4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.3 Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về Thuế. Trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào việc kiểm tra và phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, giáo dục đối với những trường hợp các ĐTNT tính thuế không đủ, không đúng, dây dưa nợ thuế; hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Thực tiễn hành thu ở nước ta trong thời gian qua cho thấy tình trạng gian lận và trốn lậu thuế khá phổ biến, nên việc tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ngày càng trở nên bức xúc. Bộ phận kiểm tra thuế cần tiến hành phân loại các ĐTNT theo mức độ rủi ro, theo độ tín nhiệm của các ĐTNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước; theo đó, những đối tượng chấp hành thực hiện nghiêm túc những quy định của chính sách thuế thì cần hạn chế việc kiểm tra; ngược lại, với những đối tượng thường có biểu hiện vi phạm pháp luật thuế thì phải có kế hoạch tăng cường kiểm tra và áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi sai phạm nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung đối với các ĐTNT. Mặt khác, để khắc phục tình trạng kiểm tra thuế chồng chéo như hiện nay, Nhà nước cần có quy định thống nhất về việc tổ chức kiểm tra sao cho hạn chế
ĐTNT, theo đó chỉ có cơ quan Thuế là cơ quan chức năng duy nhất có quyền tiến hành kiểm tra các ĐTNT về việc chấp hành và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Một xu hướng đang tăng lên ở cơ quan thuế các nước là tách riêng ĐTNT có cùng đặc tính và xây dựng các chiến lược chuyên sâu để quản lý từng nhóm ĐTNT. Phương pháp tiếp cận thông thường để phân nhóm là phân biệt theo quy mô lớn, vừa và nhỏ. Đối với các DN ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu được liệt vào loại nhỏ và vừa. Bộ Tài chính cũng đã ban hành chếđộ kế toán riêng cho các DN thuộc quy mô này.
Trên địa bàn Quận Long Biên, các DN đều thuộc loại nhỏ và vừa, nhưng cũng thường xuyên biến động về số lượng cũng như thu nhập, cơ cấu phát triển thiếu sự ổn định. Trong khi số lượng cán bộ thuế có hạn, nên cơ quan thuế rất khó có thể có đủ nguồn lực để quản lý chặt chẽ, cũng như thực hiện các biện pháp cưỡng chế đủ mạnh nhằm hạn chế vi phạm. Điều này dễ dẫn đến việc DN lợi dụng
để thực hiện hành vi gian lận, trốn thuế.
Chú trọng, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ thuế; đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo mỗi CBCC thuế có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo, luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với NNT. Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, phương pháp đào tạo theo từng lĩnh vực, chuyên đề có tính chuyên sâu và triển khai thực hiện đồng bộ, có hệ
thống trong toàn ngành.
Nhiệm vụ thu là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành thuế để phấn đấu quyết liệt hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Thực hiện thu
đúng, thu đủ để vừa hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó, vừa tạo sự
công bằng trong thực hiện quản lý thu thuế đồng thời thực hiện khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển;
Nâng cao chất lượng phục vụ NNT ở tất cả các bộ phận nhằm hỗ trợ mọi tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế; chú trọng văn hoá ứng xử trong thực thi công vụ, với phương châm “Văn hóa - Kỷ cương”.
đổi mới từ nhận thức, tư duy đến phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế; tăng cường trách nhiệm, kỷ cương khi thực thi công vụ đến từng CBCC thuế; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo các cấp nhằm đưa công tác thuế có hiệu quả cao về mọi mặt.
Nâng cao chất lượng, hình ảnh đội ngũ công chức thuế, vị thế của người cán bộ thuế và ngành thuế Thủđô trong mắt người dân và toàn xã hội; làm việc có tiêu chuẩn văn hoá công sở triển khai nhiệm vụ “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới”.
Để tăng cường kiểm tra thuếđối với các DN, Chi cục Thuế Quận Long Biên cần thực hiện các biện pháp sau đây:
-Phân loại NNT, xác định hồ sơ khai thuế cần kiểm tra
Việc phân loại chính xác NNT thành các nhóm khác nhau sẽ giúp cán bộ
kiểm tra thuế thực hiện hiệu quả việc kiểm tra thuế, quản lý thuế. Việc phân loại NNT phục vụ mục đích kiểm tra tại bàn cần tuân thủ chặt chẽ các quy định, hướng dẫn hoặc chỉđạo từ Lãnh đạo các cấp. Có 02 cách phân loại NNT chính sau:
Cách 1: Phân loại dựa vào thái độ, tính tuân thủ của NNT theo mô hình tuân thủ và từđó có các biện pháp ứng xử phù hợp, thể hiện qua sơđồ 4.4.
Cách 2: Dựa vào các đặc điểm của NNT và các dấu hiệu rủi ro của NNT để
phân thành các nhóm rủi ro cao, trung bình, thấp. Ví dụ: NNT thuộc nhóm rủi ro cao nếu mới thành lập dưới 12 tháng hoặc có qui mô nhỏ và vừa nhưng đăng ký kinh doanh hoạt động quá nhiều lĩnh vực hoặc liên tục lỗ, lỗ vượt vốn chủ sở hữu… Từ cách phân loại NNT, xác định hồ sơ khai thuế cần kiểm tra, hàng tháng cán bộ thuế được phân công bằng những nghiệp vụ chuyên môn của ngành tiến hành phân tích, đọc 100% hồ sơ khai thuế của NNT trong nhóm rủi ro cao về thuế đểđề xuất báo cáo lãnh đạo có các biện pháp phù hợp.