SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2
Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
Lĩnh vực/ Môn : Tiếng Việt
Cấp học : Tiểu học
NĂM HỌC : 2015 – 2016
MÃ SKKN
Trang 2MỤC LỤC
A- PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2
B - PHẦN NỘI DUNG 3
I Cơ sở lí luận 3
1 Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học 3
2 Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm 3
3 Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt 3
4 Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 4
II Thực trạng: 4
1 Thuận lợi: 4
2 Khó khăn: 4
III Giải pháp tiến hành 4
1 Nắm vững nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu: 4
2 Tổ chức thực hiện 5
IV Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 16
C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17
1.Kết luận 17
2 Khuyến nghị 17
Trang 3A- PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè; yêu lao động; có kỉ luật, có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình
Mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam.Môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của học sinh được hình thành và phát triển thông qua các nội dung dạy học như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn Mỗi nội dung này đều hướng tới rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định để dần dần các em có được năng lực sử dụng Tiếng Việt tốt nhất phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và học tập trong nhà trường Phân môn Luyện từ và câu là một nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nhằm giúp cho các em hiểu và sử dụng sao cho đúng, cho hay từ ngữ Tiếng Việt
Trong những năm học Tiểu học, các em sẽ lần lượt được làm quen với những khái niệm cơ bản của Tiếng Việt như: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, câu đơn, câu nghép, câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm
Không chỉ dừng ở việc hiểu và nắm được các cách sử dụng chúng mà qua
đó các em cần nhận biết, phân tích, tìm được giá trị và cách sử dụng chúng, qua
đó vận dụng vào thực tiễn dùng từ, đặt câu khi dùng Tiếng Việt trong đời sống sao cho có hiệu quả Đây là một nhiệm vụ không thật dễ dàng, đòi hỏi các em
Trang 4phải rèn luyện thường xuyên, đều đặn không chỉ trong các giờ học trên lớp mà cả
ở các giờ ngoại khóa, giờ tự học ở nhà
Đối với học sinh lớp 2, phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng vì
nó là phân môn đặt tiền đề quan trọng cho các phân môn học khác như Kể chuyện, Tập làm văn, Đặc biệt hơn cả đây là phân môn mới đối với học sinh lớp 2, các em vừa mới từ lớp 1 lên nên còn nhiều bỡ ngỡ
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tích lũy của bản thân qua 23 năm công tác về phân môn Luyện từ và câu Đó chính là
lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2”
2 Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp lại những giải pháp mình đã làm để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân
- Giúp đồng nghiệp tìm ra cách thức tổ chức các tiết học nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao
- Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong các hoạt động học tập
3 Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm
Học sinh lớp 2G
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thi đua
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp khen thưởng và khiển trách
5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Lớp 2G
- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/ 2015, kết thúc tháng 3/ 2016
Trang 5B - PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận
Tiếng Việt thể hiện mục tiêu giáo dục xuyên suốt của môn học là hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết); trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kĩ năng khác Học sinh được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa các hình tượng văn học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và tư tưởng, tình cảm, nhân cách của các em.Tiếng Việt còn giúp các em tiếp thu kiến thức ở các
bộ môn khoa học khác
Thông qua các môn học, giúp các em chủ động được ngôn ngữ trong giao tiếp một cách mạnh dạn tự tin Từ đó, vốn từ của các em phong phú hơn và có nắm chắc được nghĩa của từ thì các em mới trình bày đúng suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm của mình Vì lẽ đó, ở bậc tiểu học từ ngữ không chỉ có dạy và học ở phân môn Luyện từ và câu mà còn ở tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt, các môn học khác
2 Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm
a Quan điểm giao tiếp:
Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, … nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác, …giữa các thành viên trong xã hội Người
ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ
b Quan điểm tích cực:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 biên soạn có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện
để thầy và trò thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong
đó thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển
c Quan điểm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là tổng hợp một tiết học hay một bài tập, nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học
3 Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp Các kĩ năng giao tiếp không thể hình
Trang 6thành và phát triển bằng con đường thụ động Muốn phát triển những kĩ năng này học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội có thể tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các
em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế Đây chính là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học
4 Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2
Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở bậc tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng là giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, hệ thống hóa vốn từ và luyện tập sử dụng từ Tương ứng với các nhiệm vụ trên là những loại bài tập cơ bản để giúp học sinh giải quyết các nhiệm vụ này
II Thực trạng:
1 Thuận lợi:
- Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao
- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và thường xuyên được bổ sung trang bị thêm
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo điều kiện để chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao
- Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ và phối hợp với nhà trường, giáo viên trong các hoạt động giáo dục
- Học sinh đa số ngoan, có nề nếp
2 Khó khăn:
- Học sinh còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý chưa cao
- Phân môn Luyện từ và câu là phân môn học mới đối với học sinh lớp 2
- Một số ít phụ huynh do điều kiện gia đình, áp lực công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con
- Một số học sinh ngại học môn Tiếng Việt
- Đôi lúc việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại chưa thường xuyên
III Giải pháp tiến hành
bị vào năm học mới giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên để nắm chắc chương trình môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu lớp 2 Mục đích của việc làm này là giúp giáo viên lại một lần nữa nhớ lại mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc tiểu học, của lớp 2 đặc biệt là của phân môn Luyện từ và câu
Trang 7Nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 2 bao gồm:
a Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo các chủ điểm:
+ Bạn trong nhà
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa thông qua các dạng bài tập: + Tìm từ ngữ theo chủ đề
+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ
+ Phân loại từ
+ Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm
+ Luyện cách sử dụng từ
b Từ loại:
+ Từ chỉ sự vật + Từ chỉ đặc điểm
+ Từ chỉ hoạt động, trạng thái
c Các kiểu câu:
- Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
2 Tổ chức thực hiện
Sau khi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Luyện từ
và câu, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân về phương pháp, hình thức tổ chức và cách sử dụng đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả nhất
Mỗi một mảng kiến thức, tôi chọn cho mình hình thức giảng dạy khác nhau
Trước tiên giáo viên phải hiểu kiểu bài này có nhiều cách giúp học sinh mở rộng vốn từ song đối với lớp 2 trong sách giáo khoa Tiếng Việt chia thành 3 kiểu chính đó là:
- Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ
- Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa
- Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ
Trang 8a Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ Giáo viên nhất thiết phải khai thác triệt
để tranh trong sách giáo khoa, có thể phóng to hoặc dặn học sinh sưu tầm tranh, ảnh, vật thật vì tất cả các đồ dùng này là phương tiện trực quan, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ, mở rộng vốn từ của học sinh
Kiểu bài tập này căn cứ vào mức độ dễ - khó; đơn giản - phức tạp, có thể chia thành 3 dạng cơ bản sau:
* Dạng bài tập cho sẵn với hình vẽ tương ứng
- Ví dụ 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây (các
từ cho sẵn: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, cô giáo)
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 8)
- Ví dụ 2: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 142)
Dạng bài tập này vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết “ nghĩa biểu vật” của từ ( có nghĩa là từ nào biểu thị sự vật, hoạt động, tính chất) vừa có tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ Đây là hình thức luyện tập về từ ở mức
độ đơn giản nhất Trong hai ví dụ trên, các từ cho sẵn ở ví dụ 1 là từ chỉ sự vật,ở
ví dụ 2 là tư chỉ đặc điểm Giáo viên đều thấy rằng học sinh dễ thực hiện yêu cầu ở bài tập trong ví dụ 1 hơn, bởi vì nhận biết đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng khó hơn nhận biết bản thân sự, vật hiện tượng
Giáo viên cần lưu ý: Hướng dẫn học sinh lần lượt đối chiếu từng từ cho sẵn
với hình ảnh tương ứng Học sinh làm được, làm đúng có nghĩa là các em đã nắm được“ nghĩa biểu vật” của từ, đồng thời được mở rộng thêm về vốn từ
*Dạng bài tập: Dựa vào tranh tìm từ tương ứng
- Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ sự vật( người, đồ vật, con vật, cây cối ) được vẽ dưới đây:
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 26)
-Ví dụ 2: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 59)
Dạng bài tập này, từ cần tìm không cho sẵn Học sinh phải gọi tên sự vật, hiện tượng, hoạt động được biểu hiện trong hình vẽ Do đó, tác dụng giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ của dạng bài tập này cao hơn so với dạng bài tập ở trên
Giáo viên cần lưu ý: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, suy nghĩ, tìm từ tương ứng và lưu ý từ cần tìm trong bài ở ví dụ 1 là các từ chỉ sự vật, ví dụ 2 là các từ chỉ hoạt động Việc gọi tên các hoạt động là điều không dễ dàng đối với
Trang 9học sinh lớp 2 Vì vậy, giáo viên cần có những gợi dẫn thích hợp thì học sinh mới có thể tìm được các từ nhữ cần tìm
Trong thực tiễn dạy – học, học sinh chưa có khái niệm đầy đủ về từ nên ngoài việc các em tìm được các từ: đọc (hình 1), viết ( hình 2) vẫn có tình trạng học sinh đưa ra các cụm từ: đọc sách, xem sách ( hình 1) ; viết bài, làm bài ( hình 2) thì giáo viên vẫn chấp nhận, không nên đặt yêu cầu cao hơn
*Dạng bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh ( tranh đố)
-Ví dụ 1: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau Cho biết mỗi đồ vật ấy dùng làm gì?
