rình bày những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phi tập trung. liên hệ thực tiễn việt nam

51 1.9K 6
rình bày những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phi tập trung. liên hệ thực tiễn việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Đề tài số 7: Trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phi tập trung. Liên hệ thực tiễn Việt Nam. Thành viên nhóm 7 1. Nguyễn Thị Thu Thủy CQ510892 2. Vũ Thị Quế Thư CQ513000 3. Nguyễn Thị Ngà CQ512213 4. Trần Thị Thư CQ514951 5. Hồ Ngọc Oanh CQ522730 6. Mẫn Văn Khánh CQ511794 7. Đặng Thị Nga CQ512193 8. Lương Đoàn Bảo Yến CQ513511 ĐỀ CƯƠNG I. Những vấn đề cơ bản về thị trường OTC 1. Lịch sử hình thành 2. Khái niệm 3. Phân loại 4. Đặc điểm 5. Vai trò 6. Mục tiêu và xu hướng hiện nay II. So sánh thị trường OTC với các thị trường khác 1. So sánh thị trường OTC với thị trường chứng khoán tập trung 2. So sánh thị trường OTC với thị trường chứng khoán tự do III. Một số thị trường OTC trên thế giới 1. Thị trường OTC Mỹ 2. Thị trường OTC Nhật Bản 3. Thị trường OTC Hàn Quốc IV. Thực trạng thị trường OTC ở Việt Nam hiện nay 1. Lịch sử ra đời 2. Đặc điểm 3. Tính hình hoạt động 4. Sàn giao dịch UpCOM V. Nhận xét, đánh giá và giải pháp 1. Ưu, nhược điểm của thị trường OTC ở Việt Nam 2. Đề xuất giải pháp THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG (OTC) I. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) 1. Lịch sử hình thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung OTC có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Thị trường OTC đã trải qua ba giai đoạn phát triển:  Giai đoạn phát triển sơ khai - Thế kỷ 15, tại Châu Âu, thời kỳ sơ khai của thị trường chứng khoán. - Người mua và người bán giao dịch trực tiếp với nhau tại các “Quầy” của tổ chức phát hành, các tổ chức chức tài chính hoặc ngoài trời, từ đó phát sinh thuật ngữ OTC (over the counter) - Người mua và người bán cũng có thể đạt được thỏa thuận thông qua công ty môi giới nhưng tính chất của giao dịch vẫn là mang tính chất song phương.  Giai đoạn phát triển cận đại - Các bên mua bán và tổ chức trung gian sư dụng điện thoại để chia sẻ thông tin thị trường. - Các tổ chức trung gian đã hình thành mạng lưới giao dịch qua điện thoại để phát huy tối đa vai trò môi giới. - Các tổ chức tự doanh bắt đầu hoạt động và đóng vai trò của một nhà tạo lập thị trường. - Tính chất giao dịch song phương vẫn được duy trì  Dưới góc độ quản lý, do cách thức giao dịch song phương (không phải đa phương như SGDCK) nên thị trường OTC được xem là không “sàn”. Tuy nhiên vẫn có tính chất giao dịch đa phương nhất định vì người mua và người bán đều có sự tham khảo thông tin giá cả từ nhiều bên trước khi quyết định.  Giai đoạn phát triển hiện đại - Ứng dụng Internet và công nghệ thông tin vào giao dịch OTC. - Giao dịch thỏa thuận trên phạm vi toàn cầu, 24/24. - Phát triển sàn giao dịch OTC trên mạng. Thị trường OTC này còn gọi là “Sàn môi giới điện tử” (electronic brokering plaform). - Tính chất giao dịch song phương truyền thống được biến đổi qua mô hình - giao dịch đa phương, khớp lệnh tự động vào báo giá mua bán cho tất cả - các bên, họ tự do yết giá và quyết định giao dịch. - Các tổ chức hoạt công ty vận hành thị trường chỉ đóng vai trò môi giới, - không tham gia tự doanh. - Có một tổ chức trung gian lo việc thanh toán bù trừ. Mô hình khác: Sàn tự doanh điện tử (electronic dealing plaform) - Đơn vị tổ chức sàn không đóng vai trò trung gian mà trực tiếp mua bán chứng khoán. - Các yết giá mua và bán chứng khoán chỉ do đơn vị tổ chức (đơn vị tự doanh) thông báo. - Các thành viên tham gia thị trường quan sát các yết giá và kết quả thực hiện. - Các nhà tổ chức thiết lập thị trường OTC cho riêng họ và họ phải chịu mọi rủi ro về thanh toán. 2. Khái niệm thị trường