1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội

116 1,4K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Với vị trí là người “gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... phát triển. Ngành h

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá với yêucầu hội nhập khu vực và thế giới, các thành phần kinh tế đang phát triển nhanhchóng và đa dạng.

Với vị trí là người “gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã góp phầnquan trọng trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, dulịch phát triển Ngành hải quan là cơ quan được Nhà nước giao trọng trách quản lývề lĩnh vực ngoại thương nói chung, quản lý và tập trung các khoản thu liên quanđến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh Quản lý Nhà nước về mặt hải quanlà một mặt của công tác quản lý Nhà nước về kinh tế với vai trò nòng cốt trong thựcthi chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là với hoạt động nhập khẩu.

Đất nước ta hiện nay, với chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, ngành thuếnói chung và thuế nhập khẩu nói riêng tương đối nhạy cảm với tình hình phát triểncủa các nước trong khu vực cũng như của thế giới Tuy nhiên, trong thực tế tìnhtrạng thất thu thuế đang trong chiều hướng gia tăng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệtlà trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá.

Trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong công tácquản lý thu thuế nhập khẩu, nhưng do lưu lượng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩungày càng gia tăng, các thủ đoạn trốn lậu thuế và gian lận thương mại ngày càngtinh vi và phức tạp nên tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi.

Là sinh viên học chuyên ngành Quản trị kinh doanh Thương mại sắp ra trường,sau một thời gian thực tập tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, được sự hướng dẫn

của thầy giáo và cán bộ tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội em chọn đề tài: “Thựctrạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thànhphố Hà Nội”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích rõ việc thực hiện chính sáchthu thuế nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nói chung và của Cục Hải quan thànhphố Hà Nội nói riêng, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp hoàn thiện

Trang 2

hơn nữa đối với việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu, nâng cao nguồn thuthực hiện đường lối hội nhập kinh tế thế giới.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương như sau:

Chương I: Những vấn đề về thuế nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế mở.Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quanthành phố Hà Nội.

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại CụcHải quan thành phố Hà Nội

Do thời gian nghiên cứu và trình độ thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và những người quan tâm để chuyên để được hoàn chỉnh hơn.

Trang 3

1.1 Khái niệm về thuế

Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ khi hành thành đến nay thuế đã trải quaquá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta đã đưa ra rất nhiều cáckhái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau:

Các nhà kinh điển cho rằng: “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưngkhông bù lại” và “thuế cấu thành phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sảnphẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tưbản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lênin toàn tập - tập 15).

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau:Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năngcủa Nhà nước.

Trên góc độ quản lý thuế, người ta đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế làhình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chitiêu của Nhà nước Nguồn từ thuế là một phần thu nhập của các chủ thể trong xãhội Để có nguồn thu đó, Nhà nước dung quyền lực chính trị của mình bắt buộc cácthể nhân và pháp nhân đóng góp thông qua việc ban hành các luật thuế

Dựa vào sự khái quát kể trên cho thấy bản chất của thuế thể hiện trên bakhía cạnh sau:

Thứ nhất, xét về hình thức biểu hiện, thuế là khoản nộp, là sự chuyển giao

thu nhập, là sự vận động của nguồn tài chính từ các thể nhân và pháp nhân vàotrong tay Nhà nước.

Trang 4

Thứ hai, xét về nội dung kinh tế, thuế là sự thể hiện, phản ánh quan hệ kinh

tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồntài chính

Thứ ba, xét về tính chất, thuế là hình thức động viên gắn liền với quyền lực

chính trị của Nhà nước, là khoản nộp có tính chất bắt buộc được pháp luật quy định(về mức thu và thời hạn)

Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là sự chuyển giao thunhập có tính chất bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độvà thời hạn được pháp luật quy định, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa Nhà nướcvới các chủ thể khác khi Nhà nước tham gia phân phối nguồn tài chính.

1.2 Khái niệm về thuế nhập khẩu

1.2.1 Quá trình hình thành thuế nhập khẩu

Khi hoạt động nhập khẩu ra đời, ban đầu chỉ là lệ phí mổi lần qua biên giới.Xã hội phát triển, hoạt động thương mại diễn ra ngày càng rộng khắp, không chỉgiữa các nước trong khu vực mà còn trên toàn thế giới Hoạt động nhập khẩu có ảnhhưởng đến nền kinh tế - xả hội của mỗi quốc gia Cùng với xu hướng phát triểnchung, hoạt động nhập khẩu ngày càng phức tạp Các quốc gia đã sử dụng công cụthuế để kiểm soát và điều tiết hoạt động nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý cóhiệu quả nhất

Hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế - chính trị - xã hộicủa mổi quốc gia Cùng với xu hướng phát triển chung, hoạt động nhập khẩu ngàycàng phức tạp Các quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và điều tiết hoạtđộng nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý hoạt động nhập khẩu có hiệu quả nhất.

Thuế nhập khẩu là một bộ phận của thuế quan Thuế quan là biện pháp tàichính mà các nước dùng để can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buônbán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia Ngày nay thuế nhập khẩu là loạithuế thu vào hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu qua biên giới của mổi nước, kể cả hàng hoánhập từ khu chế xuất của nước đó Thuế nhập khẩu nhằm 3 mục tiêu chính:

* Tạo nguồn thu hợp lý cho ngân sách Nhà nước.

Trang 5

* Thiết lập hàng rào thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước một cáchhợp lý có chọn lọc, hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ở trong nước * Kiểm soát hoạt động ngoại thương, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốctế.

Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều kiện nềnkinh tế mở, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch được Quốc hộikhoá VIII thông qua thàng 12 năm 1987 và có hiệu lực thi hành từ năm 1988 Kể từngày đó, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 7năm 1993 và tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999) Căn cứ vào Hiến phápnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theoNghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳhọp thứ 10, Luất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi và bổ sung Hiệnnay áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 45/2005/QH11ngày 14 tháng 06 năm 2005, có những quy định mới về hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu phù hợp với thời kỳ mới và phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tếkhu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia.

1.2.2 Khái niện thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế quan đánh vào các loại hàng hoá, dịch vụ nhậpkhẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ Thuế nhập khẩu có thể đánh vào thànhphẩm hoặc đầu vào nhập khẩu (nguyên vật liệu và bán thành phẩm).

Như vậy, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu nhằm các mục tiêu sau: Bảo hộ sản xuất trong nước.

 Hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

 Kích thích đầu tư sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất thay thế nhập khẩu. Công cụ gia tăng sức mạnh thương lượng với các đối tác.

2 Đặc điểm

2.1.Đặc điểm của thuế

Trang 6

Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có củathuế Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển.Nghiên cứu về thuế, người ta nhận thấy thuế có những đặc trưng riêng để phân biệtvới các công cụ tài chính khác như sau:

2.1.1 Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trongxã hội cho Nhà nước mang tính chất bắt buộc phi hình sự

Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệtthuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách Nhà nước.

Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ,được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc độngviên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước Phân phối mang tính chất bắt buộcdưới hình thức thuế - như một nhà kinh tế định nghĩa – là một phương thức phânphối của Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của ngườinộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặcnhững quyền nào khác cho người nộp thuế.

Tính chất bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ nhữngnguyên nhân sau:

Thứ nhất, hình thức chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn

với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, do đó không thể sử dụng phương pháp tựnguyện trong việc chuyển giao Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng, Nhà nướctất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phảichuyển giao.

Thứ hai, trong xã hội văn minh, nhu cầu của các thành viên cộng đồng

về hàng hoá công cộng ngày càng tăng cao Phần lớn hàng hoá này do Nhà nướcsản xuất và cung cấp Để duy trì hoạt động đó bù đắp các chi phí bỏ ra Nhưng hànghoá công cộng lại có tính chất đặc biệt, nó không thể phân bổ theo khẩu phần đểngười sử dụng và người thụ hưởng cũng không muốn sử dụng theo khẩu phần Mặtkhác, hàng hoá công cộng không có tính cạnh tranh và không thể đem trao đổi trựctiếp trên thị trường để bù đắp các chi phí Chính vì vậy, trong việc cung cấp hàng

Trang 7

hoá công cộng đã xuất hiện những “người ăn không”, nghĩa là không ai tự nguyệntrả tiền cho việc thụ hưởng hàng hoá công cộng Do đó, để đảm bảo cung cấp hànghoá công cộng, Nhà nước chỉ có thể sử dụng phương pháp thuế để buộc “người ănkhông” phải chuyển giao thu nhập từ khu vực tư sang khu vực công.

