1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích động cơ thâm nhập thị trường trung quốc của trung nguyên

29 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 107,32 KB

Nội dung

Thực tế đã cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thì xuất khẩu cà phê đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuấtkhẩu, cân bằng cán cân thương mại, giải quy

Trang 1

Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giớihướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình màkhông tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, điều đó không loại trừđối với Việt Nam Đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI tiếp tụckhẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.

Hiện nay ở Việt Nam cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớnthứ hai sau gạo Thực tế đã cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh

tế thì xuất khẩu cà phê đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuấtkhẩu, cân bằng cán cân thương mại, giải quyết việc làm trong nước , đặc biêt tậndụng triệt để lợi thế so sánh của đất nước về đất đai, khí hậu, lao động, vị trí địa lý,hải cảng thông thương…Bởi thế có rất nhiều công ty sản xuất và xuất khẩu cà phêđược thành lập tại Việt Nam trong thời gian qua mà Công ty Trung Nguyên là mộtdoanh nghiệp nổi bật mà chúng tôi muốn giới thiệu

I GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

1 Sơ lược quá trình hình thành và hoạt động của Công ty Trung Nguyên.

Trang 2

a Giới thiệu tổng quát

Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻcủa Việt nam, nhưng đã nhanh chóng tạo được uy tín và trở thành thương hiệuquen thuộc đối với người dùng trong nước và quốc tế Chỉ trong vòng 10 năm,

từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, TrungNguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên:Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên,công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần và thương mại dịch vụG7, công ty truyền thông và bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh VietnamGlobal Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến,kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻhiện đại Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công tythành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại ViệtNam Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phênhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore,Thái Lan, Trung Quốc, Ba Lan, Ukraina, Campuchia Sản phẩm cà phê hòa tanG7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới và các thị trường trọngđiểm như Mĩ, Trung Quốc

b Quá trình hình thành và phát triển:

-Ngày 16/6/1996: Khởi nghiệp tại Buôn Ma Thuột

-Năm 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng câu khẩuhiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”

Trang 3

-Năm 2000: Hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệuđến Sigapore, Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hìnhnhượng quyền thương hiệu trong nước và quốc tế.

-Năm 2001: Công bố câu khẩu hiệu mới: “Khơi nguồn sáng tạo”, có mặt tại tất

cả các tỉnh thành Việt Nam, tiếp tục nhượng quyền thành công tại Nhật Bản,Thái Lan, Campuchia…

-Năm 2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 bằng sự kiện thử mùi tại DinhThống Nhất (với 89% người tiêu dùng chọn G7 là sản phẩm yêu thích hơn sovới 11% chọn Nescafe) Công nghiệp hóa hoạt động sản xuất Khánh thành nhàmáy cà phê rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhấtViệt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10.000 tấn/năm và cà phêhòa tan là 3000 tấn/ năm

-Năm 2005: Đạt chứng nhận EUREP GAP( Thực hành nông nghiệp tốt và Chấtlượng cà phê ngon) của Thế giới Trung Nguyên là thương hiệu cà phê ViệtNam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong Hội nghịASEM 5 và Hội nghị APEC 2006 Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động cáccông ty mới: G7 Mart, Truyền thông Nam Việt, Vietnam Global Gate Way.-Năm 2006: Khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột.-Tháng 12/2007: Kết hợp cùng UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức thành công Tuần lễvăn hóa cà phê tại hai đầu cầu của đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh

-Năm 2008: Khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột Khaitrương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu USDxây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tạiBuôn Ma Thuột

Trang 4

2.Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi và niềm tin

Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trổi dậy của nền kinh tế Việt

Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho mộtkhát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục

Sứ mệnh: Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê trên toàn

-Tạo giá trị và phát triển bền vững

Giá trị niềm tin:

-Cà phê làm cho thế giới tốt đẹp hơn

-Cà phê là năng lượng cho nền kinh tế tri thức

-Cà phê đem lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững cho nhân loại

3.Nguồn nhân lực:

Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việccho công ty cổ phần Trung Nguyên (TP.HCM), công ty cổ phần cà phê TrungNguyên (BMT), công ty cổ phần TM & DV G7, nhà máy cà phê Trung Nguyên(Buôn Ma Thuột), nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên (Bình Dương) chinhánh Trung Nguyên Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Hà Nội, Chi nhánhTrung Nguyên tại Singapore Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn

Trang 5

việc làm cho hơn 15.000 lao động qua hệ thống quán cà phê nhượng quyền trên

cả nước Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những ngườitrẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làmviệc trong các tập đoàn nước ngoài.Một đội ngũ các chuyên gia, tư vấn chiếnlược hàng đầu thế giới, đang cùng Trung Nguyên hoạch định cho mục tiêuchinh phục thị trường thế giới

4.Nguồn vốn kinh doanh:

Tháng 5/2005 Trung Nguyên đã đưa vào sử dụng nhà máy chế biến cà phêrang xay tại Buôn Ma Thuột với kinh phí đầu tư hơn 10 triệu USD Việc liên tụcđẩy mạnh qui mô hoạt động sản xuất này đã đưa sản phẩm cà phê TrungNguyên có mặt trên thị trường của 43 quốc gia, trong đó cà phê hoà tan G7 cũng đãxuất hiện tại 20 nước như Mỹ, Nhật, Nga…

Ngày 2/11/2005 Trung Nguyên đưa vào hoạt động Nhà máy cà phê hoà tanG7 tại KCN Tân Đông Hiệp A - Bình Dương Đây là nhà máy có công suất sảnxuất cà phê hoà tan lớn nhất Việt Nam hiện nay: 3000 tấn/năm với tổng chi phí đầu

tư trên 10 triệu USD Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy đượcsản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l, công ty hàng đầu trong ngành chế tạothiết bị chế thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý

Ngày 9/6/2009, Trung Nguyên chính thức khởi công xây dựng nhà máy sảnxuất cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại ĐăkLăk Một nhà máy chế biến

cà phê được đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 40 triệu USD, xây dựng trên diệntích 27.000m2 và được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1, đầu tư gần 20 triệu USD cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng,các hệ

thống vận hành cơ bản

Trang 6

- Giai đoạn 2, sẽ tiếp tục đầu tư toàn bộ nguồn vốn đầu tư còn lại cho việcmua sắm các hệ thống trang thiết bị vận hành, máy móc công nghệ theo tiêu chuẩnhiện đại nhất thế giới, đồng thời xây dựng mở rộng nhà máy thêm 50.000m2.

Dự kiến công suất thiết kế nhà máy đạt hơn 60.000 tấn cà phê chế biến mỗinăm và theo kế hoạch, sau 18 tháng nhà máy sẽ được hoàn tất, đưa vào hoạt độngvận hành chính thức Song song với việc đầu tư xây dựng nhà máy, Trung Nguyêncũng đang tiến hành xây dựng “Quỹ Trung Nguyên hỗ trợ nông dân trồng cà phê

và Phát triển cây cà phê bền vững”, (tên viết tắt tiếng Anh TrungNguyen CoffeeFoun), với nguồn vốn họat động ban đầu là 15 tỷ đồng/năm

5.Các mặt hàng cà phê:

Cà phê Trung Nguyên chia làm 3 loại sản phẩm: sản phẩm cao cấp, trung cấp vàthông thường

Sản phẩm cao cấp:

- Weasel(250g): sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng

200kg/năm, vì thế, cà phê Chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thếgiới

- Diamond Collection(250g): năm hương vị khác nhau.

- Legendee( 250g & 500g): công nghệ ủ men sinh học độc đáo.

- Classic Blend( lon 425g): hương thơm lâu và quyến rũ, nước pha màu nâu

nhạt

Sản phẩm trung cấp:

- Passiona(250g): thơm nhẹ nhàng, thành phần caffeine thấp.

- House Blend(250g & 500g): hương thơm nồng, vị đậm đà hơn với nước pha

màu nâu sánh

- Cà phê chế phin

- Hạt rang xay(11 loại)

Sản phẩm phổ thông:

Trang 7

- Từ những hạt cà phê Arabica, Robusta, Catimor, Excelsa, các loại:Nâu –Sức sống (Loại 1), I – Khát vọng(Loại 2), S-Chinh phục (Loại 3).

