1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang

65 1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KIINH DOANH

TRẦN THỊ THU THÚY

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 06 năm 2007

ĐẠI HỌC AN GIANG

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ THU THÚYLớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030212Người hướng dẫn : TH.S CAO MINH TOÀN

Long Xuyên, tháng 06 năm 2007

Trang 3

Trong suốt bốn năm Đại học, em hân hạnh được đào tạo và cung cấp về các kiến thức trong kinh tế, xã hội từ các thầy cô Quá trình học tập là một quá trình phải kết hợp được lý thuyết và thực tiễn nhằm nâng cao kiến thức, trao dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm Kết thúc khóa học, có bài báo cáo về khóa luận tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng kiến thức đã học ở giảng đường vào hoạt động kinh tế của môi trường kinh doanh thực tiễn.

Công ty Angimex đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Quý cơ quan và làm việc trực tiếp tại Trung tâm phát triển Công nghệ thông tin Angimex Trong quá trình thực tập em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình quý báu của:

Ban lãnh đạo Công ty Angimex

Lãnh đạo phòng tài chính – kế toán, phòng marketing Công ty Angimex.

Giám đốc Trung tâm NIIT Angimex, Ông Lê Văn Tân.

Chị Huỳnh Thị Mỹ Loan phụ trách kế toán-tài chính của Trung tâm.

Giảng viên Lâm Hồ Hải, Lâm Trường Huy của Trung tâm.

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa kinh tế - Trường ĐHAG, đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Cao Minh Toàn, đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Cuối cùng, em kính chúc Quý cơ quan và Qúy thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công việc của mình và thành công hơn nữa trong tương lai.

Chân thành cảm ơn !!.

Trần Thị Thu Thúy

Trong suốt bốn năm Đại học, em hân hạnh được đào tạo và cung cấp về các kiến thức trong kinh tế, xã hội từ các thầy cô Quá trình học tập là một quá trình phải kết hợp được lý thuyết và thực tiễn nhằm nâng cao kiến thức, trao dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm Kết thúc khóa học, có bài báo cáo về khóa luận tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng kiến thức đã học ở giảng đường vào hoạt động kinh tế của môi trường kinh doanh thực tiễn.

Công ty Angimex đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Quý cơ quan và làm việc trực tiếp tại Trung tâm phát triển Công nghệ thông tin Angimex Trong quá trình thực tập em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình quý báu của:

Ban lãnh đạo Công ty Angimex

Lãnh đạo phòng tài chính – kế toán, phòng marketing Công ty Angimex.

Giám đốc Trung tâm NIIT Angimex, Ông Lê Văn Tân.

Chị Huỳnh Thị Mỹ Loan phụ trách kế toán-tài chính của Trung tâm.

Giảng viên Lâm Hồ Hải, Lâm Trường Huy của Trung tâm.

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa kinh tế - Trường ĐHAG, đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Cao Minh Toàn, đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Cuối cùng, em kính chúc Quý cơ quan và Qúy thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công việc của mình và thành công hơn nữa trong tương lai.

Chân thành cảm ơn !!.

Trần Thị Thu Thúy

Trang 4

KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn : Th.S CAO MINH TOÀN

Trang 5

hoạt động thương mại trải qua hơn 25 năm dưới hình thức công ty nhà nước, hoạtđộng kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu lương thực Để mở rộng hoạt động, côngty chuyển sang công ty cổ phần theo qui định của luật doanh nghiệp, đồng thời đã đadạng hóa sang các lĩnh vực thương mại như cửa hàng thương mại, đại lý S-fone, đạilý honda, trung tâm phát triển Công nghệ thông tin NIIT Angimex Trung tâm NIITAngimex được thành lập vào ngày 24/07/2004, được nhượng quyền đào tạo từ Họcviện Số 1 Châu Á đào tạo CNTT – NIIT Ấn Độ mà đại diện là Đại học Hoa Sen.Hoạt động của trung tâm là đào tạo CNTT cho học viên với chương trình đào tạoMMS, cụ thể là giảng dạy các kỹ năng về công nghệ phần mềm và công nghệ mạng.Gần ba năm hoạt động, trung tâm NIIT Angimex đều bị lỗ Trong cơ cấu tổ chức củatrung tâm, có bộ phận marketing nhưng do thiếu nhân sự và nguồn tài chính chongân sách marketing cũng phụ thuộc vào công ty Angimex Cho nên, hoạt động vềcác chương trình marketing để chiêu sinh và nhằm làm tăng sự nhận biết của kháchhàng về trung tâm NIIT Angimex chưa đủ triển khai hiệu quả

Trung tâm NIIT Angimex đã đào tạo chương trình dài hạn, thu hút 150 họcviên đăng ký học trong 2,5 năm Đây là kết quả khiêm tốn so với qui mô đào tạo củatrung tâm Doanh số thấp, doanh thu không bù được chi phí cố định, hoạt động đàotạo chưa được nhiều người biết đến Tuy nhiên, với nhu cầu đào tạo và học tậpCNTT đang tăng cao trong xu hướng thời đại ngày nay Do đó, đây là cơ hội thịtrường để trung tâm tiến hành chiêu sinh, tăng cường các hoạt động marketing để thuhút ngày càng nhiều học viên.

Vì vậy, nhằm phát huy thương hiệu NIIT trên tỉnh nhà, trung tâm NIITAngimex cần phải lập kế hoạch marketing và đầu tư nguồn ngân sách marketing đểtriển khai hiệu quả các chương trình chiêu sinh, các chương trình marketing nhằmtăng sự nhận biết của khách hàng tại tỉnh An Giang đối với trung tâm NIIT Angimex,

Trang 6

Tóm tắt TrangMục lục

Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽDanh mục các chữ viết tắt

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.2 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Các khái niệm và định nghĩa về marketing 4

2.1.1 Các khái niệm về marketing 4

2.1.2 Khái niệm về marketing dịch vụ 4

2.1.3 Các định nghĩa về marketing 5

2.1.4 Định nghĩa về quản trị marketing 5

2.2 Ý nghĩa của lập kế hoạch marketing 5

2.3 Quy trình lập kế hoạch marketing 6

2.3.1 Tóm lược nội dung 6

2.3.2 Tôn chỉ hoạt động 6

2.3.3 Phân tích môi trường marketing bên ngòai 6

2.3.4 Phân tích tình hình và môi trường marketing trong nội bộ 6

Trang 7

3.1 Giới thiệu về NIIT Thế giới và NIIT Việt Nam 14

3.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Angimex 14

3.3 Quá trình hình thành và phát triển của TT NIIT Angimex 15

3.4 Cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17

3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17

3.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 18

3.5 Hoạt động marketing của TT NIIT Angimex vừa qua 19

CHƯƠNG 4 LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO TT NIIT ANGIMEX NĂM 2007 20

4.1 Tóm lược nội dung 20

4.2 Tôn chỉ hoạt động 20

4.3 Tình hình môi trường marketing bên ngoài 21

4.3.1 Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô 22

4.3.2 Thị trường sản phẩm/dịch vụ 24

4.3.3 Tình hình cạnh tranh 24

4.4 Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ 26

4.4.1 Kết quả kinh doanh 27

4.4.2 Phân tích những vấn đề chiến lược 27

4.4.3 Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing 30

4.4.4 Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 31

4.5 Phân tích SWOT 33

4.5.1 Phân tích các chiến lược 34

4.5.2 Lựa chọn chiến lược 34

4.6 Mục tiêu marketing 35

4.7 Chiến lược marketing 36

4.7.1 Chiến lược cạnh tranh 36

Trang 8

5.1 Kết luận 485.2 Kiến nghị 49

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Trang 9

Trang

Bảng 2.1: Ma trận SWOT 7

Bảng 4.1: Điểm mạnh – điểm yếu các TT đào tạo CNTT quan trọng 25

Bảng 4.2: Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIIT Angimex 29

Bảng 4.3: Bảng phân tích SWOT của TT NIIT Angimex 33

Bảng 4.4: Bảng học phí theo các Quarter chương trình đào tạo MMS trong 3 năm .42Bảng 4.5: Bảng học phí cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus 42

Bảng 4.6: Ngân sách marketing cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus 45

Bảng 4.7: Ngân sách marketing cho chương trình MMS 46

Bảng 4.8: Cơ sở đánh giá mục tiêu marketing 47

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 4.1: Doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận 3 năm của TT NIIT Angimex 27

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phương tiện mà học viên biết về NIIT khi đăng ký học 30

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ về trình độ của học viên trước khi vào học NIIT 31

