Khái niệm từ và kĩ năng nhận diện từ, phân cách các đơn vị từ trong câu: - Trong Tiếng Việt, từ không mang một hìnhthức nào đặc biệt, khái niệm về từ chưa thật hiểnminh, nghĩa là nếu dự
Trang 1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4;5 KHẮC PHỤC CÁC LỖI KHI LÀM BÀI TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầucho việc hình thành và phát triển toàn diện nhâncách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổthông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ “ Chuẩn bị những
kiến thức, kĩ năng, thái độ để học sinh tiếp tục học lên”.
Với vị trí, vai trò và nhiệm vụ quan trọng củamình, trong những năm gần đây ngành Giáo dụcTiểu học đã từng bước đổi mới nội dung, phươngpháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước và đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn
Trang 2Qua thực tế dạy học ta thấy, việc dạy họcTiếng Việt ở Tiểu học đang đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết Trong đó phân môn “ Luyện từ và câu”
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiệnmục tiêu dạy học sinh nghe – nói - đọc – viết, thựchiện mục tiêu số một của việc học Tiếng Việt trongtrường Tiểu học Trong phân môn Luyện từ và câu,yếu tố từ ngữ, ngữ pháp chi phối việc sử dụng cácđơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngônngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếptrong đời sống xã hội.Từ ngữ, ngữ pháp cũng làyếu tố quan trọng để phát triển trí tuệ, phẩm chấtđạo đức tốt đẹp của người học sinh
Như chúng ta đã biết, ngay từ đầu đếntrường học sinh đã được làm quen với từ ngữ, ngữpháp Đặc biệt ở Tiểu học từ ngữ, ngữ pháp đượcdạy trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt,
ở đâu có dạy tiếp nhận và sản sinh lời nói thì ở đó
có dạy từ ngữ, ngữ pháp
Trang 3Có thể nói phân môn Luyện từ và câu làphân môn thực hành: Thông qua thực hành đểhình thành khái niệm, quy tắc và cũng thông quathực hành mà vận dụng, củng cố và hoàn thiện cáckhái niệm, các quy tắc Trong tất cả các tiết học,các bài học đều có phần luyện tập thực hành, luyệntập ở tiết học khái niệm mới, luyện tập ở tiết ôn tập
và có những tiết chỉ có luyện tập Bởi vậy, để dạyhọc phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao vàngười giáo viên cần nắm vững những lỗi từ ngữ,ngữ pháp mà các em gặp phải để có biện phápgiúp đỡ các em
B/ NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG:
Qua thực tế giảng dạy phân môn Luyện
từ và câu ở lớp 4- 5 tôi thấy học sinh vướng mắcmột số lỗi trong quá trình nắm các khái niệm từngữ, ngữ pháp Các sai sót của học sinh đo trên
Trang 4các lỗi nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị từngữ, ngữ pháp.
1 Khái niệm từ và kĩ năng nhận diện từ, phân
cách các đơn vị từ trong câu:
- Trong Tiếng Việt, từ không mang một hìnhthức nào đặc biệt, khái niệm về từ chưa thật hiểnminh, nghĩa là nếu dựa vào định nghĩa khái niệm từ
“ Từ bao giờ cũng có ý nghĩa và dùng để đặt câu; có từ 2 tiếng ,có từ 3 tiếng… cũng có từ chỉ do một tiếng có nghĩa tạo thành ” thì không
thể giải thích triệt để mọi trường hợp
- Có nhiều trường hợp, cương vị từ không rõràng đối với học sinh tiểu học Ví dụ bài tập yêucầu xác định từ đơn, từ ghép trong câu Có những
tổ hợp như: hoa ngô, bắp ngô, lá ngô…, chuồnchuồn nước, tung cánh, lướt nhanh, mặt hồ, trảirộng, lặng sóng…là những tổ hợp mà việc ranh giớikhông dễ dàng
Trang 52 Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy và kĩ năng
nhận diện, phân loại từ theo cấu tạo.
