1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So Sánh Văn Hóa Dân Gian Giữa Dân Tộc Việt Và Dân Tộc Hàn (Kèm File Hình Ảnh)

107 546 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 12,57 MB
File đính kèm Phu Luc Anh Kem Theo.rar (12 MB)

Nội dung

gian mới là bộ phận ít chịu sự tác động của các luồng văn hóa ngoại sinh và thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa tộc người.Từ đó, việc đi sâu tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt trong v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS CAO THẾ TRÌNH

Các thành viên đề tài: Th.S Thân Thị Thúy Hiền,

CN Nguyễn Huy Khuyến,

CN Nguyễn Cao Luyện,

Th.S Lê Thị Nhuấn,

Th.S Bùi Thị Thoa,

Th.S Lưu Thị Hồng Việt

Trang 2

Đà Lạt – 2009

Trang 3

MỤC LỤC

Dẫn luận ……… ……… 01

1 Lý do chọn đề tài ……… 01

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 02

3 Mục tiêu của đề tài ……… 04

4 Cách tiếp cận, các phương pháp và phạm vi nghiên cứu 04

5 Đĩng gĩp của đề tài ……… 05

6 Bố cục của đề tài……… 05

Chương 1 Những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hĩa

vật thể (tangible) giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn 06

1.1 Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hĩa

đảm bảo đời sống ……… ……… 06 1.2 Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hĩa

vật thể (ẩm thực, trang phục, nhà cửa) ……… ……… 17

Chương 2 Những điểm tương đồng và dị biệt trong văn

hĩa phi vật thể (intangible) giữa 2 dân tộc

Hàn - Việt ……… 31

2.1 Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn học

nghệ thuật giữa 2 dân tộc Hàn, Việt ……….……… 31 2.2 Những điểm tương đồng và dị biệt trong tín ngưỡng dân

gian giữa 2 dân tộc Hàn, Việt ….……… 46 2.3 Những điểm tương đồng và dị biệt trong lễ hội dân gian

giữa 2 dân tộc Hàn, Việt ….……… 75

Kết luận ……… 79 Tài liệu tham khảo ……….…… …… 81 Phụ lục: Các bài viết liên quan tới đề tài đã cơng bố………….…… 89

Trang 4

DẪN LUẬN

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đồng văn-đồng chủng trong khu vực Đông Á Từ đầu thế kỷ XIII, Hoàng tử Đại Việt triều Lý là Lý Long Tường do một

cơ duyên đã phiêu bạt tới bán đảo Triều Tiên, đất lành chim đậu đã định cư tại Hoa Sơn – Hàn Quốc, mở đầu cho mối quan hệ hữu nghị giữa 2 dân tộc Trong các thế kỷ XVI – XVIII, sứ thần hai nước Đại Việt – Cao Ly cũng đã có những cuộc tao ngộ đầy ý nghĩa ở Bắc Kinh – kinh đô của các triều Minh, Thanh ở Trung Quốc, góp phần cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước Đầu thế kỷ XX, trong những năm bôn ba hoạt động cách mạng ở hải ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dành một sự quan tâm tới phong trào giải phóng dân tộc ở Triều Tiên Đặc biệt, từ năm 1992, khi 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác – hữu nghị toàn diện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa 2 nước đã được nâng lên một tầm cao mới

Từ đó đến nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, Hàn Quốc dành nhiều công sức cho việc tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa 2 dân tộc Việt, Hàn, một số công trình nghiên cứu bước đầu cũng đã được giới thiệu Tiêu biểu là hai hội nghị khoa học tổ chức tại Hà Nội (19/12/1994) và tại Thành phố Hồ Chí Minh

(8/2001) và sản phẩm là 2 tập kỷ yếu – Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc [56] và Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc [48] Bên cạnh đó,

một số ấn phẩm khoa học giới thiệu văn hóa Hàn Quốc của các nhà nghiên cứu cũng đã được biên dịch, giới thiệu bằng Viêt ngữ Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Long Châu [10], Đặng Văn Lung [45], Lê Quang Thiêm [59]

Tuy vậy, nhìn chung, trừ hiện tượng sa man giáo, giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu vẫn tập trung vào những vấn đề văn hóa Hàn Quốc đương đại hay nhiều lắm cũng là những vấn đề văn hóa Hàn Quốc trung đại, còn mảng văn hóa dân gian Hàn Quốc dường như vẫn còn bỏ ngỏ Rõ ràng, đây là một khiếm khuyết cần được khỏa lấp, bởi như vậy sẽ không đem lại một nhận thức hoàn chỉnh về bức tranh văn hóa Hàn Quốc Có một thực tế không thể phủ nhận, cũng tương tự như ở người Việt – hay nói rộng hơn là cả không ít quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, văn hóa Hàn Quốc các thời trung đại và cận-hiện đại, đều đã bị phủ lên một “lớp sơn” văn hóa Hán và văn hóa Ấn Độ và về sau là văn hóa Âu – Mỹ Lẽ đương nhiên, trong điều kiện như vậy, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống sẽ bị nhạt nhòa, khúc xạ trước những yếu tố văn hóa ngoại sinh Trong bối cảnh đó, chính văn hóa dân gian (và chỉ có văn hóa dân

Trang 5

gian) mới là bộ phận ít chịu sự tác động của các luồng văn hóa ngoại sinh và thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa tộc người.

Từ đó, việc đi sâu tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa dân gian giữa hai dân tộc Hàn, Việt sẽ góp phần soi sáng không ít những vấn đề khoa học liên quan tới văn hóa cổ truyền mỗi nước mà còn có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nghiên cứu những hiện tượng văn hóa tương tự trong văn hóa cổ truyền của nhiều dân tộc trong khu vực Đông Á cũng như Đông Nam Á Kết quả nghiên cứu này hẳn sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc, và thông quá đó đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác – hữu nghị giữa Việt -Hàn ngày càng cĩ hiệu quả

Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài So sánh văn hóa dân gian giữa dân

tộc Việt và dân tộc Hàn làm đề tài nghiên cứu trọng tâm của khoa Đông phương.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Trong phạm vi hiểu biết hiện nay của chúng tôi, liên quan tới việc tìm hiểu văn hóa dân gian ở Việt tộc đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tiêu

biểu là học giả Phan Kế Bính với công trình Việt Nam phong tục[8], Đào Duy Anh với tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương[1], Nguyễn Văn Huyên với chuyên khảo

La civilisation annamite (Văn minh Việt Nam)[31], Toan Aùnh với các công trình Tín ngưỡng Việt Nam, Nếp cũ: Hội hè, đình đám,[2,3] Nguyễn Duy Hinh với các

công trình – Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Một số bài viết về tôn giáo, Văn

hóa tâm linh Việt Nam [28, 29, 29a], Trần Quốc Vượng với tập chuyên đề Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm[77], Trần Ngọc Thêm với tác phẩm – Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam[57], Viện văn hóa dân gian với công trình Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam [49], Vũ Ngọc Khánh với công trình Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam [36], Đinh Gia Khánh với công trình Văn học dân gian Việt Nam

[33], Cơ sở Văn hóa Việt Nam của Huỳnh Công Bá [5], … Đó là chưa kể tới hàng

trăm bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành khoa học xã hội – nhân văn,… 2.2 Về phía văn hóa dân gian Hàn Quốc – do những khó khăn về ngoại ngữ, chúng tôi chỉ mới biết tới một số công trình giới thiệu tổng quan về văn hĩa Hàn Quốc, trong đĩ phần lớn là các ấn phẩm dịch thuật và ít hơn là một số nguyên tác

Hàn tự Tiêu biểu là các cuốn Văn hóa Hàn quốc – những điều bí ẩn của Joo Kang Hyun [81], Hàn Quốc văn hóa sử của Lee Min Sik và Lee Ji Won [84], Đại cương

về văn hóa Hàn Quốc của Pac Young Soon [86], Tín ngưỡng dân gian trong phong tục Hàn Quốc của Choe Jun Sik [78], Dân tộc và dịng họ của Hàn Quốc của Hội so

Trang 6

sánh dân tộc (Hàn Quốc) [80], Tín ngưỡng dịng họ của Hàn Quốc (khu vực miền

Trung nước Hàn) của Kim Jong Dae [82], Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc của Nguyễn

Long Châu, Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc của Đặng Văn Lung, Khái niệm văn hóa,

văn minh và văn hóa truyền thống Hàn của Lê Quang Thiêm, Korea – xưa và nay

của Ki-baik Lee[37], Lịch sử Hàn Quốc của Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc

học của Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Quốc gia Hà Nội cùng biên soạn [7],

Truyện cổ Hàn Quốc do Trần Hữu Kham và Ahn Kyong Hwam sưu tầm và biên

dịch [72], Xã hội Hàn Quốc qua một số truyện cổ tích tiêu biểu của CN Vũ Duy Hưng & NCS Nguyễn Hùng Vũ [44], Nghi lễ cưới truyền thống ở người Hàn Quốc

của Trần Mạnh Cát [9],

2.3 Tuy nhiên, việc so sánh văn hóa dân gian Hàn Quốc với văn hóa dân gian ở người Việt - theo hiểu biết của chúng tôi hiện nay, là vẫn còn khá mới mẻ với

một tập chuyên luận mỏng của TS Jeon Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh) – Nghiên

cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam (thông qua tìm hiểu sự tích động vật)

[41] cũng như một vài báo cáo tại hội nghị khoa học “Những vấn đề văn hóa Việt

Nam – Hàn Quốc”(1995), được công bố trong tập kỷ yếu Tương đồng văn hóa

Hàn Quốc - Việt Nam“ như: Vài nét tương đồng trong truyện cổ Đại Hàn và Việt

Nam của CN Đặng Thiếu Ngân & GS Đinh Gia Khánh, Về mối quan hệ loại hình giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc của Lê Chí Quế, Vùng văn hóa Đông Á và sự tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc của Trần Ngọc Vương, Văn hóa lễ hội truyền thống Việt Nam – Hàn Quốc của Nguyễn Thị Huế, Vài nét gặp gỡ giữa truyện dân gian Hàn Quốc và Việt Nam của Nguyễn Trường Lịch Trong tập kỷ

yếu “Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc” trên cơ sở hội nghị

khoa học có cùng chủ đề được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh (8/2001) cũng có bài

Vài nét về nsự tương đồng những yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam – Hàn

Quốc của Mai Ngọc Chừ Ngoài ra, liên quan tới đề tài này, trên Tạp chí Nghiên

cứu Đông Bắc Á chỉ có một bài của Lý Xuân Chung – Đôi nét về sự tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc [15].

2.4 Nhìn chung, các tác giả nói trên mới chủ yếu đề cập tới những nét tương đồng trong văn hóa giữa 2 dân tộc ở thời trung đại, cận đại và hiện đại, lúc mà nền văn hóa dân tộc đã được phủ lên những lớp sơn văn hóa ngoại sinh từ Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Âu – Mỹ, còn lĩnh vực văn hóa dân gian, chỉ mới tiến hành so sánh ở một vài chi tiết như tục chôn tượng người chết có ở người Hàn cổ nhưng không bắt gặp ở người Việt cổ, các mô tif trong truyện cổ dân gian có nhiều điểm tương đồng (mô típ chim tu hú, đa đa, chim quốc… cho tới các mô tif “lọ lem”/ “gì

ghẻ-con chồng”, “bọc trứng đẻ ra người”) hay các chuyện Nông Pu và Hưng Pu

Trang 7

(Hàn) với chuyện Cây khế (Việt), chuyện Loại hoa kỳ lạ (Việt) với Kén rể bằng

trứng gà (Hàn),…

Về phần mình, một thành viên trong nhĩm đề tài của chúng tơi – CN Lưu Thị

Hồng Việt, đã cơng bố một luận văn Thạc sỹ Ngữ văn với đề tài: So sánh truyện cổ

tích Việt – Hàn Đề tài đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ Trường

Đại học Đà Lạt tháng 12/2007 và được chấm loại giỏi [74 Bên cạnh đĩ, trong quá trình triển khai đề tài, Chủ nhiệm đề tài – PGS.TS Cao Thế Trình, cũng đã cơng bố trên một số tạp chí khoa học chuyên ngành một số bài báo khoa học của mình Đĩ là

các bài – Vài phương diện trong tục cúng tế tổ tiên ở người Hàn (qua đối sánh với tục thờ cúng tổ tiên ở người Việt) trên Tạp chí Dân tộc học số 5/2008 và Tìm hiểu tín

ngưỡng phồn thực ở người Hàn trên Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á số 1/2009 [69,

70], trong đĩ, bài Vài phương diện trong tục cúng tế tổ tiên ở người Hàn (qua đối sánh với tục thờ cúng tổ tiên ở người Việt) được chọn là 1 trong 5 hay nhất của Tạp

chí Dân tộc học năm 2008 [54a,130; 63a,131]

2.5 Tinh thần chung của các bài viết nêu trên là tìm sự giống nhau mà ít quan tâm tới sự khác nhau Phương pháp tiếp cận chủ đạo chủ yếu vẫn từ lĩnh vực Văn học của các nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học, mà hầu như ít có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác, nhất là các lĩnh vực Folklore, Nhân học / Dân tộc học,… Rõ ràng, vẫn rất còn nhiều khoảng trống trong việc tìm hiểu những tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt, Hàn cần được tiếp tục làm sáng tỏ

3 Mục tiêu của đề tài

Mặc dù tiêu đề nêu ra có một nội hàm rất rộng, thế nhưng, trong khả năng hữu hạn của mình, trước mắt chúng tôi chỉ tập trung vào những điểm tương đồng và dị biệt nổi trội trong các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể giữa 2 dân tộc Việt – Hàn, nhất là những nét giống nhau, khác nhau trong tín ngưỡng dân gian giữa 2 dân tộc Hàn, Việt, nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc và thông quá đó đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác – hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên một bước mới, mà trước mắt là cung cấp thêm một nguồn tư liệu bổ ích làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên ngành Hàn Quốc học cũng như những ai có quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của một ngành đào tạo còn khá mới mẻ ở Việt Nam

4 Các cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 8

Do đặc thù của đối tượng là so sánh những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa dân gian giữa 2 dân tộc Hàn, Việt, nên phương pháp tiếp cận chủ

yếu của chúng tôi là phương pháp liên ngành trên cơ sở khai thác thế mạnh của

các phương pháp nghiên cứu Văn học dân gian, Dân tộc học và nhất là Folklore

Ngoài ra, trong phạm vi có thể được chúng tôi cũng tranh thủ tối đa phương pháp điền dã nhân các chuyến thực tập ngắn hạn của các giảng viên trong khoa và phỏng vấn các giảng viên tình nguyện từ Đại Hàn dân quốc tại Đại học Đà Lạt, nhất là tham khảo những nhận xét, đánh giá từ GS, TS Văn học Oh Jong Ho (Ngô Tông Hạo) – hiện đang tham gia giảng dạy tiếng Hàn tại khoa Đông phương học

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu đề cập tới lĩnh vực văn hóa dân gian chưa hoặc ít bị pha tạp bởi các yếu tố văn hóa ngoại sinh trong quá trình giao lưu-tiếp xúc với các nền văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ (thơiø trung đại) và văn hóa Âu – Mỹ (thời cận-hiện đại)

Như đã nói ở trên, ngoại trừ việc so sánh sự tương đồng trong một số sự tích động vật trong truyện cổ dân gian Hàn, Việt của Jeon Hye Kyung, vài so sánh về mô tif “lọ lem”, “người sinh ra từ bọc trứng” trong huyền thoạt Việt, Hàn của Lê Chí Quế, các chuyện “nhân tình – thế thái” như mô tíf kén rể dựa trên tiêu chí trung thực, anh tham – em hiền… với hướng tiếp cận chủ yếu từ giác độ Văn học – Nghệ thuật, đề tài chúng tôi là một cố gắng mới của tập thể giảng viên khoa Đông phương học – Trường Đại học Đà Lạt Chúng tôi không có tham vọng giải quyết đầy đủ mọi vấn đề liên quan tới nội dung của đề tài, nhưng với việc mở rộng các hướng tiếp cận mới (Nhân học/Dân tộc học, Folklore,…, chí ít cũng là sự tập hợp tư liệu, bước đầu tìm tòi, khám phá,“khai quật” những gì còn tiềm ẩn, ít thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong văn hóa cổ truyền Hàn Quốc và những điểm tương đồng, dị biệt với văn hóa dân gian Việt Hoàn toàn có thể khẳng định, việc triển khai nghiên cứu và những kết quả bước đầu có thể còn rất khiêm tốn của đề tài, là một đóng góp mới của chúng tôi

6 Bố cục của đề tài

Ngoài các phần Dẫn nhập, Kết luận và Phụ lục, báo cáo của chúng tôi gồm

2 chương chính:

Chương I: Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hóa vật thể

(tangible) giữa 2 dân tộc Hàn - Việt với các tiểu mục về sự tương đồng và dị biệt

trên các phương diện văn hĩa đảm bảo đời sống, văn hĩa ẩm thực, trang phục

Trang 9

Chương II: Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hóa phi vật

thể (intangible) giữa 2 dân tộc Hàn - Việt với các tiểu mục về tương đồng và dị

biệt trên các lĩnh vực văn học dân gian, dân ca, tín ngưỡng

Chương I

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG VĂN HÓA VẬT THỂ (TANGIBLE) GIỮA DÂN TỘC VIỆT VÀ DÂN TỘC HÀN

1.1 Những tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hĩa đảm bảo đời sống

Một trong những điểm chung nổi bật dễ nhận thấy trong lĩnh vực văn hóa

đảm bảo đời sống giữa hai dân tộc Việt và Hàn là đều xuất phát từ nền kinh tế “dĩ

nông vi bản” Trong quá trình tìm hiểu nền kinh tế truyền thống của hai dân tộc,

chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có thể có những điểm

dị biệt liên quan tới nền kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, các nghề thủ công

1.1.1 Tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống 1.1.1.1 Trong lĩnh vực trồng trọt

Ở Hàn Quốc, vào thời kỳ Triều Tiên cổ, với việc sử dụng đồ sắt đã tạo ra vô số thay đổi trong đời sống sinh hoạt của người Hàn Trước tiên, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sự phát triển một cách rõ rệt Điều này được khẳng định từ sự xuất hiện về các nông cụ như lưỡi cày và lưỡi hái Hầu hết, các cánh đồng đã được chuẩn bị trồng cấy bằng các nông cụ như cày gỗ cầm tay và bừa sắt Cũng có khả năng là chính con người đã kéo cày chứ không phải động vật Theo phương thức này, sản lượng lương thực gia tăng đáng kể so với thời đồ đồng Cho đến thời kỳ thành lập của những vương quốc liên minh Puyo, Koguryo và Chin, nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực chính yếu của người Hàn Điều này được thể hiện qua sự việc các đời vua Puyõ phải chịu trách nhiệm về mùa màng thất bát, nếu hậu quả xảy ra - họ có thể bị thoái vị hoặc bị giết Việc trồng lúa nước đã trở nên phổ biến ở các nhà nước Shamhan (Tam Hàn) và cĩ thể các hồ chứa nước dẫn thủy nhập điền đã được xây dựng Ngoài việc trồng lúa, người Hàn còn trồng các loại ngũ cốc ở đồng khô Tương ứng với giai đoạn này của Hàn Quốc, ở Việt Nam vào thời Hùng Vương nghề trồng lúa nước cũng đã từng bước trở thành một nghề chính

và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo ra nền “văn minh lúa nước” hay

“nền văn minh sông Hồng” Với những nông cụ bằng sắt, ngành nông nghiệp trồng

lúa nước đã phát triển thêm một bước Khi đã thuần dưỡng được cây lúa và đưa nghề trồng lúa lên vị trí trội hơn trồng rau củ cũng là lúc cư dân Việt chuyển sang

Trang 10

một hệ sinh thái chuyên biệt mang tính nhân văn trên cái nền của hệ sinh thái phổ quát và nghề trồng vườn Do đó, khắp nơi trên đất Việt Nam hình thành một phức thể canh tác: ruộng/rẫy, ruộng/nương, ruộng/vườn,… trong nghề trồng lúa Việc sử dụng cày, bừa do trâu, bò kéo đã nâng cao hiệu qủa làm đất, do vậy đã loại trừ dần phương pháp “hỏa canh” Người Việt cũng đã biết dùng phân để tăng thêm độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện để thâm canh tăng vụ Người Việt đã biết trồng

lúa hai mùa, lúa hai mùa được gọi là “lúa Giao Chỉ” Theo kết quả nghiên cứu về

nguồn gốc cây lúa dựa trên các vỏ trấu được bảo lưu trong đồ gốm, Giáo sư Watabe Tadayo (Nhật Bản) kết luận, ở Đông Nam Á tiền sử có hai trung tâm lúa: Vân Nam (Trung Quốc) và Assam (Ấn Độ), sau đó nó được di chuyển theo hai hướng và dần dần thích nghi với môi trường xuống đồng bằng vùng ngập nước, tạo

ra giống lúa nước với phương thức gieo mạ rồi cấy; lên vùng khô có cây lúa cạn với phương thức gieo thẳng Lúa là loại cây trồng ưa nước, do đó hình thức trồng lúa nước có thể có trước, còn việc đưa cây lúa cạn lên vùng cao là có sau, bởi thuần dưỡng cây lúa nước trở thành cây lúa cạn phải mất một thời gian lâu dài Người ta cho rằng, có ba loại lúa: Indica, Joponica và Javanica được phân bố như sau: Indica có tuổi xưa nhất và có mặt ở hầu khắp các vùng trồng lúa, Japonica chủ yếu ở Bắc và Đông Á, còn Javanica và các biến thể của nó có quan hệ chặt chẽ về mặt sinh học với các giống lúa nương, là chủng trẻ nhất có vai trò quan trọng ở vùng hải đảo, kể cả Madagasca

Từ những điều đã dẫn ra ở trên, chúng tôi đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt dưới đây trong ngành trồng trọt ở 2 dân tộc Hàn và Việt

Điểm chung dễ nhận thấy trong kinh tế nông nghiệp truyền thống Hàn, Việt chính là nơng nghiệp trồng lúa Trồng lúa đóng vai trò chủ đạo trong kết cấu kinh tế của người Việt và người Hàn Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển đòi hỏi công tác thủy lợi, đắp đê phòng lụt, chống hạn được thực hiện Nếu như người Hàn có hệ thống các hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ở người Việt cũng có hệ thống kênh mương phục vụ cho việc tưới và tiêu nước Việc trồng lúa nước ở người Việt và người Hàn cĩ tầm quan trọng số một, song lại phải thường xuyên đối phĩ với 2 tình trạng thiếu và thừa nước Vì vậy, những biện pháp thủy lợi như be bờ, đắp đập, khơi mương, tát nước, hồ chứa nước,… đã ra đời Dù các hình thức thủy lợi của hai dân tộc Việt và Hàn có đa dạng đến đâu, mẫu số chung vẫn là dựa trên nguyên tắc dùng nước mưa trên mặt sông suối, ao hồ, hoàn toàn khác với hình thức tưới nước ngầm lấy từ giếng của người Hán để phục vụ cho nông nghiệp khô vùng Trung Nguyên

Nông nghiệp truyền thống Việt và Hàn là đều gắn với kinh tế tiểu nông mà

gia đình là chủ thể Các gia đình riêng lẻ đảm đương việc sản xuất và tiêu thụ sản

Trang 11

phẩm trên cơ sở lao động gia đình hơn là chế độ nông trang như chế độ nông nô hay đồn điền quy mô lớn ở phương Tây Bên cạnh đó, người Việt và người Hàn luôn sống trong sự lệ thuộc với tự nhiên, trước thiên nhiên bao la và huyền bí, con người nhỏ bé run sợ, thần thánh hóa các lực lượng siêu nhiên, chỉ biết cầu khẩn

nhờ trời, nói theo kiểu người Việt: “Ơn trời mưa nắng phải thì”, “Người ta đi cấy

lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời trong biển lặng mới yên tấm lòng” Ở người Hàn, với bằng chứng về tầm quan

trọng của nông nghiệp là các lễ hội nhằm cầu xin mùa màng phong nhiêu sau khi gieo mạ vào tháng Năm và lễ mừng được mùa sau mùa gặt vào tháng Mười

Còn một điều trùng hợp nữa trong nông nghiệp Việt, Hàn là ngoài trồng lúa và hệ thống cây trồng phụ, cư dân Việt và Hàn còn phát hiện một hệ thống cây dược liệu rất phong phú và quý giá để phòng bệnh và chữa bệnh Hàng ngàn năm

trôi qua, con người của “nền văn minh thảo mộc” đã tìm ra một kho tàng cây thuốc,

những bài thuốc gia truyền, những cách chế biến, những phương pháp điều trị phù hợp với con người và tự nhiên ở hai nước Việt Nam và Hàn Quốc Chẳng hạn, ở Hàn Quốc cây sâm được trồng ở khu vực Kaesõng nhằm mục đích xuất khẩu Ở người Việt cũng có rất nhiều cây thuốc quý có giá trị như sâm, tam thất Ngoài trồng cây nhân sâm, người Việt và người Hàn đều trồng cây thuốc lá và vải sợi bông Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, cây thuốc lá được trồng vào khoảng thế kỷ XVII, sau đó cũng được gieo trồng rộng khắp và một số được xuất khẩu sang Trung Quốc Theo người Hàn, lợi nhuận từ cây thuốc lá nhiều hơn từ lúa gạo, vì thế người Hàn đã giành một phần đất đai màu mỡ nhất dành để trồng cây thuốc lá Việc trồng bông để dệt vải cũng được người Việt và người Hàn chú trọng nhiều hơn Đối với người Việt và người Hàn, việc trồng bông không chỉ để dùng trong gia đình, mà còn dùng để xuất khẩu

Bên cạnh những điểm giống nhau lĩnh vực trồng trọt của người Việt và người Hàn vẫn có những điểm khác nhau Ngay từ thời Bắc thuộc, ở những vùng thấp, do chưa có máy móc để cày ruộng, người Việt đã biết dùng sức kéo của trâu

bò thay cho sức kéo của con người, với phương thức: “con trâu đi trước cái cày đi

sau” Nhờ việc sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp đã kéo theo diện

tích trồng trọt được mở rộng dần Ở Việt Nam, các vua nhà Lý rất quan tâm đến việc bảo vệ trâu bò Dưới thời Lý, tội trộm cắp trâu bò bị trừng trị nặng Tháng 2 năm 1117, định rõ lệnh cấm giết trộm trâu, kẻ nào mổ trộm trâu bị phạt 80 trượng, đồ làm tang thất phụ và bồi thường trâu, láng giềng mà không tố cáo, phạt 80 trượng [23; 442] Lúc này, các công trình thủy lợi cũng có điều kiện mở mang Dọc các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã đã có đê phòng lụt Nhiều kênh ngòi

Trang 12

mương máng được đào thêm hay nạo vét hàng năm Giao Châu kí có ghi chép việc huyện Phong Khê (trung tâm Cổ Loa) có đê phòng lụt Hậu Hán thư có ghi lại sự

việc “sửa sang kênh ngòi” [23; 232] Những biện pháp kỹ thuật nói trên được đưa vào sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất trong nông nghiệp Theo một số tài liệu cũ, “lúa mỗi năm được trồng hai lần về mùa hè

(chiêm) và mùa đông (mùa) sản xuất từ Giao Chỉ” [23; 232] Năm 1248, vua Trần Thái Tông đặt cơ quan Hà đê có phó/chánh sứ phụ trách việc sửa đắp đê ở các lộ,

phủ, vua còn xuống chiếu đắp đê Quai Vạc Nhà nước còn chi phí một khoản tiền lớn vào việc đắp đê, nếu vào ruộng của nông dân thì sẽ được bù tiến Thời Trần, việc đắp đê ở bãi biển đã hình thành hàng loạt điền trang Khi có lũ lụt, cần hộ đê thì cả học sinh Quốc Tử Giám và con đại thần, quý tộc cũng phải đi hộ đê Có năm nước sông lên to, vua Trần Minh Tông đích thân đi hộ đê Việc xây dựng các công trình thủy nông cũng được nhà Trần đặc biệt chú ý Ở những vùng Thanh Hóa, Nghệ An là nơi có nhiều công trình thủy nông Năm 1231, vua Thái Tông sai hoạn quan Nguyễn Bang Cốc đào kênh từ Thanh Hóa đến Diễn Châu (Nghệ An), sau được phong làm Phụ quốc Thái úy Tương ứng với giai đoạn này ở Việt Nam, tại Hàn Quốc dưới thời Silla (Tân La), Cao Ly với việc tạo ra chiếc lưỡi cày từ thời các vương quốc liên minh là một bước đột phá trong lao động, nhưng đến giai đoạn này người Hàn vẫn chỉ sử dụng sức kéo của con người, mà không sử dụng sức kéo của trâu bò Ngoài ra, người Hàn không đắp đê ngăn lũ như người Việt, mà họ chỉ xây dựng các hồ chứa nước để dẫn thủy nhập điền

Một khác biệt lớn trong nông nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc – cho đến thời kỳ xã hội lưỡng ban người nông dân Hàn mới biết đến kỹ thuật gieo mạ và cấy lúa Cho đến thế kỷ XVII, kỹ thuật nông nghiệp Hàn Quốc mới có những tiến bộ đáng kể Lúc này, người Hàn biết gieo lúa giống trên những luống mạ trước khi được cấy ra một thửa ruộng nhỏ Kế đó khi lúa đạt tới một mức độ thích hợp nào đó, người ta nhổ lên rồi cấy lại trong ruộng lúa Như vậy cũng một thửa đất có thể được sử dụng cùng lúc cho vụ lúa mạch mùa đông Kỹ thuật này cho phép gieo mạ trên một lô đất nhất định trong khi các lô khác đang chờ mùa lúa mạch mùa đông chín tới Hệ thống mùa gối vụ như vậy cần nguồn cung cấp nước đầy đủ, do đó hồ nước phục vụ tưới tiêu được xây dựng nhiều hơn Cuối thế kỷ XVII, đã thống kê được khoảng 6.000 hồ chứa nước, đánh dấu sự gia tăng sản lượng nông nghiệp đáng kể Trong khi đó, người nông dân Việt đã biết đến kỹ thuật trồng lúa ngay từ thời Hùng Vương Ở các di chỉ làng Vạc, làng Cả, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những hạt thóc nằm trong nồi gốm, và vỏ trấu Nhiều công cụ gặt lúa tìm thấy trong các di tích văn hóa Đông Sơn như liềm, dao gặt, nhíp bằng đồng Nhiều nhà

Trang 13

khoa học còn căn cứ vào cảnh giã gạo bằng chày tay trên mặt trống đồng để chứng minh cho nghề trồng lúa nước lúc bấy giờ

