1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG tY QUẢN LÝ QUỸ ẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

38 744 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 157,07 KB

Nội dung

Trên thị trường chứng khoán tồn tại song song với các nhà đầu tư công chúng là các tổ chức đầu tư gọi là quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Khi đầu tư dưới dạng tập thể, quyền lợi của các nhà đầu tư công chúng sẽ được bảo vệ và hơn nữa, an toàn và hiệu quả hơn. Thay vì tự mình dùng số tiền nhàn rỗi nhỏ nhoi để đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể sử dụng phương thức đầu tư tập thể qua việc góp vốn vào quỹ đầu tư qua việc mua chứng chỉ quỹ. Bài tiểu luận này sẽ trình bày đến thầy cô về tổ chức hoạt động , các nghiệp vụ và tình hình hoạt động của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây để thấy được tốc độ tăng trưởng cũng như kết quả kinh doanh của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Từ đó đưa ra những so sánh, nhận định về cơ hội và thách thức đối với các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.Trên cơ sở phân tích, tập hợp các số liệu từ nhiều nguồn, trong quá trình làm bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót rất mong thầy cô giáo đóng góp để cùng xây dựng một bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn nữa.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 4

1.1.Quỹ đầu tư chứng khoán 4

1.1.1 Khái niệm,đặc điểm 4

1.1.2 Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán 5

1.1.3 Các bên tham gia 10

1.2 Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 11

1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2Cơ sở pháp pháp lý và điều kiện thành lập 11

1.2.3 Đặc điểm 13

1.2.4 Chức năng hoạt động 14

1.2.5 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư 15

PHẦN 2:THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 19

2.1 Một số quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 19

2.2 Đánh giá chung về hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 23 2.2.1 Quy mô hiện nay 23

2.2.2 Về cơ cấu sở hữu của các công ty QLQ 23

2.2.3 Về nhân sự hành nghề 23

2.2.4 Về quản trị điều hành 24

2.2.5 Về kết quả hoạt động 24

2.3.Hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán – công ty 25

2.4 Những kết quả và hạn chế trong hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư CK 27

2.4.1 Kết quả 27

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 30

PHẦN 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG QY QUẢN LÝ QUỸ 32

Trang 2

3.1 Thuận lợi, khó khăn 32

3.2 Giải pháp 33

3.2.1 Giải pháp đối với công ty quản lý quỹ 33

3.2.2 Giải pháp đối với quỹ đầu tư chứng khoán 36

Kết luận 37

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Trên thị trường chứng khoán tồn tại song song với các nhà đầu tư công chúng là các

tổ chức đầu tư gọi là quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ Khi đầu tư dưới dạng tập thể,quyền lợi của các nhà đầu tư công chúng sẽ được bảo vệ và hơn nữa, an toàn và hiệu quảhơn Thay vì tự mình dùng số tiền nhàn rỗi nhỏ nhoi để đầu tư vào thị trường chứngkhoán, các nhà đầu tư có thể sử dụng phương thức đầu tư tập thể qua việc góp vốn vàoquỹ đầu tư qua việc mua chứng chỉ quỹ Bài tiểu luận này sẽ trình bày đến thầy cô về tổchức hoạt động , các nghiệp vụ và tình hình hoạt động của các công ty quản lý quỹ trênthị trường chứng khoán trong thời gian gần đây để thấy được tốc độ tăng trưởng cũngnhư kết quả kinh doanh của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ Từ đó đưa ra những

so sánh, nhận định về cơ hội và thách thức đối với các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹtrên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Trên cơ sở phân tích, tập hợp các số liệu

từ nhiều nguồn, trong quá trình làm bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót rất mongthầy cô giáo đóng góp để cùng xây dựng một bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn nữa

Trang 4

PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

1.1.Quỹ đầu tư chứng khoán

1.1.1 Khái niệm,đặc điểm

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi

từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sảnkhác

Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công tyquản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác

Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư?

Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05yếu tố:

● Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư

● Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận

● Được quản lý chuyên nghiệp

● Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền

● Tính năng động của quỹ đầu tư

Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mụcđầu tư của quỹ Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹđầu tư

Xét một cách khái quát, mô hình quỹ đầu tư chứng khoán có những đặc điểm sauđây:

Thứ nhất, quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư

vào chứng khoán Đặc điểm này phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu

tư khác Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của cácnhà đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro Trước đây, Nghị định144/2003/NĐ-CP quy định quỹ đầu tư chứng khoán phải dành tối thiểu 60% giá trị tàisản của quỹ vào lĩnh vực chứng khoán Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, quỹđầu tư chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác như góp vốn,kinh doanh bất động sản v.v

Trang 5

Thứ hai, quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp

bởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷthác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ và tiến hành hoạtđộng đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cánhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ Nhà quản trịđược chọn thường phải là người có thành tích và được sự ủng hộ của đa số nhà đầu tư

Để đảm bảo công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mongmuốn của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát.Ngân hàng này sẽ thay mặt các nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tưchứng khoán hoạt động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạng công

ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư

Thứ ba, quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý

quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹđầu tư chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích kháccủa công ty quản lý quỹ Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tưchứng khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhàđầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình Từ yêu cầu tách bạch về tài sản đãchi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công tyquản lý quỹ

1.1.2 Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán có thể được thành lập theo nhiều loại khác nhau nhằm đápứng nhu cầu của các nhà đầu tư Sự phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán trênthế giới đã dẫn đến có nhiều tiêu chí để phân loại quỹ đầu tư chứng khoán

Phân loại theo phương thức huy động vốn và quyền quản lý

Nếu phân loại theo phương thức huy động vốn thì quỹ đầu tư chứng khoán có hailoại là quỹ đại chúng (trước đây gọi là quỹ công chúng) và quỹ thành viên

*Quỹ đại chúng

Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra côngchúng Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đavào quỹ Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạnđầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vàoquỹ Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau Cách phân loại phổ biến dựa

Trang 6

vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai loại làquỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.

Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lạichứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư Do vậy,nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu

tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán

Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉquỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luônbiến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứngkhoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v

Pháp luật chứng khoán ở một số quốc gia quy định, quỹ đại chúng dạng đóng chỉđược phép phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi thành lập quỹ, còn quỹ đạichúng dạng mở có thể phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần Vấn đề này chưa được Luậtchứng khoán 2006 quy định một cách rõ ràng

Ưu điểm của quỹ đại chúng

– Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc chàobán chứng khoán ra công chúng Điều này cho phép quỹ có thể được niêm yết trên thịtrường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà đầu tư và làm gia tănggiá trị cho chứng chỉ quỹ Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn ưa thích loại quỹ này ở khảnăng thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ

– Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ và khôngchuyên nghiệp Mặc dù từng nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể không có nhiều vốn,nhưng thực tế đã cho thấy lượng vốn do những chủ thể này nắm giữ trong nền kinh tế làrất đáng kể Nếu quỹ thu hút được nguồn vốn này, sức mạnh tài chính của quỹ sẽ tăng lênrất nhiều

– Thứ ba, đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư màcông ty có cơ hội thể hiện hết khả năng quản lý của mình, do được các nhà đầu tư traoquyền điều hành quỹ hàng ngày Chính vì vậy, chiến lược đầu tư của công ty quản lýđược thực thi một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ thành viên

Nhược điểm của quỹ đại chúng

– Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gây ảnhhưởng đến giá trị của quỹ vì hai nguyên nhân:

Trang 7

(i) Việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh hưởng tốt hoặcxấu đến hình ảnh của quỹ.