Tuy nhiên, tính chất bắt buộc của thuế không có nội dung hình sự, nghĩa làhành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất hiện khi có biểuhiện phạm pháp, mà hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.

Từ đặc điểm này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chínhkhác của ngân sách Nhà nước như phí, lệ phí, công trái, hoặc hình thức phạt bằngtiền Hình thức phạt bằng tiền cũng là hình thức bắt buộc, song việc phạt bằng tiềnchỉ xẩy ra đối với người nộp phạt khi có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đếnlợi ích Nhà nước hoặc cộng đồng.

Hình thức phí, lệ phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tínhchất đối giá Tính bắt buộc của phí và lệ phí chỉ xảy ra khi người trả phí, lệ phí thừahưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.

2.1.2 Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không mang tínhchất hoàn trả trực tiếp

Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được biểu hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối

giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nướckhông hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ vàhàng hoá công cộng do Nhà nước phải cung cấp Người nộp thuế cũng không đòihỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mớiphát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhà nước Mặt khác, mức độ cung cấpdịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyểngiao Mức độ chuyển giao cũng thu nhập nhiều hay ít chỉ căn cứ vào kết quả hoạtđộng kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu tài chínhchung của Nhà nước.

Trang 8

Thứ hai, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không được trả

trực tiếp có nghĩa là người nộp thuế suy cho cùng sẻ nhận được một phần các dịchvụ công công mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụđó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước Đặcđiểm này giúp ta phân biệt sực khác nhau giữa thuế và các khoản phí, lệ phí.

2.1.3.Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được quyđịnh trước bằng luật pháp

Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế, mặt khác phảnánh sự chuyển giao thu nhập không mang tính chất tuỳ tiện mà dựa trên những cơsở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong luật thuế là: đối tượng chịuthuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thuế suất, thời hạn cụ thể và nhữngchế tài mang tính cưỡng chế khác.

2.1.4.Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chịusự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳnhất định

Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng của nền kinhtế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động củangân sách Nhà nước…

Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chính trị của Nhànước, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá, xã hội củadân tộc …

Do thuế chịu sự ràng buộc các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội như vậy nênngười ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp.

Tóm lại, những thuộc tính cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất và nộidung bên trong của thuế, Từ những thuộc tính đó, giúp ta phân biệt thuế với các hìnhthức động viên khác của ngân sách Nhà nước trên nhiều phương diện khác nhau.

2.2.Đặc điểm của thuế nhập khẩu

Một là, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm động viên một phần giá trị

mới nằm trong giá cả hàng hoá trao đổi qua biên giới một nước, người nộp thuế là

Trang 9

các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu, còn người chịu thuế là người tiêu dùngcác hàng hoá đó, họ mua hàng hoá với giá cả trong đó có cả thuế Với cơ chế này,người kinh doanh hàng hoá nhập khẩu khi bán hàng hoá cũng là lúc họ thu hộ thuếnhập khẩu cho Nhà nước (qua giá bán hàng hoá) và nộp khoản thuế nhập khẩu nàycho Nhà nước, tức là nộp hộ người tiêu dùng hàng hoá Do đó, thuế nhập khẩu cũnglà một loại thuế điều tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu,thông qua cơ chế giá hàng hoá và dịch vụ Thuế nhập khẩu “được che đậy” tronggiá bán hàng hoá nên người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu) ít cócảm giác mình bị Nhà nước đánh thuế

Hai là, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương Thuế nhậpkhẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thươngthông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với các hàng hoá nhập khẩu Việc đánhthuế thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá nhập khẩu Giá trị của hàng hoáđược xác định làm căn cứ tính thuế nhập khẩu giá trị của hàng hoá tại cửa khẩu nhậpđầu tiên (đối với thuế nhập khẩu) Thuế nhập khẩu thu vào các nhóm hàng, mặt hàngnhập khẩu Đối với các loại hàng hoá nhập khẩu khác nhau thì có các mức thuế khácnhau, có biểu thuế khác nhau và có suất thuế khác nhau và những điều này đã đượcquy định rõ trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Các hàng hoá nhập khẩu quacửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá trao đổi được đưa từ khu phi thuế quan vào thịtrường trong nước, thì được áp dụng Luật thuế nhập khẩu.

Ba là, thuế nhập khẩu là một khoản thu nhập của ngân sách Nhà nước chịu sự

tác động của các yếu tố về chính trị và xã hội, kinh tế trong những thời kỳ nhất định.Các yếu tố về chính trị, xã hội tác động đến thuế nhập khẩu như là: thể chếchính trị của Nhà nước, tập quán tiêu dùng của các lớp dân cư, truyền thống vănhoá, xã hội của dân tộc

Các yếu tố về kinh tế tác động đến thuế nhập khẩu là: tốc độ tăng trưởngkinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động củacác dòng vốn đầu tư nước ngoài

Trang 10

3 Vai trò

3.1 Vai trò của thuế

3.1.1 Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực vật chấtcho Nhà nước

Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, Nhà nước có thể sử dụng các hìnhthức khác nhau:

- Phát hành thêm tiền để trang trải các nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhànước.

- Phát hành trái phiếu để vay trong và ngoài nước.- Bán một phần tài sản quốc gia

- Thu thuế

- Hạn chế bớt tính luỹ thoái của một số loại thuế so với thu nhập có được Phát hành thêm tiền chi tiêu là cách thức đơn giản nhất Song việc phát hànhthêm tiền để chi tiêu thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả lạm phát đưanền kinh tế đến bên bờ vực thẳm, càng làm khó khăn thêm cho ngân sách Nhà nước.

Phát hành trái phiếu để vay trong và ngoài nước vừa chịu những ràng buộc vềkinh tế và chính trị từ phía người cho vay, vừa phải tìm nguồn để hoàn trả cả gốc lẫnlãi Do đó, nói chung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, để huy động tậptrung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, vai trò quan trọngthuộc về thuế Sử dụng công cụ thuế để huy động sự đóng góp có ưu điểm:

- Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn Đốitượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phátsinh nguồn thu nhập nộp thuế Vì thế, thuế đem lại nguồn thu lớn cho Nhà nước.

Trang 11

- Phương thức huy động tập trung nguồn lực của thuế sử dụng phươngpháp chuyển giao thu nhập bắt buộc Do vậy Nhà nước đảm bảo thực hiện sự côngbằng trong việc phân bổ gánh nặng của các khoản chi tiêu công cộng.

- Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thunhập quốc dân trong nước tạo ra Nhờ đó mà một bộ phận đáng kể thu nhập của xãhội được tập trung vào trong tay Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho các biệnpháp kinh tế - xã hội Mặt khác, nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cáchnhanh chóng, thường xuyên và ổn định.

- Tính ưu thế động viên thông qua thuế so với các công cụ tài chính khác làở chổ: Thuế kết hợp giửa phương thức cưỡng bức, được quy định dưới hình thứcpháp luật cao với kích thích vật chất nhằm tạo ra sự quan tâm của các chủ thể kinhtế đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

3.1.2 Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng nhữngkhuyết tật vốn có Chính đó là lý do biện minh cho sự can thiệp của Nhà nước vào quátrình hoạt động của nền kinh tế thị trường Trong quá trình can thiệp đó, Nhà nước đãsử dụng các biện pháp hành chính, mang tính chất cưỡng chế và hàng loạt các đòn bẩykinh tế, đặc biệt là thuế Cùng với việc mở rộng chức năng của Nhà nước, thuế trởthành một công cụ quan trọng để thực hiện điều tiết nền kinh tế quốc dân.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường Nhà nước có khả năng sử dụng thuếđể điều tiết nền kinh tế quốc dân Điều đó xuất phát từ cơ sở của chức năng điềuchỉnh của thuế Vì lợi ích của xã hội, Nhà nước có thể tăng hoặc giảm thuế đối vớithu nhập của các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp, để kích thích hoặc hạn chế sựphát triển của các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế

Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm, thất nghiệp và lạm phát Khinền kinh tế có mức thu nhập cao thì cùng với việc mở rộng các khoản chi tiêu củachính phủ, thuế cần phải được cắt giảm để tăng tổng cầu và việc làm Trong thời kỳnền kinh tế lạm phát thì cùng với việc cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ,

Trang 12

thuế lại được gia tăng để giảm tổng cầu và hạn chế gia tăng lượng tiền trong lưuthông.

Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiệnchính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hoà nhậpkinh tế trong khu vực và thế giới Thông qua điều chỉnh mức thu thuế xuât nhậpkhẩu mà gây nền áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh so vớihàng sản xuất trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa vào để thựchiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo về lợi ích của thị trường nội địa Mặtkhác, tác động đánh thuế nhập khẩu cũng gây nên phản ứng của người tiêu dùngtrong nước tạo nên sự lựa chọn của họ trong tiêu dùng Ngoài ra người ta còn sửdụng công cụ thuế để kích thích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hay ít nhấtlà giảm đển mức thấp nhất tính kèm hiểu quả của sản xuất trong nước Chẳng hạn,trong trường hợp để hạn chế xuất khẩu những loại hàng hoá mà giá cả của chúng bịấn định bởi giá cả bất lợi của thị trường thế giới, gây thiệt hại cho sản xuất trongnước, thì có thể sử dụng thuế xuất khẩu để kích thích chuyển các nguồn lực từ sảnxuất hang xuất khẩu sang sản xuất hang hoá tiêu dung nội địa.

3.1.3 Thuế là công cụ để điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hộitrong phân phối

Một trong những “khiếm khuyết” của nền kinh tế thị trường là sự chênh lệchngày càng lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Kinh tế thịtrường càng phát triển thì khoảng cách giàu – nghèo ngày càng có xu hướng giatăng Với những đặc điểm nổi bật của cơ chế thị trường là: sự cởi mở, sự năng động,sự độc lập tự chủ, thì tình trạng chênh lệch giàu – nghèo là khó tránh khỏi Sự chênhlệch về thu nhập và về mức sống giửa các tầng lớp dân cư không chỉ liên quan đếnvấn đề đạo đức và công bằng xã hội mà còn tạo nên sự đối lập về quyền lợi và củacải giữa các tầng lớp dân cư, làm mất đi ý nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội.Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phânphối thu nhập, của cải xã hội Thuế là một công cụ có tác động trực tiếp vào quátrình này.

Trang 13

Việc điều hoà thu nhập giửa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phầnthông qua thuế gián thu, mà điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt Loại thuế này dođánh thuế cao vào các hang hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền, mà chỉ với những ngườicó thu nhập cao mới sử dụng hoặc sử dụng nhiều hơn, qua đó điều tiết bớt phần thunhập của họ

3.1.4 Thuế còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh

Vai trò này xuất hiện do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thựctế Để thu được thuế và thực hiện đúng các luật thuế đã được ban hành, cơ quanthuế và các cơ quan có liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quimô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hànghọ được phép kinh doanh Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẻ phát hiện nhữngviệc làm sai trái, vi phạm pháp luật của các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinhdoanh, hoặc phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm biệnpháp tháo gỡ

Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà còn có thể kết hợp kiểm tra, kiểmsoát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quảnlý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

3.2.Vai trò của thuế nhập khẩu

3.2.1.Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện bảo hộ nềnsản xuất trong nước

Thuế nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước Bảo hộ là bảovệ và trợ giúp các doanh nghiệp trong điều kiện cần thiết, là việc Nhà nước thôngqua các chính sách tạo ra môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi giúp các doanhnghiệp có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trên thực tế, thuế nhập khẩu là một khoản chi phí nằm trong giá gốc củahàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Giá cả làphương tiện thực hiện cạnh tranh có hiệu quả cao Giá hàng nhập khẩu cao hay thấp

Trang 14

phụ thuộc nhiều vào chính sách thuế nhập khẩu Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩulà cần thiết để bảo hộ sản xuất trong nước.

3.2.2 Thuế nhập khẩu là nguồn thu lớn trong tổng thu ngân sách Nhànước

Tại điều 11, Luật Hải quan quy định về nhiệm vụ của ngành Hải quan như

sau: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá quabiên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đốivới hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

Nhà nước sử dụng công cụ quản lý bằng Hải quan, định ra các chính sách,luật pháp nhằm điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, nhập cảnh, đảm bảo cho việc pháttriển các mối quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hoá, góp phần tăng cường sự giao lưuvà hơp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.

Quản lý Nhà nước về Hải quan là tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát Hảiquan tại biên giới, cửa khẩu và bất cứ nơi nào có hàng hoá nhập khẩu, phương tiệnvận tải nhập cảnh, bao gồm nhiều mặt hoạt động trong đó hai mặt hoạt động chủyếu là thu thuế nhập khẩu và chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Do vậy, quản lý Nhà nước bằng công cụ Hải quan đối với hàng hoá nhậpkhẩu là yêu cầu tất yếu Chức năng quản lý đó ở hai mặt: Quản lý bằng chính sách,luật pháp và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua thực hiện khai báo thủ tụcHải quan Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thuế nhập khẩu chiếmtrên 70% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu Riêng Việt Nam hiện nay, thuế xuất nhậpkhẩu chiếm khoảng 1/3 tổng thu của ngân sách Nhà nước Việt Nam là một nước cónền kinh tế dang phát triển, hoạt động nhập khẩu hàng hoá diển ra rất sôi động Córất nhiều mặt hàng, công nghệ, máy móc thiết bị mà Việt Nam chưa sản xuấtđược, phải nhập khẩu từ nước ngoài về, đây là một nguồn thu lớn cho ngân sáchNhà nước.

Trang 15

3.2.3 Thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lýNhà nước về Hải quan

Khi thực hiện nhiệm vụ thu thuế nhập khẩu, Hải quan đã kiểm tra các hoạtđộng nhập khẩu và điều tiết vĩ mô hoạt động nhập khẩu, vừa kích thích nhập khẩu,vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước.

Trong số các công cụ kinh tế mà Nhà nước sử dụng thì thuế nhập khẩu làmột công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lýcủa mình Thuế nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng thôngqua việc điều chỉnh thuế suất Với biểu thuế nhập khẩu và chính sách miễn giảmthuế nhập khẩu, Nhà nước có thể thực hiện kiểm soát và hướng dẫn hoạt động nhậpkhẩu cho phù hợp với đường lối phát triển trong từng giai đoạn nhằm thu hút vốnđầu tư nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

3.2.4 Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại củaĐảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo bình đẳng vàcông bằng xã hội

Thuế nhập khẩu của Nhà nước là công cụ cần thiết khi Nhà nước tham gia kýkết các điều ước, điều khoản với các nước thành viên cũng như các nước có quan hệngoại giao với Việt Nam Đồng thời, khi dùng thuế nhập khẩu có thể loại bỏ các hạnchế định lượng cũng như hàng rào phi thuế quan khác khi Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thế giới – WTO Các cam kết của Việt Nam với một số nước đemlại những lợi thế cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu và mang lạilợi ích cho người tiêu dùng Nhà nước quy định các mức thuế suất tùy theo mức độquan hệ của Việt Nam với các quốc gia đó Các mức thuế mà Nhà nước áp dụngtrong điều tiết quan hệ với các đối tác là: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi,thuế suất ưu đãi đặc biệt Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực vàquốc tê như: ASEAM, ASEM, APEC, WTO, Khi tham gia các tổ chức này thì ViệtNam đều phải có những cam kết về thu thuế nhập khẩu từ các quốc gia thành viên.Vì vậy, thuế nhập khẩu là một công cụ tốt để Đảng và Nhà nước thực hiện chínhsách đối ngoại với các quốc gia khác.

Trang 16

Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào các hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩutừ các quốc gia hay vùng lãnh thổ, dựa vào lợi thế về mặt hàng nhập khẩu có sứccạnh tranh cao Do đó, thuế nhập khẩu đã đem lại lợi thế cho các hàng hoá, dịch vụsản xuất trong nước, mang lại công bằng trong kinh doanh Bên cạnh đó, thuế nhậpkhẩu còn góp phần bình ổn an ninh trật tự và công bằng trong xã hội.

II.Các loại thuế nhập khẩu cơ bản và phương pháp tính1 Các loại thuế nhập khẩu cơ bản

1.1 Theo phương pháp tính thuế nhập khẩu

Theo phương pháp tính thuế nhập khẩu thì hiện nay có 3 phương pháp đánhthuế cơ bản: Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá, thuế nhập khẩu tuyệt đối, thuếnhập khẩu hổn hợp.

1.1.1 Thuế nhập khẩu tính theo giá trị hàng hoá

Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá được tính bằng tỷ lệ % so với giá trịhang hoá nhập khẩu Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá được sử dụng phổ biến ởcác nước hiện nay Ưu điểm của phương pháp đánh thuế nhập khẩu này là gắn giátrị hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp, không bị xói mòn bởi lạm phát, thuế suấtdễ điều chỉnh nên mang tính linh hoạt, dễ hài hoà hoá khi tham gia các liên kết kinhtế quốc tế Nhược điểm của thuế nhập khẩu theo giá trị hang hoá là khó chống lạinạn khai man giá trị tính thuế (fault invoicing), khai báo Hải quan thiếu chính xác,gian lận thương mại.

