1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện cho Công ty cổ phần Môi trường Tây Đô

82 3,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 341,52 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 1 3. Nội dung kết cấu của đề tài. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH 2 BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN 2 1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH . 2 1.1.1 Khái niệm 2 1.1.2 Vai trò của kế hoạch 2 1.1.3 Nguyên tắc xây dựng kế hoạch 3 1.1.4 Các phương pháp xây dựng kế hoạch 4 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA . 5 1.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa. 5 1.2.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BDSC. 6 1.2.3 Nội dung của chế độ BDSC. 7 1.2.4 Các phương pháp tổ chức BDSC 10 1.2.5 Hình thức tổ chức lao động của công nhân BDSC. 13 1.3 Khái quát về kế hoạch BDSC phương tiện vận tải. 13 1.3.1 Căn cứ để lập kế hoạch BDSC. 13 1.3.2 Các phương pháp lập kế hoạch BDSC 14 CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ 17 2.1 Khái quát tình hình chung của công ty 17 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần môi trường Tây Đô 17 2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô kết cấu đoàn phương tiện 18 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp 20 2.1.4 Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty 25 2.1.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 27 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDSC PHƯƠNG TIỆN CỦA CÔNG TY 29 2.2.1 Phân tích tình hình xây dựng kế hoạch BDSC 29 2.2.2 Phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch BDSC 39 Kết Luận 55 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 56 PHƯƠNG TIỆN CHO CÔNG TY 56 3.1 Cơ sở để hoàn thiện kế hoạch BDSC 56 3.1.1 Căn cứ vào chế độ chính sách quy định của nhà nước, của công ty đối với công tác quản lý kỹ thuật phương tiện. 56 3.1.2 Căn cứ vào kết quả phân tích ở chương hai. 56 3.1.3 Căn cứ vào điều kiện thực tế phương tiện của công ty. 56 3.1.4 Căn cứ vào kế hoạch vận chuyển năm 2015 của công ty. 56 3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH BDSC 57 3.2.1 Hoàn thiện về công tác định mức, định ngạch 57 3.2.2 Hoàn thiện về công tác lập kế hoạch 64 3.2.2.1 Căn cứ lập 64 3.2.2.2 Phương pháp lập 67 3.2.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch 72 ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI VÀ KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

SXKD Sản xuất kinh doanh

UBND Ủy ban nhân dân

TNHH NN MTV Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viênMTĐT Môi trường đô thị

VSMT Vệ sinh môi trường

ATLĐ An toàn lao động

ATGT An toàn giao thong

VSLĐ Vệ sinh lao động

VSCN Vệ sinh cá nhân

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.

Đối với mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải thì vốn phương tiện luônchiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nó là công cụ chính để tiến hànhhoạt động vận tải.Nếu trong quá trình hoạt động sản xuất phương tiện ngừnghoạt động vì một nguyên nhân nào thì sẽ dẫn tới sản phẩm vận tải không đượctạo ra, doanh nghiệp không có sản phẩm và sẽ phải đối mặt với rất nhiều khókhăn Do đó để điều này không xảy ra thì công tác BDSC thực sự là cần thiết

Công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom và vận chuyển rác thải trongđịa bàn thành phố Hà Nội, phương tiện chịu ảnh hưởng của điều kiện khai thácđặc thù làm gia tăng tốc độ hao mòn, giảm tuổi bền sử dụng

Với thực trạng như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện cho Công ty cổ phần Môi trường Tây Đô” là cần thiết

và có ý nghĩa hết sức quan trọng

2. Mục đích nghiên cứu.

Việc nghiên cứu là nhằm đánh giá tình hình thực hiện BDSC phương tiệnvận tải của công ty, những ưu nhược điểm chủ yếu của công tác này, nguyênnhân dẫn đến các mặt còn tồn tại trong quá trình bảo sưỡng, sửa chữa để từ đóxây dựng công tác lập kế hoạch BDSC phương tiện phù hợp với điều kiện thực

tế của công ty

3 Nội dung kết cấu của đề tài.

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về kế hoạch BDSC phương tiện vận tải

Chương 2: Phân tích tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch BDSC của công ty cổ phần môi trường Tây Đô

Chương 3: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch cho công ty

Trang 4

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN

1.1.2 Vai trò của kế hoạch

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch là một trongnhững công cụ điều tiết của nhà nước Còn trong phạm vi một doanh nghiệp haymột tổ chức thì lập kê hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quátrình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động SXKD có hiệu quả cao, đạt đượcmục tiêu đề ra

Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biếtphương hướng hoạt động trong tương lai,làm giảm sự tác động từ những thayđổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực… và thiết lậpnên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra Hiện nay trong cơ chế thịtrường có thể thấy lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệpbao gồm:

Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò trong việc phối hợp nỗlực của các thành viên trong một doanh nghiệp Lập kế hoạch cho biết mục tiêu,

và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Khi tất cả nhân viên trongcùng một doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ cần phảiđóng góp để đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp

4

Trang 5

tác và làm việc một cách có tổ chức Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mụctiêu của doanh nghiệp sẽ là đường ziczăc phi hiệu quả.

Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổchức Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trởthành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, với nhà quản lý Lập kếhoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thayđổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnhhưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp

Lập kế hoạch là giảm được sự ảnh hưởng chồng chéo và những hoạt độnglàm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp Khi lập kế hoạch thì các mục tiêu đãđược xác định, những phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đã được lựachọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, cực tiểu hóa chi phí bởi vì nóchủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp

Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho côngtác kiểm tra đạt hiệu quả cao Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kếhoạch thì giống như một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông Một khi doanh nghiệpkhông xác định là mình phải đạt tới cái gì và đạt bằng cách nào thì đương nhiên

sẽ không thể xác định được liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa vàcũng không thể có những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạcxảy ra Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra

1.1.3 Nguyên tắc xây dựng kế hoạch

- Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch: Theo nguyên tắc này

một kế hoạch đề ra cần phải đảm bảo có đầy đủ căn cứ khoa học cũng như thựctiễn và phải phù hợp với quy luật khách quan, mang tính khả thi cao Tính khảthi được xem xét trên các phương diện chủ yếu như: công nghệ và kỹ thuật,nhân lực, tài chính

- Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch cần phải

xem xét đầy đủ các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tậndụng tối đa các tiềm năng nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả kinh doanh caonhất

- Đảm bảo tính toàn diện, cân đối và mang tính hệ thống cao:

Khi xây dựng kế hoạch của một doanh nghiệp cần phải xem nó như làmột bộ phận cấu thành của nền kinh tế bởi vậy nó phải phù hợp với chiến lượcchung của ngành và định hướng phát triển của toàn nền kinh tế quốc dân Trong

kế hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các mặt kế hoạch và giữa các

Trang 6

kế hoạch với nhau Ngoài ra cần phải cân đối giữa nhu cầu thị trường và khảnăng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, cân đối giữa thị phần và khả năngcác nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.

