1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN môn LUYỆN từ và câu lớp 4

17 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Môn tiếng việt ở các cấp học nói chung,ở tiểu học nói riêng,phân môn luyện từ và câu giúp cho học sinh hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt.. chứng minh đượ

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

Người viết : Chu Thị Thu Hương Giáo viên trường Tiểu học Đoàn Đức Thái

-

MỤC LỤC

IV Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 7

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

-***** -BẢN CAM KẾT

I Tác giả:

Họ và tên: Chu Thị Thu Hương

Sinh ngày 13/ 03/ 1977

Đơn vị: Trường Tiểu học Đoàn Đức Thái

Điện thoại: 0977328944

II Tên đề tài nghiên cứu KHSPƯD

''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4''

III Cam kết:

Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu KHSP ứng dụng này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tính trung thực của bản cam kết này

Cát Hải, ngày 10 tháng 3 năm 2013

Người cam kết

Chu Thị Thu Hương

I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trang 3

Trong xu thế hiện phát triển toàn cầu như hiện nay, việc phát triển con người toàn diện là việc thiết yếu Là người Việt Nam sử dụng thuần thục ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là việc thiết thực Môn tiếng việt ở các cấp học nói chung,ở tiểu học nói riêng,phân môn luyện từ và câu giúp cho học sinh hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện ở bốn kỹ năng ( nghe – nói – đọc – viết ) Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Đồng thời là cơ sở để học sinh tiếp thu và học tốt các môn học khác ở các lớp trên Thông qua việc dạy và học, tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh Cụ thể là:

1- Rèn học sinh nhận biết: Động từ, tính từ, danh từ, câu hỏi và dấu chấm hỏi 2- Biết dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu

3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp 4'' ở trường Đoàn Đức Thái

Nghiên cứu đề tài này được thực hiện đồng thời trên hai nhóm đối tương đương thuộc trường Tiểu học Đoàn Đức Thái Lớp 4A2 là lớp thực nghiệm và lớp 4A3 là lớp đối chứng Lớp 4A2 là lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài Luyện từ và câu Sau khi làm bài định kì hàng tháng bằng cách cho học sinh kiểm tra viết, lớp 4A2 đã có số điểm học sinh đạt từ khá trở lên cao hơn hẳn so với lớp đối chứng cụ thể là điểm trung bình đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,5 ; điểm bài kiểm ta đầu ra của lớp đối chứng là 7,0 Qua kết quả T- test thì p > 0,05, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều này cũng

Trang 4

chứng minh được sử dụng một số biện pháp tích cực cho học sinh qua việc giảng dạy môn luyện từ và câu sẽ giúp học sinh học phân môn này có hiệu quả hơn

II GIỚI THIỆU

Qua nhiều năm đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy hầu như tất cả giáo viên đều rất coi trọng môn Tiếng Việt, dành rất nhiều thời gian cho môn học nhưng chất lượng môn Tiếng Việt vẫn chưa đạt như mong muốn Một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả phân môn Luyện từ và câu chưa cao, đặc biệt phần mở rộng vốn từ và dùng từ đặt câu cho học sinh Học sinh lớp 4 của trường tiểu học Đoàn Đức Thái cũng không ngoại lệ Vì vậy việc giúp cho các

em mở rộng vốn từ và dùng từ đặt câu là hết sức quan trọng

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy cũng như giúp cho học sinh

có khả năng mở rộng vốn từ và cách dùng từ đặt câu khoa học hơn và hiệu quả hơn qua việc học tập môn Luyện từ và câu nên tôi đã nghiên cứu đề tài này

Giải pháp thay thế: để học sinh tập trung cũng như tích cực hơn trong

việc học tập môn Luyện từ và câu đòi hỏi giáo viên phải có nhiều biện pháp giúp học sinh trong việc dạy học môn Luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú cũng như giúp cho tiết học thêm phần sinh động hơn, hấp dẫn hơn để cho các em có thể tập trung vào tiết học một cách hăng say và đầy hứng thú

Vấn đề nghiên cứu: việc sử dụng một số biện pháp tích cực qua việc dạy

học môn Luyện từ và câu có giúp học sinh dễ hiểu bài hơn cũng như có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đoàn Đức Thái không ?

