiệt tình, hứng thú

và say mê của trẻ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động vận động

Từ những khái niệm trên, chúng tôi thống nhất khái niệm biện phápkích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo thừa cân 5-6 tuổi thông quatrò chơi vận động dân gian như sau:

Biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo thừa cân 5-6 tuổi thông qua trò chơi vận động dân gian là cách thức tổ chức trò chơi vận động dân gian của giáo viên mầm non nhằm kích thích tính chủ động, nhiệt tình, hứng thú và say mê khi tham gia vận động cho trẻ mẫu giáo thừa cân 5-6 tuổi.

Ngày đăng: 12/04/2016, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w