1.1.2 Thuế nhập khẩu cố định

Thuế nhập khẩu cố định (thuế nhập khẩu tuyệt đối) là thu một khoản tiền cốđịnh trên một đơn vị hàng hoá nhập khẩu Thuế nhập khẩu cố định có ưu điểm dễ ápdụng hơn và ngăn chặn được hiện tượng làm hoá đơn giả cũng như định ra các loạigiá nội bộ doanh nghiệp Thuế nhập khẩu cố định cũng dễ áp thuế khi thông quanhàng hoá nhập khẩu,chống được hiện tượng gian lận thuế Tuy nhiên, thuế cố địnhthường bị xói mòn bởi lạm phát, vì lý do này, các biểu thuế mới thường được tínhtheo giá trị hàng hoá (ad valorem) Thuế quan cố định thường rất nặng.

Trang 17

Ví dụ: 2$ tiền thuế cho 2 chiếc áo sơ mi sẽ nặng hơn rất nhiều đối với áo sơmi rẻ tiền so với những áo sơ mi mốt và đắt tiền Vì vậy, những người tiêu dùng

nghèo hơn thường chịu thuế nặng hơn Hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nướcđang phát triển, có chất lượng thấp hơn trên thị trường, thường chịu thuế nặng hơnvà bị cản trở nhiều hơn.

1.1.3 Thuế nhập khẩu hổn hợp

Thuế nhập khẩu hổn hợp vừa tính theo tỷ lệ % so với giá trị hàng hoá, dịchvụ vừa thu một khoản tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá nhập khẩu.

Ví dụ: (1% + 2$)/một đơn vị hàng hoá nhập khẩu.

Phương pháp đánh thuế nhập khẩu hỗn hợp sẽ trung hoà ưu điểm và nhượcđiểm của hai phương pháp đánh thuế nhập khẩu trên Vừa không bị xói mòn bởilạm phát vừa ngăn chặn được các hiện tượng gian lận thuế.

1.2 Theo mục đích đánh thuế

Theo mục đích đánh thuế, thuế nhập khẩu được chia thành: thuế nhập khẩutài chính, thuế nhập khẩu bảo hộ.

1.2.1 Thuế nhập khẩu tài chính

Thuế nhập khẩu tài chính là thuế nhập khẩu nhằm vào mục tiêu tăng thu chongân sách quốc gia, còn mục đích bảo hộ chỉ là thứ yếu Chẳng hạn thuế quan màmột quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhậpkhẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách Hay một quốc gia không nuôitrồng thuỷ hải sản cũng như không chế biến thuỷ hải sản đánh vào thuỷ hải sản cómục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách

1.2.2 Thuế nhập khẩu bảo hộ

Thuế nhập khẩu bảo hộ là thúê nhập khẩu nhằm bảo hộ các các ngành sảnxuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu Chẳng hạn, mộtthuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ Giả sử không cókhoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải

Trang 18

ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi Khi không có thuế nhập khẩu thìcác nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tínhgiá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do Nhànước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tínhgiá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khichịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổnđịnh hơn về mặt tài chính Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khingười ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sựcạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong taycác nhà nhập khẩu.

Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khámỏng manh và nhiều khi không thể phân biệt được Thuế quan tăng thu ngân sáchthuần túy chỉ có thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công,chế biến nào có liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó Ngoài trường hợp này ra thìcác loại thuế quan tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính chất bảo hộ chosản xuất trong nước, ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách, nhưng tính chất bảohộ không rõ nét như ở thuế quan bảo hộ.

1.3 Theo mức thuế

Theo mức thuế, thuế nhập khẩu được chia thành: Mức thuế tối đa, mức thuếtối thiểu, mức thuế ưu đãi.

1.3.1 Thuế nhập khẩu có mức thuế tối đa

Thuế nhập khẩu theo mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hoá cóxuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường.

1.3.2 Thuế nhập khẩu có mức thuế tối thiểu

Thuế nhập khẩu có mức thuế tối thiểu là thuế áp dụng cho những hàng hoácó xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại bình thường Áp dụng đối với hànghóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiệnquy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu

Trang 19

với quốc gia đó Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãivà thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.

1.3.3 Thuế nhập khẩu có mức thuế ưu đãi

Thuế nhập khẩu có mức thuế ưu đãi được áp dụng cho các hàng hoá xuất xứtừ các nước có thoả thuận hợp tác Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứtừ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN)trong quan hệ thương mại với quốc gia đó Thuế suất ưu đãi thông thường được quyđịnh cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chứcnăng ban hành.

2 Phương pháp tính thuế nhập khẩu

Theo khoản 2, Điều 8, Luật thuế nhập khẩu quy định:

“Số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tếnhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và nhân với thuế xuấtcủa từng mặt h àng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế

Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế nhập khẩu phảinộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quannhân với mức thuế quy định trên một đơn vị hang hoá tại thời điểm tính thuế”

2.1 Phương pháp áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế, thuế suất- Số lượng hàng hoá nhập khẩu: Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ

tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu.- Trị giá tính thuế:

Trị giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam.

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giátính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên BáoNhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trangđiện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ

Trang 20

giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế củangày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó

Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quanthì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kê khai,nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan.

Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam côngbố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác địnhtheo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng ViệtNam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm tính thuế

Công thức tính:

Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờkhai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phảinộp theo công thức sau:

Số thuếxuất khẩu,

thuế nhậpkhẩu phải

Số lượng đơn vị từng mặthàng thực tế xuất khẩu,nhập khẩu ghi trong Tờ

khai hải quan

Trị giá tính thuếtính trên một đơn

vị hàng hóax

Thuế suất củatừng mặt

hàng

Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệchso với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giaohàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán chohàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng

- Số lượng từng loại hàng hoá thực tế nhập khẩu được ghi trong tờ khaihàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân Giá tính thuế được xác định theo quyđịnh của Bộ Tài chính

- Thuế suất của từng mặt hang là thuế suất áp dụng đối với từng mặt hàngcụ thể, được quy định trong luật thuế nhập khẩu.

x tỷ giáhốiđoái

Trang 21

2.2 Phương pháp áp dụng thuế tuyết đối

Căn cứ tính thuế:

Một là, Số lượng hàng hoá nhập khẩu:

Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặthàng thực tế nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối

Hai là, Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá

trong Tờ khai hải quanx

Mức thuế tuyệt đốiquy định trên một đơn

vị hàng hoá

3 Cơ sở định giá tính thuế

Đối với hàng nhập khẩu, đó là giá mua tại cửa khẩu nhập (C), kể cả phí vậnchuyển (F) và phí bảo hiểm (I) quốc tế, theo giá CIF Nếu nhập khẩu bằng đườngbộ, đó là giá mua theo điều kiện biên giới Việt Nam (DAF).

Giá tính thuế nhập khẩu áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuấttại Việt Nam, đó là giá bán thực tế khi mua, bán tại cửa khẩu khu chế xuất.

4 Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được

quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệtvà thuế suất thông thường:

- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,

nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thươngmại với Việt Nam (nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Côngthương thông báo) Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tạiBiểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành Đối tượng nộp thuế tự khaivà tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ

Trang 22

với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc đểtạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

- Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước,nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩuvới Việt Nam Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đãcó thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam nhưng tổng giá trị lôhàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O;

- Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trongthoả thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với qui định củapháp luật hiện hành về xuất xứ hàng hoá;

- Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thựchiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước, nhómnước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam có thoả thuận về thuế suất ưu đãi đặc biệt.

- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ

từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc vàkhông thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam Thuế suất thôngthường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặthàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%

Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theođúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo văn bản hướng dẫnriêng do Bộ Tài chính quy định.