Khi nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy học sinhthường có những nhầm lẫn sau:
- Trường hợp ghép ngẫu kết như: bồ kết, tắc
kè, chẻo bẻo, ểnh ương, apatít… có em cho là từ
ghép, có em cho là từ đơn đa âm; kiểu láy như
chuồn chuồn, chôm chôm,…có những em cho
không phải là từ láy
- Trường hợp các từ có các tiếng vừa có quan
hệ về âm, vừa có quan hệ về nghĩa như: mặt mũi,
đi đứng, buôn bán, tươi tốt, thúng mủng…nhiều em
cho là từ láy Các từ có một yếu tố mất nghĩa như:
đất đai, chim chóc, khách khứa…lại được các em
xếp vào từ ghép
- Các từ Hán- Việt như: chuyên chính, cần
mẫn,…được các em cho là từ láy, trong khi các từ
láy vắng khuyết phụ âm đầu như: ồn ào, ầm ĩ,…
hoặc các từ láy có phụ âm đầu được viết bằng các
Trang 6con chữ khác nhau như: cong queo, kính coong, lại
không được xem là từ láy
3 Kĩ năng nhận diện, phân tích các thành phần câu.
- Học sinh thường hay mắc lỗi khi vạch ranh
giới giữa chủ ngữ, vị ngữ trong câu; đặc biệt là các
dạng câu như:
+ Tiếng suối chảy róc rách.
+ Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
- Một số em thường nhầm định ngữ với vị
ngữ Ví dụ trong câu: “ Những con chim bông
biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên
những con sóng”.
Các em cho rằng “ trong suốt như thủy tinh” là vị
ngữ
Hoặc trong câu: “ Các anh chiến sĩ ngồi trong
khoang lái đang sẵn sàng đợi lệnh” Thì các em
cho rằng “ ngồi trong khoang lái” là vị ngữ.
Hoặc trong các cụm danh từ:
Trang 7+ Những cánh đồng thơm mát…
+ Những ngả đường bát ngát…
+ Những dòng sông đỏ nặng phù sa…
+ Những ngôi nhà mới được xây dựng…
Một số em lại cho rằng các từ ngữ : “ Thơm mát”,
“ bát ngát”, “ đỏ nặng phù sa”, “ mới được xây dựng” là vị ngữ.
II CÁCH KHẮC PHỤC.
Để dạy Luyện từ và câu ở Tiểu họcđược tốt, chúng ta cần nghiên cứu các lỗi từ ngữ,ngữ pháp của học sinh; xác định được những khókhăn mà các em mắc phải khi nắm các khái niệm
và sử dụng các đơn vị từ ngữ, ngữ pháp được họctrong chương trình Tiểu học Những lỗi khi nhậndiện , khi sử dụng các đơn vị này và nguyên nhânmắc lỗi Từ đó không chỉ tìm cách sửa lỗi mà quantrọng hơn là đề xuất những việc cần điều chỉnh vềnội dung, phương pháp dạy học, đề xuất nhữngbiện pháp phòng ngừa những lỗi này
Trang 8Sau đây là một số cách khắc phục các lỗi đã nêu ở trên mà tôi đã đúc rút được.
1.Kĩ năng nhận diện từ, phân cách các đơn vị
trong câu.
