Quản lý công tác đăng ký, kê khai thuế

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên (Trang 48 - 51)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1 Quản lý công tác đăng ký, kê khai thuế

Chi cục Thuế Quận Long Biên được phân cấp quản lý thu thuế đối với các DN từ năm 2004 đối với toàn bộ các DN có trụ sở chính đóng tại địa bàn Quận Long Biên.

Việc quản lý đăng ký cấp mã số thuế đối với các DN hiện nay đang được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông giữa Sở Kế hoạch Đầu tư với Cục Thuế Thành phố Hà Nội. Toàn bộ hồ sơđăng ký của DN sẽ được nộp tại phòng

đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hà Nội. Sau khi có kết quả, DN sẽ nhận kết quả tại Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hà Nội. Thời hạn giải quyết tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ

theo quy định. Do vậy, Chi cục không phải thực hiện các bước từ khâu nhận hồ

sơ đăng ký thuếđến khâu trả kết quả đăng ký thuế.

Sau khi DN được cấp mã số thuế, Cục Thuế sẽ căn cứ địa chỉ trụ sở

chính của DN để thông báo phân cấp cho các Chi cục quản lý thu. Theo cơ chế

hiện hành tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội, thì toàn bộ các DN sẽ được phân cấp cho các Chi cục Thuế quản lý thu.

Các công việc cập nhật, theo dõi tình trạng hoạt động của DN đều được duy trì thường xuyên đảm bảo nắm chắc biến động của DN. Mọi thông tin thay

đổi đăng ký thuế theo hồ sơ đề nghị điều chỉnh của DN đều được cập nhật kịp thời vào phần mềm quản lý thuế, như việc thay đổi vốn điều lệ, thay đổi địa

điểm kinh doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật của DN. Việc đảm bảo chính xác các thông tin đó là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý thuế, góp phần vào việc tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế không chỉ trong phạm vi Quận Long Biên. Các bộ phận liên quan của Chi cục Thuế (đội Kiểm tra, đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT, đội Hành chính, đội Kê khai) có trách nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin để xác định tình trạng của DN như: DN ngừng kê khai, nộp thuế nhưng không khai báo với cơ quan thuế; DN có sự thay đổi thông tin đăng ký thuế, trên cơ sở đó có biện pháp quản lý thích hợp.

Tình hình quản lý về mặt số lượng các DN NQD được thể hiện qua Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Số lượng các doanh nghiệp do

Chi cục thuế Long Biên quản lý (thời điểm 31/12 hàng năm) Loại hình DN 2012 2013 2014 Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Công ty TNHH 2.368 145 3.656 154 3.802 104 Công ty cổ phần 1.658 135 1.822 110 1.914 105 HTX 12 100 12 100 12 100 DN tư nhân 68 103 68 100 72 106 Tổng 4.106 140 5.558 135 5.800 104

Nguồn: Chi cục Thuế quận Long Biên

Qua bảng 4.5 cho thấy số lượng các DN đều tăng qua các năm, nhưng tốc độ giảm dần, năm 2013 tăng 35% so với năm 2012, năm 2014 chỉ tăng 0,4% so với năm 2013.

Về loại hình cơ cấu các DN thì tỷ trọng loại hình công ty TNHH có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất; năm 2012 so với năm 2014 tăng 133%; sau đó là loại hình công ty cổ phần cũng có xu hướng tăng qua các năm. Thực tế này phù hợp với xu thế phát triển các loại hình DN trên địa bàn Quận Long Biên.

Các DN hoạt động kinh doanh đa dạng trên tất cả các lĩnh vực ngành, nghề, nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại; ngành sản xuất, chế biến, xây dựng; ngành dịch vụ; ngành vận tải.

Quản lý việc đăng ký thuế và tình trạng hoạt động của các DN đã được Chi cục chú trọng và đã có những kết quả tích cực; tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định. Thực tế là một số DN sau khi được thành lập, cấp mã số

thuế thì chưa quan tâm đến việc đăng ký sự thay đổi các thông tin liên quan với cơ quan thuế, như: về vốn điều lệ, địa điểm liên hệ, số điện thoại giao dịch. Do vậy, xảy ra nhiều trường hợp công văn, thông báo của Chi cục Thuế không đến

được DN, Chi cục phải mất nhiều thời gian và công sức kiểm tra, xác minh. Một vấn đề đang được Chi cục Thuế Quận Long Biên quan tâm giải quyết, đó là thực trạng một số DN hàng tháng đều nộp tờ khai thuế, nhưng qua kiểm tra tại địa điểm đăng ký thuế thì được chính quyền địa phương và chủ cho thuê địa

điểm xác nhận không tồn tại. Theo quy định thì trường hợp bỏ địa điểm kinh doanh thì buộc phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng để

hạn chế thiệt hại cho DN, Chi cục đã bằng các biện pháp liên hệ với DN để

hướng dẫn, đôn đốc thực hiện khai bổ sung thông tin đăng ký thuế. Một số DN

đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động, không làm đơn xin nghỉ kinh doanh, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện các DN không kinh doanh, bỏ kinh doanh, mất tích.

Theo số liệu theo dõi tại phần mềm quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận Long Biên thì tại thời điểm 31/12/2014 số liệu lũy kế các DN bỏ trốn, mất tích từ năm 2012 đến 2014 có đến 448 DN, được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Tình hình quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Phân loại doanh nghiệp 2012 2013 2014 DN đang hoạt động 3.940 5.200 5.600 DN tạm nghỉ kinh doanh 28 52 40 DN giải thể, phá sản 12 86 58 DN bỏ trốn, mất tích 126 220 102

Tổng số DN 4.106 5.558 5.800

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên

Bảng 4.6 cho thấy tình hình DN bỏ trốn, mất tích có xu hướng ngày càng tăng cao: năm 2013 có đến 220 DN bỏ trốn, mất tích. Đi sâu tìm hiểu thực tế, thực chất vấn đề là nhiều DN khi thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không khai báo với cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế xác minh thì được chính quyền địa phương xác nhận không tồn tại DN tại địa điểm mà DN đã khai trong hồ sơ đăng ký thuế. Theo quy định thì trong trường hợp này, cơ quan thuế buộc phải

theo dõi DN ở tình trạng bỏ trốn, mất tích. Nhiều trường hợp đã thông báo đến

địa chỉ nơi cư trú của giám đốc DN. Sau khi thông báo đã có một số DN đến để

trình bày lý do và khai bổ sung hồ sơ đăng ký thuế, tất nhiên các trường hợp vi phạm này đều bị xử lý theo quy định.

Các DN giải thể chủ yếu là để thành lập DN mới. Các DN này hầu hết có ý thức chấp hành pháp luật kém, làm ăn manh mún, khả năng quản trị kinh doanh kém.

Sở dĩ có tình trạng trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, do số lượng các DN gia tăng nhanh chóng, trong khi số lượng cán bộ thuế còn mỏng, trình độ cũng còn những hạn chế nhất định nên chưa nắm bắt một cách kịp thời tình hình cụ thể của các DN.

Thứ hai, sự phối hợp giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến tình trạng có một số DN thay đổi nhưng cơ

quan quản lý không nắm bắt được tình hình một cách kịp thời.

Thứ ba, do nhận thức của các DN chưa thật tốt. Do có sự thông thoáng của luật pháp trong việc cho phép thành lập DN, số lượng các DN gia tăng nhanh chóng; bên cạnh các DN hoạt động có hiệu quả, nắm rõ và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước thì cũng còn một số DN được thành lập trên danh nghĩa, lợi dụng để luồn lách, trốn thuế.

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)