4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.4 Các giải pháp khác
- Kiện toàn bộ máy quản lý thuế, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng,
đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Trình độ về tổ chức bộ máy quản lý thuế và chất lượng đội ngũ cán bộ thuế
là một trong những yếu tố quyết định chất lượng quản lý thuế. Do vậy, việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành Thuế
là yêu cầu rất cấp bách đặt ra trong điều kiện tiến hành cải cách thuế hiện nay. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, việc tổ chức xây dựng bộ
máy quản lý thuế sẽđược thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả cao. Theo đó, bộ
máy quản lý Thuế cần được tổ chức theo hướng kết hợp mô hình quản lý theo loại
ĐTNT với mô hình quản lý thuế theo chức năng như thanh tra, kiểm tra, xử lý cưỡng chế thuế, cung cấp dịch vụ cho ĐTNT và thu thuế. Thực hiện theo hướng này sẽ tạo điều kiện cho cơ quan Thuế tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của ngành, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ thuế và giảm được chi phí trong công tác quản lý thuế, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, chống thất thu NSNN.
Cần thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ, ưu tiên cán bộ trẻ, có năng lực bố trí làm công tác kiểm tra. Nhưng điều này lại phụ thuộc vào việc điều động của cấp trên là Cục Thuế Thành phố Hà Nội. Do vậy, trước tiên Chi cục Thuế Quận Long Biên cần tham mưu đề xuất với Cục Thuế về cơ cấu bộ máy, biên chế cán bộ của
đơn vị mình; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ công chức hiện có.
Cơ quan thuế thực hiện cả chức năng tuyên truyền hỗ trợ NNT và hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức thuế. Bản thân mỗi cán bộ thuế cũng như năng lực của họ
không phải là yếu tố bất biến mà luôn vận động theo biến động của cuộc sống. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thực sự cần thiết cho sự đổi mới để nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thuế. Thực tế, việc truyền đạt kiến thức đều do công chức thuế
thực hiện đến các ĐTNT và công chức thuế. Những công chức này phải có khả
năng tích hợp các kiến thức lý thuyết với kinh nghiệm quản lý thực tế đểđem đến cho người nghe thông tin thực sự hiệu quả. Những công chức đảm nhiệm công việc này phải có sự tâm huyết để sẵn sàng dành thời gian cho công tác đào tạo.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế
+ Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền
địa phương trong quản lý thu thuế. Công tác quản lý thuế nếu được chính quyền chỉđạo sát sao, quyết liệt thì hiệu quả rất cao, đồng thời mang ý nghĩa chính trị, xã hội. Trong công tác thuế, nếu được sự chỉ đạo quyết liệt, sát xao của Thành ủy, HĐND, UBND Quận; sự đồng thuận vào cuộc của hệ thống chính trị từ cấp ủy, chính quyền đến các đoàn thể như Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Thanh niên thì hiệu quả công tác quản lý thuế sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, phải chú trọng, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Quận Long Biên. Cần có sự quan tâm để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phuơng giữa việc quản lý hành chính đối với công dân với việc quản lý thuế. Thông qua chính quyền
địa phương, Cơ quan Thuế có thể xác định khá rõ tình hình kinh tế của các thành viên góp vốn, chủ DN, giám đốc điều hành cũng như các mối quan hệ của các cá nhân này, trên cơ sở đó có biện pháp kiểm soát kịp thời và thích hợp khi phát hiện DN có dấu hiệu bất thường. Cơ quan thuế phải chủđộng xây dựng nề nếp báo cáo
để cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và UBND nắm được thường xuyên quá trình quản lý thuế trên địa bàn và có chủ trương chỉđạo thực hiện để có điều kiện chống thất thu thuế và đấu tránh chống tình trạng nợđọng.
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính, Kho bạc để đảm bảo tốt các chếđộ quản lý thuế, thu nộp NSNN nhanh gọn, đạt hiệu quả cao. Phối hợp với các cơ quan nội chính (Công an, Viện kiểm soát, Tòa án, Quản lý thị
trường...) hỗ trợ cơ quan thuế phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động gian lận, trốn lậu thuế. Phối hợp với Ngân hàng, mở rộng diện có tài khoản ở Ngân hàng
đối với khu vực kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho việc quản lý, tra cứu tình hình thanh toán tiền hàng, giúp cho việc xác định doanh thu tính thuế ngày càng sát với thực tế hoạt động kinh doanh.
