Thực tế cho thấy, mỗi giáo viên đều đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, song nhiều tiết học Luyện từ và câu diễn ra vẫn còn trầm lắng, làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ
Trang 1Với cấp Tiểu học, Tiếng Việt là môn học giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi
nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức các môn học khác Trong xu hướng đổi mới của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng, cùng với những môn học khác, Tiếng Việt là môn học cần có nhiều sự đổi mới cả về mục đích, nội dung và quan niệm dạy học
2 Cơ sở thực tiễn
Mỗi phân môn của môn học Tiếng Việt có một sắc thái riêng Trong đó Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu Phân môn Luyện từ và câu cũng rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hoá, giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh Đặc biệt còn khơi dậy trong tiềm thức học sinh lòng yêu quý sự phong phú của Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
3.Tính cấp thiết
Đối với học sinh lớp 2, lứa tuổi này, các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, khả năng ghi nhớ chưa cao, vốn sống, vốn từ còn rất hạn chế Vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng từ ngữ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn Dạy Luyện từ
và câu lớp 2 giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp thì khó hơn nhiều
Thực tế cho thấy, mỗi giáo viên đều đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, song nhiều tiết học Luyện từ và câu diễn ra vẫn còn trầm lắng, làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học Giờ học diễn ra nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của học sinh Điều đó khiến phần lớn các em không yêu thích môn học, dẫn đến chất lượng học tập không cao
Để dạy học Luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ và biết phối hợp một cách linh hoạt
Trang 2cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả Một trong những hoạt động tạo được hứng
thú học tập cho học sinh, các em “học mà chơi, chơi mà học”, nâng cao được
chất lượng giờ dạy đó chính là hoạt động trò chơi của học sinh trong học tập
4 Năng lực tác giả
Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của phân môn Luyện từ và câu cũng như tình trạng dạy và học phân môn này của học sinh lớp 2 hiện nay Là một giáo viên tiểu học có thời gian nhiều năm trực tiếp giảng dạy tôi luôn trăn trở về vấn đề này Năm học 2017-2018, tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
“ Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng phân môn
Luyện từ và câu lớp 2”
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao
chất lượng phân môn luyện từ và câu lớp 2” hướng tới mục tiêu:
Tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, gây hứng thú học tập cho các em Góp phần nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Luyện từ và câu lớp 2
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số biện pháp, hình thức tổ chức và thiết kế trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2
VI.ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
Học sinh lớp 2
Năm học 2017 - 2018
Sĩ số: 32 Độ tuổi: 8 tuổi
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu lí luận ( Đọc tài liệu)
2 Phương pháp phân tích tổng hợp
3 Phương pháp điều tra
4 Phương pháp thực nghiệm
5 Phương pháp đàm thoại
6 Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
VI.PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện trong chương trình Tiếng Việt 2
Thời gian thực hiện : Từ tháng 9 - 2017 đến tháng 4 - 2018
Trang 3PHẦN HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Cơ sở Khoa học :
Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người nhất là đối với học sinh tiểu học Ở nhiều góc độ khác nhau, trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của trẻ em Theo quan điểm của tác giả Hà
Nhật Thăng, trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát
triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh”, thì “trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”
Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởng tượng, sáng tạo
Theo F.l.Frratkina cho rằng: “Hành động chơi luôn là hành động giả định
Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật”
Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh mẫu giáo và tiểu học Đối với học sinh mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, bước sang lứa tuổi Tiểu học hoạt động học
là chính Khoảng cách giữa hai lứa tuổi này là không lớn nhưng hoạt động chủ đạo có sự thay đổi lớn Vì vậy, giáo viên phải tạo cho các em sân chơi học tập: chơi mà học, học mà chơi
