Sự khác biệt này đượcphản ánh trong nhiều câu ca dao, tục ngữ khá dí dỏm về địa lý và tính cáchcủa mỗi vùng, qua đó ta có thể hình dung một phần nào về nếp sống, văn hóacủa từng vùng, ví
Trang 1MỤC LỤC Trang
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 1
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
II VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ “ ĐỊA - VĂN HÓA” 2
1 Vùng văn hóa Tây Bắc 3
2 Vùng văn hóa Việt Bắc 4
3 Vùng văn hóa Bắc Bộ 5
4 Vùng văn hóa Trung Bộ 8
5 Vùng văn hóa Tây Nguyên 10
6 Vùng văn hóa Nam Bộ 11
III SO SÁNH VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA - VĂN HÓA 16
1 Văn hóa Đông Nam Á từ góc độ địa - văn hóa 16
2 Sự giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á từ góc độ địa - văn hóa 20
3 Sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á từ góc độ địa - văn hóa 21
C KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC 26
Trang 2A MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước ven biển nối các nước ASEAN lục địa với các nướcASEAN hải đảo Một nền văn hóa ngã tư được bồi đắp qua hai ngàn năm đểmang tính lưỡng căn Đông Á và Nam Á rồi qua mấy trăm năm cận đại giaothoa với văn hóa phương Tây thành một ngã tư quốc tế Đông Tây - Nam Bắckhá đặc trưng Đất nước Việt Nam quá dài và quá hẹp trải qua các miền khíhậu và địa chất, địa mạo liên tục thay đổi trên các diện tích nhỏ Việt Nam cónhiều dân tộc chung sống trên các vùng khác nhau Văn hóa Việt Namkhông quá Đông Á, giống Trung - Nhật - Hàn như thoạt nhìn bên ngoài Bảnchất Đông Nam Á của nó lẩn sâu và cố kết bền chắc hơn người ta tưởng Vì
vậy qua đề tài: “Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ “ Địa - văn hóa” So sánh văn hóa Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác từ cách tiếp cận này” em xin được tìm hiểu về văn hóa Việt Nam qua công cụ định vị theo
vùng địa lý và từ đó có thể tìm ra được sự giống và khác nhau giữa nền vănhóa Việt Nam với các nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm “ địa - văn hóa” được ra đời là nhờ đến công lao của ông JoelBonnemaison là nhà địa lý học người Pháp, giáo sư Đại học Paris IV Trongnghiên cứu và giảng dạy, Joel Bonnemaison đặc biệt chú ý đến việc làmsáng tỏ cách tiếp cận địa văn hóa và những cơ sở văn hóa của địa lý họcnhân văn Năm 1997, khi đang tiến hành nghiên cứu ở New Caledonia thìông qua đời, vợ và học trò của ông tập hợp các bài giảng của ông để xuấtbản, trong đó có công trình Culture and Space ( không gian văn hóa) bằngtiếng Pháp Đã có nhiều người chọn dịch và giới thiệu một phần nhỏ trongcông trình kể trên của ông qua bản dịch tiếng Anh của Josée Pénot -Demetry, xuất bản ở New York năm 2005 về vấn đề địa - văn hóa Trong đóông có nói địa - văn hóa là một khái niệm mới Đối với một số người, thuật
Trang 3ngữ này có vẻ như khó hiểu, vì văn hóa (thuộc những giá trị tinh thần) và địa
lý học (một ngành học thuộc khoa học tự nhiên, gắn với không gian địa lý)khó có thể gắn kết với nhau Trong khuôn khổ của các ngành khoa học xãhội truyền thống, văn hóa dường như “thuộc về” các nhà dân tộc học, nhânloại học và xã hội học Trong khi đó, tự nhiên và môi trường là lĩnh vực củacác nhà địa lý học Thuật ngữ địa văn hóa là mới, nhưng ý niệm về nó lạikhông mới Ở Pháp vào thế kỷ XIX, Friedrich Ratzel đã đề cập đến địa lýnhân học, sau đó quan niệm về địa văn hóa đến Pháp thông qua ảnh hưởngcủa nhân học Mỹ với những đóng góp quan trọng về địa văn hóa của CarlSauer - một học trò của Ratzel Với sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng củavăn hóa,các nhà địa lý học nổi tiếng của Pháp ở Quebec đã có ảnh hưởng lớnđến sự phục hưng của cách tiếp cận địa - văn hóa vào những năm 1980.Còn để hiểu khái niệm đó theo cách hiểu đơn giản hơn thì địa - văn hóa làmột phương pháp dùng để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng
là phương pháp kiến giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý vàhoàn cảnh tự nhiên Hay hiểu theo cách khác thì muốn nghiên cứu một vănhóa của một dân tộc, một cộng đồng thì ta phải biết một người, một cộngđồng, một dân tộc sống trong một khu vực địa lý cụ thể
II VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ “ ĐỊA - VĂN HÓA”
Như ta có thể biết nền văn hóa luôn chịu sự chi phối đáng kể của hoàncảnh của địa lý - khí hậu Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắcchung của văn hóa Việt Nam, còn tính đa dạng của tộc người lại làm nênnhững bản sắc riêng đặc biệt của từng vùng văn hóa Sự khác biệt này đượcphản ánh trong nhiều câu ca dao, tục ngữ khá dí dỏm về địa lý và tính cáchcủa mỗi vùng, qua đó ta có thể hình dung một phần nào về nếp sống, văn hóacủa từng vùng, ví dụ như những câu thơ sau đây:
“Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” ( miền Nam)
Trang 4Hay là : “ Trâu gõ mõ, chó leo thang, ăn cơm lam, ngủ mặt sàn.” (miền Núi)Những năm gần đây việc phân vùng văn hóa trong lãnh thổ Việt Namhiện tại cũng đã được nhiều học giả bàn luận đến tiêu biểu như Ngô ĐứcThịnh, 1993; Huỳnh Khái Vinh, 1995; Cù Huy Cận, 1995…nhưng để chomọi người có cái nhìn tổng quát nhất về văn hóa Việt Nam từ góc độ địa -văn hóa này thì không thể không nói đến cách phân thành 6 vùng của tác giảTrần Quốc Vương, 1997 Cách này có thể xem là hợp lí và rõ ràng nhất Sauđây là những vùng văn hóa cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam:
1 Vùng văn hóa Tây Bắc
Không gian địa lý của vùng Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núinon trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng kéo dài tới bắc Thanh Nghệ và gồm
có 6 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai, Yên Bái.Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, trong đó cáctộc Thái, Mường có thể xem là đại diện vì có dân số lớn nhất vùng
Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phái ngăn suối dẫnnước vào đồng với hệ thống tưới tiêu hợp lí; là nghệ thuật trang trí tinh tếtrên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục của ngườiH’Mông với những màu sắc sặc sỡ gam nóng, họa tiết bố cục và sắc màuphong phú Ai đã từng qua Tây Bắc đều không thể quên được hình ảnhnhững cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.Con người vùng Tây Bắc luôn coi trọng những con suối, luôn sống chânthật, giản dị và hòa thuận, kính trên nhường dưới, giúp đỡ vô tư, giữ gìnthuần phong mĩ tục dù cho nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ Họtín ngưỡng thờ cúng đa thần, lực lượng thiên nhiên, bộ phận cơ thể conngười và họ tin là có linh hồn, như người Thái đã tin rằng có 80 linh hồn: tai,mắt, mũi, trán, lông mày, … Còn về văn hóa nghệ thuật thì nơi đây có nhữngtác phẩm truyền miệng vô cùng phong phú và những tác phẩm truyện thơ nổi
Trang 5tiếng như : Tiễn dặn người yêu, Tiếng hát làm dâu, Vườn hoa núi cối, Bêncạnh đó còn nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổitiếng được nhiều người biết đến với 32 điệu xòe của Thái; múa khèn củaH’Mông; múa bông, múa sạp của Mường.
2 Vùng văn hóa Việt Bắc
Khu vực Việt Bắc nằm ở vị trí có vĩ độ cao nhất cả nước Là khu vực baogồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng Địa hình Việt Bắc cócấu trúc theo kiểu cánh cung tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở ra ởphía Bắc và đông Bắc, phần hướng lồi quay ra biển Hiện nay, nói tới ViệtBắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, LạngSơn, Tuyên Quang, Hà Giang Cư dân chủ yếu là người Tày và Nùng Ngoài
ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H'mông, Lô Lô, Sán Chay,
…Tất cả những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên của vùng Việt Bắc sẽtác động không ít đến văn hoá của vùng này
Về văn hoá vật chất, Người Tày- Nùng có hai loại nhà chính là nhà sàn vànhà đất Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất Trang phục củangười Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị,lứa tuổi, địa phương Trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị, không
có sự trang trí bằng hoa văn Giữa nam giới Tày và Nùng chỉ khác nhau đôichút về kích thước trong trang phục Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại
đa dạng và phong phú Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác vớingười phụ nữ Tày mặc chiếc áo trong màu trắng, đồ trang sức cũng khá đơngiản Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm chỉ
đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau Phụ nữ người Nùng cókhác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bằng bạc nhưvòng chân, vòng tay,…Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cáchthức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng.Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, có những sáng tạo và tiếp thu
Trang 6kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v Về tín ngưỡng tôngiáo, cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên.Các thần linh của họ rất đa dạng như thần núi, thần sông, thần đất Tôn giáocũng có những nét khác biệt Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạogiáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc.
Về chữ viết, vùng Việt Bắc ở giai đoạn cổ đại không có chữ viết; giaiđoạn cận đại có chữ Nôm; giai đoạn hiện đại có chữ thêm chữ Latinh Năm
1960, Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thốngchữ viết theo lối chữ Quốc ngữ Văn học Việt Bắc khá đa dạng về thể loại,phong phú về số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nóiví, Riêng dân ca, là loại phong phú và khá riêng biệt được viết trên nềngiấy vải khá công phu Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi và lượn lương,
là những thể loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng
Lễ hội của cư dân Tày-Nùng rất phong phú Ngày hội của toàn cộng đồng
là hội Lồng tồng (hội xuống đồng), diễn ra gồm hai phần : Lễ và hội Nghi lễchính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng Một bữa
ăn được tổ chức ngay tại đây Phần hội căn bản là các trò chơi như đánhquay, đánh yến,v.v…Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng này, khôngthể không nói đến sinh hoạt hội chợ vì đó là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưngcũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình Và có thể coi đây như
là một sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng Việt Bắc
3 Vùng văn hóa Bắc Bộ
Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía Bắc giáp TrungQuốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông Bao gồm đồi núi, đồngbằng, bờ biển và thềm lục địa Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn
Nó là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : Đông và Bắc-Nam Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến
Trang 7Tây-tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiêncủa tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam
Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi
về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Vùng văn hóa châu thổBắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Mã Đây là vùng văn hóa đúngnhư PGS, PTS Ngô Đức Thịnh nhận xét : "Trong các sắc thái phong phú và
đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóađộc đáo và đặc sắc” Dẫn đến điều này là một hệ quả, một tổng hòa các quan
hệ của nhiều vấn đề khác nhau Trước hết là những đặc điểm của môi trường
tự nhiên Bắc Bộ Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồnglúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy Biển và rừng bao bọc quanhđồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ lànhững cư dân "xa rừng nhạt biển" (PGS, PTS Ngô Đức Thịnh) Nói khác đi
là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân chuyên đắp đê lấn biển trồnglúa, làm muối và đánh cá ở ven biển Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sôngngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản Đấtđai ở đây cũng không phải là ít, dân cư lại đông Vì thế, để tận dụng thờigian nhàn rỗi của vụ mùa, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công Ởđồng bằng sông Hồng, có một số làng phát triển một số nghề lâu đời nhưnghề gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng v.v Mặt khác những người nông dânnày lại sống quần tụ thành làng Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thônBắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó là kết quả của các công xã thị tộcnguyên thủy sang công xã nông thôn Tiến trình lịch sử đã khiến cho làngViệt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông
Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ
là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đìnhlàng, chùa làng v.v , mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩnmực xã hội, đạo đức Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước,khoán ước của làng xã Các hương ước, hay khoán ước này là những quy
Trang 8định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng, vì thế mà nó đã trở thànhmột sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận Nhưng cũng vì thế mà vai trò
cá nhân bị coi nhẹ Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ đã gópphần tạo ra những điểm riêng của vùng văn hóa này Nhà ở của cư dân ViệtBắc Bộ thường là loại nhà không có chái, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu.Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo rabóng mát cho ngôi nhà Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫnnhư mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm, rau và cá,các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ,Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.Cách mặc của người dân Bắc Bộ thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ
đó là màu nâu Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màunâu sống Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm Ngày nay yphục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều
Mặt khác, nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa
có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa Các
di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương.Đền, đình, chùa, miếu v.v , có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê.Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đềnHùng, khu vực Cổ Loa, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Hương, v.v kho tàng vănhọc dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quýhiếm Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cườiđến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng củaBắc Bộ, chẳng hạn như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v v sử dụng nhiềucác hình thức câu đố, câu đối, nói lái, Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt khá
đa dạng và mang đạm sắc thái như là hát quan họ, hát chèo, múa rối v.v Vềtín ngưỡng của cư dân nơi đây là thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổnghề,…Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tạitrong lễ Hội như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, thờ thần mặt trời, các trò diễn
Trang 9mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm,dương vật v.v Chính vì vậy mà lễ hội ở Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàngvăn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cưdân nông nghiệp Bên cạnh đó, sự phát triển của giáo dục, thành nhân tố tácđộng tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ Năm 1078, Văn Miếu đã xuấthiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, v.v đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũtrí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước,ngoài nước Vì vậy mà mọi người luôn cho rằng Bắc Bộ là cái nôi hình thànhdân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp.
4 Vùng văn hóa Trung Bộ
Miền Trung Việt Nam có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng
và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước,Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu của vùng Nam Bộ; phía Đông giáp BiểnĐông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia Dải đất miền Trung đượcbao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông,vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam Địa hìnhmiền Trung chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núitách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển Suốt dải đất miền Trung Bộ, đường
bờ biển Việt Nam "ưỡn" cong, "lồi" ra phía sau Biển Đông Sát bờ biển, từQuảng Bình trở vào Nam, Ngãi, Bình, Phú có các dải cồn cát chạy dọc dàiBắc Nam Ở giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nối xóm làng và ruộnglúa ngày nay Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ
là đia bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời
kì dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa Trước khi người Việtvào nơi này, nền văn hóa Chămpa một thời rạng rỡ, như một ánh hào quanghắt lên mặt nước trong buổi chiều tà Vì vậy mà vùng văn hóa Trung Bộ làmột vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm pa Dọc miền Trung, nhiều
di sản văn hóa hữu thể còn tồn tại trên mặt đất Đó là các tháp Chăm phơi
Trang 10sương gió cùng năm tháng Lịch sử đi qua bao nỗi thăng trầm, tháp Chămvẫn sừng sững như một dấu ấn không thể phai mờ Ở Huế, còn có tháp ĐôiLiễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã
có 7 tháp, Có thể nói khó có vùng văn hóa nào ở nước ta lại có nhiều thápChăm như vùng văn hóa Trung Bộ Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chămpacòn trên mặt đất, trong lòng đất khá nhiều Đó là các tượng bà PôNagar, đặcbiệt là các tượng linga, yoni Đó là các phù điêu, các trụ đá, các bia đáv.v Cùng các di sản văn hóa hữu thể, vùng Trung Bộ còn khá nhiều các disản văn hóa vô thể của văn hóa Chămpa như Cồn Ràng, Cồn Mọi Đó là cáctín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi,…Người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, Việt hóa biếnthành di tích văn hóa của mình Tháp Chăm, đền Chăm khi người Chăm ra đithì người Việt thờ cúng, sử dụng Chẳng hạn như Tháp Bà ở Khánh Hòa,được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự, linh thiêng của tín ngưỡng thờMẫu, một tín ngưỡng của người Việt
