3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để nghiên cứu nội dung này, luận văn đã sử dụng thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
a) Thu thập nguồn số liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu từ Chi cục Thuế
Quận Long Biên.
Số liệu về kết quả thu thuế, số DN, số cấp mã số thuếđược tổng hợp từ phần mềm quản lý thuế (QLT), TMS, phần mềm TINC tra cứu, các báo cáo tổng kết năm từ năm 2011 - 2014, báo cáo giao ban phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuếđối với DN tại Chi cục Thuế Quận Long Biên
b) Thu thập số liệu sơ cấp
Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tựđiều tra được thể hiện trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có tính chất kinh doanh tương đồng cao, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ. Phiếu điều tra có các thông tin như: thông tin chung về doanh nghiệp, địa chỉ, năm thành lập, lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và vấn đề thu nộp thuế và các yếu tố ảnh hưởng của đơn vị đó. Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên, đánh giá của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế Quận Long Biên trong thời gian qua; nguyện vọng của các doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện Luật quản lý thuế hiện nay. Đồng thời xin ý kiến đóng góp trong việc tăng cường quản lý thu thuếđối với DN trên địa bàn Quận Long Biên. Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thểđể họ hiểu và trả lời đầy đủ.
Số liệu sơ cấp được thu thập từđiều tra các đối tượng là các doanh nghiệp tại Quận Long Biên và một số cán bộ công chức của Chi cục thuế.
Để có thông tin đầy đủ liên quan đến công tác quản lý thu thuế tôi đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra các đối tượng liên quan, đặc biệt là các DN trên
DN để tiến hành khảo sát, điều tra.
Số liệu được cung cấp, thu thập qua tiến hành khảo sát 80 DN trên địa bàn quận Long Biên theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ, trong đó phân bổ theo tỷ lệ 30:30:20 tương ứng với các Đội thuế quản lý theo địa bàn (Đội 1; đội 2) để tiến hành điều tra. Yêu cầu đối với mẫu chọn ngẫu nhiên là tính phong phú của nguồn dữ liệu, DN nhưng các ngành nghề phải đa dạng, nguồn thu nhập chịu thuế cũng có sự khác biệt từđó đánh giá được hành vi của người nộp thuế, công tác quản lý của cán bộ thu thuế...
Phương pháp thu thập: điều tra thống kê
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, nhằm lấy ý kiến của DN về sự phù hợp của các thủ tục hành chính, tinh thần và thái
độ phục vụ của cơ quan thuế. Cụ thể: số phiếu điều tra được gửi cho các doanh nghiệp trên địa bàn Quận với số phiếu phát ra là 80 phiếu, số phiếu thu về là 80 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.
Cụ thể chọn 80 DN để phỏng vấn tương ứng với cơ cấu các DN theo lĩnh vực hoạt động SXKD như bảng 3.3.
Bảng 3.3 Số lượng doanh nghiệp điều tra
Loại hình DN Tổng số DN Số DN điều tra SL %/tổng số - Công ty TNHH 3.802 30 7,8 - Công ty CP 1.914 30 15,6 - DNTN, HTX 84 20 23,8 Nguồn: số liệu điều tra
Ngoài ra tôi cũng xây dựng mẫu phiếu điều tra đối với cán bộ tại chi cục thuế. Số phiếu phát ra là 20 phiếu, số phiếu thu về là 20, đạt tỷ lệ 100%.
Tổng số mẫu điều tra với cán bộ Chi cục Thuế Quận Long Biên là 20 phiếu, trong đó chủ yếu phỏng vấn cán bộ thuộc Đội kiểm tra thuế trực tiếp quản lý các DN (chiếm 75%); còn lại phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ các Đội thuế có liên quan (chiếm 25%).
Thực hiện điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu
điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng
được mục tiêu của đề tài.