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và
chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu khả năng ghi nhớ chưa cao Đối tượng cảm xúc của các em là những sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động mà theo quan điểm dạy học, quá trình dạy học là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tế cuộc sống Học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, phương pháp dạy học truyền thống theo hướng một chiều: giáo viên truyền thụ học sinh tiếp nhận làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, tổ chức dạy học
Trang 4đạt Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ và là một trong những hình thức đáp ứng yêu cầu đó
Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hình thức dạy học thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt mọi nội dung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác cao Trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giải pháp, là cơ hội thuận lợi nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện để trẻ phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp Trò chơi giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các em được học tập Qua vui chơi các em sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau buộc mình phải có sự lựa chọn hợp lí, tự mình phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân Tổ chức trò chơi khoa học hợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát tự tin hơn trước đám đông Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác vận động và sự phát triển tư duy khả năng điều khiển của thần kinh trung ương sẽ càng phát triển chuẩn xác Ngoài ra, sân chơi trò chơi rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, kiểm tra đánh giá
Việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, học sinh học mà chơi, chơi mà học góp phần tạo không khí hào hứng thoả tâm sinh lí trẻ, thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, nâng cao hiệu quả tiết học
2 Cơ sở thực tiễn:
Chương trình môn Tiếng Việt 2 quan tâm trú trọng rèn cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để giúp học sinh phát triển toàn diện Trong đó Luyện từ
và câu có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một
số kiến thức về từ, câu Cả năm học phân môn có 35 bài tương ứng với 35 tiết
và dạy trong thời gian 1 tiết/1tuần:
+ Kì I gồm 18 bài trong đó có 2 bài ôn tập và 16 bài mới
+ Kì I gồm 17 bài trong đó có 2 bài ôn tập và 15 bài mới
Toàn bộ chương trình sách giáo khoa không có một tiết lý thuyết nào, học sinh tiếp thu kiến thức và rèn kỹ năng hoàn toàn thông qua hệ thống các bài tập
Trang 5* Về mức độ yêu cầu của nội dung Luyện từ trong SGK lớp 2:
- Cung cấp khoảng 300 đến 350 từ mới (kể cả thành ngữ và tục ngữ) thuộc các chủ điểm:
Học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô ông bà, cha mẹ, anh em, các con vật nuôi, các mùa trong năm, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân
Thực chất các từ này bổ sung cho vốn từ về thế giới xung quanh gần với các
em và vốn từ về chính bản thân các em
- Nhận biết được ý nghĩa chung của từng lớp từ (từ chỉ người, vật, sự vật, từ chỉ hoạt động trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tuy nhiên chưa yêu cầu học sinh hiểu các khái niệm danh từ, động từ, tính từ)
- Nhận biết nghĩa một số thành ngữ tục ngữ, làm quen với cách giải nghĩa thông thường, nhận biết tên riêng và cách viết hoa tên riêng
* Nội dung Luyện câu :
- Yêu cầu h/s nói viết thành câu trên cơ sở những hiểu biết sơ giản
Thay vì học kiến thức lý thuyết các thành phần chính của câu, các kiểu câu học sinh lớp 2 được hướng dẫn đặt câu theo kiểu:
Ai (con gì, cái gì) là gì ?
Ai (con gì, cái gì) làm gì?
Ai (con gì, cái gì) như thế nào ?
Thay vì học các kiến thức lý thuyết về trạng ngữ học sinh lớp 2 được học cách đặt câu và trả lời câu hỏi:
Khi nào ?
Ở đâu ?
Vì sao ?
Để làm gì?
- Nhận biết các dấu kết thúc câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm (dấu chấm,
dấu hỏi, dấu chấm than) và dấu phẩy đặt ở trong câu để tách ý Ở đây, sách không yêu cầu học sinh biết các khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm mà chỉ yêu cầu học sinh hiểu đó là các bộ phận
để tạo câu; hiểu ý nghĩa của câu như thế nào thì thích hợp với một dấu kết thúc câu ấy
Như vậy, kiến thức trong bài Luyện từ và câu chủ yếu là rèn kỹ năng
Trang 6như: từ trái nghĩa, cụm từ, câu … Nhưng không đòi hỏi học sinh phải nắm được định nghĩa, thông qua hàng loạt hình ảnh biểu tượng ở các dạng bài tập khác nhau Xét theo mục đích của bài tập, sách có các loại bài tập Luyện từ và câu như sau:
