Trong những năm 90, INTERFOOD từng nắm vị trí số 1 trong ngành nước giải khát không gaz với sản phẩm trà bí đao Wonderfarm , nhưng sự phát triển của nước giải khát có gaz làm người tiêu dùng dần quay lưng lại với loại hình nước giải khát này. Ngay cả khi Tân Hiệp Phát khai phá lại thì trường này một lần nữa, thì thị phần của IFS vẫn không tiếp tục phát triển mà còn sụt giảm, doanh thu và doanh số của sản phẩm trà bí đao Wonderfarm ngày càng sụt giảm khi Tân Hiệp Phát cũng mở rộng sang thị trường mới. Bước ngoặt của IFS đến vào năm 2012, khi IFS hợp tác với tập đoàn KIRIN (Nhật Bản). Với sự hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm từ KIRIN, thương hiệu trà bí đao Wonderfarm dần trở lại trong nhận thức người tiêu dùng. Có thể nói khoảng thời gian 2 năm (2012 – 2014) là quá ngắn để nhận xét rằng IFS có thực sự “trở lại” là một thế lực hay không? Tuy nhiên với những chuyển biến ban đầu, có thể thấy rằng bước đi mới này giúp một thương hiệu lâu đời ở Việt Nam có mặt trên thị trưởng dài hơn. Để nhận thấy rõ hơn sự phát triển của IFS, trong đề tài lần này chúng em sẽ đi sâu vào việc lập kế hoạch Marketting cho IFS.
Trang 1MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm 90, INTERFOOD từng nắm vị trí số 1 trong ngành nước giải khát không gaz với sản phẩm trà bí đao Wonderfarm , nhưng sự phát triển của nước giải khát có gaz làm người tiêu dùng dần quay lưng lại với loại hình nước giải khát này Ngay cả khi Tân Hiệp Phát khai phá lại thì trường này một lần nữa, thì thị phần của IFS vẫn không tiếp tục phát triển mà còn sụt giảm, doanh thu và doanh số của sản phẩm trà bí đao Wonderfarm ngày càng sụt giảm khi Tân Hiệp Phát cũng
mở rộng sang thị trường mới Bước ngoặt của IFS đến vào năm 2012, khi IFS hợp tác với tập đoàn KIRIN (Nhật Bản) Với sự hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm từ KIRIN, thương hiệu trà bí đao Wonderfarm dần trở lại trong nhận thức người tiêu dùng Có thể nói khoảng thời gian 2 năm (2012 – 2014) là quá ngắn để nhận xét rằng IFS có thực sự “trở lại” là một thế lực hay không? Tuy nhiên với những chuyển biến ban đầu, có thể thấy rằng bước đi mới này giúp một thương hiệu lâu đời ở Việt Nam có mặt trên thị trưởng dài hơn Để nhận thấy rõ hơn sự phát triển của IFS, trong đề tài lần này chúng em sẽ đi sâu vào việc lập kế hoạch Marketting cho IFS
Trang 2CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ (INTERFOOD)
Lịch sử thành lập:
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế với tiền thân là Công ty tư nhân Trade Ocean Exporters được thành lập tại Malaysia năm 1977 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu nhắm vào thị trường xuất khẩu Khi lợi nhuận và doanh số ngày càng tăng, Trade Ocean thành công trong việc xây dựng nhà máy đầu tiên năm 1980 đáp ứng việc sản xuất một lượng lớn đơn đặt hàng xuất khẩu của công ty Đến năm 1991, công ty quyết định dời sang nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao
Khi kinh doanh thương mại phát triển mạnh đạt trên 300%, công ty nhận thấy cần phải tái cấu trúc cơ cấu nên quyết định thành lập công ty Trade Ocean Holdings là công ty cổ phần với hai công ty con, đó là Trade Ocean Exporters chủ yếu nhắm vào các hoạt động thương mại, và Công ty WONDERFARM Biscuits & Confectionery là bộ phận chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Đồng thời, để tìm kiếm cơ hội mới công ty đã thành lập thêm nhà máy để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển Sau khi khảo sát nghiên cứu thị trường, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự thay đổi tích cực, khách hàng tiềm năng dồi dào, nguồn nhân lực có năng lực tốt và là nơi rất giàu các sản phẩm nông nghiệp
Vì vậy, tập đoàn quyết định thành lập ra Công ty TNHH công nghiệp chế biến
Trang 3Thực phẩm Interfood vào năm 1991 Sau nhiều năm thành lập, công ty phát triển sang Việt Nam trong ngành sản xuất và kinh doanh quốc tế Đây là bước tiến hết sức thông minh và chiến lược, có khả năng giúp tập đoàn và công ty thống nhất lại sức mạnh, chiến lược cũng như tiềm năng cạnh tranh quốc tế mà không phá vỡ giá trị, bản sắc cũng như triết lý kinh doanh công ty Triển vọng sản xuất kinh doanh thực sự tốt đẹp vì sự phát triển của nền Kinh tế Việt Nam bùng nổ hơn cả những dự đoán trước đó.