(ii) Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trị ròng của quỹ luônbiến đổi có thể làm sai lệch các biện pháp đầu tư hoặc vi phạm các giới hạn tài chính dopháp luật quy định

– Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quan quản lýnhà nước trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu

tư nhỏ Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại chúng cao hơn so với quỹthành viên

*Quỹ thành viên

Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhàđầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng Nhà đầu tư vào quỹthành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư Pháp luật thường

có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên Luật chứng khoánnăm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viênphải là pháp nhân Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp

và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảohiểm Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tưtrong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thànhviên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng

Ưu điểm của quỹ thành viên:

– Thứ nhất, quỹ thành viên thường đưa ra những quyết định quan trọng một cáchnhanh chóng do số thành viên ít nên dễ nhóm họp hơn Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệpcủa những thành viên và kiến thức chuyên môn của họ là một nhân tố quyết định đến sựthành công của quỹ

– Thứ hai, thành viên của quỹ có quyền năng cao hơn trong điều hành quỹ so vớiquỹ đại chúng Pháp luật cũng không có những đòi hỏi khắt khe đối với quỹ trong hoạtđộng đầu tư chứng khoán như đối với quỹ đại chúng

Nhược điểm của quỹ thành viên:

– Thứ nhất, quỹ thành viên thường không dành cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏtham gia Những nhà đầu tư nhỏ không thể có đủ khả năng góp những khoản vốn lớn đểđảm bảo nguồn vốn của quỹ

Trang 8

– Thứ hai, quỹ thành viên không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát, do đó, nếu cơchế quản lý lỏng lẻo, có thể sẽ không kiểm soát được một cách tốt nhất những rủi rotrong đầu tư hay ngăn chặn những hành vi gian lận từ công ty quản lý quỹ hoặc của nhânviên.

Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ

Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ thì Quỹ đầu tư chứng khoán có hai loại là quỹkhông có tư cách chủ thể và quỹ có tư cách chủ thể

Quỹ không có tư cách chủ thể [8] là loại quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập vàkhông phải là một chủ thể pháp luật Mọi hoạt động của quỹ đều do công ty quản lý quỹthực hiện trên cơ sở thoả thuận với các nhà đầu tư vào quỹ Bản chất của quỹ đầu tưchứng khoán không có tư cách chủ thể là một quỹ tài chính, chứ không phải là một công

ty Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ lại không phải là nguồn vốn của công ty quản lý quỹ

Nó được quản lý một cách độc lập với nguồn vốn các quỹ khác và nguồn vốn của công tyquản lý quỹ Theo Luật chứng khoán 2006, loại quỹ này được gọi là Quỹ đầu tư chứngkhoán

Quỹ có tư cách chủ thể là một loại quỹ được thành lập dưới dạng công ty, gọi làcông ty đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán (investment company)[9] Công ty đầu

tư chứng khoán là công ty cổ phần được thành lập theo sự cho phép của Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước, có hoạt động đầu tư chủ yếu vào chứng khoán Luật chứng khoán năm

2006 đã quy định về địa vị pháp lý của mô hình này, và đây được coi là một trong những

sự khác biệt cơ bản của Luật chứng khoán năm 2006 với những văn bản pháp luật chứngkhoán trước đây Cuốn sách này không đi sâu vào nghiên cứu mô hình đầu tư này, mà chỉnghiên cứu về mô hìnhquỹ đầu tư không có tư cách chủ thể (hay Quỹ đầu tư chứng khoántheo quy định của Luật chứng khoán 2006) Việc phân biệt này chỉ giúp độc giả hiểu đầyđủ bản chất của mô hình quỹ đầu tư chứng khoán mà thôi.[10]

Phân loại theo mục tiêu đầu tư của quỹ

Nếu phân loại theo mục tiêu đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán rất đa dạng về loại hình Sauđây xin được nêu một số loại quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường chứng khoán ở các nước

có nền kinh tế phát triển:

*Quỹ đầu tư trái phiếu

Đây là loại quỹ đầu tư mà chứng khoán do nó nắm giữ là các loại trái phiếu, baogồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty Đầu tư vào trái phiếu được coi là giải

Trang 9

pháp đầu tư khá an toàn, vì nó luôn bao hàm khả năng được hoàn trả từ phía những chủthể phát hành trái phiếu Đổi lại, mức lợi tức mà quỹ thu được lại không cao nên khôngphải lúc nào cũng hấp dẫn được các nhà đầu tư Tuy nhiên, các quỹ này lại có một ưuđiểm là chi phí quản lý thấp do sự ổn định của việc đầu tư, và thường được ưu đãi về thuếhơn các lĩnh vực đầu tư khác.

