1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thị xã Sầm sơn – Thanh Hóa

59 679 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

Chương 1: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng (GTGT) Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế thị xã Sầm Sơn Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế thị xã Sầm Sơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước, để đảmbảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước chỉ có thể và dùng quyềnlực của mình để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng mộtphần thu nhập của mình cho Nhà nước, hình thức mà nhà nước vận độngkhoản đóng góp đó chính là thuế Thuế là một phạm trù lịch sử, là một tất yếukhách quan, xuất phát từ nhu cầu quản lý và thực hiện chức năng của Nhànước, thuế được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằmhuy động nguồn lực cho nhà nước, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hòathu nhập xã hội Thuế có nhiều loại, trong đó thuế GTGT là loại thuế phổ biến

có tỷ trọng thu lớn nhất trong các loại thuế và có vai trò ngày càng quantrọng đối với nguồn thu của nhà nước và nền kinh tế xã hội Đặc biệt trongthời gian học tập tại trường cùng với quá trình thực tập tại chi cục thuế thị xãsầm sơn tôi càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của thuế GTGT đối với ngânsách nhà nước nói riêng và sự phát triển ổn định của đất nước nói chung Tuynhiên, trong quản lý thu thuế GTGT tại chi cục vẫn đang còn bộc lộ một sốvấn đề như: việc lập dự toán còn yếu kém mang nặng hình thức và thành tích,

nợ thuế còn lớn ngày càng tăng, vẫn còn tình trạng bỏ sót đối tượng nộp thuế,công tác thanh tra – kiểm tra chưa phát huy hết vai trò, chưa thực sự là tai mắtcủa cán bộ lãnh đao Những vấn đề nêu trên cần phải được khắc phục ngay đểtránh tổn thất nguồn thu của NSNN Chính điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề

tài: “Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thị xã Sầm sơn – Thanh Hóa” với hi vọng có thể đưa ra những giải pháp để

giải quyết những vấn đề đó

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý

thu thuế GTGT

Trang 2

Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng, những thuận lợi và khó khăn

mà chi cục thuế thị xã Sầm Sơn gặp phải trong quá trình quản lý thu thuếGTGT Từ đó, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó để

có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để tăng cường quản lý thu thuế GTGTtại chi cục

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: việc quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn

Về thời gian: sử dụng số liệu từ năm 2010 đến năm 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh,khảo sát, đánh giá

5 Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế thị xãSầm Sơn

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuếthị xã Sầm Sơn

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1 Những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng

1.1.1 Khái niệm

Thuế GTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hànghóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng

1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT

Thứ nhất, Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn Đối tượngđiều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng đểmua hàng hoá, dịch vụ Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bánhàng hoá và cung cấp dịch vụ là đủ Tuy nhiên, trên thực tế rất khó phân biệtđâu là tiêu dùng cuối cùng, đâu là tiêu dùng trung gian, vì thế cứ có hành vimua bán hàng thì phải tính thuế, nếu đó là tiêu dùng trung gian thì số thuế sẽđược tự động chuyển vào giá bán hàng hoá cho người mua ở giai đoạn sau.Thứ hai, Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu: đối tượng nộp thuế GTGT

là người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, còn người chịu thuế là người tiêudùng hàng hoá, dịch vụ, bởi vì thuế GTGT ẩn trong giá bán ra của hàng hoá,dịch vụ Nói cách khác Nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêudùng thông qua người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ

Thứ ba, Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao, diện điều chỉnh rộng.Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh củangười nộp thuế, không phải là yếu tố chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoảnđược cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ

Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia cácchu trình kinh tế: tổng số thuế ở các giai đoạn khớp với số thuế tính trên giábán ở giai đoạn cuối cùng, bất kể số giai đoạn là nhiều hay ít

Trang 4

Thứ tư, Thuế GTGT có tính lãnh thổ: thể hiện đối tượng chịu thuế làngười tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia.

1.1.3 Vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế thị trường

- Thuế GTGT là nguồn thu cho ngân sách nhà nước:

Thuế GTGT là loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi với tất cả các

tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ nên tạođược nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN Bên cạnh đó, thuế GTGT khôngchịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổchức và phân chia các chu kỳ kinh tế, nên nguồn thu này có ý nghĩa đặc biệttrong thời kỳ suy thoái kinh tế

- Vai trò của thuế GTGT đối với lưu thông hàng hóa:

Đối với thuế GTGT nhà nước chỉ thu thuế trên phần giá tri tăng thêm củahàng hóa trong từng khâu sản xuất, lưu thông của chúng mà không thu thuếtrên toàn bộ doanh thu phát sinh như thuế doanh thu trước đây Việc áp dụngthuế GTGT không làm thay đổi giá cả hàng hóa hoặc chỉ có sự thay đổi nhỏ

Do đó, mức sản xuất của doanh nghiệp và mức tiêu dùng của người dânkhông hề giảm sút Như vậy, có thể thấy việc áp dụng thuế GTGT giúp ổnđịnh giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa và thúc đẩy sản xuất

- Vai trò của thuế GTGT trong quản lý kinh tế - xã hội: Thuế là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản lý

vĩ mô nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo

cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do đó thuế GTGT có vai tròrất quan trọng và được thể hiện như sau:

Thuế GTGT khuyến khích đầu tư và sản xuất kinh doanh Điều đó thểhiện ở những quan điểm mà thuế GTGT áp dụng cho một số đối tượng không

Trang 5

chịu thuế Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các cơ sở sảnxuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất phùhợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta.