Giả thuyết nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học Luyện từ và câu sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 4 trường TH Đoàn Đức Thái

III PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu

Trang 5

Để thực hiện nghiên cứu này, tôi chọn hai lớp 4A2 và 4A3 trường Tiểu học Đoàn Đức Thái vì những lí do sau:

* Về phía giáo viên:

Cô Nguyễn Thị Việt Hương (chủ nhiệm lớp 4A2- lớp thực nghiệm) và cô Nguyễn Thị Tuyết (chủ nhiệm lớp 4A3- lớp đối chứng) đều là giáo viên lâu năm

và đã có nhiều kinh nghiệm dạy lớp 4

* Về phía học sinh:

Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau

về tỉ lệ giới tính, dân tộc, thành tích học tập Cụ thể:

Bảng 1: Bảng giới tính của học sinh hai lớp như sau:

Số học sinh các nhóm

Về ý thức học tập: Tất cả các em đều ngoan ngoãn, chăm học và có thành tích học tập tương đương nhau trong tất cả các môn học

2.Thiết kế:

Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn trọn vẹn số học sinh của mỗi lớp: lớp 4A2 là lớp thực nghiệm và lớp 4A3 là lớp đối chứng Trong đó, tôi lấy kết quả bài kiểm tra tháng 12 làm kiểm tra trước tác động vì điểm trung bình của hai nhóm cũng có sự chênh lệch nên chúng tôi buộc phải kiểm chứng T- test độc lập để kiểm chứng lại sự chênh lệch của hai nhóm trước khi tác động

Kết quả như sau:

Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Trang 6

P = 0,31 > 0,05, từ đó tôi kết luận rằng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai nhóm là không có ý nghĩa hay nói cách khác là hai nhóm có trình độ tương đương

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:

Thực nghiệm 01

Dạy học có sử dụng PP gây tập trung chú ý cho học sinh 03 Đối chứng 02

Dạy học không sử dụng PP gây tập trung chú ý cho học sinh 04

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T- test độc lập

3 Quy trình nghiên cứu

Chuẩn bị của giáo viên:

- Cô: Nguyễn Thị Tuyết -dạy lớp đối chứng: thiết kế bài dạy theo kiểu

truyền thống, không sử dụng các biện pháp tăng cường trí nhớ cho học sinh qua việc dạy môn luyện từ và câu

- Cô: Đoàn Thị Việt Hương thiết kế bài dạy theo hướng có sử dụng các phương pháp tích cực cho học sinh như thiết kế giáo án có sử dụng đồ dùng dạy học tực quan dạy học nhằm tạo cho học sinh tập trung chú ý cao trong khi học phân môn luyện từ và câu nhằm giúp cho các em có khả năng nhớ một cách lâu hơn và chính xác hơn

Tiến hành thực nghiệm:

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, tôi vẫn thực hiện đúng theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường nhằm tao sự khách quan trong quá trình nghiên cứu Cụ thể là:

Bảng 4: Thời gian thực hiện:

Thứ ngày Môn Tiết theoPPCT Tên bài dạy

15/1/2013 LTVC 41 Câu kể Ai thế nào?

17/1/2013 LTVC 42 Vị ngữ trong Câu kể Ai thế nào?

Trang 7

28/2/2013 LTVC 50 Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

4 Đo lường

Chúng tôi chọn bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra định kỳ hằng tháng do giáo viên chủ nhiệm lớp kiểm tra có sự giám sát của BGH nhà trường

để việc kiểm tra được khách quan cho tất cả các lớp và câu hỏi giữa hai lớp là tương đồng nhau về nội dung

Chúng tôi cũng chọn bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra định kì tháng thứ 6 tức tháng 2

* Tiến hành kiểm tra và chấm bài

Khi kết thúc chương trình giảng dạy theo thời gian thực hiện, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết

Sau khi kiểm tra xong, tôi và cô Đoàn Thị Việt Hương cùng tiến hành chấm bài chéo theo đáp án đã thống nhất xây dựng

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị TB

Từ bảng dữ liệu trên cho thấy sự chênh lệch ở 2 nhóm trước tác động là gần như bằng nhau và sau tác động với kết quả T – test là 0,00658 là có ý nghĩa nhất định, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng đấy không phải là kết quả chênh lệch ngẫu nhiên mà là do tác động mới có được

Giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,5 7,0 0.8

0,61

Điều này đã minh chứng cho việc dạy học có sử dụng các giải pháp đổi mới cho học sinh làm cho học sinh hiểu bài chính xác và nhớ bài lâu hơn Việc sử dụng các biện pháp tích cực giúp học sinh tăng cường trí nhớ qua việc dạy học môn luyện từ và câu là một

Trang 8

phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cũng đồng thời góp phần gây hứng thú học tập cũng như phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh

V BÀN LUẬN

Từ kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm sau tác động là 7,5 bên cạnh nhóm đối chứng là 7,0 và số điểm chênh lệch 0,5 đã chứng tỏ điểm số của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là mang tính thuyết phục cao Bên cạnh đó, sự chênh lệch về giá trị trung bình giữa hai bài kiểm tra SMD = 0,8 đã thể hiện mức độ ảnh hưởng giữa chúng là tương đối lớn.Điều này cũng chứng minh được sử dụng một số biện pháp tích cực cho học sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy môn luyện từ và câu của học sinh lớp 4A2

VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:

Nếu sử dụng một số phương pháp tích cực cho học sinh lớp 4 trong việc dạy học môn luyện từ và câu sẽ giúp cho tiết dạy thêm phần sinh động và hấp dẫn hơn cũng như sẽ giúp cho các em nhớ bài một cách lâu hơn và chính xác hơn Đồng thời cũng góp phần làm cho kết quả học tập của các em cao hơn và đạt chất lượng hơn

* Khuyến nghị:

- Đối với các cấp lãnh đạo :

+ Cần quan tâm về cơ sở vật chất

+ Khuyến khích động viên, giáo viên, áp dụng phương pháp tích vào dạy học

- Đối với giáo viên:

Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng Trong giảng dạy, giáo viên không được áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của học sinh là quan trọng, là nhân tố chủ yếu cho kết quả giáo dục Luôn gợi mở khám phá tìm tòi biện pháp tốt nhất cho học sinh nắm chắc kiến thức Rèn cho học sinh cách tư duy thông minh, sáng tạo, làm việc độc lập, nâng cao kết quả tự học của mình Tạo cho

Trang 9

học sinh có niềm vui trong học tập, có hứng thú đặc biệt trong học tập Giáo viên luôn luôn giải quyết tình huống vướng mắc cho học sinh

Xin chân thành cảm ơn !

Cát Hải, ngày 10 tháng 3 năm 2013

Người viết

Chu Thị Thu Hương

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 SGK Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2 Nguyễn Minh Thuyết (chủ

biên)

2 SGV Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2 Nguyễn Minh Thuyết (chủ

Trang 10

3 Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 4 tập 1,

tập 2

Phạm Thị Thu Hà (chủ biên)

4 Tài liệu nghiên cứu đề tài khoa học sư phạm

ứng dụng

NXB Đại học quốc gia

Hà Nội

5 Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học NXB Đại học Sư Phạm

6 Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới NXB Đại học Sư Phạm

VIII PHỤ LỤC

1 Phụ lục 1 (giáo án, tiết dạy)

Luyện từ và câu TIẾT 50: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan

đến bài học hoặc nội dung được dạy tích hợp

trong các môn học

Những kiến thức mới cần

hình thành

Trang 11

- Khái niệm từ cùng nghĩa

- Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những người

quả cảm

- Tìm hiểu về anh Kim Đồng

Mở rộng được một số từ

ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm

I.Mục đích – yêu cầu:

Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ

cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm

(BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4)

II Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết các từ BT1

- Bút dạ

III Các hoạt động dạy học

1 Kiểm tra bài cũ: (2 – 3’)

- Nêu đặc điểm của câu kể Ai là gì?

- Đặt một câu kể theo mẫu Ai là gì? và xác định vị ngữ trong câu.