*Quỹ đầu tư mạo hiểm

Đây là loại quỹ đầu tư chuyên tìm kiếm và đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanhmới mẻ hoặc những công ty mới được thành lập Việc đầu tư như vậy có thể đem đếnnhững rủi ro nhiều hơn cho quỹ, nhưng đổi lại, nếu thành công thì mức độ lợi nhuận sẽcao hơn bình thường Nhìn chung, mặc dù gọi là đầu tư mạo hiểm nhưng việc đầu tư nàykhông phải là đánh bạc mà luôn có sự cân nhắc, tính toán cụ thể dựa trên những thông tin

có thể tin cậy Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, trình độ của quản trị viên giữ một vai tròquyết định đến sự thành công hay thất bại của quỹ

*Quỹ đầu tư ngành kinh doanh

Quỹ đầu tư ngành kinh doanh là loại quỹ chuyên đầu tư vào chứng khoán của mộthoặc một số ngành nhất định như dầu mỏ, điện tử, công nghệ thông tin, v.v Việc đầu tưtheo ngành thể hiện mối quan tâm của nhà đầu tư và sự hiểu biết của quản trị viên về mộtngành nghề nhất định Đôi khi, các quỹ đầu tư theo ngành sẽ đầu tư vào những ngành cóliên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro, ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và vận tải.Nếu dầu mỏ giảm giá thì đồng nghĩa với việc ngành vận tải sẽ làm ăn phát đạt và ngượclại

*Quỹ đầu tư có mục tiêu đạo đức

Đây là loại quỹ đầu tư đặt mục tiêu đạo đức không thấp hơn mục tiêu lợi nhuận.Quỹ tập trung đầu tư theo những tiêu chí đạo đức mà quỹ đặt ra Ví dụ: quỹ có thể chỉđầu tư cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động là đối tượng chính sách,hoặc cho những doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn v.v Cần nhấnmạnh rằng, đây không phải là một quỹ từ thiện Đơn giản là, các nhà đầu tư mong muốnkết hợp mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu xã hội trong hoạt động đầu tư mà thôi

*Quỹ đầu tư chủ động

Đây là loại quỹ đầu tư mà chiến lược đầu tư thường xuyên thay đổi cho phù hợp với

sự thay đổi của tình hình đầu tư trên thị trường chứng khoán Những quỹ đầu tư chủ độngcần đến những nhà quản trị tài ba kể cả về sách lược và chiến lược đầu tư Hơn những

Trang 10

thế, thông tin và phương pháp xử lý thông tin cũng góp phần quan trọng vào thành côngcủa quỹ.

*Quỹ đầu tư thụ động

Ngược lại với quỹ đầu tư chủ động, quỹ đầu tư thụ động coi trọng tính ổn định củadanh mục chứng khoán do quỹ nắm giữ Quỹ tuân thủ những tiêu chí nhất định khi xâydựng danh mục này và thường không có sự thay đổi lớn Mặc dù có phương pháp tiếpcận ngược hẳn với quỹ đầu tư chủ động, nhưng thực tiễn cho thấy ở Hoa Kỳ, sự thànhcông của hai dạng quỹ này là ngang nhau

Rõ ràng với cách phân loại này, không thể kể hết các loại quỹ đầu tư chứng khoán.Thực chất, mỗi quỹ đầu tư đều có một phương thức đầu tư nhất định và điều quan trọng

là nó đem lại sự hài lòng cho các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, chủ yếu trên hai phươngdiện là phương thức đầu tư và lợi nhuận thu được

1.1.3 Các bên tham gia

Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là :Công ty quản líquỹ,Ngân hàng giám sát,Công ty kiểm toán và Người đầu tư

Công ty quản lý quỹ

Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lí quỹ đầu tư chứng khoán

Công ty quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt động do Ủy ban chứngkhoán Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách nhiệmhữu hạn với vốn pháp định là 5 tỷ đồng.Trong quá trình hoạt động,công ty quản lý quỹ cóthể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản,lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứngkhoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư

Điều kiện để làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại đnag hoạt độnghợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt độnglưu ký