Thuế GTGT có diện bao quát rộng, bao gồm hầu như toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Thuế GTGT không chỉ đánh vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong nước mà còn đánh ở khâu nhập khẩu hànghóa, một phần làm tăng thu NSNN, một phần tăng giá vốn hàng nhập khẩu,hạn chế nhập khẩu, khuyến khích và một phần bảo hộ nền sản xuất hàng nộiđịa

Thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩutrên cơ sở áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu, không những

sẽ không phải nộp thuế đầu ra mà lại được hoàn thuế đầu vào từ đó tạo điềukiện hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn

cứ vào hóa đơn mua hàng, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước

Vì vậy, thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi muahàng phải có hóa đơn đầu vào và khi bán hàng phải xuất hóa đơn theo quyđịnh Với nguyên tắc đó thuế GTGT sẽ hạn chế được việc gian lận, sai sóttrong ghi chép hóa đơn Hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cóhóa đơn chứng từ kèm theo được đưa vào nề nếp tạo điều kiện áp dụng côngnghệ thông tin vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý thu thuế được tốthơn, hạn chế thất thu cho NSNN

1.1.4 Điều kiện áp dụng thuế GTGT

Thứ nhất, Nền kinh tế phải phát triển ổn định.

Thứ hai, Nhà nước phải thực sự quản lý được nền kinh tế bằng pháp luật.

Trang 6

Thứ ba, Các cơ sở kinh doanh đều thực hiện việc ghi chép sổ sách kế

toán thống nhất, mọi giao dịch đều phải được sử dụng hóa đơn chứng từ

Thứ tư, Quan hệ thanh toán trong nền kinh tế phát triển.

Thứ năm,Trình độ của cán bộ quản lý, thu thuế.

Thứ sáu, Các cơ sở kinh doanh phải có ý thức tự giác trong việc chấp

hành pháp luật và kê khai nộp thuế

Thứ bảy, Trình độ dân trí cao.

Thứ tám, Phải có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong

quản lý thu thuế

1.1.5 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế GTGT

Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển mình mạnh mẽ, phát triểntheo hướng kinh tế thị trường, đa dạng hoá thành phần, phong phú ngànhnghề kinh doanh Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo đúng quy luật,theo định hướng XHCN và hội nhập với thế giới nhất thiết phải tăng cườngcông tác quản lý Nhà nước, trong đó quản lý thuế là một công cụ quan trọng

và hữu hiệu Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trongnền kinh tế nước ta hiện nay xuất phát từ những lý do sau đây:

- Sự phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô các chủ thể kinhdoanh:

Sự tăng nhanh của các chủ thể kinh doanh cả về số lượng và lĩnh vựckinh doanh, cùng với những đặc điểm của nó đòi hỏi cần phải có một cơ chếquản lý hữu hiệu để theo kịp sự phát triển này

- Sự phức tạp và đa dạng về loại hình kinh doanh:

Các chủ thể kinh doanh dù tiến hành SXKD dưới mọi hình thức, ngànhnghề, đều vì một mục tiêu duy nhất, đó là lợi nhuận Cũng chính vì mục tiêuduy nhất đó mà các chủ thể kinh doanh luôn tìm đến với những lĩnh vực hoạt

Trang 7

động mang lại cho họ số lợi nhuận tối đa với khả năng thu hồi, phát triển vốnđầu tư là cao.Với cơ cấu, tổ chức nhỏ gọn các DN, hộ kinh doanh có thể dễdàng chuyển đổi loại hình kinh doanh, có thể kinh doanh một hoặc một sốloại sản phẩm, dịch vụ hay cùng lúc tiến hành kinh doanh nhiều lĩnh vực Mặtkhác, địa điểm SXKD lại không cố định và có thể thay đổi thường xuyên Dovậy, việc quản lý sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp.