1.1.4 Các phương pháp xây dựng kế hoạch

Phương pháp lập kế hoạch là tập hợp các cách thức dự báo, tính toán được

sử dụng trong quá trình lập kế hoạch

Phương pháp cân đối

Thực chất của cân đối là so sánh giữa nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp

về một hoạt động kinh doanh nào đó cũng như một loại nguồn lực nào đó

Về mặt chỉ tiêu trong kế hoạch có thể cân đối theo chỉ tiêu hiện vật hoặcchỉ tiêu giá trị Thông thường các mối cân đối chủ yếu trong kế hoạch là:

- Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về nguồn các yếu tố đầu vào cho quá trìnhSXKD vận tải ( đầu vào: nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng vật tư, phương tiệnvận tải…)

- Cân đối giữa năng lực SXKD của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ sản phẩmvận tải trên thị trường Đây là mối cân đối quan trọng nhất là cơ sở cho các mốicân đối khác

- Cân đối về mặt thời gian và không gian: về mặt thời gian cân đối giữa các mụctiêu lâu dài, trung, ngắn hạn Về mặt không gian vận tải cân đối giữa năng lựcsản xuất và nhu cầu tối đa

Phương pháp phân tích tính toán

Được sử dụng trong xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn bởi vì nó đi sâuvào phân tích tính toán các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch

Thông thường khi sử dụng phương pháp này, người ta dùng các chỉ tiêunhư chỉ số tăng bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân để tính toán các chỉtiêu Để tính toán cần xác định các nhân tố ảnh hưởng trong kỳ kế hoạch vàlượng hóa các mức độ ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu tính toán bằng phươngpháp tính toán để xác định mức độ đạt được của từng chỉ tiêu kế hoạch

Phương pháp toán thống kê

Thường được dùng để xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, thực chất là sửdụng các mô hình toán kinh tế được xây dựng trên cơ sở thu thập, xử lý số liệuthống kê qua nhiều năm Có hai dạng mô hình sử dụng phổ biến là:

- Hàm xu thế: đây là mô hình đơn giản với nhân tố ảnh hưởng là thời gian

6

Trang 7

- Phân tích tương quan nhiều yếu tố ( mô hình hồi quy đa nhân tố): trong mô hìnhnày người ta thường chọn các nhân tố có ảnh hưởng chính đến chỉ tiêu cần lập

kế hoạch để đưa vào mô hình

Ưu điểm : phương pháp này lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng nêncho kết quả khá chính xác

Nhược điểm: các nhân tố tiêu cực cũng như xu thế tiêu cực đều đượcngoại suy trong tương lai

Phương pháp tương tự

Bản chất của phương pháp tương tự là phát triển các hiện tượng đã xuấthiện vào các địa điểm và thời gian khác nhưng với điều kiện là bản chất của haihiện tượng là giống nhau hay chính là sự vận dụng các hiện tượng hoặc quátrình diễn ra ở không gian, thời gian khác với thời gian, không gian mà ta cầnnghiên cứu Phương pháp này có 3 dạng:

- Tương tự về hình thức biểu hiện của hiện tượng

- Tương tự về bản chất của hiện tượng

- Tương tự về quy luật vận động của hiện tượng

Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong xây dựng kế hoạch trung và dàihạn như là một phương pháp để kiểm tra các phương pháp khác

Ưu điểm: Phương pháp này có thể giải quyết vấn đề thiếu kinh nghiệmthực tế cũng như thiếu thông tin

Nhược điểm: Trong thực tế khó có thể tìm được hiện tượng có mức độtương tự về bản chất cũng như quy luật vận động giống như hiện tượng ta cầnnghiên cứu

1.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa.

Trong quá trình sử dụng, các chi tiết, tổng thành và cả ô tô đều bị biến xấutrạng thái kỹ thuật Muốn duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ô tô trong quá trìnhkhai thác cần phải có các biện pháp kỹ thuật với các chi tiết và tổng thành

- Bảo dưỡng ô tô: là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ

vận hành nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung công việc đã quy địnhnhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô

- Sửa chữa ô tô: là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách

phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, cụm, tổng thành, hệ thống đã bị hư hỏng.1.2.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BDSC.

a. Mục đích

Trang 8

Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện được tiến hành nhằm mục đích :

- Duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ thuật tối ưu

- Hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sử dụng

- Phục hồi tính năng khai thác kỹ thuật PTVT

Mục đích của BDKT là duy trì tình trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô, ngănngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa,đảm bảo cho ô tô vận hành với độ tin cậy cao

Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chitiết, tổng thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc củachúng

b. Ý nghĩa

Công tác quản lý kỹ thuật PTVT có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sửdụng phương tiện Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo duy trì phương tiện trongtình trạng kỹ thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khaithác sử dụng, tối thiểu hoá chi phí sửa chữa phương tiện Chính điều này gópphần làm nâng cao hiệu quả khai thác kỹ thuật phương tiện và thông qua đó sẽnâng cao chất lượng sản phẩm vận tải cũng như hiệu quả SXKD chung toàndoanh nghiệp

Ngoài ra, chất lượng công tác quản lý kĩ thuật phương tiện còn có ý nghĩaquan trọng trong việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn SXKD của doanhnghiệp được đầu tư cho việc mua sắm và đổi mới đoàn phương tiện trong doanhnghiệp

8

Trang 9

c. Tính chất của BDSC

Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằmphòng ngừa những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Bảo dưỡng kỹthuật phải hoàn thành các công việc theo từng định ngạch mà Bộ Giao thông vậntải đã ban hành

Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảodưỡng các cấp Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhàsản xuất hoặc nhà nước ban hành Ngoài ra, sửa chữa là công việc mang tính độtsuất, không được báo trước các hư hỏng xảy ra khi nào và hư hỏng như thế nào.1.2.3 Nội dung của chế độ BDSC.

Chế độ BDSC phương tiện vận tải là các văn bản quy định khung của Nhànước, bộ GTVT và các ban ngành có liên quan về công tác BDKT và sửa chữacác loại phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn vận hành và nâng cao hiệuquả sử dụng tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện

Quy chế BDSC phương tiện vận tải bao gồm 5 nội dung chủ yếu sau:

a. Các hình thức bảo dưỡng sửa chữa

Bảo dưỡng kỹ thuật

Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc Bảo dưỡng kỹ thuật

ô tô được chia làm hai cấp:

- Bảo dưỡng hàng ngày: Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân

trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe

đi hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành

- Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng

chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một kỳ hoạt động của ô tô được xác địnhbằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác

Sửa chữa

Căn cứ vào tính chất và nội dung công việc, sửa chữa ô tô được chia làm 2loại:

- Sửa chữa nhỏ: là những lẫn sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bản

trong tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch

đã xảy ra trong quá trình sử dụng ô tô Các công việc đó được thực hiện ở trạmhoặc xưởng bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô

- Sửa chữa lớn được chia thành 02 loại:

Trang 10

+ Sửa chữa lớn tổng thành: là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi

tiết chính của tổng thành đó

+ Sửa chữa lớn ô tô: là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc

sửa chữa đồng thời động cơ và khung ô tô

b. Quy định về định ngạch chu kỳ BDSC

Bảo dưỡng kỹ thuật

Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời giankhai thác của ô tô, tuỳ theo định ngạch nào đến trước

Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:

- Đối với những ô tô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳbảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo

- Đối với những ô tô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡngđịnh kỳ phải tính theo quãng đường ô tô chạy hoặc theo thời gian khai thác của

ô tô được quy định trong bảng 1

Bảng 1.1: Chu kỳ bảo dưỡng phương tiện

thuật

Chu kỳ bảo dưỡng

Ô tô tải, Moóc,

Đối với ô tô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, côngtrường ) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 điều này

10

Trang 11

Đối với ô tô mới hoặc ô tô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡngtrong thời kỳ chạy rà trơn nhằm nâng cao chất lượng đôi bề mặt ma sát của cácchi tiết tiếp xúc động, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, đểnâng cao tuổi thọ tổng thành, hệ thống của ô tô.