Công ty kiểm toán

Công ty kiểm toán này không phải là thành viên góp vốn,cổ đông,chủ nợ hay con nợcủa công ty quản lý quỹ và ngược lại.Kiểm toán viên cũng không được có quan hệ vớicông ty quản lý quỹ.Đội ngũ kiểm toán viên công chứng thực hiện việc kiểm tra, xácnhận các báo cáo tài chính của quỹ là xác thực

Trang 11

Người đầu tư

Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc mua chứngchỉ quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán

1.2 Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1.2.1 Khái niệm

Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund Management) tại thị trườngchứng khoán Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý cácquỹ đầu tư Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần.Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề quyết định loạichứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ Người quản lý quỹ đuợc toànquyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tưcủa quỹ

Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng

Các khái niệm liên quan

Nhà đầu tư ủy thác:là cá nhân hoặc tổ chức ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tưtài sản của mình

Người hành nghề quản lý quỹ: là người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủyban Chứng khoán Nhà nước cấp đang hành nghề tại công ty quản l lý quỹ

1.2.2Cơ sở pháp pháp lý và điều kiện thành lập

Điều 3 Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Trang 12

1 Có trụ sở và trang thiết bị đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Quyền sử dụng trụ sở công ty có thời hạn tối thiểu một năm tính từ ngày hồ sơthành lập công ty quản lý quỹ đã đầy đủ và hợp lệ;

b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phầnmềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ bảoquản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc củacông ty

2 Có Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) phụ trách nghiệp

vụ (nếu có) đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và tối thiểu năm (05)nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ

3 Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật

4 Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý quỹ

a) Có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quyđịnh tại khoản 6 Điều này, trong đó phải có ít nhất một (01) tổ chức là ngân hàng thươngmại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán;

Trường hợp công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thươngmại hoặc công ty chứng khoán;

b) Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức phải sở hữu tối thiểu 65%vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công

ty chứng khoán sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;

c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công tyquản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sởhữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác

5 Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn:

a) Không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanhnghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Có năng lực tài chính đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này

6 Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn:

a) Có tư cách pháp nhân và không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia,tách, giải thể, phá sản; không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quảnlý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;

Trang 13

b) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham giagóp vốn thành lập công ty quản lý quỹ Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanhnghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán thì phải có thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02)năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ;

c) Có năng lực tài chính đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này

7 Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để góp vốn thành lập hoặc mua để sở hữu tới49% vốn điều lệ; thành lập hoặc mua để sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty quản lýquỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứngkhoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán

1.2.3 Đặc điểm

Thứ nhất, công ty được thành lập và hoạt động theo sự cho phép của Uỷ ban chứng

khoán, đảm bảo công ty đảm nhiệm tốt chức năng của mình, tránh gây tổn hại khôngđáng có cho các nhà đầu tư chỉ vì không đủ năng lực kinh doanh

Thứ hai, hoạt động chính của công ty quản lý quỹ là hoạt động quản lý quỹ đầu tư

chứng khoán theo sự ủy thác của các nhà đầu tư vào quỹ hoặc sử ủy thác của nhà đầu tưriêng lẻ Hoạt động quản lý quỹ đâu tư bao gồm việc nắm giữ tài sản của quỹ, trực tiếptiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ nguồn vốn của quỹ, quản lý danh mục đầu tưcủa quỹ Bên cạnh nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ cònthực hiện quản lý danh mục đầu tư theo sự ủy thác của nhà đầu tư ngoài quỹ

Theo mô hình quản lý thì công ty quản lý quỹ chia là: Công ty TNHH quản lý quỹ

và CTCP quản lý quỹ công ty TNHH quản lý quỹ là công tý thành lập dưới hình thứccông ty TNHH một hoặc nhiều thành viên Mô hình này không được quyền phát hành cổphiếu để huy động vốn CTCP quản lý quỹ được phát hành cổ phiếu để huy động vốn Tổchức, cá nhân muốn thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được Ủy banchứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động Điều kiện đáp ứng khắt khe

