Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (TSNH)

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc (Trang 62 - 65)

h, Hệ số quay vòng của hàng tồn kho

2.6.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (TSNH)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn là yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhằm xác định nhu cầu về tài sản ngắn hạn phù hợp với tính chất và qui mô sản xuất kinh doanh.

Để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, các nhà kinh doanh thường dựa trên các chỉ tiêu sau:

;đ/đ (2-27)

Ý nghĩa của chỉ tiêu: Cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn luân chuyển trong kỳ đã tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

Sức sản xuất của tài

sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần TSNH bình quân

Sức sinh lời của TSNH = Lợi nhuận thuần ; đ/đ (2-28)

TSNH bình quân TSNH bình quân được tính bằng công thức:

TSNHbq = TSNH1/2 + TSNH2+ … + TSNH12 +.TSNH’1/2 ; đồng (2-29)

12 Trong đó:

TSNH1…TSNH12 là tài sản ngắn hạn bình quân của các tháng năm phân tích

TSNH’1 là tài sản ngắn hạn đầu tháng 1 năm sau

- Tuy nhiên do số liệu vốn thu thập từng tháng không đủ ta có thể sử dụng công thức sau để tính tài sản ngắn hạn bình quân:

;đồng (2-30) - Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong kỳ:

Kluân chuyển = Doanh thu thuần ;vòng (2-31) TSNH bq

Chỉ tiêu này cho biết tài sản ngắn hạn bình quân luân chuyển được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.

- Thời gian cho một vòng luân chuyển: Tluân chuyển =

Thời gian kỳ phân tích

;ngày (2-32) Số vòng quay của tài

sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho tài sản ngắn hạn luân chuyển được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.

- Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn (Hệ số huy động):

Kđảm nhiệm = TSNHbq ; đ/đ (2-33) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ta một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp

phải huy động bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn . K đảm nhiệm càng nhỏ thì càng tốt vì nó thể

hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

TSNHbq = TSNH đk + TSNH ck

2

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 So sánh +/- %

1 Tổng doanh thu Đồng 7.124.917.000 7.739.336.788 614.419.788 108,62

2 Lợi nhuận thuần Đồng 354.829.051 483.624.286 128.795.235 136,30

3 Tài sản ngắn hạn Đồng

Đầu năm Đồng 6.996.616.498 5.916.271.301 -1.080.345.197 84,56

Cuối năm Đồng 5.916.271.301 6.134.540.166 218.268.865 103,69

TSNH bình quân Đồng 6.456.443.900 6.025.405.734 -431.038.166 93,32

4 Sức sản xuất TSNH đ/đ 1,10 1,28 0,18 116,39

5 Sức sinh lời TSNH đ/đ 0,05 0,08 0,03 146,05

6 Số vòng LC TSNH vòng/năm 1,10 1,28 0,18 116,39

7 Thời gian của một vòng LC vòng/năm 330,76 284,17 -46,59 85,92

8 Hệ số đảm nhiệm TSNH đ/đ 0,91 0,78 -0,13 85,92

Qua bảng trên ta thấy trong năm 2010: Cứ 1 đồng TSNH bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 1,28 đồng doanh thu, năm 2009: 1 đồng TSNH bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 1,1 đồng doanh thu, tăng 0,18 đ/đ tương ứng 16,39%. Sức sản xuất tăng nên sức sinh lời tài sản ngắn hạn giảm, năm 2010 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn luân chuyển trong kỳ tạo ra 0.08 đồng lợi nhuận còn năm 2009 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn luân chuyển trong kỳ chỉ tạo ra 0.05 đồng lợi nhuận, giảm 0,03 đ/đ. Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2010 là 1,28 vòng/năm cao hơn năm 2009 là 0,18 vòng/năm, thời gian của một vòng luân chuyển TSNH năm 2010 là 284,17 ngày, ngắn hơn năm 2009: 46,59 ngày. Hệ số đảm nhiệm TSNH năm 2010 là 0,78 đ/đ giảm 0,13 đ/đ. Với kết quả trên chứng tỏ trong năm 2010 công ty đã sử dụng tài sản ngắn hạn tương đối tốt, điều đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang dần đi lên theo chiều hướng tốt.

- Lượng tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) TSNH trong năm 2010 so với năm và 2009: Áp dụng công thức :

Doanh thu thuần

TSNHtk = * (TLC2010 - TLC2009); đ (2-34)

Thời gian kỳ phân tích

(TLCPT , TLCG lần lượt là thời gian một vòng luân chuyển kỳ năm 2010 và năm 2009).

SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

TSNHtk = 7.739.336.788/365*(284,17 -330,76) = - 987.811.935 (đồng)

Như vậy, năm 2010 công ty đã tiết kiệm tương đối lượng vốn TSNH so với năm 2009 là 987.811.935 đồng.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w