Ngày 11/03/2011, IFS thông cáo báo chí rằng cổ đông sáng lập của IFS là Trade Ocean Holdings Sdn Bhd (TOH) nắm giữ 57,25% trong tổng số cổ phần của IFS,
đã bán lại toàn bộ số cổ phần nói trên cho Kirin Holdings Company, Limited (Kirin)
Kirin cũng đã mua lại 100% cổ phần tại Wonderfarrm Biscuits & Confectionery Sdn Bhd (WBC), đơn vị giữ bản quyền thương hiệu của IFS Tập đoàn KIRIN, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nước uống và thực phẩm tại khu vực Châu Á, đã trở thành cổ đông chiến lược và bắt đầu tham gia vào công tác quản lý kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế (Interfood)
Tháng 3/2012, Interfood và KIRIN chính thức hợp tác trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm nước giải khát Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước giải khát Việt Nam, công ty đã phân bổ sản xuất cho hai nhà máy chính, đó là: Nhà máy Interfood tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chuyên phụ trách việc sản xuất các sản phẩm đóng lon với thương hiệu WONDEFARM, và nhà máy KIRIN tại tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm đóng chai tiện dụng với thương hiệu KIRIN
Kirin Holdings hiện đang đặt trụ sở chính tại Tokyo Công ty hiện đang sở hữu công ty sản xuất đồ uống có cồn Lion Nathan của Úc và nắm 48% cổ phần tại công
ty đồ uống San Miguel Brewery của Philippin
Trang 4IFS cho biết, sau giao dịch trên thì không có thay đổi đáng kể ở IFS tại Việt Nam, TOH vẫn là cổ đông sáng lập của IFS, cả TOH và WBC vẫn tiếp tục hỗ trợ IFS và việc kinh doanh của công ty Ông Pang Tee Chiang vẫn là Chủ tịch và Tổng giám đốc của IFS, ông Pang Tze Wei vẫn là thành viên Hội đồng Quản trị và Phó tổng giám đốc của IFS Cơ cấu hiện tại Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc của IFS không thay đổi.
Sản phẩm của công ty được bán trên khắp 110 nghìn đại lý bán lẻ của Việt Nam Thị trường đồ uống tại Việt Nam tăng trưởng nhanh trong thời gian qua và dược dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới 94% doanh thu của IFS đến từ bán sản phẩm nước giải khát, 2% đến từ thực phẩm và số còn lại từ một số mặt hàng khác Sản phẩm của công ty được bán dưới nhãn hiệu Wonderfarm
Interfood tuy là một công ty còn non trẻ trong kinh nghiệm quản lý nhân lực quốc
tế nhưng nhanh chóng trở thành nhà sản xuất hiện đại nhất Việt Nam và là một trong những công ty chi phối quản lý chất lượng tập trung vào các sản phẩm bánh, nước giải khát tại Việt Nam Điều này được minh chứng bằng việc WONDERFARM nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao danh giá, đây là giải thưởng được trao cho đơn vị có năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thống nhất
Tên Công ty:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ
- Tên tiếng Anh: INTERFOOD SHAREHOLDING COMPANY
Trang 5- Tên giao dịch: Interfood.
