4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.5 Quyết toán thuế
Theo hướng dẫn tại Thông tư 60/2007/TT-BTC, ngày 14/6/2007 của Bộ
Tài chính, Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính
phủ đối với thuế GTGT, thuế Môn bài, thuế TTĐB thì không phải khai quyết toán năm. Còn thuế TNDN, thuế tài nguyên các DN phải khai quyết toán năm. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN chậm nhất là ngày thứ
45 kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.
Đối với các DN tại Quận Long Biên, không có DN nào thực hiện quyết toán thuế TNDN khác với năm dương lịch. Do vậy, thời hạn cuối cùng về nộp hồ sơ
quyết toán thuế TNDN được quy ước chung là ngày 31/3 hàng năm.
Mặc dù các DN tại Quận Long Biên đều thuộc loại hình DN nhỏ và vừa, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đơn giản; nhưng việc thực hiện quyết toán thuế, báo cáo tài chính hàng năm đều nổi cộm vấn đề nộp chậm báo cáo, chất lượng báo cáo thấp. Tình trạng DN nộp chậm báo cáo quyết toán thuế còn phổ biến, thậm chí, có DN không nộp báo cáo tài chính. Tình hình quyết toán thuế TNDN được phản ánh tại Bảng 4.18.
Bảng 4.18 Tình hình quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Nội dung 2012 2013 2014
Số DN phải quyết toán 3.940,0 5.200,0 5.600,0
Số DN đã nộp quyết toán 3.918,0 5.172,0 5.564,0
Số DN không nộp quyết toán 22,0 28,0 36,0
Doanh thu (tỷđồng) 27.774,0 31.848,0 44.565,0
Thu nhập trước thuế (tỷđồng) 89,0 111,0 156,0
Thuế TNDN phải nộp (tỷđồng) 7,0 8,0 35,0
Doanh thu bình quân (BQ) 01 DN (tỷđồng) 7.089,0 6.158,0 8.010,0
Số thuế TNDN phải nộp bình quân 01 DN (tr.đ) 1,7 1,6 6,3
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0,3 0,4 0,4
Tỷ lệ tăng thuế TNDN so với năm trước (%) -57,6 61,7 319,8
Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên
Bảng 4.18 cho thấy năm 2012 thuế TNDN phải nộp giảm 57,6% so với năm 2011 do Chính Phủ có chính sách kích cầu đầu tư, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, số thuế TNDN năm 2011,
2012 được giảm 30% số thuế phải nộp.
Các DN không nộp quyết toán chủ yếu là DN giải thể, phá sản. Một số DN mặc dù đã được đôn đốc nhưng không chấp hành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, một số DN mới thành lập quý IV của năm quyết toán xin được gộp với năm sau (điều này phù hợp với Luật Quản lý thuế).
Các DN vẫn đảm bảo được tốc độ tăng doanh thu; nhưng tỷ suất thu nhập chịu thuế trên doanh thu đạt thấp, cho thấy DN hầu như không cải thiện được chất lượng quản lý. Tỷ lệ các DN phát sinh lãi theo số liệu báo cáo quyết toán thuế
TNDN của DN chỉđạt từ 60% đến 65% so với tổng số DN quyết toán thuế.
Trong các ngành nghề thì ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất, chiếm từ 70% đến 75% tổng doanh thu đạt được từ khối DN, nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu lại đạt thấp nhất, với 0,2%; ngành xây dựng và ngành dịch vụđạt tương đương nhau, khoảng 10%.
Thực chất, các DN có phản ánh đúng kết quả kinh doanh theo báo cáo tài chính hay không? Để xác định được vấn đề này thì quả là hết sức nan giải. Nguyên nhân chính là việc xác định đơn giá thực tế xuất bán so với đơn giá ghi trên hóa đơn khó có thể thực hiện. Minh chứng rõ nhất là các DN bán xe máy, hiếm có trường hợp nào người tiêu dùng có được hóa đơn ghi đúng giá thanh toán, thường thì giá ghi trên hóa đơn bán xe máy thấp hơn từ 10% đến 15% giá thanh toán thực tế. Đây chính là hình thức trốn thuế thông qua giá (cả thuế GTGT và thuế TNDN) - là vấn
đề mà ngành thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế, ngăn chặn. Trong năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 71/2010/TT-BTC hướng dẫn xử lý các cơ
sở kinh doanh xe máy vi phạm trong kê khai thuế, nhưng để thực hiện được thì kèm theo đó là phải có biểu đơn giá tối thiểu do UBND các quận, quận trực thuộc Trung
ương ban hành; nhưng chức năng quản lý giá lại không thuộc ngành thuế.
4.2.5.1 Quản lý công tác kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là một chức năng hết sức quan trọng trong công tác quản lý thuế. Làm tốt công tác này chính là đểđảm bảo thực thi chính sách thuếđược được nghiêm minh, nâng cao được ý thức tự giác của DN.
