1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biến động thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động ngân hàng việt nam

95 906 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Xuất phát từ các nhận thức về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros năm 2012 và đứng trước thực tiễn các diễn biến khó khăn củ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

-

TRẦN TẤN TÀI

BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

-

TRẦN TẤN TÀI

BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT

NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Võ Xuân Vinh

TP HCM, tháng 12/2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài "Biến động thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam" là nghiên cứu của tôi

Các nội dung được đúc kết trong quá trình học tập, các số liệu về đề tài được thực nghiệm thực hiện trung thực, chính xác, đúng logic khoa học

Luận văn này chưa được công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2015

Tác giả

Trần Tấn Tài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Võ Xuân Vinh đã tận tình hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành luận văn "Biến động thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam"

Tôi cũng chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Trường Đại học Tài Chính – Marketing đã mang lại cho tôi những kiến thức của chương trình cao học trong 2 năm qua, giúp tôi hoàn thiện luận văn này

Tôi cảm ơn gia đình, cảm ơn các bạn trong lớp Cao học, trường Đại học Tài Chính – Marketing đã giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Trân trọng cám ơn!

Tác giả

Trang 5

M ỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC TÓM TẮT vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Khái quát phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Đóng góp của đề tài 4

1.6 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 6

2.1 Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng 6

2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng 8

2.3 Biến động thị trường chứng khoán và mối liên hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 10

2.3.1 Khái niệm thị trường chứng khoán, chức năng, vai trò đối với nền kinh tế và những yếu tố tác động đến biến động TTCK 10

2.3.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 10

2.3.1.2 Vai trò và chức năng thị trường chứng khoán 10

2.3.2 Khái niệm về biến động thị trường chứng khoán 12

2.3.3 Mối liên hệ giữa biến động TTCK và HQHĐ Ngân hàng 13

2.4.1 Nghiên cứu tại nước ngoài 14

2.4.2 Nghiên cứu trong nước 18

2.4.3 So sánh với các nghiên cứu trước đây 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 20

Trang 6

3.1.1 Mô hình 20

3.1.2 Biến phụ thuôc trong mô hình nghiên cứu 22

3.1.3 Biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 23

3.1.4 Quy trình nghiên cứu 27

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 30

3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu 31

3.3.1 Thống kê mô tả 31

3.3.2 Mô hình nghiên cứu 31

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.1 Phân tích diễn biến ngành ngân hàng 35

4.1.1 Khái quát chung về thực trạng ngành ngân hàng 35

4.1.2 Tình hình các ngân hàng niêm yết nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2014 37

4.2 Phân tích diễn biến thị trường chứng khoán 41

4.3 Phân tích diễn biến một số yếu tố vĩ mô của nền kinh tế 45

4.4 Kết quả phân tích định lượng 46

4.4.1 Thống kê mô tả 46

4.4.2 Phân tích tương quan giữa các biến trong nghiên cứu 52

4.4.3 Kết quả hồi quy 54

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận về mô hình nghiên cứu 60

5.2 Một số kiến nghị 66

5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 69

5.3.1 Hạn chế của đề tài 69

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 73

Phụ lục 1 :Dữ liệu quan sát 73

Phụ lục 2: Kết quả hồi quy 78

Phụ lục 3 : Câu lệnh chạy mô hình 77

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ

Hình 4.1: Diễn biến tổng tài sản và tín dụng toàn ngành 35

Hình 4.2: Diễn biến cho vay của cả hệ thống/ giá trị GDP 36

Hình 4.3: Diễn biến thị trường chứng khoán 42

Hình 4.4: Biến động của thị trường chứng khoán 42

Hình 4.5: Rủi ro bình quân của các ngân hàng niêm yết 43

Hình 4.6: Vốn hóa (tr động) của thị trường chứng khoán 44

Hình 4.7: Diễn biến GDP (%) 45

Hình 4.8: Diễn biến CPI (%) 46

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách nhóm NHTMCP nghiên cứu 3

Bảng 3.1: Tóm lược diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu 28

Bảng 4.1: Tổng hợp dữ liệu bình quân về 9 ngân hàng nghiên cứu (triệu đồng) 37

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến 47

Bảng 4.3: Trích dẫn một phần kết quả phân tích tương quan biến 53

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy biến ROE và EROE theo phương pháp SGMM 54

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy biến NIM và EVA theo phương pháp SGMM 57

Trang 9

DANH MỤC TÓM TẮT

AB Arellano-Bond

FEM Fixed Effect Model

GMM Generalized Method of Moments

GLS Generalized least square (Bình phương nhỏ nhất tổng quát) HQHĐ Hiệu quả hoạt động ngân hàng

HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

HNX Sàn giao dịch Hà Nội

M1 Tương quan bậc 1

M2 Tương quan bậc 2

NHTM Ngân hàng thương mại

NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMCPVN Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

TTCK Thị trường chứng khoán

TTCK VN Thị trường chứng khoán Việt Nam

VNINDEX Chỉ số chứng khoán Việt Nam

OLS Ordinary Least Square (phương thông thường nhỏ nhất) UPCOM Sàn giao dịch UPCOM

REM Random Effect Model

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu

Thị trường tài chính luôn luôn được xem là xương sống của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, trong đó hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong thị trường tài chính Sự quan trọng này là do hệ thống ngân hàng vừa đóng vai trò là nguồn cấp tín dụng quan trọng nhất cho nền kinh tế, vừa đóng vai trò là nhà đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Hệ thống ngân hàng cũng đóng vai trò là công cụ để Ngân hàng Trung ương điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia

Đồng thời đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải tạo ra hiệu quả từ các hoạt động của mình Đối với lĩnh vực ngân hàng điều này càng rất quan trọng và có thể được xem xét thông qua các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả như ROE, ROA, EROE, EVA (Yong Tan và Christos Floros, 2012)

Đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam, dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm từ 35-37% GDP và mỗi năm ngành ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước0F

1 Như vậy ngành ngân hàng đã làm tốt vài trò cấp tín dụng cho nền kinh tế đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm mới, thu hút lao động có trình độ cao

Do đó, một hệ thống ngân hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả và đóng góp tích cực vào

sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào cũng muốn hướng tới, Việt Nam cũng không ngoại lệ

Tuy nhiên thực tế trong giai đoạn từ năm 2007 cho đến hết 2014 đã cho thấy, có nhiều vấn đề về thanh khoản, nợ xấu, quản trị…của các ngân hàng thương mại chưa bao giờ được giải quyết ổn thỏa, và luôn tiềm ẩn các nguy cơ đổ vỡ và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Cụ thể kết quả khảo sát của tác giả về

9 ngân hàng đã niêm yết trên TTCK Việt Nam cho thấy hiệu quả của các ngân hàng có

xu hướng suy giảm theo thời gian, cùng với đó mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng (Beta) có xu hướng giao động theo chiều hướng tăng Cụ thể như bảng sau:

Trang 11

Bên cạnh đó, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều thăng trầm trong giai đoạn nghiên cứu, nếu như đầu năm 2007 chỉ số VNIndex ở mức 741.27 điểm thì tới đầu năm 2008 đã tăng lên 921.07 điểm và sau đó bắt đầu quá trình suy giảm mạnh về tới 235 điểm vào đầu năm 2009; kéo theo sau đó là cả một giai đoạn biến động phức tạp, nhiều rủi ro và cho tới cuối năm 2014 chỉ số VNIndex mới đạt mức 545.63 điểm và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ bứt phá về khu vực đỉnh cũ đầu năm

2008

Xuất phát từ các nhận thức về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros năm 2012 và đứng trước thực tiễn các diễn biến khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, của thị trường chứng khoán

trong giai đoạn 2007 – 2014; tác giả đã quyết tâm lựa chọn đề tài “Biến động thị

trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam” làm luận văn

nghiên cứu

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Hiện nay trên thế giới và kể cả trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về việc tìm ra các mối tương quan giữa các yếu tố vĩ mô, đặc thù ngành và nội tại ngân hàng có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trong khi tại Việt Nam thì chưa nghiên cứu thực hiện mối tương quan giữa biến động thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động ngân hàng Do vậy, tác giả muốn thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam để xem xét các vấn đề này Bài nghiên cứu này đặt ra các mục tiêu nghiên cứu như sau:

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đặc biệt bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của biến động TTCK Việt Nam đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Diễn biến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam thế nào?

- Mối liên hệ thế nào giữa biến động của thị trường chứng khoán với hiệu quả của NHTMCP Việt Nam?

- Cần có kiến nghị gì nhằm nâng cao hiệu quả của NHTMCP Việt Nam trong bối cảnh TTCK hiện tại ?

Trang 12

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Biến động thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam

- Thời gian nghiên cứu từ 2007 – 2014 theo năm

- Nhóm ngân hàng nghiên cứu tác giả chọn 9 ngân hàng đã niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 vì chỉ các ngân hàng được niêm yết tác giả mới tính được hệ số Beta và cơ sở để tính chi phí sử dụng vốn của ngân hàng, đồng thời chiếm tương đương trung bình là 50.21% tổng tài sản toàn ngành

Bảng 1.1: Danh sách nhóm NHTMCP nghiên cứu

1 Sài Gòn Thương Tín (STB) 6 Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

2 Á Châu (ACB) 7 Công Thương Việt Nam (CTG)

3 Sài gòn Hà Nội (SHB) 8 Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (BID)

4 Xuất Nhập Khẩu (EIB) 9 Quân đội (MBB)

5 Quốc Dân (NCB)

Nguồn : đề xuất của tác giả

1.4 Khái quát phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề, mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được xác lập; tác giả đã lập kế hoạch và tuân theo quy trình nghiên cứu bao gồm các bước như sau:

- Thiết kế phương pháp nghiên cứu

- Đo lường, thu thập dữ liệu

- Phân tích dữ liệu

- Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Kết luận, giải pháp và các kiến nghị

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng Trong đó, sử dụng phương pháp SGMM để tìm ra tác động của các biến độc lập lên các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng Việ Nam Ngoài phương pháp định lượng tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê phân tích

số liệu ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2014

Trang 13

- Là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích đối với các độc giả quan tâm, nghiên cứu ngành ngân hàng

- Ngoài ra đề tài còn đưa ra các kết luận về hiện trạng về vấn đề nghiên cứu đối với hệ Ngân hàng thương mại Việt Nam; từ đó góp phần có được các kiến giải, nhìn nhận sâu sắc về ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

1.6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần tóm tắt, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu thống kê, luận văn được chia làm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu như: lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, nội dung, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2 : Cơ sở lý luận về biến động thị trường chứng khoán và hiệu

qu ả hoạt động ngân hàng

Trong chương này, tác giả trình bày một cách tổng quan về hiệu quả hiệu quả hoạt động ngân hàng, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ngân, biến động thị trường chứng khoán và mối liên hệ với hiệu quả hoạt động ngân hàng

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày mô hình nghiên cứu, tóm lược các biến nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và đồng thời trình bày cách thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu, các bước xử lý dữ liệu và phương pháp phân tích số liệu

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả thực hiện phân tích diễn biến ngành ngân hàng, phân tích diễn biến thị trường chứng khoán, phân tích vĩ mô của nền kinh tế và trình bày kết quả phân tích định lượng

Trang 14

Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị

Trong chương này, tác giả bình luận kết quả nghiên cứu, kết luận vấn đề nghiên cứu

và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng Đồng thời tác giả cũng như nêu lên những hạn chế của đề tài và những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo

• Tài li ệu tham khảo

• Ph ụ lục

Trang 15

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG NGÂN HÀNG 2.1 Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Hiệu quả hoạt động là một khái niệm khó đo lường Nó đã được định nghĩa là kết quả của hoạt động, và các biện pháp thích hợp được lựa chọn để đánh giá hoạt động của công ty được xem là phụ thuộc vào loại tổ chức được đánh giá, và các mục tiêu cần đạt được thông qua đánh giá đó Bởi vì, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả

Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh Nhà kinh tế học Adam Smith

“Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện mối tương qua giữa các biến đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó Theo Daft (2008), hiệu quả hoạt động ngân hàng được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh1F

2

Tóm lại, có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( các yếu tố sản xuất như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên,…) để đạt được mục tiêu xác định Nó phản ảnh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở

so sánh lợi ích ( doanh thu, lợi nhuận,…) thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều cách phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh Mỗi cách phân loại được dựa trên những quan điểm, khía cạnh khác nhau Nội dung bài viết phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh theo cách phân loại của Farrel (1957) Theo Farrel (1957).,

2 Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 21 tháng

11/2013

Trang 16

hiệu quả chi phí (Cost efficiency) hay hiệu quả kinh tế (Economic efficiency ) gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng đơn vị sản xuất tối đa hàng hóa đầu ra so với đầu vào có sẵn Hiệu quả kỹ thuật gồm có hiệu quả

kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng đơn vị sản xuất sử dụng các đầu vào theo tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng của chúng đã biết

Ngân hàng thương mại có thể được coi là doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép Do đó, khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững là một trong những mục tiêu chủ yếu của ngân hàng thương mại Khả năng sinh lợi của ngân hàng là khả năng chống lại những tổn thất không mong đợi, cũng như là khả năng tăng cường năng lực tài chính và cải thiện khả năng sinh lời trong tương lai thông qua tái đầu tư lợi nhuận giữ lại ( ECB, 2010) Khả năng sinh lợi thường được

đo bàng tỷ số với mục đích khử ảnh hưởng lạm phát ( Rasiah, 2010) Các tỷ số thường được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi bao gồm ROA( tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản), ROE ( tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu), NIM( thu nhập lãi ròng biên), NOM( thu thập lãi ngoài biên) , EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) thu nhập hoạt động

cận biên ROA là chỉ số được sử dụng rộng rãi trong phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý của ngân hàng, biểu thị cho khả năng biến tài sản thành lợi nhuận của ban lãnh đạo ROA cao cho thấy hoạt động của ngân hàng là hiệu quả với cơ cấu tài sản hợp lý và linh hoạt ngược lại ROA thấp phản ảnh chính sách hoạt động không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động quá mức Trong khi

