Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh
Trang 1MỤC LỤC Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 4
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH 5
1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5
1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế 6
1.3 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp 7
1.4 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13
CHƯƠNG 2 14
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH NĂM 2010 14
2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh 15
2.2 Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm 18
2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 32
2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương 38
2.5 Phân tích giá thành sản phẩm 43
2.6 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3 67
LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH 67
3.1 Căn cứ lựa chọn chuyên đề 68
3.2 Cơ sở lý luận và công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp và trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 69
3.3 Xác định căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 71
3.4 Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011 78
3.5 Kết luận và kiến nghị từ kết quả nghiên cứu chuyên đề 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
KẾT LUẬN CHUNG 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 2Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trungquan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trangmới Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêmnhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường củadoanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanhnghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môitrường kinh doanh mới.
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2004, hoạt độngtrong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm, thiết bị vệ sinh, phụ kiện phòng tắm, nhà bếp.Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lớn nhỏhoạt động trong lĩnh vực này Trong tương lai số lượng công ty tham gia cung ứng cácthiết bị này sẽ càng nhiều Do đó việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty là không thểtránh khỏi Việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn Để đứng vững trên thịtrường và đạt được mục tiêu lâu dài của công ty là đứng trong Top 10 công ty cung ứngcác sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vào năm 2020 thì việc lập một kế hoạchtiêu thụ sản phẩm để tăng doanh số bán hàng của công ty là một việc rất quan trọng.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường tiêuthụ khối lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã chủng loại để từ đó có kế hoạch sản xuấtkinh doanh phù hợp Đồng thời giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực chủ động ứng phó với những thay đổi trên thị trường
Qua thời gian đi thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, được sự giúp đỡnhiệt tình của các cô chú trong ban lãnh đạo của công ty, các thầy cô giáo trong khoakinh tế và quản trị kinh doanh và đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của
PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp với
đề tài về “Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh” Luận văn tốt nghiệp được trình bày với các nội dung sau:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh.
Chương 3: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Trang 3Bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường, mặc dù đã cố gắng nhưngvới trình độ hiểu biết, điều kiện thời gian còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đểluận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo của Công ty cổphần thiết bị vệ sinh, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại
Học Mỏ - Địa Chất cùng sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán
đã giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngànhQuản trị kinh doanh
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2011
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phú
Trang 4CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ VỆ SINH
Trang 51.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh
Công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 18 tháng 03 năm
2004 Là công ty hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có condấu riêng, tự chủ về kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động củamình trước pháp luật
b Giới thiệu chung về công ty
- Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tàichính, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật
- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản cố định, được mở tài khoản tại kho bạcnhà nước, ngân hàng nước ngoài và trong nước theo quy định của pháp luật
Tổ chức bộ máy Công ty trong thời gian này vẫn còn sơ sài, chỉ có 2 phòng ban
là Phòng kế toán và Phòng kinh doanh với tổng số nhân viên trong Công ty là 15người
Sang năm 2005, nhận thấy thị trường có nhu cầu về vòi bếp, máy khử mùi, vàcác phụ kiện khác nên công ty đã chủ động tìm nguồn cung ứng thêm mặt hàng này,đồng thời đưa các mẫu sen tắm và vòi chậu mới, cải tiến về hình thức, chức năng, kiểudáng và chất lượng Công ty đã mở rộng thêm hệ thống đại lý ở các khu vực trung tâmthành phố, thị xã
Sản phẩm của Công ty được thiết kế và sản xuất trên dây truyền thiết bị côngnghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức áp dụng theo tiêu chuẩn EU-2000 và đượckiểm tra theo tiêu chuẩn ISO2000 Các hàng hóa của Công ty thường xuyên có mặttrong các hội trợ triển lãm hàng tiêu dùng ở Việt Nam
Ưu điểm nổi trội của các hàng hóa là chất lượng tốt, giá thành hợp lý, sử dụngtiết kiệm nước mà xối mạnh; phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, chế độ bảo
Trang 6Châu Âu về sức khoẻ con người và môi trường.