Ngoài ra còn phải kể đến một sự khác biệt lớn trong việc tìm ra giống lúa nước của người Việt và người Hàn Cây lúa nước của người Hàn không phải do người Hàn tự thuần dưỡng, mà do quá trình tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc trong vùng Đông Á Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu con đường truyền lúa nước vào Hàn Quốc lại bao gồm hai nhánh: một nhánh từ biển Nhật Bản truyền lên, một nhánh từ Thái Bình Dương truyền sang vào khoảng thế kỷ IV trước công nguyên[1*] Với Việt Nam, tuy không nằm trong khu vực xuất phát đầu tiên của

giống lúa Oryza satival, mà theo quan niệm hiện nay - các vùng rộng lớn từ Bắc

Ấn Độ đến Tây Nam Trung Quốc, nhưng ít nhất Việt Nam cũng thuộc vào khu vực

thuần dưỡng và phổ biến cây lúa thuộc loại Oryza japoni hay Oryza sinica Ở Việt

Nam, nền nông nghiệp trồng lúa có mặt từ xa xưa, mà các dữ kiện khảo cổ học cho thấy là từ thời hậu kỳ đá mới, thậm chí từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, cách ngày nay gần mười ngàn năm [61; 89] Như vậy, ở Hàn Quốc cây lúa nước xuất hiện muộn hơn so với ở Việt Nam Điều này có thể khẳng định, chủ nhân của người Hàn đã tiếp nhận giống lúa của cư dân Đông Á, trong đó có cư dân Việt cổ

Điểm khác biệt trong trồng trọt của người Việt và người Hàn – ngoài trồng

lúa tẻ, người Việt còn trồng lúa nếp Dựa vào các kết quả nghiên cứu khảo cổ học,

cư dân Đơng Sơn trồng nhiều loại lúa tẻ và nếp, họ sử dụng gạo nếp nhiều trong

các dịp lễ hội, trong nghi lễ thờ cúng Một số truyện cổ tích như chuyện “bánh

chưng, bánh dày”, các dấu tích những chiếc chõ gốm đồ xôi ở văn hóa Đông Sơn

đã cho thấy điều đó Ở Hàn Quốc, trong các tài liệu nói về ngành trồng trọt của Hàn Quốc không thấy đề cập đến cây lúa nếp của người Hàn

Một điểm khác biệt nữa trong kỹ thuật trồng trọt của người Việt Nam và Hàn Quốc đó là cho đến thế kỷ XVII, kỹ thuật trồng lúa khô của người Hàn mới được chú trọng phát triển Còn đối với người Việt, nhất là cư dân sống ở các vùng trung du miền núi, kỹ thuật trồng lúa khô đã được họ đưa vào nông nghiệp ngay từ thời Bắc thuộc Bên cạnh đó, nhờ sự hiểu biết về thời tiết hai mùa khô, mưa và với nhu cầu tăng vụ, người Việt đã đưa cây lúa lên cao, vào bãi, lên nương và nhờ mưa để có đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng

Điểm khác biệt lớn nữa trong trồng trọt của người Việt và Hàn là người Việt được coi là những cư dân bầu bí và rau củ Việc trồng rau củ của người Việt nhằm

1 1* Theo PGS TS Nguyễn Văn Lịch – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, cây lúa được trồng ở Hàn Quốc là giống lúa hạt dài, dẻo, mà giống lúa này xuất phát từ Nhật Bản và Ấn Độ

Trang 14

đáp ứng yêu cầu có thức ăn bột và rau quả bổ trợ cho cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên Ở những vùng duyên hải Việt Nam, cư dân ven biển vẫn coi ăn khoai lang với cá là bữa ăn truyền thống Cây khoai lang trở thành lương thực chính, có năng suất cao, vì rất phù hợp với đất pha cát:

“Trăng rằm đã tỏ lại tròn

Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi”(Ca dao )

Ngoài khoai lang, người Việt còn trồng các loại khoai môn, khoai sọ, môn riềng, môn nước, bầu bí… Trong khi đó, người Hàn không phải là cư dân nông nghiệp bầu bí, mà trồng nhiều các loại rau ôn đới như cải củ, hành tây, cải bắp

Ngoài các đặc điểm nêu trên, ở người Việt và người Hàn còn có một điểm khác biệt nữa trong nông nghiệp đó là vào những dịp cày cấy, gặt hái, Nhà nước đình hoãn mọi công dịch để tập trung sức lao động vào sản xuất nông nghiệp Năm

1435, triều đình ra lệnh cho các quan địa phương “hễ công việc gì có hại đến nghề nông thì không được kinh động sức dân”

1.1.1.2 Trong ngành chăn nuôi

Ngoài trồng trọt, cư dân Hàn, Việt còn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm Vào thời kỳ các vương quốc liên minh, ngoài trồng trọt, cư dân Triều Tiên cổ, còn có nhiều hoạt động kinh tế khác Ở Puyo người ta chăn nuôi trâu, ngựa, chó và có

cả tên của các chức quan thể thấy đi kèm Ở miền Nam bán đảo cũng vậy, người ta cũng chăn nuôi gia súc Xương ngựa và trâu, bò đã khai quật được nơi gò vỏ sò Kim Hải bối trủng Nhiều loại gia cầm đuôi dài cũng phát hiện được tại vùng Tam Hàn Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi cũng được phát triển thêm một bước ngay những thập niên đầu công nguyên Ngoài chăn nuôi các gia súc truyền thống như trâu, bò, lợn, gà, chó, vịt, …, họ còn nuôi voi, ngựa để thồ hàng, lấy thịt,… Tại di chỉ làng Vạc đã tìm thấy 13 chiếc răng trâu, bò, trong đó có 6 chiếc răng của trâu nhà [73; 298] Trên trống đồng Đông Sơn, còn khắc hình người dắt chó

Điểm khác biệt lớn nhất trong chăn nuôi của người Việt và người Hàn là người Việt đã biết thuần dưỡng, chăn nuôi voi để phục vụ trong chiến đấu chống quân thù (từ cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đều thấy sự có mặt của các thớt voi chiến) Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, nhờ có những bước đột phá trong trồng trọt, sản phẩm làm ra ngày một nhiều, người Việt đã dùng một phần sản phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm Mặc dù, chưa phải là hoạt động kinh tế chính trong sinh hoạt kinh tế của người Việt, nhưng vị trí của chăn nuôi lại rất quan trọng trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ Chăn nuôi góp phần cung cấp thịt, trứng, bổ sung nguồn thực phẩm hàng ngày

Trang 15

nhằm cải thiện bữa ăn cho gia đình Ngoài ra, sản phẩm chăn nuôi còn được sử dụng trong các nghi lễ tín ngưỡng, ma chay, cưới hỏi Phương thức chăn nuôi ở người Việt vẫn còn khá đơn giản, họ chưa chăn nuôi theo kiểu trang trại lớn như ở người Hàn, mà chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi để tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên cũng như sản phẩm dư thừa của trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức thả rông, nên hiệu quả của chăn nuôi còn thấp

1.1.2 Tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực ngư nghiệp

Ngay từ xa xưa, nghề khai thác thủy hải sản đã rất phát triển ở các cư dân trên bán đảo Triều Tiên Vào thời kỳ các vương quốc liên minh, người ta đã tìm thấy một bức tranh khắc trên đá tại Pangudae khắc họa những chú cá voi, các sinh vật biển và hoạt động trên biển của cư dân Triều Tiên cổ Điều đó chứng tỏ hoạt động đánh cá của những cư dân vùng duyên hải Với ba mặt tiếp giáp biển, đây chính là nguồn thực phẩm quan trọng của các tiểu quốc Okchõ (Ốc Tự) và Eastern

Ye (Đông Uế) nằm ở đồng bằng nhỏ hẹp của vùng duyên hải phía Đông Tuy bán đảo Triều Tiên có nhiều dòng sông, nhưng hoạt động đánh bắt cá nước ngọt của người Hàn lại không phát triển Trong các tài liệu viết về hoạt động kinh tế của người Hàn chỉ thấy nhắc đến việc người Hàn đánh bắt cá trên biển và ăn cá biển, mà không thấy nhắc đến việc đánh cá nước ngọt và ăn cá nước ngọt, bởi người Hàn quan niệm, cá nước ngọt tanh mùi bùn Mặt khác, dọc bờ biển quanh bán đảo

cĩ khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, hầu hết tập trung ở vùng bờ biển Tây Nam, nên nghề đánh bắt hải sản rất phát triển Trong số những ngư trường của Hàn Quốc phải kể đến ngư trường ở đảo Cheju Hòn đảo Cheju chính là nơi người Hàn đánh bắt cá với những trữ lượng lớn

Ở Việt Nam tuy có bờ biển tương đối dài, nhưng nghề khai thác hải sản của người Việt không phát triển Phần lớn các làng ven biển vốn là các làng làm nông đã từ đồng bằng chuyển cư chưa thật lâu đời, họ thường kết hợp với đánh cá biển và làm muối Tầm khai thác hải sản chỉ là vùng cận duyên bằng những thuyền lưới thô sơ Sản phẩm đánh bắt được chỉ đáp ứng một cách hạn chế những nhu cầu bữa ăn hàng ngày của các làng nông nghiệp ở không xa bờ biển, còn cư dân ở sâu trong đồng bằng, nhất là các đô thị, từ xa xưa đã ít ăn cá biển Điều đĩ chứng tỏ, trong truyền thống, ngoài việc quai đê lấn biển, người Việt không mấy nhạy cảm và thành thạo không gian biển Họ không biết chế biến cá biển theo văn hóa biển (ăn sống), mà nấu cá biển theo kiểu cá sông, cá đồng Nói cách khác, trong truyền thống người Việt hoàn toàn xoay lưng lại với biển Ngoài đánh cá biển ở vùng cận duyên, người Việt còn đánh cá nước ngọt ở sông, hồ, đầm ao và ruộng Việc đánh bắt cá nước ngọt được thực hiện vào những dịp nông nhàn để sử dụng những giờ không có việc hoặc do những ngư dân nghèo khổ sống thường xuyên trên thuyền

Trang 16

Nhiều gia đình người Việt còn chú trọng việc nuôi cá ở trong ao Người Việt đồng bằng Bắc bộ đã đặt việc nuôi cá ao lên mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), thậm chí cịn đưa việc nuơi cá ao lên vị trí hàng đầu: “nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh

điền (nhất nuơi cá ao, nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng”)

1.1.3 Tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực thủ công nghiệp

Trong phức hợp nông nghiệp lúa nước ở người Việt và người Hàn thường có nhiều nghề phụ, trong đó nghề quan trọng không thể thiếu là dệt vải Đối với người Hàn, nghề sản xuất ở gia đình (chủ yếu là dệt vải) được coi như là một phương tiện làm cho gia đình nông dân tự túc về mặt kinh tế Nghề sản xuất lụa, sợi gai dầu, vải gai cổ truyền vẫn tiếp tục được phát triển cho đến ngày nay Trong thời kỳ lưỡng ban, với việc phát triển ngành trồng bông vải, ngành dệt vải cũng đã trở nên phổ biến, không chỉ có nông dân mới dùng bông vải để dệt quần áo, mà nhà nước cũng dùng bông vải để may quân phục và bông vải cũng còn là một mặt hàng ngoại thương của Triều Tiên Ở Triều Tiên, vào triều Lý người ta đã cho phép dùng vải bông để nộp thuế thay thế cho các hình thức đóng thuế khác Bên cạnh đó, nghề gốm được người Hàn chú trọng phát triển, nhất là dưới thời Cao Ly, các sản phẩm làm ra thường để trưng bày hơn là sử dụng trong cuộc sống thường ngày Do đó, vẻ đẹp của đồ gốm Hàn là sự mảnh mai, thanh tú Chế tạo nông cụ cũng là một hoạt động ở nông thôn Hàn Nghề này do những người thợ rèn đảm nhiệm, có thể là xen kẽ với các hoạt động nông nghiệp thông thường của họ

Đối với người Việt, các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đúc đồng, nung gốm, đục đá, khắc gỗ, sơn chạm, đan lát,… cũng được hình thành, phát triển và đạt đến một đỉnh cao về kỹ năng và nghệ thuật Nghề dệt xuất hiện sớm ở Việt Nam Vào thời Lý, nghề trồng dâu nuôi tằm đã khá phát triển Làng Nghi Tàm là

làng chuyên trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa Dân chúng vẫn biết đến Tổ sư của nghề

này Đó là công chúa Từ Hoa – con vua Lý Thái Tông đã dạy cho dân làng biết trồng dâu, dệt lụa Xưa kia, hầu như làng nào cũng có nghề dệt nhuộm Ở Hà Nội, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở phố Hàng Đào có nơi mua vào và bán ra các hàng dệt từ các làng dệt nổi tiếng như the La Cả, La Khê gấm Vạn Phúc Nghề gốm cũng là nghề xuất hiện sớm ở Việt Nam Đến thời Lý, một số trung tâm sản xuất gốm đã khá phát triển như Bát Tràng, Quả Cảm (Bắc Giang) chuyên làm các đồ sành

Ngoài ba nghề dệt, gốm và luyện kim người Việt và Hàn còn chú ý đến nghề mộc Đặc điểm chung trong nghề mộc của hai dân tộc là làm tủ áo, giường, hòm, bàn ăn và nhiều mặt hàng gia dụng khác

Trang 17

Các triều đại phong kiến Việt Nam và Hàn Quốc đều chú trọng việc khai thác mỏ, nhất là khai thác vàng Tại Việt Nam, công việc khai thác vàng bạc, châu ngọc trong nhân dân cũng được đẩy mạnh, nhiều loại đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế như vòng tay, nhẫn, trâm, lược, hoa tai,… chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu của tầng lớp thống trị và quý tộc phương Bắc

Bên cạnh những điểm chung dễ nhận thấy, giữa các nghề thủ công của người Việt và người Hàn vẫn có những điểm khác biệt lớn, như ở Hàn Quốc những người thợ có nghề đặc biệt đều được đăng ký vào những bảng phân công với tính

cách là quan tượng và được gắn với những bộ phận khác nhau tại Seoul hay tại

chính quyền địa phương Cũng giống như Cao Ly, vào đầu triều Lý công việc của các thợ thủ công và công tượng được nhà nước che chở Mặc dù được đăng ký trong các bảng phân công của nhà nước, các quan tượng này cũng không phải dành hết thời gian và sức lực để đáp ứng đòi hỏi của chính quyền Họ chỉ bị thúc bách phục vụ chính quyền trong một thời gian nào đó trong năm và chỉ làm việc theo yêu cầu của khách hàng riêng họ Những người thợ thủ công này được nhà nước bảo hộ, họ làm thành những hộ độc lập và quản lý kinh tế của họ Khác với các nghề thủ công của Hàn Quốc, ở Việt Nam nổi lên hiện tượng là tất cả các lò thủ công này đều tồn tại ngay trong làng Nguồn sống chính phần lớn là do làm ruộng Các nghề thủ công truyền thống vẫn chỉ làm vào thời kỳ nông nhàn, “tháng ba ngày tám” do quy định của nhịp điệu thời vụ canh tác, vì thế người nông dân nào cũng biết thêm một nghề thủ công, từ đơn giản như đan lát, làm gốm thô sơ đến các nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo nhằm thỏa mãn nhu cầu tự cấp, tự túc trong phạm vi gia đình, làng xóm Cho nên, tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp trở thành nghề sản xuất độc lập