đó, ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông ngân hàng và phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Các chỉ tiêu NIM, NOM và thu nhập hoạt động cận biên cho thấy năng lực của ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của nguồn thu

so với mức tăng chi phí

Ngoài ra, khả năng sinh lợi còn được đo lường bằng lợi nhuận kinh tế như chỉ

số EROE (tỷ suất lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro trên vốn ) hay EVA ( giá trị kinh tế tăng thêm) Những chỉ số này có tính đến rủi ro và chi phí cơ hội của nguồn vốn khi sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi Tuy nhiên, những chỉ số này ít được sử dụng trong thực tế do tính phức tạp khi tính toán và đôi khi nhiều ngân hàng không công bố các chỉ số này

Trang 17

Như vậy, trong đề tài nghiên cứu này chúng ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động của ngân hàng là các kết quả về mặt tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại Nó được biểu hiện bằng khả năng sinh lời của các loại tài sản, nguồn vốn của ngân hàng, khả năng thu nhập lãi; bằng khả năng kiểm soát, quản trị tốt vấn đề rủi ro, thanh khoản của ngân hàng

2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), Đây là chỉ tiêu được xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của một NHTM Nếu ROE tương đối thấp sao với những ngân hàng khác thì sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ROE thấp có thể hạn chế tăng trưởng của ngân hàng vì khi đó ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, trong khi hầu hết các quy định pháp lý đề ràng buộc việc gia tăng tài sản của ngân hàng gắn chặt với việc tăng vốn chủ sở hữu

𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 = 𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑣𝑣ố𝑛𝑛 𝑐𝑐ℎủ 𝑠𝑠ở ℎữ𝑢𝑢𝐿𝐿ợ𝑖𝑖 𝑛𝑛ℎ𝑢𝑢ậ𝑛𝑛 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑢𝑢 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ếChỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn chủ sở hữu, do đó cho biết khả năng lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng Tổng vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại và các quỹ dự trữ của ngân hàng

- ROA (tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản), Hệ số này phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có của ngân hàng, là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là những khỏan đầu tư sinh lãi ngoại trừ tiền mặt và tài sản cố định Nói cách khác nó đo lường khả năng của ban quản lý sử dụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận

𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 = 𝐿𝐿ợ𝑖𝑖 𝑛𝑛ℎ𝑢𝑢ậ𝑛𝑛 𝑠𝑠𝑠𝑠𝑢𝑢 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ế𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝑖𝑖 𝑠𝑠ả𝑛𝑛Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước khi những biến động của nền kinh tế

Trang 18

Để tăng ROA các ngân hàng phải tìm cách gia tăng các khoản mục tài sản có sinh lời Trong các khoản mục của tổng tài sản thì cho vay là khoản đem lại lợi nhuân chủ yếu cho ngân hàng Để tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng gia tăng các khoản đầu tư tín dụng, tuy nhiên đây là khoản mục chứa đựng nhiều rui ro nhất Như vậy ROA càng cao thể hiện mức độ rủi ro càng cao mang lại từ tổng tài sản

- NIM, là chỉ số được sử dụng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu NIM được xác định bằng Thu nhập lãi thuấn chia cho Tài sản sinh lãi Trong đó: Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNNVN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng

NIM phản ảnh khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi và truyền thống của ngân hàng là hoạt động tín dụng Nó phản ảnh các điều kiện thị trường Trong một thị trường ngày càng gia tăng cạnh tranh, tỷ lệ này ngày càng giảm do chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào của ngân hàng ngày càng giảm Bởi vì, một mặt ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào, mặt khác, phải giảm lãi suất đầu ra để tăng sức cạnh tranh trên thị trường

- EROE được định nghĩa như là ROE trừ đi tỷ lệ chi phí vốn (COC) Trong đó

tỷ lệ chi phí vốn không được quan sát trực tiếp, thủ tục tính toán của nó được ứng dụng theo mô hình định giá tài sản vốn: COC = Rf + β*(R-Rf) với Rf là phần lãi suất phi rủi

ro thường được tham chiếu với lãi suất trái phiếu chính phủ, R là lãi suất rủi ro, R - Rf

là phần bù rủi ro và β là hệ số rủi ro của thị trường (Sharfman và Fernando, 2008)

EROE phản ánh sát hơn hiệu quả của ngân hàng khi mà nó loại trừ đi phần chi phí vốn do các yêu cầu về khả năng sinh lời của các cổ đông trước các biến động về rủi ro từ thị trường mang lại

- EVA, thuật ngữ EVA xuất hiện từ sớm năm 1989 (Finegan, 1989) Tuy nhiên,

nó nhận được ít sự quan tâm cho đến tháng 9/2003 khi bài báo trong tạp chí Fortune (Tully, 1993) cung cấp một mô tả chi tiết khái niệm EVA2F

3, do Stern Stewart thực hiện được xác định bằng (Lợi nhuận sau thuế - Chi phí vốn)/Chi phí đầu vào Với chi phí

3 Đặng Anh Tuấn, “Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động”, truy cập :

http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=293 vào [09-12-2015]

Trang 19

vốn được xác định bằng vốn chủ sở hữu nhân với tỷ lệ chi phí vốn (COC) Chi phí đầu vào bao gồm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí lãi vay Stewart (1991) và Stern et al (1995) và Millar (2005)

EVA mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn, xem xét toàn diện hơn khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì nó còn xem xét cả các yếu tố đầu vào, các vấn đề về chi phí vốn cho cổ đông

2.3 Biến động thị trường chứng khoán và mối liên hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

2.3.1 Khái niệm thị trường chứng khoán, chức năng, vai trò đối với nền kinh tế và những yếu tố tác động đến biến động TTCK

2.3.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán3F

4

Lê Văn Tề và cộng sự (2005, 139) có nói rằng Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch chứng khoán Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán thì đó là hoạt động của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, đó có thể là thị trường chứng khoán

có tổ chức hoặc không có tổ chức, tập trung hay không tập trung Thị trường tập trung

là các Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khóan Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter) Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công

ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thỏa thuận (Nguồn: Công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương) Thị trường chứng khoán TP.HCM là thị trường tập trung, các lệnh giao dịch được khớp tại Sở giao dịch chứng khoán

2.3.1.2 Vai trò và chức năng thị trường chứng khoán

+ Vai trò của thị trường chứng khoán

Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng

4 Lê Văn Tề, Trần Đắc Sinh, và Nguyễn Văn Hà (2005) Thị trường chứng khoán tại Việt Nam Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê

Trang 20

quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa " (trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) đòi hỏi phải có nguồn lực lớn mà cụ thể là huy động được nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước Phát triển thị trường chứng khoán, tìm ra các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn vốn hiện nay

+ Các chức năng thị trường chức khoán :