- Cà phê hòa tan G7 3 in 1: Khẩu vị và hương thơm đậm đà ,G7

Cappuccino được chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhấtBuôn MaThuột kết hợp bột kem và các nguyên liệu cao cấp khác,hương vị nồng nàncủa hạt dẻ và cà phê hảo hạng của vùng đất Buôn Ma Thuột Có 3 hương vị:Hazelnut, Irish Cream Mocha

- Cà phê hòa tan G7 2 in1:(cà phê và đường), các loại: Lucky, Hero, Win,

Victory

6.Các sản phẩm cà phê hòa tan G7:

G7 không chỉ là một sản phẩm, một thương hiệu cà phê hoà tan mà G7 còn

là một minh chứng cho một khát vọng lớn, một lối tư duy đột phá, sự sẵn sàng đốiđầu và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ các công ty đa quốc giabằng chính tinh thần quật khởi cùng sự thông minh và mưu trí của người Việt mới.Sản phẩm cà phê hoà tan G7 chính là sự hội tụ của những gì tốt nhất, đặc biệt nhấtcủa thế giới Cà phê được thu mua từ những vùng nguyên liệu tốt nhất, công nghệsản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp với những bí quyết pha chế huyền bíPhương Đông Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ có trong quá trình sản xuất raG7 đó là khả năng chiết xuất độc đáo: chỉ lấy những phần tinh túy nhất chỉ có trongtừng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan với hương vị khác biệt, đậmđặc và đầy quyến rũ Chính những đặc biệt trên đã và đang tạo nên sự khác biệtriêng cho cà phê hòa tan G7 mà không một sản phẩm mà cà phê hòa tan nào trênthị trường có được

Cà phê hòa tan G7 2in1: G7 2in1 mang hương vị đậm đà, mạnh mẽ của cà

phê rang xay, và đúng “gu” người Việt Cà phê G7 2in1 ( cà phê và đường) đemđến cho người thưởng thức một ly cà phê đen thơm ngon mạnh mẽ tức thì

Trang 8

Cà phê hòa tan G7 3in1: Khi không đủ thời gian cho cà phê rang xay Trung

Nguyên, sự lựa chọn tốt nhất chính là cà phê hòa tan G7 Được chế biến từ nguồnnguyên liệu tốt nhất với công nghệ hiện đại và bí quyết chiết xuất đặc biệt, Cà phêhòa tan G7 có hương vị khác biệt, đậm đặc và quyến rũ, đúng “gu” thưởng thức càphê Việt Nam “G7 3in1 – Cà phê hòa tan số 1 – Thứ thiệt từ Buôn Ma Thuột” (Côđặc gấp 2 lần) Chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất Buôn Ma Thuột kếthợp bí quyết chế biến khác biệt giúp cô đặc gấp hai lần, cà phê G7 3in1 có khẩu vị

và hương thơm đậm đà mà không một loại cà phê hòa tan nào có được

Cà phê G7 hòa tan đen: Khi không có thời gian cho ly cà phê rang xay

Trung Nguyên, G7 hòa tan đen (không đường) chính là lựa chọn tốt nhất để có một

ly cà phê đen mạnh mẽ, đậm đà và thơm ngon một cách nhanh chóng, tiện lợi

Cà phê hòa tan G7 Camppuccino: G7 Cappuccino được chắt lọc tinh túy từ nhữnghạt cà phê ngon nhấtkết hợp bột kem và các nguyên liệu cao cấp khác, cộng với

bí quyết độc đáo của Trung Nguyên, mang đến những người đam mê cà phê mộtloại cà phê hòa tan Cappccino được pha chế theo phong cách Ý Những người đam

mê cà phê Cappuccino nay đã có thêm một lựa chọn: Với G7 Cappuccino, khôngcần phải đến quán vẫn có ngay 1 tách cà phê hòa tan Cappuccino mọi lúc mọi nơi,rất tiện lợi Có 3 hương vị để bạn lựa chọn: Hazelnut, Irish Cream và Mocha Buôn

mà còn trở thành một thương hiệu cà phê mà chỉ cần nhắc đến Trung Nguyên

Trang 9

người uống cà phê ở bất kỳ đâu cũng có thể gật đầu bật ngón tay cái vì hương vị càphê Việt.