- Tên viết tắt: IFS
Chứng nhận đầu tư:
Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật
hiện hành của Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đầu tư số: 472033000328, đăng
ký lần đầu ngày 16/11/1991, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 28/11/2007, điều chỉnhlần thứ tư ngày 18/11/2011
Trụ sở đăng ký của Công ty:
- Địa chỉ: Lô 13,KCN Tam Phước, thành phố Biên hoà, tỉnh ĐồngNai
Hoạt động chính của công ty là chế biến nông sản, thủy
sản thành sản phẩm đóng hộp, sấy khô,ướp đông, được muối, được ngâm dấm;sản xuất bánh quy, thức ăn nhẹ, nước ép trái cây có ga và nước ép trái cây có độcồn thấp dưới 5%, nước tinh lọc đóng chai và sản xuất bao bì cho thực phẩm vànước giải khát
Những sự kiện quan trọng:
Trang 6- Tiền thân là Công ty tư nhân Trade Ocean Exporters được thành lập tại
Malaysia năm 1977, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế được thành lập năm
1991 Hoạt động chính ban đầu của Công ty là chế biến nông sản, thủy sản thànhsản phẩm đóng hộp, sấy khô,ướp đông, muối và ngâm dấm để xuất khẩu
- Năm 1994, Công ty mở rộng kinh doanh bằng việc thâm nhập vào
thị trường bánh bích quy
- Năm 2003, Công ty được phép sản xuất các sản phẩm nước trái cây có ga
và nước trái cây có độ cồn nhẹ (5%)
- Năm 2005, Công ty được phép sản xuất thêm sản phẩm nước tinh khiết
và chai Pet
- Năm 2006, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, niêm yết cổ
phần tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”)dưới mã chứng khoán: “IFS”
- Năm 2012,hợp tác với tập đoàn Kirin của Nhật Bản trong việc sản xuất
kinh doanh sản phẩm nước giải khát Kirin đã trở thành cổ đông chiến lược và bắtđầu tham gia vào công tác quản lý kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực PhẩmQuốc Tế
Sứ mệnh:
- Là một công ty có sức thu hút đối với kháchhàng: Mang lại sức khỏe
niềm vui và sự thoải mái cho khách hang quacác sản phẩm của Interfood
Trang 7- Là một công ty hấp dẫn người lao động: Mang lại niềm tự hào và cuộc
sống tốt đẹp cho tất cả các nhân viên
- Là công ty nước giải khát hàng đầu Việt Nam:Phát triển tập trung vào
khách hang và chất lượng sản phẩm
-Cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất bằng tất
cả nguồn lực, trái tim và trách nhiệm
Tầm nhìn:
- Trở thành một công ty hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng bằng cách
mang lại sức khỏe, sự hài lòng và thoải mái đến với cuộc sống của khách hàng
thông qua việc cung cấp các sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng
- Trở thành một công ty đáng để mỗi nhân viên tự hào và tận hưởng một
chất lượng cuộc sống tốt đẹp
- Trở thành công ty hàng đầu trên thị trường nước giải khát của Việt Nam
bằng cách chú trọng nhất quán vào người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm vàdịch vụ
Thành tích:
Các sản phẩm của Interfood có thành phần chiết xuất từ rau quả tự nhiên
nên được người tiêu dùng ưa chuộng Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu chocác sản phẩm, như: Danh hiệu “Top 60 sản phẩm có vốn đầu tư nước ngoài được
ưa thích nhất năm 2000” của Ban tổ chức Cuộc thi Bình chọn Hàng Việt Nam
Trang 8được ưa thích nhất - Báo Đại Đoàn kết cho sản phẩm Nước Yến Ngân Nhĩ và sảnphẩm Bánh; Danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bìnhchọn” trong 5 năm liên tiếp (2002– 2006) và năm 2013.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CỦA INTERFOOD
2 Mô tả tình hình hiện tại:
2.1 Vốn:
Chủ đầu tư ban đầu là Công ty Trade Ocean Holdings Sdn Bhd có trụ sở tại Penang Malaysia với tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.140.000 USD Hoạt động chính của Công ty là chế biến nông sản, thủy sản thành sản phẩm đóng hộp, sấy khô, ướp đông, muối và ngâm dấm để xuất khẩu
Trang 9Năm 1994, Công ty mở rộng kinh doanh bằng việc thâm nhập vào thị trường bánh bích quy Sau đó, năm 2003, Công ty được phép sản xuất các sản phẩm nước trái cây có gas và nước trái cây có độ cồn nhẹ (5%ABV); Vốn đầu tư của Công ty tăng lên 30.000.000 USD.