- Muốn xác định, nhận biết được từ, nói
cách khác muốn vạch ranh giới
giữa các từ trong văn bản ta phải dựa vào định
nghĩa về từ trong sách giáo khoa: “ Từ có nghĩa
và dùng để đặt câu” hoặc nói cụ thể hơn: “ từ là
tiếng có nghĩa, dùng để đặt câu” Từ đó ta đối
chiếu với các tiếng trong một chuổi lời nói ( văn bản
), xem tiếng ( hoặc tập hợp các tiếng ) nào mang
đặc trưng cơ bản của từ thì khẳng định đó là từ, có
thể dùng dấu sổ dọc ( / ) để vạch ranh giới giữa
các từ trong câu Khi vạch ranh giới giữa các từ
trong văn bản, ta thường gặp những tổ hợp tiềm
tàng hai cách hiểu: là một từ ( từ ghép ) hoặc kết
hợp gồm hai từ đơn; như ví dụ đã nêu ở hai phần
trước
Trang 9- Muốn biết được một tổ hợp nào đó là một
từ ghép hay kết hợp hai từ đơn, ta lần lượt xem xéthai tổ hợp ấy về hai phương diện: kết cấu và nghĩa + Cụ thể về mặt kết cấu, nếu quan hệ giữacác yếu tố mà lõng lẻo, dễ tách rời, có thể chêmxen các yếu tố khác từ bên ngoài vào mà nghĩacủa tổ hợp về cơ bản không thay đổi…thì tổ hợp ấy
là hai từ đơn Ngược lại, nếu mối quan hệ giữacác yếu tố tổ hợp chặt chẽ, khó có thể tách rời, tạothành một khối vững chắc, mang tính cố định, ổnđịnh…thì tổ hợp ấy là một từ ghép
Ví dụ : Trong các tổ hợp đã đề cập ở trên,
các tổ hợp: chuồn chuồn nước, mặt hồ, lặng sóng,
…được coi là có quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tốtạo thành; còn các tổ hợp : tung cánh, lướt nhanh,trải rộng,…mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành ítnhiều lỏng lẻo, dễ tách rời Như vậy, các tổ hợp
thứ nhất mang nhiều đặc trưng của từ ghép( mỗi tổ
hợp là một từ ghép) , còn các tổ hợp thứ hai mang
Trang 10nhiều đặc trưng của cụm từ tự do (mỗi tổ hợp gồm
Ngược lại nếu tổ hợp ấy gọi tên , định danh hai hay
nhiều sự vật, hiện tượng, biểu đạt khái niệm ( về
sự vật, hiện tượng ) thì tổ hợp ấy là sự kết hợp hai
hay nhiều từ đơn
Ví dụ: Về mặt nghĩa, các tổ hợp thuộc nhóm
thứ nhất ( chuồn chuồn nước…) mang nhiều đặc
trưng của từ; còn các tổ hợp thuộc nhóm thứ haimang nhiều đặc trưng của kết hợp hai từ đơn
Tóm lại đối với tổ hợp có tính “ lưỡng khả” (
hai khả năng, hai cách hiểu ) như đã nói ở trên nếu
ta xử lý một cách thỏa đáng, có cơ sở khoa học thìviệc xác định, nhận biết từ, cũng chính là việc vạchranh giới từ trong văn bản sẽ diễn ra một cách
Trang 11thuận lợi, dễ dàng và kết quả đạt được sẽ chínhxác.
2.Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy và kĩ năng nhận diện , phân loại từ theo cấu tạo.
Đối với những lỗi này khi dạy giáo viên cầnlàm rõ cho hoc sinh nắm được một cách chính xác
về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy Tuy nhiêngiáo viên cần lưu ý hai điều : thứ nhất nội dung của
các khái niệm trên ( từ đơn, từ ghép, từ láy ) gắn
với những quan niệm khác nhau của các nhànghiên cứu, cho nên cách giới thiệu nội dung kháiniệm , cách định nghĩa khái niệm giữa các tác giả ít
nhiều khác nhau ; thứ hai các khái niệm (đồng thời
là các đơn vị kiến thức ) trên ( từ đơn, từ ghép, từ láy) được bố trí dạy ở cả Tiểu học và THCS, có
tính chất đồng tâm Vì vậy ở Tiểu học ta chỉ nênnêu nội dung của từng khái niệm trên ở mức độnhất định, có tính chất sơ giản, ban đầu, phù hợpvới đối tượng học sinh Tiểu học
Trang 12* Từ đơn.
- Theo SGK Tiếng Việt Tiểu học : “ từ do
một tiếng có nghĩa tạo thành” Như vậy theo
quan điểm này từ chỉ gồm một tiếng, từ nhiều tiếngkhông thuộc phạm vi từ đơn Trong định nghĩa này
cần chú ý khái niệm “ nghĩa” Nghĩa của từ đơn
gồm nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp, nghiã tìnhthái
- Theo giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học
ở trường Sư phạm thì giới thiệu: “ từ đơn là
những từ do một hình vị tạo nên Đa số từ đơn Tiếng Việt là từ đơn âm ( ví dụ: sông, núi, đi,…).
Từ đơn đa âm có thể là từ thuần Việt ( ví dụ: bồ kết, chèo bẻo, tắc kè,…), cũng có thể là
từ vay mượn ( ví dụ: mì chính, cà phê, xà phòng,…)”.