Cần chú ý một điểm khác giữa các nghề thủ công của người Việt và người Hàn là khi giành được độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam trực tiếp xây dựng một số xưởng thủ công để phục vụ cho việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng

thuyền, xây dựng thành quách, chùa chiền,… gọi là các quan xưởng Thợ thủ cơng ở

đây phải làm việc cưỡng bức theo chế độ binh dịch Mặt khác, với một nghìn năm Bắc thuộc, nhất là dưới thời nhà Ngô đô hộ, hàng nghìn thợ thủ công bị đưa sang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp Nhiều thợ thủ công bị trưng tập vào lao động trong các xưởng thủ công của chính quyền đô hộ Đây là nguyên nhân làm chậm bước chuyên môn hóa để hình thành các làng và phường thủ công nghiệp, mặc dù đã có sự tách rời ít nhiều của một bộ phận lao động trong xã hội là thợ thủ công khỏi nông nghiệp Sang thời kỳ độc lập, nghề thủ cơng có điều kiện

để phát triển Về thủ công nghiệp của Nhà nước là các Cục bách công, Cục bách

tác hay quan xưởng Công việc chủ yếu của lực lượng lao động ở đây là đúc tiền,

Trang 18

chế tạo binh khí, đóng chiến thuyền, làm đồ dùng, mũ áo vua, quan và một số sản phẩm phục vụ hoàng cung và triều đình Thợ làm việc trong các cục bách tác là những thợ giỏi; tuy nhiên, họ phải tuân thủ các quy chế hết sức ngặt nghèo, từ thời gian làm việc đến đảm bảo chất lượng Ngoài ra, Nhà nước còn “cấm các thợ bách tác không được làm đồ dùng theo kiểu Nhà nước, tự tiện bán cho dân gian [23; 488] Điều này hoàn toàn khác với ở Hàn Quốc, những người thợ thủ công Hàn được sử dụng chính vốn của họ để sản xuất và bán các sản phẩm do họ làm ra Chẳng hạn, những nhà may áo lông thú và làm dao đã sản xuất và bán các khăn quàng cổ bằng lông thú và dao có trạm trổ cho phụ nữ Họ có quyền cạnh tranh với các thương nhân có môn bài Ngoài ra, ở Hàn Quốc, sản phẩm của các quan tượng được sản xuất dưới sự bảo hộ của nhà nước Các quan tượng làm việc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng riêng của họ vào những lúc họ có thể làm được (ngoài thời gian bắt buộc phải làm cho nhà nước), nhưng sau này người ta thấy xuất hiện những quan tượng chỉ làm việc riêng của họ mà thôi Những người thợ thủ công này sản xuất các mặt hàng xa xỉ theo đơn đặt hàng của khách hàng lưỡng ban, nhưng chủ yếu họ sản xuất các đồ gia dụng cho quảng đại quần chúng và đưa

ra bán ở chợ Các mặt hàng thợ thủ công Hàn bán ra chợ là các đồ dùng bằng đồng, mũ bằng lông đuôi ngựa và giày da Thợ chế tạo đồ dùng bằng gang được hưởng độc quyền trong việc chế tạo và bán nồi nấu ăn Những người thợ này tập trung tại An Thành phía Nam Seoul và tại Định Châu phía Bắc Bình An đạo Họ thuê lao động và bán các sản phẩm cho các thương nhân tại các chợ phiên

Một điểm khác biệt trong các nghề thủ công của người Việt và Hàn là ngay từ đầu công nguyên, người Việt đã có một công nghệ đúc đồng, mà những di vật thời văn minh Đông Sơn còn lại cho đến ngày nay như trống đồng, thạp đồng, thố, rìu, qua đồng, mũi tên, lưỡi cày,… - những hiện vật tiêu biểu cho bàn tay tài hoa tuyệt vời, thể hiện trí tuệ thông minh, sáng tạo của người Việt cổ Điều này cũng chứng tỏ người Việt cổ đã đạt đến một trình độ luyện kim cao so với các trung tâm văn minh khác Trong khi đó, tương ứng với giai đoạn này ở Việt Nam, người Triều Tiên cổ chỉ mới biết chế tạo ra các lưỡi cày, lưỡi hái, khuôn đúc đồng, khuôn đúc sắt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Điểm khác biệt lớn nhất trong các nghề thủ công của hai dân tộc là các sản phẩm gốm Nói đến sản phẩm gốm của Hàn Quốc không thể không nhắc đến đồ men ngọc bích của Cao Ly Đồ men ngọc bích Cao Ly phát triển dưới ảnh hưởng của đồ men Tống, nhưng được coi là vượt trội hơn Trong khi đó, ở người Việt mới chỉ sản xuất được những đồ gốm nửa sành, nửa sứ và tuy đã cĩ đồ sành sứ tráng men, nhưng chưa đạt đến trình độ cao như ở Hàn Quốc (người Trung Quốc đánh giá đồ tráng men ngọc bích Cao Ly là đẹp nhất thế giới)

Trang 19

Một điểm khác biệt nữa giữa nghề thủ công của người Việt so với người Hàn là sản xuất gạch ngĩi Do nhu cầu xây dựng kinh đô Thăng Long cũng như các công trình công cộng khác, nên từ thời Lý gạch, ngói đã được làm ra với khối lượng lớn Gạch thời Lý có loại hình tròn hay chữ nhật với những hoa văn dây cúc, hoa sen, rồng uốn khúc Ở Hàn Quốc, các tài liệu về các ngành thủ công không thấy nhắc đến làm gạch ngói, mà chỉ chú trọng đến các đồ dùng bằng sắt và bằng gang

Điểm khác biệt lớn trong các nghề thủ công của người Việt và người Hàn là trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài trong một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một số kỹ thuật của các nước, làm nảy sinh thêm một số nghề thủ công mới như nghề làm giấy từ các nguyên liệu như rêu biển, lá cây, vỏ cây, nhất là sản xuất giấy trầm hương có vân rất đẹp và có giá trị Lái buôn Trung Quốc đã mua giấy trầm hương ở Việt Nam đem về Trung Quốc dùng loại giấy gió Vua nhà Tấn (cuối thế kỷ III) đã sai các quan lại Trung Quốc dùng loại

giấy gió để chép lại các sách Xuân Thu và kinh truyện để dâng vua Ở Hàn Quốc

đến thời Cao Ly nghề làm giấy vẫn chưa phát triển

Một điểm khác biệt lớn nữa là ở người Việt cùng với dệt vải lụa, nghề nhuộm, thêu tạo nên những màu sắc và đường nét tinh xảo trên vải Bên cạnh màu thâm và nâu được ưa chuộng trong y phục truyền thống Việt, nghề nhuộm cổ truyền cũng đã tạo ra chất liệu tự nhiên các màu sắc vải, hoa văn phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp Nhiều loại tơ, lụa, the, vải được chọn làm đồ tiến cống

của chính quyền đô hộ ở Giao Châu dâng lên vua Đường Sách An Nam chí nguyên

(Quyển 1) chép: vải lụa thì có sa sát liễu, sa bình văn tảo tâm, hợp sa, láng bong,

ỷ, lăng Tơ đay, tơ chuối có thể kéo sợi làm vải mỏng như the lượt hợp với khí hậu nóng bức Điều này chứng tỏ người Việt có sự sáng tạo trong việc tạo ra các loại vải khác nhau Ở Hàn Quốc, trong các tư liệu viết về nghề dệt vải của người Hàn không thấy nhắc đến công việc thêu thùa của nữ giới Hàn và cũng không thấy nhắc đến sự đa dạng của các loại vải

Ngoài ra, ở Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công thương nghiệp Các ngành nghề thủ công truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm,… tiếp tục được phục hồi và phát triển từ thời kỳ dựng nước đến nay Một số làng nghề thủ công ra đời và hoạt động sôi nổi như Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh, Huê Cầu Nhiều câu ca dao đã nói lên những nghề thủ cơng truyền thống và lâu đời của người Việt như:

“Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm”.

Trang 20

Ở người Việt, các nghề thủ công thể hiện sự chuyên môn hóa của mỗi vùng quê Ở các thị trấn, thợ thủ công đã tổ chức lại thành những phường chuyên môn Thành Thăng Long thời Lê sơ có 36 phường, mỗi phường làm một nghề nhất định (Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm dệt vải, Hà Tân nung vôi,…) Ở Hàn Quốc, các nghề thủ công rất phát triển ở triều đình, còn ở các địa phương ít được chú trọng, không thể hiện sự chuyên môn hóa của từng địa phương

Nông nghiệp truyền thống của hai dân tộc Việt và Hàn vẫn là một nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cung, tự cấp, tự sản và tự tiêu, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Chính những điều đó đã hạn chế hiệu quả sản xuất cũng như sự đổi mới, kìm hãm sự phát triển của hai dân tộc cho đến đầu thế kỷ XX

Bên cạnh những đặc điểm chung, ở người Hàn và người Việt vẫn có những điểm khác nhau trong văn hóa đảm bảo đời sống Chẳng hạn, các hoạt động kinh tế phụ như các nghề thủ công, chăn nuôi,… trong truyền thống chưa tách khỏi nông nghiệp, phụ thuộc vào nông nghiệp đã hạn chế rất nhiều tiềm năng lao động và kĩ xảo của người Việt Mặt khác, nền kinh tế của người Việt còn mang tính chất tự cấp, tự túc Nông sản và các sản phẩm thủ công, chăn nuôi hầu như chỉ đủ để cung cấp cho sinh hoạt của làng xã Ngoài ra, chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến đã hạn chế sự phát triển các nghề thủ công, làm cho các nghề thủ công của người Việt kém phát triển hoặc mai một Ở Hàn Quốc, các nghề thủ công được các triều đại phong kiến về sau chú trọng phát triển nhiều hơn

1.2 Những nét tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hóa vật thể

1.2.1 Ẩm thực

1.2.1.1 Quan niệm về ẩm thực của hai ddân tộc Việt, Hàn

Trong tiến trình lịch sử, theo đà phát triển kinh tế-xã hội, ăn uống trở thành một thành tố trong tổng thể cấu trúc văn hóa, hình thành khẩu vị cá nhân và khẩu

Trang 21

vị cộng đồng, từ đó hình thành những nguyên lý, nguyên tắc, quy ước về ăn uống

mà giới nghiên cứu định danh là văn hóa ẩm thực Dưới đây, chúng tôi tập trung

giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Hàn và người Việt

Giữa 2 dân tộc Việt và Hàn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực Bên cạnhđđĩ, cũng có những nét khác biệt, tạo nên bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc Tuy ăn uống trước tiên để tồn tại, để duy trì sự sống, từ đó tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng qua thời gian và nhu cầu của xã hội, việc ăn uống đã được nâng lên một bươc: từ ăn để sống, ăn no đến ăn để thưởng thức, việc ăn uống đã được xem như là một nét văn hóa không thể thiếu đối với mỗi dân tộc

Đối với người Hàn, ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa lâu đời và đặc sắc Bữa ăn sáng thường có 6 món, bữa trưa -12 món và bữa tối gần

20 món Mỗi món ăn có những nguyên liệu và phương pháp nấu riêng, không trùng lặp với các bữa ăn Theo GS Lê Quang Thêm, một đặc trưng của văn hóa ẩm thực Hàn là họ ưa ăn nóng, khẩu vị phải cay, thích mặn, dùng nhiều hương vị

nóng Thức ăn ở người Hàn có nhiều rau củ, nhiều loại lá, rễ Có thể nói bản sắc

văn hóa ẩm thực của người Hàn đậm chất sản phẩm núi rừng kết hợp với biển cả và

du mục thể hiện rất rõ trong thức ăn, cách ăn, thức uống, cách thức chế biến và khẩu vị của người Hàn [24; 184].

Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo Nguyên liệu món ăn đa dạng; nhiều màu sắc Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao Dường như họ “ăn bằng mắt” Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu

vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô Kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu

trong bữa cơm truyền thống của người Hàn

1.2.1.2 So sánh văn hóa ẩm thực của dân tộc Hàn và dân tộc Việt

Quan niệm ăn uống của người Việt khác với quan niệm của người phương Tây Người phương Tây quan niệm ăn uống thể hiện triết lý: Ăn để mà sống, không phải sống để để mà ăn Chính vì vậy khẩu vị của họ không thay đổi, họ có chung một khẩu vị, ăn những đồ ăn sẵn: đồ hộp, xúc xích, khẩu vị riêng thành khẩu vị chung và đã hình thành nên những quán fastfood, quán ăn KFC Người Việt quan niệm “có thực mới vực được đạo” Như vậy miếng ăn đã bắt mạch văn hóa, nó quan trọng đến mức như một đấng tối cao, toàn năng, đến trời cũng không

có quyền xâm phạm “Trời đánh tránh miếng ăn”

Trang 22

Người Việt phân biệt ba nội dung: ăn cốt để no (chém to kho mặn), ăn có nhân cách (đói cho sạch, rách cho thơm), ăn có văn hóa: ăn trong giá trị tự thân

của nó, ăn mà không có người thưởng thức, không trong không gian văn hóa thì sẽ không ngon Như vậy, theo người Việt, ý niệm ăn tồn tại trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, hay nói cách khác ăn là hoạt động của cuộc sống con người

Đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt mang dấu ấn của nền văn minh thực vật Điều đĩ thể hiện ở cơ cấu bữa ăn gồm các thành phần chính: gạo, rau (quả) và

một phần cá tôm, thịt, trong đó bữa ăn gọi là bữa cơm, ăn cơm là chính (người sống

vì gạo, cá bạo vì nước), sau đó là rau (cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống) Do điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cĩ nhiều sông suối, nên người Việt

thường ăn các loại động vật nước ngọt như cá, tôm… Người Việt thường tận dụng hết các loại rau củ quả để làm những món ăn dân dã, nhưng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn Đĩ là các loại rau muối chua, rau luộc, rau trộn, rau sống… Ở người

Hàn cũng mang những nét tương đồng như thế Người Việt có câu: “Tương cà là

gia bản”, ở người Hàn cũng có câu: “nhà nhà làm kim chi” (*2)

Trong tiếng Hàn có từ hae được dùng để gọi tên các loại thức ăn lên men như

rau củ lên men, hải sản lên men, đậu tương lên men… và các món này không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đối với người Hàn [54;44]

Kim chi cĩ thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, trong đĩ nhiều nhất là cải

rau được ngâm nước muối và rửa sạch Sau ráo nước, họ trộn gia vị vào cải thảo và củ

cả táo Vì vậy, người Hàn cĩ câu: "ăn kim chi mỗi ngày khỏi cần đến thầy thuốc "

Văn hóa ẩm thực ở người Việt còn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng, được biểu hiện cụ thể ở sự cộng cảm, tính cộng đồng và tình nghĩa trong ăn uống Đó là

triết lý cặp đôi - đôi đũa như vợ chồng – “chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so

sao cho vừa”; tục chia phần, chia sẻ đồ ăn, cách chế biến món ăn đồ uống có sự

pha chế hỗn hợp các thành phần để tạo nên món ăn - ruột bầu nấu với tép khô; tính

cộng cảm - ăn chung mâm, chấm chung bát nước chấm

Ở người Hàn cũng có văn hóa dùng thìa và đũa, song khác với người Việt ở chỗ, mỗi người một bát nước chấm và bát canh riêng biệt, cho nên họ dùng cả thìa

2 * Vào khoảng thế kỉ XIX, nguyên liệu chủ yếu để làm kim chi là rau bắp cải Trung Quốc, củ cải, dưa leo và ớt bột Những thứ đó được ngâm vào nước muối có pha thêm chút rượu Nồng độ muối, rượu và các loại gia vị cay nóng, lá thơm được gia giảm tính toán một cách thích hợp sẽ quyết định màu sắc, hương vị của kim chi Có tài liệu nghiên cứu cho biết, ngay từ thời kỳ Choson (1392 - 1910), đã có tới hơn 80 loại kim chi [54; 444]

Trang 23

và đũa trong khi ăn, còn người Việt không dùng thìa riêng, mà chỉ dùng một cái thìa để múc canh hoặc mắm Nếu người Việt ăn chung mâm, người Hàn lại ăn chung bàn Mọi món ăn được dùng khay để bưng ra, nhưng lại được sắp lên bàn chứ không sắp vào mâm như người Việt.