Từ ngày 09/08/2005, Công ty Công nghiệp Chế biến Thực phẩm Quốc tế được chuyển thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc Tế theo giấy phép số 270 CPH/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Với vốn điều lệ là 13,000,000 đô la Mỹ (khác với vốn đầu tư), công ty phát hành 13,000,000 cổ phiếu với mệnh giá là 1 đô la Mỹ trên một cổ phiếu và được nắm giữ bởi bốn cổ đông sáng lập
Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 270 CPH/GPĐC2 ngày 15 tháng 6 năm 2006 cho phép công ty thay đổi mệnh giá cổ phiếu từ 1 đô la Mỹ thành 10.000 đồng Việt Nam một cổ phiếu và vốn điều lệ của Công ty chuyển từ 13,000,000 đô la Mỹ thành 206,336,000 ngàn đồng Việt Nam Theo đó, tổng cộng cổ phiếu của Công ty chuyển từ 13,000,000 cổ phiếu với mệnh giá 1 đô la Mỹ trên một cổ phiếu thành 20,633,600 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng Việt Nam một cổ phiếu
Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 270 CPH/GCNDĐC3 ngày 23 tháng 8 năm 2006 cho phép Công ty tăng vốn điều lệ thành 242,841,600 ngàn đồng Việt Nam Tổng cộng cổ phiếu của Công ty tăng thành 24,284,160 cổ phiếu thông qua việc đăng ký thêm 3,620,560 cổ phiếu mới
Trang 10Ngày 16 tháng 10 năm 2007, Công ty phát hành cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 5:1 với tổng số cổ phiếu phát hành thêm là 6.875.359 Trong đó, vốn điều lệ của công ty tăng là 4.856.432 cổ phiếu Như vậy, tổng cộng cổ phiếu của Công ty tăng thành 29.140.992 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng Việt Nam một cổ phiếu Lúc này, vốn điều lệ của Công ty là 291.409.920 ngàn đồng Việt Nam tương đương 18.314 ngàn đô la Mỹ (Theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 472033000328 ngày 28 tháng 11 năm 2007 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai cấp), tổng vốn đầu tư của Công ty là 144.450 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 90 triệu đô la Mỹ.
Về cố phiếu niêm yết, ngày 17 tháng 10 năm 2006, Công ty niêm yết 3,620,560 cổ phần mới đã được đề cập ở trên tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh sau khi nhận được Giấy phép Niêm yết số 61/UBCK-GPNY cấp bởi
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 29 tháng 9 năm 2006 Bên cạnh đó, theo Giấy phép Niêm yết, các cổ đông sáng lập cũng được cho phép bán 2.108.912 cổ phiếu
ra công chúng Nên tổng số cố phiếu niêm yết là 5,729,472 cổ phiếu
Sau khi công ty phát hành cổ phiếu thưởng 5:1 như đã nêu ở trên, số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung thêm tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 1.145.887 cổ phiếu Theo đó, tổng số cổ phiếu của Công ty hiện đang được niêm yết là 6.875.359 cổ phiếu
2.2 Chi Nhánh Hà Nội và Tp.HCM:
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà Hòa Bình, lô 02-3A Khu Công nghiệp Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, thàng phố Hà Nội
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
Trang 11+ 114A PhanVăn Trị, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
+ Tầng L4A, tòa nhà Vincom Center Thành phố Hồ Chí Minh, 72 Lê
Thánh Tông và 47 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
2.3 BAN LÃNH ĐẠO
Ông Pang Tee ChiangChủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc
Ông Pang Tze YiThành viên HĐQT
Ông Teng Po WenThành viên HĐQT
Ông Yau Hau JanThành viên HĐQT - Phó Tổng GĐ
Ông Hồ Xuân TùngKế toán trưởng
Bà Nguyễn Thị Kim LiênGiám đốc tài chính - Thành viên BKS
Ông Thái Ngọc ĐìnhTrưởng BKS
Ông Dan So GiangThành viên BKS
Ông Saw Heng SooThành viên BKS
2.4 Khách hàng:
Càng ngày càng có nhiều khách hàng tìm kiếm những sản phẩm gần gũi với thiên nhiên, không chất phụ gia tạo màu tạo mùi để đảm bảo sức khỏe => họ là những khách hàng tiềm năng cho IFS
Đất nước ngày một phát triển thu nhập trung bình của nhiều người được cải thiện,
cơ hội cho họ tìm đến những sản phẩm có chất lượng tốt hơn trước
Giá cả cũng là một phần tất yếu trong việc lựa chọn sản phẩm, mặc dù mức sống của người tiêu dùng đã được cải thiện xong giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo được sức khỏe thì sẽ được lựa chọn và tin dùng nhiều hơn
Trang 12Chương trình tri ân, khuyến mãi người tiêu dùng về giá hay sản phẩm tặng kèm luôn kích thích sự mua hàng của họ,
Sử dụng chính sách chẵn lẻ để tăng lượng mua hàng
2.5 Đối thủ cạnh tranh:
Hai ông lớn trong ngành nước ngọt có gaz là Coca cola và Pepsi luôn có xu hướng kích thích khách hàng tiềm năng tìm đến họ, bởi họ cũng đưa ra các chính sách và giá cả rất ưu đãi Hơn nữa ngành có gaz và không gaz luôn cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt trên thương trường
Một đối thủ cạnh tranh đáng gườm nhất trong ngành nước ngọt không có gaz chính
là Tân Hiệp Phát với sản phẩm đã từng rất được ưa chuộng và hiện nay vẫn còn là cơn sốt đó chính là sản phẩm trà xanh không độ, cùng với hàm lượng EGCG tốt cho sức khỏe, đã lôi kéo được không ít khách hàng của chúng ta Còn có sản phẩm thanh lọc cơ thể không lo bị nóng với chiết xuất từ 9 loại thảo mộc cung đình, Dr Thanh cũng đã từng tạo ra cơn sốt không hề nhỏ
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp sản phẩm trà bí đao với chúng ta là Tribeco, nhiều người tiêu dùng còn hay lầm tưởng trà bí đao Tribeco với Wonderfarm
Chỉ với 4 đối thủ cạnh tranh trong nước lớn trên thị trường như vậy cũng đã đủ làm khó cho IFS, chưa kể đến những đối thủ nhỏ lẻ khác của nước ngoài
2.6 Môi trường kinh doanh:
2.6.1 Tình hình kinh tế:
Có thể nói sau những năm khủng hoảng về mặt kinh tế như thời kỳ năm 2012-2013, nên kinh tế nước ta đang có sự gia tăng rõ rệt Tốc độ tăng trưởng của quý 1 năm nay cao hơn mức tăng 5,06% của cùng kỳ năm trước cũng như mức tăng bình quân 5,98% của năm 2014
Trang 13Xét về con số tuyệt đối, GDP của Việt Nam đạt 808.883 tỷ đồng tính theo giá thực
tế, trong đó ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất, chiếm 42,23% GDP, tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%, còn ngành nông lâm thủy sản đóng góp 12,35% GDP
Tính theo nhóm ngành nhỏ hơn, ngành chế biến chế tạo đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế, chiếm tỷ trọng 14,76% GDP, và ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 9,51% so với cùng kỳ năm trước
Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, GDP quý 1 của cả nước đạt giá trị 534.573 tỷ đồng, tăng 6,03% so với quý 1/2014, và là tốc độ tăng mạnh nhất trong quý đầu năm trong vòng ít nhất 5 năm qua
Trong năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2% Nếu đạt được mục tiêu này, đây sẽ là năm tăng trưởng mạnh thứ tư kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007
Trang 142.6.2 Môi trường chính trị luật pháp:
Trong những năm qua tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi Gần đây nhất là vụ đánh bom khủng bố của nhà nước hồi giáo tự xưng IS ở Pháp làm cho ít nhất 140 người chết và nhiều người khác bị thương, đây có thể coi là vụ đánh bom đẫm máu Nhà nước hồi giáo tự xưng còn
được biết đến với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria Sự tác động của hiệu