DANH MỤC HÌNH VẼHình 2.1: Chu kỳ đời sống sản phẩm 8

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TT NIIT Angimex 17

Hình 4.1: Mô hình giảng dạy LACC 29

Hình 4.2: Hệ thống chương trình đào tạo MMS 40

Trang 10

Angimex: An Giang Import – Export CompanyCNTT: Công nghệ thông tin

ICC: Industry Collaboration Cell

IDC: Insulation Displacement Connector

LACC: Learning Architecture based on Collaboration ContructivismMMS: Master Mind Series

NIIT: National Institute of Information Technology TT: Trung tâm

UBND: Ủy ban nhân dân

VCCI: The Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu, CNTT ngày càng đóng vai trò quantrọng hơn trong việc tích hợp các nhu cầu toàn cầu hóa khác nhau đã dẫn đến sự nổilên của nhiều công nghệ đa dạng Do đó, đang có nhu cầu rất lớn về các chuyên giatrong từng lĩnh vực cụ thể như công nghệ phát triển phần mềm, công nghệ mạng, cơsở dữ liệu và bảo vệ hệ thống thông tin tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Hiện nay, ở Việt Nam, một trong các ngành đào tạo được quan tâm nhiều nhấtlà CNTT Các bậc phụ huynh có con em theo học các trường trung học phổ thôngbây giờ luôn có lựa chọn xem xét năng lực của chúng “có theo được ngành CNTThay không” Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT thường có việc làm khá,hưởng thu nhập vào mức 200USD/tháng ngay khi mới đi làm (1)

Mặt khác, nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nguồn nhân lực với trình độ kỹ thuậtcông nghệ phục vụ cho giai đoạn đang phát triển của đất nước Lĩnh vực giáo dụcđào tạo CNTT cần được truyền bá một cách rộng rãi để cung cấp kiến thức và kỹnăng công nghệ cho hàng triệu lao động trẻ Việt Nam ham học hỏi, năng động vànhạy bén với tình hình phát triển sôi động của đất nước Đồng thời, quan tâm đếntrình độ nhân sự không chỉ ở thành thị, ở các trường đại học lớn mà cần quan tâmđến các tỉnh, các nơi vùng sâu, để nâng cao trình độ từ thành thị đến nông thôn Kiếnthức và kỹ năng CNTT sẽ phát triển đồng bộ, nâng cao giá trị tinh thần, nâng caokinh nghiệm học tập và trình độ nhận thức Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăngphát triển kinh tế địa phương góp phần phát triển kinh tế đất nước

NIIT là một trong những tập đoàn CNTT lớn nhất tại Ấn Độ được thành lậpvào năm 1981, tại Việt Nam NIIT đã có mặt từ năm 2001 và đến nay đã xây dựng hệthống 25 trung tâm NIIT tại các tỉnh thành trên toàn quốc Ở An Giang, TT NIITAngimex được nhượng quyền đào tạo bởi Công ty Angimex Đây là lĩnh vực giáodục nhằm nâng cao trình độ nhân sự cho tỉnh An Giang và cũng thu hút nhân tài ởcác tỉnh lân cận để phát huy kiến thức và kỹ năng CNTT Tuy nhiên, qua các nămhoạt động, TT NIIT Angimex chưa được nhiều người biết đến về phương pháp đàotạo, về lợi ích được đào tạo từ trung tâm, lượng học viên chưa đáp ứng qui mô đàotạo của trung tâm Cho nên, việc “Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimexnăm 2007” là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu trên, đồng thời thu hút nhiều họcviên, tăng doanh số và lợi nhuận cho trung tâm.

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố quyết định thành công cùng với các cơhội thị trường để đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu của TT và các đe dọabên ngoài Từ đó, lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex của công tyAngimex một cách hiệu quả, mang lại thu nhập và lợi nhuận ngày càng tăng cho TT.

Trang 12

Bên cạnh đó, TT NIIT Angimex còn thương mại về việc thiết kế và lắp đặt hệthống phần mềm nhằm tăng lợi nhuận Nên kế hoạch marketing cũng với mục đíchthu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặt hàng với TT.

1.2.2.Phạm vi nghiên cứu

TT NIIT Angimex đào tạo hai chuyên ngành công nghệ phần mềm và côngnghệ mạng Việc lập kế hoạch marketing cho TT NIIT Angimex nhằm thu hút nguồnnhân lực để đào tạo thuộc hai chuyên ngành trên.

Kế hoạch marketing của TT NIIT Angimex được xem xét và áp dụng trongphạm vi ngắn hạn trong 3 quí cuối của năm 2007 và định hướng cho năm 2008

1.3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu

1.3.1.Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu bằng cách thu thập các dữ liệu sơ cấp và các dữ liệu thứ cấp Đồngthời sử dụng ma trận SWOT để phân tích các dữ liệu thu thập được.

Dữ liệu sơ cấp thu thập bằng cách đến trực tiếp TT NIIT Angimex trong suốtkhoảng thời gian đi thực tập, đi ít nhất 2 ngày/tuần Quan sát và trao đổi với Giámđốc của TT, trao đổi với tổ trưởng của tổ quản lý – hành chánh, tổ trưởng của tổ kinhdoanh – marketing, tổ trưởng của tổ giảng viên.

Dữ liệu thứ cấp thu thập thông qua báo tuổi trẻ, các sách giảng dạy về chuyênngành marketing, truy cập internet, lọc các thông tin và số liệu từ các báo cáo vàotừng giai đoạn phát triển của công ty Angimex và của TT NIIT Angimex.

Phương pháp xử lý số liệu:

Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý theo các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh tổng hợp: Tổng hợp và so sánh các số liệu kinh doanhqua từng năm nhằm đánh giá thực trạng của TT So sánh kết quả hoạt động của TTvới các TT khác hoặc các trường cùng ngành đào tạo CNTT Từ đó, xác định được vịthế của TT trong ngành.

Phương pháp thống kê biểu bảng: Qua biểu bảng sẽ dễ dàng nhận thấy đượcxu hướng phát triển của TT nhằm tổng hợp phân tích tìm hiểu được điểm mạnh, điểmyếu của TT trong thời kỳ hoạt động.

Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Sử dụng ma trận SWOT để xử lýcác dữ liệu thu thập được bằng cách phân tích dữ liệu Từ đó đưa ra các điểm mạnhđể tận dụng tốt các cơ hội của thị trường, tìm cách khắc phục các điểm yếu để hạnchế các đe dọa bên ngoài mang lại.

1.3.2.Nội dung nghiên cứu

Lập kế hoạch marketing cho TT NIIT Angimex của công ty Angimex trongnăm 2007 được nghiên cứu cụ thể qua các nội dung của từng chương sau:

Chương 1 Mở đầu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

Chương 3 Giới thiệu về TT NIIT Angimex

Chương 4 Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex trong năm 2007

Trang 13

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, các ngành nghề lĩnh vực kinh doanhcủa Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng thì cường độ cạnh tranh để đápứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cũng làm cho lợi nhuận trong dịchvụ thương mại càng tăng Để phục vụ và thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng thì bảnthân các doanh nghiệp phải có lợi thế về ích lợi đem đến cho khách hàng Và đểkhách hàng có thể biết đến các lợi ích tốt đó thì cần phải có kế hoạch quảng bá, giớithiệu về mình cho khách hàng biết đến, tin tưởng đến sản phẩm – dịch vụ của mình.

Lập kế hoạch marketing là một phương pháp hữu hiệu để đưa TT NIITAngimex ngày càng gần gũi và thân thiện đến khách hàng bằng các sản phẩm – dịchvụ ích lợi của TT Giới thiệu đến khách hàng, thu hút khách hàng bằng các ích lợicủa chính khách hàng.

Không chỉ vậy, kế hoạch marketing sẽ là bước đi cho lợi thế cạnh tranh của TTtrong lĩnh vực giáo dục và thương mại, tăng lợi nhuận bằng phương pháp giảng dạytốt, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng làm tăng uy tín và thương hiệu cho TT NIITAngimex.

Riêng về bản thân tôi, nghiên cứu đề tài là cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với bốicảnh kinh doanh thực tế tại TT và nhận biết được các đặc điểm, tình hình của thịtrường chung, đặc biệt là thị trường CNTT Đồng thời, vận dụng các kiến thức đượchọc ở giảng đường vào môi trường kinh tế thực tiễn Góp phần nâng cao kiến thức đãhọc và kinh nghiệm thực tập, kỹ năng làm việc tại một đơn vị kinh doanh cụ thểtrong nền kinh tế thị trường bấy giờ.

Trang 14

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm và định nghĩa về marketing

2.1.1.Các khái niệm về marketing

Marketing truyền thống: bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quanđến việc hướng dòng sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) từ nhà sản xuất đến người tiêuthụ một cách tối ưu

Marketing hiện đại : là hoạt động của con người nhằm hướng dẫn việc thỏamãn các nhu cầu, mong muốn thông qua quá trình trao đổi hàng hoá Như vậy, tưtưởng chủ đạo của marketing là khám phá nhu cầu của khách hàng để cung ứng hànghóa phù hợp, chỉ bán cái gì khách hàng cần chứ không phải bán cái gì mà nhà sảnxuất kinh doanh có sẵn.

Marketing hỗn hợp: Marketing hỗn hợp là sự phối hợp hoạt động của nhữngthành phần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trườngtrong một khoảng thời gian ngắn Đây chính là biểu hiện của doanh nghiệp trong việcvận dụng 4 chiến lược marketing trong từng giai đoạn cụ thể của thị trường Bốnchiến lược đó là : sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị.

Sản phẩm: Doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt theonhu cầu thị trường Sản phẩm/dịch vụ phải hấp dẫn thu hút khách hàng và đáp ứngđược nhiều mong muốn, ích lợi của khách hàng.

Giá cả: Khi xây dựng giá cả cho sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp phảilinh hoạt tính toán để vừa mang lại lợi nhuận cho mình, vừa hợp với khả năng chi trảcho sự thỏa mãn của khách hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Phân phối: Tổ chức hệ thống phân phối, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu họcviên và các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Long Xuyênmột cách linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện cho kháchhàng.

Chiêu thị: Tổ chức quảng cáo, thông tin, các họat động khuyến mãi vàtạo uy tín cho sản phẩm/dịch vụ để lôi kéo, thu hút được nhiều học viên và các đơnđặt hàng.

2.1.2.Khái niệm về marketing dịch vụ

Dịch vụ được hiểu là rất nhiều loại hình hoạt động và nghiệp vụ thương mạikhác nhau Philip Kotler định nghĩa về dịch vụ “Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi íchmà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và khôngdẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thểkhông liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó” (2)

Dịch vụ có 4 đặc điểm cần được chú ý đến khi xây dựng chương trìnhmarketing

2() Marketing căn bản (trang 361), Ts Phan Thăng, Ts Phan Đinh Quyền, NXB Thống Kê, năm 2000.

Trang 15

1 Tính không sờ thấy được: Các dịch vụ đều không sờ thấy được, không thể

nhìn thấy, thử mùi vị, nghe hay ngửi chúng trước khi có được chúng Để củng cốlòng tin của khách hàng, người cung ứng dịch vụ có thể thi hành những biện pháp cụthể như: tăng tính sờ thấy được của hàng hóa, làm khách hàng chú ý đến những lợiích có liên quan đến dịch vụ đó, tên gọi của dịch vụ làm mức độ tin tưỡng cho kháchhàng, mời người nổi tiếng tham gia tuyên truyền dịch vụ để tăng độ tin cậy.

2 Tính không tách rời khỏi nguồn gốc: Dịch vụ không thể tách rời nguồn gốc

của nó dù cho đó là người hay máy móc, trong khi hàng hóa vật chất vẫn tồn tạikhông phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của nó.

3 Tính không ổn định về chất lượng: Chất lượng dịch vụ dao động trong một

khoảng rất rộng tùy thuộc vào người cung ứng và tùy thuộc vào thời gian và địa điểmcung ứng.

4 Tính không lưu giữ được: Sử dụng dịch vụ không thể lưu giữ được, chỉ có

thể lưu giữ cái nhận được thông qua cảm giác, nhận định của khách hàng về chấtlượng về sự thỏa mãn theo yêu cầu của khách hàng.

2.1.3.Định nghĩa về marketing

Marketing là hoạt động tiếp thị hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốncủa con người thông qua tiến trình trao đổi Trong tiến trình đó, người bán phải tìmra người mua, phải định rõ nhu cầu, ước muốn của khách hàng, phải tạo ra sản phẩmcần thiết, định giá, phân phối, vận chuyển, quảng cáo và bán hàng (3)

2.1.4.Định nghĩa về quản trị marketing

Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thihành những biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợivới những người mua đã được lựa chọn để đạt được những nhiệm vụ xác định củadoanh nghiệp như thu lợi nhuận, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, mở rộng thị trườngvv…(4)

2.2 Ý nghĩa của lập kế hoạch marketing

Lập kế hoạch marketing nhằm các mục tiêu sau:

Tối đa hóa tiêu dùng: Marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu thụtối đa Do đó, đẩy mạnh hoạt động thương mại sản phẩm/dịch vụ đào tạo của TT, tạonhiều công ăn việc làm và sự thịnh vượng tối đa.

Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu thụ: Mục đích của hệ thốngmarketing là làm cho người tiêu thụ thỏa mãn tối đa (chất lượng) chứ không phải bảnthân sự tiêu thụ (số lượng).

Tối đa hóa sự chọn lựa: Marketing làm cho sản phẩm/dịch vụ đa dạng và tốiđa hóa sự chọn lựa của khách hàng, giúp cho họ tìm được cái làm thỏa mãn cao nhấtsở thích của họ.

Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống là đòi hỏi của conngười hiện đại sống trong nền kinh tế xã hội hoàn hảo Đây là mục tiêu cao nhất của

3() Quản trị tiếp thị (trang 1,2), Ts Lưu Thanh Đức Hải, NXB Giáo dục, năm 2007.

Trang 16

marketing làm tăng chất lượng cuộc sống: chất lượng hàng hóa và dịch vụ, chấtlượng môi trường sống, khung cảnh văn hóa, thẩm mỹ, danh tiếng,….(5)

2.3 Quy trình lập kế hoạch marketing

Lập kế hoạch marketing được tiến hành trình tự theo các bước sau:

2.3.1.Tóm lược nội dung

Tóm lược những vấn đề chính, những chiến lược và những giải pháp chính củakế hoạch marketing nhằm khái quát được toàn diện và cốt lõi của kế hoạchmarketing.

2.3.2.Tôn chỉ hoạt động

Nêu lên tôn chỉ hoạt động của công ty Angimex, của TT NIIT Angimex và củakế hoạch marketing đang đề ra.

2.3.3.Phân tích môi trường marketing bên ngòai

Phân tích các thông tin bên ngoài có ảnh hưởng đến TT NIIT Angimex Từ đó,xác định các cơ hội có lợi cho kế hoạch marketing và nhận dạng các mối đe dọa gặpphải để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Phân tích chiến lược marketing hiện tại để nhận dạng và đánh giá các đặc điểmcủa thị trường Từ đó, có kế hoạch marketing phù hợp với xu hướng phát triển hiệntại và tương lai của nhu cầu thị trường.

2.3.4.Phân tích tình hình và môi trường marketing trong nội bộ

Thống kê lại các dữ liệu của TT NIIT Angimex để đi sâu phân tích về kết quảhoạt động kinh doanh, tình hình nhân sự, các kế hoạch marketing đã đề ra, Qua đóbiết được các điểm mạnh và điểm yếu của TT để tận dụng được cơ hội thị trường,đồng thời có biện pháp hạn chế các đe dọa của thị trường ảnh hưởng đến TT.

2.3.5.Phân tích SWOT

Ma trận SWOT cho phép ta đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của TT và ướclượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài, từ đó có sự phốihợp hợp lý giữa khả năng của TT với tình hình môi trường bên ngòai.

Sau đây là các khái niệm hình thành ma trận SWOT:

S = Strengths = Điểm mạnh: Là những gì mà doanh nghiệp làm tốt hơn đối

thủ, hoặc TT có mà đối thủ không có (còn gọi là năng lực vượt trội).

W = Weaknesses = Điểm yếu: Là những gì mà doanh nghiệp làm kém hơn so

với đối thủ, hoặc đối thủ có mà doanh nghiệp không có.

O = Opportunities = Cơ hội: Là những sự kiện do môi trường bên ngoài mang

tới có lợi cho doanh nghiệp.

T = Threatens = Đe dọa: Là những sự kiện do môi trường bên ngoài mang tới

có thể đem tới bất lợi cho doanh nghiệp (có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại/ khả năngsinh lời/vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp).

Tác dụng của ma trận SWOT giúp ta phát triển bốn loại chiến lược sau:

5() Quản trị tiếp thị, Ts Lưu Thanh Đức Hải, NXB Giáo dục, năm 2007.

Trang 17

Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trongcủa doanh nghiệp để khai thác các cơ hội hấp dẫn bên ngoài.

Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Cải thiện những điểm yếu bên trongđể khai thác các cơ hội bên ngoài.

Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): Sử dụng các điểm mạnh để tránhkhỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.

Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): Sử dụng các điểm mạnh để tránhkhỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

Theo Fred R David, để xây dựng ma trận SWOT, trải qua 8 bước sau:Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài doanh nghiệp.

Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trong bên ngoài doanh nghiệp.Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp.

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong doanh nghiệp.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược S+O.Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược W+O.Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược S+T.Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược W+T.

Mô hình ma trận SWOT

Bảng 2.1: Ma trận SWOT.

Môi trườngngoại viYếu tố

nội bộ

Cơ hội (O)

Đe dọa (T)

Điểm mạnh (S)

Sử dụng điểm mạnh để tậndụng cơ hội.

Sử dụng điểm mạnh đểhạn chế/né tránh đe dọa.

Điểm yếu (W)

Khai thác cơ hội để lấpchỗ yếu kém.

Khắc phục điểm yếu để tậndụng được cơ hội.

Khắc phục điểm yếu đểgiảm bớt nguy cơ.

Trang 18

Tuy nhiên, SWOT chỉ đưa ra những phương án chiến lược khả thi chứ khôngphải là kỹ thuật lựa chọn chiến lược cuối cùng SWOT không giúp quyết định chiếnlược nào tốt nhất mà đó là nhiệm vụ của các công cụ khác Và trong các phương ánchiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ nên chọn một số chiến lược tốt nhấtđể thực hiện.

Phân tích và lựa chọn chiến lược

(1) Một số khái niệm về các chiến lược

Chiến lược thâm nhập thị trường: Là nhằm làm tăng thị phần cho các sảnphẩm/dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có bằng nỗ lực marketing lớn hơn.

Chiến lược phát triển thị trường: Là việc đưa sản phẩm/dịch vụ hiện cócủa doanh nghiệp sang bán ở một thị trường mới

Chiến lược kết hợp hàng dọc: Là doanh nghiệp tự đảm bảo cả khâu cungcấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm/dịch vụ Mục đích là để củng cố và bảođảm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chiến lược kết hợp hàng ngang: Là doanh nghiệp kiểm soát đối thủ cạnhtranh bằng cách mua lại hoặc hợp nhất.

(2) Dựa vào đặc trưng của vòng đời sản phẩm để lựa chọn chiến lượcTrong marketing nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm/dịch vụ giúp chocác nhà kinh doanh hoạch định các chính sách tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ đúng đắn.Bên cạnh đó, việc nhận dạng được chu kỳ sống của sản phẩm giúp cho việc tiến hànhcác hoạt động marketing ở các chu kỳ sống một cách phù hợp, giúp cho việc dự báokinh doanh được thuận lợi và có cơ sở được thuyết phục

Hình 2.1: Chu kỳ đời sống sản phẩm (6)

Doanh thuLợi nhuận

Thời gianLợi nhuận

Doanh thu

Trang 19

Đặc tính của từng giai đoạn

Giai đoạn giới thiệu: Khách hàng chưa biết nhiều đến sản phẩm/dịch vụ, doanhthu tăng chậm, lợi nhuận thấp và là số âm Sản phẩm/dịch vụ còn mới cần nhiều chiphí để nghiên cứu thị trường, hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ.

Giai đoạn phát triển: Sản phẩm/dịch vụ được nhiều người biết đến, doanh thutăng mạnh và lợi nhuận khá Chi phí và giá thành giảm, thuận lợi để tấn công vào thịtrường mới nhằm tăng thị phần Bên cạnh đó, cần đầu tư chi phí nghiên cứu, cảitiến,

Giai đoạn trưởng thành: Đây là thời kỳ bảo hòa của sản phẩm/dịch vụ, doanhthu tăng chậm, lợi nhuận giảm dần, cạnh tranh cũng gay gắt để giữ thị phần.

Giai đoạn suy thoái: Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, nếu không có biệnpháp tích cực dễ dẫn đến phá sản.

2.3.6.Mục tiêu marketing

Lập kế hoạch marketing cần nêu lên các mục tiêu marketing như: doanh số, lợinhuận, thương hiệu, thị phần, Tuy nhiên, các mục tiêu này phải thống nhất và phảiđược định hướng từ các mục tiêu của chiến lược chung Trong kế hoạch marketingcó nhiều mục tiêu, các mục tiêu này phải được sắp xếp theo thứ tự hợp lý và đượcthiết đặt một cách cụ thể, rõ ràng và đo lường, kiểm tra được.

2.3.7.Chiến lược marketing

Đề ra các chiến lược marketing để thực hiện các mục tiêu đã đề ra Các chiếnlược đó là: Chiến lược cạnh tranh, chiến lược định vị và chiến lược marketing hỗnhợp.

Chiến lược cạnh tranh

Trong những chiến lược chung của doanh nghiệp, cần đề ra chiến lược cạnhtranh cụ thể cho từng sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho phù hợp với chiến lượcchung đó Chiến lược cạnh tranh với các hình thức cạnh tranh như sau:

Cạnh tranh nhờ giá thấp hay nhờ sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ, con người,hình ảnh của doanh nghiệp.

Cạnh tranh trong phạm vi rộng (nhiều phân khúc khách hàng khác nhau) haytrong phạm vi hẹp (chỉ một phân khúc nhỏ).

Cạnh tranh theo kiểu đối đầu trực tiếp với đối thủ, hay bắt chước họ, hay tìmcách né tránh họ, tạo dựng một phân khúc riêng.

Chiến lược định vị

Định vị sản phẩm/dịch vụ bằng cách tạo ra các thuộc tính khác biệt để thu hútkhách hàng và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Xây dựng chiến lượcđịnh vị sản phẩm/dịch vụ cần xem xét các tiêu chuẩn đối với các điểm khác biệt sau:

 Quan trọng: điểm khác biệt khi định vị mang lại lợi ích có giá trị lớn chomột số khá đông người mua.

 Đặc biệt: chưa có ai định vị theo cách đó.

 Tốt hơn: điểm khác biệt đó là tốt hơn, nổi bật hơn so với những cách khác.

Trang 20

 Dễ truyền đạt: người mua dễ cảm nhận điểm khác biệt này vì nó tác độngtrực tiếp, đập vào mắt người mua.

 Đi trước: điểm khác biệt đó không dễ gì bị đối thủ sao chép lại. Vừa túi tiền: người mua có khả năng chi trả cho điểm khác biệt đó. Có lời cho doanh nghiệp.

Chiến lược marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp (marketing – mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thànhphần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗidoanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.Thành phần của Marketing hỗn hợp (4P):

Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốnđược chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêudùng, sản phẩm là những vật thể, những hàng hóa hữu hình hay dịch vụ, ý tưởng…

Phần sản phẩm tiềm năng: Thể hiện sự nỗ lực, hứa hẹn các nhà sản xuấttrong việc phấn đấu bổ sung thêm các tiện ích của sản phẩm trong tương lai.

Các chiến lược của sản phẩm:

Chiến lược thâm nhập thị trường: các nỗ lực tiếp thị nhằm tăng doanh số thu

được của sản phẩm/dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có.

Chiến lược phát triển thị trường: các nổ lực tiếp thị hướng đến việc mở rộng

hệ thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm/dịch vụ hiện có trênthị trường mới.

Chiến lược phát triển sản phẩm/dịch vụ: các nỗ lực tiếp thị nhằm tạo ra sản

phẩm/dịch vụ mới hoặc sản phẩm/dịch vụ cũ có thêm chức năng mới và đáp ứng trênvùng thị trường hiện có.

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ: các nỗ lực tiếp thị nhằm tạo ra sản

phẩm/dịch vụ mới và thị trường mới.

Giá cả là số tiền mà nhà sản xuất đặt cho hàng hóa bao gồm cả các khoản giảm giá hoặc bất cứ hình thức bán chịu nào đối với khách hàng

Các chiến lược giá cả:

Chiến lược giá hớt ván sữa:

Trang 21

Ðây là chính sách định giá cao, giúp nhà cung ứng sản phẩm/dịch vụ đạtmức lời cao trong một thời hạn nhất định, định giá hớt ván sữa là cách định giá caotrong thời gian đầu, sau đó hạ giá để thu hút thị phần mới

Ðiều kiện để áp dụng phương pháp này là: đường cầu không co giãn theogiá, không có nguy cơ giá cao sẽ kích thích những đối thủ cạnh tranh nhảy vào thịtrường, sản phẩm/dịch vụ phải độc đáo mới lạ, định giá cao gây ấn tượng sảnphẩm/dịch vụ có chất lượng

Chiến lược giá thâm nhập thị trường:

Ðây là cách định giá sản phẩm/dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thịtrường thế giới nhằm để mở rộng thị phần Công ty sẽ thu lợi nhuận qua việc chiếmưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định, người ta có thể xác địnhgiá thấp hơn chi phí

Tuy nhiên phải chú ý đến điều kiện áp dụng phương pháp định giá thấp là:  Chi phí sản xuất và phân phối cho mỗi đơn vị sản phẩm/dịch vụ sẽ giảmxuống khi số lượng sử dụng sản phẩm/dịch vụ tăng

 Thị trường phải nhạy bén với giá cả

 Việc hạ giá phải làm nản lòng đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải cónguồn tài chính đủ mạnh

 Sau này rất khó tăng giá trở lại vì khách hàng đã quen với giá thấp

Chiến lược giá theo giá hiện hành:

Chiến lược giá hiện hành là cách định giá làm cho giá sản phẩm/dịch vụ sátmức giá phổ biến trên thị trường để xác định mức giá đưa ra cao hơn, bằng hoặc thấphơn

Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá thị trường thế giới Nhượcđiểm của nó là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới thìchưa có giá của sản phẩm/dịch vụ tương đương để so sánh

Chiến lược phân phối là quá trình tổ chức các hoạt động liên quan đến việcđiều hành và phương pháp cung cấp (vận chuyển) sản phẩm/dịch vụ của doanhnghiệp đến khách hàng nhằm tiêu thụ được nhanh, nhiều với chi phí thấp nhất.

Kênh phân phối là một tập hợp vào quá trình lưu chuyển sản phẩm/dịch vụ từdoanh nghiệp đến khách hàng Có hai dạng kênh phân phối là:

+ Kênh phân phối trực tiếp: được áp dụng khi nhà cung ứng sản phẩm/dịchvụ có quy mô lớn, thông thạo nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, thiết lập nhiều mốiquan hệ với nước ngoài, các Thành phố, tỉnh.

+ Kênh phân phối qua trung gian: thực hiện chiến lược phân phối trunggian các nhà cung ứng sản phẩm/dịch vụ sử dụng các hình thức sau: Thực hiện mởchi nhánh theo hình thức nhượng quyền đào tạo, hoặc thông qua chi nhánh đáp ứngcác sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Trang 22

Chiến lược chiêu thị

Chiêu thị là việc quảng cáo, tuyên truyền và thu hút khách mua hàng Chiêuthị là hành động thông báo, thuyết phục khách hàng nhớ đến và mua sản phẩm củadoanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng truyền thôngnhư là một phương tiện để tác động đến người tiêu dùng Chiêu thị thường dựa trênnhững yếu tố sau:

 Quảng cáo:

Là cách cung cấp thông tin cho khách hàng và làm cho họ muốn muahàng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể đưa các thông tin quảng cáo lên báochí, đài phát thanh, áp phích, tờ rơi, biển hiệu, bảng giá và danh thiếp là các hìnhthức quảng cáo khác nhau cho doanh nghiệp và hàng hoá của doanh nghiệp.

 Kích thích tiêu thụ:

Loại hình này rất dễ tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.Tuy nhiên không quá lạm dụng dễ gây thành “dịch khuyến mãi” và có khi làm giảmdoanh số sau đợt khuyến mãi.

Giáo dục đào tạo là lĩnh vực được định hướng về mặt đào tạo con ngườilà sản phẩm chính Vì vậy, mối quan hệ xã hội sẽ tạo điều kiện để làm cho người họcthấy được lợi ích về kiến thức giáo dục, kiến thức nghề nghiệp cần thiết trong sự pháttriển của nền kinh tế bấy giờ.

Các chiến lược trong chiêu thị:

Chiến lược kéo: quảng cáo và giới thiệu nhiều về sản phẩm/dịch vụ, tạo cho

khách hàng có nhu cầu và muốn mua sản phẩm trước khi sản phẩm được đưa ra thịtrường

Chiến lược đẩy: sản phẩm/dịch vụ được phân phối đến tận khách hàng, mặc

dù khách hàng chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm/dịch vụ.

Việc chọn chiến lược đẩy hay chiến lược kéo hoặc kết hợp cả hai tùy thuộc vàođiều kiện của thị trường, sản phẩm/dịch vụ và khả năng của TT

2.3.8.Tổ chức và thực hiện

Các hoạt động marketing sẽ được tổng hợp vào thành một bảng để có một bứctranh tổng thể bao gồm các bước thực hiện như thế nào? Các hoạt động cụ thể nào?Trong khoảng thời gian nào? Ai là người chịu trách nhiệm? Cần có những nguồn lựcnào? Các bước này phải được cụ thể, chi tiết để TT nắm rõ thực hiện.

Trang 23

Bên cạnh đó cần phải liệt kê toàn bộ ngân sách và dự kiến phân bổ ngân sáchtheo tỷ lệ cho từng hoạt động marketing Tỷ lệ phân bổ dựa vào kế hoạch đã xâydựng cho phần đã tổ chức thực hiện ở trên.

2.3.9.Đánh giá kết quả kế hoạch marketing

Dựa vào kết quả dự kiến đạt được trong tổng ngân sách và dựa trên cơ sở triểnvọng thực tại của TT NIIT Angimex để đánh giá kết quả hoạt động marketing.

Trang 24

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ TT NIIT ANGIMEX

3.1 Giới thiệu về NIIT Thế giới và NIIT Việt Nam

Học viện Quốc tế đào tạo CNTT – NIIT được thành lập vào năm 1981 tạiBombay Ấn Độ, là Học viện đào tạo chuyên nghiệp đầu tiên của Ấn Độ và đến nayNIIT trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo vàcung cấp các giải pháp CNTT NIIT Ấn Độ đã có mặt tại 44 quốc gia, cung cấp cácgiải pháp đào tạo, phần mềm và giải pháp tri thức cho các tổ chức, các tập đoàn đaquốc gia: Worldbank, Citigroup, British Airways, Ford Motors, IBM, Microsoft,…

Sau 25 năm hoạt động, NIIT đã và đang đào tạo hơn 3,5 triệu học viên trêntoàn cầu và họ đang làm việc cho các tập đoàn hàng đầu thế giới: Sun Microsystems,Merryll Lunch, Hewlett Packard, Microsoft, IBM, Citibank,

Tại Châu Á, NIIT là Học viện đầu tiên và duy nhất trong 5 năm liên tiếp đượcIDC xếp hạng “Một trong 20 học viên Đào tạo CNTT hàng đầu thế giới” (2001-2004) NIIT cũng được đưa vào danh sách “500 Superbrands” (Nhãn hiệu mạnh) dohội đồng Superbrands bình chọn từ năm 2003.

Tại Việt Nam, sau hơn 4 năm phát triển, Học viện NIIT đã xây dựng hệ thống24 trung tâm NIIT tại các tỉnh thành trên toàn quốc Song song đó, NIIT đã và đangđào tạo hơn 4.000 sinh viên tại Việt Nam với hơn 90% sinh viên NIIT có việc làmngay sau khi tốt nghiệp & hiện đang làm việc cho các công ty hàng đầu Việt Nam:Paragon Solutions, TMA Solutions, Global CyberSoft, FPT, Fujitsu, Netika Vietnam,ACB, Sacombank,…

Đặc điểm nổi bật của NIIT

Các môn học thực tế, theo sát diễn biến phát triển của ngành công nghiệpIT.

Chuẩn bị cho sinh viên thi lấy các chứng nhận quốc tế của Microsoft, SunMicrosystems,….

Chọn chuyên ngành theo hướng công nghệ phần mềm và công nghệ mạng.Học thế tín chỉ.

Phương pháp học tập độc đáo đảm bảo việc học hiệu quả và mức độ nhớcao.

Học kết hợp thông qua hướng dẫn của giảng viên, học tại lớp và học quamạng.

Các dịch vụ trên mạng bao gồm hỗ trợ 24/24, trực tuyến.

Khả năng học lên cao tại các trường đại học có liên thông ở Việt Nam vànước ngòai.

3.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Angimex

Năm 1976, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 76 do chủ tịch Trần Tấn Thời ký, thành lập “Công ty Ngoại Thương An Giang”, tiền

Trang 25

73/QĐ-thân của Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh An Giang ngày nay, với tên giao dịch là côngty Angimex.

Số vốn ban đầu của công ty chỉ có 5.000 đồng tương đương 10 lượng vàng lúcbấy giờ.