2 Bài mới

a.Giới thiệu bài: (1’)

b Luyện tập (33 – 35’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Em hiểu thế nào là Dũng cảm

Dũng cảm là có dũng khí, dám đương

đầu với sức chống đối, với khó khăn,

nguy hiểm để làm những việc nên làm

* Bài tập 1:

- Trả lời

- Lớp đọc thầm

- 1 em đọc yêu cầu – 1 em đọc từ

Trang 12

- Giải thích yêu cầu BT

- Chia lớp thành 3 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả

qua trò chơi thi tiếp sức (2 nhóm tham

gia thi, 1nhóm làm trọng tài)

- GV giải thích trò chơi: lần lượt từng

bạn của mỗi đội lên đánh dấu nhân vào

sau 1 từ cùng nghiã với từ Dũng cảm

Nếu đội nào tìm đúng và đủ từ thì đội đó

sẽ thắng

- Nhận xét, đưa đáp án, kết luận nhóm

thắng cuộc

? Tại sao những từ này là từ cùng nghĩa

vời từ Dũng cảm?

? Để tìm được đúng những từ cùng nghĩa

với từ Dũng cảm em cần lưu ý gì?

? Những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm

là từ loại nào?

* Bài tập 2:

- Giải thích yêu cầu BT

- Nhận xét, đưa đáp án

- Các nhóm thảo luận tìm từ (2’)

- HS tham gia chơi

- Đại diện mỗi đội đọc lại những

từ tìm được của nhóm- đội làm trọng tài nhận xét kết quả

- 1em đọc lại những từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm

- Vì có nghĩa giống nghĩa từ Dũng cảm

- Trả lời – nx

- Tính từ

- Lớp đọc thầm

- 1 em đọc yêu cầu – 1 em đọc từ

- Làm VBT tiếng việt

- 1 em đọc bài làm – em khác lắng nghe, nhận xét

- 1 em đọc các cụm từ

Trang 13

* Chốt: Từ Dũng cảm ghép được với một

số từ ngữ khác để tạo thành những cụm

từ có nghĩa

? Em hiểu cụm từ Dũng cảm cứu bạn

nghĩa là gì?

? Em biết tấm gương Em bé liên lạc

dũng cảm nào?

* Bài tập 3:

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm

bài

- Gọi HS trình bày bài làm

- Nhận xét, chốt đáp án đúng

- Gọi HS đọc lại bài

* Bài tập 3:

- Yêu cầu HS nêu từ cần điền ở từng câu

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã hoàn

chỉnh

? Để điền đúng các từ ngữ vào đoạn văn

em cần lưu ý gì?

* Chốt: Chốt cách điền từ vào đoạn văn

? Đoạn văn các em vừa điền ca ngợi ai?

- Giới thiệu cho HS về anh Kim Đồng,

nghe bài hát về anh

- Giáo dục HS qua tấm gương

3 Củng cố: (2-3’)

- HS nêu thắc mắc (nếu có)

Dũng cảm cứu bạn là không sợ

nguy hiểm để cứu bạn

- Anh Kim Đồng…

- Đọc yêu cầu

- Thảo luận nhóm đôi làm VBT

- 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét

- 1 em đọc

- Lớp đọc thầm

- 1 em đọc yêu cầu – 1 em đoạn văn và từ cần điền

- Làm VBT tiếng việt

- 1 – 2 em đọc

- 1 em trả lời

- Ca ngợi anh Kim Đồng

Trang 14

? Tiết LTVC hôm nay các em mở rộng

vốn từ về chủ đề nào?

Giáo dục HS về lòng dũng cảm - Chủ đề Dũng cảm

- HS nghe

2 Phụ lục 2 : Đề bài và biểu điểm kiểm tra sau tác động :

Đề bài :

Câu 1: Tìm những từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm Đặt câu với một từ vừa tìm được

Câu 2: Điền các từ ngữ nữ du kích, ngừơi liên lạc vào chỗ chấm để tạo

thành các câu thích hợp

- Anh Kim Đồng là một……… rất can đảm

- Chị Võ Thị Sáu là rất gan dạ

Câu 3: Viết một đoạn văn kể về một tấm gương dũng cảm mà em biết

Biểu điểm :

Câu 1: 3 điểm

- Tìm đúng từ: 2 điểm

- Đặt câu đúng 1 điểm

Câu 2: 2 điểm (Điền đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 3: Viết đúng nội dung đoạn văn, dùng từ và đặt câu đúng, không sai lỗi chính tả : 5 điểm

BẢNG ĐIỂM Lớp thực nghiệm (lớp 4A2)

Trang 15

8 Phạm Thị Thu Hà 6 8

Lớp đối chứng (Lớp 4A3)

Ngày đăng: 10/04/2016, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w