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 52)
-Ví dụ 2: Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì?
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 90)
Dạng bài tập này yêu cầu gọi tên các sự vật được vẽ trong tranh Điểm khác biệt của bài tập này là các sự vật được vẽ trong tranh không hiển hiện rõ ràng mà
ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kĩ, kết hợp với tưởng tượng mới nhận biết được Sự khác biệt này chủ yếu ở phương diện hình thức thể hiện, nhằm kích thích sự tìm tòi, gây hứng thú học tập cho học sinh
Giáo viên cần lưu ý: Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ bức tranh, phát hiện các vật cần tìm ẩn khéo trong tranh, gọi tên từng vật Mỗi tên gọi đó là một từ
mà học sinh đã tìm được Bài tập còn yêu cầu học sinh nói rõ công dụng của từng vật tìm được Yêu cầu này có tác dụng khắc sâu, củng cố cho học sinh về
“nghĩa biểu vật” của các từ tìm được, làm cho kết quả mở rộng vốn từ mà học sinh thu được thêm vững chắc
b.Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa
Dạng bài tập này dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa Giữa các từ trong ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau về nghĩa như quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa để tiến hành tìm các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa, nhằm mở rộng, phát triển vốn từ Dạng bài tập cơ bản là: Tìm từ cùng chủ điểm; tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn
*Dạng bài tìm các từ ngữ cùng chủ điểm ở ngoài văn bản
- Ví dụ 1: Tìm các từ :
Chỉ đồ dùng học tập M: bút
Chỉ hoạt động của học sinh M: đọc
Chỉ tính nết của học sinh M: chăm chỉ
( Tiếng Việt 2, tập một,, trang 9)
-Ví dụ 2: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm
Trang 10Cây lương thực, thực phẩm M: lúa
Cây ăn quả M: cam
Cây lấy gỗ M: xoan
Cây bóng mát M: bàng
Cây hoa M: cúc
( Tiếng Việt 2, tập hai, trang 87)
Các từ cần tìm ở đây thuộc cùng một chủ đề, chủ điểm từ ngữ ( cùng nằm trong một hệ thống) Dạng bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy hệ thống.Giáo viên cần dựa vào các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ
Như vậy, các từ ngữ tìm được trong bài tập ở ví dụ 1 thuộc chủ điểm “ Em là học sinh” ( Tuần 1- 2), còn ở ví dụ 2 thuộc chủ điểm “ Cây cối” ( Tuần 28 - 29)
Thuộc về dạng bài tập Các từ ngữ cùng chủ điểm ở ngoài văn bản nói trên
còn có một số bài tập mà trong đó không có các từ mẫu
-Ví dụ 1: Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ
( Tiếng Việt 2, tập một, trang 108)
-Ví dụ 2: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em
( Tiếng Việt 2, tập một, trang 116)
Giáo viên cần lưu ý: Hướng dẫn học sinh dựa vào từ mẫu liên tưởng tìm
từ ngữ và tập hợp lại thành một hệ thống liên tưởng
*Dạng bài tìm các từ ngữ cùng chủ điểm nằm trong một văn bản
Trong toàn bộ chương trình lớp 2, dạng bài tập này chỉ có 2 bài tập đó là:
-Bài tập 1: Tìm các từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng
kiến của bé Hà
(Tiếng Việt 2, tập một, trang 82)
-Bài tập 2: Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ dưới đây muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp
(Tiếng Việt 2, tập một, trang 91)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ theo yêu cầu của đề bài bằng cách dựa vào nội dung bài văn, bài thơ, dựa vào mối quan hệ nghĩa của các từ ngữ cùng chủ điểm trong các câu văn, câu thơ
*Dạng bài tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa
- Ví dụ 1: Tìm một số từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ can đảm
- Ví dụ 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tôt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe
M: tốt – xấu
(Tiếng Việt 2, tập một, trang 133)