Vì thế cũng ngay từ đầu, ban lãnh đạo Trung Nguyên đã coi Trung Quốc làthị trường mục tiêu của mình Bởi không chỉ đây là một thị trường lớn, dân sốđông, mức tiêu thụ cà phê lớn (tương đương với 1 một thị trường dùng nhiều càphê là Mỹ) với văn hóa phương Đông nhiều điểm tương đồng với nước ta mà còn

vì đây là một thị trường mới nổi đang phát triển rất mạnh có sự hội tụ của dân cưkhắp nơi trên thế giới sẽ là một thuận lợi để ta có thể vào 1 thị trường mà quảng báđược sản phẩm cho nhiều thị trường khác

Sau đây chúng tôi sẽ làm rõ một số động cơ thúc đấy Trung Nguyên thamgia kinh doanh quốc tế ở thị trường Trung Quốc

1.Lực đẩy:

Phân tích môi trường ngành thị trường cà phê Việt Nam theo mô hình 5 lựclượng cạnh tranh của M Porter:

a.Nhà cung ứng

Trang 10

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàmphán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhàcung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh của ngành.

Tuy nhiên, hiện nay, Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vôcùng hiệu quả Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất caféhòa tan cũng như các loại café khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café

do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí Hay nói cách khác Trung Nguyên chính

là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình Vì vậy, áp lựccạnh tranh từ nhà cung cấp là vấn đề mà Trung Nguyên không phải đối mặt hiệnnay

Hiện nay, trung Nguyên đang có chương trình mở rộng 1000 ha café bềnvững ở Đắc Lắc góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững củaTrung Nguyên lên 2.500ha với 1.500 hộ nông dân tham gia; nhằm nâng cao chấtlượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt Áp dụng tiêuchuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu Qua đó, Cty Trung Nguyên đảm bảo việctruy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các quiđịnh về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khecủa thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới

b Khách hàng:

Các sản phẩm của Trung Nguyên đã được khẳng định trên thị trường, đượcđông đảo khách hàng sử dụng nên áp lực từ khách hàng là thấp

c Các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành:

Nói đến các đối thủ cạnh tranh chính của Trung Nguyên chúng ta có thểnhắc tới các công ty sau:

Trang 11

Nescafe của Nestle :

Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70năm Tại Việt Nam thương hiệu này đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người

và là một trong những thương hiệu có thị phần cao tại Việt Nam Hiện tại, Nescafe

có một nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 1000 tấn/năm cho phép công

ty có khả năng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng

Vinacafe của Công ty CP café Biên Hòa:

Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và hiện tại là hãng café chiếm thị phầncao tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm của mình Với nhà máy sản xuất café hòatan với công suất 3000 tấn/ năm Vinacafe đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất vềnăng lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất cà phê hòa tan Như vậy, cùngvới Nescafe thì Vinacafe được coi là đối thủ đáng gờm nhất mà Trung Nguyênphải đối mặt từ trước đến nay

Café Vinamilk của Công ty CP sữa Việt Nam- Vinamilk:

Hiện tại, Vinamilk có một nhà máy cà phê với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu

đô la Mỹ, trên diện tích khuôn viên tới 60,000 m2 tại Bình Dương Nhà máy cócông suất 1,500 tấn/năm, được trang bị một dây chuyền sản xuất cà phê cực kì hiệnđại ở mọi công đoạn

Mặc dù trước đây, người ta chỉ biết đến Vinamilk là một công ty chuyên sảnxuất sữa, nhưng với tham vọng đa dạng hóa sản phẩm, Vinamilk đã nghiên cứu vàcho ra đời sản phẩm café hòa tan lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào tháng7/2006 Tuy ra đời sau Nescafe, Vinacafe và Trung Nguyên nhưng với những nỗlực không ngừng của mình thì trong thời gian không xa Vinamilk có thể tìm ra chỗđứng của mình trên thị trường này

Maccoffee của Food Empire Holadings:

Trang 12

Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam Những nămđầu của thập kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến mang tính cách mạng ở ViệtNam Để theo kịp bước tiến của thời đại, Food Empire Holdings đã cho ra

