Quản lý thu theo quy trình

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên (Trang 51 - 59)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Quản lý thu theo quy trình

4.2.2.1 X lý t khai

Nghiệp vụ này đã được Tổng cục Thuế quan tâm xây dựng phần mềm quản lý thuế (TMS) từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục. Toàn bộ hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế sẽ được cập nhật vào phần mềm TMS qua hệ thống kê khai thuế qua mạng hoặc bằng công nghệ mã vạch hai chiều. Riêng công nghệ mã vạch hai chiều được cài đặt miễn phí cho các DN. Việc tin học hóa trong công tác này đã tạo một bước chuyển lớn trong công tác quản lý thuế, với sự nhanh nhạy, chính xác, kịp thời ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế.

Tại Chi cục Thuế Quận Long Biên hiện nay: 100% DN kê khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều thay cho thủ công, nên thời gian thao tác đã được

rút ngắn, số liệu chính xác hơn. Đây là bước chuyển biến tích cực trong việc quản lý khai thuế, đảm bảo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và hiện

đại hóa ngành thuế.

Trong những năm qua Chi cục Thuế Quận Long Biên đã triển khai tốt ứng dụng kê khai mã vạch hai chiều, việc thực hiện triển khai mở rộng kê khai qua mạng Internet nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế đồng thời hạn chế được việc kê khai sai cho DN và giúp cơ quan thuế sớm phát hiện kê khai không đúng, không đủ để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Việc phân tích tình trạng hoạt động như ngừng nghỉ, giải thể, phá sản, chưa kê khai, đang hoạt động được theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện các trường hợp đã được cấp phép kinh doanh, cấp MST nhưng chưa kê khai thuế đểđôn đốc và làm các thủ tục giải quyết theo quy định.

Các trường hợp kê khai sai, kê khai chậm hoặc không kê khai đều được Chi cục thuế thông báo đôn đốc và làm các thủ tục giải quyết xử lý.

Đến nay nhìn chung các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, việc chấp hành kê khai, nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm của người nộp thuế đạt kết quả cao, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế thế giới, diễn biến thị trường phức tạp, khó dự báo, các dự án chậm đầu tư dẫn đến việc chưa có các sản phẩm đưa ra thị trường, sức mua giảm, hàng hóa tiêu thụ chậm, đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn song công tác kê khai và kế toán thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng hồ sơ khai thuế phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng,

đảm bảo khả năng huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

Kết quả kê khai thuế của các DN trên địa bàn Quận Long Biên, thể hiện

Bảng 4.7 Tổng hợp kê khai thuế Năm Tổng số Trong đó GTGT khấu trừ GTGT trực tiếp TTĐB Q.toán thuế TNDN Vãng lai Lượt DN Số tiền (trđ) Lượt DN Số tiền (trđ) Lượt DN Số tiền (trđ) Lượt DN Số tiền (trđ) Lượt DN Số tiền (trđ) Lượt DN Số tiền (trđ) 2012 191.546 244.736 186.200 180.112 1238 58.102 208 1.226 3900 5.296 2013 331.167 330.834 324.480 262.256 1294 58.860 228 1.296 5165 8.422 2014 383.500 399.260 376.320 322.188 1364 65.400 224 1.440 5580 10.202 12 30 Tổng 1.004.459 1.166.478 981.080 894.756 5.132 238.962 826 4.496 17.409 28.234 12 30

Số liệu bảng 4.7 cho thấy kết quả thu thuế cũng tương xứng với mức tăng của doanh nghiệp. Nhìn chung các loại thuế đều tăng qua các năm, thuế GTGT chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế của DN. Điều này cho thấy nền kinh tế từ những năm 2012 đến năm 2014 tăng trưởng

ổn định.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là số hồ sơ khai thuế vãng lai phát sinh không

đáng kể, trong khi Quận Long Biên có khá nhiều dự án có các nhà thầu ngoài quận đến thi công xây dựng. Trong các năm 2011 đến 2012, không có hồ sơ

khai thuế vãng lai, đến năm 2013 mới có 12 lượt DN kê khai thuế với số tiền thuế là 30 triệu đồng. Chi cục Thuế Quận Long Biên cần hết sức quan tâm đến vấn đề này, phối hợp với các bên liên quan để quản lý tốt việc kê khai, nộp thuế

của các nhà thầu vãng lai ngoại quận.