để đảm bảo hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư Theo đó công ty quản lý quỹ phải đáp ứng vốnđiều lệ là 25 tỷ đồng Thành viên ban giám đốc và những nhân viên hành nghề quản lýquỹ phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp đồngthời phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Đối với những qui định trên đối với việc thành lập công ty quản lý quỹ có vốn đầu

tư nước ngoài, bên nước ngoài phải là pháp nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh

Trang 14

doanh dịch vụ tài chính như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn đầu tư hoặcnhững lĩnh vực tương tự

Mô hình của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:

- Được thành lập dưới hình thưc công ty TNHH hoặc CTCP

- Công ty quản lý quỹ có quyền được thành lập hay đóng cửa chi nhánh, tuy nhiênviệc này phải được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán nhà nước theo trình tự, thủtục pháp luật qui định như điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ Nhữngthay đổi khác về cơ cấu tổ chức bộ máy cũng phải được thực hiện việc chấp thuận tương

tự từ Ủy ban chứng khoán nhà nước

- Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo sự tách biệt về tổ chức, nhân sự và hoạt độnggiữa các hoạt động quản lý quỹ, hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, hoạtđộng quản lý danh mục đầu tư (nếu khách hàng không phải là quỹ đầu tư chứng khoán docông ti quản lý)

- Pháp luật yêu cầu công tý quản lý quỹ phải ban hành các qui định về kiểm soát nộibộ và đề ra tiêu chuẩn, đạo đức hành nghề đối với nhân viên của công ty, phải đảm bảo

có ít nhất một người chuyên trách công tác kiểm soát nội bộ với quyền hạn và tráchnhiệm cụ thể

- Đối với thành viên hội đồng quản trị, người quản lý và nhân viên của công ty quảnlý quỹ, nếu có các giao dịch chứng khoán đều phải báo cáo và quản lý tập trung tại công

ty quản lý quỹ và được giám sát bởi bộ phận giám sát nội bộ

1.2.4 Chức năng hoạt động

Quản lý quỹ đầu tư

-Huy động,quản lý vốn và tài sản

-Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư

-Quản lý đầu tư chuyên nghiệp

Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính

-Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng

-Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính

-Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư

Nghiên cứu

Trang 15

-Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính, giá trị đầu

tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên Cơ chế giámsát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng

- Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước(UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạtđộng của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô

- Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán

và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư

- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư đượcnêu trong cáo bạch của quỹ

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ định nghĩa về công ty quản lý quỹ đầu tư làcông ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư Các quỹ đầu tư được tổ chứcdưới dạng một công ty, phát hành cổ phần Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hayngười quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư củaquỹ Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóanphù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới haidạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở

1.2.5 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư

Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,công ty đầu tư chứng khoán

Công ty quản lý quy thực hiện việc huy động vốn,lập và quản lý quỹ đầu tư chứngkhoán, công ty đầu tư chứng khoán

Quản lý danh mục đầu tư:

Chiến lược đầu tư:

+ Trước khi đưa ra chiến lược đầu tư hoặc thực hiện việc đầu tư cho nhà đầu tư ủythác, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thu thập và nhà đầu tư có nghĩa vụ cung cấp cácthông tin cá nhân có liên quan của nhà đầu tư nhằm tìm hiểu khả năng tài chính, thời hạnđầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư và các yêucầu đầu tư khác của nhà đầu tư ủy thác Định kỳ hàng năm và trong trường hợp cần thiết,công ty quản lý quỹ phải cậ nhật lại các thông tin trên

+ Chiến lược đầu tư mà công ty triển khai thực hiện để quản lý tài sản nhà đầu tư ủythác phải phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư trên cơ sở các thông tin do nhà đầu tư cungcấp Chiến lược đầu tư phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể, đảm bảo nhà đầu tư ủy thác có đầy

Trang 16

đủ thông tin về mức độ rủi ro, các loại hình rủi ro ảnh hưởng tới khả năng sinh lời, cácchi phí đầu tư phát sinh khi triển khai thực hiện và các thông tin quan trọng phát sinh khitriển khai thực hiện và các thông tin quan trọng khác có liên quan Chiến lược đầu tư làmột phần không tách rời của hợp đồng quản lý đầu tư và phải được nhà đầu tư ký và xácnhận là phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư.