Bài tập nhận diện từ và câu
Bài tập tạo lập từ và câu
Bài tập sử dụng dấu câu
Vậy hướng dẫn HS giải các bài tập Luyện từ và câu ra sao, giờ dạy học như thế nào để có hiệu quả cao Tôi đã tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năm học 2017 - 2018, tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2 Ngày 20/9/2017, tôi tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng học sinh
1 Khảo sát:
Họ và tên:………
Lớp 2A Trường tiểu học
ĐỀ KHẢO SÁT Môn: Luyện từ và câu ( Thời gian làm bài 15 phút) Điểm Lời phê của giáo viên Bài 1: (4 điểm) Viết: - 2 từ chỉ người:………
- 2 từ chỉ con vật:……… …
- 2 từ chỉ đồ vật:……… …………
- 2 từ chỉ cây cối :…… ………
Bài 2: (3 điểm) Trong mỗi nhóm từ dưới đây có một từ không chỉ sự vật Hãy gạch chân dưới từ đó a mây, nóng, khu rừng b cười, cánh đồng, ô tô Bài 3: (3 điểm) Đặt một câu theo mẫu Ai ( hoặc cái gì, con gì) là gì?: ………
* Kết quả thu được:
Tổng
số bài
Trang 7Qua kết quả bài làm của học sinh, tôi nhận thấy số học sinh làm bài đúng,
đủ chiếm số lượng không nhiều đạt 18,8% Số học sinh đạt điểm khá phần lớn thiếu sót ở bài tập số 2 Học sinh đạt điểm trung bình và yếu làm bài thiếu sót nhiều
2 Phân tích nguyên nhân kết quả khảo sát, điều tra:
Qua giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và thực tế khảo sát, điều tra lấy ý kiến, tôi nhận thấy kết quả chất lượng phân môn chưa cao ở lớp tôi phụ trách và cũng là tình trạng chung của một số các lớp khác là do nguyên nhân cả hai phía: người dạy và người học Cụ thể:
a Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa coi trọng việc phối hợp linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học và đặc biệt là ít sử dụng phương pháp trò chơi trong việc dạy phân môn LTVC Kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế, giáo viên vẫn làm việc nhiều còn học sinh thụ động Thêm vào đó, do tác động của điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, đặc điểm học sinh cho nên việc áp dụng phương pháp trò chơi trong học tập chưa phổ biến và áp dụng chưa có hiệu quả Tài liệu tham khảo về trò chơi học tập không nhiều, phần lớn các trò chơi có sự lặp lại, chưa
có tính hệ thống cụ thể Trong giờ học, giáo viên thường yêu cầu các em làm việc như một “cỗ máy” không có sự thư giãn Chỉ có một số ít giáo viên có hướng tìm tòi tổ chức trò chơi phong phú tạo cảm giác mới lạ cho học sinh
b Về phía học sinh:
Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi nên khả năng chú ý, tập trung của học sinh còn yếu, tính kỷ luật chưa cao nên các em dễ mệt mỏi Nếu phương pháp dạy học của giáo viên đơn điệu, bài giảng khô khan, không khoa học tạo sức ì,
sự mệt mỏi cho học sinh Các em không chú ý nghe giảng, không nắm được khái niệm, ngại làm bài tập dẫn đến chất lượng phân môn LTVC chưa cao
III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn LTVC, giúp
các em học mà chơi, chơi mà học, hứng thú lĩnh hội kiến thức, tôi đã thực hiện
như sau:
Trang 8GIÁO VIÊN NGHIÊN CỨU KĨ NỘI DUNG BÀI DẠY lỰA CHỌN TRÕ
CHƠI VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC PHÙ HỢP
1 Một số yêu cầu khi lựa chọn, thiết kế trò chơi học tập:
Tôi xác định trò chơi khi đã thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một
bộ phận nội dung của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, phải góp phần vào việc hình thành kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng của tiết học Do
đó nội dung của trò chơi phải gắn liền với mục tiêu của bài học Mỗi tiết LTVC
có từ 3 đến 4 bài tập với các yêu cầu khác nhau Tôi xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt của mỗi bài là gì? Kiến thức trọng tâm của bài ? Từ đó chọn trò chơi thích hợp với nội dung bài và thiết kế các hình thức dạy học hài hoà, sinh động đảm bảo những yêu cầu sau:
- Trò chơi phải nhằm mục đích hình thành, ghi nhớ, khắc sâu nội dung, củng cố bài học
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục, thẩm mĩ Tên trò chơi phải hấp dẫn gây
sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, phải thể hiện được nội dung trò chơi
- Trò chơi phải đảm bảo tính đồng đều, vừa sức để mọi học sinh trong lớp đều được tham gia, tăng cường kỹ năng học tập hợp tác
- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú, gây hứng thú với học sinh
- Trò chơi phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thời gian trong mỗi tiết học (5-7 phút) cũng như cơ sở vật chất của trường lớp
- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo
2 Cách tổ chức chơi:
Khi đã lựa chọn được trò chơi phù hợp tôi tổ chức cho học sinh theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
Trang 9- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải
+ Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÕ CHƠI MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2:
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2
PHẦN LUYỆN TỪ
1 Dạng bài tập mở rộng vốn từ:
Dạng bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỷ lệ cao so với các dạng bài tập từ ngữ khác Có thể chia thành 3 kiểu chính:
a Bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa:
Kiểu bài này được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ Khi dạy tôi đã tổ chức:
Trò chơi TÌM NHANH TỪ CÙNG CHỦ ĐỀ
Trò chơi được sử dụng ở các bài luyện từ và câu sau:
+ Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, hoạt động của học sinh, tính nết của học
sinh ( tuần 1, Tr 9)
+Tìm các từ theo mẫu ( tuần 4 Tr 35)
+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, Tr.59)
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, Tr.108) + Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, Tr.122)
+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, Tr.64)
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, Tr.74)
+ Kể tên các loài cây (tuần 28, Tr.87)
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33 Tr.129);
Trang 10* Mục đích: Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh và rèn tác phong
nhanh nhẹn, luyện trí thông minh
+ Đại diện các nhóm đọc các từ vừa tìm được
+ Giáo viên cùng HS đánh giá, nhận xét và dựa vào số từ viết đúng để xếp giải
* Kết quả: Qua trò chơi vốn từ theo chủ đề của học sinh được mở rộng
Rèn cho các em tác phong của các em nhanh nhẹn, phát huy năng lực, rèn luyện trí thông minh, giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh
Trò chơi THI TÌM NHANH TỪ TRÁI NGHĨA
Trò chơi này được sử dụng ở các bài luyện từ và câu:
+ Bài 1 tuần 16, tr.133
+ Bài 1 tuần 32, tr.120
+ Bài 2 tuần 34, tr.137
*Mục đích:
- Nhận biết nhanh các từ ngữ trái nghĩa, làm giàu vốn từ của học sinh
- Luyện trí thông minh, nhanh nhẹn
* Thực hiện:
- Chuẩn bị:
Bài 1 tuần 16, tr.133: Tìm từ trái
nghĩa với mỗi từ sau:
tốt, ngoan, nhanh, trắng , cao, khỏe
M: tốt – xấu
Bài 2 tuần 34, tr.137: Hãy giải nghĩa
từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó:
A Trẻ con
Trang 11a) đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài
b) lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen
c) trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm
M: nóng - lạnh
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các thẻ từ trong đó ghi từ ở cả mặt để dễ nhìn
- Số lượng từ phụ thuộc vào nội dung bài học còn số lượng các thẻ từ phụ thuộc vào số nhóm chơi trong lớp
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 2 hoặc nhóm 4 Phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ từ đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu các em chia đều số thẻ từ cho mỗi bạn (chia hết số thẻ)
Trang 12- Nhóm trưởng là người phát thẻ từ đầu tiên (ví dụ: đẹp) Ai cầm thẻ đó có từ trái nghĩa với từ đầu tiên (đẹp - xấu) thì đưa ra, xếp thành một cặp Cứ như thế các bạn còn lại trong nhóm tiếp tục xếp các cặp từ trái nghĩa còn lại Nhóm nào xong trước thì nhóm trưởng giơ thẻ đỏ và đọc to các cặp từ trái nghĩa
- Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra kết quả của các nhóm và phân thắng bại
* Kết quả: Qua trò chơi HS nhận biết nhanh các từ ngữ trái nghĩa, làm giàu vốn
từ của học sinh Qua trò chơi cũng luyện cho các em trí thông minh, nhanh nhẹn
b Bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ:
Kiểu bài tập này, tranh vẽ là phương tiện trực quan, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ, mở rộng vốn từ của HS Tôi đã tổ chức:
Trò chơi: GHÉP NHANH - GHÉP ĐÖNG
Trò chơi này được sử dụng ở các bài luyện từ và câu:
+ Tìm những từ chỉ sự vật được vẽ dưới đây (tuần 3, Tr.26)
+ Tìm từ chỉ mỗi hoạt động (tuần 7, Tr.59)
+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, Tr.134)
+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, Tr.35)
+ Bài 1(tuần 34, Tr.142) Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó
+ Phóng to tranh (2 bộ) có trong bài luyện từ và câu
+ Bút dạ nét to để học sinh ghi tên các con vật, từ chỉ sự vật, hoạt động + 4 bộ bìa trắng thẻ từ để học sinh ghi tên các con vật
- Tiến hành:
- Nêu tên trò chơi "Ghép nhanh - Ghép đúng"; dán 2 tranh lên bảng
- Chia học sinh cả lớp thành 4 nhóm và đặt tên các nhóm
Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ ghi từ
Nhóm trưởng phát thẻ và phân công các bạn trong nhóm