Đối với ô tô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trìnhbảo dưỡng của nhà sản xuất

Đối với ô tô sau sửa chữa lớn thời kỳ chạy rà trơn được qui định là1500km đầu tiên Trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và1500km

Nội dung các công việc trong thời kỳ này được quy định tại phụ lục số 3.Khi ô tô đến chu kỳ quy định của bảo dưỡng kỹ thuật, phải tiến hành bảodưỡng Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định

Chu kỳ sửa chữa có thể thay đổi theo điều kiện khai thác, khi ô tô hoạtđộng ở điều kiện khai thác khắc nghiệt thì chu kỳ sửa chữa sẽ phải rút ngắn hơn

so với quy định

Sửa chữa lớn áp dụng cho ô tô đã hoạt động hết thời gian ( hoặc quãngđường) làm việc cho phép giữa hai kỳ đại tu Khoảng thời gian hay quãng đườngnày được cụ thể cho từng loại xe, loại máy khác nhau do nhà chế tạo quy định,

có thể từ 100.000 – 200.000 km lăn bánh của ô tô, tương ứng với 4.000- 8.000giờ hoạt động của động cơ Đối với các phương tiện làm việc trong điều kiệnkhắc nghiệm ở miền rừng núi, vùng khai thác mỏ…) thường rút ngắn từ 10-15% thời gian định mức

Trang 12

c. Quy định về nội dung thao tác của các cấp bảo dưỡng sửa chữa.

d. Định mức giờ công, ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa.

Tùy từng chủng loại xe, tình trạng kỹ thuật của xe cũng như điều kiện cơ

sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác BDSC của doanh nghiệp mà áp dụng các

hệ số điều chỉnh giờ công cho phù hợp

Các hệ số điều chỉnh giờ công BDSC:

- Hệ số điều chỉnh theo mác kiểu xe ( xe thông dụng, xe chuyên dụng, xe đặc biệt,loại động cơ lắp trên xe…)

- Hệ số điều chỉnh thời hạn sử dụng xe

- Hệ số điều chỉnh theo quy mô đoàn xe, trình độ trang trang thiết bị của xưởngBDSC, trình độ tay nghề của đội ngũ thợ BDSC

e. Định mức nhu cầu vật tư bảo dưỡng sửa chữa

Tùy thuộc vào từng loại xe và tình trạng kỹ thuật của xe mà áp dụng cácđịnh mức vật tư cho bảo dưỡng sửa chữa nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy địnhcủa Nhà Nước và đảm bảo chất lượng và điều kiện ky thuật tốt cho phương tiện.1.2.4 Các phương pháp tổ chức BDSC

a. Phương pháp BDKT

BDKT trên trạm tổng hợp.

Theo hình thức này, người ta tổ chức các trạm BDSC vạn năng có thểthực hiện đồng thời các loại công việc BDSC khác nhau và với các mác kiểu xekhác nhau Tuy vậy, tính tổng hợp cũng chỉ ở một mức độ nhất định

- Ưu điểm: phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tránh được sự đơnđiệu cho thợ BDSC

- Nhược điểm: năng suất lao động thấp và chất lượng BDSC chỉ có thể đạt được ởmột mức độ nhất định

BDKT theo trạm chuyên môn hóa.

12

Trang 13

Việc chuyên môn hóa có thể tiến hành theo cấp BDSC, theo mác kiểu xehoặc theo loại công việc Điều kiện để áp dụng phương pháp này là quy môBDSC phải tương đối lớn.

- Ưu điểm: năng suất lao động và chất lượng BDSC cao do có điều kiện áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho thợ

- Nhược điểm: sự đơn điệu trong sản xuất dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp, phức tạpviệc điều phối, điều hành giữa các khâu

BDKT theo trạm chuyên môn hóa có 2 loại: BDKT theo phương pháp dâychuyền và theo phương pháp nguyên công

+ BDKT theo tuyến dây chuyền.

Theo phương pháp này, toàn bộ khối lượng công việc BDSC được tiếnhành trên một số cầu, mỗi cầu thực hiện một số công việc nhất định Các xe vàoBDSC theo phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuốicùng

Các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phảiđảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và có nhịp điệu, tức là: thời gian tiếnhành công việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi

- Ưu điểm: năng suất lao động cao, phù hợp với quy mô lớn

- Nhược điểm: không thích hợp với xưởng BDSC có quy mô nhỏ, việc tiến hànhcông việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi khó có thể thực hiệnđược, khoảng thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, vì nó phụ thuộc vàotình trạng kỹ thuật của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa Theo đó, quá tìnhBDSC được tiến hành không liên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trạm.+ BDKT theo trạm nguyên công.

Tất cả công việc BDSC được tiến hành trên một cầu, không có sự dichuyển các xe trong suốt thời gian BDSC Tất cả phương tiện, trang thiết bị,dụng cụ được bố trí xung quanh cầu

Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một trình

tự nhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc

b. Phương pháp sửa chữa phương tiện.

Phương pháp sửa chữa từng xe.

- Khái niệm

Trang 14

Phương pháp sửa chữa từng xe là khi xe hư hỏng chi tiết tổng thành nàothì tháo chi tiết tổng thành đó ra sửa chữa, khôi phục rồi lắp lên đúng xe mangvào sửa chứa đó

- Ưu điểm: Quản lý theo dõi chất lượng phương tiện tốt

- Nhược điểm:

+ Thời gian xe nằm chờ sửa chữa dài

+ Nâng suất sửa chữa phương tiện không cao

+ Khó áp dụng phương pháp sửa chữa theo chuyên môn hóa và cơ giới hóa trongquy trình sản xuất

- Phạm vi áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trang thiết bị đơngiản và có nhiều mác kiểu xe

Phương pháp sửa chữa bằng thay thế tổng thành.