đời MacCoffee – một sản phẩm đầy tính sáng tạo đã góp phần thay đổi thói quen

uống cà phê của người tiêu dùng Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiệntại Việt Nam, với công thức pha chế độc đáo kết hợp giữa các hạt cà phê thượng

hạng, kem và đường, MacCoffee đem đến sự thuận tiện cho người yêu thích cà

phê

c Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Bên cạnh 4 đối thủ chính ở trên thì Trung Nguyên đang phải đối mặt vớinhững đối thủ cạnh tranh trong nước như: Thái Hòa, An Thái, Phú Thái, CADA,VICA…Tuy nhiên 5 thương hiệu trên đã trở nên quen thuôc với người tiêu dùng từrất lâu, việc thay đổi thói quen là rất khó Vì vậy, rào cản nhập cuộc của các đốithủ cạnh tranh tiềm tàng là không cao

2.Lực kéo:

Những thuận lợi cho Trung Nguyên khi kinh doanh ở Trung Quốc

a.Hàng rào thương mại được nới lỏng:

Vào ngày 1.1.1999, thuế suất của 1.014 mặt hàng bị đánh thuế, bao gồmhàng dệt, đồ chơi và các sản phẩm lâm nghiệp đã bị giảm đi 8-7% Thuế suất trung

Trang 13

bình sẽ giảm xuống 10% cho đến năm 2005 Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chínhsách mở cửa và cải cách kinh tế vào năm 1979, Trung Quốc đã áp dụng một loạtchính sách ưu đãi liên quan đến thuế nhập khẩu để khuyến khích đầu tư nướcngoài.

b.Sự ưa chuộng cà phê Việt Nam:

Giá cả cạnh tranh khiến cho người Trung Quốc lựa chọn cà phê việt Nam.Trong khi một cốc cà phê được bán tại Thượng Hải, Bắc Kinh với giá tươngđương khoảng 120.000 đồng Việt Nam thì một gói cà phê hoà tan Việt Nam đượcbán buôn chỉ khoảng 2.000 - 3.000 đồng

c.Thị trường Trung Quốc đa dạng, dễ tính:

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường

dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau.Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiềuquy cách và chất lượng không như nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục,thậm chí hàng trăm lần Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thườngchọn sản phẩm rẻ, tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn haychất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn

d.Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc có nhiều cải biến tốt:

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triểntheo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầuhết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị Báo chí Việt Nam những năm gầnđây luôn luôn ca ngợi tình hữu hảo hai nước, cho dù Trung Quốc có nhiều hànhđộng gây hấn tại biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền Dưới thời Tổng Bíthư Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh

Trang 14

Bắc Bộ với Trung Quốc Theo báo chí chính thống của Việt Nam, Việt nam cóquan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Quốc Hai nước đều do hai ĐảngCộng sản lãnh đạo.

e.Trung Quốc- một thị trường hội tụ:

Trở thành một nơi như công xưởng của thế giới trong thời đại hiện nay,Trung Quốc đang là một điểm đến của dân cư khắp nơi đến tìm kiếm việc làm, họctập, du lịch… vì vậy ở Trung Quốc hội tụ nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc Đây

là một thuận lợi để Trung Nguyên giới thiệu sản phẩm của mình rộng rãi cho côngchúng toàn cầu

III PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH

DOANH TRUNG QUỐC THEO MÔ HÌNH PEST

1.Political: Thể chế- luật pháp

a.Chính trị:

Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng nhưdung lượng của thị trường cà phê Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năngxuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định

Do theo chế độ một đảng nên BCT Đảng Cộng Sản Trung Quốc là cơ quanquyết định mọi chính sách của Trung Quốc Điều này có thể là thuận lợi khi màcác chính quyền mới lên sẽ kế thừa các yếu tố có từ trước -> chính sách ít thay đổi

Tuy nhiên nó cũng có thể là bất lợi đối với doanh nghiệp nước ngoài nhưTrung Nguyên khi mà chính phủ Trung Quốc muốn làm giảm sức mạnh của nhàđầu tư nước ngoài, bảo hộ nhà sản xuất trong nước, chính sách đó sẽ nhanh chóngđược đưa ra mà ít gặp sự phản đối nào

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w