+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác không muốn cung cấp đầy đủ và cập nhật cácthông tin cho công ty quản lý quỹ thì hợp đồng quản lý đầu tư giữa công ty quản lý quỹ

và nhà đầu tư ủy thác phải nêu rõ chi tiết này và công ty quản lý quỹ có quyền từ chốikhông cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư này

Hợp đồng quản lý đầu tư:

+ Công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tưtrên cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư Ngoài các nội dung do 2 bên thỏa thuận phù hợp vớiquy định của pháp luật, hợp đồng quản lý đầu tư phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa

vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký đối với nhà đầu tư ủy thác trong quá trìnhthực hiện quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác

+ Nhà đầu tư ủy thác hoạt động đầu tư tài sản của mình cho công ty quản lý quỹ trên

cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư Hợp đồng quản lý đầ tư phải đảm bảo không có các quyđịnh:

• Nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lý do

sự cẩu thả có chủ ý của công ty, làm ảnh hưởng tới quyền lợi nhà đầu tư

• Nhằm hạn chế phạm vi bồi thường, trách nhiệm tài chính của công ty quản lý quỹ

mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ công ty quản lý quỹ sang nhà đầu tư

• Nhằm buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng

• Nhằm gây bất lợi một cách không công bằng cho nhà đầu tư hoặc sự thiên vị, mấtbình đẳng giữa các nhà đầu tư

+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là tổ chức, người đại diện ký hợp đồng thay mặt tổchức này phải có giấy ủy quyền hợp pháp để ký hợp đồng quản lý đầu tư

+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là công ty bao hiểm, ngoài các quy định của phápluật chứng khoán và thị trường chứng khoán, việc ủy thác vốn và tài sản có nguồn gốc từhoạt động bảo hiểm cho công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định pháp luật liênquan trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Công ty quản lý quỹ phải gửi cho ủy ban

Trang 17

chứng khoán nhà nước hợp đồng ủy thác đầu tư ký giữa công ty bảo hiểm và công tyquản lý quỹ để báo cáo.

Phân bố tài sản giữa các hợp đồng quản lý đầu tư:

+ Trong trường hợp công ty quản lý quỹ mua hoặc bán chứng khoán hoặc các tàisản khác đồng thời tại cùng một thời điểm cho nhiều hợp đồng quản lý đầu tư, công typhải có chính sách và quy trình phân bố chứng khoán cho từng hợp đồng một cách hợplý, đảm bảo việc phân bố tài sản giữa các hợp đồng là công bằng Chứng khoán và các tàisản sau giao dịch phải được phân bố theo cùng một tỉ lệ cho các nhà đầu tư ủy thác cómức chấp nhận rủi ro tương đương Trường hợp chứng khoán được mua hoặc bán tại cácmức giá khác nhau, công ty quản lý quỹ phải sử dụng mức giá bình quân gia quyền đểphân phối

+ Công ty quản lý quỹ phải quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và cungcấp cho nhà đầu tư ủy thác thông tin về phương pháp lựa chọn tài sản đầu tư, phươngpháp phân bố chứng khoán cho tài khoản đầu tư của công ty và cho tài khoản của nhà đầu

tư ủy thác Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo các giao dịch đầu tư được thực hiện mọtcách công bằng, không thiên vị hoặc có những sự ưu tiên quyền lợi cho công ty, người cóliên quan hoặc bất kỳ nhà đầu tư ủy thác nào

Thực hiện đầu tư cho hợp đồng quản lý đầu tư:

+ Trước khi thực hiện các giao dịch cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹphải đảm bảo đủ tiền và tài sản trên tài khoản của nhà đầu tư ủy thác để có thể thực hiệngiao dịch đó theo quy định của pháp luật

+ Công ty quản lý quỹ được phép thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản đầu tưgiữa các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư ủy thác do mình quản lý nếu giao dịch đápứng các điều kiện sau đây:

• Giao dịch phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư và quyền lợi của các bên thamgia giao dịch