Ngoài việc chịu thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thôngthường, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phágiá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị ápdụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế đểtự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng

Trang 23

Nguyên tắc áp dụng thuế suất:

Thứ nhất, Việc áp thuế suất phải căn cứ vào mã hàng nhập và kết quả kiểm

hoá thực nhập đối chiếu với số kê khai trên bộ chứng từ, hồ sơ kèm theo

Thứ hai, Nếu hồ sơ do bộ phận kiểm hoá chuyển đến mà chưa đủ yếu tố để

tính thuế thì yêu cầu bổ sung thêm cho đủ

Thứ ba, Căn cứ vào biểu thuế hiện hành theo luật định

Thứ tư, Trường hợp kết quả kiểm hoá không xác định được chỉ tiêu cụ thể

thì phải yêu cầu giám định tại cơ quan giám định chất lượng hàng hoá có thẩm

Công tác quản lý thuế nhập khẩu nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản nhưsau:

Một là, Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước

trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Ở Việt Nam hiện nay, số thu bằng thuế nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọnglớn trong tổng số thu thuế cùng như tổng số thu của ngân sách Nhà nước Vì vậy,làm tốt công tác quản lý thuế nhập khẩu sẻ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huyđộng đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước.

Mặt khác, các chính sách về thuế nhập khẩu có tác động lớn đến thu nhậpcủa các tổ chức kinh tế và cá nhân, qua đó tác động đến quá trình phát triển kinh tế -cơ sở tạo ra nguồn thu thuế nhập khẩu trong tương lại Để tăng cường và ổn định sốthu của ngân sách Nhà nước, trong công tác quản lý thuế nhập khẩu cũng cần phảichú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu

Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế.

Trang 24

Vai trò của thuế nhập khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Nhưng vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tácđộng từ phía con người Những tác động đó được thực hiện thông qua những nộidung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế nhập khẩu Các công việccụ thể là:

- Hướng dẫn các doanh nghiệp để thực hiện đúng các văn bản chính sáchmới (Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Luật Hải quan; Luật quản lý thu thuế), nângcao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, triển khai thực hiệnchế độ kế toán mới trong đó đã chủ động xây dựng và áp dụng có kết quả các phầnmềm tin học, vì vậy chất lượng công tác kế toán thuế nhập khẩu được nâng cao mộtbước, hạn chế được nhiều sai sót, nhầm lẩn trong việc theo dõi nợ đọng và cưỡngchế thuế.

- Tổ chức tập huấn để triển khai Hiệp định GATT/WTO cùng với việc rà soátđể sắp xếp bố trí cán bộ làm công tác thuế cho phù hợp

Ba là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp đểthực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô Ý thức chấp hành luật pháp củacác tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhữngtác động của Nhà nước đến nền kinh tế Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra,thanh tra việc chấp hành luât thuế nhập khẩu cùng với việc tăng cường tính phápchế của luật thuế nhập khẩu, ý thức chấp hành của các luật thuế được nâng cao, từđó tạo thói quen chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư.

Như vậy, trên đây là ba mục tiêu cơ bản của công tác quản lý thuế nhậpkhẩu

2 Nội dung của cơ bản của công tác quản lý thuế nhập khẩu2.1 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế nhập khẩu

Thứ nhất, Tất cả hàng hoá và dịch vụ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu

biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa vào thịtrường trong nước đều đối tượng chịu thuế nhập khẩu.

Trang 25

Thứ hai, đối tượng không chịu thuế nhập khẩu là hàng hoá nhập khẩu không

thuộc diện chịu thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục Hải quan gồm:- Hàng quá cảnh và mườn đường qua lãnh thổ Việt Nam

- Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, bao gồm các hình thức: + Hàng được vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu khôngqua cửa khẩu Việt Nam.

+ Hàng hoá vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩuViệt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu mà xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

+ Hàng hoá vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửakhẩu Việt Nam, đưa vào kho ngoại quan, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vàxuất khẩu ở Việt Nam

- Hàng hoá từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chếxuất xuất khẩu ra nước ngoài (trực tiếp hoặc qua cửa khẩu Việt Nam) hoặc hànghoá đưa từ khu chế xuất này đến khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, Đối tượng nộp thuế nhập khẩu Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng

hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuê nhầp khẩu đều là đối tượng nộp thuế nhậpkhẩu Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác chịu trách nhiệm nộpthuế nhập khẩu cho cơ quan Hải quan thay cho người uỷ thác.

2.2 Miến thuế, giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu.2.2.1.Miễn thuế nhập khẩu

* Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu được quy định miễn thuế trong các trườnghợp sau đây:

- Hàng viện trợ không hoàn lại theo dự án viện trợ.

- Hàng tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để tham gia hội chợ triểnlãm.

- Hàng hoá là tài sản di chuyển được miễn thuế hoặc trong tiêu chuẩn hànglý miễn thuế của khách nhập cảnh tại cửa khẩu Việt Nam.

Trang 26

- Hàng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền miễn thuếtrừ theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế màViệt Nam ký kết.

- Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ gia công cho phíanước ngoài, rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.

* Xét miễn thuế nhập khẩu

Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu được xét miễn thuế nhập khẩu là các

trường hợp sau đây:

- Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng,nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo.

- Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bênnước ngoài hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Hàng nhập khẩu của các nhà đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trongnước

- Hàng là quà biếu, quà tặng được xét miễn thuế theo mức quy định.- Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế.Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA:

- Đối với sử dụng dự án ODA không hoàn lại, được miễn thuế nhập khẩu,kể cả thu chênh lệch giá ( hoặc phụ thu) đối với một số hàng nhập khẩu (nếu có).

- Đối với dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực, ngànhnghề địa điểm thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư trong nước, được miễn thuếnhập khẩu đối với loại hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất đượcnhưng chưa đáp ứng đựơc yêu cầu chất lượng theo quy định.

2.2.2.Giảm thuế nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếubị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhậnthì được xét giảm thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá

Thẩm quyền xét giảm thuế:

Trang 27

Cục Hải quan địa phương căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệtổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định chứng nhận để xem xét và ra quyếtđịnh giảm thuế nhập khẩu.

2.2.3.Hoàn thuế nhập khẩu

Hàng hoá, dịch vụ được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:

- Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu đã nộp thuế, còn lưu kho, bãi ở cửa khẩu,được tái xuất.

- Hàng đã nộp thuế nhập khẩu theo tờ khai, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn.- Hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, quy cách, phẩm cấp so vớihợpp đồng thương mại đã ký với phía nước ngoài, do phía nước ngoài gửi sai thì sẽđược hoàn lại số thuế nhập đã nộp thừa, nếu thiếu thì phải nộp bổ sung.

- Đối với trường hợp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, được hoàn trả tiềnthuế nộp quá trong thời hạn 1 năm trở về trước (kể từ ngày kiểm tra phát hiện).

- Hàng là vật tư, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩuđược hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm.

- Hàng được phép tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập.

- Hàng hoá từ doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như quy định hoànthuế đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu,tạm nhập – tái xuất nêu trên.

- Hàng nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất ra nước ngoài,được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

- Đối với số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổchức, cá nhân được phép tạm nhập – tái xuất hoặc mượn tái xuất để thực hiện các dưán đầu tư, thi công, lắp đặt công trình khi nhập khẩu phải được kê khai nộp thuế nhậpkhẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn thuế nhập khẩu.

Số thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sơ giá trị sử dụng còn lạicủa máy móc, thiết bị đó tính theo thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam.

3 Quy trình quản lý thuế nhập khẩu

3.1 Kê khai hải quan hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu

Trang 28

Tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu phải kê khai đầy đủ, chính xác cácnội dung theo quy định của pháp luật, nộp Tờ khai hàng hoá nhập khẩu và nộp/xuấttrình các hồ sơ liên quan cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá.

3.2 Thời điểm tính thuế và thời hạn thông báo thuế 3.2.1.Thời điểm tính thuế nhập khẩu

Thời điểm tính thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khaihàng hoá nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan Trườnghợp nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấpsố Tờ khai tự động từ hệ thống (dưới đây gọi là tắt là ngày đăng ký Tờ khai hànghoá nhập khẩu)

Thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế tạingày đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khaihàng hoá nhập khẩu nhưng chưa có hàng hoá thực nhập khẩu thì Tờ khai hàng hoánhập khẩu đã đăng ký không có giá trị làm thủ tục Hải quan hàng hoá nhập khẩu.Khi có hàng hoá thực tế nhập khẩu đối tưọng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khaivà đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là ngày đăng ký Tờ khailần sau.

Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoánhập khẩu thì tỷ giá tính thuế được áp dụngtheo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuếđã kê khai, nhưng không qua ba ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoánhập khẩu.

3.2.2.Thời hạn thông báo thuế

Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đối tượng nộp thuế đăng ký Tờkhai hàng hoá nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải thông báo cho đối tượng nộp thuếvà số thuế phải nộp.