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng

Trang 21

trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế

2.3.2 Khái niệm về biến động thị trường chứng khoán

Theo nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012) thì biến động thị trường chứng khoán được phản ánh qua biến động của chỉ số giá chứng khoán và hệ

số beta rủi ro của thị trường

Diễn biến chỉ số giá chứng khoán được xác định bằng (Chỉ số giá chứng khoán

kỳ này – chỉ số giá chứng khoán kỳ trước)/ chia chỉ số giá chứng khoán kỳ trước và để xem xét mức độ biến động là cao hay thấp trong 1 kỳ nghiên cứu thường là 1 năm… Yong Tan và Christos Floros (2012) sẽ tính toán độ lêch của các diễn biến chỉ số giá chứng khoán theo công thức Stdev = Trung bình của [(Diễn biến chỉ số giá chứng khoán – trung bình của diễn biến chỉ số giá chứng khoán trong 1 kỳ nghiên cứu)]

Còn theo Nguyễn Minh Kiều (2009), Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức

độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị trường Nếu một chứng khoán có

Trang 22

Công thức tính hệ số beta: Beta = Covar(Ri,Rm)/Var(Rm), Trong đó:

• Ri: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán

• Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ở TTCK Việt Nam là VN-Index)

• Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường

• Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và

tỷ suất sinh lời của thị trường

Tỷ suất sinh lời được tính như sau: R = (p1-p0)/p0, Trong đó:

• P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét

• P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó

2.3.3 Mối liên hệ giữa biến động TTCK và HQHĐ Ngân hàng

Theo lý luận của Stewart (1991) và Stern et al (1995) và Millar (2005) về mối liên hệ giữa biến động thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động ngân hàng được biểu hiện qua các công thức sau:

EROE = ROE – COC

EVA = (Lợi nhuận sau thuế - Chi phí vốn)/Chi phí đầu vào

COC = Rf + β*(R-Rf)

Chi phí vốn = Vốn chủ sở hữu*COC

Do vậy khi thị trường chứng khoán biến động mạnh thì sẽ khiến cho mức độ rủi ro của thị trường tăng lên và khiến cho COC tăng lên; với việc COC tăng lên sẽ khiến cho EROE suy giảm và cũng khiến cho EVA suy giảm Trong điều kiện ngược lại, khi thị trường chứng khoán biến động thấp, thì COC sẽ giảm đi và từ đó EROE và EVA tăng lên

Trên thực tiễn nghiên cứu thực nghiệm của Yong Tan và Christos Floros (2012) tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2009 với mẫu quan sát là 11 ngân hàng thương mại đã cho thấy: Mức độ cao của biến động thị trường chứng khoán có thể chuyển thành lợi nhuận cao hơn với ROE và EROE và có tác động tiêu cực tới EVA

Trang 23

2.4 Các nghiên c ứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động

c ủa ngân hàng

2.4.1 Nghiên cứu tại nước ngoài

 Yong Tan and Christos Floros (2012) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, nghiên cứu còn xem xét ảnh hưởng biến động thị trường chứng khoán, tính cạnh tranh và hình thức sở hữu vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung Quốc Sử dụng dữ liệu của 11 ngân hàng ( gồm 4 ngân hàng quốc doanh và 7 ngân hàng thương mại cổ phần) được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2003- 2009 Sử dụng hai mô hình DGMM và SGMM để kiểm định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng

Trong đó các biến phụ thuộc gồm ROE, EROE, NIM và EVA Các biến độc lập cụ thể đưa ra trong nghiên cứu như : Tăng trưởng GDP, làm phát, lãi suất thị trường, biến động thị trường chứng khoán, tổng dư nợ so với GDP, quy mô tài sản ngân hàng, quy mô ngành ngân hàng, tính thanh khoản, rủi ro tín dụng, vôn chủ sở hữu, vốn hóa thị trường, hiệu quả chi phí, tính cạnh tranh, thuế, hiệu quả quản lý hoạt động, thu nhập ngoài lãi

Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng mức độ cao về biến động thị trường chứng khoán có thể chuyển thành lợi nhuận cao hơn trên vốn cổ phần (ROE) và thặng dư vốn

cổ phần (EROE) Thay vì dẫn đến cải thiện lợi nhuận, năng suất lao động có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị kinh tế gia tăng (EVA) Quyền sở hữu không có bất kỳ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành ngân hàng Trung Quốc Lợi nhuận ngân hàng về ROE

và EROE thấp hơn trong ngành ngân hàng với sự cạnh tranh cao hơn Khi sử dụng GMM với EROE và ROE, bài viết chỉ ra rằng thuế cao có tác động tiêu cực trên cả hai ngân hàng quốc doanh và cổ phần, trong khi mức vốn có liên quan tiêu cực cho các ngân hàng thương mại cổ phần Liên quan đến hai chỉ số hoạt động khác (EVA và NIM), kết quả cho thấy hiệu quả chi phí cao hơn và năng suất lao động cải thiện hiệu suất của cả hai ngân hàng quốc doanh và cổ phần thương mại, hoạt động phi truyền thống là giải thích về hiệu suất kém của các ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi

Trang 24

rủi ro tín dụng cao, thuế thấp hơn và các ngành công nghiệp ngân hàng trưởng thành là hữu ích trong việc cải thiện hiệu suất của các ngân hàng thương mại 4F

5

 Jiang, Tang, Law và Sze (2003 ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Hong Kong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2002

Sử dụng dữ liệu 14 ngân hàng để định lượng các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm các yếu

tố nội bộ ngân hàng và các yếu tố vĩ mô Mô hình hồi quy Jiang và ctg(2003) đưa ra như sau :5F6

Trong đó biến phụ thuộc là lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản Các biến độc lập cụ thể trong ngân hàng được chọn nghiên cứu là : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lường tác động của đòn bảy tài chính, tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản và tiền gởi trên tổng tài sản đo lường ảnh hưởng của những thay đổi trong danh mục đầu tư tác động làm thay đổi về lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng

dư nợ đo lường chất lượng tài sản, chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản dùng để đo lường hiệu quả quản lý của hoạt động ngân hàng, thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập được chọn để xem xét tầm quan trọng của lệ phí, hoa hồng, dịch vụ, độc quyền; các khoản thuế trên thu nhập hoạt động trước thuế phản ánh khả năng ngân hàng phân bổ danh mục đầu tư để giảm tối đa thuế Bên cạnh đó các biến vĩ mô cũng đưa vào bao gồm: Tăng trưởng GDP, lãi suất thực, lạm phát, các khoản vay hợp vốn Châu Á và chỉ số

HH giải thích sự tập trung thị trường

Phân tích thực nghiệm thấy rằng cả hai yếu tố ngân hàng cụ thể cũng như kinh

tế vĩ mô quyết định quan trọng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Liên quan đến yếu tố kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, lạm phát, và lãi suất thực có mối liên quan cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng Trong số các biến ngân hàng cụ thể hiệu quả quản lý hoạt động và đa dạng hóa kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu chi phí ngoài lãi và thu nhập ngoài lãi tương ứng, ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng cao hơn về sự