- Ý thức chấp hành Luật pháp của các chủ thể kinh doanh:

Trong một thời gian ngắn, hàng loạt văn bản của Chính phủ đến các vănbản hướng dẫn thi hành của Tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế được banhành DN, cá nhân, hộ kinh doanh chính là đối tượng điều chỉnh trực tiếp củacác văn bản đó, do vậy, họ là những người cần thiết phải nắm vững nội dungcủa các văn bản này Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các đối tượng này khôngthực sự chủ động thu thập, nắm bắt các văn bản mới Do đó, việc nắm bắtthông tin và nhận thức về các quy phạm của các văn bản pháp luật thuế cònrất hạn chế Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do chính bản thân cácchủ thể kinh doanh, các chủ thể kinh doanh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

đã luôn tìm mọi cách để giảm tối đa số thuế phải nộp cho NSNN bất chấp cáchành vi vi phạm pháp luật thuế

- Yêu cầu về trình độ quản lý, trình độ kế toán và ý thức tự giác của cácchủ thể kinh doanh:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, để có thể tồn tại

và phát triển đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải có những kiến thức nhất định vềchế độ, chính sách pháp luật Trong xu thế mở cửa nền kinh tế với tốc độ pháttriển nhanh chóng, bên cạnh các đối tượng hoạt động có hiệu quả, chấp hànhtốt pháp luật, còn có những đối tượng yếu kém về trình độ quản lý, tổ chức,nghiệp vụ những chủ thể kinh doanh này thường thiếu ý thức tự giác, chấphành chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 8

1.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam

1.2.1 Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinhdoanh và tiêu dùng ở việt nam trừ những hàng hóa dịch vụ thuộc diện khôngchịu thuế GTGT

Đối tượng không chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ thuộc cácngành nghề kinh doanh đang còn gặp khó khăn cần khuyến khích phát triển;các hàng hóa dịch vụ thuộc các hoạt động không mang tính kinh doanh vìmục tiêu lợi nhuận hoặc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội và nhânđạo; một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng

1.2.2 Đối tượng nộp thuế

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (còn gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ

chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (còn gọi là ngườinhập khẩu)

Đối với hàng hóa dịch vụ được sử dụng chúng từ thanh toán ghi giáthanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT được xác định theocông thức:

Giá chưa có thuế

giá trị gia tăng

Giá thanh toán

=

1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)

Trang 9

- Thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức:

 Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoàihoặc vào các khu chế xuất và các trương hợp được coi là xuất khẩu theoquy định của chính phủ

 Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu nhưphân bón; thuốc trừ sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, câytrồng; thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế

 Thuế suất 10% là mức thuế suất phổ biến áp dụng đối với hàng hóa, dịch

vụ còn lại như điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất kinh doanh điệnbán ra; sản phẩm điện tử; sản phẩm cơ khí tiêu dùng; đồ điện tiêu dùng;sản phẩm bằng da, giả da; xây dựng, lắp đặt

1.2.4 Phương pháp tính thuế

- Phương pháp khấu trừ thuế:

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kếtoán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT:

 Khấu trừ thuế GTGT chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ;

 Chỉ khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT;

 Chỉ khấu trừ thuế GTGT khi có đủ hóa đơn, chứng từ mua, bán hànghóa, dịch vụ hợp pháp, hợp lệ;

 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kêkhai, khấu trừ vào tháng đó;

Trang 10

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuếGTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Số thuế GTGT đầu rabằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơnGTGT Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghitrên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT củahàng hóa nhập khẩu.

Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào phải nộp = đầu ra - được khấu trừ (2.2)

Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hóa,

đầu ra = dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất (2.3)

- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT:

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với cơ sở kinhdoanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trútại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủchế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.Trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế cóhoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý và chế tác sản phẩm vàng,bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh mua vàng, bạc, đáquý để áp dụng theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGTbằng GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra nhân với thuế suất GTGT GTGTđược xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanhtoán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng

Số thuế GTGT GTGT của hàng hóa,

phải nộp = dịch vụ chịu thuế x Thuế suất (2.4)

Trang 11

Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hóa,dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xácđịnh căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ theo công thức:

GTGT của hàng Doanh số của hàng Giá vốn của hàng

hóa, dịch vụ = hóa, dịch vụ bán - hóa, dịch vụ bán ra (2.5)Đối với các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bánhàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theohóa đơn bán hàng hóa dịch vụ nhưng không đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch

vụ thì GTGT được xác định theo công thức:

GTGT hàng hóa Doanh thu bán Tỷ lệ (%) GTGT

dịch vụ = hàng hóa, dịch vụ x tính trên doanh thu (2.6)Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy

đủ hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan quản lý thuế căn cứ vàotình tình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; GTGT tínhtheo công thức:

GTGT của hàng Doanh thu cơ quan Tỷ lệ (%) GTGT

hóa, dịch vụ = quản lý thuế ấn định x tính trên doanh thu (2.7)

1.2.5 Các trường hợp hoàn thuế

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừthuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có sốthuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có sốthuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư màchưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thìđược hoàn thuế giá trị gia tăng

Trang 12

Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có sốthuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lênthì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừthuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanhnghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưađược khấu trừ hết

Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị giatăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên

1.3 Quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam

Quản lý thu thuế GTGT là nội dung quan trọng trong quản lý thu thuế,đảm bảo nguồn thu NSNN nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thuếvào NSNN đáp ứng theo đúng kế hoạch, dự toán đã định cho các khoản chitiêu của Nhà nước Quản lý thu thuế GTGT cũng được thực hiện thông qua 3khâu của chu trình quản lý NSNN đó là: lập dự toán thuế, tổ chức thực hiện

dự toán thuế và quyết toán thuế

1.3.1 Lập dự toán thu thuế

Lập dự toán thuế GTGT là tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chitiết về số thuế GTGT thu trong năm kế hoạch và các biện pháp để tổ chứcthực hiện các chỉ tiêu đó Lập dự toán thuế GTGT là một nội dung không thểtách rời trong việc lập dự toán thuế, do vậy, tôi xin phép được trình bày quytrình lập dự toán thuế tại các cơ quan thuế hiện nay Cũng giống như lập dựtoán NSNN, lập dự toán thuế gồm các bước sau:

Trang 13

Bước 1: Hướng dẫn lập và giao số kiểm tra về dự toán thuế.

Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN, Tổng cục Thuế dưới sự chỉ đạocủa Bộ Tài chính thực hiện xây dựng số kiểm tra về dự toán thuế, trong đó có

dự toán thuế GTGT năm kế hoạch Căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thuế đãđược xác lập, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, tình hìnhthực hiện dự toán thuế các năm báo cáo, cơ quan thuế cấp trên hướng dẫn lập

và giao số kiểm tra về dự toán thuế cho cơ quan thuế cấp dưới trực thuộc

Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán thuế.

Các DN căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, các chínhsách chế độ về thuế và thu NSNN, dự kiến số thuế và các khoản phải nộpNSNN, số thuế GTGT được hoàn theo chế độ gửi cơ quan thuế

Cơ quan thuế ở địa phương lập dự toán thuế và các khoản phải thu kháccủa NSNN (thu nội địa) trên địa bàn, cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến

số thuế GTGT phải hoàn cho các DN trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi

cơ quan thuế cấp trên, UBND, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tưcùng cấp Tổng cục Thuế xem xét dự toán thu, dự kiến số thuế GTGT phảihoàn theo chế độ do các Cục thuế lập, tổng hợp dự toán thu NSNN và cơ sởtính toán từng nguồn thu, tổng hợp dự kiến số thuế GTGT phải hoàn cho các

DN trong cả nước báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm trước.Trong quá trình lập dự toán, cơ quan thuế cấp trên phải tổ chức làm việc

để thảo luận về dự toán với các cơ quan thuế cấp dưới trực thuộc UBND cáccấp phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuế lập dự toán thu NSNN, dự kiến số phảihoàn thuế GTGT theo chế độ cho các DN trên địa bàn

Bước 3: Quyết định và giao dự toán chính thức.

Dự toán thuế được tổng hợp vào dự toán NSNN trình Chính phủ để trình

Trang 14

Quốc hội thảo luận và phê chuẩn Căn cứ vào chỉ tiêu dự toán thuế đượcgiao, Tổng cục Thuế thực hiện phân bổ và giao dự toán thu thuế chính thứccho các Cục Thuế.

Căn cứ vào quyết định giao dự toán thu thuế của cơ quan thuế, cơ quanthuế ở địa phương phối hợp cùng cơ quan tài chính cùng cấp xây dựng dựtoán thu thuế chính thức, trình UBND để trình HĐND cùng cấp thảo luận vàquyết định

1.3.2 Chấp hành dự toán thu thuế

Các chỉ tiêu của dự toán thuế năm kế hoạch đã được Quốc hội hoặcHĐND quyết định là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, cơ quan thuế các cấp cótrách nhiệm xây dựng các biện pháp để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉtiêu trong dự toán thuế được giao Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của khâuchấp hành dự toán thuế nói chung và dự toán thuế GTGT nói riêng Trong quátrình chấp hành, cơ quan thuế đã xây dựng các quy trình cụ thể về đăng ký,khai thuế và tính thuế GTGT, thu và nộp thuế GTGT, các quy trình quản lý

nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, kiểm tra thuế, miễn giảm thuế GTGT để phânnhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế, ngănchặn kịp thời các hành vi trốn lậu thuế, vừa đảm bảo thực hiện ổn định mứcthuế, hoàn thành dự toán thuế được giao, vừa đảm bảo tính công bằng trongviệc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

Do phạm vi của đề tài giới hạn trong công tác quản lý thu thuế GTGT tạiChi cục thuế Thị xã nên các quy trình thuế sau đây được trình bày theo chứcnăng, nhiệm vụ của Chi cục thuế và các bộ phận trực thuộc