Đối với những trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chấtlượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác địnhtên mặt hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêuchuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới, của hàng hoá nhập khẩu ) thì cơ quan Hải quan

Trang 29

vẫn ra thông báo số thuế phải nộp theo khai báo của đối tượng nộp thuế trong thờihạn tám giờ làm việc kể từ khi đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hoá nhậpkhẩu; đồng thời phải thông báo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định vànếu có kết quả giám định khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế thì đối tượngnộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định.

Sau khi có kết quả giám định, nếu có thay đổi về số thuế phải nộp, cơ quanHải quan ra thông báo điều chỉnh lại thông báo ban đầu trong thời hạn tám giờ làmviệc kể từ khi nhận được kết quả giám định Các chi phí liên quan đến việc giámđịnh sẻ do cơ quan Hải quan chi trả trong trường hợp cơ quan Hải quan đề nghịgiám định hoặc sẻ do đối tượng nộp thuế chi trả trong trường hợp đối tượng nộpthuế đề nghị giám định

3.2.3.Thời hạn nộp thuế nhập khẩu

Thứ nhất, đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản

xuất hàng hoá xuất khẩu là chín tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày đốitượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.

Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế chín tháng đối với vật tư,nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phải có:

- Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoáxuất khẩu.

- Đối tượng nộp thuế không nợ đọng thuế quá thời hạn (tại thời điểm nhậpkhẩu) theo quy định của Luật thuế nhập khẩu; trừ trường hợp nợ thuế nhập khẩuquá hạn của các lô vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu, sản phẩm đã được thực xuất khẩu và đối tượng nộp thuế đã đủ hồ sơ yêu cầuhoàn thuế trong thời hạn quy định (bao gồm cả trường hợp cơ quan Hải quan chưalàm thủ tục thanh quyết toán).

Căn cứ vào hồ sơ quy định, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu rathông báo thời hạn nộp thuế cho đối tượng nộp thuế là chín tháng, đồng thời theodõi việc nợ thuế của đối tượng nộp thuế để quyết toán số nợ thuế khi thực tế xuấtkhẩu sản phẩm

Trang 30

Một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu củadoanh nghiệp dài hơn chín tháng như đóng tàu, thuyền, chế tạo máy móc, thiết bị cơkhí thì thời hạn nộp thuế có thể được hơn chín tháng Đối tượng nộp thuế có văn bảngiải trình để Cục Hải quan địa phương xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

 Chậm nhất đến khi đối tượng nộp thuế được áp dụng là chín tháng hoặchơn chín tháng, đối tượng nộp thuế phải làm thủ tục quyết toán số nợ thuế với cơquan Hải quan Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế mới xuất khẩuhoặc không xuất khẩu sản phẩm theo hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã đăng ký vớicơ quan Hải quan thì bị xử lý phạt chậm nộp thuế cụ thể như sau:

- Đối với phần nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sử dụng vào sản xuất sảnphẩm theo hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã đăng ký với cơ quan Hải quan, nhưngsản phẩm không xuất khẩu thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 tính từngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan đến ngày thực nộp thuế.

- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sảnphẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kểtừ ngày quá thời hạn nộp thuế theo thông báo của cơ quan Hải quan đến ngày thựcnộp thuế.

Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế chíntháng hoặc hơn chín tháng nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoàithời hạn nộp thuế, thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩu sảnphẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế được ápdụng và được hoàn lại số thuế đã nộp thuế khi sản phẩm thực tế xuất khẩu) và bị xửphạt như nêu trên, ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuếtheo quy định hiện hành.

Đối tượng nộp thuế không được tiếp tục áp dụng thời hạn nộp thuế chíntháng (hoặc hơn chín tháng) của các lô hàng sau nếu còn nợ thuế, nợ phạt chậm nộpvà nợ phạt vi phạm hành chính; khi nộp xong tiền thuế, tiền phạt chậm nộp và tiềnphạt vi phạm hành chính theo thông báo của cơ quan thu thuế thì tiếp tục cho hưởng

Trang 31

thời hạn chín tháng (hoặc hơn chín tháng) đối với lô hàng nguyên liệu, vật liệu nhậpkhẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu tiếp theo.

Thứ hai, trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập – tái

xuất hoặc tạm xuất – tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thờihạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – táinhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Côngthương.

Thứ ba, đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi

nhận hàng hoá tiêu dùng thực hiện theo qui định của Bộ Công thương) Trừ cáctrường hợp sau:

- Trường hợp đối tượng nộp thuế có sự bảo lãnh về số tiền thuế phải nộpthuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơquan Hải quan về số thuế phải nộp, với điều kiện sau:

+ Đối tượng đứng ra bảo lãnh phải là tổ chức tín dụng hoặc các tổ chứckhác được phép thực hiện một số hoạt động Ngân hàng theo qui định của Luật cáctổ chức tín dụng và Luật sữa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các tổ chức tíndụng.

+ Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ tên tổ chức đứng ra bảo lãnh, tên doanhnghiệp được bảo lãnh, số tiền thuế được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và cam kết củađối tượng đứng ra bảo lãnh

Căn cứ vào giấy bảo lãnh của tổ chức đứng ra bảo lãnh, cơ quan Hải quannơi làm thủ tục nhập khẩu ra thông báo thời hạn nộp thuế là 30 ngày cho đối tượngnộp thuế tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh.

Quá thời hạn nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan Hải quan mà đốitượng nộp thuế chưa nộp thuế theo qui định, cơ quan Hải quan đề nghị tổ chức đứngra bảo lãnh nộp số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước thay cho đối tượng được bảolãnh theo đúng qui định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Trang 32

- Trường hợp hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh,quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc diện được xét miễnthuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhậnđược thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.

- Trường hợp hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá tiêu dùng theo quiđịnh của Bộ Công thương nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp dùng chosản xuất thì được áp dụng thời hạn thuế là 30 ngày hoặc 275 ngày (đối với hàng hoálà vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu) kể từngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuếphải nộp Trên cơ sở bộ hồ sơ, kết quả kiểm tra lô hàng thực tế nhập khẩu và vănbản cam kết của đối tượng nộp thuế về việc sử dụng vật tư, nguyên liệu nhập khẩutrực tiếp cho sản xuất Cục Hải quan địa phương ra thông báo thuế theo qui định.Trường hợp phát hiện có sự gian lận thì ngoài việc tính phạt chậm nộp thuế theothời hạn phải nộp thuế của hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu, đối tượng nộp thuế còn bịxử lý theo qui định của pháp luật.

Thứ tư, Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, hàng hoá nhập khẩu của

cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhập khẩuhàng hoá vào Việt Nam.

Thứ năm, Đối với hàng hoá nhập khẩu có thời hạn nộp thuế khác nhau thì

phải mở Tờ khai hàng hoá nhập khẩu riêng theo từng thời hạn nộp thuế

Thứ sáu, Trường hợp hàng hoá nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan

Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra chờ xử lýthì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luậtthuế nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chophép giải tỏa hàng hoá đã tạm giữ.

IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế nhập khẩu1 Các nhân tố chủ quan

1.1 Các yếu tố thuộc về năng lực con người

Trang 33

Con người luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực Con ngườiphát minh ra máy móc, đồng thời chỉ có con người mới điều hành được máy mócđó Nếu không có con người tác động thì không có máy móc nào có thể hoạt độngđược Trong quản lý thuế nhập khẩu, con người đóng vai trò quan trọng quyết địnhđến thành công hay thất bại của các hoạt động quản lý thuế Các cán bộ thực hiệncông tác quản lý thu thuế nhập khẩu là những người có trình độ chuyên môn cao, cótrình độ nghiệp vụ, thành thạo các kỷ thuật Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý thuthuế nắm bắt nhanh các quy định mới và có trình độ ngoại ngữ tốt nên thực hiệnnhanh gọn các nghiệp vụ thu thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp khi kê khai và nộp thuế nhập khẩu Hàng năm, các lớp tập huấn về các quyđịnh mới trong công tác quản lý thu thuế được triển khai, giúp cán bộ nhân viênnâng cao nghiệp vụ kỹ thuật.

Cơ chế thị trường tồn tại với những quy luật rất khắt khe Con người ngàycàng tìm kiếm, phát minh ra những máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp con ngườitrong những hoạt động hàng ngày Mặt khác, con người cũng không ngừng nângcao kiến thức của mình để có thể bắt kịp với những yêu cầu mới trong thời kinh tếthị trường Trong lĩnh vực quản lý thu thuế nhập khẩu, cán bộ công nhân viên luônphải tìm tòi những cách thức mới để triển khai nhanh các thủ tục hành chính, đồngthời phải luôn coi trọng việc tìm kiếm những công cụ mới nhằm phát hiện và ngănchặn hiện tượng gian lận thuế nhập khẩu.