+ Phối hợp cung cấp thông tin và phối hợp trong quản lý thuế. Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp thông tin nội dung giao dịch qua tài khoản của NNT. Các cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, lĩnh vực như
Công an quận, Đội Quản lý thị trường trong phạm vi nhiệm vụ quản lý hoặc có nắm giữ các thông tin liên quan đến NNT có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý Thuế, kể cả tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật thuế; phối hợp với cơ quan quản lý Thuế trong việc quản lý thuế.
+ Phối hợp trong quản lý thu nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế. Trong trường hợp NNT nợ thuế thuộc diện bị Chi cục Thuế ra quyết
định cưỡng chế thuế thì Ngân hàng, Kho bạc Quận và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản của NNT sang tài khoản NSNN. Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thu nợ và cưỡng chế thuế đúng pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng để công khai một số vụ án mua bán hóa
đơn, gian lận, trốn lậu thuế nhằm ngăn chặn, giáo dục, răn đe các DN có hành vi vi phạm pháp luật thuế.
- Nâng cao năng lực quản lý, ý thức tựgiác của DN: Thực tếđã chứng minh, DN làm ăn manh mún, hoặc thua lỗ thì ý thức chấp hành pháp luật kém, DN có khả
năng tài chính tốt, uy tín trên thị trường thì ý thức pháp luật tốt, những DN này thường rất ngại và sợ bị cơ quan quản lý xử phạt.
Để thực hiện tốt pháp luật thuế cần phải nâng cao năng lực của chính DN trong quản lý, điều hành DN trên các các mặt nhưđặt quan hệđối tác, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sử dụng nhân lực. Tất cả những cái đó nhằm xây dựng năng lực tài chính vững mạnh, uy tín, vị thế của DN trên thị trường. Khi có một nền tảng như vậy thì DN chắn chắn sẽ thực hiện tốt những quy định của pháp luật.
Việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của DN phải được bắt đầu ngay từ khi khởi sự DN. Đây là vấn đề mà hầu hết các DN, kể cả cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự quan tâm, điều đó dẫn đến chủ sở hữu DN chưa có sự hiểu biết
đầy đủ về đặc điểm pháp lý của từng loại hình DN như Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN tư nhân... cũng như các quy định mà mỗi DN phải thực hiện. Đặc biệt
là trình độ, năng lực điều hành của giám đốc các DN. Do vậy, nên có quy định giám
đốc DN (người đại diện theo pháp luật của DN) phải được chứng nhận đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành DN, như việc chúng ta đang quy định khi làm công tác kế toán DN phải có chứng chỉ hành nghề. Trong quá trình DN hoạt động, các cơ quan chức năng cũng nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho chủ sở
hữu, giám đốc và kế toán của các DN. Chính vì vậy mà việc nâng cao năng lực điều hành, quản lý DN cũng là điều kiện tốt cho việc thực thi pháp luật thuế.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ tư vấn thuế tư.Việc cung cấp dịch vụ tư vấn thuế là nhu cầu rất bức xúc, thiết thực của các
ĐTNT. Hiện nay, tư vấn thuế chỉ đơn thuần là hoạt động mang tính chất của một dịch vụ công - như là một chức năng thuộc lĩnh vực hành chính của cơ quan Thuế. Trong thời gian tới, cần nhân rộng việc áp dụng mô hình dịch vụ tư vấn thuế công, nhưng đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ tư vấn thuế tư, bởi với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng như hiện nay của các ĐTNT, hoạt động tư vấn thuế công của Nhà nước sẽ không thể đáp ứng đủ, trong khi hoạt động của dịch vụ tư vấn thuế tư lại chưa đi vào nề nếp, phát triển một cách có tổ chức mà chỉ là những hoạt động đơn lẻ, rời rạc, mang tính tự phát, thường chỉ là một bộ phận nhỏ hoạt động trong các công ty tư vấn Tài chính hay công ty Kiểm toán mà chưa có một mô hình hoạt động dịch vụ tư vấn thuế chuyên biệt. Do vậy, việc khuyến khích hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ tư vấn thuế không chỉ là nhiệm vụ của ngành Thuế mà đó còn là nhiệm vụ chung của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm giúp cho các ĐTNT hiểu biết rõ, kịp thời về chính sách thuế hiện hành của Nhà nước, hỗ trợ các ĐTNT từ khâu
đăng ký, kê khai nộp thuế, lập sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn về thuế, tính toán mức thuế và các khoản thuế phải nộp… Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước của các ĐTNT, góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách thuế.