Toàn bộ nhân sự của Công ty gồm có 40 người, trong đó có 14 đảng viên Hầuhết cán bộ của công ty đều chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kinh tế, nhiềungười là cán bộ quân đội chuyển ngành sang.

Đến nay, trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đã có một đội ngũ cán bộ, côngnhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, tạo dựng nên những cơ sở vật chất kỹthuật có giá trị cao, tạo lòng tin cho khách hàng, thể hiện qua uy tín của công ty trênthương trường trong nước và ngoài nước ngày càng được vươn xa.

Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty là hoạt động xuất nhập khẩu lươngthực, trên nền tảng nông nghiệp tăng trưởng của Tỉnh nhà Công ty đầu tư vào cácvùng sản xuất chuyên canh để đảm bảo sự ổn định nguồn nguyên liệu, đồng thời kíchthích sản xuất tăng thu nhập cho người dân Thể hiện mối quan hệ cộng đồng, vì lợiích công ty đi cùng với lợi ích xã hội.

Không chỉ vậy, trước bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, nắm bắt các lĩnh vựckinh tế thương mại phát triển Công ty Angimex đã đa dạng hóa kinh doanh các mặthàng như: Điện thoại di động S-fone, đại lý xe Honda, cửa hàng thương mại, TT pháttriển công nghệ thông tin NIIT được nhượng quyền đào tạo của Ấn Độ,

Ban giám đốc công ty nhìn nhận về tầm quan trọng của CNTT, về kiến thức,kỹ năng và các lĩnh vực kinh doanh thương mại hiện nay, rất cần về nguồn nhân sựcó hiểu biết từ thấp đến cao về trình độ CNTT Vì vậy, công ty Angimex đã mạnhdạn ký nhượng quyền với Học viện Ấn Độ đào tạo về CNTT hàng đầu Châu Á,nhằm nâng cao trình độ nhân sự Tỉnh nhà và đáp ứng nhu cầu học tập của lượng lớnlao động trẻ hiện nay.

3.3 Quá trình hình thành và phát triển của TT NIIT Angimex

TT NIIT Angimex là TT pháttriển công nghệ thông tin được thànhlập theo Quyết định 01/QĐ.XNK ngày01/01/2004 của Công ty Xuất nhậpkhẩu An Giang và ngày 24/07/2004 làchính thức đi vào hoạt động

TT có các chức năng: Tổ chứccác hoạt động và dịch vụ nhằm xúctiến sự phát triển của ngành CNTTnhư: đào tạo nhân lực, các dịch vụnhằm phổ cập và nâng cao kiến thứcCNTT cho tất cả các đối tượng.Nghiên cứu và phát triển ứng dụngCNTT, xây dựng và cung cấp các giảipháp tin học hóa, phần mềm ứng dụngtrong quản lý và sản xuất kinh doanh,…

Trang 26

Với mục đích đào tạo nhân lực, TT NIIT Angimex còn có nhiệm vụ đào tạo,phát triển nguồn nhân sự cho công ty Angimex Nâng cao kiến thức và trình độCNTT cho công ty, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hội nhập và tăng lợi nhuậncho công ty, góp phần phát triển kinh tế Tỉnh nhà nói riêng và nước Việt Nam nóichung.

Và TT NIIT Angimex là kết quả của sự hợp tác giữa Học viện quốc tế đào tạoCNTT NIIT Ấn Độ và TT phát triển CNTT trực thuộc công ty Xuất nhập khẩu AnGiang Học viện CNTT NIIT được thành lập năm 1981 tại Ấn Độ với nhiệm vụnghiên cứu, phát triển và cập nhật các phương pháp giảng dạy và công nghệ mới vàochương trình đào tạo nhằm mục đích cung cấp cho học viên các kiến thức công nghệmới nhất trong lĩnh vực CNTT.

TT đào tạo hai chuyên ngành công nghệ mạng và công nghệ phần mềm Giámđốc TT Ông Lê Văn Tân là cử nhân CNTT, tốt nghiệp năm 1997 Năm 1998 phụtrách bên lập trình ở Cục thống kê tỉnh An Giang Đến tháng 03/1998 làm việc choCông ty Angimex phụ trách bên bộ phận quản trị mạng và lập trình thống kê Ngày24/07/2004 TT NIIT của Angimex chính thức đi vào hoạt động và Ông Lê Văn Tânlàm Giám đốc của TT.

Giảng viên chính của TT là Ông Lâm Hồ Hải và Lâm Trường Huy, hai giảngviên này phụ trách hai mảng công nghệ phần mềm và công nghệ mạng Kỹ sư CNTTHuỳnh Thị Mỹ Loan phụ trách kế toán, quản lý - hành chính của TT Ngoài ra, cóthêm hai tư vấn viên, trực tư vấn cho TT trong ba buổi sáng – chiều – tối Một ngườibảo vệ và kiêm phụ trách thủ kho cho TT NIIT Angimex.

Tên: Trung tâm phát triển CNTT – NIIT AngimexĐịa chỉ: Số 02, Ngô Gia Tự, TP Long Xuyên, AGTel: (076) 845 255

Email:angiang@niit-vn.com

Trang 27

3.4 Cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex

3.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TT NIIT Angimex.

Trang 28

3.4.2.Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

Tổ quản lý - hành chánh

Hoạt động của tổ quản lý – hành chính của TT NIIT Angimex với chức năngchủ yếu như: quản lý học viên, quản lý kế toán – hành chính, hoạt động bảo vệ - thủkho cho TT, phụ trách dịch vụ hỗ trợ việc làm (ICC) cho học viên Cụ thể như sau:

- Tổ chức và quản lý các lớp học thuộc tất cả các loại hình đào tạo của TT.Giúp học viên hòa nhập vào môi trường học tập cũng như những nội qui của TT,nắm bắt các thông tin và nhu cầu của học viên để kịp thời xử lý, đáp ứng.

- Lên kế hoạch lấy feedback, chuẩn bị giáo trình, thu học phí, … cho từng lớpđảm bảo đúng tiến độ và đạt doanh thu cho TT.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như giao lưu dã ngoại, sinh hoạt CLB, …nhằm tạo sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho học viên phát huy khả năng sáng tạo vàgắn bó với TT.

- Kết hợp với Tổ đào tạo theo dõi và phát hiện ra những học viên ưu tú, cónăng khiếu để hỗ trợ phục vụ cho công việc của TT Hỗ trợ giới thiệu việc làm chohọc viên đủ điều kiện và muốn tìm việc làm.

- Thực hiện các báo cáo theo qui định của công ty, truyền tải thông tin giữa TTvà công ty

- Tổ còn có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ tại TT.Theo dõi và giữ gìn tài sản, an ninh trật tự, PCCC và kiểm tra việc chấp hành nội quicủa CBNV, học viên tại TT

Tổ kinh doanh - marketing

- Tổ chức và triển khai các hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch marketing cụ

thể cho từng chương trình, tổ chức các chương trình quảng cáo hàng tháng, quí vànăm cho TT nhằm tạo ra số lượng enquire theo chỉ tiêu đề ra.

- Nghiên cứu thị trường, thu thập số liệu về nhu cầu khách hàng và phân tíchcác (sản phẩm) đối thủ cạnh tranh Không ngừng thúc đẩy quảng bá và xây dựngthương hiệu, nâng cao uy tín của TT và công ty Angimex.

- Tư vấn, giới thiệu sản phẩm và dịch vục trực tiếp đến khách hàng, nắm bắtkịp thời nhu cầu và tâm lý của khách hàng để thu hút khách hàng vào đăng ký họctheo chỉ tiêu của TT đề ra

- Cập nhật các thông tin mới về sản phẩm, các thông tin về liên thông đại học,việc làm, đối thủ cạnh tranh, … nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức để ngày càngđáp ứng tốt hơn công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng,

Tổ giảng viên

Đào tạo và giảng dạy các chương trình theo kế hoạch của TT (chương trình dàihạn, ngắn hạn,…) Hỗ trợ, tham gia các dự án phần mềm, mạng của TT NIITAngimex và của công ty Angimex Phát hiện, giới thiệu và cung cấp nguồn nhân lựccho công ty.

Nhiệm vụ của tổ giảng viên là chịu trách nhiệm về các hoạt động giảng dạy,đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo Tuân thủ và thực hiện các nội qui, qui trình, thủ

Trang 29

tục, mô tả công việc mà TT đã hướng dẫn Cập nhật và đúc kết kinh nghiệm, nângcao kiến thức và kỹ năng giảng dạy đào tạo.