- Ưu điểm

+ Rút ngắn thời gian xe nằm chờ sửa chữa

+ Dễ dàng đồng bộ trong các khâu sản xuất

+ Có thể chuyên môn hóa cao các khâu trong sản xuất và thực hiện lắp ráp cáctổng thành theo dây chuyền Do đó có thể áp dụng việc chuyên môn hóa caotrong sửa chữa nên nâng cao được chất lượng sửa chữa

14

Trang 15

- Nhược điểm.

+ Khó khăn trong việc quản lý phụ tùng của phương tiện

+ Vốn dự trữ vật tư phụ tùng tăng lên

- Điều kiện án dụng: các doanh nghiệp có quy mô lớn và ít mác kiểu xe

1.2.5 Hình thức tổ chức lao động của công nhân BDSC.

Đối với bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thường xuyên phương tiện vậntải, thông thường người ta có thể sử dụng các hình thức tổ chức lao động của độicông nhân như sau:

- Đội chuyên môn hóa theo cấp BDSC

Đội chuyên môn hóa theo cấp BDSC nghĩa là mỗi đội đảm nhiệm một cấpBDSC nào đó

VD: Đội chuyên làm bảo dưỡng ngày

- Đội chuyên môn hóa theo tổng thành

Đội chuyên môn hóa theo tổng thành nghĩa là đội đấy chuyên làm một bộphận tổng thành nào đó của ô tô

VD: Đội chuyên môn hóa làm gầm

- Căn cứ vào chế độ quy định của Nhà Nước về công tác BDSC phương tiện

- Điều kiện khai thác phương tiện của công ty bao gồm: điều kiện thời tiết khíhậu, điều kiện nhiệt độ, điều kiện đường sá, điều kiện vận tải, điều kiện tổ chức

và kỹ thuật

- Kết quả phân tích công tác lập kế hoạch BDSC của công ty kỳ trước

- Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

1.3.2 Các phương pháp lập kế hoạch BDSC

Căn cứ để xác định nhu cầu BDSC phương tiện

Nhu cầu BDSC phương tiện của doanh nghiệp được xác định dựa trên cáccăn cứ chủ yếu sau :

- Chế độ BDSC theo quy định

- Các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật và giờ công cho BDSC các cấp

- Kế hoạch khai thác phương tiện bao gồm: điều kiện khai thác phương tiện vàtổng quãng đường xe chạy theo kế hoạch

- Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác BDSC ở doanh nghiệp kỳ trước

- Các kết quả điều tra, khảo sát và các định mức có liên quan ở doanh nghiệp

Phương pháp lập kế hoạch BDSC :

1. Phương pháp xác định nhu cầu bdsc (số lần BDSC)

Trang 16

Phương pháp biểu đồ: căn cứ vào kế hoạch khai thác phương tiện và biểu đồ

đưa xe ra vận doanh để xác định thời gian đưa xe vào từng cấp của từng xe sau

đó tổng hợp lại Phương pháp này thường được dùng để theo dõi, đưa xe vàoBDSC theo kế hoạch cụ thể

Phương pháp phân tích tính toán: Thực chất của phương pháp này là kết hợp

giữa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định ngạch và định mức BDSC kết hợpvới các cách thức tính toán Phương pháp này có các dạng:

a. Tính toán theo số km xe chạy trong năm

Xác định số lần BDSC các cấp.

NBDSCi = -

- Ưu điểm: Phương pháp tính toán theo số km xe chạy trong năm có ưu điểm là

độ chính xác cao, sát với thực tế và nhu cầu BDSC phương tiện

- Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi tính toán tỉ mỉ, chi tiết,ghi chép theo dõi

số km xe chạy của từng xe trong năm nên mất nhiều thời gian

b Tính toán theo chu kỳ sửa chữa lớn

Xác định số lần SCL tính toán trong kỳ kế hoạch

NSCL = Trong đó:

: Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1

Ưu điểm: Phục vụ cho công tác khoán theo chu kỳ SCL

Nhược điểm: phức tạp hơn phương pháp tính theo số km xe chạy trongnăm vì phải xác định hệ số chuyển đổi từ chu kỳ sang năm

2. Xác định giờ công BDSC các cấp

16

Trang 17

∑TBDSC = ∑ NBDSCij × tBDSCijTrong đó:

: Tổng giờ công bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ

tBDSCij: Định mức giờ công cho 1 lần BDSC của cấp i mác xe j

NBDSCij: Số lần BDSC của cấp i mác xe j

Tổng giờ công sửa chữa thường xuyên được xác định trên cơ sở định mứcSCTX tính bình quân cho 1000 Km xe chạy

= x tSCTX Trong đó :

tSCTX là định ngạch giờ công sửa chữa thường xuyên tính bình quân cho

1000 km xe chạy

3. Xác định ngày xe nằm BDSC các cấp

= x dBDSCij = x dSCTXTrong đó

: Tổng nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDSC các cấp

VTBDSCij,VTSCTX: Định mức vật tư phụ tùng cho 1 lần BDSC cấp i mác xe

j, và định mức vật tư phụ tùng cho 1 lần SCTX

5. Xác định hệ số ngày xe tốt

=Trong đó:

∑ADC : Tổng số ngày xe có

∑ADBDSC : Tổng số ngày xe nằm BDSC

∑ ADT : Tổng số ngày xe tốt

Trang 18

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ 2.1 Khái quát tình hình chung của công ty

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần môi trường Tây Đô

a, Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty cổ phần môi trường Tây Đô là Xí nghiệp Môitrường đô thị số 5 được thành lập theo quyết định số 280/QĐ-UB ngày22/01/1997 của UBND Thành phố Hà Nội – là đơn vị trực thuộc Công ty Môitrường Đô Thị Hà Nội nay là Công ty TNHH NN MTV môi trường đô thị Từ02/11/2005 Xí nghiệp MTĐT số 5 chuyển thành Công ty Cổ Phần Môi trườngTây Đô

Từ 1997-2005 Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 thực hiện nhiệm vụ duytrì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Tây Hồ với chất lượng luôn được đảmbảo Từ tháng 11/1997 đến 6/1/2005 Xí nghiệp liên tiếp được UBND Quận Tây

Hồ khen thưởng với thành tích ‘‘Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thiđua lao động sản xuất ’’

Từ 2010 đến nay, Công ty đã trúng gói thầu duy trì vệ sinh môi trườngtrên địa bàn 04 Phường Quận Cầu Giấy (giai đoạn 2011-2015), duy trì VSMTtuyến Đại Lộ Thăng Long, chất lượng duy trì vệ sinh môi trường luôn được đảmbảo đáp ứng sự tin tưởng của lãnh đạo Thành phố và nhân dân trên địa bàn 2Quận Tây Hồ, Cầu Giấy

b, Tên gọi, trụ sở

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ

Tên tiếng Anh: TAYDO ENVIRONMENT CORPORATION

Tên giao dịch: URENCO5

Logo công ty:

Trụ sở chính: Số 2 – Tổ 45 – Phú Thượng – Tây Hồ - Hà Nội

Điện thoại: 04-37582579 Fax: 04-37582421

Email: urenco5@yahoo.com

18

Trang 19

Giấy CNĐKKD: Số 0103008724 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố HàNội cấp lần đầu: Ngày 02 tháng 11 năm 2005 Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 25tháng 05 năm 2009.

Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng Việt Nam)

Tổng số nhân lực: 531 người

c, Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty

- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bao gồm: (Chất thải sinh hoạt

đô thị, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng)

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

- Thi công, trồng mới, duy trì và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanhđường phố và cây xanh cho các công trình dân dụng và công nghiệp

- Duy trì, cải tạo và làm vệ sinh môi trường mặt hồ nước

2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô kết cấu đoàn phương tiện

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá đầy đủ, tổng diện tích khoảng

2500 , trong đó các phòng ban, đội quản lý điều hành sản xuất là khoảng hơn

2000 , khu xưởng bảo dưỡng sửa chữa và kỹ thuật là khoảng 300 - 400 với cácthiết bị phục vụ bảo dưỡng sửa chữa cấp 1 và 2 cho phương tiện như máy hànhơi, máy tiện, ngoài ra còn có bãi để xe chuyên dụng

Quy mô đoàn phương tiện: nhằm phục vụ cho việc vận chuyển thu gomrác và các chất thải công nghiệp, xây dựng nên công ty đã đầu tư được 1 đoànphương tiện khá đầy đủ về số lượng cũng như chủng loại để phục vụ công tácsản xuất kinh doanh, tổng số là 33 xe bao gồm các xe chuyên dụng (xe vậnchuyển rác, rửa đường, quét hút ), ngoài ra còn có thêm một số xe phục vụcông nhân viên công ty:

Về phạm vi hoạt động: công ty hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội,chủ yếu là khu vực các quân Cầu Giấy, Tây Hồ, đại lộ Thăng Long

Trang 20

Bảng 2.1: Cơ cấu đoàn phương tiện

 Xe vận chuyển đất, vật liệu xây dựng: (tổng 3 xe)

 Xe Rửa đường ( Tổng 9 xe )

Trang 21

Ngoài ra còn có nhóm phương tiện phục vụ công trình, các xe gom rác

Phương tiện phục vụ công trình

Xe Gom ( Tổng 510 xe )

Do tính chất, địa bàn hoạt động của các điểm cẩu là khác nhau nên tại mỗiđiểm cẩu, số lượng xe gom cũng khác nhau Có những điểm cẩu nhỏ chỉ cầnkhoảng 3 - 5 xe gom, nhưng có những điểm cẩu lớn lại cần đến 10 - 20 xe gom.(mỗi xe gom có trọng tải trung bình từ 0,3 - 0,44 tấn )

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp

Công ty tổ chức quản lý theo phương thức, cấp trên trực tiếp chỉ đạo ralệnh cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ (hội đồng quản trị chỉ đạo xuống giámđốc rồi xuống các ban ngành) Ngoài ra còn áp dụng quản lý theo mối quan hệchức năng (giữa các phòng ban, các đội sản xuất có trách nhiệm tương đương hỗtrợ lẫn nhau)

Mỗi một bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp từ lãnh đạo cấp cao hơn Bangiám đốc quản lý các phòng, đội Phòng, đội quản lý các tổ sản xuất Đây là môhình điều hành trực tuyến mà Công ty đang áp dụng (cơ cấu bộ máy công tyđược thể hiện ở sơ đồ 2.1)

Phương pháp tổ chức bộ máy quản lý công ty:

Hiện nay, Công ty đang thực hiện quản lý trực tuyến, nghĩa là cấp trêntrực tiếp chỉ đạo cấp dưới Các phòng đội trong Công ty có nhiệm vụ tham mưu,giúp việc cho Giám đốc và thực hiện các công việc khác khi được Giám đốcgiao, các tổ sản xuất thuộc quyền quản lý của các đội Các phòng ban làm côngtác phối kết hợp trong công tác điều hành và tổ chức sản xuất

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng các phòng ban, đội sản xuất:

Công ty Cổ phần môi trường Tây Đô có bộ máy quản lý tổ chức theo môhình Công ty cổ phần bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giámđốc, các đơn vị chức năng

Trang 22

Ban Giám đốc:Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 2 Phó

Giám đốc (Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Kinh doanh, Phó Giám đốc phụtrách nội chính)

Các đơn vị chức năng: Là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc

của Công ty theo chức năng chuyên môn và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của BanGiám đốc Công ty có các đơn vị chức năng sau: Phòng Kế hoạch, Phòng Tàichính-Kế toán, Phòng kỹ thuật – Vật tư, Phòng Tổ chức - Hành chính và cácĐội, tổ sản xuất

22

Trang 23

ĐẠI HỘI ĐỒNG

Tổ bảo vệĐội DV VSMT Quận Tây Hồ

Đội DV VSMT Quận Cầu Giấy

Đội Dịch vụ

Đội xe vận chuyển rácĐội xe quét hút, rửa đường

Xưởng cơ khí, sửa chữa

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty

Trang 25

1- Phòng Kế hoạch:

- Xây dựng định mức, lập dự toán và hợp đồng trong công tác duy trì vệsinh môi trường trên địa bàn Công ty quản lý với các chủ đầu tư, các liên danhnhà thầu, các đơn vị thực hiện nội bộ trong công ty

- Thực hiện công tác nghiệm thu AB

- Xây dựng và triển khai, giám sát nghiệm thu việc thực hiện các kếhoạch, phương án sản xuất

- Xây dựng kế hoạch, lịch trình hoạt động và tổ chức sản xuất hạng mụcrửa đường, quét hút bụi

2- Phòng kỹ thuật - vật tư:

a/ Chức năng:

Phòng Kỹ thuật vật tư là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu choGiám đốc Công ty trong công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa, tư vấn mua sắmtrong lĩnh vực xe máy, vật tư, trang thiệt bị phục vụ sản xuất; quy trình côngnghệ thu gom vận chuyển

- Tổ chức công tác quản lý lao động

+ Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động , ATLĐ - ATGT

Trang 26

4 – Phòng Tài chính - Kế toán

- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạchsản xuất kinh doanh của Công ty

5 Đội vệ sinh môi trường Cầu Giấy – Tây Hồ:

- Tổ chức triển khai các phương án sản xuất để thực hiện tốt các chỉ tiêu duy trì vệsinh môi trường đã được giao

- Triển khai công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng duy trì vệ sinh môitrường hàng ngày, đột xuất theo đúng quy trình công nghệ, quy định của chủ đầu

tư và định mức công ty ban hành,

6 Đội xe rửa đường và quét hút bụi:

- Đội xe rửa đường và quét hút bụi chịu sự quản lý của Phòng Kếhoạch Đội xe có chức năng giúp việc và tham mưu cho phòng kế hoạch - BanGiám đốc Công ty trong các công việc sau:

- Xây dựng định mức , lịch trình và tổ chức duy trì hạng mục rửa đường

và quét hút bụi trên địa bàn của Công ty quản lý

- Công tác quản lý, điều hành hoạt động rửa đường và quét hút bụi;

- Thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc kỹ thuật xe máy theo đúng nội quy,quy trình chăm sóc bảo dưỡng để đảm bảo công tác tổ chức sản xuất theo đúngcác định mức lao động, định mức vật liệu Công ty giao

9 Xưởng cơ khí – sửa chữa phương tiện

- Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tại xưởng sửa chữa của Công ty

- Kết hợp với phòng Kỹ thuật vật tư xây dựng quy trình tiểu tu, trung tu,đại tu, quy trình sửa chữa, bảo dưỡng… thiết bị trong Công ty

- Thực hiện tốt công tác an toàn VSLĐ, VSCN, VSMT…

- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụcông tác sửa chữa

10 Đội thu phí vệ sinh:

26

Trang 27

- Thu phí vệ sinh trên địa bàn được phân công, tuyên truyền , vận độngngười dân đóng phí đúng hạn và đầy đủ.

