1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng giờ học môn luyện từ và câu lớp 4 theo chuẩn kiến thức kĩ năng

20 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 212 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 THEO CHUẨN KIẾN THỨC K

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG”

Người thực hiện: Nguyễn Việt Hà.

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường TH Mậu Lâm 2.

SKKN thuộc phân môn : Tiếng việt.

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC.

A MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ

1 Biện pháp 1: Giáo viên phải hiểu về mục tiêu, nội dung

chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Lyện từ

và câu lớp 4

2 Biện pháp 2: Giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt

3 Biện pháp 3: Linh hoạt khi tổ chức thực hiện nhằm tạo cơ

hội cho học sinh

4 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

5 Biện pháp 5: Gắn kiến thức bài học với thực tế

6 Biện pháp 6: Chú ý bồi dưỡng các đối tượng học sinh, từng

bước nâng cao chất lượng đại trà

7 Biện pháp 7: Dạy học sinh nhận biết, vận dụng kiến thức

thông qua các dấu hiệu

VI HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Trang 3 3 3 3 3 4 4 4 6

6 - 8

8 9

10

10 - 11

11 - 13

13 -15

15 - 16 16 16

16 - 17

Trang 3

A MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Từ là

đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện

chức năng giao tiếp Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết

định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học Việc dạy

luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá và làm phong phú vốn từ cho học

sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho

học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư

tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho HS có khả năng hiểu các câu

nói của người khác Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong

việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.[1]

Phân môn luyện từ và câu ở bộ môn tiếng Việt khối 4, 5 là một môn học khó với học sinh bởi nội dung chủ yếu là ngữ pháp và phân tích ngữ nghĩa của từ ngữ Chương trình nặng, nội dung khó hiểu đã dẫn đến học sinh không thích, không hứng thú trong việc học luyện từ và câu Vì vậy hiếm có học sinh học thật tốt môn này [2]

Qua nhiều năm đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy hầu như tất cả giáo viên đều rất coi trọng môn Tiếng việt, dành rất nhiều thời gian cho môn học nhưng chất lượng môn Tiếng việt vẫn chưa đạt như mong muốn Một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả phân môn Luyện từ và câu chưa cao Làm thế nào để dạy - học tốt phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng việt? Đây là nỗi trăn trở của rất nhiều thầy cô đang trực tiếp đứng lớp

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu, tôi

mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu lớp 4 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng”.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Với đề tài này, mục đích nghiên cứu chính là tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giờ học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh khối 4

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

- Thực trạng dạy học Luyện từ và câu

Trang 4

- Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh khối 4 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Phương pháp nghiên cứu lí luận( đọc tài liệu)

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

I CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta hết sức phong phú và đa dạng Mỗi con người ngay từ khi sinh ra

đến tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn ngôn từ tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định Bởi vậy, để có được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra

một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và

câu

Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên Là những chủ nhân tương lai của đất nước đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức cần thiết Để giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn Tiếng việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp Trong đó phân môn "Luyện từ và câu" là một trong những phân môn quan trọng có ý nghĩa to lớn trong chương trình tiểu học Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn Đồng thời học tốt các môn học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật Đặc biệt là khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Mặt khác

“xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương pháp giảng dạy

Trang 5

phân môn "Luyện từ và Câu", người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.” [1]

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

1 Giáo viên

- Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó nên một số giáo viên còn lúng túng và gặp khó khăn trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập

- Một số giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy nhưng chủ yếu chỉ là những tiết thao giảng, còn lại chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, còn lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này

- Bên cạnh đó, hình thức tổ chức dạy học của một số giáo viên còn đơn điệu, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh Một số giáo viên còn chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về tiếng Việt

2 Học sinh

- Học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, vốn từ còn nghèo, HS nhút

nhát, rụt rè Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn “Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn

này

- Học sinh không có hứng thú học phân môn này

- Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu Từ đó dẫn đến việc nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc Việc xác định còn nhầm lẫn nhiều

- Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay

bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài

- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm ''trăm sự nhờ nhà trường, nhờ thầy, cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn

3 Kết quả của thực trạng trên

Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi vận dụng làm bài tập, thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu Điều đó chứng tỏ việc nắm kiến thức của các em không chắc chắn, thụ động

Do vậy ngay khi dạy hết phần từ ghép, từ láy (Tuần 4).Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 4A trường tiểu học Mậu Lâm 2 năm học 2016 - 2017 với

34 học sinh ( trong đó có 1 học sinh khuyết tật) qua đề bài sau

Đề bài:

Câu 1: Những từ nào sau đây nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương

con người?

Thương người, nhân ái, hiền từ, thông minh, nhân từ, bao dung, nhân nghĩa

Câu 2: Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau.

Trang 6

“Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và trong xanh Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu Vắng hẳn đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều oi bức.”.

Kết quả khảo sát thu được như sau:

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ ( %) Số lượng Tỉ lệ ( %) Số lượng Tỉ lệ ( %)

Với kết quả như trên ta thấy, số lượng học sinh chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ khá cao 54,5% và điều đáng nói ở đây là có tới 20 em xác định không đúng từ ghép, từ láy; bài làm của các em trình bày chưa khoa học, câu trả lời chưa đầy đủ

Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành phân tích và áp dụng một số giải pháp cải tiến mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy vào dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 năm học 2016 – 2017 với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách nói riêng và chất lượng của toàn trường Mậu Lâm 2 nói chung

Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn

III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Biện pháp 1: Giáo viên phải hiểu về mục tiêu, nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Lyện từ và câu lớp 4

Phương pháp dạy học mới không cho phép giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh theo kiểu truyền thụ một chiều xong lại yêu cầu giáo viên phải nắm vững kiến thức sâu sắc để hướng dẫn, làm trọng tài khoa học cho học sinh

Mặt khác, việc nắm vững mục tiêu của môn học, nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Lyện từ và câu lớp 4 nói chung, mục tiêu cần đạt trong từng tiết, trong từng bài tập nói riêng giúp người giáo viên tự tin, chủ động trên bục giảng góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Mục tiêu, nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Lyện từ và câu lớp 4 gồm:

a Nội dung chương trình

Gồm 32 tiết ở học kỳ I và 30 tiết ở học kỳ II bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học

* Học kỳ I: 5 chủ điểm

- Chủ điểm 1: Thương người như thể thương thân: Nhân hậu - Đoàn kết

- Chủ điểm 2: Măng mọc thẳng: Trung thực - Tự trọng

- Chủ điêm 3: Trên đôi cánh ước mơ : Ước mơ

- Chủ điểm 4: Có chí thì nên: Ý chí - Nghị lực

- Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều: Đồ chơi - Trò chơi

* Học kỳ II: 5 chủ điểm

- Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất: Tài năng - Sức khoẻ

- Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu: Cái đẹp

Trang 7

- Chủ điểm 3: Những người quả cảm : Dũng cảm

- Chủ điểm 4: Khám phá thế giới: Du lịch - Thám hiểm

- Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống : Lạc quan yêu đời

b Yêu cầu kiến thức

b.1 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:

Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị học thì phân môn Luyện từ câu mở rộng và hệ thống hoá vốn từ 10 chủ điểm đó

b.2 Trang bị cho học sinh các kiến thức về từ và câu

* Cấu tạo từ:

- Từ đơn

- Từ phức

- Từ ghép: Ghép có nghĩa tổng hợp; Ghép có nghĩa phân loại

- Từ láy: Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần ( láy tiếng)

* Từ loại:

- Danh từ: Danh từ chung, danh từ riêng

- Động từ: Cách thể hiện ý nghĩa thời gian của động từ

- Tính từ: Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất của tính từ

* Các kiểu câu:

- Câu hỏi và dấu chấm hỏi; Dùng câu hỏi với mục đích khác; Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

- Câu kể: Câu kể “Ai làm gì?”, Câu kể “Ai thế nào?”, Câu kể “Ai là gì?”, Luyện tập câu kể “Ai làm gì?”