1.3.3 Kế toán và quyết toán thuế

Kế toán thuế GTGT là việc ghi chép phản ánh số thuế phải thu, số thuế

đã thu, số thuế còn phải thu, số thuế truy thu, hàng hóa tạm giữ và tịch thu

Trang 15

Cuối năm ngân sách, cơ quan thuế và KBNN, ngân hàng nơi ĐTNT nộpthuế phải phối hợp đối chiếu số liệu thu thuế, trong đó có thuế GTGT và giảiquyết những tồn tại trong công tác tổ chức thu thuế mà các ĐTNT chưa thựchiện đúng luật định, xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ Đồng thời, cơ quanthuế phải lập báo cáo quyết toán thu NSNN gửi cơ quan thuế cấp trên và cơquan tài chính đồng cấp để tổng hợp vào báo cáo quyết toán NSNN Quyếttoán thuế được thực hiện cùng với quyết toán NSNN.

Tóm lại: trong chương 1 của luận văn tôi tập trung nêu lên những lýluận chung nhất về quản lý thuế GTGT bao gồm:

Thứ nhất, những vấn đề chung về thuế GTGT như: khái niệm, đặc điểm,vai trò của thuế GTGT từ đó nêu ra sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuthuế GTGT

Thứ hai, nêu lên những nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nambao gồm: đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứtính thuế, phương pháp tính thuế và các trường hợp hoàn thuế

Thứ ba, quy trình quản lý thuế GTGT ở Việt Nam gồm ba khâu: lập dựtoán thu thuế, chấp hành dự toán thu thuế và kế toán và quyết toán về thuế

Từ những vấn đề lý luận chung đó, tôi đã đi sâu vào thực trạng quản lýthuế GTGT tại chi cục thuế thị xã Sầm Sơn Qua đó, nhận biết được khác biệtgiữa lý luận và thực trạng quản lý

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ

THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HÓA

2.1 Vài nét về chi cục thuế thị xã Sầm Sơn

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:

Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh ThanhHóa, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí vàcáckhoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định củapháp luật

Nhiệm vụ:

Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn cũng giống như các chi cục thuế khác thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế,các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể sau đây:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật

về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phântích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địaphương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, vềcông tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan,đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chínhsách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật

Trang 17

Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửađổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyênmôn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩmquyền giải quyết của Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộcphạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơkhai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế,tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu kháctheo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp

vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ,kịp thời vào ngân sách nhà nước

Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thôngtin về người nộp thuế trên địa bàn

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế,giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuếđối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theophân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế

Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoànthuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiềnthuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức,

cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ chocông tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức,

cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế đểthực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các

Trang 18

phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của ngườinộp thuế.

Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theoquy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhậnviệc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật

Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế;lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việcchỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp vàcác cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác củaChi cục Thuế

Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếunại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuếthuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định củapháp luật

Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩmquyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định củaLuật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan

Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chấtlượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lýthuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thựchiện chính sách, pháp luật về thuế

Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệthông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cụcThuế

Trang 19

Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và củangành thuế.

Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuếtheo quy định của pháp luật và của ngành

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Hiện nay số lượng cán bộ, công chức của chi cục: Tổng số là 39 người(trong đó có 28 người có trình độ đại học, chiếm 71,7% tổng số cán bộ, côngchức trong đơn vị;Trung cấp 10 người; kỹ thuật 01 người )

Về sơ đồ bộ máy chi cục thuế được thể hiện dưới sơ đồ 2.1 sau:

SƠ ĐỒ 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SẦM SƠN

dự toán – quản lý

nợ và cưỡng chế thuế -

kê khai,

kế toán thuế và tin học

Đội Kiểm tra thuế

Đội quản

lý thuế thu nhập

cá nhân – thu lệ phí trước bạ

và thu khác

Đội hành chính nhân sự, tài vụ, ấn chỉ

Đội Thuế Liên xã, phường.

Phó chi cục trưởng

Phó chi cục

trưởng

Chi Cục Trưởng

Trang 20

Lãnh đạo Chi cục hiện nay có 03 đồng chí:

Chi cục trưởng có chức năng: Phụ trách chung công việc của chi cụcThuế Sầm Sơn Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục Thuế và trướcpháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn

Chi cục phó có chức năng: Chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và

trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Các đội của Chi cục Thuế Sầm Sơn và chức năng, nhiệm vụ

- Đội tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế:

Giúp chi cụ trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền vềchính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuếquản lý

- Đội Nghiệp vụ dự toán - quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - kê khai, kếtoán thuế và tin học:

Giúp Chi cục trưởng chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế,chính sách, pháp luật thuế do cán bộ, công chức trong Chi cục thuế, xây dựng

và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cụcthuế

Giúp Chi cục Trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế,cưỡng chế thu tiền nợ thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm viquản lý của Chi cục thuế