Luật Quản lý thuế quy định về kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT được quy định tại Điều 78 của Luật Quản lý thuế.
Tại Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội, việc thanh tra do phòng Thanh tra thuộc Cục Thuế Thành phố Hà Nội thực hiện. Chi cục Thuế Quận Long Biên chỉ thực hiện chức năng Kiểm tra. Công tác kiểm tra luôn được đảm bảo đúng quy định, nguyên tắc cũng như quy trình nghiệp vụ của ngành.
Tổng số cán bộ công chức tại ngày 31/12/2014 là 132 người, với biên chế 02
đội Kiểm tra của Chi cục Thuế Quận Long Biên, chỉ có 35 công chức thực hiện nhiệm vụ là: giám sát kê khai thuế, thực hiện dự toán thu, kiểm tra thuế; quản lý thu nợđối với các khoản nợ dưới 90 ngày.
Cùng với biên chế hạn hẹp như vậy, nhiều cán bộ có tuổi đời cao, trình độ
nghiệp vụ hạn chế, nên việc bố trí công việc đểđảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng quản lý thuế là hết sức khó khăn. Chi cục phải bố trí công chức đan xen các nhóm với kiêm nhiệm công việc, đồng thời, phải linh hoạt trong từng thời
điểm trong năm.
Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Long Biên được phân công mỗi công chức có trách nhiệm kiểm tra một số DN nhất định. Tuỳ theo năng lực, trình độ của mỗi cán bộ mà có thể phải thực hiện kiểm tra từ 50 đến 150 DN, bao gồm: các công việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; kiểm tra tại trụ sở DN; xác minh tình trạng tồn tại của DN; kiểm tra DN giải thể, phá sản; phối hợp xác minh hóa đơn; phối hợp kiểm tra DN theo đề
nghị của một số ngành.
Hoạt động kinh doanh của các DN liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
địa phương. Nên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế, Chi cục đã thường xuyên phát hành phiếu yêu cầu xác minh hóa đơn gửi cơ quan thuế các quận bạn để xác minh tính đúng đắn của hóa đơn đầu vào, đầu ra. Hàng tháng, đều có trao đổi thông tin với Công an quận Long Biên để nắm bắt những bất thường trong hoạt động kinh doanh của DN. Do được tổ chức hợp lý nên công tác kiểm tra thuếđã đảm bảo được yêu cầu. Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở
tiến hành kiểm tra tại trụ sở các DN. Kết quả từ năm 2012 đến nay, đã xử lý 449 DN với tổng tiền thuế truy thu và tiền phạt đến trên 39 tỉ 792 triệu đồng. Ngăn chặn 16 DN có hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Trong năm 2014, Chi cục
đã xử lý doanh nghiệp khai thiếu doanh số dẫn đến thiếu thuế GTGT trên 7 tỷđồng. Hiện tại, Chi cục đang tiếp tục kiểm tra, đánh giá một số DN có dấu hiệu tương tự. Qua công tác kiểm tra, các DN thực hiện hành vi trốn thuế chủ yếu thông qua việc khai giá thấp hơn giá thực tế thanh toán; ghi nhận doanh thu không đúng kỳ tính thuế, quyết toán thuế; không theo dõi đầy đủ lượng hàng mua vào để khai thấp số
lượng hàng bán ra (bán hàng không xuất hóa đơn); hạch toán lòng vòng làm tăng chi phí tính thuế TNDN; cố tình hạch toán, kê khai thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, như thuế GTGT khâu nhập khẩu chưa nộp thuế, phân bổ thuế GTGT đầu vào không đúng thực tế phát sinh.
4.2.5.2 Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Công tác kiểm tra thuế được Chi cục đặc biệt chú trọng. Hàng tháng đã tăng cường triển khai kiểm tra hồ sơ khai thuế dựa trên đánh giá rủi ro, phân tích thông tin trên hồ sơ khai thuế và dữ liệu về người nộp thuế. Tập trung kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp kinh doanh trọng
điểm, ngành nghề đặc thù, các cơ sở thường xuyên kê khai có số thuế kê khai đầu vào lớn nhưng doanh số bán ra thấp, đơn vị không phát sinh doanh thu, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế.
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế được quy định tại điều 77 Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11. Theo quy định, các hồ sơ thuế gửi tới cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm
đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra về thuế tại trụ
sở cơ quan thuế thực chất là công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Công tác kiểm tra tại trụ sở CQT là nền tảng của công tác quản lý thuế, với vai trò thực hiện việc giám sát thường xuyên liên tục NNT, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hỗ trợ và định hướng cho công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT, tuyên truyền chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ NNT, nâng cao vị thế và cải thiện hình ảnh của cán bộ thuế, cơ quan thuế. Do vậy, các cán bộ công
chức kiểm tra thuế cần phải có nhận thức đúng đắn về hiệu quả của công tác kiểm tra tại trụ sở CQT. Về cơ bản công tác kiểm tra thuế được thực hiện qua các bước công việc qua sơ đồ 4.2.