Như vậy, trong lĩnh vực nào thì yếu tố con người đóng vai trò cực kỳ quantrọng Con người quyết định đến sự thành công hay thất bại của các hoạt động Đếcông tác quản lý thu thuế nhập khẩu được diển ra nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu thì phải kể đến những đónggóp to lớn của cán bộ công nhân viên ngày đêm tận tuỵ với nghề, đồng thời đảmbảo cho hoạt động thu thuế nhập khẩu được hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

1.2 Các yếu tố thuộc về mục tiêu hoạt động

Trang 34

Mục tiêu là cái đích mà doanh nghiệp hay tổ chức mong muốn và cố gắngthực hiện được Dựa vào mục tiêu mà mọi thành viên trong doanh nghiệp, cơ quan,tổ chức nổ lực lao động để làm việc và đạt được mục tiêu đề ra

Mục tiêu đề ra của công tác quản lý thu thuế nhập khẩu là hoàn thành chỉ tiêuthu thuế do cơ quan cấp trên giao và phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra Trong giai đoạn2006 – 2010, các mục tiêu cụ thể mà công tác quản lý thu thuế cần đạt được nhưsau.

Một là, cải cách hiện đại hoá và hội nhập, tập trung khai thác hệ thống tin

học, thực hiện khai báo điện tử, khai báo từ xa qua Internet Thực hiện các quy trìnhthủ tục hải quan được sửa đổi theo các chuẩn mực cam kết WTO, đặc biệt qui trìnhthủ tục quản lý hàng hoá, hành khách xuất nhập cảnh, chuyển phát nhanh Tronggiai đoạn này, tập trung phấn đấu áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điềuhành và thông quan điện tử, phấn đấu 100% hàng hoá xuất nhập khẩu sẻ được ápdụng thông quan khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet.

Hai là, tập trung thực hiện hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu thuế Thực hiện

quyết liệt các giải pháp trong công tác thu đòi nợ đọng thuế để hoàn thành chỉ tiêuthu nộp ngân sách được giao, tập trung phân tích, xử lý tình hình thu đòi nợ đọng.Nâng cao chất lượng công tác Kiểm tra sau thông quan, tăng cường hơn nữa côngtác theo dõi, cập nhật thông tin và phân loại doanh nghiệp để cung cấp thông tin chocác đơn vị thành viên.

Ba là, triển khai thực hiện chủ trương chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành

chính Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện nghiêm túc cácquy định của lãnh đạo, kiên quyết xử lý các trường hợp gây phiền ha, sách nhiễutiêu cực nhằng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầutư, du lịch Xây dựng Qui chế trách nhiệm của người đứng đầu gắn với toàn bộ hoạtđộng của đơn vị, trên cơ sở phân định rõ chức trách công việc cụ thể của lãnh đạocác cấp đến từng công chức thực thi nhiệm vụ Triển khai thực hiện việc áp dụng hệthống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 tại một số đơn vị Chủ động phối hợpnắm bắt tình hình với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trên địa bàn quản lý,

Trang 35

tuyên truyền, giới thiệu các văn bản pháp luật, trao đổi, đào tạo hướng dẫn doanhnghiệp cùng tuân thủ các văn bản pháp luật hải quan.

Bốn là, nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác tự kiểm tra Tổ chức và triển

khai thực hiện Đề án đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường thực hiện kiểm tra công vụ tại các đơn vị.

Năm là, công tác đào tạo cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp

ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hoá Xây dựng tiêu chí chuẩn mực tạo môi trườnglàm việc văn hoá Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng chuyên thiết thực, khảthi, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn sâutrong một số lĩnh vực quản lý hải quan, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý điềuhành của đội ngũ lãnh đạo, xây dựng và sử dụng tốt đội ngũ giáo viên kiêm chứcphục vụ công tác đào tạo tại chỗ của đơn vị trên từng lĩnh vực chuyên môn.

Trên đây là nội dung các mục tiêu có ảnh hưởng lớn đến kết quản lý thu thuếnhập khẩu, các đơn vị thu thuế nhập khẩu cố gắng phấn đấu đạt được trong giaiđoạn 2006 – 2010 Do đó, phấn đấu hoàn thành công tác quản lý thu thuế là đạtđược một trong những mục tiêu đề ra.

1.3 Yếu tố cơ sở vật chất

Các yếu tố cơ sở vật chất là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho công tácthu thuế nhập khẩu Cở sở vật chất gồm: Nhà kho, hệ thống thông tin (bưu điện,điện thoại, viễn thông, máy bộ đàm, hệ thống máy tính), sân ga, bến bãi, phươngtiện vận tải hệ thống cơ sở vật chất ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong nền kinhtế Trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu, các yếu tố cơ sở vật chất đóng vai tròquan trọng, đặc biệt trong công tác kiểm tra các loại hàng hoá được nhập khẩu vàoViệt Nam Hệ thống máy kiểm tra hàng hoá cung cấp các thông tin về hàng hoáthuận lợi trong việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu Bên cạnh đó, hệ thống kho bãigiúp bảo quan hàng hoá thuận lợi trong việc thông quan hàng hoá nhập khẩu.

Trong điều kiện khoa học công nghệ của Việt Nam chưa phát triển thì côngtác quản lý thu thuế nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn, các đối tượng buôn bánhàng hoá nhập khẩu vẫn luôn tìm cách nhập khẩu được những hàng hoá cấm như

Trang 36

thuốc phiện, các văn hoá phẩm đồi truỵ ảnh hưởng nền văn hoá truyền thống củaViệt Nam Hệ thống máy tính, máy soi, bộ đàm, camera là những công cụ giúpphát hiện kịp thời những gian lận trong kinh doanh hàng hoá nhập khẩu Các yếu tốcơ sở vật chất hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vựcthu thuế nhập khẩu.

Như vậy, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố nội tại quan trọng quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đơn vị Các yếu tố thuộc cơsở vật chất hạ tầng quyết định đến công việc hàng ngày của đơn vị Nếu điều kiệncơ sở hạ tầng tốt sẻ giúp công tác thu thuế nhập khẩu diễn ra thuận lợi, góp phầnthúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu cho các doanh nghiệp, góp phầnvào phát triển nền kinh tế Ngược lại, điều kiện cơ sở vật chất không tốt thì khôngnhững ảnh hưởng tới công tác thu thuế nhập khẩu của đơn vị mà còn làm trì trệ cáchoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sựphát triển của nền kinh tế.

2.Các nhân tố khách quan 2.1 Môi trường kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế đang biến đổi không ngừng, tình hình kinh doanhnói chung và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu nói riêng có nhiều biến động Riêngcác điều khoản khoản, điều luật cũng có sự thay đổi tuỳ theo từng quốc gia Mặc dùcó những quy định chung của nó nhưng phải không ngừng cập nhật những thay đổiđể phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra hàng ngày, từ đó nắm bắt những thôngtin kịp thời, tránh những sai lầm không đáng có.

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang từng bước hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới Với tốc độ tăng trưởng trên 8%/ năm, môi trường đầutư an toàn là một thị trường thu hút rất nhiều đối tác muốn xâm nhập vào thị trườngViệt Nam Do vậy, công tác thu thuế nhập khẩu cần phải được phát huy để gópphần vào ổn định nền kinh tế, tạo ra một hành lang pháp lý cởi mở, thuận lợi chocác đối tác khi bước đầu đầu tư vào thị trường Viêt Nam.

Trang 37

Những thay đổi lớn về chính sách, quy định trong lĩnh vực nhập khẩu, đòihỏi cán bộ làm công tác quản lý thu thuế nhập khẩu phải nắm chắc những thay đổiđó, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp, kết hợp vớicác doanh nghiệp để thực hiện đúng và đầy đủ những quy định mới trong việc thuthuế nhập khẩu.

2.2 Nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tếkhu vực và thế giới như: ASEAN, ASEM, APEC và đặc biệt là thành viên thứ 150 củaTổ chức Thương mại thế giới - WTO Trong thời đại nền kinh tế Việt Nam đang hộinhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc Việt Nam tham gia vào tổ chứcThương mại thế giới (WTO), trong lĩnh vực nhập khẩu cũng có những thay đổi lớn,đặc biệt là việc Việt Nam cam kết cắt giảm mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từmức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm Dựa vàonhững cam kết về thuế nhập khẩu mà công tác quản lý thu thuế nhập khẩu cần nắmvững để đảm bảo thục hiện thu đúng, thu đủ, tránh các tình trạng thu thiếu hay thunhầm Như vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO thì khối lượng hàng hoá nhập khẩu đượcnhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng lên, nhưng mức thuế lại giảm xuống đó là một tháchthức lớn đặt ra cho công tác quản lý thu thuế nhập khẩu.

Bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốctế thì cũng còn có nhiều vấn đề cần xem xét Các đối tượng dựa vào các kẻ hở của Luậtthuế Nhập khẩu để trục lợi cho mình Đó là một yêu cầu đặt ra rất lớn cho công tác thuthuế nhập khẩu Phải đưa ra được những biện pháp phòng chống gian lận thương mại,buôn lậu qua biên giới, qua đường hàng không là yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dàiđể đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, góp phần bình ổn xã hội.

2.3 Chính sách pháp luật của Nhà nước

Để đảm bảo cho công tác thu thuế nhập khẩu có hiệu quả và đi theo hướngchủ trương chỉ đạo của Đảng nên Nhà nước có sự quản lý chặt chẽ về công tác quảnlý thu thuế nhập khẩu Trong giai đoạn hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ Côngnghiệp hoá - Hiện đại hoá sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực Nhà nước đặc biệt quan

Trang 38

tâm đến hoạt động quản lý thu thuế nhập khẩu Chủ trương mở rộng quan hệ với cácnước trên thế giới của Đảng và Nhà nước là bước đi đúng đắn mở ra những thịtrường rộng lớn và hấp dẫn để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nóichung và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu nói riêng.

Sự chỉ đạo của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thu thuế nhậpkhẩu Các cải cách trong cơ chế hành chính, thủ tục của Nhà nước góp phần làmcho công tác quản lý thu thuế nhập khẩu được diễn ra thuận lợi hơn Cơ quan Nhànước trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý công tác thu thuế nhập khẩu là Bộ Tài chính,các cơ quan quản lý thu thuế nhập khẩu đều chịu sự chỉ đạo giám sát của Bộ Tàichính Hàng năm, các đơn vị thu thuế nhập khẩu được giao chỉ tiêu thu thuế nhậpkhẩu, từ đó làm mục tiêu phấn đấu thu đủ chỉ tiêu đề ra và phấn đấu vượt chỉ tiêu.Như vậy các chính sách của Nhà nước chì kim chỉ nam cho hoạt động của các cơquan, tổ chức, doanh nhiệp.

Nhà nước định hướng cho hoạt động thu thuế của các cơ quan, Nhà nước banhành những quy định về đối tượng thu thuế nhập khẩu, đối tượng được miễn thuếnhập khẩu, ai là người nộp thuế nhập khẩu đều có trong văn bản Luật thuế xuấtkhẩu Công tác quản lý thu thuế được quy định trong luật quản lý thuế Những quyđịnh đó là cơ sở cho công tác quản lý thu thuế tìm được hướng đi đúng đắn và hoànthiện trong tương lai.

Trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu, được cơ quan quản lý Nhà nước Bộ Tái chính luôn chỉ đạo sát sao từ công tác kiểm tra hàng hoá, áp gia, áp mã hànghoá, cho đến công tác thu thuế nhập khẩu Từ đó mà công tác thu thuế nhập khẩu luônđạt được những kết quả tốt, hoàn thành chỉ tiêu thu thuế nhập khẩu được giao, có nhiềunăm còn vượt mức chỉ tiêu được giao Các chính sách pháp luật của Nhà nước giúpcông tác thu thuế nhập khẩu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về quản lý thu thuế nhậpkhẩu.

-2.4 Nhân tố luật pháp áp dụng

Từ năm 1989, Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế đóngsang cơ chế mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, chủ trương làm

Trang 39

bạn với tất cả các nước trên thế giới Cùng với đổi mới đó, trong xã hội có nhữngthay đổi không ngừng Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế thị trường với nhữngquy luật đặc trưng Hoạt động mua bán quốc tế trở nên phổ biến, đặc biệt là hoạtđông nhập khẩu Do đó mà công tác quản lý thu thuế nhập khẩu cũng chịu nhiều tácđộng bởi nhiều điều luật khác nhau Nó không chỉ là các quy luật đơn thuần của cơchế thị trường mà còn phải chịu điều chỉnh bởi các điều luật khác Nó bao gồm cácluật của quốc gia và của các Tổ chức kinh tế mà Việt Nam tham gia.

2.4.1 Luật Hải quan

Để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinhtế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo về chủquyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp củatổ chưc, cá nhân Luật Hải quan được Quốc hội khoá X, kỳ họp lần thứ 9, từ ngày22/05/2001 đến ngày 29/06/2001 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm2002, được sửa đổi bổ sung một số điều tại kỳ hợp lần thứ 7, Quốc hội khoá XI, từngày 05/05/2005 đến ngày 14/06/2005 Luật Hải quan cung cấp một hệ thống thôngtin quan trọng trong lĩnh vực Hải quan.

Chính sách về Hải quan của Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi về Hảiquan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnhthổ Việt Nam

Luật Hải quan được áp dụng với các tổ chức, cá nhân thực hiện xuât khẩu,nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải Cơ quanhải quan, công chức hải quan, cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quảnlý Nhà nước về hải quan.

Như vậy, Luật Hải quan được áp dụng đối với các đối tượng hàng hoá sau:hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam củangười xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh; kim khí quí, đá quí, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản khácxuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

Trang 40

Luật Hải quan là một trong những văn bản luật quan trọng trong công tácquản lý thu thuế nhập khẩu Luật có những điều khoản quy định về các nội dụngtrong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đảm bảo công bằng, tránh được nhữngsai phạm xẩy ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

2.4.2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều kiện nềnkinh tế mở, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch được Quốc hộikhoá VIII thông qua thàng 12 năm 1987 và có hiệu lực thi hành từ năm 1988 Kể từngày đó, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 7năm 1993 và tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999) Căn cứ vào Hiến phápnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theoNghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳhọp thứ 10, Luất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi và bổ sung Hiệnnay áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 45/2005/QH11ngày 14 tháng 06 năm 2005, có những quy định những quy định mới về hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thời kỳ mới và phù hợp với các quy định của cáctổ chức kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia Luật này quy định vềthuế xuất khẩu, nhập khẩuqua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá mua bán,trao đổi của cư dân biên giới và hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu Từ đó, luật cũng quy định tổ chức, cá nhân có hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuê là những đối tượng nộp thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cung cấp các thông tin có tính hệ thốngvề lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu Từ đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căncứ tính thuế và biểu thuế, thuê suất, Đây là những thông tin làm căn cứ để cán bộthu thuế nhập khẩu thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.4.3 Luật Quản lý thuế

Trước yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm bảo đảm chính sáchđộng viên của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 51)
Bảng 2.4: Bảng kết quả lượng ngoại tệ xuất nhập khẩu thu được tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 2.4 Bảng kết quả lượng ngoại tệ xuất nhập khẩu thu được tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 52)
Thuế VAT Tổng - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
hu ế VAT Tổng (Trang 55)
Đồ thị 2.7: Tình hình quản lý thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2007 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
th ị 2.7: Tình hình quản lý thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2007 (Trang 55)
Bảng 2.12: Bảng thống kê một số hành vi vi phạm về số lượng hàng hoá nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 2.12 Bảng thống kê một số hành vi vi phạm về số lượng hàng hoá nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 (Trang 61)
Bảng 2.13: Bảng thống kê một số vụ vi phạm về tính chất hàng hoá tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 2.13 Bảng thống kê một số vụ vi phạm về tính chất hàng hoá tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007 (Trang 63)
Bảng 2.14: Số lượt tờ khai hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch tại Cục Hải quan Hà Nội trong 2 năm 2006-2007 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 2.14 Số lượt tờ khai hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch tại Cục Hải quan Hà Nội trong 2 năm 2006-2007 (Trang 73)
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU (Trang 105)
Bảng 2: Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ ngày 1 đến 10 tháng 02 năm 2008 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 2 Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ ngày 1 đến 10 tháng 02 năm 2008 (Trang 107)
Bảng 3: Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ ngày 11 đến 20 3– 2008 - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Bảng 3 Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ ngày 11 đến 20 3– 2008 (Trang 110)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w