Tổ kỹ thuật – phần mềm

Công việc của tổ là lập trình và xử lý kỹ thuật – mạng cho TT NIIT Angimexvà cho công ty Angimex Cài đặt, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật – phần mềm cácmáy của lớp học, đảm bảo máy hoạt động hiệu quả cho lượng học viên học lý thuyếtvà thực hành Xử lý các công việc kỹ thuật hàng ngày của TT.

Tổ phát triển dự án

Tổ phụ trách dự án của TT NIIT Angimex, các dự án về phát triển các hoạtđộng kinh doanh, thương mại của TT Tổ sẽ phát triển các dự án theo định hướngphát triển và mở rộng lĩnh vực thương mại hóa của công ty Angimex và của TT NIITAngimex Phát triển các dự án phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đặc biệtlà lĩnh vực CNTT.

3.5 Hoạt động marketing của TT NIIT Angimex vừa qua

TT NIIT Angimex chưa có bộ phận phụ trách về hoạt động marketing cụ thể,mặc dù cơ cấu tổ chức của TT là có bộ phận marketing Tuy nhiên, do thiếu nhân sựvà khả năng tài chính nên các chương trình marketing vừa qua chủ yếu là đượchưởng ứng theo chương trình chung của NIIT Riêng về TT NIIT Angimex có thểtham gia những chương trình marketing nào phù hợp với năng lực của TT, phù hợpvới điều kiện thực tiễn tại An Giang, phù hợp với xu hướng phát triển của TT và củacông ty Angimex

Định kỳ TT NIIT Angimex có tổ chức chương trình học bổng lớn vào tháng 08và tháng 09 hàng năm Chương trình học bổng này nhằm đáp ứng và phục vụ nhucầu đào tạo CNTT cho học sinh lớp 12, các học sinh trượt kỳ tuyển sinh năm trước,các sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học.

Chương trình học bổng lớn vào tháng 08 và tháng 09 hàng năm được tiến hànhcụ thể theo hình thức sau:

Tên gọi: Global scholarships program.

Mục tiêu: Tăng lượng học viên cho TT, tăng doanh thu cho TT, tăng uy tín vàmở rộng tính phổ biến của NIIT.

Mức học bổng cụ thể:

Tổ chức thi cấp học bổng với 2 nội dung thi:- Aptitude test (75% total points)

- English test (25% toatal points)

Ngoài ra, TT còn kết hợp tổ chức các chương trình như: tư vấn mùa thi vàotháng 03, các chương trình quảng cáo vào tháng 05, tháng 06 hàng năm nhân ngàythi tốt nghiệp THPT Các chương trình không định kỳ do TT tổ chức,…

Trang 30

CHƯƠNG 4 LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO TTNIIT ANGIMEX NĂM 2007

4.1 Tóm lược nội dung

TT NIIT Angimex được thành lập từ sự chỉ đạo của Ban giám đốc công tyAngimex, hoạt động của TT với mục đích tăng cường trình độ nhân sự, đào tạo nhânsự cho công ty Angimex, nâng cao kiến thức và kỹ năng về CNTT cho nhân sự tỉnhAn Giang Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại hóa ngày nay, trình độ về CNTTđược đánh giá rất cao và là một trong những tiêu chí lựa chọn tuyển dụng hàng đầucủa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngòai TT NIIT Angimex đào tạo và nghiêncứu phát triển về hai công nghệ: công nghệ mạng và công nghệ phần mềm Đây làhai lĩnh vực đào tạo chính nhằm đáp ứng nhu cầu học tập Đây là chương trình đàotạo dài hạn mà TT đã giảng dạy Trong kế hoạch marketing, TT NIIT Angimex sẽmở rộng thêm chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu phổ thông vàcấp tốc cho nhiều đối tượng học tập và làm việc Bên cạnh đó TT sẽ gia công thêmcác phần mềm, xử lý các phần mềm nhằm thu hút đơn đặt hàng từ phía các doanhnghiệp

Để đạt được mục tiêu đề ra, TT NIIT Angimex cần có một kế hoạch marketingcụ thể để tiến hành các hoạt động marketing như: quảng bá về TT NIIT Angimex,thông báo các đợt chiêu sinh hấp dẫn, các dịch vụ đào tạo thu hút học viên, Kếhoạch marketing được nghiên cứu với các nội dung: tìm hiểu về thị trường bênngoài/marketing bên ngoài, thị trường nội bộ/marketing nội bộ Từ đó nhận định,phân tích, đánh giá và lượng hóa khả năng của TT NIIT Angimex nhằm đề ra chiếnlược cụ thể cho các đợt chiêu sinh, các chương trình giảng dạy một cách hiệu quả,tăng uy tín, chất lượng đào tạo của TT NIIT Angimex.

4.2 Tôn chỉ hoạt động

Tôn chỉ hoạt động trong lĩnh vực đào tạo NIIT là: Bringing People &Computers together…Successfully (mang mọi người và máy tính cùng nhau đi đếnthành công).

Sứ mạng của NIIT là giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn cầu đạtđược thành công cao hơn bằng cách cung cấp các kiến thức, các kỹ năng, giải phápvà dịch vụ thông qua các nỗ lực tiên phong và công nghệ tích hợp.

Tôn chỉ hoạt động của công ty Angimex là tăng cường hoạt động kinh doanh,phát triển bền vững và ngày càng vươn xa.

TT NIIT Angimex với tinh thần hoạt động đào tạo CNTT làm tăng nguồn nhânlực có trình độ CNTT, đáp ứng nhu cầu nhân sự của công ty Angimex, của tỉnh AnGiang Hoạt động đào tạo thu hút học viên, làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận củaTT thông qua chất lượng giảng dạy và hỗ trợ việc làm tốt cho học viên tốt nghiệp.

Trang 31

4.3 Tình hình môi trường marketing bên ngoài

Ngày 23/2, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chứctọa đàm với các doanh nghiệp CNTT Thủ đô Hà Nội về Đề án Hỗ trợ doanh nghiệpứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010 (Đề án 191)

Theo đề án 191 mà Thủ tướng đã phê duyệt thì các doanh nghiệp vừa và nhỏcần được tăng cường về trình độ CNTT, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụngCNTT vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Và tại An Giangđề án 191 được hưởng ứng theo kế hoạch, Sở Bưu chính Viễn thông đã tiến hànhphỏng vấn trực tiếp đại diện của 483 doanh nghiệp trên địa bàn 11 huyện, thị, thànhcủa tỉnh, trong đó có 25% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ và 75% doanh nghiệp cóvốn trên 1 tỷ đồng Kết quả khảo sát cho thấy đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, sốlượng sử dụng CNTT thì tương đối cao, chỉ có 15% là chưa được trang bị trình độCNTT (8) Tuy nhiên, mức độ sử dụng trình độ CNTT còn thấp Với đề án 191, chothấy tầm quan trọng của CNTT ngày càng được truyền bá rộng rãi và phổ biến Vớinguồn nhân lực dồi dào, năng động, ham học hỏi,… của Việt Nam thì cần được đàotạo, tăng cường kiến thức và trình độ CNTT Vì thế, hoạt động cung cấp dịch vụ đàotạo CNTT trên thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn.

Trên thị trường hiện nay, hoạt động đào tạo CNTT có nhiều phương cách đểgiới thiệu với khách hàng thông qua các công cụ marketing như: chương trình họcbổng của NIIT và các chương trình đào tạo của các TT cùng lĩnh vực đào tạo khácnhư FPT Aptech, Saigontech, Kent,…, các TT đào tạo CNTT khác, Không chỉ vậy,môi trường marketing trong lĩnh vực CNTT được các tổ chức hàng đầu thế giới như:Microsoft, Intel, Cisco, HP, IBM…đến tham dự diễn đàn thúc đẩy ứng dụng và pháttriển CNTT tại Việt Nam do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức vào sáng ngày22/02/2006 tại Hà Nội Mục tiêu chung của Diễn đàn là thúc đẩy mọi nỗ lực nhằmxây dựng một thị trường CNTT năng động và đa dạng phù hợp với xu thế phát triểnchung của kinh tế thế giới, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như Chính phủ điệntử, thương mại điện tử, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNTT.

Tình hình về đào tạo nhân lực CNTT được quảng bá tại Việt Nam ngày càngphổ biến và nhu cầu xã hội về kiến thức CNTT lại càng cấp thiết CNTT là một trongnhững ngành đào tạo cấp bách hiện nay, có nhiều trang website, nhiều thông báochiêu sinh trên đài truyền hình, nhiều bài báo, tạp chí,… cung cấp đa dạng về “cầu”và “cung” lĩnh vực CNTT Nhiều nhà doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự có trình độCNTT từ thấp đến cao, nhiều học viên, nhân viên, công nhân viên chức, có nhu cầuhọc tập, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng về CNTT.