ứng nhà kính làm cho băng tan ra ở 2 cực, mực nước biển dâng lên lấn dần vào đất liền, đặc biệt hơn năm 2015 là năm chịu tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của El Nino và sẽ có một "mùa đông ấm", đây là thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa ra El Nino năm nay sẽ đạt cường độ tương đương với mức mạnh kỷ lục năm 1997-1998 Ngoài ra, có đến trên 90% khả năng hiện tượng này sẽ kéo dài đến hết mùa đông xuân 2015-2016 Mặc
dù vậy nhưng tình hình kinh tế của nước ta cũng không có nhiều biến đổi tiêu cực, các doanh nghiệp vẫn đang đẩy mạnh các phương án, kế hoạch đã đề ra trước đó và thực hiện nó theo đúng chỉ tiêu của DN đã đề ra
Nhà nước đã bổ sung thêm nhiều điều luật về thuế xuất nhập khẩu giúp cho Doanh nghiệp dễ dàng trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình cũng như nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài về dễ dàng hơn.Tóm lại nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực về mọi mặt theo nhiều cách khác nhau
2.6.3 Môi trường tự nhiên
Việt Nam là nước thuốc khu vực Đông Nam Á, biến giới Việt Nam giáp với nhiều nước trong khu vực như Thailand, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Biển Đông Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, công ty đã dễ dàng thông thương với các đối tác khác trên toàn quốc cũng như trong khu vực trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không Tuy nhiên khoảng cách Nam – Băc khá lớn gây khó khăn cho việc thành lập chi nhánh ở miền Bắc, việc cung cấp phân
Trang 15phối sản phẩm cho thị trường ở miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm, đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của gió mùa hơn nữa do sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của DN
Nước giải khát là sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên Vì thế thời tiết nóng ấm dễ làm nguyên liệu hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Do khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thời tiết nắng nóng, oi bức nhất là vào mùa hè và hiện đang là nước có dân số trẻ nên nhu cầu sủ dụng nước giải khát là rất lớn
2.6.4 Môi trường nhân khẩu học:
Theo thống kê của CIA world factbook vào tháng 7, 2014 Việt Nam đang xếp vị trí thứ 14 trong dân số thế giới với khoảng 93.421.835 triệu người chiếm khoảng 1.32% dân số thế giới, cơ cấu dân số trẻ, trong đó dân số trong độ tuổi dưới 30 chiếm khoảng 51.8% đây là độ tuổi có nhu cầu giải khát cao nhất Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang dần được cải thiện cũng là một yếu
tố hỗ trợ tích cực cho ngành thực phẩm do chi tiêu cho thực phẩm chiểm tới 25% tổng số chi tiêu của người tiêu dùng theo khảo sát gần đây của Kantar Worldpanel.Mặc dù dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, theo thống kê năm
2013, trong tổng số 89,7 triệu người dân Việt Nam thì vẫn có 60,7 triệu người sống
ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 2/3 tổng dân số) Sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng, tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đỏi trong những năm kế tiếp kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động, nhân đôi số lượng những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu
Trang 16Mỗi năm dân số Việt Nam tăng them khoảng 1 triệu người, với hơn 30% dân số thuộc độ tuổi là khách hàng mục tiêu, có thể thấy rằng thị trường Việt Nam là một thị trường rất rộng lớn và tràn đầy tiềm năng trong tương lai
Trang 173.Sản phẩm:
Trang 18Dòng sản phẩm nhãn hiệu Wonderfarm :
- Nước giải khát:
Trang 19Sản phẩm Wonderfarm là thức uống chế biến từ các loại trái cây tự nhiên chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe Với công nghệ hiên đại