* Từ ghép.
- Theo SGK Tiếng Việt Tiểu học: “ từ ghép là
từ do hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại mà có
Trang 13nghĩa” Do không nói rõ các tiếng trong từ ghép là
tiếng có nghĩa và mối quan hệ giữa các tiếng trong
từ ghép là quan hệ về nghĩa, cho nên định nghĩatrên của SGK có phần chưa thỏa đáng; bởi vì nóứng với tất cả các từ đa âm trong Tiếng Việt
Như vậy đối chiếu với định nghĩa về từ đơnTiếng Việt trong SGK Tiểu học, có thể khẳng định
tổ hợp các từ : bồ kết, tắc kè, chèo bẻo, ểnh ương,apatít,…không phải là từ đơn Nhưng các từ nàycũng không phải là từ ghép bình thường, vì cáctiếng trong từ không có nghĩa và quan hệ giữa cáctiếng trong mỗi từ không phải là quan hệ về nghĩa.Những từ này cũng không phải là từ láy, bởi vìquan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ không phải làquan hệ về âm Vậy khi dạy giáo viên có thể nói vớihọc sinh như sau: các từ này không phải là từ đơn,không phải là từ láy mà là từ ghép – một loại ghépđặc biệt
* Từ láy.
Trang 14- Từ láy là từ do hai hoặc hơn hai tiếng cóquan hệ với nhau về âm thanh tạo thành.Trong từláy thường có một tiếng có nghĩa và một tiếng láylại.
- Theo SGK Tiểu học: “ Từ láy là từ do hai
hay nhiều tiếng láy lại tạo thành” Định nghĩa
này chưa nói rõ cơ chế tạo từ trong từ láy là cơ chế
“ láy lại toàn bộ hoặc bộ phận tiếng gốc” Bên
cạnh đó, nếu chỉ nhấn mạnh dấu hiệu
“ hai hay nhiều tiếng láy lại tạo thành” thì các từ
ghép như: mặt mũi, đi đứng, buôn bán, tươi tốt,nhỏ nhẹ ,…cũng có đặc trưng ấy
Chính vì vậy học sinh mới mắc vào các lỗi
Trang 153- Các từ : ồn ào, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi,…khôngđược xem là từ láy.
Vậy giáo viên cần giúp đỡ học sinh thấy rõ, cáctiếng trong từ thuộc nhóm (1) đều có nghĩa từvựng Quan hệ giữa các tiếng trong từ là quan hệ
về nghĩa, cho nên các từ đó là từ ghép Các từghép này có hình thức ngẫu nhiên giống từ láy.Những đặc điểm về hình thức ngữ âm của các từnày không liên quan gì đến bản chất cấu tạo từ, giátrị cấu tạo từ của chúng
Còn những từ ở nhóm thứ (2) lâu nay tồn tạinhững cách hiểu khác nhau về bản chất cấu tạo từcủa các từ này Có người cho rằng, nếu nhìn nhận
các từ này dưới góc độ “ lịch đại” và nhấn mạnh
những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thểcoi đây là những từ ghép Nhưng dưới góc độ “
đồng đại” và nhấn mạnh mối quan hệ về ngữ âm
giữa hai tiếng trong từ, ta có thể coi những từ này
là từ láy có nghĩa khái quát
Trang 16Mặc dù có những sự không đồng nhất đó nhưngkhi dạy giáo viên có thể giải thích cho học sinh thấyđây là những từ láy có nghĩa khái quát.
Đối với những trường hợp ở nhóm (3), thoạtnhìn và đối chiếu với định nghĩa về từ láy trongSGK Tiếng Việt Tiểu học thì nghĩ rằng không phải
từ láy Nhưng quan sát kĩ ta thấy các từ trên đềugiống nhau về hình thức ngữ âm; ở các tiếng trongtừng từ đều vắng khuyết phụ âm đầu Bên cạnh đó,đặc trưng ngữ nghĩa của những từ này cũng gầngiống với đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy Vậy khidạy giáo viên có thể giải thích cho học sinh: đây là
các từ láy, nhưng là từ láy đặc biệt (đặc biệt ở chỗ:
nó không giống các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm).