- Câu khiến; Cách đặt câu khiến; Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị

- Câu cảm

* Cấu tạo câu

- Thành phần chính trong câu:

+ Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, “Ai là gì?”

+ Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, “Ai là gì”

- Thành phần phụ trong câu:

+ Thêm trạng ngữ cho câu

+ Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian, chỉ nguyên nhân, chỉ mục

đích, chỉ phương tiện cho câu

* Dấu câu:

- Dấu hai chấm

- Dấu ngoặc kép

- Dấu chấm hỏi

- Dấu gạch ngang

* Ngữ âm - chính tả:

- Cấu tạo tiếng

- Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài; Cách viết tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu, huân chương

Trang 8

c Yêu cầu kỹ năng về từ và câu:

c.1 Từ

- Nhận biết được cấu tạo của tiếng

- Giải các câu đố chữ liên quan đến cấu tạo của tiếng

- Nhận biết từ loại

- Đặt câu với những từ đã cho

- Xác định tình huống sử dụng thành ngữ - Tục ngữ

c.2 Câu

- Nhận biết các kiểu câu

- Đặt câu theo mẫu

- Nhận biết các kiểu trạng ngữ

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Tác dụng của dấu câu

- Điền dấu câu thích hợp

- Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp

c.3 Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.

- Thông qua nội dung dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá

- Chữa lỗi dấu câu

- Lựa chọn kiểu câu, kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được và đó cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này

d Quy trình dạy luyện từ và câu.

Dạy bài lí thuyết Dạy bài thực hành

1 KTBC: (3-5') 1 KTBC(3-5')

2 Bài mới 2 Bài mới

a GBT: 1 - 2' a GTB (1-2')

b Hình thành KN: 10-12' b Hướng dẫn thực hành (32-34')

- Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu - Đọc và xác định yêu cầu của BT

c Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22' - Hướng dẫn 1 phần BT mẫu

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập - Học sinh là BT

- Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu - Chấm chữa - nhận xét -> Chốt KT

- Học sinh làm bài tập

- Chữa, chấm nhận xét -> chốt KT

d Củng cố -dặn dò (2-3') c Củng cố - dặn dò (2-3')

2 Biện pháp 2: Giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt.

a Lập kế hoạch dạy học.

Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang trong việc dạy học Vì vậy, khi lập kế hoạch dạy học giáo viên cần phải xác định được mình dạy cái gì và dạy cho ai Kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích

Trang 9

hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động của người dạy, người học Khi lập kế hoạch bài học, trước hết giáo viên cần đọc trước các nội dung trong sách giáo khoa để hiểu dụng ý của tác giả, sau đó tham khảo tài liệu hướng dẫn để tìm biện pháp, hình thức và phương pháp dạy học thích hợp

để tổ chức quá trình dạy học Bên cạnh đó, giáo viên còn phải

dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra trong giờ dạy để có thể kịp thời

xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn

b Chuẩn bị đồ dùng.

Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo, tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh và góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng Với mỗi bài khác nhau yêu cầu mỗi loại đồ dùng khác nhau từ đó giáo viên xác định và chuẩn bị được những đồ dùng cần thiết phục vụ cho tiết dạy và lập quy trình dạy học sao cho phù hợp

3 Biện pháp 3: Linh hoạt khi tổ chức thực hiện nhằm tạo cơ hội cho học sinh.

Mỗi tiết Luyện từ và câu, mỗi dạng bài tập Luyện từ và câu được phân loại theo các cơ sở khác nhau Dựa vào mục tiêu dạy học, phạm vi nội dung kiến thức, kĩ năng được hình thành mà giáo

viên cần linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập đa dạng và phong phú

nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng Điều này có ý nghĩa cho học sinh hoạt động một cách tích cực Bởi vì: học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, các em tự tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên; các em phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao; các em được đóng vai tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch, diễn xuất … Vì vậy, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, được thể hiện, được trình bày ý kiến, ý tưởng, được báo cáo kết quả việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên nó bằng nhiều hình thức: có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm

Ví dụ: BT2 trang 17, SGK Tiếng Việt 4 - Tập I, tiết Luyện từ và câu bài

Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết thay vì cho học sinh làm bài cá nhân, tôi

tồ chức cho học sinh làm bài bằng hình thức trò chơi: chia lớp thành các đội

chơi, phát cho các nhóm bộ thẻ ghi nội dung các từ đã cho theo bài: nhân dân,

nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài

Yêu cầu các đội chơi thảo luận với nhau trong thời gian nhất định, sau đó nối tiếp gắn các từ tương ứng với nghĩa vào bảng Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc

Từ có tiếng nhân có nghĩa là

“người”

Từ có tiếng nhân có nghĩa là

“lòng thương người”

Trang 10

nhân dân, công nhân, nhân loại,

nhân tài

nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

Bên cạnh việc linh hoạt khi tổ chức thực hiện nhằm tạo cơ hội cho học sinh thì giáo viên cũng cần phải đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động Bởi vì việc kiểm tra, đáng giá, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập và kĩ năng làm việc đặc biệt là học sinh yếu Giáo viên tôn trọng những phát hiện riêng của từng học sinh trong diễn đạt, thận trọng khi đánh giá, sửa bài làm của từng em một cách cụ thể (chẳng hạn, tôi nhận xét miệng trước lớp khi học

sinh trả lời bằng các câu: Đúng lắm! giỏi lắm! rất đúng với ý của cô hoặc Cả

lớp khen bạn đi nào! bạn nói đúng rồi đấy hoặc Em đặt câu đúng ngữ pháp rồi đấy nhưng em cần sửa từ này, từ này thì câu văn chắc chắn sẽ hay hơn rất nhiều, …

Hay để có thời gian chấm và nhận xét được nhiều học sinh tôi đã khắc bộ dấu có lời nhận xét kèm theo hoa mặt cười và mặt mếu để nhận xét vào vở của

học sinh như: với bài làm tốt: kèm với hoa mặt cười là lời nhận xét Con hiểu bài

và vận dụng tốt, cô khen!; bài làm còn cần khắc phục là hoa mặt mếu với lời

nhận xét: Con làm bài hơi chậm, cần cố gắng con nhé,…) Bên cạnh việc đánh

giá của giáo viên, tôi hướng dẫn và cho học sinh được góp ý, đánh giá và nhận xét lẫn nhau

4 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài là một điều kiện vô cùng quan trọng để giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tốt nhất và cũng là một biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học Sau mỗi tiết học giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn các em xem trước nội dung bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài mới, các em mới không bỡ ngỡ, chủ động chiếm lĩnh và có thể còn vận dụng được những kiến thức đã học liên quan đến nội dung bài mới

Mặt khác khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài giáo viên cần phải giao nhiệm vụ rõ ràng, kích thích hứng thú học tập của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng, nêu tình huống có vấn đề, và có lưu ý đến sự phân hoá cho phù hợp với từng đối tượng học sinh

Ví dụ: ở tiết Tính từ (tiếp theo - trang 124) bài tập 3 yêu cầu học sinh đặt

câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2 (Bài tập 2: tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui), yêu cầu học sinh có khả năng hoàn thành tốt với mỗi từ có thể đặt từ 2-3 câu để miêu tả các mức độ khác nhau thì các đối tượng còn lại chỉ yêu cầu các em đặt 1 câu

Hay: Khi dạy bài "Câu kể Ai là gì?" Trang 57, SGK Tiếng Việt 4 - Tập

I, để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình trong đó có sử dụng Câu kể Ai là gì? thì học sinh cần chuẩn bị tấm ảnh chụp gia đình đem đến lớp Nếu giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị và các em mang đầy đủ thì chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn vì em nào cũng háo hức muốn giới thiệu về gia đình của mình

Ngày đăng: 10/08/2017, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w