So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mangtính chất trung gian Vì thế mà vùng văn hóa Trung Bộ còn ảnh hưởng bởi sự
đa dạng của thiên nhiên nơi đây Yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi nonđều ánh xạ vào trong các thành tố văn hóa, từ diện mạo đến các phương diệnkhác Có thể thấy ngay điều này từ diện mạo các loại hình văn hóa, vớiTrung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân Bêncạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh
cá Điều này là đương nhiên, bởi lẽ, đồng bằng Trung Bộ thường là đồngbằng nhỏ hẹp, sát biển
Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu
có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển Nói cách khác, yếu tố biển
đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở đây Mặt khác, người dânViệt Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi
Trang 11phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn Tóm lại, vùng văn hóa Trung
Bộ có những đặc điểm riêng của mình, khi đặt trong tương quan với cácvùng văn hóa khác
5 Vùng văn hóa Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phíađông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tâygiáp với Lào và Campuchia Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, GiaLai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Thực chất, Tây Nguyên không phải
là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề như caonguyên Kon Tum, cao nguyên Buôn Ma Thuột,cao nguyên Di Linh, vớinhững độ cao khác nhau Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc vềphía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường SơnNam).Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là batiểu vùng khí hậu, gồm Bắc, Trung và Nam Tây Nguyên Trung Tây Nguyên
có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.Với đặc điểm địa lý là một vùng đất đỏ bazan rộng lớn, Tây Nguyên phùhợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm Câyđiều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây Cà phê là cây côngnghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùng trồngcao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ Và đang tiến hành khai thác Bô xít.Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảmsinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác vàtiềm năng du lịch lớn
Tây Nguyên có rất nhiều tộc người khác nhau nhưng Ba Na là nhóm sắctộc đầu tiên, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latinh do các giáo sĩPháp soạn năm 1861 Đến năm 1923, hình thành chữ viết Ê Đê Sử thi đượcbiết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại
Trang 12Paris (Le Chanson de DamSan Vào năm 1949, người ta đã phát ra một bộđàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc hiện nay đang được lưu giữtại Viện Bảo tàng Con Người - Paris Vào năm 2005, không gian văn hóaCồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể của nhân loại Bên cạnh đó, Nhà rông Tây Nguyên là một kiếntrúc độc đáo, đó là những Nhà rông “có một không hai” của đồng bào Ba Na,
Xơ Đăng, Gié-Triêng, là biểu tượng của núi rừng hoang sơ hùng vĩ, nơi tậptrung các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, được coi là
“con mắt sáng”, vì nhà này luôn quay hướng về phía mặt trời mọc Cốt cáchngười Tây Nguyên như cây rừng, như gió núi Nó không chỉ biểu hiện quadáng nhà hay dáng các chàng trai vạm vỡ, các cô gái khỏe khoắn đầy sứcsống Các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua các bộ sử thi vô cùng hoànhtráng qua các luật tục (tập quán pháp) có từ bao đời trên mảnh đất này, v.v.Các cộng đồng cư dân nơi đây chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệptruyền thống Họ đã phát triển nhiều loại hình nghề thủ công, sáng tạo ranhiều phong cách trang trí và các kiểu nhà ở truyền thống độc đáo của mình.Tín ngưỡng chủ đạo của cư dân nơi đây xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên,shaman giáo và thờ cúng vật linh Gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngàycủa cư dân và chu kỳ các mùa trong năm, những tín ngưỡng này hình thànhnên một thế giới thần bí, nơi mà những chiếc cồng chiêng là chiếc cầu nốithông linh giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên Chứa đựng bêntrong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần "Cồng chiêng càng già thìthần linh càng mạnh và càng thiêng" Hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng,thậm chí có gia đình có tới vài bộ Điều này thể hiện sự giàu có và quyềnthế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình
6 Vùng văn hóa Nam Bộ
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp VịnhThái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc
Trang 13giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ Đông Nam
Bộ có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ Khu vựcđồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích rất lớn cùng với hàng ngàn conkênh rạch.Tây Nam Bộ chủ yếu là miền đất của phù sa mới Nam Bộ có hai
hệ thống sông lớn nhất là sông Đồng Nai và sông Cửu Long Ngược vớidòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượngnước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyểnkhoảng 100 triệu tấn phù sa Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậunhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồidào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao
Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dântrên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước
rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác.Nhờ sông Cửu Long có tốc độ dâng nước và tốc độ dòng chảy thấp, người takhông cần phải đắp đê ngăn lũ như ở đồng bằng sông Hồng, mà ngược lạicòn tận dụng nguồn nước này vào mùa lụt để đưa nước ngọt và phù sa vàoruộng, rửa phèn ở vùng trũng, đánh bắt thuỷ sản, v.v Không chỉ thế, sôngnước nơi đây còn là tiền đề phát triển các nghề buôn bán trên sông, vận tảiđường sông, v.v Cho nên, không ở đâu có nhiều từ ngữ để chỉ các loại hình
và hoạt động sông nước như ở vùng này: sông, lạch, kinh, rạch, ao, hồ, đìa,hào, láng, ; nước lớn, nước ròng, nước đứng, Sông nước đã trở thành mộtyếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá nơi đây
Do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất rộng lớn và phìnhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của người Việt đãđược phát huy ở mức tối đa: Nam Bộ sản xuất đến 50% lúa cả nước, và gópphần chính yếu vào sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm Nhiều thương hiệulúa gạo của Nam Bộ rất nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước Nam
Bộ cũng là nơi sản xuất đến 70% trái cây cả nước như sầu riêng, mít, bưởi,
Trang 14măng cụt, vú sữa, chôm chôm,.v.v Nam Bộ cũng là vùng trồng cây côngnghiệp lớn nhất cả nước như cao su, điều, đậu phộng, tiêu,.v.v Ngoài ra còn
có mía và thuốc lá cũng được trồng rất nhiều ở vùng này, huyện Chợ Lách(Bến Tre) còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, bonsai nổi tiếng
Sở hữu một vùng sông nước lắm thuỷ sinh và được biển bao quanh haiphía, Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở đề pháttriển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản Nhờ đó mà chế biếnthuỷ sản rất phát triển, Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nổi tiếng cảnước và quốc tế, Ngoài ra, do tôm cá dồi dào nên Nam Bộ cũng là nơi cónhiều sân chim nhất trong cả nước Mỗi sân chim là nơi trú ngụ của hàngtrăm ngàn chim thú hoang dại cùng với thảm thực vật phong phú của môitrường đồng bằng và ven biển nhiệt đới gió mùa
Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển Nhiều làng nghềtruyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài
Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc, đã tham giahội chợ quốc tế, đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực
Việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước Từ xưa, cáctrung tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sông rạch,thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa Đặc biệt ở miền Tây còn có các chợnổi mà toàn bộ hoạt động đều diễn ra trên sông nước như Chợ nổi LongXuyên (An Giang) là nơi hàng trăm ghe xuồng tụ tập để buôn bán hàng hoánông sản như bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, càphê ,chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang) Lànơi "dân thương hồ" lui tới mưu sinh, chợ nổi đã trở thành một nét sinh hoạtvăn hoá rất đặc thù của miền Tây sông nước, và được ngành du lịch khaithác như một sản phẩm du lịch độc đáo dành cho du khách
Đến Nam Bộ để khai hoang lập ấp, người Việt cũng theo truyền thống để
tổ chức quần cư thành làng ấp Tuy nhiên, về nội dung và hình thức, làng ấp
Trang 15của người Việt Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với làng quê ở đồng bằngBắc Bộ và Trung Bộ Làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một tập hợp cưdân đến từ nhiều vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau không phải
do quan hệ dòng họ mà chủ yếu là do quan hệ láng giềng Tập hợp cư dâncủa mỗi làng ấp cũng thường biến động hơn, kẻ đến người đi đổi chỗ nhau,nên không có sự phân biệt đáng kể giữa dân chính cư với dân ngụ cư
Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp gỡcác tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôisinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới Vì vậy, đây chính là vùng đấtphong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam Tiếp nối truyền thốngcủa người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, người Nam Bộ cũngdành ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờcúng tổ tiên Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng, đặc biệt là những vùngđồi núi sót, có sơn thuỷ hữu tình Ở Thất Sơn, có chùa Phật Lớn lâu đời, cótượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước
Ở núi Bà Đen, có chùa Bà Đen nổi tiếng, v.v
Tính cách của người Việt Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt với ngườiViệt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ: cởi mở, không ưa sự ràng buộc,chuộng sự bình đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải,đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp,trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng, v.v
Lễ hội của người Việt Nam Bộ cũng rất đa dạng, bao gồm bốn loại: lễ hộitín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội nông nghiệp, lễ hội ngư nghiệp, lễ hội văn hoá -lịch sử Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ mặc dù nhiều lễ hội bắt nguồn từTrung Bộ
Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú Đó làcác truyện dân gianphản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với nhữngdanh thắng, di tích và nhân vật lịch sử Đó là kho tàng ca dao và dân ca với