Văn hóa ẩm thực người Việt thể hiện rõ nét triết lý phương Đông, đề cao sự hòa hợp và cân bằng âm dương, thể hiện rõ nét ở tập quán dùng gia vị rất hài hòa

và ứng hợp chuẩn “Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi , con

chó khóc đứng khóc ngồi, bà ơi đi chợ mua tôi củ riềng…” Việc sử dụng các món

ăn đồ uống như một vị thuốc cho cơ thể - sự cân bằng giữa con người – môi trường tự nhiên thông qua ăn uống, sử dụng nguyên liệu chế biến và thưởng thức theo từng vùng khí hậu, từng thời điểm và theo mùa

Ở người Hàn cũng vậy, các món ăn dùng rất nhiều ớt và ớt bột làm nguyên liệu gia giảm Hầu như, tất cả các món ăn của họ đều có vị cay của ớt Người Hàn quan niệm ăn ớt vào mùa đông sẽ nóng người lên; ăn vào mùa hè, ớt nóng sẽ làm mồ hôi chảy ra, cĩ tác dụng giải nhiệt trong cơ thể

Ở người Việt, xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, đã hình thành nên một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng: bữa ăn chính và không thể thiếu của người Việt là

cơm tẻ, được sử dụng hàng ngày, không bao giờ chán.

Đối với người Hàn, bữa ăn của họ cũng có những nét tương đồng so với

người Việt Đó là bữa ăn thường có cơm (米 - mễ) là món chính (正 食 - chính

thực), rau, các loại dưa và canh là các món ăn kèm Đối với người Hàn, gạo là thứ lương thực tốt nhất và bán được giá, nên nông dân thường bán gạo để mua lại các loại ngũ cốc rẻ hơn để dùng như lúa mì, kê Người Việt cũng vậy, nền kinh tế thị trường và do nhu cầu của xã hội những sản phẩm đặc sản làm ra họ không để lại dùng, mà bán đi để mua những loại rẻ hơn và được nhiều hơn

Người Việt cũng như người Hàn đều coi cơm là món chính trong bữa ăn Đối

với người Việt, trong cơ cấu bữa ăn bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa

nông nghiệp lúa nước Người Hàn có câu:“một hột cơm đuổi được mười con quỷ”, tương đương với câu nói của người Việt “cơm tẻ là mẹ ruột”, “lòng người sinh ra từ

hũ gạo” tương đương với “có thực mới vực được đạo”; “ ăn cơm chín nói lời sống”

tương đương với “người nói năng bộp chộp”; “gã chết đói trước bát cơm” tương đương “người lười há miệng chờ sung”, “ôm cây đợi thỏ…” [30].

Cũng như người Việt, ngoài món chính là cơm, còn rất nhiều các món ăn khác, người Hàn gọi là món ăn kèm Ngoài cơm, món ăn Hàn không giống với các

món ăn của các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản… Người Hàn sử dụng một số loại gia vị đặc biệt, nhờ thế mà có sự phân biệt giữa món ăn của người Hàn với một số nước láng giềng Việc sử dụng phụ gia như tỏi, tiêu đỏ, hành

Trang 24

xanh, dầu mè, nước tương xì dầu làm cho món ăn Hàn có mùi thơm lừng và có thể nhận ra một cách dễ dàng Tuy nhiên, họ lại không thích hoặc ít sử dụng rau thơm trong chế biến và trong các bữa ăn như người Việt Người Việt và người Hàn đều cĩ

chung một mĩn ăn khối khẩu: - thịt chĩ.

Ngoài món kim chi, món đậu tương (doenjang) với khả năng chống ung thư

cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng Hàn Quốc ngày nay Người Hàn thường làm món đậu tương ngay tại gia đình Đặc điểm này cũng giống với nhiều người Việt ở nhiều địa phương khác nhau Đậu tương cũng được sử dụng hàng ngày trong mỗi bữa ăn của người Việt Thậm chí, đậu tương được chế biến làm nhiều món ăn khác nhau như: tương, đậu hũ, đậu khuôn, sữa đậu…

Người Hàn ăn ba bữa một ngày, mặc dù các bữa sáng, trưa và tối chỉ khác

nhau về số lượng các món thức ăn gọi là panchan trong mỗi bữa ăn Trong mỗi bữa

ăn người Hàn thường chuẩn bị chừng 6 món cho bữa sáng, 12 món cho bữa trưa và gần 20 món cho bữa tối Mỗi bữa ăn thông thường có cơm, một món dưa chua (kim chi ) và canh Điểm này khác với người Việt, thông thường người Việt cũng ăn từ 2 – 3 bữa Trong bữa cơm có cơm, canh, cá hoặc thịt (chất đạm) và đặc biệt không thể thiếu là mĩn rau

Rau của người Việt rất phong phú và được tận dụng làm thức ăn rất nhiều như rau khoai, rau muống, cải….các loại củ được trồng ở các vùng nông thơn Trong bữa ăn của người Việt thường không nhiều món như người Hàn Mâm cơm có thể có từ 2 – 3 món hoặc nhiều hơn thì 4 – 5 món Cơ cấu mỗi bữa ăn cũng khác Bữa trưa của người Việt là bữa chính, phải ăn no để có sức khỏe làm việc Bữa sáng - ăn nhẹ, bữa tối - ăn ít hơn bữa trưa(* 3)

Về bữa ăn thường ngày của người Hàn và người Việt cũng có những điểm giống và khác nhau Ơû người Hàn, món ăn kèm rất phong phú, đa dạng, nhưng bữa ăn hàng ngày của họ lại chỉ có cơm, kim chi, canh, rau, cá nướng, thịt Trong bữa ăn Hàn có một sự tương phản rất rõ: cơm nhạt phải đi với món mặn, rau trộn nguội phải đi kèm với canh nóng

Ở người Việt điều này cũng mang những nét đặc trưng riêng, bữa ăn thường gắn liền với triết lý âm dương Trong bữa ăn phải có âm, có dương, thịt là dương, rau củ là âm Tính hài hòa giữa trời và đất thể hiện rất rõ trong bữa ăn hàng ngày Đặc biệt bữa ăn không thể thiếu rau xanh, cho dù bữa cơm có thiếu thịt cá, nhưng món rau, canh thì không thể thiếu Do truyền thống trọng nông, nên trong bữa ăn của người Việt yếu tố cây nhà lá vườn vẫn rất đậm nét Có thể vài ba mớ rau cũng có một bữa ăn rất ngon, rau được chế biến rất nhiều cách, rau luộc, rau xào, rau

3 * Thói quen ăn nhiều vào bữa trưa và ăn ít hoặc không ăn vào bữa sáng của người Việt đã thay đổi trong giai đoạn hiện nay Bữa sáng đã được duy trì nhiều hơn, đặc biệt là ở thành phố có điều kiện kinh tế.

Trang 25

trộn, rau sống… Ơû người Hàn rau được chế biến thành món kim chi rất nổi tiếng nó, được coi là mĩn ăn khơng thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Hàn.

1.2.1.3 Ứng xử của người Việt và người Hàn qua văn hóa ẩm thực.

Người Việt quan niệm: “lời chào cao hơn mâm cỗ Bữa ăn của người Việt

thường bắt đầu bằng lời mời cơm: “ mời gia đình mời cơm, mời ông bà bố mẹ anh chị mời cơm, hay mời bác xơi cơm…” Ở người Hàn cũng vậy, lời chào hỏi của

người Hàn đó là “Bab mok kot soyo ? (“Anh đã ăn cơm chưa ?”) Khi được hỏi câu

này, người khách phải nói thực Nếu đã ăn rồi thì thôi, còn nếu chưa ăn, chủ nhà sẽ dọn cơm cho khách

Về cách cư xử bên bàn ăn của người Việt và người Hàn cũng có những tương đồng Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, những người đàn ông trong nhà bao giờ cũng được quyền ăn trước, còn phụ nữ phải chờ xem có cần lấy thêm thức ăn cho họ nữa không Sau khi đàn ông ăn xong, thì trẻ con và phụ nữ mới được ăn Đôi khi trẻ con và phụ nữ phải ăn trong bếp, đàn ông ăn ở phòng khách Tuy nhiên, các gia đình Hàn hơm nay cả nhà ngồi ăn chung với nhau

Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình Theo truyền thống, khi người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn, những người khác mới lần lượt làm theo Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, không nhấc bát lên khỏi bàn Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt bên phải cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái Đũa, thìa đặt bên phải bàn

Hiện tượng này cũng giống như xã hội Việt truyền thống, khi mà tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nề Phụ nữ không được ngồi ăn chung với nam giới và ngồi cùng bàn với khách Ngày nay, tư tưởng này ở người Việtkhông còn Cả gia đình quây quần trong bữa ăn, tạo ra một không khí ấm áp

Ở người Hàn không ai được phép ăn trước người lớn tuổi nhất khi mà người đó chưa động đũa Mặc dù người Hàn ít khi hoặc không nói chuyện trong bữa ăn, nhưng trong phòng ăn lại ít khi được yên tĩnh Đó là thói quen thưởng thức bữa ăn của người Hàn có đặc điểm rất kì Người ta ồ à để thể hiện sự hài lòng, húp canh hay húp mỳ soàm soạp đã trở thành một thói quen Cũng như vậy, người Hàn cao tuổi thường ợ to sau bữa ăn để thể hiện sự hài lòng

Đối với người Việt, trong một bữa ăn thường hay nói chuyện với nhau, chuyện gia đình, xã hội… tạo ra một không khí ấm cúng trong bữa ăn Nếu như bữa ăn mà không có tiếng nói thì thật là buồn như đưa đám Người Việt khác người Hàn ở chỗ: họ không ồ à để khen món ăn ngon cũng không ợ to để biểu thị bữa ăn ngon mà thường rất tế nhị Sau bữa ăn mọi người vui vẻ hài lòng với bữa ăn và thường có đôi lời khen (cĩ khơng ít trường hợp là khen xã giao): “Bữa ăn ngon quá”

Trang 26

hay “món này ngon và hấp dẫn quá…” - như một lời động viên kịp thời cho người chuẩn bị món ăn thêm mát lòng.

Về việc đãi khách ở người Việt và người Hàn cũng có nhiều điểm lý thú

Người Việt có câu: “khách đến nhà không gà thì gỏi, nhịn miệng đãi khách” ,để tỏ

ý chủ nhà rất hiếu khách Trong bữa ăn mời khách cả người Hàn và người Việt đều khiêm tốn nói: “Đây là bữa cơm rau”, “có gì ăn nấy”, hay “cây nhà lá vườn” để tạo cho khách luôn được tự nhiên trong bữa ăn (khơng phải áy náy liệu mình đã gây tốn kém cho chủ nhà hay khơng)

Khách khứa luôn được tiếp đãi hào phóng trong các ngôi nhà Hàn tộc Người ta luôn nấu những món thật cao sang, chuyện đắt rẻ không thành vấn đề Người Hàn rất lấy làm vinh hạnh khi làm cho khách được hài lòng Các bà chủ nhà thường thích thú khi thấy các vị khách khen ngợi món ăn mình nấu và sự tiện nghi của ngôi nhà mình Trước bữa ăn người ta luôn mời thức uống ngoài phòng khách Sau đó khách được mời vào dùng bữa trong phòng ăn của gia đình Những ai được mời dùng cơm trong phòng ăn của gia đình đều mặc nhiên hiểu rằng họ được đón tiếp thân mật như người nhà

Người Việt và người Hàn đều có điểm giống nhau ở việc tiếp đãi khách Họ đều muốn vị khách của mình hài lòng khi đến thăm bằng cách mời cơm Người

Việt có câu: “ăn trông nồi ngồi trông hướng” Khách được mời ngồi đối diện với

chủ ở vị trí trung tâm Khi tiếp khách, chủ nhà thường đon đả gắp các món ăn cho khách Người khách thường đáp lại tình cảm của chủ nhà bằng sự tế nhị Khi ăn không nên ăn chậm quá làm người khác phải chờ, cũng không nên ăn quá nhanh để không mang tiếng tham ăn Không nên ăn hết thức ăn trong đĩa, không được ăn thừa thức ăn trong bát… Người Hàn cũng vậy, khi ăn khách cũng thường để lại một chút thức ăn, coi đó như là sự đầy đủ của chủ nhà đối với khách Người Hàn rất vui khi khách xin thêm thức ăn, họ coi đó là sự may mắn vì món ăn được nấu rất ngon

1.2.1.4 Những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

Về đồ ăn, tuy ngũ cốc chính cũng là cơm gạo, nhưng khác với người Việt, ở người Hàn vai trò của các loại ngũ cốc khác cũng rất lớn Rất nhiều loại bánh, món ăn… được làm từ kê, cao lương, mì mạch Do biển bao quanh 3 mặt, nên người Hàn ăn nhiều hải sản, nhất là các mĩn gỏi (cá sống) Cá sông được ít được sử dụng Các mĩn ăn của người Hàn thường cĩ các vị chua và cay, nhất là mĩn kim chi Kim chi có tác dụng kích thích vị giác và giúp tiêu hóa tốt Cay vì dùng nhiều gia vị ớt, tỏi, hành… cho phù hợp với xứ lạnh Ớt không chỉ được dùng nhiều trong bữa ăn mà còn được dùng đề làm kim chi, vì thế nhu cầu về ớt là rất lớn

Con gái, đặc biệt là con dâu Hàn, đều phải học nấu ăn Sau khi về nhà chồng, các cô dâu đều được mẹ chồng huấn luyện rất kỹ để nấu món ăn hợp khẩu

Trang 27

vị mọi người trong gia đình Người con dâu biết nấu ăn ngon được xem là người khéo tay, đảm đang.

Tính tôn ty thể hiện rất rõ trong việc bố trí bàn ăn và nghi thức bữa ăn truyền thống Ở Hàn Quốc người già luôn được kính trọng nhất Trong bữa ăn người Hàn cũng ít nói chuyện tạo nên sự trang nghiêm

1.2.1.5 Về đồ uống của người Hàn và người Việt

Cả người Hàn và người Việt đều sử dụng rượu trong các bữa tiệc vui, bữa ăn thường ngày và những ngày lễ tết Việc sử dụng rượu trong văn hóa ẩm thực của người Hàn và người Việt cũng có nhữngđđiểm tương đồng và dị biệt Người Việt

thường thích rượu gạo (rượu được chưng cất từ gạo), bởi đây là loại rượu ngon, đậm đà và dễ uống Người Hàn thường dùng rượu soju và một số loại rượu khác Theo thống kê năm 1997, bình quân một người Hàn uống hết 120 chai rượu soju,

12 bình rượu makkeolli, 1 chai wisky và 204 lon bia[58; 74],

Việc uống rượu ở người Hàn có những quy định khắt khe Trước hết, phải rót một ly cho người cùng uống trước khi rót cho mình Người có địa vị thấp hơn phải mời người có địa vị cao hơn; nếu địa vị và tuổi tác lệch nhau quá xa, phải nâng ly bằng hai tay, hoặc tay phải cầm ly, tay trái đỡ phía dưới tay phải Người được nhận

ly rượu đó cũng phải đáp trả lại tương tự như vậy Khi ly đã sang tay người nhận, người mời sẽ rót rượu vào ly Khi người đó uống xong ly của mình, theo tục lệ, cái

ly sẽ được chuyển sang người khác Những người uống rượu nhất thiết không được rót rượu vào ly còn chưa uống hết

Người Việt thường nĩi: “nam vô tửu như kì vô phong”, “tửu bất khả ép, ép

bất khả tư ø Với người Hàn, không uống cũng không sao, nhưng nếu sau khi đã

uống một ly mà lại từ chối uống tiếp thì bị coi là người không thích giao thiệp Đối tượng uống rượu ở người Hàn cũng giống như người Việt, có nhiều độ tuổi thích uống và cả nam và nữ đều có thể uống, thậm chí cĩ người cịn cho rằng - đất nước

Hàn Quốc là một “xã hội khuyến rượu”[58; 74] Người Việt gọi những người hay rượu là “sâu rượu”, người Hàn gọi những người đĩ là “cá voi rượu”.