Đến nay nhìn chung các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, việc chấp hành kê khai, nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm của người nộp thuếđạt kết quả cao, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế thế giới, diễn biến thị trường phức tạp, khó dự báo, các dự án chậm đầu tư dẫn đến việc chưa có các sản phẩm đưa ra thị trường, sức mua giảm, hàng hóa tiêu thụ chậm, đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn song công tác kê khai và kế toán thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng hồ sơ khai thuế phải nộp, đã nộp, nộp

đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo khả năng huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8 Tình hình nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số hồ sơ khai thuế các DN phải nộp 186.200 324.480 376.320 Số hồ sơ các DN nộp đúng hạn 185.936 324.152 375.964 Số hồ sơ các DN nộp quá hạn 264 328 356 Tỷ lệ (%) hồ sơ các DN nộp quá hạn 0,14 0,1 0,09 Số hồ sơ phải nộp bình quân 1 tháng 15.517 27.040 31.360

Số liệu bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ tờ khai thuế nộp quá hạn chỉ trên dưới 0,12%; hầu hết đều được nộp trong tháng. Theo quy định về thời hạn nộp hồ sơ

khai thuế, chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng, ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuếđối với loại thuế khai và nộp theo quý. Một số DN nộp rải rác từ ngày 21 đến hết tháng, và sang đầu tháng sau. Các DN vi phạm quy

định này hầu hết đều mới thành lập; bên cạnh đó, có một số lý do như: giám

đốc DN (người đại diện theo pháp luật của DN) đi công tác dài ngày, đúng gần ngày hạn cuối cùng nộp hồ sơ khai thuế, nên không ký được tờ khai thuế; có trường hợp do kế toán DN là người làm thuê cho nhiều DN, nhưng lại không bố

trí thời gian hợp lý dẫn đến chậm nộp tờ khai. Tình hình doanh nghiệp vi phạm liên quan đến kê khai thuế của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9 Số doanh nghiệp vi phạm liên quan đến kê khai thuế

TT Loại hình DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số DN Tiền phạt (Trđ) Số DN Tiền phạt (Trđ) Số DN Tiền phạt (Trđ) 1 Công ty TNHH 161 175 141 141,5 134 148 2 Công ty cổ phần 145 146 155 155 120 127 3 DNTN 12 15 6 11 6 10 4 Hợp tác xã 6 12 45 35,5 2 2 Cộng 324 348 347 363 262 287

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên

Nhìn vào bảng 4.9 cho thấy kết quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế, nộp thuế đã tác động tích cực đến số thuế thu được trong kỳ, qua đó ý thức của người nộp thuếđược nâng lên. Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuếđạt tỷ lệ cao, số

DN vi phạm liên quan đến hồ sơ khai thuế và số tiền phạt giảm dần qua các năm.

Đến năm 2014 số DN kê khai qua mạng đã đạt 96%.

Bảng 4.10 Số thuế phát sinh qua kê khai giai đoạn 2012 -2014

TT

Loại hình DN

Số thuế phát sinh qua kê khai (triệu đồng) So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1 Công ty TNHH 133,389 177,584 206,115 133 175 2 Công ty cphần ổ 83,414 121,450 155,680 146 128 3 DNTN 17,468 19,342 22,750 111 118 4 Hợp tác xã 10,165 12,458 14,715 123 118 Cộng 244,736 330.834 399.260 135 121

Nguồn: Đội kê khai - Chi cục Thuế Quận Long Biên

Bảng 4.10 cho thấy năm 2013 số thuế phát sinh qua kê khai của doanh nghiệp tăng 135% so với năm 2012, năm 2014 số thuế phát sinh qua kê khai tăng 121% so với năm 2013, có xu hướng tăng tương đối cao qua các năm.

Qua phân tích tình hình kê khai thuế cho thấy, doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên đa phần đã hiểu được cách xác định các loại thuế DN phải thực hiện kê khai và nộp, thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11 Ý kiến của doanh nghiệp về hiểu biết cách xác định các sắc thuế doanh nghiệp phải kê khai và nộp

Đơn vị tính: % Loại hình DN Rất rõ Khá rõ Tạm được Không biết Công ty TNHH 15,8 65,7 18,5 0 Công ty CP 18,2 71,1 10,7 0 DNTN, HTX 17,4 65,8 16,8 0 Nguồn: số liệu điều tra

Việc xử lý hồ sơ khai thuế còn liên quan đến đội Kiểm tra. Công tác này sẽ được thực hiện theo quy trình kiểm tra được ban hành theo Quyết định 528/QĐ-TCT, ngày 29/5/2008 của Tổng cục Thuế. Việc kiểm tra được thực hiện dựa trên hồ sơ khai thuế của DN; đồng thời, tổ chức thu thập thêm thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của DN từ các nguồn liên quan như Ngân hàng, Kho bạc, Công an, các quan hệ đối tác của DN. Trên cơ sởđó,

phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc khai thuế. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện sơ bộ trên tất cả các hồ sơ khai thuế được nộp tại cơ quan thuế. Từ đó, lựa chọn hồ sơ khai thuế có dấu hiệu nghi vấn như: có số thuế GTGT âm liên tục, thường xuyên vi phạm thời hạn nộp hồ sơ

khai thuế, thường xuyên nợ thuế, có sựđột biến về doanh thu, hoặc kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế.

Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, cán bộ kiểm tra ghi nhận và báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế ra Thông báo yêu cầu DN giải trình, bổ sung thông tin bằng văn bản hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế. Bản nhận xét hồ sơ khai thuế của cán bộ kiểm tra và bản giải trình của DN được lưu cùng hồ sơ khai thuế. Trường hợp DN đã giải trình nhưng không chứng minh được số liệu trên hồ sơ khai thuế là đúng hoặc DN không giải trình thì cơ quan thuế có quyền ấn

định số thuế phải nộp hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở DN. Chi cục Thuế

Quận Long Biên chưa thực hiện ấn định thuế đối với trường hợp nào, vì rất khó xác định cơ sởđểấn định.

4.2.2.2 X lý chng t np thuế

Sai phạm về khai không đúng quy định trong hồ sơ khai thuế thường rơi vào các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản xuất, vận tải; đặc biệt là DN kinh doanh xuất nhập khẩu. Do tính chất của các hoạt động kinh doanh này khá phức tạp, cùng với đó là sự hạn chế của giám đốc và kế toán DN. Như việc khai thuế trong hoạt động xây dựng cơ bản, khi khối lượng hoàn thành theo khối lượng được nghiệm thu thì bên B (bên nhận thi công) phải xuất hóa đơn toàn bộ theo khối lượng nghiệm thu. Nhưng bên B lại không xuất ngay mà chờ đến khi bên A (chủđầu tư) trả tiền mới xuất hóa đơn. Hành vi này đã vi phạm quy định về khai thuế khi xác định doanh số tính thuế.

Đối với DN kinh doanh xuất nhập khẩu thì DN thường lẫn lộn giữa số

liệu trên tờ khai hải quan với số thuế GTGT (khâu nhập khẩu) thực nộp. Theo quy định thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với thuế GTGT thực nộp vào NSNN. Nhưng, cơ quan Hải quan lại có cơ chế ân hạn nộp thuế; do vậy, số liệu thuế GTGT ghi trên tờ khai Hải quan chưa hẳn là số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, nhưng DN lại lấy số liệu này kê khai khấu trừ đầu vào,

hành vi này cũng vi phạm về khai thuế khi xác định số thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ.

Xác minh hóa đơn là công tác hết sức quan trọng trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế, nhằm phát hiện gian lận trong sử dụng hóa đơn để khai giảm số thuế phải nộp hoặc khai tăng số thuế được hoàn. Do vậy, Chi cục Thuế

thường xuyên giao chỉ tiêu cho mỗi cán bộ kiểm tra thuế hàng tháng phải gửi phiếu xác minh hóa đơn với tiêu chí hóa đơn đầu ra có số thuế GTGT nhỏ và hóa đơn đầu vào có số thuế GTGT lớn. Việc xác định giá trị lớn, nhỏ phải do cán bộ tự xác định tùy theo tính chất kinh doanh của DN. Hầu hết số liệu xác minh đảm bảo tính đúng khớp so với số liệu kê khai của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ việc chấp hành khá nghiêm túc của các DN, hầu như không có hiện tượng kê lót hóa đơn liên 2 (liên giao cho khách hàng) cao hơn các liên còn lại nhằm trốn thuế. Qua 4 năm, chỉ có 3 DN bị phát hiện và xử lý do vi phạm về sử

dụng hóa đơn về hành vi viết liên 2 cao hơn các liên còn lại. Bảng 4.12 dưới

đây cho thấy rõ kết quả xác minh hóa đơn.

Bảng 4.12 Tình hình xác minh hóa đơn

Chỉ tiêu Tổng số Trong đó chia ra các năm

2012 2013 2014

Số phiếu gửi xác minh 1.590 300 504 512 Số hóa đơn yêu cầu xác minh 2.966 750 840 1.048 Số hóa đơn có sai lệch 6 2 4 Tỷ lệ hóa đơn sai lệch so với

hóa đơn gửi xác minh (%) 0,20 0,27 - 0,38 Kết quả xử lý (triệu đồng) 225 33.5 79 Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên

Nhìn chung, công tác quản lý thu thuế tại Cơ quan thuế đã được Chi cục Thuế Quận Long Biên thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, tuân thủđúng quy trình.

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên (Trang 51 - 59)