2.1.4 Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty

a Điều kiện khai thác

• Điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng hoặt động của công ty

Quận Tây Hồ có diện tích 24 Km2, số dân: 130.632.163 người và mật độ:5.443 người/km² được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa của HàNội Do vậy công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị ở quận Tây

Hồ được công ty đặc biệt chú trọng

Quận Cầu Giấy với diện tích: 12.04 km², số dân: 236.981 người và mật độdân số là: 19.683 người/km², là nơi tập trung nhiều các trường đại học, cơ sở đàotạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ chính bởi vậy nơi đây córất nhiều nhà trọ sinh viên, chợ, Khối lượng rác thải sinh hoạt cần thu gom caohơn rất nhiều so với quân Tây Hồ

Công ty cổ phần môi trường Tây Đô hoạt động chủ yếu trên địa bàn của 2quận Tây Hồ và Cầu Giấy, trong những năm gần đây 2 quận này phát triểnmạnh về các dự án nhà ở, các khu chung cư Kinh tế tăng cao đi kèm với lượngrác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng tăng cao, tạo điều kiện phát triển cho công

ty hoạt động

• Điều kiện thời tiết khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cậnnhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và

có mưa phùn về nửa cuối mùa Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớnCùng vớihai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu)

Những năm trở lại đây sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến chothời tiết ở Hà Nội có nhiều thay đổi Vào mua mưa có những đoạn đường gâyngập lụt khiến cho công nhân vệ sinh không làm việc dược, các đoạn đường lênbãi rác Nam Sơn xấu ảnh hưởng lớn bởi đường xá kém chất lượng, gây khó

Trang 28

khăn cho việc thu gom và tập kết rác thải…ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển củaphương tiện.

• Điều kiện đường sá

Mạng lưới đường trên địa bàn hoạt động của công ty (Quận Tây Hồ, QuậnCầu Giấy) là đường nội đô có cấu trúc hỗn hợp, lòng đường hẹp, chiều rộng củađường chủ yếu là 7-11m Khu vực dân cư ở nhiều trong ngõ và đông người đilại, hay tắc nghẽn vào các giờ cao điểm, gây khó khăn cho việc thu gom và vậnchuyển rác, hạn chế sự vận chuyển của xe rác lớn, chủ yếu phải thu gom từ các

xe nhỏ rồi tập kết chuyển ra xe lớn Bên cạnh đó do đặc điểm là đường nội đônên có nhiều đường cấm, hạn chế giờ hoạt động của các phương tiện chuyên chởcủa công ty

Mật độ giao thông trên đường cao đặc biệt là quận Cầu Giấy gây khókhăn trong công tác thu gom cũng như vận chuyển rác

- Chất lượng đường lên bãi rác Nam Sơn kém, đặc biệt khi vào mùa mưađường bị ngập, sa lầy làm cho các phương tiện hoạt động khó khăn

• Điều kiện vận tải

Loại hàng vận chuyển chủ yếu là rác sinh hoạt trong các ngõ xóm, trênđường phố Ngoài ra còn có loại hàng đất, phế thải xây dựng, các công tác vệsinh như rửa đường, hút bụi cũng được Công ty thực hiện (Nguồn cũng dothành phố chi trả)

Khối lượng rác vận chuyển trên từng tuyến không cố định do dân cưphân bố không đồng đều Như quận Cầu Giấy có mật độ dân cư cao gấp 4 lầnquận Tây Hồ nên khối lượng vận chuyển rác trên các tuyến trong Cầu Giấy cũngcao hơn nhiều so với các tuyến trong quận Tây Hồ Do vậy đối với từng tuyến

cụ thể công ty lại có những lịch trình khác nhau phù hợp cho từng tuyến để đảmbảo tốt công tác thu gom và đảm bảo hiệu quả cao

Khối lượng rác vận chuyển biến động theo các tháng trong năm: Trênquận Cầu Giấy có nhiều trường đại học, khu trọ sinh viên nên có sự biến độngdân số lớn làm ảnh hưởng tới khối lượng rác vận chuyển trong năm Cụ thểtháng 6 - 9 và tháng sau tết lượng sinh viên về quê nhiều và khối lượng rác thảiđặc biệt là rác thải sinh hoạt giảm hơn so với các tháng khác trong năm

Khối lượng rác biến động theo các mùa trong năm cụ thể là:

+ Tháng 1 - tháng 4: Khối lượng rác nhẹ hơn

28

Trang 29

+ Tháng 4 - tháng 8: Đang vào mùa mưa nên khối lượng rác nặng hơn dongấm nước.

+ Tháng 8 - tháng 10: Đây là mùa hanh khô nên khối lượng rác nhẹ hơn.+ Tháng 10 - tháng 12: Là thời gian gần Tết nên khối lượng rác nặng hơn

• Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật

Đó là chế độ làm việc của phương tiện, chế độ bảo dưỡng sửa chữaphương tiện, trình độ trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản cũng như BDSCphương tiên

Chế độ bảo quản phương tiện:

Hiện nay hầu hết phương tiện phương tiện của Công ty đều được bảoquản theo phương pháp lộ thiên, mặc dù phương pháp bảo quản này có một sốnhược điểm nhưng đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi đối với các xe ô

tô trong tất cả các trường hợp khi bị hạn chế về vốn đầu tư cơ bản, hoặc sự cầnthiết tạm thời tổ chức khai thác, hoặc việc khai thác theo giai đoạn

2.1.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

a , Khối lượng rác vận chuyển qua các năm của công ty

- Loại hàng vận chuyển chủ yếu là rác sinh hoạt trong các ngõ xóm, trênđường phố Ngoài ra còn có loại hàng đất, phế thải xây dựng, các công tác vệsinh như rửa đường, hút bụi cũng được Công ty thực hiện

- Khối lượng vận chuyển : Trung bình 250 tấn rác thải / ngày đêm

- Lượng luân chuyển : 28750 Tấn.Km / ngày đêm

b Khối lượng hàng hóa vận chuyển

Bảng 2.2 Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm

Đơn vị: tấn

1 Khối lượng Rác sinh hoạt 97.012,31 98235,05 103792

2 Khối lượng đất,phế thải xây dựng 21.385,55 21.362,46 25500

Trang 30

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động và kết quả SXKD của doanh

nghiệp 5 năm gần đây

4 Lợi nhuận trước thuế 2.555 2.549 2.500 2.560 2.600

5 Lợi nhuận sau thuế 2.390 2.370 2.250 2.100 2.270

Hình 2.1 : Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận

của công ty năm 2010 – 2014.