Ở người Việt văn hóa “ẩm” đã trở thành truyền thống, họ tạo ra nhiều loại đồ uống, trong đó rượu là một đặc trưng Rượu của người Việt có nhiều loại, rượu được chưng cất từ gạo tẻ, rượu nếp - chưng cất từ gạo nếp, rượu thuốc được ngâm từ với các vị thuốc bắc Ngoài ra người Việt còn tạo ra nhiều loại rượu bổ khác từ thực vật và động vật, như rượu chuối hột, rượu rắn, rượu tắc kè, rượu cá ngựa…

Người Việt, người Hàn đều có chung cách chúc tụng trong tiệc rượu Ở

người Hàn, mở đầu bữa tiệc, một người cầm ly đứng dậy nêu lý do, rồi đề nghị: Kan

Trang 28

pe ! (“cạn chén” - 乾 杯 ) Người Việt cũng chúc tụng nhau, đề nghị cạn chén và rất vui khi mọi người uống hết rượu trong chén của mình.

Ngoài rượu, bia, cả người Hàn và người Việt đều thích uống trà Người Việt cũng như người Hàn đều có rất nhiều loại trà Người Hàn có trà sâm, trà xanh, trà ngũ cốc, trà gừng, trà búp… Người Việt cũng dùng trà xanh, trà gừng, chè búp… Uống trà đã được coi là một nét văn hóa độc đáo chuyển thành nghệ thuật thưởng trà của người Việt với khơng ít những quán trà nổi tiếng, nhưng ở Hàn Quốc ít có những quán trà Ở họ khá thịnh hành việc ăn đồ ăn phương Tây và uống cafe

của hai dân tộc Việt – Hàn

Không giống như Hàn Quốc - một dân tộc thuần nhất, Việt Nam là quốc gia

đa dân tộc (54 tộc người), mỗi dân tộc lại có kiểu trang phục của riêng mình Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu để tìm ra những nét tương

đồng và dị biệt trong trang phục truyền thống của người Việt (Kinh) và người Hàn Nếu như người Hàn chỉ có một loại trang phục truyền thống duy nhất là hanbok (gọi chung cho cả nam và nữ) thì áo dài, áo the (cho nam), áo tứ thân, áo bà ba là

những trang phục mang đậm truyền thống văn hóa Việt

* Những nét tương đồng

1 Trước hết, trang phục truyền thống của người Việt và người Hàn đều chứa đựng trong đó những nét văn hóa mang bản sắc riêng của từng dân tộc, thông qua trang phục truyền thống, có thể phân biệt được tộc người này với tộc người khác

2 Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo nên trang phục truyền thống người Việt và người Hàn đều thể hiện sự kín đáo - một nét văn hóa Á đông

3 Trong cuộc sống hiện đại, do ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế thị trường, tốc độ làm việc cao, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nên trang phục truyền thống ở cả người Việt và người Hàn không còn là thường phục, mà tập trung chủ yếu vào các dịp lễ hội hoặc khi có sự kiện lớn nào đó

4 Dù là truyền thống, song trong quá trình phát triển, những trang phục này vẫn có những cải biến cho phù hợp với cuộc sống thực tế của từng thời đại

4.1 Trước hết đối với hanbok

Hiện nay, hanbok nam gồm bốn phần chokori, pachi, tokki và turumaki (có khi được thay bằng makuja) Chokori là áo vét mỏng phủ qua hông, tay dài, có dây cột trước ngực Pachi là quần dài, phần trên rộng, dưới hẹp, có dây vải thắt chặt ngang lưng và dây vải buộc ở ống quần Tokki là áo khoác không có tay Turumaki

là áo khoác được mặc bên ngoài, tay dài, có day thắt hình chiếc nơ trước ngực

Hanbok nữ gồm chokori, chima, turumaki và pachi Chokori nữ giống với chokori

Trang 29

nam, nhưng ngắn hơn (chỉ đến ngực) có hai dải vải (kkưn) dài buộc chặt vào nhau

Turumaki là áo khoác dài đến chân, có thắt nơ ở trước ngực mặc ở ngoài cùng

Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, hanbok đã có những thay đổi nhất định Thời Koguryo, với những bức tranh trên các ngôi mộ cổ đã cho thấy hanbok

nam có loại áo khoác ngoài chokori với chiều dài đến mông đồng thời có sự kết

hợp với dây thắt lưng Tất cả các phần áo đều liền một mạch và kiểu cổ thẳng

Phần tay áo của chokori hẹp và đây là kiểu áo thịnh hành trong thời kỳ này Khi

văn hóa Hán du nhập vào bán đảo Hàn, kiểu áo tay rộng của họ cũng ảnh hưởng đến hanbok của người Hàn Các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng, giới thượng lưu

của người Hàn là giai cấp đầu tiên mặc áo khoác chokori tay rộng như người Hán.

Thời Koryo, việc mặc y phục màu trắng khá phổ biến Đến hậu kỳ Koryo,

chokori được may ngắn lại và nét đặc trưng hơn cả là ống tay hẹp Nhiều nhà

nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân của sự thay đổi này là do ảnh hưởng của Mông

Cổ Sang thời đầu thời đại Choseon, chokori của phụ nữ có chiều dài bằng với nam

giới, ống tay áo dài Đến trung kỳ Choseon, lưng và tay của chokori lại ngắn hơn, ống tay áo hẹp, chiều dài cổ áo cũng ngắn hơn Đặc điểm của chokori hậu kỳ Choseon là chiều dài thân áo chưa bằng một nửa ban đầu, tay áo tiếp tục ngắn đi, ngực áo hẹp, bề rộng phía sau áo cũng vậy

So với các bộ phạn khác của hanbok, váy là bộ phận ít biến đổi nhất theo

theo thời gian Trước thời Tam quốc, váy được người ta sử dụng thuật ngữ kun - quần Đến thời Tam quốc, nó được gọi là sang (gồm pyosang – “váy ngoài”,

naesang – “váy trong”) Thường ngày, người Hàn mặc váy ngắn, nếu đi lễ hội thì

có váy dài và những vật trang trí thêm Đến thời Koryo, chủ yếu là các loại váy dài Thời Choseon, sự thay đổi của váy cũng chủ yếu là về độ ngắn dài

4.2 Trang phục truyền thống Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, trang phục truyền thống của Việt Nam gồm nhiều loai như áo tứ thân, áo the, áo bà ba, áo dài Trong phần minh chứng cho điểm tương đồng về sự biến đổi trong trang phục truyền thống người Việt và người Hàn, chúng tôi chỉ tập trung vào sự biến đổi của áo dài

Trước hết, cĩ người cho rằng, khởi nguồn của áo dài chính là dạng áo tứ thân và dạng nguyên thủy nhất của loại áo này được khắc trên mặt trống đồng - loại trống được tìm thấy ở Ngọc Lũ (Hà Nam), sơng Đà (Hòa Bình)

Cho đến thời Nguyễn, áo dài Việt Nam đã có những biến đổi đáng kể Đến hết thế kỷ XVIII, phong cách ăn mặc của người Việt vẫn chịu anh h̉ ưởng của văn hóa Trung Hoa Song, với mong muốn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đưa ra quy định về cách ăn mặc của người dân Theo đó, cả nam và nữ phải mặc áo ngắn tay, cổ cao và che kín thân Sau đó chúa Nguyễn

Trang 30

đã kết hợp cả hình dáng của chiếc áo dân tộc Chăm với chiếc sườn sám của Trung

Hoa để tạo ra chiếc áo đặc trưng của Việt Nam

Năm 1930, họa sĩ Cát Tường đã thiết kế chiếc áo dài “Le Mur” theo phong cách phương Tây với tay áo to rộng, cổ áo bồng như lá sen Qua Tạp chí Phong

Hĩa, kiểu áo này đã được phổ biến rộng rãi Cổ áo may hình tim có đính thêm nơ,

vai áo phồng và cúc áo được may phía trên vai phải Tuy nhiên, áo Le Mur có

phong cách táo bạo nên hầu như chỉ có giới thượng lưu và nghệ sĩ mặc Dần dần, kiểu áo Âu hóa này không còn tồn tại Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc

áo Le Mur bằng cách rút bớt những nét lai căng Âu hóa, đưa vào những yếu tố

truyền thống để tạo thành chiếc áo dài tân thời Đây được xem là nguồn gốc của chiếc áo dài hiện đại Năm 1960, do ảnh hưởng của phương Tây nên loại áo dài mới với tay áo dài, quần rộng xuất hiện: một tà đằng sau, còn tà trước chia đôi, cúc được đính từ cổ xuống ngực, ống quân rộng theo kiểu Tây

Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, áo dài được may theo yêu cầu của từng cá nhân, kiểu dáng, màu sắc của loại áo này càng phong phú Phần ngực và tay áo được may loại vải mỏng, nhẹ tạo ra sự thanh thoát Các loại vải với nhiều kiểu dáng hoa văn được sử dụng nên có nhiều loại áo cao cấp Từ đó, người Việt cũng phân chia ra các loại áo mặc thông thường, mặc biểu diễn, mặc dạ hội, v.v… Hiện nay, chiếc áo dài đã trở thành niềm tự hào của người Việt và mang tính đại chúng

3 Các trang phục truyền thống của người Việt như áo dài (áo the của nam), áo bà ba đều được may đơn giản hơn và số lượng các bộ phận cũng ít hơn

Trang 31

4 Về phụ trang, so với trang phục truyền thống của người Việt, các phụ trang trong trang phục truyền thống Hàn nhiều hơn và gần như không thể thiếu Ở người Việt, khi mặc áo dài, họ cịn kèm thêm chiếc nón lá Đây không phải là phụ trang mà chỉ là cách ứng xử với môi trường tự nhiên khi trời nắng/mưa Ngày nay,

do điều kiện kinh tế khá giả, nhiều người có thêm bông tai, lắc tay, xuyến, giỏ xách tay… để tăng thêm vẻ sang trọng Khi mặc áo bà ba, nam nữ Nam bộ thường kèm theo chiếc khăn rằn, độ dài khoảng 1,2m; bề rộng chừng 40-50cm;ø màu đặc trưng là đen trắng với các đường sọc ngang dọc tạo ra vô số các ô vuông nhỏ; chiếc khăn rằn đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục truyền thống của người Việt ở Nam bộ

So với người Việt, trang phục truyền thống của người Hàn dường như cầu kỳ

hơn không chỉ về cách cắt may, số lượng các bộ phận (chokori, pachi, tokki,

turumaki…) mà cả về phụ trang/trang sức Tuy nhiên, trang sức truyền thống Hàn

không phải làm bằng vàng bạc hay một thứ kim loại nào khác mà đơn giản chỉ là những miếng đan đeo cổ với kỹ thuật đan đạt đến độ tinh xảo, sự sáng tạo của các hoa văn độc đáo và sự kết hợp màu sắc hài hòa Một số phụ trang tiêu biểu đi kèm với hanbok gồm có:

Unekichilbonorige (trang sức thất bảo uyên ương kỳ): gồm có 3 lọn chỉ tam

tài tượng trưng cho trời-đất-người Ở mỗi lọn chỉ đính thêm một đôi vịt, một cặp viên đá hình giọt nước và một cặp chim uyên ương Vì hanbok không có túi, nên

cả nam nữ người Hàn khi mặc đều mang thêm túi gọi là chumoni (túi phương sắc) Ngoài ra còn có miếng tam thiên chủ (milhwasamchonjunorige).

Tóm lại, cũng như nhiều nét văn hóa khác, trang phục phục truyền thống Việt, Hàn đã và đang góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia Tuy nhiên, trong nhịp sống của xã hội hiện đại, những trang phục truyền thống đã

không còn phổ biến trong cuộc sống thường nhật (nhất là hanbok) Để có thể bảo

lưu và phát triển loại trang phục truyền thống, vấn đề không phải là yêu cầu người dân mặc nó thường xuyên mà ở chỗ phải giáo dục ý thức yêu thích cũng như nhận thức được cái đẹp của trang phục truyền thống và thể hiện trong đời sống thường nhật một cách thường xuyên hơn

1.2.3 Tương đồng và dị biệt trong kiến trúc dân gian

giữa 2 dân tộc Việt , Hàn

1.2.3.1 Nhìn chung, nhà cửa truyền thống ở 2 dân tộc Hàn, Việt cĩ nhiều điểm

tương đồng, bởi họ cùng “giải những bài tốn” giống nhau trước hồn cảnh tự nhiên

và sinh hoạt kinh tế, văn hĩa gần nhau: Cả 2 dân tộc đều ở nửa bán cầu Bắc thuộc khu

Trang 32

vực Đông Á, đều đối diện/ bao quanh bởi biển cả, đều lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm sinh kế chính, đều tập nhiễm khá sâu đậm văn hóa Trung Hoa,…

Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất trong nhà cửa truyền thống của 2 dân tộc

(nhà, chíp) là tương tự như nhiều dân dân tộc ở Đông Á và Đông Nam Á khác, chúng đều được thiết kế, xây dựng dựa trên nguyên lý khung cột chịu lực [86a], do vậy,

tường /vách chỉ đóng vai trò ngăn cách không gian trong và ngoài nội thất hoặc chia không gian nộn thất ra từng phòng (chứ không tham gia gánh đỡ trọng lực của bộ mái) Chính bộ khung cột vững chắc mới đảm bảo cho những kiến trúc vật của họ chống chọi với nhiều cơn bão nhiệt đới hàng năm vẫn “đổ bộ” vào lãnh thổ của 2 dân tộc Vật liệu sử dụng chủ yếu là gỗ, tre, nứa, lá,…- những nguồn nguyên liệu thực vật,

ít sử dụng đất, đá trong xây dựng Mái nhà ở 2 dân tộc đều được lợp bằng các chất liệu sẵn có tại địa bàn cư trú, phổ biến nhất là rơm rạ Nhìn chung, do mức sống thấp,

ở họ nhu cầu “thiết thực” lấn át cả nhu cầu thẩm mỹ trong các kiến trúc dân gian

Xem xét bình đồ của các kiến trúc dân gian ở 2 tộc người, chúng tôi còn bắt gặp một bố cục rất thường gặp ở họ - bố cục theo kiểu chữ “L”, có nghĩa mỗi gia đình Hàn, Việt đều sống trong những khuôn viên, trong khuôn viên đó thường có 2 kiến trúc vật (một ngôi nhà chính và một ngôi nhà phụ) tổ hợp vuông góc với nhau