Giúp chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý

hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý, quản lý vàvận hành hệ thống trang thiết bị tin học, triển khai, cài đặt hướng dẫn sử dụngcác phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế

- Đội kiểm tra thuế:

Trang 21

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác, kiểm tra, giám sát

kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệmthực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế

- Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân – thu lệ phí trước bạ và thu khác:Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát

kê khai thuế thu nhập cá nhân, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuếthu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế

- Đội hành chính nhân sự, tài vụ, ấn chỉ:

Giúp Chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, vănthư, lưu trữ, công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấnchỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý

- Đội thuế liên xã, phường ( Bao gồm có đội thuế Bắc sơn và đội thuếQuảng tiến )

Giúp chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức( nếu có),

cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công ( bao gồm các hộsản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ , kể cả hộ nộp thuế thunhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý thu thuế

Thuận lợi:

So với các huyện khác trong tỉnh thì tình hình kinh tế - xã hội của thị xãSầm Sơn thuộc cũng tương đối phát triển Kết cấu hạ tầng được đầu tư xâydựng nhiều qua các năm, các chủ trương chính sách mới của trung ương vàtỉnh có tác dụng thúc đẩy phát triển SXKD

Hệ thống chính sách thuế đang được hoàn thiện dần

Đã hình thành một hệ thống quản lý thuế thống nhất trong cả nước, ngàycàng được củng cố và tăng cường về mọi mặt Công tác quản lý thuế được

Trang 22

chuyển từ chế độ khép kín sang chế độ người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tựnộp Cơ chế này đề cao nghĩa vụ của người nộp thuế trước pháp luật.

Toàn chi cục được trang bị mỗi cán bộ một máy tính tạo điều kiện ứngdụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Đã thành lập được đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế riêng biệt, qua

đó giúp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho đối tượng nộp thuế giúpcho việc thu thuế được thuận lợi và dễ dàng hơn

Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Địa phương, cộng thêm

sự cố gắng nổ lực của các cơ sở SXKD trong việc khắc phục khó khăn, giữđược thị phần, duy trì được nhịp độ phát triển kinh doanh, giúp nguồn thuđược ổn định và bền vững

Chưa có sự tham gia của dư luận trong việc lên án những người chậmnộp và trốn thuế vì mọi người chưa thấy được tầm quan trọng của việc thuthuế và nộp thuế

Người tiêu dùng chưa có thói quen lấy hóa đơn mỗi khi mua hàng hóa,dịch vụ Điều này gây trở ngại cho việc quản lý doanh số bán của các đơn vịgây khó khăn cho cán bộ thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế

Nền kinh tế còn ở trình độ thấp thanh toán với nhau chủ yếu bằng tiền mặtchưa thực hiện thanh toán qua ngân hàng gây khó khăn cho cơ quan thuế

Trang 23

trong việc xác minh chi phí, doanh thu, thuế GTGT đầu ra, đầu vào… tạo cơhội cho các đối tượng nộp thuế gian lận trong ghi chép.

2.2 Thực trạng quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế thị xã Sầm Sơn

2.2.1 lập dự toán thu thuế GTGT

Việc lập dự toán thuế GTGT được thực hiện cùng với công tác lập dựtoán thuế của Chi cục thuế thị xã Sầm Sơn theo quy trình như sau: Hàng năm,sau khi nhận số kiểm tra từ Cục thuế tỉnh Thanh Hóa, Chi cục thuế thị xã đãgiao nhiệm vụ cho Đội nghiệp vụ tuyên truyền xây dựng dự toán thuế chonăm tiếp theo dựa trên những căn cứ đó là: Chỉ thị của Thủ tuớng Chính phủ

và của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xãhội và dự toán NSNN năm tiếp theo; thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn vềxây dựng dự toán NSNN; công văn của Tổng cục thuế và Cục thuế tỉnhThanh Hóa về hướng dẫn xây dựng dự toán thuế; mục tiêu chủ yếu của địaphương theo Nghị quyết của đại hội Đảng bộ thị xã hàng năm đưa ra nhữngđánh giá thực tế về tình hình kinh tế xã hội trong năm trước; tình hình thựchiện dự toán thuế năm trước và tình hình tài chính của các DN thuộc phạm viChi cục quản lý; mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế và thu NSNN của nămtiếp theo Dự toán thuế do Chi cục thuế xây dựng được gửi cho Cục thuế tỉnh,UBND thị xã, phòng Tài chính - kế hoạch Hiện nay, Cục thuế tỉnh yêu cầucác Chi cục thuế xây dựng dự toán dựa vào các căn cứ như trên và khôngđược thấp hơn dự toán năm trước theo một tỷ lệ phần trăm tùy từng năm do