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Thiết bị vệ sinh đã không ngừngphấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm bảo toàn, phát triển vốn và tài sản bổsung, có một thị phần tương đối ổn định, tạo được mối quan hệ lâu dài và tin cậy vớicác bạn hàng Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng phát triển và bổ sung thêm nguồnnhân lực Hiện nay, nhân sự công ty đã có 52 người và bổ sung thêm một số phòng banchức năng riêng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinhnghiệm trong quản lý điều hành và tổ chức
1.1.2 Địa chỉ trụ sở chính: 54 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân – Hà Nội
Chi nhánh:
- 31 Đông Các, Đống Đa, Hà Nội
- 5/190 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.511556
Fax: 04 511446
1.1.3 Mục đích và nội dung hoạt động
a Mục đích
- Luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của người Việt Nam, cung
cấp được những mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng được tất cả các yêu cầu dù làkhắt khe nhất của khách hàng
- Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của công ty, tạo động lực mạnh mẽ và cơchế quản lý năng động cho công ty, để sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của nhànước, của công ty
- Huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển công ty,phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa Tạo việc làm ổnđịnh cho người lao động
b.Nội dung hoạt động
- Nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị phụ kiện phòng tắm, nhà bếp Chuyên cung
ứng sen tắm, vòi chậu và một số phụ kiện đi kèm như lõi đồng, lưới lọc đầu vòi, tay gật
gù, bộ xả két nước…
1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế
1.2.1 Điều kiện địa lý
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có trụ sở giao dịch tại 54 – Nguyễn Ngọc Nại,Thanh Xuân, Hà Nội Trụ sở chính của công ty nằm ngay trên mặt đường Nguyễn
Trang 7Ngọc Nại, với địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, độ ẩmcao và lượng mưa hàng năm tương đối lớn Tuy nhiên, do đặc thù của doanh nghiệpkinh doanh thương mại nên công ty không bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như khíhậu, thời tiết, độ ẩm, sông ngòi…
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thuộc khu trung tâm kinh tế của Thành phố HàNội rất thuận lợi với việc giao dịch, hợp tác với các khách hàng của công ty
1.2.2 Điều kiện về lao động dân số
Dân cư trong vùng khá đông đúc, tập trung nhiều lao động, kể cả lao động phổthông và đội ngũ cán bộ trí thức là điều kiện thuận lợi cho kế hoạch cung ứng lao độngcho công ty
1.2.3 Điều kiện kinh tế
Công ty nằm trong địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội, tập trung nhiều các đại
lý, dịch vụ, kênh phân phối nhỏ lẻ, đây là một nguồn tiêu thụ lớn và chủ yếu Thủ đô
Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, khả năng thông tinnhanh chóng, mạng lưới giao thông thuận lợi và là cầu nối giao thông quan trọng củakhu vực miền Bắc và cả nước, đây là tiền đề lớn cho sự phát triển, lưu thông hàng hóa
và quảng bá mặt hàng của công ty cho cả nước
Hiện nay, việc bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách, đặc biệt với tìnhtrạng ô nhiễm nghiêm trọng như ở Hà Nội, các mặt hàng cung ứng của công ty rất phùhợp với việc hạn chế ô nhiễm, giảm chi phí bảo vệ môi trường
1.3 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.3.1 Tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần Thiết bị vệ sinh được thành lập trên sự góp vốn là vốn sở hữucủa các cổ đông nên bộ máy quản lý điều hành của Công ty được tổ chức kết hợp giữahai hình thức trực tuyến và chức năng Hình thức tổ chức gọn nhẹ và linh hoạt này rấtphù hợp với Công ty để có thể quản lý và điều hành tốt trong quá trình kinh doanh
+ Ưu điểm: với hình thức tổ chức này, sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giảiquyết các vấn đề chuyên môn, do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý Các phòngban chức năng có nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo, nhiệt tình công tác
+ Nhược điểm: Cơ cấu này làm cho số cơ quan chức năng trong công ty tănglên, do đó làm cho bộ máy quản lý nhiều đầu mối, đòi hỏi người lãnh đạo phải luônđiều hòa phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp,cục bộ của của các cơ quan chức năng
Trang 8Hình 1 - 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Phòng kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
Đại hội đồng cổ đông
Cửa hàng kinh doanh và kho
số 1 Cửa hàng kinh doanh và kho số 2
Trang 9Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọngpháp luật Công ty có bộ máy tổ chức quản lý thống nhất từ trên xuống dưới Cơ quanquyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ĐHĐCĐ bầu hộiđồng quản trị để quản lý Công ty, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinhdoanh, quản trị, điều hành công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, đo Đại hội đồng Cổ
đông Công ty bầu ra Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyếtđịnh mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty Nhiệm kỳ của Hộiđồng Quản trị là 4 năm
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật,
trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, do HĐQT trựctiếp tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trướcHĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại hộiđồng Cổ đông Giám đốc sẽ bị cách chức nếu điều hành hoạt động kinh doanh không
có hiệu quả Bên cạnh với sự trợ giúp của Phó Giám đốc và Kế toán trưởng trong côngtác điều hành và quản lý, các phòng ban làm chức năng tham mưu, thực hiện theo lĩnhvực được phân công
Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ xây dựng và đề xuất với giám đốc kế hoạch kinh
doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, điều chỉnh giá thành sản phẩm, hàng hoá
Là người giúp việc và tham mưu cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanhcủa Công ty, các vấn đề đầu ra đầu vào, tình hình sủ dụng vốn có hiệu quả nhất, chịutrách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công Phó Giám đốccũng là người thay quyền Giám đốc điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng Dưới PhóGiám đốc là các phòng ban
Phòng hành chính tổng hợp: Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển nguồn nhân lực trong Công ty Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng kháctrong công tác kiểm soát và giám sát bảo đảm việc thực hiện đúng các quy chế hànhchính trong các hoạt động của toàn Công ty Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đềliên quan đến lĩnh vực quản trị hành chính, quản trị nhân sự và các lĩnh vực khác cóliên quan
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, hoạch định, tổ chức triển khai công tác tiếp thị
và không ngừng cải tiến phương pháp, biện pháp thực hiện để từng bước chiếm lĩnh thịtrường và phát triển kinh doanh theo định hướng của Công ty Phối hợp cùng phòngnhân sự hướng dẫn huấn luyện, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công tác phát
Trang 10tại các địa phương nhằm thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững, tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty tại thị trường khu vực.
Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế
toán phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; tham mưu cho Ban Giám đốc thựchiện công tác giám đốc tài chính như: tình hình tiêu thụ sản phẩm, thu, chi, vay… đảmbảo các nguồn thu chi của Công ty; trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh; theo dõi chi phí kinh doanh; hạch toán kết quả hoạt động kinh doanhcủa toàn Công ty; cung cấp các thông tin kế toán nhanh, chính xác, đầy đủ và kịp thờicho các cấp quản trị và các bộ phận có liên quan
Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện công tác điều phối, quản lý chất lượng hàng
hoá, giao nhận, vận chuyển để phục vụ cho công tác tiếp thị - bán hàng Huấn luyệncho nhân viên trong phòng về các vấn đề kỹ thuật, cách thức bảo dưỡng, sửa chữa,cách khắc phục lỗi sản phẩm
Cửa hàng kinh doanh và kho: Trực tiếp quan hệ mua bán các loại hàng hóa, nhận
đơn đặt hàng, hoạt động mua bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng
- 105 ngày nghỉ cuối tuần
1.3.3 Tình hình sử dụng lao động
- Kết cấu lao động và chất lượng đội ngũ lao động:
Tổng số nhân viên toàn công ty năm 2010 là 52 người Đa số cán bộ công nhânviên đã qua đào tạo và được bố trí đúng ngành nghề đã học Hiện nay toàn công ty có 2người có trình độ trên đại học, 45 người có trình độ đại học - cao đẳng, 3 người cótrình độ trung cấp Đây là một lợi thế tương đối tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển của
Trang 11công ty trong những năm tới, đó là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh năm 2011 và cả những năm tiếp theo.
- Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty:
Cán bộ nhân viên trong Công ty hầu hết là từ các tỉnh lân cận đến làm, nên chưa
có nhà riêng, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đây cũng là một hạn chế tương đốilớn, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của nhân viên, và là mối quan tâmchung của cả công ty
Trong những năm qua, công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đang dần đi vào ổn định
và phát triển, vì vậy mức thu nhập của nhân viên trong công ty đã phần nào đi vào ổnđịnh và đảm bảo, tạo được sự yên tâm đối với người lao động Hiện nay công nhânviên công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có mức thu nhập bình quân là 3.450 000 đ/người,tăng lên so với năm trước, cụ thể so năm 2009 tăng 386.000 đ/người Điều này đã gópphần khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm, không ngừng tăng năngsuất lao động, chất lượng và có hiệu quả
1.4 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai
1.4.1 Kế hoạch của công ty trong năm 2011
b Công tác đầu tư
- Mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng chi nhánh xuống phía Nam
- Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong cả nước
- Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1.4.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
Để hoàn thành nhiệm vụ và các chương trình sản xuất kinh doanh năm 2011 củacông ty, công ty cần tập trung vào các biện pháp sau:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các bạn hàng Tăng cường tổ chức các hoạtđộng triển lãm, không ngừng quảng bá hình ảnh của công ty
Trang 12các mặt hàng.
- Có những biện pháp về cơ chế điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, thựchành tiết kiệm, động viên thi đua khen thưởng
Trang 13Nhìn chung, việc thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
Đặc điểm vị trí địa lý, hệ thống giao thông đã giúp cho Công ty cổ phần thiết bị
vệ sinh thuận lợi trong việc quan hệ, giao dịch với đơn vị bạn hàng, nhất là trong việcđẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng của Công ty
Đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao, kinh nghiệm quản lý tốt,lực lượng lao động trẻ khỏe, có lòng nhiệt tình với công việc
Hệ thống quy chế ổn định, sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ công ty, gópphần thúc đẩy tích cực hoạt động kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, kết quả thựchiện sản xuất năm 2010 để lại tiền đề phát triển tốt cho hoạt động kinh doanh năm2011
Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của công ty cổ phần thiết bị vệ sinh
Để có thể hiểu chi tiết hơn những kết quả đạt được của Công ty, cũng như các nhân tốảnh hưởng, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty năm 2010
Trang 14CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH
NĂM 2010
Trang 152.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại vàphát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Điều đó đặt ra cho doanhnghiệp nhiệm vụ phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinhdoanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng.Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu choquản lý kinh doanh
Qua 7 năm hoạt động, từ năm 2004 đến năm 2010, đặc biệt trong 2 năm 2009 –
2010, Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình Trong những năm qua, Công ty từng bước tự hạch toán kinh tế, tự chủ vềmặt tài chính nên đã tạo ra điều kiện tốt hơn, chủ động trong sản xuất kinh doanh củamình và hoàn chỉnh bộ máy quản lý
Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan tronghoạt động kinh doanh của mình mà thể hiện rõ nhất là sự gia tăng về doanh thu, lợinhuận và mức thu nhập của cán bộ công nhân viên Sự gia tăng này một mặt là nhờ ápdụng các biện pháp khoa học và kỹ năng kinh doanh mới vào hoạt động kinh doanhcủa công ty mặt khác là có sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên trong công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế trong bảng 2-1
Nhìn chung trong năm 2010 công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra và có mứctăng trưởng cao hơn so với năm 2009 Cụ thể:
Tổng doanh thu năm 2010 là 7.739.337 nghìn đồng, tăng 432.511 nghìn đồngtương ứng 5,92% so với kế hoạch và tăng 614.420 nghìn đồng tương ứng 8,624% sovới năm 2009 Doanh thu tăng là kết quả của việc tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ vàgiá bán điều này cho thấy nhu cầu của thị trường về hàng hóa của công ty ngày càngcao
Giá vốn hàng bán năm 2010 là 5.791.428 nghìn đồng, tăng 201.971 nghìn đồngtương ứng tăng 3,61% so với kế hoạch đặt ra và tăng 365.240 nghìn đồng tương ứng6,731% so với năm 2009 Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng là do trong năm 2010Công ty đã tăng số lượng hàng nhập vào và giá nhập hàng cũng tăng lên Điều nàycàng thể hiện khả năng tiêu thụ của Công ty ngày càng lớn
Bên cạnh doanh thu và giá vốn tăng thì trong năm 2010 tổng vốn kinh doanhcủa Công ty cũng tăng lên đáng kể Được thể hiện năm 2010 tổng vốn kinh doanh là
Trang 16Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 218.269 nghìn đồng tương ứng 3,6895; tài sản dài hạntăng 265.356 nghìn đồng tương ứng 84,273% so với năm 2009 Vốn kinh doanh tăngchứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng.
Tổng số lao động năm 2010 là 52 người, tăng 4 người so với năm 2009 Năngsuất lao động bình quân năm 2010 là 148.833 nghìn đồng/người giảm 3.392 nghìnđồng/người tương ứng 2,228% so với kế hoạch, tăng 397,633 nghìn đồng/người tươngứng tăng 0,268% Mặc dù năng suất lao động tăng không cao nhưng đây cũng là sựphấn đấu chung của toàn thể cán bộ nhân viên công ty
Tổng quỹ lương tăng 236.448 nghìn đồng tương ứng 12,34% so với kế hoạchđặt ra và tăng 387.936 nghìn đồng tương ứng 21,981% so với năm 2009 Tiền lươngbình quân năm 2010 là 3.450 nghìn đồng/người-tháng, tăng 386 nghìn đồng/người-tháng so với năm 2009 Tiền lương tăng, đây là một trong những động lực thúc đẩylòng tin và năng suất lao động của nhân viên Công ty đã thực hiện một trong số nhữngbiện pháp thúc đẩy năng suất lao động trong chiến lược kinh doanh tạo niềm tin chongười lao động để họ phát huy cao hơn nữa sức mạnh và nội lực của mình
Năm 2010 công ty đã thực hiện được công tác giảm giá thành so với kế hoạchđặt ra Cụ thể là năm 2010 giá thành giảm 6,354 đồng/1000 đồng doanh thu tương ứng0,664% so với kế hoạch và giảm 12,607 đồng/1000 đồng doanh thu tương ứng 1,309%
so với năm 2009 Giá thành giảm là một tín hiệu đáng mừng của bất cứ doanh nghiệpkinh doanh nào Hiện nay do giá cả thị trường biến động mạnh, chiến lược giảm giáthành được các doanh nghiệp đặt nên hàng đầu
Doanh thu trong năm 2010 tăng dẫn đến lợi nhuận tăng Năm 2010 lợi nhuậnsau thuế là 379.822 nghìn đồng tăng 29.433 nghìn đồng tương ứng 8,4% so với kếhoạch đặt ra, tăng 99.137 nghìn đồng tương ứng 35,32% so với năm 2009 Lợi nhuậntăng chứng tỏ đồng vốn của công ty bỏ ra đã sử dụng có hiệu quả hơn
Qua việc phân tích chung các chỉ tiêu chính của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinhnăm 2010 ta thấy: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi vào ổnđịnh, những kết quả đạt được là tiền đề cho bước phát triển tiếp theo, là căn cứ, mụctiêu, chiến lược phát triển Chính vì thế nhằm đảm bảo cho các bước phát triển mộtcách có hiệu quả, an toàn và chất lượng, lãnh đạo công ty đã đề ra xu thế phát triển củamình trong các năm tới bằng cách mở rộng mạng lưới phân phối ra các khu vực trên cảnước,bên cạnh đó công ty còn tiếp tục phát triển vốn kinh doanh, và tham gia góp vốnliên doanh với các công ty lớn khác trong ngành
Trang 17Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010
Trang 18doanh của Công ty năm 2010, để hiểu chi tiết hơn tác giả đi sâu vào phân tích từngkhía cạnh, góc độ khác nhau của quá trình kinh doanh.
2.2 Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm
2.2.1 Phân tích tình hình cung ứng sản phẩm
2.2.1.1 Phân tích tình hình cung ứng theo mặt hàng
Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại vòi sen, vòi chậu, và một số thiết bịphụ kiện đi kèm Hàng năm, dựa vào lượng hàng tồn kho năm trước và lượng đơn đặthàng của khách hàng mà Công ty có kế hoạch mua hàng cụ thể Tình hình cung ứngtheo mặt hàng của Công ty trong năm 2009 và năm 2010 được thể hiện trong bảng 2-2
Qua bảng 2-2 cho thấy: Trong năm 2010 lượng hàng nhập vào của Công ty cổphần thiết bị vệ sinh tăng lên cả về số lượng và giá trị so với lượng hàng mua vào năm
2009 Vòi sen là mặt hàng nhập vào có giá trị lớn nhất trong tổng giá trị các mặt hàngmua vào Trong đó vòi sen B1-603 có giá trị lớn nhất lên tới 1.625.000.000 đồng, tăng798.920.000 đồng, tương ứng tăng 96,71% so với năm 2009 Vòi sen B3-603 về giá trị
có lượng nhập vào là 810.000.000 đồng tăng 66.992.000 đồng so với năm 2009 tươngứng tăng 9,02%; tuy nhiên về số lượng lại giảm đi so với lượng nhập vào năm 2009, cụthể lượng vòi sen nhập vào năm 2010 là 1.350 bộ, giảm 50 bộ so với năm 2009, tươngứng giảm 3,57% Giá trị tăng, số lượng lại giảm, điều này cho thấy có sự biến động giá
cả hàng hóa Lạm phát kéo theo giá cả nhiều mặt hàng tăng lên
Một số mặt hàng như xi phông, xả lật, vỏ xịt, sen, dây gắn tường đều tăng cả về
số lượng và giá trị Cụ thể xi phông và xả lật, năm 2010 về số lượng nhập tới 4000 bộ,tăng 2500 bộ tương ứng tăng 166,67% so với năm 2009 Thoát sàn inox năm 2009lượng nhập vào là 100 bộ, trong năm 2010 Công ty không nhập mặt hàng này, đây là
do lượng hàng tồn kho năm trước còn nhiều và lượng đặt hàng mặt hàng này giảm đi
Ngoài những mặt hàng trên, Công ty còn đưa ra thị trường nhiều mặt hàng khácnhư: vòi chậu một lỗ F1-602, vòi chậu 2 lỗ F1-602, vòi chậu một lỗ F3-601, vòi senB3-603, vòi lavabo lạnh tay xoay, vòi lavabo lạnh tay gạt, vòi lavabo lạnh, vòi lavabolạnh tự động,…do lượng hàng tồn kho năm trước còn nhiều nên trong năm 2009 và
2010 Công ty không nhập thêm những mặt hàng này
Năm 2010 số lượng hàng nhập vào tăng lên làm tổng giá trị hàng lên tới5.609.522.798 đồng tăng 1.301.526.802 đồng tương ứng tăng 30,21% so với năm2009
Trang 19Bảng phân tích tình hình cung ứng theo mặt hàng
Giá trị(Đồng)
Trang 2018 S-11 Sen, dây gắn tường loại 1 2.000 250.520.000 4.000 501.040.000 2.000 200,00 250.520.000 200,00
Trang 212.2.1.2 Phân tích tình hình cung ứng theo nguồn hàng
Xác định nguồn hàng là một khâu cực kỳ quan trọng trong kinh doanh củadoanh nghiệp Nguồn hàng có ổn định thì doanh nghiệp mới kinh doanh ổn định Hàngnăm Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đều nhập hàng với số lượng lớn, vì vậy Công tyluôn phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng Hầu hết các mặt hàng của Công tyđều được nhập ngoại, đặc biệt là Cộng hòa liên bang Đức, với công nghệ cao và thiết
kế trên dây chuyền hiện đại Tình hình cung ứng theo nguồn hàng của Công ty cổ phầnthiết bị vệ sinh được thể hiện trong bảng 2-3
Qua bảng phân tích cho thấy, các mặt hàng mua từ SANIPRO-GEM chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng giá trị các mặt hàng nhập vào trong năm 2010 có giá trị lêntới 1.782.752.000 đồng, tăng 427.957.900 đồng so với năm 2009 tương đương vớităng 31,59% Lượng hàng nhập từ ENTER cũng có giá trị tương đối lớn, năm 2010hàng nhập từ Công ty này lên đến 1.350.519.850 đồng, tăng 344.151.850 đồng tươngứng tăng 34,2% SANIPRO-GEM và ENTER là 2 nhà cung ứng lớn nhất của Công ty,hàng năm giá trị mua hàng từ các doanh nghiệp này lên đến hàng tỷ đồng
Ngoài hai doanh nghiệp trên, lượng hàng nhập từ JAJIEER, DONGSHENG,CHESTON, YAJEE cũng có giá trị tương đối lớn Năm 2010 lượng hàng mua từ cácdoanh nghiệp này hầu hết đều tăng nhẹ Hàng mua từ JẠJIEER về giá trị là664.271.588 đồng tăng 502.783.892 đồng so với năm 2009 Hàng nhập từDONGSHENG tăng 30.394.800 đồng tương ứng tăng 4,68% so với năm 2009 Hàngnhập từ CHESTON tăng 8.595.000 đồng tương ứng tăng 2,98% Chỉ riêng có lượnghàng mua từ YAJEE có giảm đi so với năm 2009 (giảm 267.976.000 đồng)
Công ty TNHH TM Đại Nam và Công ty TNHH TM Dục Hiên có giá trị hàngnhập nhỏ nhất, tuy nhiên đây cũng đều là những bạn hàng lâu năm của Công ty
Qua bảng 2-2, 2-3 cho thấy, tình hình cung ứng theo mặt hàng và nguồn hàngcủa Công ty trong năm 2010 tăng tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 22Bảng phân tích tình hình cung ứng theo nguồn hàng
Trang 232.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.2.2.1 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng
Đối với bất kì doanh nghiệp nào thì lượng hàng hóa cung ứng cũng như tiêu thụđều phụ thuộc vào số lượng khách hàng và nhu cầu tiêu dùng của mỗi khách hàng Đểchiếm được lòng tin của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải đưa đến cho người tiêudùng những sản phẩm tốt nhất và chế độ ưu đãi đặc biệt Qua 7 năm hoạt động trongngành, đến nay công ty đã chiếm được lòng tin của một số lượng lớn những kháchhàng, đó là những khách hàng trung thành, quen thuộc và là những đại lý phân phốichủ yếu của công ty
Để theo dõi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của các đại lý phân phối của Công ty,
ta theo dõi bảng 2-4
Trong các khách hàng của Công ty hiện nay thì Công ty TNHH An Nguyễn Sài Gòn là đại lý phân phối lớn nhất Hàng năm Công ty này luôn có đơn đặt hàng vớiCông ty với số lượng lớn nhất Năm 2009 doanh thu bán hàng thu được từ công ty này
-là 1.903.150 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 26,71% trong tổng doanh thu Sang năm 2010doanh thu bán hàng thu được từ công ty này có giảm 357.500 nghìn đồng tương ứng18,78% so với năm 2009 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (19,97%) trong tổngdoanh thu
Tuy doanh thu bán hàng thu được từ CH Khương Tuấn 357 Hoàng Quốc
Việt-Hà Nội có ít hơn so với Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn, nhưng cửa hàng nàyhàng năm cũng mua hàng của công ty với số lượng lớn, năm 2010 doanh thu bán hàngthu được từ cửa hàng này lên đến 758.920 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 9,81%, tăng35,44% so với năm 2009
Công ty TNHH Anh Mỹ - Hải Phòng năm 2010 cũng đã có đơn đặt hàng với sốlượng lớn, doanh thu bán hàng từ công ty này lên tới 493.540 nghìn đồng, chiếm tỷtrọng 6,38% trong tổng doanh thu
