Quản lý công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên (Trang 63 - 67)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4 Quản lý công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp

Quản lý, thu hồi nợ thuế là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế và đã được Chi cục Thuế Quận Long Biên xác định là nội dung công tác cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, một phần do tình hình sản xuất kinh doanh của các DN nợ thuế không khả quan, một phần do các DN chây ỳ nộp chậm hoặc không chịu nộp nên kết quả quản lý, thu hồi nợ thuế những năm gần đây chưa được như mong muốn.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nợ thuế của các DN. Các nguyên nhân chủ yếu nợ đọng thuế bao gồm:

Nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một số NNT chưa cao, chưa tự giác. Công tác tuyên truyền, phê phán chưa thường xuyên nên tạo sự không bình đẳng giữa NNT tốt và NNT chây ỳ nợ đọng thuế. Quy trình quản lý nợ thuế được thể hiện quang sơđồ 4.1.

Sơ đồ 4.1 Quy trình quản lý nợ thuế

Mạng công nghệ thông tin cập nhật dữ liệu của NNT chưa kịp thời. NNT nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn nhiều diễn ra thường xuyên liên tục. Số

bộ phận không nhỏ còn chây ỳ, dây dưa, chiếm dụng tiền thuế, có khi còn suy tính do tỷ lệ phạt chậm nộp thuế trên ngày thấp (0,05% ngày), có giai đoạn thấp hơn lãi suất vay ngân hàng.

Đội QLN & CCNT

Tra cứu nợ, lập danh sách các DN còn nợ Phân tích tình trạng nợ

thuế theo khảnăng thu

Lập kế hoạch, áp dụng các biện pháp thu nợ Báo cáo kết quả thu nợ

Thông báo tiền nợ thuế, tiền chậm nộ và thời gian nộp Đối tượng nộp thuế

Nợ thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quản lý thuế của cơ quan thuế. Theo tiêu chí do Tổng cục Thuếđưa ra thì tỷ lệ nợ phải đảm bảo luôn dưới 5% so với dự toán thu của năm ngân sách mới

được đánh giá đạt yêu cầu.

Trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế, các DN sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm theo dõi,

đôn đốc. Xuất phát từ yêu cầu như vậy, để đảm bảo thiết lập được đầy đủ, chặt chẽ và đúng quy định hồ sơ quản lý, theo dõi quá trình diễn biến của DN trong vấn đề thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết

định số 477/QĐ-TCT, ngày 15/5/2008 ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế

(Tổng cục thuế, 2008).

Thuế nợ sẽ được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm nợ khó thu: gồm nợ thuế của DN giải thể, phá sản; Nợ thuế của DN bỏ

trốn, mất tích; Nợ thuế của DN bị khởi tố; Nợ thuế của DN ngừng và tạm ngừng hoạt

động kinh doanh; Nợ thuế đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản.

- Nhóm nợ chờ xử lý: gồm nợ đang chờ điều chỉnh do sai sót, do số tạm tính cao hơn số phải nộp, do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại; Nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ; Nợ được gia hạn, khoanh nợ, giãn nợ; Nợ chờ xử lý bù trừ với tiền hoàn thuế.

- Nhóm nợ có khả năng thu: là số nợ thuế không thuộc hai nhóm trên. Nhóm này được phân loại thành: Nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, Nợ thuế

chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày, Nợ thuế quá 90 ngày.

Việc quản lý nợ dưới 30 ngày đến 90 ngày hiện nay tại Chi cục Thuế

Quận Long Biên thuộc nhiệm vụ của đội Kiểm tra. Số lượng DN được giao cho từng cán bộ tùy thuộc vào năng lực, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm công tác của từng cán bộ.

Công tác quản lý nợ thuế đã được giao cho một nhóm công chức chuyên trách quản lý thu nợ từ các DN. Các biện pháp thu nợ, các bước xử lý nợ luôn

được coi trọng. Việc rà soát đối chiếu và điều chỉnh nợ được thường xuyên triển khai. Số liệu nợ thuế ngày càng chính xác, hiện tượng nợ ảo hầu như

không còn.

Bảng 4.14 Diễn biến nợ qua các năm (tại thời điểm 31/12 hàng năm)

Lĩnh vực nợ thuế 2012 2013 2014

Tổng thuế nợ toàn Chi cục (Trđ) 23.042 40.940 24.222 Thuế nợ tại các DN (Trđ) 18.824 36.038 21.515 Thuế nợ tại hộ KD 3.180 4.198 2.189 Thuế nợ hộ nộp thuế nhà đất 1.038 704 518 Tỷ trọng DN nợ thuế trên tổng số (%) 81,69 88,03 88,82

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên

Bảng 4.14 cho thấy tỷ trọng nợ thuế từ các DN có xu hướng ngày càng tăng và chiếm phần lớn trong tổng số nợ thuế.