Trang 25

ảnh hưởng của quy mô tài sản, sau cùng là sự khác biệt trong chất lượng tín dụng của các khoản vây ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lợi Tác giả kết luận sự giảm lợi nhuận trong những năm gần đây chủ yếu là do môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi ở HongKong Gần đây các ngân hàng ngày càng phải nâng cao khả năng cạnh tranh của

họ bằng cách đa dạng hóa hoạt động cho vay truyền thống của họ vào thu nhập ngoài lãi tạo ra trong kinh doanh

 Kosmidou, Tanna và Pasiouras (2005) điều tra các đặc điểm cụ thể ngân hàng , điều kiện kinh tế vĩ mô và cơ cấu thị trường tài chính trên lợi nhuận ngân hàng thương mại Vương quốc Anh trong giai đoạn 1995 – 2002, sử dụng dữ liệu bảng của 32 ngân hàng thương mại Kosmidou, Tanna và Pasiouras sử dụng các biến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trung bình và thu nhập lãi ròng cận biên để đo lường khả năng sinh lợi Năm yếu tố quyết định nội bộ là tỷ lệ chi phí trên thu nhập đây cũng là chỉ số trong hiệu quả quản lý chi phí, tỷ lệ tài sản lưu động cho khách hàng và tài sản ngắn hạn để đại diện cho thanh khoản, dự phòng rủi ro tín dụng như là một chỉ số về chất lượng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ vốn cổ phần đại diện cho sức mạnh vốn và tổng tài sản của một ngân hàng đại diện cho quy mô Tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát là hai biến số kinh tế vĩ mô Đại diện cho biến cấu trúc thị trường là mức độ tập trung trong ngành ngân hàng được tính bằng tỷ lệ tài sản 3 ngân hàng lớn nhất với tổng tài sản toàn bộ ngân hàng, đại diện thứ hai là vốn hóa thị trường chứng khoán.6F

7Kết quả cho thấy sức mạnh vốn có ảnh hưởng tích cực và mạnh trên lợi nhuận của ngân hàng, những yếu tố quan trọng khác là hiệu quả trong chi phí quản lý và quy

mô ngân hàng, cả hai đều tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Tác động thanh khoản và dự phòng rủi ro tín dụng là không rõ ràng và thay đổi theo thước

đo của lợi nhuận Cụ thể tính thanh khoản tác động ngược chiều đến NIM nhưng tích cực liên quan đến ROA, dự phòng rủi ro tín dụng đang ảnh hưởng tích cực và đáng kể trên NIM (cho rằng rủi ro cao hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn), nhưng tiêu cực và không đáng kể trên ROA Việc bổ sung các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến khả năng sinh lời của ngân hàng Cụ thể tăng trưởng GDP và lạm phát cũng

7 Kosmidou, K., Tanna, S., & Pasiouras, F (2005) “Determinants of profitability of domestic UK commercial banks: panel evidence from the period 1995-2002” Economics, Finance and Accounting- Applied Research Working Paper Series, pp 1-27

Trang 26

như tập trung trong ngàng ngân hàng và phát triển thị trường chứng khoán có ảnh hưởng tích cực

 Bennaceur và Goaied (2008), quan sát ảnh hưởng của đặc điểm ngân hàng, cơ cấu tài chính ngành và các chỉ số kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời trong ngành công nghiệp ngân hàng Tunisia cho giai đoạn 1980 – 2000 thông qua ROA và NIM Các biến độc lập nội bộ được khảo sát là vốn chủ sở hữu, các khoản cho vay, tài sản không chịu lãi và logarit tổng tài sản của ngân hàng, chi phí trển tổng tài sản Biện pháp kinh

tế vĩ mô được chọn là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người Ngoài ra, tác giả

sử dụng các biến cấu trúc tài chính để xem xét là quy mô của thị trường chứng khoán, quy mô khu vực ngân hàng, mức độ tập trung của ngành ngân hàng và tình trạng sở hữu để kiểm tra sự tác động.7F8

Phát hiện này ghi nhận rằng đặc điểm bên trong ngân hàng giải thích một phần quan trọng của sự thay đổi trong ROA và NIM Lãi ròng biên cao và khả năng sinh lời

có xu hướng liên kết với các ngân hàng nắm giữ một lượng vốn tương đối cáo, và với tổng chi phí lớn Các khoảng cho vay của ngân hàng có tác động tích cực và đáng kể

về năng lực của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận cao Quy mô ngân hàng được tìm thấy tác động tiêu cực đến lợi nhuận mà ngụ ý rằng các ngân hàng Tunisia đang hoạt động thiếu hiệu quả của quy mô Mặt khác, biến số kinh tế vĩ mô không có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng ở Tunisia Quan sát đến cấu trúc tài chính và tác động của nó trên NIM và lợi nhuận của các ngân hàng, kết quả cho thấy sự phát triển của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng tích cực về lợi nhuận ngân hàng Điều này phản ảnh sự bổ sung tăng trưởng thị trường ngân hàng và chứng khoán Về mặt sở hữu, các ngân hàng

tư nhân có xu hướng hoạt động tốt hơn so với những ngân hàng có sở hữu nhà nước

8 Bennaceur, S., Goaied M (2008) “The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia” Frontiers in Finance and Economics,Vol 5 No 1, pp 106 – 130

Trang 27

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

 Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 Áp dụng phương pháp cho dữ liệu bảng ước lượng SGMM (System Generalized method of moments)

Trong đó các biến phụ thuộc gồm: Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) Các biến độc lập cụ thể đưa ra trong nghiên cứu như : Cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, độ phù hợp của vốn, cấu trúc tài trợ, hiệu quả hoạt động , quy mô tài sản ngân hàng, đa dạng hóa thu nhập, tăng trưởng kinh tế, lạm phát

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời Nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản

và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.8F

9

 Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 bằng việc sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Regression) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) bằng việc sử dụng mô hình Fixed effects (FEM) và mô hình Random effects (REM) 9F

10 Trong đó nghiên cứu biến NIM là biến phụ thuộc, các biến độc lập tác giả đưa vào nghiên cứu như : Quy mô ngân hàng, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, hiệu quả quản lý, tỷ lệ lãi suất, tăng trưởng GDP

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lãi suất có tác động cùng chiều với thu

9 Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành(2015), “Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Công nghệ ngân hàng, số 106 + 107

10 Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 19 tháng 10/2015

Trang 28

nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng Đồng thời, hiệu quả quản lý của ngân hàng và tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên (NIM)

 Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 –

2012, bài viết sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 ngân hàng TMCP Việt Nam gồm: 5 NHTM nhà nước và 34 NHTM cổ phần phi nhà nước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam 10F

11Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai chỉ tiêu lợi nhuân sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần (ROE) đại diện cho biến phụ thuộc Các biến độc lập tác giả đưa vào gồm : Loại hình ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ tiền gởi so với tiền vay, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thì phần ngân hàng,

tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROA và ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, tỷ

lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác

2.4.3 So sánh với các nghiên cứu trước đây

Luận văn này kế thừa nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012) trong cách chọn biến nghiên cứu So sánh với các nghiên cứu trước đây, điểm giống là đề tài

sử dụng các biến nội bộ, biến đặc trưng ngành, biến vĩ mô để phân tích sự tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng Sự khác biệt và điểm mới hơn so với các nghiên cứu trước đây trong nước là để tài bổ sung nhiều biến nội bộ và đặc thù ngành để tìm

ra một số yếu tố tác động khác trước Và điểm khác biệt nhất là chưa có nghiên cứu nào của tác động biến động thị trường chứng khoán đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam, đồng thời luận văn cũng đưa ra thêm cách đo lường khác với thông lệ chung về đánh dấu hiệu quả thông qua các chỉ tiêu mới EROE và EVA