3 Kĩ năng nhận diện, phân tích các thành phần câu.
Trang 17* Để giúp học sinh xác định được chủ ngữ, vịngữ trong câu, trước hết cần giúp các em hiểu: chủngữ, vị ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ - vị.Trong mối quan hệ này, chủ ngữ nêu đối tượngthông báo, còn vị ngữ chứa nội dung thông báo về
đối tượng ấy Chủ ngữ trả lời câu hỏi “ Ai ?”, “ Cái
gì ?”,…Vị ngữ trả lời câu hỏi “ Làm gì?”, “ Như thế nào?” Ngoài quan hệ ngữ pháp, cần hiểu về
quan hệ ý nghĩa giữa Chủ ngữ và Vị ngữ như:
- Chủ ngữ gọi tên sự vật ( người, vật, việc)còn vị ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái, đặc điểm,tính chất của sự vật đó
- Chủ ngữ nêu đối tượng, vị ngữ biểu hiệnđiều nhận định về đối tượng đó
Vấn đề đặt ra ở đây là bằng cách nào để vạch rađược ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ Nói cáchkhác, bằng cách nào xác định được điểm kết thúccủa chủ ngữ và điểm bắt đầu của vị ngữ, nhất là
Trang 18đối với những trường hợp mà các ranh giới đókhông rõ ràng.
Đi vào từng trường hợp cụ thể, ta sẽ hướng dẫnhọc sinh dựa vào những nhận thức khái quát trên
1-Tiếng suối / chảy róc rách
2-Tiếng suối chảy / róc rách
Dựa vào quan hệ lôgic giữa chủ ngữ và
vị ngữ, ta nhận thấy trong cách hiểu (1) “ Tiếng
suối” là âm thanh thì không thể “chảy” được Vì
vậy cách hiểu này là không hợp lí Do đó cách hiểu
(2) cho “ Tiếng suối chảy” là chủ ngữ; “róc rách”
là vị ngữ, là cách hiểu hợp lý, phù hợp về quanđiểm lôgic, quan hệ về ý nghĩa giữa chủ ngữ và vịngữ trong câu
Trang 19+ Trường hợp thứ hai: “ Những con voi
về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” cũng
có hai cách hiểu khác nhau về ranh giới của chủngữ và vị ngữ trong câu
1- Những con voi / về đích trước tiên huơ vòichào khán giả
2- Những con voi về đích trước tiên / huơ vòichào khán giả
Cách hiểu (1) không hợp lý, bởi vì dựa vào đặctrưng về cấu tạo của cụm danh từ, ta nhận thấy tổ
hợp “ những con voi” bao giờ cũng có định ngữ
đứng sau, nhằm hạn định, cụ thể hóa ý nghĩa cho
danh từ đứng trung tâm ( “con voi” là danh từ trung
tâm ), trả lời cho câu hỏi ( những con voi nào? ), có
như thế mới tạo ra được những cụm danh từ hoànchỉnh, và cả cụm danh từ này mới đảm nhận đượcchức năng làm bộ phận chủ ngữ của câu
Trang 20Như vậy, ở đây cụm danh từ “Những con voi
về đích trước tiên” làm bộ phận chủ ngữ theo
cách hiểu (2) là hợp lí
* Đối với trường hợp học sinh nhầm địnhngữ sau trong các cụm danh từ là vị ngữ của câunhư đã nêu trên; giáo viên cần nói rõ để học sinhhiểu được là tuy thoạt nhìn giữa định ngữ sau và vịngữ có những nét giống nhau như vậy nhưngchúng khác nhau về cấp bậc, chức năng, tác dụng.Định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm,thuộc bậc cụm từ, còn vị ngữ là một trong hai thànhphần chính của câu Định ngữ có nhiệm vụ hạnđịnh, cụ thể hóa ý nghĩa cho danh từ trung tâm,còn vị ngữ nêu nội dung thông báo về đối tượng dochủ ngữ biểu thị Vì vậy, trong các ví dụ trên,các từ
ngữ: “ trong suốt như thủy tinh”, “ngồi trong
khoang lái”, “ thơm mát”, “ bát ngát”, “ đỏ nặng phù sa”, “ mới được xây dựng” chỉ là định ngữ
sau cụm danh từ chứ không phải là vị ngữ