1.2.3.2 Bên cạnh những điểm tương đồng, trong kiến trúc dân gian giữa 2 dân tộc cũng tồn tại không ít những điểm dị biệt, liên quan tới những điều kiện và nhu cầu cụ thể của mỗi tộc người, chẳng hạn, nhìn chung khí hậu Hàn Quốc lạnh hơn, nhất là về mùa Đông, do vậy nhu cầu suởi ấm trở thành một công năng bắt buộc đối với ngôi

nhà truyền thống ở họ Điểm khác biệt dẽ nhận thấy nhất là hệ thống lò sưởi gầm sàn

ở những ngôi nhà Hàn không hề bắt gặp ở người Việt Lý do, ở người Việt không phải đối diện với nhiệt độ dưới không như ở người Hàn Và điều đó cũng lý giải tại sao những ngôi nhà ở người Hàn kín đáo hơn so với ngôi nhà ở người Việt Nói một cách khác, nhà ở người Hàn thiên về “nguyên lý đóng”(kín đáo), trong khi đó nhà của người Việt thiên về “nguyên lý mở”(dưới vách thường có ngạch, trổ nhiều cửa sổ, và nhiều trường hợp phần trên có song,…), nhằm đối phó với cả một mùa hè nóng bức, nhiệt độ nhiều lúc lên tới 390C

Cũng liên quan tới đặc điểm trên, có thể nhận thấy nhà cửa ở tầng lớp trung

lưu người Hàn (yang ban) thường có bố cục hình chữ “khẩu”: 4 kiến trúc vật tổ hợp

theo một hình vuông, ở giữa có sân chung (phía trước là cổng) Điều này hoàn toàn không bắt gặp ở người Việt, kể cả ở tầng lớp địa chủ Lý do có thể bắt đầu từ “mức độ” và phương thức tiếp thu văn hóa Hán ở 2 tộc người không đồng nhất Không mấy

Trang 33

khó khăn để nhận thấy bố cục tổ hợp không gian cư trú theo hình chữ khẩu là thường bắt gặp ở tầng lớp trên người Hán và các yang ban Hàn tộc đã “bắt chước” lối kiến trúc đó Song bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, điều kiện khí hậu Hàn Quốc chấp nhận

bố cục đó, điều kiện khí hậu Việt Nam không chấp nhận được lối bố cục như vậy

(khẩu ngữ dân gian nói: có mà chết sốt) Điều này không chỉ thể hiện trong kiến trúc

truyền thống, mà ngay trong kiến trúc hiện đại, ở Việt Nam cũng rất ít có bố cục ở dạng thức này Ngay cả dạng bố cục hình chữ “U” - một dạng bố cục tương đối phổ biến ở người Hàn, ở người Việt cũng rất ít gặp

Bố cục không gian nội thất trong ngôi nhà truyền thống Việt và Hàn cũng có không ít những điểm khác biệt Không gian nội thất ở ngôi nhà Việt thường mang tính cộng đồng, ít ngăn ra thành từng phòng (trừ một gian buồng dành cho bà chủ nhà) Thậm chí, ngay cả hiện nay, trong nhiều trường hợp, không gian riêng cho một số cá nhân cũng chỉ ngăn cách bằng những tấm “ri-đô” rất hình thức Điều này có thể bị chi phối bởi yếu tố khi hậu, việc ngăn các phòng kín sẽ khá ngột ngạt, song lý do quan trọng hơn là người Việt ít quan tâm tới nhu cầu sinh hoạt cá nhân - một điều rất bất tiện đối với phụ nữ hôm nay Trong khi đó, không gian nội thất trong ngôi nhà Hàn được phân ra thành từng phòng dành cho các sinh hoạt và đối tượng khác nhau Ở vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà Việt (gian giữa) là bàn thờ gia tiên

Kết cấu khung cột và kỹ thuật gá lắp các bộ phận trong bộ khung cột, nhất là các kết cấu gỗ) giữa 2 dân tộc Hàn, Việt cũng không hoàn toàn giống nhau Tuy chưa

có điều kiệm kiểm chứng thực tế, song căn cứ vào các bức vẽ và tư liệu ảnh, có thể khẳng định bước đầu là: Khác với người Việt, kết cấu bộ khung cột trong kiến trúc

dân gian Hàn không theo dạng vì kèo, tức lấy liên kết ngang làm chủ đạo Kỹ thuật gá

lắp các bộ phận của bộ khung cột ở người Hàn đơn giản hơn so với người Việt Ở

người Hàn không thấy kỹ thuật mộng thắt (một dạng “khóa” đặc biệt, bởi một khi đã

“xuống thắt” kêt cấu gỗ gần như “bất di, bất dịch”); trong khi đó ở những công trình

đền miếu, họ thường sử dụng kỹ thuật đấu củng ở người Hán - một kỹ thuật hầu như

không bắt gặp ở người Việt

Trong số các tiện nghi sinh hoạt truyền thống, người Hàn ngủ trực tiếp trên sàn nhà Nhiều sinh hoạt khác cũng diễn ra trực tiếp trên sàn Do vậy ở họ không có

giường, mà thay vào đó là nệm Ở họ cũng không có ghế, họ ngồi hoặc quỳ trực tiếp

trên sàn Trong khi đó ở người Việt, giuờng là yếu tố không thể thiếu (cho dù là giường tre ọp ẹp), trong khi nệm là yếu tố xa lạ trong văn hóa truyền thống Việt Ghế hay chõng tre cũng rất phổ biến ở Việt tộc

Trang 34

Một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy trong kiến trúc dân gian Hàn, Việt là trong các làng quê Hàn Quốc khơng hề bắt gặp những kiến trúc vật cơng cộng

như đình làng ở người Việt Khơng ít người Hàn khi thăm quan các kiến trúc đình

làng của người Việt đã phải trầm trồ trước bộ khung với những cây cột gỗ một người

ơm khơng xuể Điều này cĩ thể giải thích qua tín ngưỡng thành hồng ở người Hàn - Thành hồng Hàn chỉ “ngụ” tại những ngơi miếu nhỏ hoang sơ ở bìa rừng và trong nhiều trường hợp chỉ là những đống đá

Chương II

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG VĂN HĨA PHI VẬT THỂ (INTANGILE) GIỮA 2 DÂN TỘC HÀN, VIỆT2.1 Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn học dân gian

Người Việt và người Hàn có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, trong đó có văn học dân gian Bên cạnh đĩ, văn học dân gian Việt và Hàn cũng có những nét khác biệt làm nên bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc, thể hiện rõ nét qua một số thể loại tiêu biểu như thần thoại, cổ tích

2.1.1 Truyện thần thoại

- Sự tương đồng về nội dung

Người Việt và người Hàn luôn tự hào về kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng với nhiều thể loại; trong đó, truyện thần thoại phản ánh một cách kỳ diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, quá trình dựng nước và sinh hoạt xã hội của cư dân cổ của mỗi dân tộc Bằng tư duy suy nguyên thần thoại, người xưa đã tìm cách giải thích vũ trụ, vạn vật được ra đời từ đâu, bắt đầu hình thành như thế nào, nguồn gốc của loài người, con người đấu tranh để trinh phục tự nhiên ra sao… Tất cả đều thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tài trí và sức mạnh của con người

* Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc tộc người

Người Việt có truyện Thần Trụ Trời phản ánh khá rõ quan niệm của người

Việt cổ về nguồn gốc và quá trình hình thành vũ trụ, thiên nhiên Nhân vật vị thần được tưởng tượng với những nét chấm phá ban đầu qua những hình tượng cụ thể, vừa sống động, hồn nhiên, vừa vươn tới dạng khái quát của tư duy triết học thuở ban đầu Từ một thực thể mịt mùng, tối tăm, một vị thần to lớn đã sinh ra, chân

Trang 35

đạp đất, đầu đội trời lên, xây cột đá chống trời, tạo nên trời tròn đất vuông Đến

với truyện Khai thiên lập địa của người Hàn, thế giới nguyên sơ cũng được hình

dung là một khối hỗn độn, mờ mịt, trời – đất, âm – dương chưa được phân định Người phân cách trời và đất, sáng tạo ra các ngôi sao trên bầu trời là Phật tổ Như Lai Khi đã phân định được trời và đất, thế giới không thể mãi tối tăm, mù mịt do vậy phải có ánh sáng Cũng từ đó, ngày và đêm được phân biệt rõ ràng gắn với sự xuất hiện của mặt trời duy nhất và mặt trăng duy nhất để tạo nên sự cân bằng trong thế giới tự nhiên cùng với các vì tinh tú Đó cũng là cách trả lời cho câu hỏi:

ai tạo ra bầu trời ? ai sinh ra mặt đất và sự xuất hiện của mặt trăng, mặt trời… được người Hàn xưa quan tâm, lý giải trước tiên

Tạo dựng nên thế giới còn có các vị thần khai sáng, xây dựng vũ trụ được người Việt kể đến như: ông đếm cát, ông tát bể, ông kể sao, ông đào sông… Các vị thần với hành động đơn giản nhưng đã tạo nên biển, sông, núi bằng các hành động như dùng tay đào đất, các hố đào thành biển, các đụn đất quanh hồ thành núi, còn

các vệt ngón tay làm thành sông (Sự tích núi và sông của người Hàn) cho thấy

những trực quan về thực tại khách quan như mặt đất, rừng núi, sông ngòi, biển cả, bầu trời hoà quyện với những huyễn tưởng về mọi điều chưa biết ở dưới đất, trong rừng, dưới biển, trên trời đã tạo ra một hình dung về không gian của thần thoại

Trong các tầng, các thế giới của vũ trụ thần thoại, thế giới trần gian, môi trường sống trực tiếp của con người được dân gian Hàn, Việt quan tâm, giải thích nhiều hơn Trần gian với tất cả cảnh quan tự nhiên như sông, núi, biển cả, đồng bằng, cao nguyên, đặc biệt là sự xuất hiện của con người đã được thần thoại tìm ra cách giải thích Dân gian Việt, Hàn đều có truyện thần thoại về nguồn gốc tộc

người như Sự tích một trăm trứng (Việt), truyện Nạn hồng thuỷ và sự sinh sôi của

loài người, truyện Mokdo Ryung và nạn hồng thuỷ (Hàn)

* Thần thoại về hiện tượng tự nhiên

Người Việt có nhiều truyện về hiện tượng tự nhiên như truyện Nữ thần mặt

trời và mặt trăng kể về hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết là do sự ngoảnh mặt

của trăng, kể về ngày tháng Năm dài, ngày tháng Mười ngắn vì mặt trời thường ngồi trên kiệu có các cô gái khiêng, họ mải chơi vừa đi vừa dừng nên làm cho ngày dài ra Khi kiệu được tốp các cụ già khiêng, luôn làm trọn phận sự, chăm chỉ thì ngày ngắn Còn hiện tượng lũ lụt xảy ra được dân gian giải thích trong truyện

Sơn Tinh Thủy Tinh, hiện tượng từ trên trời rơi xuống từng sợi tơ bay ngang dọc

trên mặt đất từ trung tuần tháng Bảy được lý giải qua chuyện Ả Chức chàng

Ngưu…

Trong Truyện cổ Hàn Quốc có truyện Nhật thực và nguyệt thực giải thích về

hiện tượng tự nhiên Tác giả dân gian Hàn đã tưởng tượng mọi việc diễn ra ở một

Trang 36

quốc gia xa xôi, nơi thượng giới và quan niệm hiện tượng nhật thực và nguyệt thực xảy ra là do người trời tạo nên, người trần gian không thể can thiệp, nhưng con người lại biết cách để thấy được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra.

* Thần thoại về lập nước

Người Việt có nhiều truyện về các thần gắn bó với lịch sử dân tộc như Kinh

Dương Vương và Lạc Long Quân, Sự tích một trăm trứng, Truyện Đổng thiên vương nhưng trong 19 truyện về các thần gắn bó với lịch sử dân tộc chỉ có một

truyện mang nhiều nét tương đồng với các truyện thần thoại lập nước của người

Hàn, đó là thần thoại Chuyện tổ tiên mở nước Truyện kể về người con trưởng của

Lạc Long Quân và Âu Cơ là Hùng Vương thứ nhất tiếp tục thay cha cai quản đất

nước, đặt tên nước là Văn Lang và chọn Phong Châu đóng đô

Truyện thần thoại này có nhiều nét tương đồng với thần thoại Tan Gun của người Hàn ở tên gọi ông vua đầu tiên Người Việt gọi vị vua đầu tiên là Hùng, người Hàn cũng gọi vị vua đầu tiên của đất nước là Huan Ung – Hoàng Hùng,

cũng là ”vua Hùng” Về việc lên ngôi, vua Tan Gun trong thần thoại Hàn Quốc lên ngôi sau vua Nghiêu (Trung Quốc) 50 năm Hùng Vương trong thần thoại người Việt lên ngôi cũng khoảng thời gian ấy Năm đầu của Kinh Dương Vương ngang với năm đầu của Vua Nghiêu (Trung Quốc) [46, 501-502]

- Sự tương đồng về nghệ thuật

Sự hấp dẫn của thần thoại là sự hấp dẫn của nghệ thuật nảy nở trên những điều kiện xã hội sơ khai, tính lãng mạn kết hợp với tính hiện thực Người nghe, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật chính trong các truyện thường là thần Không gian vũ trụ ba tầng: thiên giới – hạ giới – địa phủ là một khía cạnh của yếu tố thần kỳ được tác giả dân gian Việt, Hàn sử dụng nhuần nhuyễn để đạt đến giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Các motif thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa, tạo nên nét đặc trưng của thần thoại

* Xây dựng nhân vật

Nhân vật trong thần thoại của người Việt và người Hàn có các vị thần ở cõi trời phần nhiều tương ứng với các hiện tượng tự nhiên có tác động đến đời sống con người như thần Mặt Trăng, thần Mặt Trời, thần Gió, thần Mưa… các vị thần ở cõi đất như thần Đất, thần Núi; thần ở cõi nước có Thủy thần (còn gọi là Long Vương), Thủy Tề, thần Sông Hành động, tính cách và sức mạnh của các nhân vật đã tạo nên sự hấp dẫn của truyện

Nhân vật thần trong thần thoại dân gian Hàn, Việt được miêu tả có những

suy nghĩ, hành động và mâu thuẫn, xung đột như con người: “Hai bên đánh nhau

Trang 37

ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, phải rút quân về.” (Sơn Tinh Thủy Tinh – người Việt) [35, 128] Trong truyện Mặt Trăng Mặt Trời của người

Hàn, xung đột giữa các nhân vật cũng lên đến đỉnh điểm: thần Mặt Trời không chịu nhường vị trí của mình cho em gái là Hằng Nga, hai bên đánh nhau, trong cuộc hỗn chiến, thần Mặt Trời đã làm em gái bị thương

Ngoài ra, các thần còn được miêu tả có sự khao khát tình cảm như con người: con gái thần nước khi thoát nạn trở về thủy cung luôn nhớ nhung tới chàng trai người trần gian Cô trở lại trần gian tìm gặp và kết duyên cùng chàng, hai

người sống với nhau hạnh phúc trọn đời (Truyện con thần nước lấy chàng đánh cá – người Việt) [35] Nàng công chúa ở truyện Kyun-Hyun và thiên mã của người

Hàn được miêu tả là con của Ngọc Hoàng thượng đế, không thể che giấu tình cảm, sự rung động của mình trước ánh mắt của chàng trai Kuho, tình yêu giữa họ đã nảy nở Khi bị vua cha chia rẽ, họ đau khổ và luôn lo lắng cho nhau Tác giả dân gian kể về những sự việc xảy ra ở một thế giới xa xôi nhưng chính là kể chuyện về cuộc sống đời thường của những con người bình thường Đó là thủ pháp nghệ thuật để họ nói lên những ước mơ, khao khát về một cuộc sống tốt đẹp, có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc riêng

Qua việc xây dựng các nhân vật với sự đối lập về phẩm chất, đạo đức và tính cách, người xưa muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người với người từ xa xưa đã mang tính chất phong phú, đa dạng và phức tạp

Các nhân vật thần thoại mang những đặc điểm khác thường, nhân vật thần thường chung sống với người phàm trần hay là sự kết hợp giữa người với thần thánh hoặc với linh vật Nhân vật là những người con trai khoẻ mạnh, tài năng, đức độ được sinh ra từ sự kết hợp ấy cho thấy từ xa xưa, dân gian đã đề cao vai trò của nam giới Chỉ có nam giới – những người hội tụ đầy đủ tài năng và phẩm chất đạo đức mới đảm nhiệm vai trò quan trọng của một nước Tuy là thần với những nét kỳ diệu, những nhân vật ấy cũng mang đậm dấu ấn trần thế của con người, biểu hiện không chỉ ở hành động mà còn thể hiện ở những nét tâm tình sâu kín ở bên trong, đều biết buồn, vui và khát khao hạnh phúc

* Thời gian, không gian và yếu tố thần kỳ

Trong các truyện thần thoại, thời gian được nói tới bao giờ cũng là thời gian quá khứ và không gian mang tính khái quát, cổ xưa, không gian vũ trụ ba tầng: thiên giới – hạ giới – địa phủ… Tác giả dân gian Việt và Hàn sử dụng thời gian, không gian là một phương tiện nghệ thuật để tạo nên giá trị cho các truyện thần thoại Có truyện tuy không thực sự rõ về niên đại nhưng có thể được xác định xảy

ra vào triều đại nào, giúp người nghe, người đọc hiểu hơn về mạch lịch sử của hai

dân tộc Việt, Hàn Người Việt có Chuyện tổ tiên mở nước kể rằng: “Nhà Hùng

Trang 38

truyền ngôi cho nhau được mười tám đời cả thảy Đó là một thời hưng thịnh của đất nước.” [35,113] Tiếp theo là Truyện nhất dạ trạch kể về sự việc diễn ra vào đời

Hùng Vương thứ ba, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh kể về sự việc diễn ra vào thời

Hùng Vương thứ mười tám

Một số truyện thần thoại về lập nước của người Hàn có mở đầu giới thiệu

về sự việc được kể diễn ra vào triều đại nào như Tan Gun, Nhà Thiện xạ Koguryo,

Oncho và Biryu - thời gian hình thành các quốc gia s khai trên bán đảo Triơ ều Tiên Ngoài ra, các truyện khác, tác giả dân gian không nói rõ về niên đại, thay

vào đó là sự giới thiệu mang tính xác định: “Đây là câu chuyện xảy ra vào thời

vua Thal He khi vua còn đang trị vì.” (Kim Al Chi sinh ra từ gói màu vàng) [45, 23],

hay “Chuyện xảy ra vào thời vua Kyung – Moon, vua đời thứ 48 của Silla mới lên

ngôi chưa được bao lâu.” (Vua Kyung-Moon và Bokdujanggi) [45, 26] Do đó,

chúng ta thấy được thần thoại là văn hoá nguyên thuỷ, là nghệ thuật nguyên thuỷ

và biểu hiện rõ đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian “văn-sử-triết bất

phân” Là những truyện rất gần với lịch sử, được sáng tạo bằng tư duy suy nguyên

thần thoại nên các truyện này vừa mang những chi tiết phản ánh sự thiết lập, tồn tại của các triều đại cổ lại có rất nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường khi lý giải các vấn đề

Yếu tố thần kỳ rất đậm nét trong thần thoại Việt và Hàn, có nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục cổ như tín ngưỡng thờ cây, thờ vật tổ, vật thiêng… Nhân vật là thần hay những con người bình thường được thần thánh hoá với những sự biến hoá thần kỳ Các nhân vật luôn nhận được sự trợ giúp của vật thần kỳ Người Việt

xây dựng nhân vật Quang Phục trong Truyện nhất dạ trạch được tiếp thêm sức mạnh đánh thắng kẻ thù bởi vuốt rồng của thần nhân, Kỳ Mạng trong truyện Thần

núi Tản Viên được Thái Bạch giao cho một chiếc gậy thần, được Long Quân biếu

một quyển sách ước, nhờ đĩ mà cuộc đời của Kỳ Mạng đã đổi khác Nhân vật

chàng trai ở truyện Sự tích các núi Ba Vì và Tam Đảo được sự trợ giúp của chim

xanh nên đã giết chết thần chim ác…

Trong thần thoại Hàn, các vật thần kỳ hỗ trợ, giúp con người vượt qua khó khăn, chiến thắng cái ác đóng vai trò quan trọng, tạo nên sự hấp dẫn của truyện Đó là ngựa thần, kiến thần, muỗi thần hay lá ngải thần, nhánh tỏi thần… Trong

truyện Tan Gun, cây chiên đàn trên núi Thái Bạch là cây linh đàn, nơi ở của các vị

thần trên trời xuống cai quản trần gian Nhờ thần Huan Ung cho 1 lá ngải và 20 nhánh tỏi thần mà con Gấu đã trở thành một cô gái xinh đẹp Như vậy, các sự vật, đồ vật luôn được gắn thêm một sức mạnh thần bí Ánh sáng mặt trời cũng mang

sức mạnh thần kỳ (Nhà thiện xạ Koguryo) Yếu tố thần kỳ giúp người Hàn xưa giải

quyết mọi vấn đề, tạo nên kết thúc truyện như mong đợi của người nghe, người

đọc Truyện Nhà thiện xạ Kguryo không chỉ xây dựng nhân vật Choo Mong được

Trang 39

ra đời một cách thần kỳ (ra đời từ trứng thiêng) mà tài năng, sức mạnh của nhân vật cũng phi thường Khi gặp khó khăn, hiểm nguy thì cá thần, rùa thần đã cùng hợp sức lại tạo nên cây cầu cho đoàn người của Choo Mong vượt sông, thoát nạn

Các loài vật thần kỳ còn có ngựa thần, con ngựa quý mà nhân vật Kyunhyun

có được có thể phi nhanh hơn tên bắn trong truyện Kyun-Hyun và thiên mã Đến với truyện Vua Wangkeun thời Koryo, con vật thần kỳ được dân gian Hàn xây dựng

nên là một con lợn thần có thể nghe và hiểu tiếng người Lợn thần đã chọn cho vợ chồng Chakchegeun mảnh đất tốt để sinh sống Các vật thần kỳ không chỉ giúp cho những nhân vật chính thoát khỏi khó khăn, hiểm nguy hay có được mảnh đất tốt mà nó còn giúp cho nhân vật có thể tìm được hạnh phúc đích thực của cuộc đời,

đó là kiến thần, muỗi thần trong truyện Mokdo Ryung và nạn hồng thuỷ

Sự mang thai thần kỳ và nguồn gốc xuất thân thần kỳ của nhân vật là một trong những yếu tố nổi bật trong các truyện thần thoại Việt, Hàn Nhân vật ra đời từ trứng thiêng, mảnh vải bọc trứng cũng được gắn vào một sức mạnh diệu kỳ

(Nhà thiện xạ Koguryo, Đất nước Kaya - ở người Hàn) Các biểu tượng thần thoại như trứng thiêng, gói thiêng đều phản ánh tư duy, cách giải thích mang màu sắc kỳ

ảo, hoang đường của người nguyên thuỷ, được lặp đi lặp lại, có kết cấu hoàn chỉnh trên cả về nội dung và hình thức, trở thành những motif quan trọng tạo nên giá trị

của truyện thần thoại Nổi bật trong truyện thần thoại Việt, Hàn là các motif: sự

kết hôn, sinh nở thần kỳ, trứng thiêng, gói thiêng (bọc thiêng), và motif về trời…

- Sự khác biệt về nội dung và nghệ thuật

* Sự khác biệt về nội dung

Tín ngưỡng, phong tục được phản ánh rõ nét qua truyện thần thoại Thần thoại về Lạc Long Quân của người Việt là một trong những thần thoại cổ nhất và phản ánh việc thờ giao long làm vật tổ của người Việt

Khác với thần thoại về Lạc Long Quân của người Việt, thần thoại Tan Gun

gắn với tôtem giáo của người Hàn xưa Người Hàn tin vào động vật (gấu) được nhắc tới qua chi tiết gấu hoá người và kết hôn cùng Huan Ung, sinh ra người con

trai là Tan Gun Wang Keum Tan Gun cai quản đất nước 1500 năm

Thần thoại lập quốc của người Việt chỉ có một truyện đó là Chuyện tổ tiên

mở nước, còn trong Truyện cổ Hàn Quốc [45] có 8 truyện thần thoại loại này Nhà

nghiên cứu Kim Yulkyun nhận định: “Trên thực tế, hầu hết các câu chuyện thần

thoại của Hàn Quốc đều thuộc nhóm thần thoại về lập nước…” [46,113] Rõ ràng

đây là điểm khác biệt so với thần thoại của người Việt

* Sự khác biệt về nghệ thuật

Xây dựng nhân vật

Trang 40

Người Việt và người Hàn đều có thần thoại về nhân vật sáng tạo vũ trụ,

nhưng ở các truyện Thần trụ trời của người Việt và Khai thiên lập địa của người

Hàn, nhân vật thực hiện công việc lớn lao ấy mang những nét khác biệt

Truyện thần thoại Hàn không xây dựng nhân vật vị thần to lớn, khổng lồ bỗng nhiên đứng dậy, chân đạp đất, đầu đội trời lên, làm cột đá chống trời như

nhân vật trong truyện Thần trụ trời của người Việt Thần Trụ trời với hành động

đào đất, đá đắp thành một cái cột to, cao để chống trời,… cũng phải vất vả đào đắp không khác gì những con người; còn nhân vật Phật tổ Như Lai trong thần thoại Hàn đã phân cách trời và đất bằng bốn chiếc cột sắt đặt ở bốn góc của thế giới Tuy cùng một nội dung kể về nguồn gốc vũ trụ, nhưng nhân vật đã được người Việt và người Hàn xây dựng mang sự khác biệt về tên gọi, về hành động

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tính cách của nhân vật trong thần

thoại Mặt trời và mặt trăng của người Hàn và thần thoại Nữ thần mặt trời và mặt

trăng của người Việt cũng được lý giải bằng những cách khác nhau Người Việt

xây dựng nhân vật nữ thần Mặt Trăng ban đầu tính tình rất nóng nảy, sức nóng của cô khiến dân chúng kinh hãi, trần gian phải khổ cực nhưng sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng hơn bởi chàng trai Quải – người trần gian bốc cát ném bụi vào mắt, vào mặt của nữ thần Mặt Trăng khi cô đang rong chơi

Khác với tính cách ban đầu của nữ thần Mặt Trăng trong truyện của người Việt, Nữ thần Mặt Trăng trong truyện của người Hàn lúc đầu tính tình dịu hiền, ai cũng muốn ngắm nhìn nhưng vì cô e thẹn trước cái nhìn suồng sã của loài người nên đề nghị anh là thần Mặt Trời đổi vị trí cho mình Hai anh em đã có sự xung đột

vì người anh không chịu nhường, sau khi làm tổn thương em gái, thần Mặt Trời mới quyết định đổi vị trí cho em, làm tính cách của thần Mặt Trăng thay đổi

Ngoài ra, nhân vật thần Mặt Trời được dân gian Việt và dân gian Hàn xây dựng có sự khác biệt về giới tính Người Việt xây dựng thần Mặt Trời là nữ vì vậy

gọi là nữ thần Mặt Trời - chị gái của nữ thần Mặt Trăng, nhưng người Hàn xây

dựng nhân vật thần Mặt Trời là nam giới - anh trai của nữ thần Mặt Trăng Qua đó, người Hàn xưa muốn thể hiện cái nhìn, sự đánh giá về tính cách của nam giới và vị trí của nam giới trong cộng đồng, xã hội

* Motif: Motif diệt yêu quái xuất hiện trong năm truyện của người Việt: Truyện

Lý Vĩ đốt nhà của bộ hạ thần nước, Truyện Ngư Tinh, Truyện Cửu vĩ hồ tinh, Truyện mộc tinh, Lạc Long Quân Người Việt cũng có hai truyện xuất hiện motif vũ khí thiêng: Truyện Đổng thiên vương, Truyện nhất dạ trạch; nhưng các motif này không xuất hiện trong các truyện thần thoại của người Hàn

Các thần thoại về lập nước của người Hàn nổi lên motif lên ngôi với tần số xuất hiện đậm hơn so với thần thoại của người Việt: 11 truyện: Tan Gun, Nhà thiện

Ngày đăng: 09/04/2016, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1938). Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp, 2000 (tái bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
Năm: 1938
2. Toan Aùnh (1966), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Quyển thượng, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, (tái bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Aùnh
Nhà XB: NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh
Năm: 1966
3. Toan Aùnh (2005), Nếp cũ - Hội hè, đình đám, Quyển hạ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh (tái bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ - Hội hè, đình đám
Tác giả: Toan Aùnh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2005
4. Andrew C.Nahm (2005), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên
Tác giả: Andrew C.Nahm
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
5. Huỳnh Công Bá (2007), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb , 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb
Năm: 2007
6. Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học (2008), Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội – Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội Hàn Quốc hiện đại
Tác giả: Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội – Việt Nam
Năm: 2008
7. Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học của Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Lịch sử Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Seoul Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hàn Quốc
Tác giả: Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học của Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Seoul
Năm: 2005
8. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, NXB TP Hồ Chí Minh (tái bản, xuất bản lần đầu vào năm 1915) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh (tái bản
Năm: 1995
9. Trần Mạnh Cát (2008). Nghi lễ cưới truyền thống ở người Hàn Quốc, TC Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (92) 2008, tr. 67 – 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ cưới truyền thống ở người Hàn Quốc
Tác giả: Trần Mạnh Cát
Năm: 2008
10. Nguyễn Long Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, NXB Giáo dục, TP Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc
Tác giả: Nguyễn Long Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
11. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, I, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
12. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, II, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
13. Nguyễn Từ Chi. Từ “then wang” Mường thắc mắc về thành hoàng ở người Việt trong: Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật, Hà Nội, tr. 131-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ “then wang” Mường thắc mắc về thành hoàng ở người Việt "trong: Nguyễn Từ Chi (1996), "Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi. Từ “then wang” Mường thắc mắc về thành hoàng ở người Việt trong: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
14. Phạm Văn Chiến (2003), Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Chiến
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
15. Lý Xuân Chung, Đôi nét về sự tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 (79), tr. 51 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về sự tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc", Tạp chí "Nghiên cứu Đông Bắc Á
16. Mai Ngọc Chừ (2002), Vài nét về sự tương đồng các yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam – Hàn Quốc trong: Những vấn đề Văn hóa, Xã hội và Ngôn ngữ Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về sự tương đồng các yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam – Hàn Quốc" trong: "Những vấn đề Văn hóa, Xã hội và Ngôn ngữ Hàn Quốc
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2002
17. Mai Ngọc Chừ - Chủ biên (2008 ) Giới thiệu văn hóa phương Đông, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu văn hóa phương Đông
Nhà XB: Nxb Hà Nội
18. Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc (2003), Hàn Quốc đất nước - con người, Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc đất nước - con người
Tác giả: Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2003
20. Ngô Văn Doanh (1993), Nhà mồ và tượng mồ Gia rai, Bơhna, Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao tỉnh Gia Lai và Viện Đông Nam Á xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà mồ và tượng mồ Gia rai, Bơhna
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Năm: 1993
21. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w