Thực trạng về tình hình nợ của các DN trên địa bàn Quận Long Biên phân theo các nhóm DN được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15 Tình hình nợ của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng nợ Trong đó chia ra các nhóm nợ

Nợ khó thu Chờ xử lý Có khả năng thu

2012 18.824 266 18.558

2013 36.038 474 812 34.752

2014 21.515 2.808 19.435

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên

Tổng nợ từ các DN là khá lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ toàn Chi cục Thuế Quận Long Biên. Xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, vào tháng 12 hàng năm các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thường có khối lượng quyết toán với chủ đầu tư, DN phải xuất hóa

đơn theo yêu cầu của chủ đầu tư để phục vụ công tác quyết toán số liệu cuối mỗi năm, nhưng DN lại chưa được thanh toán. Vì vậy, DN phát sinh doanh số

khai thuế nhưng lại không có hoặc không đủ tiền để nộp thuế.

nợ khó đòi là 2.808 triệu đồng. Số nợđọng này nguyên nhân chủ yếu là do các DN làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả, một số DN do chuyển đổi số nợ thuế tồn

đọng nhiều năm không được xử lý do không làm rõ được trách nhiệm của cán bộ

trong DN. Trên thực tế, có nhiều đối tượng do chưa thể thực hiện các thủ tục xác

định là nợ không có khả năng thu hồi và nợ khó đòi do đó Chi cục Thuế Quận Long Biên vẫn theo dõi nhưđối tượng nợ thuế có khả năng thu hồi.

Do vậy, trong thời gian này thường phát sinh số thuế nợ tăng đột biến. Dĩ

nhiên, việc chậm nộp thuế sẽ bị xử phạt (0,05% trên mỗi ngày chậm nộp), nhưng DN cũng sẵn sàng chấp nhận, vì DN cho rằng nếu phải đi vay để nộp thuế thì chi phí sẽ còn cao hơn.

Nợ khó thu tăng lên đột biến thực chất chính là các khoản nợ của các DN bỏ

trốn, mất tích, DN bán hóa đơn từ các năm trước, nay đã xác định là khoản khó thu. Về xu hướng thì nợ ngày càng tăng. Nhưng đểđánh giá chất lượng quản lý nợ

theo tiêu chí của Cục Thuế thì phải so sánh với số thực thu từ các DN ở Bảng 4.16.

Bảng 4.16 Đánh giá tỷ lệ giữa số nợ với số thực thu

Năm Số thực thu (Trđ) Số nợ (Trđ) Tỷ lệ nợ/thực thu (%)

2012 222.700 18.824 8,5

2013 323.382 36.038 11,1

2014 379.462 21.515 5,7

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Long Biên

Qua bảng 4.16 cho thấy công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên được thực hiện bài bản và cương quyết, do đó tỷ lệ nợ thuế qua các năm giảm dần.

Như vậy, cả về số nợ tuyệt đối lẫn tỷ lệ nợ so với số thực thu từ các DN đều có xu hướng tăng. Nếu xét tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nợ của Cục Thuế thì việc quản lý nợ tại Chi cục Thuế Quận Long Biên không đạt yêu cầu. Đây là vấn đề mà Chi cục Thuế cần hết sức quan tâm đểđảm bảo thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN, cũng như

nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của ngành.

Trong những năm qua, để hoàn thành chỉ tiêu được giao, ngay từ đầu năm Chi cục Thuế đã ban hành văn bản đề ra các giải pháp, chỉ đạo các đội thuế tăng

cường biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Giao chỉ tiêu thu nợ đến các các phường, các đội thuế thuộc Chi Cục. Thường xuyên tổ chức rà soát các khoản nợ, phân loại nợ thuế và thực hiện tính phạt nộp chậm các khoản nợ thuế theo quy định. Trường hợp đơn vị có số nợ lớn cố tình dây dưa, Chi cục Thuế chuyển danh sách phối hợp với cơ quan Công an để thu hồi số thuế nợ, ban hành thông báo cưỡng chế nợ và thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi của DN. Kết quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế được thể hiện qua bảng số liệu trên.

Bảng 4.17 Ý kiến của cán bộ thuế về nguyên nhân dẫn đến người nộp thuế nợ thuế

Đơn vị tính: % Nguyên nhân CBT (n=20) 1. NNT cố tình dây dưa 10 2. NNT gặp khó khăn về tài chính 85 3. Nguyên nhân khác 5 Nguồn: số liệu điều tra

Qua tổng hợp ý kiến của cán bộ thuế về nguyên nhân dẫn đến việc NNT nợ

thuế thì phần lớn là do doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính (85%), trong đó chỉ

có một phần nhỏ là do NNT cố tình dây dưa chưa nộp (10%).

Sự kết hợp của các cơ quan Thuế, Ngân hàng, Công an và các cấp Chính quyền trong công tác thu nợ chưa hiệu quả. Chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ chưa đủ mạnh để răn đe các vi phạm nợ thuế. Hơn nữa, những năm gần đây kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tình hình trong nước diễn biến phức tạp, Nhà nước áp dụng các chính sách kìm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng và quản lý chi tiêu công nên dẫn đến NNT gặp nhiều khó khăn về huy động vốn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không được đối tác thanh toán kịp thời nên không có nguồn thanh toán nợ.

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên (Trang 63 - 67)