OTC Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán. 3. Phân loại thị trường OTC Dưới góc độ tổ chức và quản lý: • Thị trường OTC do hiệp hội quản lý:  NASDAQ (Mỹ)  JASDAQ (Nhật Bản) • Thị trường OTC do công ty tư nhân quản lý:  Pinksheets (Mỹ)  OFEX (UK) • Thị trường OTC không có quản lý: Tự do ngoài sàn (Grey market) Dưới góc độ giao dịch: • Gặp mặt trực tiếp: thương lượng song phương giữa bên mua và bên bán • Tự doanh truyền thống: bước đầu có tính chất đa phương, thương lượng giá và giao dịch thông qua sử dụng điện thoại giữa các nhà tự doanh, bắt đầu vai trò tạo lập thị trường • Sàn môi giới điện tử: hệ thống giao dịch điện tử, đa phương như Sở giao dịch • Sàn tự doanh điện tử: kết hợp tính chất 2 loại thị trường tự doanh truyền thống và sàn môi giới điện tử, đa phương 1 chiều, vai trò tạo lập thị trường đầy đủ 4. Đặc điểm cơ bản của thị trường OTC Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà thị trường OTC có những đặc điểm riêng phù hợp với đặc thù từng quốc gia. Phần lớn thị trường OTC trên thế giới hiện nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình thị trường NASDAQ của Mỹ: Hình thức tổ chức thị trường: • Thị trường OTC được tổ chức theo hình thức phi tập trung. không có điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bên bán. • Thị trường sẽ diễn ra tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng,công ty CK và các địa điểm thuận lợi cho người mua ,bán: - Giao dịch diễn ra ở bất kỳ địa điểm nào:trụ sở CTCK,NHTM, có thể ngay tại các địa điểm công cộng như nhà ăn,quán café… - Có thể giao dịch qua mạng điện tử, mạng điện thoại - Thị trường OTC có hệ thống công nghệ cao phục vụ, đảm bảo giao dịch thông suốt, nhanh chóng.  Thị trường OTC là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường  Thị trường OTC còn được gọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử Thành viên của thị trường OTC • Nhà đầu tư và tổ chức đầu tư: tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp qua hệ thống điện tử. • Các công ty môi giới – giao dịch: - Môi giới: hưởng hoa hồng từ thực hiện giao dịch với khách hàng - Tự doanh: kinh doanh chứng khoán trên chính tài sản của mình • Nhà tạo lập thị trường: - Công ty môi giới – giao dịch nắm giữ một số lượng lớn chứng khoán nhất định - Tăng tính thanh khoản cho chứng khoán - Liên tục đưa ra giá hỏi mua – chào bán Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC gồm 2 loại: • Loại 1: Chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch nhưng đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là của công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển. • Loại 2: Các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán. Mức độ rủi ro cao: • Rủi ro về tính thanh khoản • Rủi ro về thông tin Cơ chế xác lập giá: • Việc xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thoả thuận song phương giữa bên mua và bên bán (khác với phương thức đấu giá tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán). • Có nhiều mức giá khác nhau đối với một chứng khoán trong cùng một thời điểm. Thị trường OTC chịu sự chi phối của các nhà tạo lập thị trường, đó là các công ty giao dịch – môi giới * Các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép, luôn nắm giữ số lượng cổ phiếu đủ lớn và sẵn sang mua bán nhằm tạo lập thị trường như nhà kinh doanh chứng khoán. - Nắm giữ cổ phiếu, hưởng lợi tức, chênh lệch giá và các quyền cổ đông khác. - Có quyền được miễn giảm thuế và phí giao dịch , quyền nhận thông tin. * Công việc: - Mua khi chứng khoán tăng và bán khi chứng khoán giảm. - Làm nghiệp vụ ngân quỹ: chuẩn bị đủ tiền để mua và thanh toán. - Nghiệp vụ dự trữ cổ phiếu: xác định mức dự trữ phù hợp để tạo lập thị trường. * 3 giao dịch cơ bản của nhà tạo lập thị trường: - Bán chứng khoán trong kho để thu được chênh