đó dự toán thu thuế GTGT cũng phải năm sau cao hơn năm trước mới đảmbảo tổng dự toán theo yêu cầu Đây là cách tính đơn giản, nhưng mang tính ápđặt chưa thực sự gắn với thực tiễn, chưa phù hợp với các căn cứ lập dự toán,chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế một trong những căn cứ lập dựtoán là phải phù hợp với khả năng của nền kinh tế nếu nền kinh tế có khả

Trang 24

năng tăng trưởng cao khả năng động viên nguồn thu tốt thì có thể đưa dự toáncao nhưng nếu nền kinh tế gặp khó khăn thì đưa ra mức dự toán thấp khôngthể lúc nào cũng áp đặt năm sau cao hơn năm trước một tỷ lệ nào đó điều này

là rất bất hợp lý, phần nhiều mang tính chất chủ quan vì khó có thể đưa ranhững căn cứ chính xác để tính toán phần trăm tăng năm sau so với nămtrước Việc lập dự toán là phải sát xao với khả năng có thể động viên vàongân sách làm sao để không bỏ sót nguồn thu chứ không phải cứ lập dự toánnăm sau cao hơn năm trước là mới tốt việc lập dự toán tốt khi dự toán lập raphù hợp với kết quả thực hiện dự toán Ở bước phân bổ dự toán, Chi cục thuếcùng với phòng Tài chính kế hoạch tham mưu cho UBND thị xã trình hộiđồng nhân dân quyết định giao dự toán thu NSNN trên địa bàn Căn cứ vàoNghị quyết của hội đồng nhân dân thị, Chi cục thuế tham mưu cho UBND thịquyết định giao dự toán thu NSNN cho UBND các phường xã Căn cứ vàoquyết định của UBND thị và dự toán phấn đấu do Cục thuế giao, Chi cục thuếgiao dự toán thuế cho các bộ phận chuyên môn

So sánh dự toán thuế GTGT với thực hiện qua các năm được thể hiện cụthể tại bảng 2.1 sau:

BẢNG 2.1 SỐ THỰC THU VÀ DỰ TOÁN THU THUẾ GTGT

TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SẦM SƠN

Trang 25

Trong những năm qua, công tác lập dự toán thuế của Chi cục được đánhgiá là theo đúng quy trình lập dự toán thuế đã quy định; dự toán thuế xâydựng bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địabàn; đồng thời cũng đưa ra các giải pháp hiệu quả, hợp lý trong việc tăngcường quản lý thu theo Luật Quản lý thuế, xử lý tích cực và có hiệu quả cáckhoản nợ đọng thuế, chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thương mại,tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Tuynhiên, con số dự toán đưa ra hàng năm để thực hiện vẫn còn mang nặng thànhtích, áp đặt, chưa thực sự có cơ sở vững chắc.

Dựa vào bảng trên ta thấy số dự toán giao phù hợp với tình hình pháttriển của thị xã cũng như DN trên địa bàn do công tác lập dự toán thuế đượcthực hiện cùng với sự nhìn nhận đúng đắn những thuận lợi và khó khăn củađịa phương, có tính đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của những năm trước vàbiến động của thị trường thế giới, cụ thể là % thực hiện dự toán không cóchênh lệch nhiều năm 2010 là 112,09%, năm 2011 là 105,89 %, năm 2012 là97,36%

2.2.2 Quản lý đối tượng nộp thuế

ĐTNT nói chung có thể là thể nhân hoặc pháp nhân được luật pháp xácđịnh có trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước ĐTNT của Luật thuế GTGT

là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuếtheo quy định của Luật thuế GTGT Công tác quản lý ĐTNT là một khâuquan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của tổ chức thu thuế, đảm bảo số thuvào NSNN

Để quản lý ĐTNT, trước hết, cần thực hiện việc cấp MST cho ĐTNT;sau đó phải theo dõi được quá trình hoạt động kinh doanh và tình hình biếnđộng của ĐTNT như: thay đổi địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động,hợp nhất, chia tách, sáp nhập, phá sản, giải thể Theo quy định, sau khi đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh, ĐTNT

Trang 26

phải chủ động đến cơ quan thuế để đăng ký và sẽ được cơ quan thuế cấp MST

và ĐTNT phải có trách nhiệm khai báo với cơ quan thuế về những thay đổi sovới nội dung đăng ký thuế trong suốt quá trình kinh doanh Tuy nhiên, khôngphải ĐTNT nào cũng làm tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình Vì vậy, thựchiện nhiệm vụ của mình, cơ quan thuế đã tăng cường công tác tuyên truyền,vận động và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để các ĐTNT thực hiệnnghiêm chỉnh nghĩa vụ đăng ký thuế

Thời gian qua, Chi cục thuế thị xã Sầm Sơn đã thực hiện khá tốt công táctuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giải đáp nội dung pháp luật thuế để cácĐTNT hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ đăng ký thuế Thực hiện chỉ đạo củaCục thuế tỉnh Thanh Hóa, ngay từ đầu năm, Chi cục đã giao cho Đội Nghiệp

vụ - tuyên truyền tiến hành xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT tậptrung vào các nội dung chủ yếu là hướng dẫn các thủ tục kê khai, nộp thuếGTGT và các loại thuế khác đối với các ĐTNT; nhận, cấp phát, hướng dẫn tàiliệu cho NNT bao gồm các ấn phẩm không thu tiền và các loại sách pháp luậtbán thu tiền; phát phiếu điều tra khảo sát, phân tích nhu cầu của NNT để nângcao chất lượng tuyên truyền, hỗ trợ NNT; tổ chức tập huấn luật thuế GTGT vàcác thuế khác như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế TTĐB; tổ chức đưa tin bài

về các hoạt động của cơ quan thuế trong công tác tư vấn, hỗ trợ; thực hiệntreo các banơ, áp phích, biểu ngữ tuyên truyền về thuế; phổ biến chính sáchcho NNT; hỗ trợ NNT trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại và bằng vănbản; tổ chức hội nghị khen thưởng tổ chức có thành tích trong việc chấp hànhpháp luật về thuế GTGT do Cục thuế tỉnh và UBND thị xã trao tặng quanthuế không cấp MST là không có

Các hình thức phong phú này giúp cho Chi cục thuế tiếp xúc được vớicác đối tượng một cách dễ dàng, đảm bảo nội dung tuyên truyền đến ĐTNTmột cách đầy đủ, nhanh chóng và sâu sắc

Trang 27

Song song với việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT, thường xuyên rà soát, nắmbắt tình hình biến động của ĐTNT để có biện pháp quản lý phù hợp, Chi cụcthuế đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt kịp thời số lượngcác ĐTNT mới thành lập và đôn đốc các đối tượng này thực hiện đăng ký nộpthuế theo Luật định, gắn với trách nhiệm của cán bộ thuế thực hiện công táctuyên truyền Vì vậy, hiện tượng thất thu về ĐTNT do cơ quan thuế khôngcấp MST là không có

Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp thất thu thuế do ĐTNT đã xinnghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn có kinh doanh Đặc biệt, có rất nhiều hộkinh doanh thời vụ hè một vài tháng rồi lại nghỉ kinh doanh hoặc chuyển loạihình kinh doanh Mà thị xã Sầm Sơm có ưu thế về du lịch nghỉ mát mùa hènên số lượng hộ kinh doanh thời vụ là rất lớn nên đây là một khoản thất thoátkhông hề nhỏ cho NSNN

Để quản lý tốt ĐTNT chi cục thuế thị xã Sầm Sơn đã chia thành 2 nhómđối tượng để quản lý đó là: đối tượng là các doanh nghiệp và đối tượng là hộkinh doanh cac thể Và trong từng nhóm đối tượng lại có sự chia nhỏ ra phục

vụ dễ hơn cho việc quản lý

Đối với việc quản lý đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp thì chi cụcthuế đã chia các doanh nghiệp thành từng loại hình kinh doanh cụ thể và đượcthể hiện qua bảng sau:

Trang 28

BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐTNT THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SẦM SƠN

Đơn vị tính: doanh nghiệp

DN giải thể, phá sản

DN hiện có cuối năm

DN mới thành lập

DN giải thể, phá sản

DN hiện có cuối năm

DN mới thành lập

DN giải thể, phá sản

DN hiện có cuối năm

bỏ trốn, mất tích, giải thế, phá sản Số DN quản lý thuế đến 31/12/2011 là 168

Trang 29

(tính cả số DN ngừng kinh doanh, giải thể, bỏ trốn), trong đó số DN được cấpMST trong năm là 53, số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động là 13DN So với

2010 số quản lý tăng 12,92%, Số tạm ngừng hoạt động và giải thể giảm 8,13

%, do tình hình kinh tế được cải thiện nên số doanh nghiệp giải thể giảm năm

2012 so với năm 2011 thì số quản lý tăng 12,26%, số tạm ngừng hoạt động vàgiải thể tăng 15,54% Chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, các DNkhông tiếp tục duy trì hoạt động

Đối với việc quản lý HKD cá thể việc quản lý được thể hiện qua bảngsau:

BẢNG 2.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐTNT LÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

n v tính: hĐơn vị tính: hộ ị tính: hộ ộ

( Nguồn: Chi cục thuế thị xã Sầm Sơn)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh cá thể đưa vào quản lý tạichi cục ngày càng tăng: năm 2011 là 5211 hộ tăng 552 hộ so với năm 2010 vànăm 2012 là 5709 hộ tăng 498 hộ so với năm 2011 Điều này cho thấy hoạtđộng sản xuất kinh doanh ở đây ngày càng sôi động Đặc biệt, nhờ sự phát

Ngày đăng: 14/03/2016, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w