Nhận xét: trong giai đoạn năm 2010 – năm 2014

Doanh thu năm 2010 là 89,195 tỷ đồng, năm 2014 là 139,934 tỷ đồng,tăng 50,739 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 56,89 % so với năm 2010

Chi phí năm 2010 là 86,640 tỷ đồng, năm 2014 là 137,334 tỷ đồng tăng50,694 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 58,51% so với năm 2010

Lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 2,390tỷ đồng , năm 2013 là 2,270 tỷđồng giảm 120 triệu đồng , tương ứng giảm đi 5,02% so với năm 2010

Qua các số liệu trên ,doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí cũng tăng dovậy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng chậm và lợi nhuận sau thuế có phầngiảm đi so với những quãng thời gian trước đó

Doanh thu từ 2010-2012 tăng khá mạnh do Thành phố điều chỉnh đơn giácác hạng mục duy trì vệ sinh và Công ty mở rộng thêm dịch vụ vận chuyển chấtthải công nghiệp nguy hại Tuy nhiên với đặc thù là đơn vị phục vụ công ích và

áp dụng công nghệ thu gom chủ yếu là thủ công nên lợi nhuận từ hoạt động sảnxuất kinh doanh không cao và tăng trưởng chậm

Hiện nay thì công ty đang có xu hướng thanh lý dần xe cũ nát, sắp hết thờigian hoạt động và đầu tư thêm xe mới để vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDSC PHƯƠNG TIỆN CỦA CÔNG TY

2.2.1 Phân tích tình hình xây dựng kế hoạch BDSC

a Căn cứ xây dựng kế hoạch BDSC của công ty

30

Trang 31

Trước khi đi xây dựng kế hoạch BDSC công ty đã căn cứ vào các văn bản,quy định của nhà nước, tình hình đoàn phương tiện, điều kiện khai thác, cụ thể:

- Quy định về chế độ bảo dưỡng.

Các chế độ bảo dưỡng sửa chữa được thực hiện theo QĐ 694/QĐ/KT4của Bộ GTVT ban hành năm 1981 Các nội dung BDKT và SCTX được công tygiao khoán cho lái xe thực hiện còn SCL và bảo dưỡng định kỳ các cấp thì bắtbuộc phải về xưởng của công ty

Chu kỳ bảo dưỡng cấp 1 : 4500 km

Chu kỳ bảo dưỡng cấp 2 : 13500 km

- Thông tư 21 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tôchở hàng và xe ô tô chở người

Thông tư này hướng dẫn cụ thể các loại xe ô tô chở hàng và ô tô chởngười thuộc phạm vi điều chỉnh về niên hạn sử dụng, cách thức xác định niênhạn sử dụng của các loại ô tô quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30tháng 10 năm 2009 của Chính phủ

- Tình hình khai thác phương tiện của công ty:

Phương tiện vận tải là nhân tố quan trọng nhất đối với một công ty vậntải.Vậy nên, để đảm bảo cho phương tiện có được tình trạng kỹ thuật tốt nhấtcho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thì mọi hoạt động của phươngtiện trong quá trình sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ những quy định quản

lý nhất định

 Thời gian thực hiện:

- Ca sáng: từ 7h30 đến 16h (vận chuyển tuyến rác ngày)

- Ca đêm: từ 18h đến hết rác (vận chuyển tuyến rác đêm)

 Các công việc thực hiện trong ca sản xuất:

- Kiểm tra công tác rửa xe, an toàn lao động, công cụ, dụng cụ của xetrước khi sản xuất

- Đưa xe ra tuyến thu thập rác theo lịch trình

- Vận chuyển rác đến bãi xử lý rác của Thành phố

- Đưa xe vào nơi rửa xe khi kết thúc ca sản xuất

Trang 32

+ Khi đưa xe ra tuyến để thu thập rác phải đúng giờ theo lịch trình quy định + Lái xe thực hiện vận chuyển 01 vòng/chuyến, 2 chuyến/ ca sản xuất.

- Khi thu thập rác phải đóng kín nắp thùng (nếu là xe thùng hở) thu gọncàng cẩu rác trước khi di chuyển

- Khi rác đầy xe, lái xe vận chuyển đến bãi xử lý, lái xe cần chấp hànhđúng các quy định về an toàn lao động, an toàn giao thông được quy định chitiết trong quy trình tác nghiệp của lái phụ xe

- Khi kết thúc ca sản xuất, lái xe đưa xe vào điểm rửa xe tại bãi xe và bàngiao xe, nộp thẻ cân khối lượng rác được vận chuyển trong ca cho cán bộ điềuhành theo quy định

Mọi hoạt động của xe trong quá trình vận chuyển nếu được quản lý tốt thì

sẽ là điều kiện tốt nhất cho công ty đạt được những kế hoạch đã đề ra

Kết luận:

Do đặc thù hoạt động sản xuất của công ty là thu gom và vận chuyển rácthải do đó chế độ khai thác sử dụng phương tiện mà công ty đang thực hiện phải phùhợp với quy định của thành phố về thời gian hoạt động và khu vực đặt điểm cẩu

Lái xe và phụ xe chấp thực hiện nghiêm chỉnh quy định về giờ chạy xe vàgiờ cẩu rác tại các điểm cẩu

Khi xe hoạt động luôn đảm bảo một lái xe và một phụ xe

- Ưu điểm:

+ Thông tin giữa các bộ phận là tương đối tốt, điều này có ý nghĩa rất lớnđến chất lượng quản lý kỹ thuật trong sử dụng phương tiện trên tuyến

+ Công ty cũng đang tổ chức rất nhiều khóa huấn luyện cho công nhân lái

xe, nhằm nâng cao ý thức công việc, gắn kết những người đang trực tiếp sửdụng phương tiện với chúng Điều này góp phần lớn vào ý thức trách nhiệm vớitài sản được giao của công nhân lái xe

- Nhược điểm:

+ Hiện nay công tác kiểm tra xử lý vi phạm về công tác sử dụng xe cònchưa thực sự tốt

32

Trang 33

Công tác bảo quản xe cũng luôn là một khâu quan trọng của công tác quản

lý kỹ thuật phương tiện Việc bảo quản phương tiện có tốt thì mới góp phần củng

cố hiệu quả của công tác BDSC cũng như việc khai thác và sử dụng phương tiện.Phương tiện sau mỗi chu trình làm việc có những thời gian xe được nghỉ ngơi đó

là khoảng thời gian mà nhiệm vụ bảo quản phương tiện được thực hiện

Đối với công ty công tác bảo quản phương tiện cũng luôn luôn được tuânthủ những nguyên tắc chặt chẽ đó là:

- Luôn đảm bảo an toàn, giảm tối đa hao mòn tự nhiên do việc bảo quản gây nên

- Thực hiện đúng những quy định của nhà nước về công tác này

- Xe ra khỏi bãi rác bao giờ cũng được rửa sạch sẽ để tránh gây ô nhiễm cho môitrường bên ngoài

Về nội dung công tác bảo quản phương tiện:

- Phương tiện trong quá trình vận tải: Trong quá trình hoạt động trêntuyến, công tác bảo quản phương tiện thuộc về lái xe và phụ xe Đó là nhữngngười trực tiếp sử dụng phương tiện trên đường, sẽ phải chịu trách nhiệm về bảoquản trang thiết bị trên xe, tình hình kỹ thuật của xe để kịp thời có những báocáo khi sự có xảy ra

- Sau khi thay ca làm việc, việc bàn giao xe cũng phải được kiểm tra vềchất lượng phương tiện khi bàn giao và ghi chép vào sổ có chữ ký bàn giao xe

- Hết ngày làm việc, lái xe đưa xe về gara kiểm tra xe sau khi hoạt động

và đảm bảo an toàn trang thiết bị trên xe

- Các xe sau khi hết ca hoạt động được bảo quản tại bãi đỗ xe của công ty

- Bãi đỗ xe của công ty được đặt ở 2 nơi:

+ Bãi trong khuôn viên công ty (2000m2): Bảo quản các xe vận chuyển rác.+ Bãi Mai Dịch: Bảo quản các xe khác

Hiện nay, công ty vẫn thực hiện bảo quản xe theo phương pháp bảo quản

lộ thiên

Nhận xét:

- Ưu điểm:Bãi đậu xe của công ty tương đối rộng, công ty không phảithuê địa điểm gửi xe

Trang 34

+ Công tác thưởng phạt cũng chưa được đánh giá cao.

b Phương pháp lập kế hoạch BDSC của công ty

Công ty áp dụng phương pháp phân tích tính toán để lập kế hoạch BDSCcủa phương tiện Cụ thể là tính theo chu kỳ sửa chữa lớn Theo đó số lần BDSCphương tiện của công ty được tính toán theo công thức sau:

Số lần SCL tính toán trong kỳ kế hoạch

NSCL=

Trong đó:

NSCL : Số lần sửa chữa lớn trong kỳ kế hoạch : Tổng quãng đường xe chạy quy đổi ra đường loại 1LSCL: Định ngạch sửa chữa lớn( km)

Số BDKT trong 1 chu kỳ SCL:

nBD-2 = – 1nBD-1 = –

Ưu điểm: Phương pháp tính toán theo chu kỳ SCL phục vụ cho công táckhoán theo chu kỳ SCL Trong thực tế, người ta có thể theo dõi tình trạng kỹthuật của phương tiện

Nhược điểm: Phương pháp tính toán theo chu kỳ SCL phức tạp hơnphương pháp tính theo số km xe chạy trong năm vì phải xác định hệ số chuyểnđổi từ chu kỳ sang năm

34

Trang 35

c Các chỉ tiêu tính toán

Công tác định mức trong BDSC phương tiện là một trong những nội dungtrong công tác định mức nói chung ở doanh nghiệp Làm tốt công tác này sẽ gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác BDSC phương tiện, tăng năngsuất lao động và thu nhập cho thợ BDSC

Khi phân tích công tác định mức trong BDSC, cần tìm hiểu: công tác địnhmức hao phí vật tư, phụ tùng trong BDSC, công tác định mức giờ công, ngày xenằm BDSC của Công ty Hiện công tác định mức của công ty được thể hiện quacác bảng sau:

Trang 36

Bảng 2:4 Định ngạch BDSC của công ty Cổ phần Môi Trường Tây Đô

Xe ủi xúc

36

Trang 37

Bảng2:5 Định mức giờ công bdsc của công ty( đơn vị giờ)

Cấp bdsc

Trang 38

Bảng 2.6 Định mức ngày xe nằm các cấp bdsc của công ty

38

Trang 39

Bảng 2: 7 Định mức vật tư cho 1 lần bdsc

Thay sau 8000km

Thay sau 8000km

Thay sau 8000km

Thay sau 8000km

Thay sau 8000km

Thay sau 8000km

Thay sau 8000km

Thay sau 8000k m

Thay sau 8000km

Thay sau 8000k m Lọc

nguyên

liệu

32000km 32000kmThay sau 32000kmThay sau 32000kmThay sau 32000kmThay sau 32000kmThay sau

Trang 40

Định mức vật tư cho một lần BDSC của công ty đều được thể hiện quabảng Theo đó vật tư cho 1 lần BDKT do công ty định mức đều được căn cứtheo quy định của Nhà nước Bởi vậy định mức này là phù hợp vơi quy định vàthực tế hoặt động khai thác của phương tiện của công ty Điều này cho thấycông ty đã tuân thủ đúng các định mức, định ngạch BDSC theo đúng quy địnhcủa Nhà Nước

2.2.2 Phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch BDSC

a Phân tích về số lần BDSC

Công tác BDKT phương tiện mang tính phòng ngừa và gắn liền với quãngđường xe chạy Do vậy để đánh giá việc thực hiện kế hoạch về số lần BDKT cáccấp trước hết kế hoạch bảo dưỡng phải được điều chỉnh lại cho phù hợp vớiquãng đường xe chạy thực tế

Phương pháp phân tích: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh số lần

BDSC thực thế với số lần SCL điều chỉnh Bởi vì, kế hoạch BDSC phụ thuộcvào số km xe chạy thực tế hay chính là phụ thuộc vào nhiệm vụ SXKD của công

ty Điều này có nghĩa là xe hoạt động nhiều thì kéo theo nhu cầu BDSC cũngnhiều:

KSCL = = = 0,8 < 1

KBD-2 = = =0,78 < 1 KBD-1 = = =0,875< 1Thực hiện tương tự với các loại xe khác ta có bảng sau:

40

Ngày đăng: 26/06/2016, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Giáo trình: “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải và du lịch” (Dành cho chuyên ngành kinh tế vận tải ô tô&amp; Kinh tế vận tải– du lịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp vận tải và du lịch
[3].Giáo trình: . “Bài giảng định mức kinh tế kỹ thuật”, Trường đại học GTVT, dùng cho các chuyên ngành kinh tế: Kinh tế vận tải ô tô, Vận tải kinh tế Đường bộ và Thành phố Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng định mức kinh tế kỹ thuật
[4]. Thông tư 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải về Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Khác
[5]. Quyết định số 51/2008/QĐ - UB:Ban hành về định ngạch bảo dưỡng, định mức lao động, vật tư cho bảo dưỡng cấp 1 và bảo dưỡng cấp 2, định ngạch sửa chữa lớn xe và tổng thành Khác
[6]. Quyết định số 992/2003/QĐ - BGTVT ngày 09 tháng 04 năm 2003 về quy định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện ô tô Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w