Trong năm 2010, Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn, CH Khương Tuấn 357Hoàng Quốc Việt- Hà Nội, Công ty TNHH Anh Mỹ - Hải Phòng là 3 đại lý phân phốilớn nhất của công ty Với những đại lý phân phối lớn này, công ty thường có nhữngchế độ ưu đãi đặc biệt như giảm giá, trả chậm, trả góp…Hàng năm Công ty thường cửđại diện xuống tham quan, hướng dẫn họ về các sản phẩm của mình, đây cũng là cách
để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Công ty trên thị trường
Trang 24Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng
Bảng 2 - 4
Năm 2009 Năm 2010 2010/2009 So sánh Doanh
thu(1000đ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu(1000đ)
Tỷ trọng
1 Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn 1.903.150 26,71 1.545.650 19,97 -357.500 81,22
4 CH Cần Hường - 296D- Dương Tự Minh- Thái Nguyên 163.760 2,30 250.890 3,24 87.130 153,21
8 CH Kiều Báo-293-Tổ 5- Trần Phú - Hà Giang 43.830 0,62 78.560 1,02 34.730 179,24
10 CH Khương Tuấn 357 Hoàng Quốc Việt- Hà Nội 560.325 7,86 758.920 9,81 198.595 135,44
Trang 25Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng (tiếp)
Bảng 2 - 4
Doanh thu(1000đ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu(1000đ)
Tỷ trọng
19 CH Tuấn Hà - 551 Trần Nhân Tông - Nam Định 143.010 2,01 358.655 4,63 215.645 250,79
22
CH Tiến Ngân - số 10 Hoàng Văn Thụ - Thái
Trang 26Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng (tiếp)
Bảng 2 - 4
Doanh thu(1000đ)
Tỷ trọng (%)
Doanh thu(1000đ)
Tỷ trọng
50 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Đức Sơn 178.762 2,51 0,00 -178.762 0,00
Trang 27Năm 2010 tuy doanh thu từ một số đại lý có giảm đi do ảnh hưởng của sự biếnđộng giá cả thị trường và lượng hàng tồn năm trước, nhưng tổng doanh thu bán hàngcủa Công ty vẫn tăng lên, đây là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên trongCông ty.
2.2.2.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng
Theo số liệu thống kê từ phòng kinh doanh có doanh thu tiêu thụ theo mặt hàngtrong năm 2010 được thể hiện trong bảng 2-5
Từ bảng phân tích cho thấy doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng trong năm 2010của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh hầu hết đều tăng so với kế hoạch đặt ra, chỉ riêngmột số loại mặt hàng như vòi bếp, xả ống và xả giật giảm đi so với kế hoạch Trong đó,doanh thu tiêu thụ từ xả ống giảm 7.080 nghìn đồng tương ứng 15,082% so với kếhoạch và xả giật giảm 12.749 nghìn đồng tương ứng 24,298%
Trong các mặt hàng bán ra của công ty năm 2010 thì vòi sen-B1-603 là mặthàng được tiêu thụ nhiều nhất, với mức doanh thu tiêu thụ lên tới 1.996.144 nghìnđồng chiếm tỷ trọng 25,79% trong tổng doanh thu tiêu thụ và vượt 196.254 nghìn đồngtương ứng 10,904% so với kế hoạch đặt ra Đây là mặt hàng vẫn được tiêu thụ mạnhnhất từ trước đến nay, được thiết kế và sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiệnđại của Cộng hoà liên bang Đức áp dụng theo tiêu chuẩn EU-2000 và được kiểm tratheo tiêu chuẩn ISO2000
Bên cạnh vòi sen-B1-603 thì mặt hàng vòi sen-B3-603 cũng có doanh thu tiêuthụ rất lớn đạt 1.534.344 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 19,83% trong tổng doanh thu tiêuthụ, vượt 133.665 nghìn đồng tương ứng 9,543% so với kế hoạch đặt ra
Hầu hết các mặt hàng có doanh thu tiêu thụ lớn đều được sản xuất trên dâychuyền công nghệ cao, hiện đại, điều này cho thấy thị hiếu tiêu dùng của khách hàngngày càng cao
Trang 28Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng
Doanh thu (1000đ) Tỷ trọng (%)
Trang 29Tỷ trọng (%)
Doanh thu (1000đ)
Tỷ trọng (%)
Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng (tiếp)
Trang 30Tỷ trọng (%)
Doanh thu (1000đ)
Tỷ trọng (%)
Trang 312.2.2.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thời gian
Phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá tính ổn định theo thời gian trong kỳ phântích về việc tiêu thụ hàng hóa, từ đó giúp doanh nghiệp có được những căn cứ điềuchỉnh phương pháp cung ứng cho phù hợp với tiêu thụ, tránh được sự tồn kho hànghóa, gây ứ đọng vốn, tăng chi phí, giảm hệ số quay vòng của vốn đầu tư, dẫn đến lợinhuận giảm
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ theo thời gian, ta theo dõi bảng sau:
Bảng doanh thu tiêu thụ theo thời gian
Tỷ trọng (%) Doanh thu (1000đ) Tỷ trọng (%) +/- % I
Quý I 2.006.456 27,46 2.281.457 29,48 275.001 113,706 II
Quý II 1.614.692 22,10 1.779.143 22,99 164.451 110,185 III
Quý III 1.443.568 19,76 1.339.342 17,31 -104.227 92,780 IV
Trang 32đồng tương ứng 15,907% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 5,17% Doanh thu tháng 9giảm 49.558 nghìn đồng tương ứng 9,317% so với kế hoạch, tuy nhiên vẫn chiếm tỷtrọng 6,23% trong tổng doanh thu.
Các tháng có doanh thu tiêu thụ cao nhất là tháng 11 (842.485 nghìn đồng),tháng 12 (861.293 nghìn đồng) và tháng 1 (798.321 nghìn đồng), trong đó doanh thutiêu thụ tháng 12 chiếm tỷ trọng 11,13% trong tổng doanh thu tiêu thụ cả năm
Như vậy ta thấy hầu hết doanh thu tiêu thụ tăng cao vào các tháng đầu năm vàcuối năm, cho thấy vào thời điểm này mức tiêu thụ là lớn nhất Đặc biệt là các thángcuối năm, ở quý IV doanh thu tiêu thụ cả quý là 2.339.396 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng30,23% trong tổng doanh thu tiêu thụ cả năm Quý III có doanh thu tiêu thụ thấp nhất,giảm 104.227 nghìn đồng tương ứng 7,22% so với kế hoạch đặt ra
2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
2.3.1 Phân tích kết cấu TSCĐ
Tài sản cố định của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có nhiều loại khác nhau,mỗi loại lại có một vị trí khác nhau, trong quá trình sản xuất kinh doanh chúng thườngxuyên biến động về quy mô và kết cấu Để phân tích được kết cấu của TSCĐ và biếnđộng của TSCĐ ta dựa trên bảng số liệu sau:
Bảng phân tích kết cấu TSCĐ hữu hình năm 2010
Bảng 2 - 7
cuối năm/ đầu năm (%)
Nguyên giá (đ)
Tỷ trọng (%)
Nguyên giá (đ)
Tỷ trọng (%)
2 Nhà cửa, vật liệu kiến trúc 259.197.033 46,17 283.782.998 44,06 109
Trang 33Ở thời điểm đầu năm, tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc chiếm 46,17%, đến cuốinăm có giảm đi chút còn 44,06% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị củaTSCĐ Phương tiện vận tải ở thời điểm đầu năm là 28,89% đến cuối năm chiếm tỷ trọng
27,05% Tỷ trọng nhà củă vật kiến trúc và phương tiện vận tải cuối năm giảm đi so vớiđầu năm trong tổng giá trị TSCĐ là do cuối năm tỷ trọng máy móc thiết bị và dụng cụquản lý tăng lên
Ở cuối năm tỷ trọng máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý tăng mạnh, bên cạnh
đó thiết bị động lực đến cuối năm giảm mạnh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 2,68% trong tổnggiá trị TSCĐ
Ngoài ra Công ty còn mua thêm nhiều thiết bị tài sản phục vụ cho công tác quản
lý hành chính, Công tác an toàn bảo hộ lao động, các trang bị phục vụ đời sống côngnhân viên
Như vậy, xét một cách tổng quát thì năm 2010 Công ty đã có hướng đầu tư thêmmáy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ và vật kiến trúc Có thể nói đây là sựđầu tư đúng đắn để chuẩn bị cho công tác kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp
2.3.2 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ là đánh giá một cách khái quát trình độ
sử dụng TSCĐ và mức độ biến động của nó Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giáqua 2 chỉ tiêu tổng hợp là: Hệ số hiệu suất TSCĐ (Hhs) và hệ số huy động TSCĐ (Hhđ)
a Hệ số hiệu suất TSCĐ
Hệ số này cho biết trong một kỳ, một đơn vị giá trị TSCĐ (vốn cố định) đã thamgia vào sản xuất làm ra bao nhiêu sản phẩm hay bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (doanhthu)
- Chỉ tiêu giá trị:
Hhs = ; đ/đ (2-1)Trong đó: Hhs : Hệ số hiệu suất TSCĐ
G : Doanh thu thuần, đ
Vbq: Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ, đNguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ phân tích được xác định theo công thức:
Vbq =
2
Vck Vdk
(2-2)
Vdk: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ, đ
Vck: Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ, đNguyên giá bình quân TSCĐ của công ty năm 2009:
Trang 34Thay số vào công thức ta có bảng tổng hợp số liệu sau:
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hệ số huy động TSCĐ cũng tăng so với năm 2009, để tạo ra một đồng doanhthu thì doanh nghiệp cần huy động thêm 0,002 đồng TSCĐ
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy trong năm 2010 doanh nghiệp đã sử dụng TSCĐkhông tốt, một phần là do sự quản lý sử dụng TSCĐ chưa hợp lý gây lãng phí Vì vậytrong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh, tiết kiệm chi phí để sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất
2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ
Trang 35Các số liệu về tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị vệsinh được tập hợp trong bảng 2-9.
Qua bảng tổng hợp trên nhận thấy Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đã quan tâmđến việc bổ sung thêm TSCĐ nhất là nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị vàphương tiện vận tải nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 vànhững năm sau này Cụ thể tổng TSCĐ trong năm 2010 tăng 121.449.115 đồng trong
đó nhà cửa vật kiến trúc tăng 36.613.700 đồng chiếm 30,15% Phương tiện vận tải tăng25.523.600 đồng chiếm 21,02% trong tổng TSCĐ tăng Máy móc thiết bị cũng tăngmạnh chiếm tỷ trọng 29,20% trong tổng tài sản cố định tăng Tài sản cố định trong nămgiảm 38.673.104 đồng Trong đó thiết bị động lực giảm 18.108.834 đồng chiếm46,83%, nhà cửa vật kiến trúc giảm 12.027.735 đồng chiếm 31,10% trong tổng tài sản
Vt: Nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ
Vck: Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ
302 581 98
= 0,176Trong đó nguyên giá tài sản cố định tăng trong năm 2009 là 98.581.302 đồng
Trang 36Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2010
Bảng 2-9
TT Loại tài sản
Nguyên giá (đ)
Tỷ trọng (%)
Nguyên giá (đ)
Tỷ trọng (%)
Nguyên giá (đ)
Tỷ trọng (%)
Nguyên giá (đ)
Tỷ trọng (%)
Trang 37Như vậy hệ số đổi mới tài sản cố định của năm 2010 lớn hơn so với hệ số đổimới tài sản cố định năm 2009 Điều này thể hiện sự quan tâm vầ kế hoạch thay thế, đổimới máy móc thiết bị của Công ty rất chặt chẽ và có định hướng phát triển theo chiềusâu.