và quy trình sản xuất được quản lý chặt chẽ đã tạo ra các sản phẩm nước giải khát mang đậm hương vị thiên nhiên, với lượng đường vừa đủ giúp người tiêu dùng dễ dàng, tiện lợi trong việc thưởng thức sản phẩm nước trái cây bổ dưỡng mỗi ngày
- Bánh các loại:
Các sản phẩm bánh nhãn hiệu Wonderfarm khá đa dạng bao gồm: bánh xốp kem, bánh xốp, bánh quế, bánh Crackeer, bánh quy bơ, bánh quy hỗn hợp, được đựng trong các bao bì giấy, nhựa, hộp thiếc phù hợp với nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng, thích hợp trong việc sử dùng hằng ngày và sử trong các dịp biếu lễ, tết Hầu hết các sản phẩm Wonderfarm sử dụng các nguyên liệu tươi, sơ chế và sản xuất trên dây chuyền khép kín tự động ngay tại nhà máy Do đó bảo đảm giá trị dinh dưỡng và vị tươi ngon tự nhiên, đồng thời kiểm soát được tính an toàn cũng như xuất xứ của nguồn nguyên liệu
- Dòng sản phẩm Ice+
Là dòng sản phẩm Nước vị trái cây lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam, được sản xuất với công nghệ tiên tiến Nhật Bản Aseptie Đặc trưng của sản phẩm là nước tinh khiết hòa quyện với nước ép trái cây được đông kết ở nhiệt độ -1800 độ C, giúp sản phẩm giữ được độ thơm ngon tinh khiết như trái cây vừa hái, đảm bảo độ an toàn thực phẩm tuyệt đối do không sử dụng bất kỳ chất bảo quản hay nước tạo màu tạo mùi nhân tạo nào
- Dòng sản phẩm Latte:
Theo bí quyết tạo vị ngon từ Nhật Bản, Latte từ thức uống triết xuất từ các
Trang 20thành phần thiên nhiên tốt nhất pha thêm sữa Vị ngon thanh khiết cùng dư vị nhẹ nhàng của Latte không chỉ giúp bạn thỏa cơn khát mà còn mang đến những phút thư giãn nhẹ nhàng nhất.
Chính sách sản phẩm:
Tiếp tực nghiên cứu và duy trì phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và
nhu cầu tiêu dùng của thị trường “ sản phấm có nguồn gốc từ thiên nhiên và
có lợi cho sức khỏe”.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh các mặt hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng thong qua thương hiệu chủ lực Wonderfarm và các thương hiệu nổi tiếng khác từ tập đoàn KIRIN nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát từ thiên nhiên và
có lợi cho sức khỏe con người
4 Giá cả:
4.1 Chiến lược sản phẩm
Là một trong những sản phẩm nước giải khát không gas đầu tiên tại Việt Nam, từ ngày xuất hiện trà bí đao wonderfam đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt Được chế biến từ nguồn nguyên liệu là bí đao tươi dồi dào tại Việt Nam, trà bí đao wonderfam chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe Là sản phẩm đóng lon cao cấp, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhật Bản , đảm bảo giá trị dinh dưỡng và vị tươi ngon tự nhiên đồng thời kiểm soát được tính an toàn cũn như xuất xứ của nguồn nguyên liệu
Thông tin kĩ thuật:
- Tên : Trà Wonderfarm squash
Trang 21- Dung tích: 330ml
- Thành phần: Nước, đường, cốt bí đao cô đặc (25g/L), hương bí đao tổng hợp, màu caramen nhóm IV (E150d), chất điều chỉnh độ axit Natrihydrocarbonat (E00ii)
- Bao bì: Lon nhôm, 6 lon/ lốc, 1 thùng 4 lốc 24 lon
- Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS 01: 2011
Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, vào năm 2013, Interfood đã cho ra
sản phẩm Trà bí đao chai nhựa PET 330ml với hình dáng, mẫu mã khá bắt mắt với mức giá tương đương sản phẩm dạng lon
Một số các chương trình khuyến mãi IFS triển khai trong năm 2013 như: cắt vỏ nhãn chai nhận ngay quà thưởng, hay xem ngay dưới nắp chai để trúng thưởng bước đầu kích thích sự mua sắm từ người tiêu dùng