CNTT được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông – điện tử,phương tiện quan hệ xã hội, , đào tạo nhân sự CNTT đã trở thành một lĩnh vực giáodục sôi động ở thị trường Việt Nam Tại Thành phố Long Xuyên – An Giang có hoạtđộng đào tạo CNTT của các trung tâm như TT NIIT Angimex, TT giáo dục thường

7() Báo VietNamNet 27/02/2006 Đến năm 2010 sẽ có trên 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào

sản xuất kinh doanh Đọc từ: http://internet.vdc.com.vn/chitiet.asp?PostID=5401 , đọc ngày 10/04/2007.

8() Ngày 9/11/2006 Ứng dụng CNTT-TT tại An Giang: Hiện trạng và giải pháp Đọc từ:

http://www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=21&Cat_Sub_ID=0&news_id=33490 , đọc ngày

Trang 32

xuyên An Giang, Aptech, trường đại học An Giang, ….đã phổ biến thông qua cácchương trình chiêu sinh học bổng, các đợt chiêu sinh khóa mới,

4.3.1.Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô

Hiện nay, trình độ CNTT được phát triển một cách nhanh chóng, những ngườilàm việc trong môi trường CNTT có mức lương cao, môi trường làm việc tốt, tinhthần làm việc khoa học và phát triển Vì vậy, đào tạo CNTT để phát triển nguồn nhânlực có trình độ CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước là hết sức cần thiết.

Tác động của thời đại về sự bùng nổ trong lĩnh vực CNTT đã tạo ra nhu cầu vềcác thiết kế và công nghệ phần mềm khác Nhu cầu của người sử dụng và thiết kế,sáng tạo và điều chỉnh các ứng dụng phần mềm hay hệ thống cho máy thông thường,cách sử dụng internet, các ứng dụng của sự truy cập internet trong công việc ngàycàng cấp thiết Do đó, nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên về CNTT cũng ngày càngtăng, đây là cơ hội học tập và nghề nghiệp vững vàng khi bước vào thế giới CNTTtrong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu ngày nay Theo như nghiên cứu và dựbáo của Ông Rajendra S Pawar chủ tịch của NIIT Technologies nói: “Đến năm 2020,các quốc gia phát triển sẽ thiếu hụt khoảng 39 triệu lao động kỹ thuật Các nước đangphát triển như Việt Nam và Ấn Độ có tiềm năng để nắm lấy cơ hội này bằng việctiên phong đào tạo nguồn nhân lực của mình về các kỹ năng CNTT” (9).

Tầm quan trọng của CNTT ngày càng được hữu hóa vào các lĩnh vực và vàocác nguồn nhân sự như:

Đại đa số nhân dân hàng ngày đều tiếp cận với nguồn CNTT như máy tính,điện thoại di động, máy điện tử,… Để sử dụng được các chức năng cũng như mụcđích cần đạt được của mình thì cần phải có hiểu biết hoặc kiến thức, kỹ năng vềCNTT.

Hàng triệu cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chứcđang đứng trước nhu cầu học tập và trao dồi kiến thức về CNTT để sử dụng máy tínhvào công việc của mình.

Hàng triệu thanh niên và người lao động trẻ cần được đào tạo, bồi dưỡng vàcập nhật thường xuyên về kiến thức CNTT để đi làm, để giao tiếp, để hỗ trợ vào cáclĩnh vực của mình,…

Ngày nay, các bộ phận quản lý, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, côngty luôn quan tâm đến nguồn nhân sự có trình độ CNTT cao Các lĩnh vực thương mạihoặc phi thương mại có thể sử dụng một hoặc vài phần của CNTT, hoặc sử dụngchuyên môn về CNTT đều cần đến nhân sự am hiểu về lĩnh vực CNTT.

Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu toàn cầu IDC cho thấy, ViệtNam đang thiếu hụt khoảng 800 chuyên gia mạng lành nghề, con số này được dựđoán sẽ tăng lên 1.900 vào năm 2009 (10).

Sự phát triển càng cao của nền kinh tế cùng với tác động về sự bùng nổ củaCNTT, đã và đang đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ CNTT đáp ứngvới nhu cầu ngành nghề hiện nay là rất lớn Theo dự báo của Gartner Group, các

Nam Đọc từ: http://www3.thanhnien.com.vn/CNTT/2007/1/5/176788.tno , đọc ngày 10/04/2007.

10() Báo VietNamNet Ngày 09/04/2007 Thế Phong Kỹ sư công nghệ mạng, bảo mật của Việt Nam sẽ

“đắt hàng?” Đọc từ: http://www.vietnamnet.vn/cntt/2007/04/682794/ , đọc ngày 10/04/2007

Ngày đăng: 08/11/2012, 12:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hoạt động thương mại trải qua hơn 25 năm dưới hình thức công ty nhà nước, hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu lương thực - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
ho ạt động thương mại trải qua hơn 25 năm dưới hình thức công ty nhà nước, hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu lương thực (Trang 5)
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược S+O. Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược W+O - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
c 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược S+O. Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược W+O (Trang 15)
Bảng 2.1: Ma trận SWOT. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 2.1 Ma trận SWOT (Trang 15)
Hình 2.1: Chu kỳ đời sống sản phẩm (6) - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Hình 2.1 Chu kỳ đời sống sản phẩm (6) (Trang 16)
Hình 2.1: Chu kỳ đời sống sản phẩm  (6) - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Hình 2.1 Chu kỳ đời sống sản phẩm (6) (Trang 16)
3.3. Quá trình hình thành và phát triển của TT NIITAngimex - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
3.3. Quá trình hình thành và phát triển của TT NIITAngimex (Trang 23)
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TT NIITAngimex. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức TT NIITAngimex (Trang 25)
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TT NIIT Angimex. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức TT NIIT Angimex (Trang 25)
4.3.3.Tình hình cạnh tranh - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
4.3.3. Tình hình cạnh tranh (Trang 32)
Bảng 4.1: Điểm mạnh – điểm yếu các TT đào tạo CNTT quan trọng. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.1 Điểm mạnh – điểm yếu các TT đào tạo CNTT quan trọng (Trang 32)
4.4. Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
4.4. Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ (Trang 33)
Bảng 4.2: Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIITAngimex. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.2 Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIITAngimex (Trang 36)
Bảng 4.2: Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIIT Angimex. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.2 Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIIT Angimex (Trang 36)
Theo bảng số liệu mà TT NIITAngimex cung cấp (Phụ lục 1), tính được tỷ lệ phần trăm phương tiện quảng cáo của NIIT mà học viên biết được thông tin về NIIT  trước khi học viên đăng ký - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
heo bảng số liệu mà TT NIITAngimex cung cấp (Phụ lục 1), tính được tỷ lệ phần trăm phương tiện quảng cáo của NIIT mà học viên biết được thông tin về NIIT trước khi học viên đăng ký (Trang 38)
Hình 4.2: Hệ thống chương trình đào tạo MMS. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Hình 4.2 Hệ thống chương trình đào tạo MMS (Trang 48)
Hình 4.2: Hệ thống chương trình đào tạo MMS. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Hình 4.2 Hệ thống chương trình đào tạo MMS (Trang 48)
cụ để lựa chọn như nghiên Hình 4.1: Mô hình giảng dạy LACC - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
c ụ để lựa chọn như nghiên Hình 4.1: Mô hình giảng dạy LACC (Trang 49)
Bảng 4.4: Bảng học phí theo các Quarter chương trình đào tạo MMS trong 3 năm. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.4 Bảng học phí theo các Quarter chương trình đào tạo MMS trong 3 năm (Trang 50)
Bảng 4.4: Bảng học phí theo các Quarter chương trình đào tạo MMS trong 3  năm. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.4 Bảng học phí theo các Quarter chương trình đào tạo MMS trong 3 năm (Trang 50)
Bảng 4.6: Ngân sách marketing cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.6 Ngân sách marketing cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus (Trang 53)
Bảng 4.6: Ngân sách marketing cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.6 Ngân sách marketing cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus (Trang 53)
Đánh giá kết quả marketing được thực hiện theo hình thức so sánh với các mục tiêu marketing trên cơ sở đánh giá như sau - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
nh giá kết quả marketing được thực hiện theo hình thức so sánh với các mục tiêu marketing trên cơ sở đánh giá như sau (Trang 54)
Bảng 4.8: Cơ sở đánh giá mục tiêu marketing. - Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang
Bảng 4.8 Cơ sở đánh giá mục tiêu marketing (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w