Vg: Nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ
Vdk: Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ
302 845 32
= 0,063Trong đó nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ năm 2009 là 32.845.302đồng
Như vậy, năm 2010 Công ty đã thanh lý, nhượng bán và luân chuyển TSCĐ khánhiều so với năm 2009 do đó hệ số sa thải TSCĐ của năm 2010 là 0,069 cao hơn hệ số
sa thải của năm 2009
2.3.4 Phân tích hao mòn TSCĐ
Tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh khi tham gia vào quá trìnhsản xuất sẽ bị giảm giá trị sử dụng và dẫn tới tài sản cố định không còn dùng được nữahoặc tài sản cố định có giá trị trao đổi thấp hơn giá trị ban đầu của nó Sự giảm dần giátrị đó gọi là hao mòn tài sản cố định Do đó việc phân tích tình trạng kỹ thuật cũngchính là phân tích mức độ hao mòn của chúng, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng củaTSCĐ so với nhu cầu sản xuất kinh doanh từ đó có các biện pháp tái sản xuất TSCĐ
Tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị được đánh giá thông qua hệ số hao mòncủa máy móc thiết bị như sau:
HHM: Hệ số hao mòn
Trang 38Vbd: Tổng giá trị ban đầu (đ)
- Hệ số hao mòn đầu kỳ:
Hđk
hm =
435 354 561
273 761 443
= 0,791
- Hệ số hao mòn cuối kỳ:
Hck
hm = 644460..130215..446110 = 0,714Qua kết quả tính toán cho thấy hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ lớn hơn hệ số haomòn TSCĐ cuối kỳ điều này chứng tỏ năm 2010 Công ty đã chú trọng đầu tư mua sắmthêm TSCĐ Tuy nhiên hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty cao chứng tỏ tình trạng máymóc thiết bị của Công ty đã già cỗi, năng lực của máy móc thiết bị đã tận dụng gần hếtvào hoạt động sản xuất kinh doanh Để dây chuyền sản xuất đảm bảo có tính đồng bộ
và liên tục, đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi tăng cao, trong những năm tới Công tycần phải quan tâm đến đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới
2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và nhạy cảm vì nó liên quan đến con người, do
đó việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế
và xã hội
2.4.1 Phân tích số lượng và cơ cấu lao động
Bảng phân tích số lượng và cơ cấu lao động của Công ty cổ phần thiết bị vệ sịnhđược thể hiện trong bảng 2-10
Từ bảng phân tích cho thấy, số công nhân viên trong Công ty năm 2010 đã tăng
4 người so với kế hoạch và với năm 2009 tương ứng tăng 8,33% Trong đó số nhânviên kinh tế đã tăng nên 2 người so với kế hoạch và cả thực tế năm 2009, tương ứngvới 14,29% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nhân viên toàn công ty (30,77%).Nhân viên bán hàng tăng 1 người so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 23,08% trong tổng
số nhân viên toàn Công ty Bộ phận kỹ thuật và hành chính cũng tăng lên một người sovới kế hoạch và năm 2009 Trong đó bộ phận hành chính chiếm 26,92% và bộ phận kỹthuật chiếm 15,38% trong tổng số nhân viên toàn Công ty năm 2010 Số lượng laođộng trong năm 2010 tăng lên như vậy là do nhu cầu của việc mở rộng thị trường
Trang 39TT Danh mục
TH2010/TH2009
So sánh TH/KH 2010 Số
lượng (người)
Kết cấu
TH Số lượng (người)
Kết cấu (%)
LĐ2010, LĐ2009 : số lượng lao động năm 2010 và năm 2009
DT2010, DT2009: Doanh thu năm 2010 và năm 2009
Thay số vào có:
LĐtk = 52– 48
000 917 124 7
788 336 739 7
= -1 (người)Như vậy, công ty đã thực hiện tiết kiệm tương đối lao động so với năm 2009 là
1 người
2.4.2 Phân tích chất lượng lao động
Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được thể hiện phần lớn ở trình độ
học vấn của họ như: trình độ chuyên môn, tuổi ngày, tuổi nghề, trình độ xã hội, giới
tính…Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp
Để phân tích chất lượng lao động ta sử dụng bảng số liệu 2-11
Trang 40nhân viên trong doanh nghiệp chỉ tăng 8,33% tương ứng với 4 người Lao động cótrình độ cao đẳng trở nên trong năm đều tăng, cụ thể: Số lao động có trình độ cao đẳngtăng 2 người tương ứng 40%, số lao động có trình độ đại học tăng 4 người tương ứng11,76% và số lao động trên đại học tăng 1 người so với năm 2009.
Số lao động ở trình độ trung cấp và lao động phổ thông thì có xu hướng giảm đi,trong đó lao động trình độ trung cấp giảm 2 người tương đương 40% so với năm 2009,
và giảm 1 người so với kế hoạch
Số lao động nữ trong năm 2010 chiếm 32 (tỷ trọng 62%) trong tổng số lao độngcủa toàn công ty
Bảng phân loại chất lượng lao động
2.4.3 Phân tích năng suất lao động