Sơ đồ 4.2 Các bước kiểm tra thuế tại cơ quan thuế
Để nâng cao chất lượng kiểm tra thuế, những năm qua Chi cục Thuế Quận Long Biên đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao
hiệu quả và chất lượng công tác quản lý thuế, trong đó ưu tiên đẩy mạnh công tác kiểm tra chống các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục đã được đổi mới một cách toàn diện, thực hiện thanh kiểm tra theo yếu tố rủi ro trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra thuế đã tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Triển khai kiểm tra các lĩnh vực mới nhằm nhận diện các hành vi vi phạm về thuế phục vụ
cho công tác quản lý thuế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra thông qua ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn, tập trung cơ sở dữ liệu về NNT. Kết quả công tác kiểm tra thuế đối với các DN tại trụ sở Chi cục thuế
Bảng 4.19 Kết quả kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại trụ sở Chi cục Thuế Nội dung ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 1. Tổng số HS đã KT hồ sơ 2.848 3.228 3.700 113,3 114,6 - HS chấp nhận hồ sơ 2.755 3.144 3.578 114,1 113,8 - HS điều chỉnh hồ sơ 93 84 122 90,3 145,2
- HS đề nghị kiểm tra tại DN hồ sơ 168 185 196 110,0 106,0
2. Tổng số tiền thuế phải nộp
điều chỉnh tr.đ 1.845 2.333 2.892 126,0 124,0
- Điều chỉnh tăng tr.đ 1.845 2.548 3.215 138,0 126,0
- Điều chỉnh giảm tr.đ - 216 323 - 149,7
Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên
Bảng 4.19 cho thấy, trong những năm qua, việc kiểm tra thuế đối với lĩnh vực thuế của các DN đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều sai phạm và thu hồi về cho Nhà nước số tiền thuế lớn trên 7.069,8 triệu đồng qua 3 năm.
4.2.5.3 Kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp
Hiện nay, theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế (Quyết
định thay thế nội dung kiểm tra thuế trong Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp). Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT được thể hiện qua sơ đồ 4.3.
Sơ đồ 4.3 Quy trình kiểm tra tại doanh nghiệp
Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT gồm nhiều nội dung, trong đó bao gồm cả nội dung kiểm soát chứng từ nộp thuế và căn cứ xác định miễn giảm thuế. Về cơ bản kiểm tra thuế bao gồm các nội dung: Kiểm tra thủ tục pháp lý về nội dung đăng ký kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, ngành nghề; việc áp dụng căn cứ tính thuế, miễn
Cơ quan thuế
Thu thập thông tin và dấu hiệu vi phạm liên quan đến DN
Lập kế hoạch kiểm tra theo từng nội dung, vụ việc hay toàn diện
Kiểm tra tại DN Xác minh các số liệu,
tài liệu có nghi vấn Kết luận kiểm tra
Xử lý kết quả kiểm tra
Theo dõi Quyết định xử lý sau kiểm tra
Báo cáo thực hiện kế hoạch kiểm tra
Chuẩn bị kiểm tra gồm các bước: Kiểm tra, phân tích hồ sơ tại CQT; Thành lập đoàn; Ban hành Quyết định kiểm tra
giảm, hoàn thuế; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; kiểm tra tính chính xác, trung thực của các nội dung trên tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế TNDN hàng năm. Đối chiếu số liệu chứng từ kế toán với sổ kế toán, chứng từ, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính; kiểm tra tuân thủ, chế độ kế toán áp dụng; tính hợp pháp, hợp lý của các nội dung kinh tế, tỷ lệ đã đăng ký với cơ quan thuế; truy vấn các nội dung hóa đơn, chứng từ có nghi vấn với số liệu thanh toán cho khách hàng, hợp đồng kinh tế; phân tích sự chuyển đổi hoạt động: là hình thức NNT thực hiện kế hoạch thể hiện sự chuyển đổi hoạt động sang những hoạt động có lợi thế về thuế đối với thu nhập hoặc tài sản được tạo ra.
Các trường hợp tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT bao gồm:
1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp qua kiểm tra tại CQT NNT không giải trình hoặc không chứng minh được căn cứ xác định mà CQT không đủ căn cứấn định thuế.
2. Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật
3. Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
4. Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề.
5. Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉđạo của cấp có thẩm quyền.
Kết quả công tác kiểm tra thuế tại trụ sở các DN được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Theo đó chỉ tiêu được giao kiểm tra tại các DN trong các năm 2012-
2014 đều cao hơn so với số DN đã hoàn thành kiểm tra trong mỗi năm. Nguyên