11 Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang(2013) , “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Công nghệ ngân hàng, số 85,tháng 4/2013

Trang 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

П𝑖𝑖𝑖𝑖 : Đo lường hiệu quả của ngân hàng I ở năm t, cụ thể là : ROE, EROE, NIM và EVA

П𝑖𝑖,𝑖𝑖−1 hiệu quả ngân hàng I ở năm t-1

𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖𝑗𝑗 Các yếu tố đặc trưng của ngân hàng mà ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm : độ lớn ngân hàng, rủi ro tín dụng, thanh khoản, thuế, vốn, hiệu quả chi phí, năng suất lao động và hoạt động phi truyền thống

𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖𝑙𝑙 Các yếu tố quyết định cụ thể của ngành công nghiệp mà nó ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm : Tổng tài sản của ngành công nghiệp ngân hàng, cho vay/GDP, phát triển ngành ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán, chuyên môn hóa ngành ngân hàng, biến động thị trường chứng khoán, sự cạnh tranh ngân hàng

𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖𝑚𝑚 Các biến kinh tế vĩ mô mà ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm lãi suất thị trường tiền tệ, lạm phát, và tăng trưởng kinh tế

µ𝑖𝑖𝑖𝑖 Một ảnh hưởng của thời gian trong việc quan sát các đặc trưng của ngân hàng

𝑣𝑣𝑖𝑖𝑖𝑖 Sai số đặc thù của các ngân hàng

C ụ thể:

Y = α1*Yt-1 + α2*Bank size + α3*Credit risk + α4*Liquidity + α5*Taxation + α6*Capitalization + α7*Cost efficiency + α8*Non-traditional activity + α9*Labour productivity + α10*Log of total assets of banking industry + α11* Lending/GDP + α12* Banking sector development + α13* Stock market development + α14*Concentration+ α15*Stock market volatility + α16* Inflation + α17*GDP growth + ε

Trang 30

Với Y là biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đại diện bởi ROE, NIM, EROE, EVA

Lý do của việc ứng dụng nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012) vào đề tài này là vì:

- Đây là nghiên cứu có giá trị khoa học, đã được đăng trên tạp chí “Studies in Economics and Finance Vol 29 No.3, 2012 pp 211 – 228” 11F

12

- Tính tương đồng về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đã được xác lập của đề tài và nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012)

- Tính khả thi trong việc ứng dụng nghiên cứu này vào đề tài

- Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu có điểm mới khi đã xem xét hiệu quả hoạt động trong mối liên hệ với biến động thị trường chứng khoán; đưa ra cách đo lường khác với thông lệ chung về đánh giá hiệu quả là EROE và EVA

Hình 3.1 Mô hình nghiên c ứu

12 Yong Tan and Christos Floros (2012), “Stock market volatility and bank performance in China” available at: www.emeraldinsight.com/1086-7376.htm

Trang 31

3.1.2 Biến phụ thuôc trong mô hình nghiên cứu

- Biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của ngân hàng, được đo lường bằng chỉ tiêu ROE, EROE, NIM, EVA

- T ỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần là một trong những chỉ số được lựa chọn nhiều nhất ROE chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận ngân hàng đã tạo ra từ tiền đầu tư của các

cổ đông ROE xem xét các ngân hàng thực hiện sử dụng kinh phí của các cổ động hiệu quả như thế nào Molyneux và Thornton (1992), Bennaceur và Goaied (2001), Bashir

và Hassan (2003) sử dụng chỉ tiêu này để đo lường hiệu khả năng sinh lời của ngân hàng Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE là biến phụ thuộc để xem xét hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Thu nh ập lãi ròng cận biên (NIM)

Biến NIM được xem như là thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản có sinh lời NIM là thước đo sự khác biệt giữa thu nhập lãi được tạo ra bới các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác và số tiền lãi trả cho người cho vay của họ ( ví dụ như tiền gởi), liên quan đến số lượng tài sản của họ Nó tương tự như tổng lợi nhuận của các công ty phi tài chính NIM là một công thức đơn giản để đo mức sinh lợi chính của các ngân hàng trong các khoản cho vay Do đó, NIM được bao gồm trong các nghiên cứu về khả năng sinh lời bởi vì nó xác định lợi nhuận từ các khoản cho vay của các ngân hàng Berger (1995), Kosmidou và ctg (2005), Bennaceur và Goaied (2008) đã sử dụng NIM như là một chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nghiên cứu của

họ Vì vậy tác giả lựa chọn NIM là một biến phụ thuộc trong nghiên cứu này để xem xét hiệu quả hoạt động của ngân hàng

EROE phản ánh sát hơn hiệu quả của ngân hàng khi mà nó loại trừ đi phần chi phí vốn do các yêu cầu về khả năng sinh lời của các cổ đông trước các biến động về

Trang 32

rủi ro từ thị trường mang lại Heffernan và Fu (2010), Fiordelisi và Molyneux (2010)

đã sử dụng chỉ tiêu này đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

- Giá tr ị gia tăng kinh tế (EVA)

EVA, được xác định bằng (Lợi nhuận sau thuế - Chi phí vốn)/Chi phí đầu vào Với chi phí vốn được xác định bằng vốn chủ sở hữu nhân với tỷ lệ chi phí vốn (COC) Chi phí đầu vào bao gồm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí lãi vay Stewart (1991) và Stern et al (1995) và Millar (2005)

EVA mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn, xem xét toàn diện hơn khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì nó còn xem xét cả các yếu tố đầu vào, các vấn đề về chi phí vốn cho cổ đông Yong Tan và Christos Floros (2012) sử dụng chỉ tiêu này làm biến phụ thuộc để xem xét hiệu quả hoạt động ngân hàng

3.1.3 Biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

Biến độc lập, được chia làm 3 nhóm biến đại diện cho các yếu tố nội bộ của ngân hàng; đại diện cho các yếu tố ngành và đại diện cho các yếu tố vĩ mô

- Quy mô ngân hàng ( SIZE)

Có thể đề cập là tổng tài sản của ngân hàng, đây là một trong những biến tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng Các ngân hàng lớn có thể đạt được hiệu quả kinh tế quy mô với chi phí giảm hoặc hiệu quả kinh tế trong phạm vi cho vay nhiều hơn và mức đa dạng hóa sản phẩm cao hơn có thể tiếp cận những thị trường mà một ngân hàng nhỏ không thể tham gia được

SIZE: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- R ủi ro tín dụng (RISK)

Theo IMF(2006), tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một trong các chỉ số cốt lõi để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM, nếu tỷ lệ này cao đẩy lên ngân hàng phá sản như vậy dấu kỳ vọng là dấu âm

