1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch lao động - việc làm thời kỳ 2006 - 2010

25 530 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 44,07 KB

Nội dung

Lời nói đầu Có thể khẳng định lao động có vai trò động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò 2 mặt.

Trang 1

Lời nói đầu

Có thể khẳng định lao động có vai trò động lực quan trọng trong tăngtrưởng và phát triển kinh tế Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khácvì lao động có vai trò 2 mặt.

Thứ nhất là một nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong các hoạtđộng kinh tế Với vai trò này lao động luôn được xem xét ở cả 2 khía cạnh, đólà chi phí và lợi ích Lao động là yếu tố đầu vào, nó có ảnh hưởng tới chi phítương tự như việc sử dụng yếu tố sản xuất khác Lao động cũng bao hàmnhững lợi ích tiềm tàng theo nghĩa: góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đờisống và giảm nghèo đói thông qua chính sách(tạo việc làm, tổ chức lao độngcó hiệu quả, áp dụng công nghệ phù hợp…).

Thứ hai lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợiích của quá trình phát triển Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “ pháttriển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”.

Do đó kế hoạch lao động – việc làm là đặc biệt cần thiết đối với Việt Nam.Việt Nam là một nước “đang phát triển” và nguồn nhân lực có đầy đủ các tínhchất của một nước kém phát triển: Tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao độngdồi dào, giá lao động rẻ, chất lượng lao động thấp,lao động dư thừa nhiều…nhưng trong những năm qua, chúng ta đã có những thay đổi đáng kể trongcông tác đào tạo, sử dụng nguồn lao động, thúc đẩy sự chuyển biến nguồn laođộng theo hướng tích cực nhất và cũng đã đạt được những thành quả nhưngcũng còn những bất cập nhất định.

Bài viết của em được viết nhằm xem xét nội dung kế hoạch lao động – việclàm thời kỳ 2006 – 2010 và đánh giá việc thực hiện kế hoạch lao động – việclàm trong 2 năm 2006 và 2007 Đồng thời em xin phép đưa ra ý kiến vềnhững giải pháp giải quyết những khó khăn còn vướng mắc phải trong quátrình thực hiện kế hoạch.

Trong khuôn khổ thời gian và năng lực có hạn, bài viết của em không tránhkhỏi những thiếu xót Em xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp củathầy cô và các bạn.

Trang 2

PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM.

I Lao động việc làm trong phát triển kinh tế Việt Nam.

1 Tổng quan về lao động – việc làm.

1.1 Nguồn lao động và lực lượng lao động.

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định củapháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và nhữngngười ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước.

Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế là bộphận dân số trong độ tuổi lao động Theo quy định thực tế đang có việc làmvà những người thất nghiệp.

Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộphận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp Lựclượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt độngkinh tế(tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động củaxã hội.

1.2 Quan niệm về việc làm.

Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữasức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mụcđích của con người.

Theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam, khái niệm việc làm được xác định là:“mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đềuđược thừa nhận là việc làm”.

Người có việc làm là những người làm những công việc gì đó có được trảtiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay những ngườitham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vìthu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật Khi tiến hành

Trang 3

cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm người có việc làmđược cụ thể hóa bằng một số tiêu thức khác tùy thuộc vào mỗi nước đặt ra Cóthể phần làm 2 nhóm các tiêu thức bổ sung:

- Nhóm thứ nhất là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là nhữngngười làm bất kể công việc gì được trả công hoặc vì lợi ích làm việchoặc làm việc không có tiền công trong các trang trại hoặc kinh doanhcủa gia đình.

- Nhóm thứ hai là người có việc làm hiện tại nhưng không làm việc, hiệnđang nghỉ việc vì đang là kỳ nghỉ(nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ phép…),ốm, do thời tiết xấu hoặc do các lý do khác.

1.3 Quan niệm về thất nghiệp.

Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế, thất nghiệp(theo nghĩachung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốncó việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.

Theo quan niệm nêu trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánhgiá bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp” Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trămgiữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

Một điểm cần đề cập đến là phân loại thất nghiệp:

*) Nếu phân theo tính chất của thất nghiệp, chúng ta có các dạng sau:

- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh là do sự di chuyển không ngừng của conngười giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộcsống.

- Thất nghiệp có tính cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầuđối với công nhân Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với mộtloại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao độngkhác lại giảm đi, trong đó mức cung không điểu chỉnh kịp với sự thay đổinày.

Trang 4

- Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp Khi tổngmức chi và sản lượng giảm, chúng ta thấy thất nghiệp tăng hầu hết ở khắpnơi Việc thất nghiệp tăng hầu hết ở các vùng là dấu hiệu cho thấy thất nghiệptăng phần lớn là theo chu kỳ.

*) Hình thức thất nghiệp ở các nước đang phát triển:

Thất nghiệp hữu hình là hình thức thất nghiệp thường thấy ở khu vực thànhthị, đặc điểm của hình thức thất nghiệp này là người lao động hoàn toànkhông có một việc gì làm để tạo ra thu nhập, mặc dù anh ta luôn cố gắng đitìm việc làm.

Thất nghiệp trá hình hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặctrưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển Trong khu vựcthành thị, dạng thất nghiệp này tồn tại dưới dạng khác nhau như: làm việc vớinăng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội mà chủ yếu chỉ tạothu nhập đủ sống(nhiều khi dưới mức sống tối thiểu) Trong khu vực nôngthôn, thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng thiếu việc làm Chẳng hạnở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, trong thờigian mùa vụ, một nông dân có thể làm việc 11 giờ/ngày, trong khi đó, ở thờikỳ nông nhàn họ chỉ làm việc 3 giờ/ngày.

2 Vấn đề lao động – việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Namhiện nay.

Giải quyết việc làm là một chính sách kinh tế - xã hội cơ bản, là yếu tốquyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làmlành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.

2.1 Nguồn lao động.

Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào Theo điều tra của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động năm 1998 gồm 37,4 triệu người.Mặc dù mức gia tăng dân số và nguồn lao động đã giảm, mỗi năm vẫn tăngthêm khoảng 1,1 triệu lao động.

Trang 5

Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có những truyền thống, kinhnghiệm sản xuất (nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiểu thủcông nghiệp) được tích luỹ qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học,kỹ thuật Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động cóchuyên môn kỹ thuật là gần 5 triệu người, chiếm hơn 13% tổng lực lượng laođộng, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 23% Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp đi lên, người lao động nước ta nhìnchung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao Đội ngũcán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao vẫn còn mỏng trước yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, tập trung chủ yếu ởvùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, nhất là ở một số thànhphố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…).Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ở đây các ngành dịch vụ, các ngànhcông nghiệp đòi hỏi trình độ cao.

Mặt khác, sự tập trung quá cao lực lượng lao động ở vùng đồng bằng vàduyên hải có thể gây căng thẳng cho việc giải quyết việc làm Trong khi đó,vùng núi và vùng trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là laođộng có kỹ thuật.

2.2 Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân

a) So với những năm đầu Đổi mới, thì cơ cấu lao động trong các ngành kinhtế quốc dân đã thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chỉ còn chiếm 63,5% lao động trong côngnghiệp và xây dựng đã chiếm 11,9%, lao động trong khu vực dịch vụ tăngmạnh, chiếm 24,6% lực lượng lao động.

b) Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có những thay đổiquan trọng Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thànhphần(1), có thể chia thành 2 khu vực lớn là khu vực Nhà nước (quốc doanh),và khu vực kinh tế tập thể và tư nhân (ngoài quốc doanh) Hiện nay đang có

Trang 6

sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh Sự chuyển dịch lao động như vậy là phù hợp với quá trình nướcta chuyển sang kinh tế thị trường.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ thu hút đa số tuyệt đối lao độngnông, lâm, ngư nghiệp, mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động làm côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ.

c) Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp làm cho phần lớn người laođộng có thu nhập thấp, đồng thời làm chậm việc cải thiện sự phân công laođộng xã hội Thêm vào đó, vẫn còn nhiều quỹ thời gian lao động (ở nôngthôn, cũng như trong các cơ quan, xí nghiệp) chưa được sử dụng Nếu tổ chứctốt lao động, thì đây là một nguồn dự trữ lớn để nâng cao năng suất lao độngxã hội.

2.3 Vấn đề việc làm

a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, đặc biệt làở các thành phố Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thấtnghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28,2% Tỉ lệ thất nghiệp ởthành thị là 6,8%.

Hiện nay, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị caonhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ Vấn đề việc làmở Đông Nam Bộ trước đây cũng rất căng thẳng, nay đã được cải thiện rõ rệt.b) Vấn đề việc làm đã và đang được giải quyết theo các hướng sau

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêmviệc làm, vừa khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng TâyNguyên (đặc biệt là Đắc Lắc) và Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai)đã tiếp nhận hàng chục vạn người đến xây dựng các vùng kinh tế mới,nhất là từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế

nông thôn Việc khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình sẽ tạo điều

Trang 7

kiện sử dụng có hiệu quả hơn lao động nông nghiệp Nền nông nghiệpđang chuyển dần từ tự cấp, tự túc thành nông nghiệp hàng hoá, thâmcanh và chuyên canh Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt độngdịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển Lao động thuần nôngngày càng giảm đi Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá nôngthôn, nhờ vậy vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ được giải quyết vữngchắc hơn.

- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trong đó có các hoạtđộng công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụngkỹ thuật tinh xảo và cần nhiều lao động, có khả năng tạo ra nhiều việclàm mới cho thanh niên ở các thành phố, thị xã.

Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo từxa, đào tạo mở rộng…), đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường,hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượngngười lao động, vừa giúp cho người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễtìm việc làm hơn.

Nhà nước và nhân dân ta đang tìm mọi biện pháp để giải quyết việc làm và sửdụng hợp lí sức lao động, vì nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì quan trọng đểphát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

II Lý luận về kế hoạch lao động – việc làm.

1 Ý nghĩa và nhiệm vụ.

Kế hoạch hóa lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạchphát triển kinh tế xã hội, nó xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phậndân số tham gia hoạt động kinh tế, xác định những chỉ tiêu xã hội của lựclượng lao động như tỉ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ phần trăm thất nghiệp vàmức thu nhập trung bình của lực lượng lao động, xác định những chính sáchchủ yếu để sử dụng và điều phối lực lượng lao động một cách có hiệu quảnhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu phúc lợi xãhội khác của một quốc gia trong thời kỳ kế hoạch.

Trang 8

Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, kế hoạch hóa lực lượng lao động cóý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạchmục tiêu Là kế hoạch biện pháp, kế hoạch phát triển lực lượng lao độngnhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấukinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo ra các điều kiện về lao động đểthực hiện các kế hoạch này Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch phát triển laođộng bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát triểnxã hội như: Giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu giáodục, sức khỏe…

Quan niệm như trên có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựngvà triển khai thực hiện kế hoạch về lao động Một mặt kế hoạch lao động phảiđược xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố cầu do các kế hoạch về tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra nhưng đồng thời kế hoạch này còn bao hàmnội dung chủ động, tích cực và đặc biệt là trong việc tìm ra các cơ chế chínhsách để thực hiện các mục tiêu do chính kế hoạch lao động đặt ra.

2 Nội dung.

2.1 Định hướng các yếu tố tác động đến lao động – việc làm kỳ kế hoạch.

a Xác định nhu cầu sức lao động xã hội.

Nhu cầu sức lao động xã hội chỉ nhu cầu thu hút và tiếp nhận sức lao độngnảy sinh trong hoạt động kinh tế - xã hội, nó có tính khách quan nội tại Phântích cụ thể nhu cầu nghĩa là có bao chỗ làm việc do hoạt động kinh tế - xã hộimang lại.

Những nhân tố chi phối tổng hợp nhu cầu sức lao động xã hội chủ yếu baogồm:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Sự tăng trưởng của nền kinh tếnếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó phụ thuộc vào số lượng sứclao động và năng suất lao động Nếu với mức năng suất lao động nhấtđịnh trên cùng một phương hướng, lượng nhu cầu sức lao động xã hộido quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quyết định.

Trang 9

- Trình độ và tốc độ nâng cao năng suất lao động Khi quy mô sản xuấtxã hội ở mức nhất định, năng suất lao động càng cao thì sức lao độngcần càng ít.

- Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu hoạtđộng kinh tế - xã hội Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức lao động khácnhau, có hoạt động cần một lượng sức lao động lớn, có hoạt động chỉcần tương đối ít sức lao động, bởi vậy kết cấu hoạt động kinh tế, xã hộibiến đổi cũng gây ảnh hưởng đến tổng lượng nhu cầu sức lao động xãhội.

- Khả năng đổi mới sức lao động Ở một thời kỳ nhất định, do cácnguyên nhân sức lao động vốn đang làm việc có một bộ phận rời khỏichỗ làm việc, cần có sức lao động mới thay thế và bổ sung Bởi vậy,thay thế, đổi mới sức lao động ảnh hưởng đến nhu cầu sức lao động xãhội.

b Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội.

Khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội là bộ phận dân số tham giahoạt động kinh tế; bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao độngcó đủ khả năng tham gia lao động, đang tham gia lao động và có nhu cầu tìmviệc làm Việc xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội đượcthực hiện qua các bước sau:

Trước hết, xác định tổng nguồn nhân lực đất nước kỳ kế hoạch bao gồm bộphận dân số trong độ tuổi lao động Quy mô nguồn nhân lực thường phụthuộc vào các nhân tố sau:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số Quy mô dân số mở rộng hay thuhẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộphận dân số trong tuổi lao động Bởi vậy, có thể thông qua việc điềutiết có kế hoạch sự tăng trưởng dân số để điều tiết tài nguyên sức laođộng xã hội.

Trang 10

- Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số Cùng một tổng lượng dân số nhưnhau có thể hình thành lượng tài nguyên sức lao động khác nhau,nguyên nhân là do cấu tạo tuổi tác của dân số, cho nên mức độ ăn khớpgiữa cấu tạo tuổi tác của dân số với quy định tuổi lao động sẽ chi phốilượng tài nguyên sức lao động của một tổng lượng dân số nhất định Đócũng là con đường điểu chỉnh lực lượng lao động xã hội.

- Quy định tuổi lao động Khung tuổi lao động được xác định trên cơ sởkhách quan nhất định Giới hạn trên, dưới của tuổi lao động được quyđịnh khác nhau, trực tiếp đưa một bộ phận dân số vào hoặc loại ra khỏiphạm vi tài nguyên sức lao động, do đó làm cho tài nguyên sức laođộng mở rộng hoặc thu hẹp Căn cứ khách quan của con đường nàygồm có: Tình hình thể chất của con người, mức sống, điều kiện laođộng, tình hình lao động v.v…

2.2 Định hướng và mục tiêu.

- Một mặt giữ cho dân số tăng trưởng không quá cao để hạn chế quy môtăng sức lao động, giảm nhẹ áp lực xã hội do số lượng tài nguyên sứclao động quá thừa, đồng thời nâng cao chất lượng của dân số nhất làcủa sức lao động để thỏa mãn nhu cầu.

- Mặt khác điểu chỉnh và sắp xếp hợp lý kết cấu sản nghiệp, đặc biệt làcăn cứ vào tình hình nhân lực của đất nước để điều tiết phương hướngphát triển các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việchơn, sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên sức lao động.

2.3 Các chỉ tiêu thường dùng trong kế hoạch lao động – việc làm

- Tỷ lệ thất nghiệp: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số ngườithất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

- Số lao động.- Số việc làm.

- Cơ cấu lao động theo ngành.

Trang 11

+ cần xác định lao động nông, lâm nghiệp chiếm bao nhiêu % trong tổnglao động xã hội

+ xác định lao động công nghiệp và xây dựng chiếm bao nhiêu % trongtổng lao động xã hội

+ xac đinh lao động ngành dịch vụ - thương mại chiếm bao nhiêu % trongtổng lao động xã hội.

2.4 Các chính sách vĩ mô điều tiết sự lưu chuyển sức lao động.

Ở phương diện vĩ mô, lưu chuyển sức lao động là yêu cầu tất yếu của xã hộihóa nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hóa Theođà tiến bộ của kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ sức sản xuất, kếtcấu sản nghiệp cũng sẽ biến động tương đối lớn, tất nhiên đòi hỏi phải có sựlưu chuyển tương ứng sức lao động Ngoài ra, sự diễn biến của kết cấu tự thânsức lao động cũng là một nhân tố không thể bỏ qua được.

Về mặt cá nhân, theo yêu cầu của thể lực và trí tuệ của con người lao độngphải được phát triển và vận dụng tự do, đầy đủ, cần phải làm cho sức lao độngđược lưu chuyển hợp lý Lưu chuyển hợp lý sức lao động cũng là yếu tố bảođảm khách quan khiến người lao động thực hiện đầy đủ quyền lực lao động Trong cơ chế tập trung, việc lưu chuyển sức lao động giữa các ngành, cácđịa phương được thực hiện theo sự khống chế trực tiếp của cấp trên bằng cácchỉ tiêu cụ thể Phương pháp này mang nhược điểm như sau:

- Hạn chế tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc sử dụng biệnpháp tiếp nhận và thải loại sức lao động để cân bằng sức lao động sốngvà lao động vật hóa, hình thành một hiện tượng kỳ lạ là vừa thiếu hụtlại vừa ngưng đọng sức lao động cùng tồn tại trong các doanh nghiệp.- Do lượng cung lớn hơn lượng cầu về sức lao động, các cơ quan phân

phối sức lao động thường phân phối nhiều sức lao động cho các doanhnghiệp để giảm nhẹ áp lực xã hội về công ăn việc làm Điều đó dẫn đếnsự dưa thừa lao động trong nội bộ doanh nghiệp.

Trang 12

- Kế hoạch pháp lệnh kết hợp với chế độ sử dụng cố định rất khó tạo nênsự hứng thú, sở trường và sự tự do chọn nghề của mỗi cá nhân laođộng, do đó đã mang lại những vấn đề khó khăn lớn như: Học khôngđược dùng, dùng không được học, không an tâm công tác v.v…

- Do bên cầu sức lao động không được tuyển lựa, bên cung cấp sức laođộng không có cạnh tranh làm cho các xí nghiệp thiếu tích cực trongviệc dùng người hợp lý.

Như vậy, phương thức phân phối có kế hoạch tập trung cao độ sức lao độngđã gây ra sự mất cân đối trong bố trí, mất hiệu quả trong sử dụng Cần thiếtphải cải cách để xây dựng cơ chế mới lưu chuyển sức lao động Về nguyêntắc, căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, cơ chế lưu chuyển sứclao động hợp lý cần thỏa mãn các đòi hỏi sau đây:

- Người lao động phải có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làmviệc của mình theo sở trường và sở thích.

- Với tư cách người sản xuất hàng hóa và người kinh doanh tương đốiđộc lập, tự chủ, chịu trách nhiệm về lỗ, lãi, xí nghiệp được quyền lựachọn, thu nạp, sa thải nhân viên theo đòi hỏi của sản xuất kinh doanh vàyêu cầu kỹ thuật.

- Với tư cách là người đại biểu tập trung cho lợi ích toàn dân, Nhà nướccần thiết dùng những biện pháp nhất định can thiệp, điều tiết và khốngchế lưu chuyển sức lao động.

Căn cứ vào thực tế kể trên, khung cơ chế lưu chuyển sức lao động có thểmô tả bằng sơ đồ sau đây:

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w