• Các điều khoản giao dịch và các thông tin có liên quan tới giao dịch này phải đượccung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết định kỳ hàng tháng cho nhà đầu tư ủy thác Tài liệugiải trình về lý do giao dịch, chứng từ giao dịch phải được lập và lưu trữ đầy đủ chi tiết

để cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác khi có yêu cầu

Trang 18

+ Trường hợp cơ cấu danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác vượt quá các hạn chếđầu tư đã quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư do lỗi của công ty quản lý quỹ phải điềuchỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian ngắn nhất Công ty quản lý quỹ khôngđược phép thu phí quản lý đối với hợp đồng quản lý danh mục được lập ra không đúngvới hợp đồng quản lý đầu tư và phải chịu mọi chi phí giao dịch liên quan tới việc điềuchỉnh lại danh mục cũng như mọi chi phí phát sinh khác.

+ Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện đầu tư theo chiến lược đầu tưnêu trên và gây tổn thất cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiêm bồi thườngtổn thất cho nhà đầ tư Mức đền bù tổn thất phải được nhà đầu tư chấp nhận bằng vănbản

Quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác

+ Khi thực hiện quản lý danh muc đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở tài khoảnlưu ký đứng tên công ty quản lý quỹ tại ngân hàng lưu ký thay mặt cho nhà đầu tư ủythác

+ Tài sản của từng nhà đầu tư ủy thác phải được quản lý trên các tài khoản tách biệttheo quy định trong hợp đồng quản lý đầu tư và được nhà đầu tư ủy thác chấp thuận Hợpđồng quản lý đầu tư cũng phải nêu rõ về các quan hệ liên quan ( nếu có ) của công tyquản lý quỹ với ngân hàng lưu ký cũng như chi phí và các phí tổn phải trả cho ngân hànglưu ký để khách hàng xem xét và quyết định

+ Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo định kỳ nêu chi tiết về danh mục đầu tư,kèm theo các thông tin khác có liên quan tới hoạt động đầu tư danh mục và gửi cho từngnhà đầu tư ủy thác

Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư ủy thác

+Định kỳ hàng tháng, quý, năm, công ty quản lý quỹ phải báo cáo cho nhà đầu tư ủythác về tình hình danh mục đầu tư của mình

+ Báo cáo phải bảo gồm các thông tin và bản thuyết minh báo cáo các nội dung sau:

• Loại hình, khối lượng và giá trị đầu kỳ các loại tài sản trong danh mục

• Các giao dịch mua và bán trong ký, loại hình, khối lượng và giá trị từng giao dịch,loại tài sản

• Tình hình thu thập và chi phí trong kỳ

• Loại hình, khối lượng và giá trị cuối kỳ các loại tài sản trong danh mục

Trang 19

PHẦN 2:THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

2.1 Một số quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một thị trường mới được hình thành và pháttriển trên môi trường đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện đặc biệt là vấn đề hành langpháp lý cho nhà đầu tư Do vậy, quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hầu hết là các quỹđóng: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VFMVF1, Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàngđầu Việt Nam- VFMVF4, Quỹ đầu tư cân bằng Prudential- PRUBF1, Quỹ đầu tư Tăngtrưởng Manulife-MAFPF1…

* Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam- VFMVF1 có vốn điều lệ là1000,000,000,000đ được cấp giấy phép thành lập và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư racông chúng vào ngày 24/3/2014 bởi UBCKNN căn cứ theo Nghị định 144-2003/NĐ-CPngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan Quỹ đầu

tư VF1 là một quỹ đóng và hoạt động với tư cách pháp lý trên cơ sở của Nghị định vềchứng khoán và TTCK và các hệ thống pháp lý trên cơ sở của Nghị định về chứng khoán

và TTCK và các hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Trong thời gian 90 ngày kể từngày Quỹ đầu tư VF1 được UBCKNN cấp phép, công ty quản lý quỹ VFM với tư cách làđại diện phát hành của Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiến hành việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư

ra công chúng

-Công ty bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 ngày 8/11/2014 trên sàn giao dịchchứng khoán TP Hồ Chí Minh Kiểm toán độc lập: công ty TNHH Ernst & Young ViệtNam

Ngày đăng: 10/04/2016, 23:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w