4.2 Chiến lược giá.
Các sản phẩm của Interfood :
Gồm các thương hiệu nước giải khát và bánh mang thương hiệu Wonderfarm như:
- Nước giải khát mang thương hiệu Wonderfarm:
o Trà bí đao
o Trà xanh hương chanh
o Nước yến ngân nhĩ
o Nước uống có gaz (sarsi)
o Một số loại nước giải khát khác
o Các thực phẩm chế biến
Trang 22Gồm các sản phẩm nước giải khát mang các thương hiệu:
- Ice plus (Ice+):
o Ice+ Nho xanh
o Tea Break – Trà cổ điển
o Tea Break – Trà sữa
o Tea Break – Trà Nho xanh
Trang 23Nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát 500 mẫu, về giá của sản phẩm trà bí đao
Wonderfarm (lon 330ml) tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, quán café được kết quả như sau:
Từ kết quả khảo sát, nhóm chúng tôi có nhận xét như sau:
- Giá trung bình của trà bí đao Wonderfarm là khoảng 7.500 VNĐ, tương đương với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường
- Chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất khá cao Yếu tố này phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm bán hàng Tại các tiệm tạp hóa lớn hoặc siêu thị, có thểmua trà bí đao với giá khoảng 4.500 VNĐ / lon Với cùng sản phẩm đó nhưng mua tại các quán café, nhà hàng thì giá có thể tăng lên đến 8.000 – 10.000
VNĐ / lon
- Mức giá của trà bí đao Wonderfarm không thay đổi nhiều theo thời gian, điều này cho thấy rằng Interfood đang sử dụng chiến lược định giá theo kiểu “thâm nhập thị trường” – sử dụng mức giá thấp để bán được nhiều sản phẩm
4.3 Phân phối sản phẩm:
- Công ty phân phối sản phẩm về các chi nhánh sau đó chi nhánh lại phân
Trang 24phối về các siêu thị, cửa hàng, tạp hóa hay tại các quầy bán riêng tại các trung tâm thương mại.
- Các chi nhánh ở miền Bắc tiếp tục phân phối đi các tỉnh thành lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam…
- Các kênh phân phối này luôn hoạt động một cách tích cực hiệu quả, đạt được những mục tiêu Marketing đề ra , bao phủ được thị trường và đáp ứng một cách nhanh chóng thuận tiện hơn so với đối thủ cạnh tranh là Coca cola, Pepsi và Trà xanh không độ…
4.4 Xúc tiến hỗn hợp:
I Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh.
1 Năng lực thị trường.
Ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống có quy mô và tốc độ tăng trưởng khá cao
và từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước
Nước giải khát là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 15,24% / năm, cao hơn toàn ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống
Mức độ tiêu thụ của của một số sản phẩm nước giải khát tăng đều qua nhiều
năm, trong đó nước có vị hoa quả và nước yến và nước bổ dưỡng khác
Theo quy hoạch phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát đến hết năm 2015
(tầm nhìn 2025) của Bộ Công Thương:
- Giai đoạn 2008 đến 2010: sản lượng sản xuất nước giải khát đạt 2 tỷ lít
- Giai đoạn 2011 – 2015: sản lượng sản xuất ước tính 4 tỷ lít
- Giai đoạn 2015 – 2015: sản lượng sản xuất ước tính đạt 11 tỷ lít
Trang 25Đưa ngành công nghiệp Bia – rượu – nước giải khát ở Việt Nam thành một
ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu
trong nước và ngoài nước
2 Kế hoạch dài hạn của DN:
Theo báo cáo cuộc họp thường niên Quý 4/2013, DN đặt mục tiêu doanh thu
trong 10 năm tới (2014 đến 2023) như sau:
(bánh / thực phẩm)
Sữa, sản phẩm từ sữa 11.348 17.888 26.257 48.986 48.986
Có thể thấy rằng, trong 10 năm tiếp theo, sản phẩm chủ lực mang lại doanh thu cho
IFS là những sản phẩm mang thương hiệu Wonderfarm (chiếm 57,51% doanh thu)
Từ mục tiêu dài hạn của DN, nhóm chúng tôi đặt mục tiêu quý 2 của sản phẩm trà
Trang 26bí đao Wonderfarm như sau.
3 Mục tiêu doanh thu và doanh số quý 2/2014.
3.1 Dự báo tổng doanh thu DN quý 2/2014.
Doanh thu 5 quý gần nhất của DN như sau:
6, có một sự kiện rất đặc biệt là Vòng chung kết World Cup 2014, nên chúng tôi dự đoán lượng tiêu thụ sẽ tăng đột biến trong quý 2/2014 này Vì vậy, dựa trên các dữ kiện trên, chúng tôi đặt doanh thu mục tiêu cho DN quý 2/2014 vào khoảng 295,597,277 (ngàn VNĐ) Với mục tiêu choDN như trên, chúng tôi đặt doanh thu