RISK: Tỷ lệ dư nợ tác động ngược chiều (-) đối hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trang 33

- Tính thanh kho ản (LIQ)

Theo các nghiên cứu nước ngoài thì yếu tố khả năng thanh khoản có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng không đồng nhất, nhưng theo các nghiên cứu trong nước cũng như quan điểm của cá nhân thì các ngân hàng thương mại ở việt nam tính thanh khoản thì uy tín càng cao nên tạo được lòng tin khách hàng nên tác giả giả định tỷ suất sinh lời của ngân hàng tác đồng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng

LIQ : Tính thanh khoản của ngân hàng tác động cùng chiều (+) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- T ỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Dựa vào bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính của ngân hàng thương mại (IMF, 2006) Nghiên cứu Heffernan và Fu (2008), CAP lớn thì lợi nhuận trên vốn tự có tăng Tỷ lệ này có thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến mức hiệu quả hoạt động ngân hàng

CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động dương (+) đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Hi ệu quả quản trị chi phí (COE)

Chi phí là một trong các yếu tố để quyết định khả năng sinh lời vì nếu quản trị chi phí không tốt sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hoặc có thể âm

COE: Chi phí hoạt động có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Thu nh ập ngoài lãi (NTA)

Rất nhiều nghiên cứu về chủ đề đa dạng hóa thu nhập và khả năng sinh lời của NHTM được đề cập gần đây như nghiên cứu của Abreu và Mendes (2002), Staikourasva Wood (2004), Athanasoglou và các tác giả (2008)…Các nghiên cứu của tác giả nêu trên được sử dụng dữ liệu khác nhau và môi trường khác nhau, vì vậy những kết quả đưa ra cũng khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa yếu tố đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời của ngân hàng

NTA: Thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trang 34

- Năng suất lao động (LAB)

Là một trong những thước đo năng suất làm việc hiệu quả của nhân viên đối với ngân hàng, tỷ số đo lường là tổng doanh thu trên số lượng nhân viên

LAB : Có mối quan hệ cùng chiều (+) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tăng trưởng GDP đại diện cho tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng Có nhiều nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận ngân hàng và tăng trưởng GDP trên quan điểm cho rằng nguy cơ rủi ro thấp hơn trong thời kỳ phục hồi và cao hơn trong thời kỳ suy thoái

GDP : Có mối quan hệ cùng chiều (+) hoặc mối quan hệ ngược chiều (-) giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- L ạm phát (CPI)

Perry (1992) cho rằng tác động lạm phát đối với khả năng sinh lời của ngân hàng đến mức độ nào phụ thuộc vào việc có thể dự đoán sự xuất hiện của lạm phát, điều này cho các ngân hàng có cơ hội để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp và đo đó thu lợi nhuận cao

CPI : Lạm phát tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Bi ến động thị trường chứng khoán (SMV)

Trong nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012) kiểm định D-GMM cho thấy biến động thị trường chứng khoán có tác động cùng chiều với chỉ số ROE đối với NHTM và ngược chiều với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, kiểm định S-GMM cho thấy chỉ số NIM, EVA của ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước đều tác động tiệu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Do đó tác giả, giả thiết như sau :

SMV : Biến động trên thị trường chứng khoán có tác động ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Phát tri ển thị trường chứng khoán (SMD)

Cũng trong nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012) kiểm định GMM cho thấy có tác động ngược chiều với hiệu suất ngân hàng trong khi kiểm định S-GMM cho thấy tác động cùng chiều tuy nhiên ảnh hưởng rất nhỏ Nếu xét riêng ngân hàng nhà nước thì không có tác động nào cả còn đối với ngân hàng thương mại thì tác động ngược chiều Tác giả, giả thiết như sau :

Trang 35

D-SMD : Sự phát triển thị trường chứng khoán có tác động ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- T ổng tài sản ngành ngân hàng (BTA)

Cũng trong nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012) kiểm định GMM cho thấy có tác động ngược chiều với hiệu suất ngân hàng trong khi kiểm định S-GMM cho thấy tác động cùng chiều tuy nhiên ảnh hưởng rất nhỏ Nếu xét riêng ngân hàng nhà nước thì không có tác động nào cả còn đối với ngân hàng thương mại thì tác động ngược chiều Tác giả, giả thiết như sau :

D-BTA : Sự phát triển thị trường chứng khoán có tác động ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- Tổng dư nợ cho vay ngân hàng so với tăng trưởng kinh tế (LEN)

Thể hiện quy mô của tín dụng so với tăng trưởng kinh tế GDP qua các năm, theo quan sát ta thấy tỷ số này biến động không nhiều qua các năm, cũng trong nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012), không tồn tại mối quan hệ giữa biến LEN với hiệu quả hoạt động ngân hàng Tác giả, giả thiết như sau :

LEN : Tổng sự nợ ngân hàng so với tăng trưởng linh tế có mối liên hệ (+) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- T ổng tài sản ngành ngân hàng so với tăng trưởng kinh tế (BDEV)

Biến này xem xét quy mô phát triển của ngành ngân hàng so với tăng trường của GDP qua các năm, cũng trong nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012) không tồn tại mối quan hệ giữa biến BDEV với hiệu quả hoạt động ngân hàng Tác giả, giả thiết như sau :

BDEV : Tổng tài sản ngành ngân hàng có tác động cùng chiều (+) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

- T ổng tài sản của ba ngân hàng lớn nhất so với tổng tài sản ngành ngân hàng (COM)

Trong nghiên cứu Yong Tan and Christos Floros (2012) chỉ số này xem xét tỷ trọng giữa tổng tài sản 3 ngân hàng lớn đối với tổng tài sản của ngành ngân hàng ( đại diện 9 ngân hàng nghiên cứu) , bảng thống kê cho thấy tỷ trọng này biến đổi nhiều qua các năm Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ nào giữa các chỉ tiêu đo

Trang 36

lường hiệu quả hoạt ngân hàng hơn nữa trong bài nghiên cứu tác giả biến độc lập COM không được đưa vào mô hình nghiên cứu

3.1.4 Quy trình nghiên cứu

Trang 37

Cụ thể các biến được trình bầy như bảng sau:

Bảng 3.1: Tóm lược diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến

độc

lập

Liquidity LIQ Tổng các khoản vay của ngân hàng/ Tổng tài sản của ngân hàng (+)

Non – NTA Thu nhập ngoài lãi vay/Tổng thu nhập ngân hàng, trong đó : Gross income - (+)

Trang 38

productivity LAB Tổng doanh thu của ngân hàng/Số lượng nhân viên ngân hàng (+)

GDP growth GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo năm - công bố của gso.gov.vn (+)

Inflation CPI Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng theo năm - công bố của gso.gov.vn (-)

Lending/GDP LEN Tổng cho vay của cả hệ thống/ giá trị GDP thực tế (+)

Banking sector

Development BDEV BDEV (Banking sector Development)= Tổng tài sản của cả hệ thống/giá trị GDP (+)

C3 COM Tổng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất/Tổng tài sản của 9 ngân hàng nghiên cứu (+)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 39

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho công tác nghiên cứu Cụ thể:

- Chín ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết tới nay được lựa chọn để phục vụ cho công tác nghiên cứu (cụ thể tên các NH đã trình bày tại chương 1 của đề tài) Lý do tác giả lựa chọn 9 ngân hàng là do đây đều là các ngân hàng niêm yết do vậy có khá đầu đủ thông tin công bố phục vụ cho nghiên cứu; hơn nữa các ngân hàng này cũng chiếm hơn 50% quy mô của cả hệ thống, có khả năng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống nên có thể xem xét làm đại diện cho cả hệ thống NHTM

- Giai đoạn thu thập dữ liệu từ 2007 đến 2014 đây là giai đoạn các NHTM có khá đầy đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu

Dữ liệu sẽ được thu thập từ các Báo cáo tài chính năm của các ngân hàng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Website của ngân hàng, Cafef.vn, Stox.vn, cophieu68.com Các ấn phẩm mà các ngân hàng đã công bố ra đại chúng; các nghiên cứu, báo cáo của các tổ chức, cơ quan có chức năng, cơ quan và chuyên gia có chuyên mô về ngân hàng – tài chính…Cụ thể như sau:

- Các số liệu tài chính thuộc bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của 9 ngân hàng được lấy tại website vietstock.vn, cafef.vn và cophieu68.vn;

- Riêng các số liệu về phân loại nợ được lấy tại phần thuyết minh báo cáo tài chính của từng ngân hàng

- Số liệu về nhân sự được lấy tại báo cáo thường niên của từng ngân hàng

- Các số liệu về ngành được lấy tại website sbv.gov.vn và báo cáo thương niên của Ngân hàng nhà nước

- Các số liệu vĩ mô được lấy tại gso.gov.vn

- Diễn biến chỉ số chứng khoán VNIndex và giá các loại chứng khoán ngân hàng được lấy tại cophieu68.vn theo giá đã được điều chỉnh các yếu tố chia tách cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, trả cổ tức, phát hành riêng lẻ…

- Các giá trị giao dịch của toàn thị trương chứng khoán, vốn hóa của các ngân hàng được lấy tại website của vietsstock.vn và là tổng hợp các giá trị của cả

ba sàn giao dịch là HNX, HSX, UPCOM

Trang 40

Các dữ liệu sau khi được down load hoặc tổng hợp từ các nguồn đề cập trên và được nhập liệu vào file exel trước khi tính toán và xử lý theo mô hình nghiên cứu đã

Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được

tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập

Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn, là một đại lượng thống kê mô tả dùng

để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số Có thể tính

ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai Nếu gọi X là giá trị của công cụ tài chính, m = E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:S = E[(X – m)2] d = Căn bậc hai của

S

3.3.2 Mô hình nghiên cứu

Có nhiều phương pháp ước lượng hồi quy có thể được sử dụng để nghiên cứu

về hiệu quả hoạt động ngân hàng theo mô hình Hiệu quả hoạt động ngân hàng = f(

nhóm biến từ các ngân hàng, nhóm biến ngành ngân hàng, nhóm biến vĩ mô)

Kousmidou và cộng sự (2003) đã sử dụng phương pháp hồi quy với các tác động cố định (FEM) để xem xét hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Anh từ giai đoạn 1992-2005

Hassan và Banshir (2003) đã xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả của các ngân hàng Hồi giáo trong thời gian 1994-2001 bằng cách sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS)

Tuy nhiên, với mô hình nghiên cứu Hiệu quả hoạt động ngân hàng = f( nhóm biến từ các ngân hàng, nhóm biến ngành ngân hàng, nhóm biến vĩ mô) chúng ta sẽ phải đối mặt với một số vấn đề làm sai lệch kết quả Chẳng hạn như: Vấn đề nội sinh

có thể làm cho kết quả sai lệch; sự không đồng nhất trong các giá trị quan sát được của

Ngày đăng: 08/04/2016, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang(2013) , “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Công nghệ ngân hàng, số 85,tháng 4/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 19 tháng 10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương
Năm: 2015
6. Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006- 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009
Tác giả: Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh
Năm: 2012
8. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 21 tháng 11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
16. Yong Tan and Christos Floros (2012), “Stock market volatility and bank performance in China” available at: www.emeraldinsight.com/1086-7376.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stock market volatility and bank performance in China
Tác giả: Yong Tan and Christos Floros
Năm: 2012
17. Kosmidou, K., Tanna, S., & Pasiouras, F. (2005). “Determinants of profitability of domestic UK commercial banks: panel evidence from the period 1995-2002”.Economics, Finance and Accounting- Applied Research Working Paper Series, pp.1-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of profitability of domestic UK commercial banks: panel evidence from the period 1995-2002
Tác giả: Kosmidou, K., Tanna, S., & Pasiouras, F
Năm: 2005
18. Bennaceur, S., Goaied M. (2008) “The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia”. Frontiers in Finance and Economics,Vol. 5 No. 1, pp. 106 – 130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia
19. Bennaceur, S., Goaied M. (2008) “The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia”. Frontiers in Finance and Economics,Vol. 5 No. 1, pp. 106 – 130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia
20. Molyneux, P. and Thornton, J. (1992), “Determinants of European bank profitability: anote”, Journal of Banking and Finance, Vol. 16 No. 6, pp. 1173-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of European bank profitability: anote
Tác giả: Molyneux, P. and Thornton, J
Năm: 1992
21. Heffernan, S. and Fu, M. (2008), “Determinants of bank performance in Chinese banking”, Applied Financial Economics, Vol. 20, p. 65 - 82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of bank performance in Chinese banking
Tác giả: Heffernan, S. and Fu, M
Năm: 2008
22. Emery, J.T. (1971), “Risk, return, and the morphology of commercial banking”,Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 6 No. 2, pp. 763-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk, return, and the morphology of commercial banking
Tác giả: Emery, J.T
Năm: 1971
24. Stern, J.M., Stewart, G.B and Chew, D.H. (1995), “The EVA financial management system”, Journal of Applied Corporate Finance, Vol. 8 No. 2, pp. 32 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The EVA financial management system
Tác giả: Stern, J.M., Stewart, G.B and Chew, D.H
Năm: 1995
25. Miilar, L. (2005), “The measurement and determinants of UK bank’s performance”, Cass Business School, Lund Sách, tạp chí
Tiêu đề: The measurement and determinants of UK bank’s performance
Tác giả: Miilar, L
Năm: 2005
4. Nguyễn Thị Hoài Lam (2013). Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học ngân hàng TPHCM Khác
5. Phan Thị Hằng Nga (2013). Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học ngân hàng TPHCM Khác
7. Bài nghiên cứu của Văn phòng Ngân hàng nhà nước - Vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam Khác
9. Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành (2015). “Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Công nghê ngân hàng số 106 + 107 Khác
10. Lâm Chí Dũng, Nguyễn Trần Thuần và Phạm Quang Tin (2015) , “Nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, 26(6), 23 – 39 Khác
11. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2007 – 2014. 12. www.cophieu68.vn Khác
23. Stewart, G.B. (1991), The Quest for Value, Harper Business, New York, NY Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w