lệch giá so với giá chứng khoán mua vào trước đó. - Làm vai trò môi giới hưởng hoa hồng với mức đã thỏa thuận trước với khách hàng. - Giao dịch kê giá: Mua cổ phiếu của nhà môi giới khác có mức giao dịch thấp nhất để bán lại cho nhà đầu tư với mức giá cao hơn và hưởng chênh lệch. * Yêu cầu đối với nhà tạo lập thị trường: - Phải có quy mô vốn lớn để đối mặt với nguy cơ không đủ tiền tạo lập thị trường. - Có năng lực quản lý, giám sát tốt - Khả năng đa dạng hóa đầu tư cao - Quan hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư, tổ chức khác * Thông lệ quốc tế: - Đối với CK là trái phiếu: thường được tổ chức theo mô hình OTC và do các Ngân hàng thương mại làm nhà tạo lập thị trường. - Đối với CK là cổ phiếu: nhà tạo lập thị trường là các công ty chứng khoán.  Các nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng trên thị trường OTC. Họ duy trì tính thanh khoản cho các loại chứng khoán mình đảm trách, thông qua việc nắm giữ một lượng lớn chứng khoán để luôn sẵn sàng mua, bán, giao dịch với khách hàng. Cơ chế quản lý: Thị trường OTC được quản lý bởi cấp chính phủ và cấp tự quản trên cơ sở pháp luật chứng khoán và các luật khác có liên quan. (Ủy ban chứng khoán nhà nước – hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán – công ty chứng khoán) • Cấp quản lý Nhà nước: Nhà nước quản lý thông qua cơ chế cấp phép đối với các thành viên, quản lý đăng ký và giao dịch, quản lý các thành viên và trung tâm OTC,kiểm soát giao dịch , thông qua pháp luật về CK và các luật có liên quan. Vai trò của chính phủ ngày càng cao để kiểm soát chặt chẽ thị trường OTC,phát huy tối đa vai trò của thị trường. • Cấp tự quản:Thị trường OTC thường hoạt động theo cơ chế tự quản với vai trò quan trọng của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Các động lực phát triển • Nhân tố công nghệ - kỹ thuật • Nhu cầu chia sẻ rủi ro và huy động vốn • Nhu cầu quản lý thị trường • Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 5. Vị trí và vai trò của thị trường OTC a. Vị trí [...]... và liên kết - Tăng cường vai trò của các nhà tạo lập thị trường II So sánh thị trường OTC với các thị trường chứng khoán khác 1 So sánh thị trường OTC với thị trường chứng khoán tập trung So sánh Giống nhau Thị trường OTC Thị trường chứng khoán tập trung - Đều là thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước - Chịu sự chi phối của hệ thống luật CK và các văn bản pháp luật khác có liên. ..- Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành thị trường chứng khoán - Thị trường OTC tồn tại và phát triển song song với thị trường chứng khoán - Thị trường OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho thị trường tập trung b Vai trò Thị trường OTC đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc của thị trường chứng khoán: -... cho các nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam 3 Tình hình hoạt động của thị trường OTC ở Việt Nam a Mô hình thị trường Tháng 6/2004 Bộ tài chính đưa ra thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của lãnh đạo bộ về mô hình và tổ chức xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam Trong đó, định hướng xây dựng trung tâm giao dịch chứng khoán hà Nội thành Trung tâm giao dịch phi tập trung (OTC) đơn... cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty Nhưng ngoài 26 công ty nêu trên, còn hàng nghìn cổ phi u của các công ty khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over The Counter - OTC) 2 Đặc điểm của thị trường OTC tại Việt Nam Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện và đặc thù mỗi nước Tuy nhiên hệ thống thị trường OTC... trừ đa phương thống nhất 2 So sánh thị trường OTC với thị trường chứng khoán tự do So sánh Thị trường OTC Thị trường chứng khoán tự do Giống - Địa điểm giao dịch là phi tập trung nhau - Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng, thỏa thuận Khác - Chứng khoán giao dịch phần lớn có tỷ lệ sinh lợi cao, độ rủi ro lớn Là thị trường có tổ chức chặt chẽ Là thị trường không có tổ nhau chức Thỏa thuận... tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Chính vì thế, hoạt động của thị trường OTC đã, đang và sẽ tác động lớn tới hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán - Hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán Thị trường tự do là thị trường có độ rủi ro cao do không có bất kỳ sự quản lý nào; thông tin công bố trên thị trường không được quy định... - Thị trường SCM (Nasdaq Small – Cap Market) dành cho những cổ phi u có mức vốn hóa thấp, điều kiện niêm yết trên thị trường này chỉ bằng 1/2 đến 1/3 so với yêu cầu của thị trường NMM - Thị trường OTC NASDAQ (The Nasdaq OTC Electronic Bulletin Board – OTCBB): thị trường dành cho những cổ phi u nhỏ được đảm bảo bởi các nhà tạo lập thị trường trên NASDAQ - Thị trường OTC ngoài Nasdaq dành cho những chứng. .. giao dịch chứng khoán Hà Nội thành thị trường chứng khoán phi tập trung OTC hoàn chỉnh phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu 1 bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt nam b Quy mô thị trường Cuối năm 2011, Việt Nam đã có hơn 600.000 công ty được thành lập Tuy nhiên,... Tình hình thị trường OTC Việt Nam những năm gần đây Năm 2010 Nếu xem thị trường cổ phi u tự do (OTC) là cầu nối giữa thị trường sơ cấp và thị trường niêm yết, thì có thể nói, năm 2010 là năm "sập cầu": Thị trường cổ phi u tự do (OTC) không chỉ trầm lắng, thị trường OTC ngày càng bị thu hẹp cả về thanh khoản và giá trị Hiện chưa có đầu mối nào thống kê giá trị và khối lượng giao dịch trên thị trường OTC,... niêm yết Là thị trường phi tập trung, các chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC rất đông đảo và đa dạng, (hay nói cách khác, thị trường OTC không “kén” chứng khoán giao dịch) Chính vì thế, OTC là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ điều kiện tham gia thị trường tập trung, thu hút vốn từ việc bán cổ phi u của mình để mở rộng kinh doanh sản xuất Các doanh nghiệp này tham gia thị trường OTC . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Đề tài số 7: Trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phi tập trung. Liên hệ thực tiễn Việt. của thị trường OTC ở Việt Nam 2. Đề xuất giải pháp THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG (OTC) I. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) 1. Lịch sử hình thành Thị trường. thị trường OTC với các thị trường chứng khoán khác 1. So sánh thị trường OTC với thị trường chứng khoán tập trung So sánh Thị trường OTC Thị trường chứng khoán tập trung Giống nhau - Đều là thị

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

  • Thời gian từ 8h30 đến 15h00, thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30

  • Trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động.

  • Thị trường giao dịch chứng khoán tạm ngừng hoạt động giao dịch trong trường hợp: 

  • Giao dịch không thể thực hiện do hệ thống đăng ký giao dịch gặp sự cố.

  • Khi có ¼ số thành viên trở lên bị sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch.

  • Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước yêu cầu Thị Trường Giao Dịch Chứng Khoán ngừng giao dịch để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc bảo vệ nền kinh tế quốc dân.

  • Các trường hợp bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn hay các sự cố khách quan khác. 

  • Hoạt động giao dịch được tiếp tục ngay sau khi các sự kiện trên được khắc phục. Trường hợp không thể khắc phục thì phiên giao dịch được coi là kết thúc tại thời điểm hoàn tất giao dịch cuối cùng trước đó. 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan