1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007

107 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngành Bưu chính Việt Nam đang đứng trước những thay đổi to lớn trongđó cơ hội và thách thức song song tồn tại Điều đó bắt nguồn từ xu hướng hộinhập mở cửa, công nghệ phát triển và sự cải tổ tích cực trong cơ cấu và quản línhằm tạo ra một sức cạnh tranh mạnh mẽ để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập vàcạnh tranh Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ (BĐTPCT) là một thành viên của Tậpđoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT GROUP) và cũng đang trong quátrình thay đổi để đáp ứng tốt các yêu cầu mới từ thị trường.

Phát triển các dịch vụ tài chính Bưu chính là mục tiêu lớn của VNPTGROUP trong giai đoạn 2006 - 2010 và đó cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của cácđơn vị thành viên Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ tài chính trong bối cảnh hiệnnay sẽ vấp phải cạnh tranh khóc liệt không chỉ ở trong nước và cả quốc tế Hiệnnay, dịch vụ chuyển tiền trong nước là một mảng lớn trong các dịch vụ tài chínhmà VNPT GROUP cung cấp đang được chuyển đổi để hiện đại hoá nhanh chóngnhằm đáp ứng tốt các yêu cầu cạnh tranh.

Với sự xuất hiện nhanh và nhiều của các ngân hàng trên địa bàn Thành PhốCần Thơ làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn thành phốCần Thơ ngày càng khóc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển tiền Trong bối cảnhđó đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời để có thể đáp ứng yêu cầu cạnh tranh

một cách hiệu quả Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Lập kế hoạch Marketing cho

dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn04/2006 – 03/2007”

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu để xây dựng các chiến lược Marketing và kế hoạch Marketinggiai đoạn 04/2006 – 03/2007 cho dịch vụ chuyển tiền trong nước tại BĐTPCT.

2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình hoạt động của BĐTPCT qua 3 năm 2003-2005

- Phân tích cơ cấu doanh thu các loại dịch vụ chuyển tiền - Phân tích cơ cấu doanh thu các loại dịch vụ theo địa giới

- Phân tích môi trường bên ngoài của dịch vụ chuyển tiền trong nước

Trang 2

- Phân tích môi trường bên trong của dịch vụ chuyển tiền trong nước

- Xây dựng các chiến lược Marketing có thể lựa chọn cho dịch vụ chuyểntiền

- Xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể nhằm tăng sức cạnh tranh vàkhai thác tốt thị trường

- Đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch Marketing

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp:

- Bằng phương pháp quan sát thực tế tại BĐTPCT và tại các điểm giao dịchcủa các ngân hàng

- Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân (đối tượng: cán bộ côngnhân viên của BĐTPCT).

Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các bài báo cáo của các phòng bantrong BĐTPCT, từ sách báo

Phương pháp xây dựng Kế hoạch Marketing theo Philip Kotler, 2003

IV GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Về thời gian: Số liệu phân tích từ 9/2003 đến 3/2006

2 Về không gian: trong các phòng ban tại BĐTPCT, ở các điểm giao dịch tại

các Bưu cục của BĐTPCT

3 Giới hạn khác: Do BĐTPCT cung cấp rất nhiều dịch vụ mà ở đề tài này tôi

chỉ nghiên cứu về dịch vụ chuyển tiền trong nước của BĐTPCT

Trang 3

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1

“ Để hiểu sâu về dịch vụ, chúng ta cần tìm hiểu thêm những vấn đề có liênquan tới sản xuất cung ứng dịch vụ:

Dịch vụ cơ bản: Là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thỏa mãn lợi ích cốt lõicủa người tiêu dung Đó chính là mục tiêu tìm kiếm của người mua.

Dịch vụ bao quanh: là những dịch vụ phụ hoặc các khâu độc lập của dịchvụ được hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng Dịch vụ baoquanh có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi ích cốt lõihoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm

Dịch vụ sơ đẳng: Bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ bao quanh của doanhnghiệp phải đạt tới một mức độ nào đó và tương ứng người tiêu dùng nhận đượcchuỗi giá trị xác định nào đó phù hợp với chi phí mà khách hàng đã thanh toán.Dịch vụ sơ đẳng gắn liền với cấu trúc dịch vụ, với các mức và quy chế dịch vụcủa những nhà cung cấp.

Dịch vụ tổng thể: Là hệ thống dịch vụ bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ baoquanh, dịch vụ sơ đẳng Dịch vụ tổng thể thường không ổn định, nó phụ thuộcvào các dịch vụ thành phần hợp thành Doanh nghiệp cung ứng cho khách hàngdịch vụ tổng thể khi tiêu dung nó Dịch vụ tổng thể thay đổi lợi ích cũng thay đổitheo.” (Lưu Văn Nghiêm, 2001)

Trang 4

vật chất, chúng không thể nhìn thấy được, không nếm được, không cảm thấyđược, không nghe thấy được và không ngửi thấy được trước khi mua chúng

Để giảm bớt mức độ không chắc chắn người mua sẽ tìm những dấu hiệuhay bằng chứng về chất lượng của dịch vụ Họ suy diễn về chất lượng dịch vụ từđịa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu thông tin, biểu tượng và giá cả mà họthấy

Tính không tách rời: Dịch vụ được sản xuất ra và tiêu dùng đi đồng thời Vìkhách hàng cũng có mặt khi dịch vụ được thực hiện, nên sự tác động qua lại giữangười cung ứng và khách hàng là một tính chất đặc biệt của Marketing dịch vụ.Cả người cung ứng lẫn khách hàng đều ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Tính không ổn định: Các dịch vụ rất không ổn định, vì nó phụ thuộc vàongười thực hiện dịch vụ, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ này.

Tính không lưu giữ được: Không thể lưu giữ dịch vụ được Tính không lưugiữ được của dịch vụ sẽ không thành vấn đề khi mà nhu cầu ổn định, bởi vì cóthể dễ dàng chuẩn bị trước lực lượng nhân viên.” (Philip Kotler, 2003).

3 Hệ thống sản xuất cung ứng dịch vụ

Hệ thống sản xuất cung ứng dịch vụ bao gồm các yếu tố về vật chất và conngười, được tổ chức chặt chẽ theo một hệ thống phối hợp hướng tới khách hàng,nhằm bảo đảm thực hiện quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ một cách cóhiệu quả.

Các yếu tố của hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ:

- Khách hàng: Chính là người tiêu dùng dịch vụ Không có khách hàng sẽkhông có dịch vụ Khách hàng gắn liền với hệ thống và trở thành một yếu tố củahệ thống

- Cơ sở vật chất cần thiết cho việc sản xuất cung ứng dịch vụ như các thiếtbị, nhà, dụng cụ tác động trực tiếp đến dịch vụ Thông thường cơ sở vật chất làmột dấu hiệu vật chất của dịch vụ Thông qua cơ sở vật chất khách hàng có sựnhận thức, đánh giá tốt hơn về dịch vụ.

- Môi trường vật chất: Bao gồm các yếu tố vật chất xung quanh nơi diễn radịch vụ Môi trường vật chất bao gồm hệ thống cơ sở vật chất và những dấu hiệuvật chất khác do yêu cầu của việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Chẳng hạn nhưbố trí phòng, quầy, nội thất, ánh sáng, âm thanh, con người, trang phục…Các đặc

Trang 5

tính vật chất của môi trường được khách hàng quan tâm và đánh giá cao cho chấtlượng, nó coi là một bộ phận của dịch vụ.

Hình 1: Mô hình hệ thống sản xuất cung cấp dịch vụ

Nhân viên giao tiếp dịch vụ là người trực tiếp tạo ra dịch vụ và cung ứngcho khách hàng Trong quá trình cung ứng dịch vụ họ phải tiếp xúc với kháchhàng, thực hiện các giao tiếp cá nhân theo kịch bản dịch vụ của doanh nghiệphoặc có thể phát triển dịch vụ theo hướng cá nhân hoá

Hệ thống tổ chức nội bộ: hệ thống tổ chức nội bộ chi phối quá trình hoạtđộng của cả hệ thống, tác động trực tiếp tới cơ sở vật chất và đội ngũ cung ứngdịch vụ Trung tâm của hệ thống tổ chức là ban giám đốc (Lưu Văn Nghiêm,2001).

II KHÁI NIỆM MARKETING, QUẢN TRỊ MARKETING1 Khái niệm Marketing

“ Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cánhân và tập thể có những giá trị họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra,chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác ” (Philip Kotler,2003)

2 Khái niệm Marketing dịch vụ

Không nhìn thấy

Nhìn thấyTổ

chức nội bộ

Cở sở vật chất

Nhân viên giao tiếp dịch

Khách hàng

Trang 6

“ Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịchvụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thịtrường mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào toànbộ quá trình tổ chức sản xuất cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân phốicác nguồn lực của tổ chức Marketing được duy trì trong sự năng động qua lạigiữa sản phẩm dịch vụ với nhu cầu của người tiêu dùng và những hoạt động củađối thủ cạnh tranh trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêudùng và xã hội.” (Lưu Văn Nghiêm, 2001)

3 Khái niệm Quản trị Marketing

“ Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó,định giá, khuyến mãi, và phân phối hàng hoá, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự traođổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức”(Philip Kotler, 2003)

III PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH MARKETING

Theo phương pháp lập kế hoạch Marketing của Philip Kotler, 2003 baogồm các bước :

Bước I: Tóm lược kế hoạch là trình bày tóm tắt nội dung kế hoạch để banlãnh đạo nắm

Bước II: Hiện trạng Marketing là trình bày những số liệu cơ bản có liênquan về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối.

Bước III: Phân tích cơ hội, mối đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu

Xác định những cơ hội, mối đe dọa, những điểm mạnh, điểm yếu và nhữngvấn đề đang đặt ra cho sản phẩm

Bước IV: Mục tiêu là xác định các chỉ tiêu kế hoạch muốn đạt được vềkhối lượng tiêu thụ, thị phần và lợi nhuận.

Bước V: Chiến lược Marketing là trình bày phương thức marketing tổngquát sẽ sử dụng để đạt được những mục tiêu của kế hoạch.

Bước VI: Chương trình hành động là trả lời các câu hỏi: Phải làm gì? Ai sẽlàm? Chi Phí hết bao nhiêu?

Bước VII: Dự kiến kết quả: Dự báo các kết quả tài chính mong đợi ở kếhoạch đó.

Bước VIII: Kiểm tra: Nêu rõ cách thức theo dõi thực hiện kế hoạch

Trang 7

IV CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP CỦA CÁC SẢN PHẨMDỊCH VỤ

Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố công cụ cùng phát huy tác dụngtheo những mức độ khác nhau do sự chủ động khai thác của doanh nghiệp hướngtới những mục tiêu chiến lược đã được xác định Đó là việc sử dụng một cấutrúc, các chính sách công cụ Marketing dịch vụ, tác động theo một hướng chomột chương trình Marketing Theo yêu cầu của thị trường mục tiêu, các doanhnghiệp thiết lập và duy trì mức độ quan trọng khác nhau đối với từng công cụ tạonên một khung Marketing hỗn hợp của dịch vụ thích ứng với từng thị trườngtrong từng thời gian cụ thể.

Các yếu tố công cụ trong Marketing hỗn hợp dịch vụ được phát triển hoànthiện qua quá trình thực tiễn, bao gồm 7 yếu tố công cụ :

+ Sản phẩm dịch vụ+ Phí dịch vụ

+ Hệ thống phân phối dịch vụ+ Chiêu thị

+ Con người

+ Quá trình dịch vụ+ Dịch vụ khách hàng

Việc thực hiện một chương trình Marketing hỗn hợp là duy trì sự thích nghichiến lược giữa các yếu tố bên trong của công ty với những yêu cầu bắt buộc và bất định của thị trường (Lưu Văn Nghiêm, 2003)

V CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Theo các nhà nghiên cứu này cũng phát hiện thấy có năm yếu tố quyết địnhchất lượng dịch vụ Chúng được xếp thứ tự theo tầm quan trọng được khách hàngđánh giá (theo thang điểm 100 điểm) (Philip Kotler, 2003).

1 Mức độ tin cậy: Khả năng đảm bảo dịch vụ đã hứa hẹn một cách chắcchắn và chính xác (32)

2 Thái độ nhiệt tình: thái độ sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đảm bảo dịchvụ nhanh chóng (22)

3 Sự đảm bảo: trình độ chuyên môn và thái độ nhã nhặn của nhân viên vàkhả năng của họ gây được tín nhiệm và lòng tin (19)

Trang 8

4 Sự thông cảm: thái độ tỏ ra lo lắng, quan tâm đến từng khách hàng (16)5 Yếu tố hữu hình: bề ngoài của các phương tiện vật chất, trang thiết bị conngười và tài liệu thông tin (11)

VI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT

Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếuảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của của dịch vụ trong mối quan hệtương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ.

Hình 2: Mô hình SWOT

Các bước lập ma trận SWOT:

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty về dịch vụ

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty về dịch vụ- Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty về dich vụ

- Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty về dịch vụTrong đó:

1 - Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng nhữngcơ hội bên ngoài Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vịtrí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xuhướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường thì tổ chức sẽ theođuổi chiến lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể ápdụng các chiến lược SO

2 - Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tậndụng những cơ hội bên ngoài.

3 - Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi haygiảm đi những ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài.

Trang 9

- Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểmyếu bên trong và tránh những mối đe doạ của môi trường bên ngoài (Hoàng LệChi, 2004)

VII CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

1 Phương pháp đường thẳng thống kê

Sử dụng phương trình đường thẳng sau:

Yc = aX + b

Các hệ số a, b được tính như sau:

a =

; b=

Trong đó: X: thứ tự thời gian, điều kiện X 0

Y: Số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứn: Số lượng các số liệu có được trong quá khứYc: Lượng nhu cầu dự báo trong tương lai

2 Phương pháp đường thẳng bình phương bé nhất

Sử dụng phương trình đường thẳng sau:

Yc = aX + b

Các hệ số a, b được tính như sau:

a =

 

3 Dự báo theo khuynh hướng có xét đến biến động thời vụ

- Dự báo Yc theo phương pháp đường khuynh hướng- Tính chỉ số thời vụ Is

Is = yoyi

Trang 10

Trong đó :

Is – Chỉ số thời vụ

yi- Số bình quân của các tháng cùng tên

yo- Số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số

- Nhu cầu dự báo có xét đến biến động thời vụ

Ys = Is x Yc

4 Dự báo trên cơ sở đường hồi quy tương quan tuyến tính

Phương trình dự báo:Yc= ax + b

Trong đó:

Yc: Lượng nhu cầu dự báo

x: Biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng đến Yc)a,b – Các hệ số của phương trình

Các hệ số được tính như sau:

; y =

a = 2  2

b= y -ax

Trang 11

Năm 1993 Bưu điện tỉnh Cần Thơ được tách ra từ Bưu điện tỉnh HậuGiang, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, tách tỉnh Hậu Giang thành 2tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 8 phânđịnh địa giới hành chánh tỉnh Cần Thơ bao gồm các huyện Thốt Nốt, Ô Môn,Châu Thành, Long Mỹ, Vị Thanh, Phụng Hiệp và Thành phố Cần Thơ

Năm 2004 Bưu điện thành phố Cần Thơ được tách ra từ Bưu điện tỉnh CầnThơ căn cứ quyết định số 550/QĐ-TCTB ngày 21-12-2004 của Hội đồng quản trịTổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, tiền thân là từ công ty Bưuchính và công ty Phát hành báo chí trực thuộc Bưu điện tỉnh Cần Thơ cũ

Hiện nay, Bưu điện thành phố có mạng lưới phục vụ rộng lớn với 324 điểmtrên toàn thành phố trong đó có 3 bưu cục cấp 1, 4 bưu cục cấp 2, 39 bưu cục cấp3 và 224 đại lý bưu điện.

Năm 2005, Bưu điện thành phố Cần Thơ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụkế hoạch được giao và là 1 đơn vị dẫn đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh cólãi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong ngành Bưu Chính Viễn Thông

II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1 Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác mạng Bưu chính công cộng trênđịa bàn thành phố để cung cấp dịch vụ Bưu chính;

2 Kinh doanh dịch vụ Bưu chính trên địa bàn thành phố và cung cấp dịchvụ Bưu chính công ích theo quy định của pháp luật

3 Cung cấp dịch vụ viễn thông, tin học cho người sử dụng trên địa bànthành phố thông qua hình thức đại lý đặc biệt cho các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ viễn thông, tin học theo quy định của pháp luật

Trang 12

4 Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được VNPT group chophép và phù hợp với quy định của pháp luật.

III CÁC DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ CUNG CẤP

Là một nhà chuyên nghiệp phục vụ các dịch vụ Bưu chính: Chuyển phátnhanh (EMS), Bưu phẩm không địa chỉ, Phát hàng thu tiền (COD), Điện hoa,Chuyển quà tặng…

Dịch vụ Datapost, Dịch vụ Tài chính Bưu Chính (Chuyển tiền, Tiết kiệmBưu Điện), Phát hành báo chí, Đại lý Viễn Thông

Dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS) : là dịch vụ nhận gửi, vận chuyển vàphát các loại thư, tài liệu, vật phẩm hàng hoá theo chỉ tiêu thời gian do TổngCông Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam công bố trước Với hệ thống truy tìmvà định vị Bưu phẩm EMS sẽ giúp khách hàng tra cứu thông tin đầy đủ về bưuphẩm mà khách hàng gửi Hiện nay Bưu điện thành phố Cần Thơ chấp nhận dịchvụ chuyển phát nhanh EMS đi 64 tỉnh thành trong cả nước và các nước trên thếgiới với thời gian ngắn nhất.

Dịch vụ Bưu chính uỷ thác: Khách hàng thỏa thuận và uỷ quyền cho Bưuđiện một phần hoặc toàn bộ việc nhận gửi, vận chuyển và phát các loại hàng hóavới yêu cầu về địa điểm, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận và yêu cầukhác của người gửi.

Dịch vụ Bưu phẩm Không địa chỉ: Là dịch vụ nhận, chuyển phát các bưuphẩm, trong đó người gửi không ấn định chi tiết địa chỉ người nhận mà chỉ ấnđịnh đối tượng khách hàng và khu vực phát Bưu điện TP Cần Thơ có lực lượngPhát hành viên Phát hành báo chí, lực lượng Bưu tá chuyên lĩnh vực phát báo, tạpchí, thư thường, ghi số, các loại bưu gửi …Đảm bảo phát bưu phẩm không địachỉ (tờ rơi, bướm quảng cáo) đến đúng đối tượng khách hàng

Dịch vụ Phát trong ngày (PTN): Là dịch vụ nhận gửi và vận chuyển thư, tàiliệu, vật phẩm, hàng hoá đến địa chỉ người nhận trong cùng ngày gửi hoặc pháttheo thời gian thoả thuận của người gửi.

Dịch vụ chuyển quà tặng: Là dịch vụ mà người uỷ thác cho Bưu điện mangquà hoặc mua quà để chuyển phát đến người nhận dịp các ngày lễ, ngày hội,ngày kỷ niệm.

Trang 13

Dịch vụ Phát hàng thu tiền (COD): Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nàycùng với các dịch vụ Bưu chính khác như: Bưu phẩm ghi số, Bưu kiện, Bưuchính uỷ thác, Chuyển phát nhanh (EMS), Phát trong ngày (PTN)… để chuyển,phát bưu gửi COD (hàng hóa) cho người nhận và uỷ thác cho Bưu điện thu hộmột khoản tiền của người nhận và chuyển trả khoản tiền đó cho người gửi.

Phát hành báo chí: Phát hành báo chí là dịch vụ tổ chức đặt mua, bán lẻ vàchuyển phát “Báo chí in” xuất bản trong nước, và báo chí nước ngoài nhập khẩuvào Việt Nam của VNPT Group từ nơi cung cấp báo chí đến khách hàng Quíkhách đặt mua báo chí với hình thức dài hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tại các Bưucục hoặc thông qua phát hành viên BĐTPCT có lực lượng Phát hành viên phátbáo tận nhà.

Dịch vụ Datapost: là dịch vụ lai ghép giữa Bưu chính, Viễn thông và Tinhọc giúp cho người gửi có thể gửi hàng vạn hay triệu bức thư có nội dung giốngnhau hoặc khác nhau cùng một lúc cho những khách hàng của mình ở các địa chỉkhách nhau Trung tâm Datapost nhận thông tin từ người gửi dưới dạng dữ liệurồi xử lý, in ấn, lồng phong bì và chuyển phát theo chu trình tự động, khép kínvà nhanh chóng đảm bảo an toàn, bí mật thông tin.

Dịch vụ Bưu chính Tài chính:

+ Dịch vụ chuyển tiền: là dịch vụ nhận gửi, chuyển và trả tiền thông quamạng lưới Bưu chính- Viễn thông công cộng Bưu điện TP Cần Thơ có dịch vụchuyển tiền tới người nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam với các loại hình chuyểntiền như : Thư chuyển tiền (TCT), Chuyển Tiền Nhanh (CTN), Điện chuyển Tiền(ĐCT), Điện Hoa và Ngân Phiếu Quốc Tế (Moneygram).

+ Dịch vụ Tiết Kiệm Bưu điện: Tiết kiệm Bưu điện là hình thức huyđộng mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân Tiết kiệm Bưu Điệncó nhiều loại hình gửi tiết kiệm: Có kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng …Tiết kiệm gửi góp,gửi có kỳ hạn rút từng phần.

+ Tài khoản tiết kiệm cá nhân: là hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, chophép khách hàng gửi, rút và chuyển tiền theo yêu cầu tại bất kỳ Bưu cục nào cómở dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, ngoài ra chủ tài khoản còn được dùng tài khoảntiết kiệm Bưu điện cá nhân để nhận lương, thanh toán cá nhân…

Trang 14

IV CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ1 Sơ đồ tổ chức (xem trang 15)

2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban2.1 Ban giám đốc

Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện mối quan hệgiao dịch, ký kết hợp đồng Chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người quyếtđịnh tổ chức bộ máy quản lý và phương hướng hoạt động kinh doanh của côngty.

Phó giám đốc: Là người giúp cho Giám đốc về mặt tổ chức, điều phối nhânsự, quản lý nhân sự và quản lý hành chính Tham gia tổ chức công tác đối nội vàđối ngoại của Công ty Kết hợp với Kế toán trưởng giám sát công tác hạch toán,thống kê báo cáo của Công ty.

2.2 Phòng Tổ chức - Hành chính

Chức năng tổ chức: nghiên cứu và tham mưu cho giám đốc về việc xâydựng các nguyên tắc quản lý phù hợp đồng bộ trong toàn hệ thống cơ cấu quảntrị của công ty, phát huy tích cực trình độ của từng người lao động để hoàn thànhcác yêu cầu mục tiêu kế hoạch Cụ thể như sau:

◦ Xây dựng bộ máy quản lý và bộ máy kinh doanh - dịch vụ ◦ Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn các chức danh

◦ Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về năng lực, trình độ, có phẩmchất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức

Chức năng hành chính: Tham mưu cho giám đốc thực hiện chức năng hànhchính, các quyết định điều hành quản lý nhằm chỉ đạo vận hành cơ cấu nội bộcông ty một cách có hiệu quả nhất Cụ thể:

◦ Ban hành các quyết định, mệnh lệnh hành chính, kiểm tra theo dõi quátrình thực hiện nhằm đảm bảo tính hiệu lực của các quyết định này

◦ Quản trị hành chánh văn phòng, thanh tra, pháp chế, các nội qui sinh hoạt,các qui định về phòng chống cháy nổ, an toàn trật tự và công tác quản lý hồ sơvăn bản

Trang 15

Hình 3: Sơ đầu cơ cấu tổ chức BĐTPCT Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh

BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

PHÒNG KTTK-TC

PHÒNG KH-ĐT

PHÒNG TC-HC

PHÒNG TT BÁN HÀNG

PHÒNG NGHIỆP VỤ

PHÒNG TỔNG HỢP

BƯU ĐIỆN HỆ I

BƯU ĐIỆN HUYỆN

CỜ ĐỎ

BƯU ĐIỆN HUYỆN PHONG

ĐIỀN

BƯU ĐIỆN HUYỆN

THỐT NỐT

BƯU ĐIỆN HUYỆN

VĨNH THẠNH

BƯU ĐIỆN QUẬN Ô MÔN

BƯU ĐIỆN QUẬN

BÌNH THUỶ

BƯU ĐIỆN QUẬN

CÁI RĂNG

TRUNGTÂM BƯU ĐIỆN NINH KIỀU

TRUNGTÂM PHBC

TRUNGTÂM KHAI THÁC VÀ VC

Trang 16

2.3 Phòng Kế toán Tài chính

Có nhiệm vụ giúp Ban Giám Đốc quản lý toàn bộ hàng hoá, tài sản, vốncủa công ty Nhiệm vụ cụ thể là : chấp hành các chế độ nguyên tác quản lý vàtổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán định kỳ; tổ chức phân tích hoạtđộng kinh tế theo yêu cầu của cấp trên; theo dõi phản ánh chính xác hoạt độngcủa vốn, nguồn vốn theo chế độ hiện hành; thực hiện đúng chế độ nộp ngân sáchtheo quy định của Nhà nước, thường xuyên thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tratài chính

Cung cấp đầy đủ và kịp thời tiền vốn theo kế hoạch cũng như các yêu cầu đột xuất được giám đốc quyết định.

2.4 Phòng Kế hoạch - Đầu tư

Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ về công tác xây dựng cơ bản của toàn công tynhư: xây dựng mới, sửa chữa máy móc thiết bị nhằm nâng cao kỹ thuật, hàngnăm lập bản dự trù xây dựng cơ bản, quản lý việc ký kết hợp đồng, luận chứngkinh tế kỹ thuật đúng theo quy định của Nhà Nước, hoạch định ra nhiệm vụ đểthực hiện các kế hoạch đề ra, thay đổi máy móc thiết bị để nâng cao chất lượngdịch vụ.

Xây dựng các chiến lược cho công ty, lập kế hoạch hằng năm, phân bổ vàquản lý việc thực hiện các chỉ tiêu giao cho các đơn vị sản xuất.

2.5 Phòng Tổng Hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình tổng

thể doanh nghiệp, đề xuất các phương án hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất Xâydựng các kế hoạch khen thưởng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn cháy nổ

Trang 17

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing, kế hoạch marketing cấp công ty, cấp các dịch vụ

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiếp thị

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban cho thấyCơ cấu tổ chức theo dạng cơ cấu chức năng.

Điều này tạo ra sự thuận lợi trong quản lý, các đơn vị cơ sở có sự tự chủ caotrong việc điều hành và quản lý Các phòng ban bộ quản lý luôn kết hơp điềuhành hướng dẫn các đơn vị sản xuất phối hợp trong sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên trong quá trình thực tế tại đơn vị, tôi thấy có sự chưa phối hợp tốtgiữa trung tâm phát hành báo chí và trung tâm khai thác vận chuyển trong việckhai thác và vận chuyển các sản phẩm của Bưu Điện Ngoài ra theo tôi, bộ phậnchăm sóc khách hàng nên thành lập thành trung tâm riêng

4 Kết cấu và trình độ nhân sự

4.1 Phân tích theo hợp đồng lao động

Bảng 1: Phân tích theo hợp đồng lao động

Phân tích theoHĐLĐ

TổngsốHĐ 1

năm trở lên

HĐ thời vụILao động thực hiện năm 2005

1 Lao động có mặt đến 01/01/2005 332 51 383

4 Lao động có mặt đến 31/12/2005 354 56 410

IIKế hoạch sử dụng lao động năm 2006

3 Tổng lao động dự kiến có mặt đến 31/12/2006 412 59 471Nguồn : Phòng Tổ chức – Hành chính, 2006

Trang 18

Điều này cho thấy bưu điện thành phố đang mở rộng hoạt động nên nhu cầu nhânsự là rất lớn.

Lao động không có hợp đồng năm 2005 tuyển dụng thêm 7 người và giảm 2người như vậy tăng 5 người, tăng 9,8% so với năm 2004 Dự kiến năm 2006 tăng3 người so năm 2005 Điều thấy rằng lực lượng không có hợp đồng vẫn gắn bóvới công ty, không có sự thay đổi chỗ làm việc, từ đó làm cho các hoạt động donhân công không có hợp đồng đảm trách được ổn định

4.2 Phân tích thao kết cấu trình độ đối với lao động có hợp đồng laođộng từ 01 năm trở lên

Bảng 2: Phân tích kết cấu nhân sự

Phân tích kết cấu trình độ

học Cao Đẳng Trungcấp Côngnhân

Đào tạo tạichỗ

ILao động thực hiện năm 2005

1 Lao động có mặt đến 01/01/2005 84 40 168 40 332

4 Lao động có mặt đến 31/12/2005 96 1 44 172 41 354

IIKH sử dụng lao động năm 2006

Đào tạohọc đẳng Cấp nhân Tại chỗ

ILao động thực hiện năm 2005

IIKH sử dụng LĐ năm 2006

3 LĐ dự kiến có mặt cuối 2006 27 1 12 49 11 100Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2006

Trang 19

Qua bảng 2 và bảng 3 cho thấy:

Năm 2005 trình độ đại học là 96 người chiếm 27% tổng số nhân sự và tănghơn năm 2004 là 12 người, về cơ cấu tăng 2% Năm 2006 dự kiến tuyển dụngthêm 15 người, chiếm 23% tổng số nhân sự tuyển dụng thêm Điều này cho thấy,Bưu điện thành phố đang tích cực xây dựng lực lượng nhân sự có trình độ cao đểđáp ứng tình hình mới

Về lực lượng công nhân chiếm 50% tổng số nhân sự của công ty Năm2006 dự kiến tăng thêm 30 người chiếm khoảng 50% tổng số nhân sự mới tuyển.Cho thấy được bộ phận sản xuất chiếm vị trí quan trọng Điều này chứng tỏ Bưuđiện thành phố đang mở rộng và khai thác các dịch vụ mới nên phải đòi hỏi lựclượng lớn về công nhân

4.3 Phân tích kết cấu trình độ nhân sự tại thời điểm 03/2006

Bảng 4: Kết cấu trình độ nhân sự của BĐTPCT tính đến 1/03/2006

Chỉ tiêu

Văn phòngCác đơn vị sản xuấtTổng

Đại học 46 75,41 56 18,42 102 27,95

Chưa qua đào tạo 5 8,20 35 11,51 40 10,96

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2006Qua bảng số liệu ta thấy:

+ Lực lượng nhân sự chủ yếu đã qua đào tạo, tổng số là 323 chiếm 88,49%cơ cấu nhân sự Cụ thể, về lực lượng có trình độ đại học là 102 người chiếm27,9% cơ cấu; về trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 13,4%; và trình độ sơ cấpchủ yếu là công nhân khai thác và giao dịch dịch viên có 172 người chiếm 47%.

+ Như vậy thấy rõ trình độ của nhân sự BĐTPCT là khá tốt, hầu hết đều đãđược đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ Bên cạnh đó, khối quản lý cótrình độ đại học, đều này giúp BĐTPCT có thể tiếp cận với những sự thay đổinhanh chóng về công nghệ trong khai thác Bưu chính hiện đại, nghiên cứu vàđưa vào ứng dụng nhằm tạo ra những bước đột phá trong khai thác các nghiệp vụBưu chính - Viễn Thông Đồng thời có thể vạch ra những bước đi đúng hướngcho các giai đoạn tiếp theo

Trang 20

V CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VIÊN1 Mức lương bình quân hằng năm

Thu nhập bình quân năm 2005 là 2.713.000 đồng/người/tháng

Đây mức thu nhập khá cao so các năm chưa chia tách Điều này giúp cán bộcông nhân viên BĐTPCT đảm bảo được đời sống, an tâm công tác

2 Chính sách đào tạo

Hằng năm BĐTPCTđều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị chocán bộ công nhân viên trong công ty Hiện tại Bưu điện phối hợp với Hoc việnBưu chính mở các lớp đào tạo trình độ chuyên môn về Bưu chính cho các cán bộtại Cần Thơ Hằng năm thì mỗi cán bộ công nhiên viên trong BĐTPCT trungbình mỗi người một lần được dự các khoá học để nâng cao trình độ về chuyênmôn và chính trị

Để đáp ứng nhu cầu nhân sự có chất lượng BĐTPCT không chỉ đào tạonguồn nhân lực tại chỗ mà còn xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực trẻcó trình độ chuyên môn, được đào tạo tốt

3 Các chính sách khác

BĐTPCT cùng Ban chấp hành công đoàn cơ sở chăm lo tốt đến đời sốngtinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, cụ thể như tổ chức các ngày lễ8/3, Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung Thu, Tết Cổ truyền và các ngày nghỉ lễ theo quiđịnh của Nhà nước Công ty cũng có các chế độ cho nhân sự như bảo hiểm laođộng, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép theo các qui định hiện hành của Luật Laođộng Việt Nam và công tác lao động phòng cháy chữa cháy,…

BĐTPCT có các biện pháp khen thưởng, kỉ luật áp dụng cho từng bộ phận,có những qui định chung do công ty đặt ra như tác phong làm việc, giờ giấc làmviệc, nghỉ ngơi,…

Đối với việc hiếu hỷ, tang gia, sinh nhật,… BĐTPCT đã xây dựng đượcmột số chính sách nhằm chia sẻ cùng các anh chị em, tạo mối quan hệ thân thiệnđể anh chị em có thể xem BĐTPCT như ngôi nhà thứ hai của mình.

VI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ 2003-2005

Qua bảng số liệu 5 và 6 (trang 21) cho thấy:

Doanh thu thực hiện của đơn vị tăng mạnh qua các năm Năm 2003 tăng19,86% so với năm 2002, Năm 2004 tăng 18,64% so với năm 2003, Năm 2005

Trang 21

tăng 109,62% so với năm 2004 Sở dĩ có sự tăng đột biến vào năm 2005 là doDoanh thu bán thẻ được tính vào hạch toán vào doanh thu của BĐTPCT.

Doanh thu thực hiện đều vượt kế hoạch doanh thu đề ra Cụ thể: năm 2002vượt kế hoạch 7,22%, Năm 2003 vượt kế hoạch 4,4%, Năm 2004 vượt mức kếhoạch là 1,82% Năm 2005 vượt kế hoạch 22%.

Về tình hình chi phí: chi phí qua các năm liên tục tăng nhưng so với kếhoạch đề ra ở các năm đều tiết kiệm.

Về lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận qua các năm đều tăng nhanh, bên cạnh đóđều vượt kế hoạch đề ra, từ đó ta thấy được Bưu điện thành phố là một đơn vịhoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Về năng suất lao động bình quân: liên tục tăng qua các năm Cụ thể năm2005 tăng 7,09% so với năm 2004; năm 2004 tăng 8,39% so với năm 2003; năm2003 tăng 15,32% so với năm 2002 Như vậy, ta thấy rõ năng suất lao động tăngđiều chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực ngày càng tốt hơn

Trang 22

Bảng 5: Tình hình hoạt động kinh doanh của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch2003/2002

Chênh lệch2004/2003

Chênh lệch2005/2004

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư , 2006

Bảng 6: Tình hình thực hiện, kế hoạch các chỉ tiêu của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ

Chênh lệch KH/TH

Chênh lệch KH/TH

LNTT 12.650 13.650 1.000 7,91 14.900 15.700 800 5,37 14.826 26.494 11.668 78,7Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư , 2006

Ghi chú: DT: Doanh thu; CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh;

LNTT: Lợi nhuận trước thuế; NSLĐBQ: Năng suất lao động bình quân

Trang 23

VII GIỚI THIỆU CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐCẦN THƠ

1 Những quan điểm phát triển của Bưu Điện Thành phố Cần Thơ tronggiai đoạn 2006-2010

Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng dịch vụ, mạng lưới thông tin hiện đại,trọng tâm là việc phát triển công nghệ thông tin.

Phát huy nguồn nội lực, lấy hợp tác làm đòn bẩy phát triển.Nhân tố con người quyết định tính phát triển bền vữngVề cụ thể:

- Phát triển mạng lưới bưu chính

+ Bố cục hợp lý, trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến+ Quản lý khoa học

+ Có khả năng vận chuyển nhanh, an toàn+ Cơ giới hoá tự động hóa khâu tác nghiệp.+ Điện tử, tin học hoá khâu kinh doanh nghiệp vụ+ Vi tính hóa khâu quản lý

+ Đa dạng hóa các phương thức phục vụ

- Phát triển nhanh, đa dạng hóa các dịch vụ Bưu Chính trên cơ sở hạ tầngmạng lưới thông tin tiên tiến hiện đại

- Thực hiện dịch vụ hướng về thị trường

- Điều chỉnh cơ cấu dịch vụ, hình thành hệ thống Bưu chính đa dạng- Chú trọng phát triển dịch vụ tài chính Bưu Điện.

- Tích cực phổ biến hình thức đại lý, điểm phục vụ

- Về giá cước: Thực hiện chủ trương tổng công ty, giá cước phải từ thấphơn hoặc tương đương với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn

2 Những điểm mạnh và điểm yếu của Bưu Điện Thành Phố Cần ThơNhững điểm mạnh chủ yếu của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ

- Mạng lưới bưu cục phân bố rộng, mức độ bao phủ thị trường lớn- Năng lực tài chính mạnh

- Thương hiệu về hình ảnh in sâu vào khách hàng

- Nhiều kinh nghiệm và chuyên môn quản lý mạng lưới Bưu Chính- Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật tốt

- Đội ngũ nhân viên được đào tào tốt về nghiệp vụ

Trang 24

- Có chiến lược đào tạo nhân sự dài hạn

Những điểm yếu chủ yếu của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ

- Định vị từng loại dịch vụ yếu Thương hiệu về từng dịch vụ chưa phổ biến- Thiếu lực lượng chuyên môn về Marketing cho từng dịch vụ

- Thói quen trì trệ ở một số bộ phận nhân viên

- Khai thác thủ công ở một số dịch vụ Bưu chính: dẫn đến năng suất thấp,chi phí cao

- Khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại do nhânviên ở các bộ phận sản xuất không tiếp thu kịp dẫn đến hiệu quả chưa cao

- Việc đầu tư các công nghệ Bưu chính hiện đại gặp khó khăn do thiếunguồn nhân lực kỹ thuật cao

- Việc xác định mức lời, lỗ của từng dịch vụ chưa được xác định dẫn đếnkhó khăn trong việc xây dựng các chiến lược cho từng nhóm dịch vụ

3 Giới thiệu các chiến lược của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn2006 – 2010

- Chiến lược định vị và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.- Chiến lược xây dựng định vị sản phẩm.

- Chiến lược phát triển sản phẩm.- Chiến lược phát triển thị trường.- Chiến lược đa dạng hóa.

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

- Chiến lược xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới phục vụ

(Được trích từ Chiến lược kinh doanh của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giaiđoạn 2006-2010)

Trang 25

Hiện tại, dịch vụ chuyển tiền trong nước có ba hình thức cơ bản để kháchhàng có thể sử dựng:

- Thư chuyển tiền là dịch vụ chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền đượcBưu điện chuyển đi bằng đường thư.

- Điện chuyển tiền là hình thức chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền đượcBưu điện chuyển đi bằng đường điện báo.

- Chuyển tiền nhanh là dịch vụ chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền đượcBưu điện chuyển đi bằng phương thức điện thức.

Trong các hình thức trên của dịch vụ chuyển tiền trong nước thì dịch vụđiện chuyển tiền cung cấp cho khách hàng vừa có thể chuyển tiền và vừa có thểchuyển kèm quà tặng (trị giá không quá 5 triệu) với tiền.

Ngoài ra dịch vụ chuyển tiền của BĐTPCT còn có các dịch vụ cộng thêmđể khách hàng lựa chọn sử dụng rất thuận tiện.

- Nhận tiền tại địa chỉ là dịch vụ Bưu điện nhận gửi tiền tại địa chỉ củangười gửi tiền.

- Trả tiền tại địa chỉ là dịch vụ Bưu điện trả tiền tại địa chỉ của người nhậntiền.

- Thư báo trả là dịch vụ Bưu Điện thông báo bằng thư cho người gửi biết đãtrả tiền cho người nhận.

- Điện báo trả là dịch vụ Bưu điện thông báo bằng điện báo cho người gửibiết đã trả tiền cho người nhận.

- Trả tận tay là dịch vụ Bưu điện phát giấy mời và trả tiền đích danh chongười được người gửi chỉ định nhận tiền.

Trang 26

- Lưu ký là dịch vụ Bưu điện giữ lại phiếu chuyển tiền và giấy mời tại Bưucục trả tiền để người nhận chủ động đến nhận tiền.

Như vậy, khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền thì sẽ dễ dàng đến các bưucục, các điểm giao dịch của Bưu điện để sử dụng dịch vụ hoặc có thể ở tại nhànếu sử dụng dịch vụ nhận tiền tại nhà Khách hàng dễ dàng lựa chọn và sử dụngcác hình thức, các dịch vụ cộng thêm của dịch vụ chuyển tiền trong nước củaBĐTPCT cung cấp Để có thể hiểu sâu về qui trình nghiệp vụ, những lợi thế,những mặt hạn chế thì phải xem kỹ phần phân tích điểm mạnh, điểm yếu củadịch vụ chuyển tiền trong nước

II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING CỦA DỊCH VỤ CHUYỂNTIỀN CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đây là phần rất quan trọng, giúp cho chúng ta đánh giá được thực trạngmarketing của dịch vụ chuyển tiền trong nước.

Ở phần tổng quan về thị trường sẽ giúp cho chúng ta nắm được tình hình cơbản của thị trường, nắm bắt được thị trường mục tiêu của dịch vụ chuyển tiền củaBĐTPCT cung cấp, bên cạnh đó cho chúng ta nắm bắt được nhóm khách hàngchủ yếu

Phần phân tích tình hình biến động về lượng, cơ câu của lượng tiền gửi,lượng cước và lượng tiền chuyển trả theo từng hình thức dịch vụ vạch rõ chu kỳbiến động trong năm, tháng nào là tháng có lượng tiền gửi, lượng cước cao nhất,tháng nào sẽ là thấp nhất Ngoài ra nó còn chỉ rõ những xu hướng biến độngtrong thời gian tới của từng loại hình dịch vụ Điều này có ý nghĩa trong việc sắpxếp, điều chỉnh, bố trí nhân sự để có thể phục vụ một cách tốt trong những thángcao điểm, cũng là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp marketing điều tiết lượngtiền gửi, lượng cước giữa các tháng, cũng là cơ sở để xây dựng các mục tiêu vàxây dựng các chiến lược marketing phù hợp

Phần phân tích sự biến động, cơ cấu tiền gửi, cước trên từng địa bàn cụ thểcủa TPCT sẽ cho chúng ta thấy rõ tốc độ phát triển của từng thị trường, thịtrường nào là thị trường chiếm tỷ trọng lớn về lượng tiền gửi, lượng cước Đây làcơ sở để để xác định các thị trường mục tiêu, chủ yếu và là cơ sở để xác địnhdành những nguồn lực nào, các phương thức để phát triển trên các thị trường Đểnắm rõ những vấn đề trên, chúng ta đi vào nội dung cụ thể.

Trang 27

1 Tổng quan về thị trường chuyển tiền

1.1 Tình hình tổng quát về thị trường chuyển tiền

Hiện tại, ta có thể phân chia thị trường chuyển tiền tại thành phố Cần Thơtheo các tiêu chí: theo đối tượng chuyển tiền, theo phương thức chuyển tiền.

- Theo tiêu chí các đối tượng:+ Cá nhân chuyển cho cá nhân+ Tổ chức chuyển cho tổ chức

+ Tổ chức chuyển cho cá nhân và ngược lại- Theo tiêu chí phương thức chuyển nhận

+ Chuyển tiền mặt vào tài khoản

+ Chuyển bằng tiền mặt và nhận bằng tiền mặt+ Chuyển từ tài khoản đến tài khoản

+ Chuyển từ tài khoản và nhận tiền mặt

- Hiện tại khách hàng có thể chuyển tiền ở các ngân hàng, ở Bưu Điện, ởcác công ty vận chuyển xe khách.

- Thị trường chuyển tiền hiện tại của Bưu Điện là thị trường chuyển vànhận tiền mặt giữa cá nhân và cá nhân, đây chỉ là một mảng thị trường rất nhỏ.Theo như phòng Kế hoạch Đầu tư ước tính qui mô thị trường chuyển tiền mặtgiữa các nhân vào khoảng 190 tỷ đồng Hiện tại thì tổng lượng tiền gửi qua Bưuđiện ước tính chiếm 90% qui mô của thị trường chuyển tiền mặt cá nhân Trongnhững năm qua tốc độ phát triển tương đối cao trung bình tăng 10% năm Dựkiến thì tốc độ tăng trưởng của thị trường tăng nhanh trong những năm tới; năm2006-2007 dự kiến tốc độ tăng trưởng của thị trường vào khoảng 14-15%, năm2008-2010 dự kiến tốc độ phát triển trên 20% Với tốc độ phát triển nhanh, dựkiến đến cuối năm 2010 thì qui mô thị trường chuyển tiền cá nhân bằng tiền mặtcó thể gấp đôi so với năm 2005.

- Thị trường trên phát triển nhanh nhờ vào sự phát triển kinh tế thành phốvới những ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển rất cao thu hút nhiều lao động.thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, những điều này làm cho thị trườngnày phát triển nhanh Sự phát triển và tăng nhanh qui mô thị trường chuyển tiềncá nhân dẫn đến các ngân hàng sẽ tăng cường cạnh trạnh trên thị trường này Mặckhác khách hàng bắt đầu sử dụng tài khoản cá nhân, các thẻ rút tiền tự động, để

Trang 28

chuyển tiền qua tài khoản hoặc từ tài khoản để người nhận nhận tiền mặt làmgiảm sự tăng trưởng cho thị trường chuyển tiền mặt cá nhân.

1.2 Mức độ nhận biết về dịch vụ chuyển tiền của BĐTPCT

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu cho thấy: Theo kết quả điều tra vào tháng 02/2006 trên 2000 người được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn quận Ninh Kiều do lực lượng tiếp thị của BĐTPCT tiến hành thì kết quả như sau:

- Nhận biết về hình ảnh công ty : 100 %

- Về nhận biết về dịch vụ chuyển tiền chỉ có 45 % biết BĐTPCT có cungcấp dịch vụ chuyển tiền Trong đó có 18 % biết đến các dịch vụ giá trị công thêmcủa dịch vụ chuyển tiền Số người nhận biết được dịch vụ trên là do họ đã từngsử dụng dịch vụ.

Qua kết quả trên cho thấy được rõ ràng:

Mức độ nhận biết về hình ảnh công ty là rất cao Tuy nhiên về mức độ nhậnbiết về dịch vụ chuyển tiền trên địa bàn quận Ninh Kiều là quá thấp mặc dù đâylà thị trường chủ yếu Do đó, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền quảngbá tăng mức nhận biết của người dân về dịch vụ chuyển tiền Bên cạnh đó cầnphải thực hiện các biện pháp nhằm làm cho các khách hàng thấy rõ được nhữngưu điểm nổi bật của dịch vụ như ưu thế về mạng lưới, mức độ an toàn, khả năngsử dụng linh hoạt các hình thức gửi tiền và các dịch vụ cộng thêm

2 Phân tích chuỗi biến động thời gian của lượng tiền gửi, lượng tiền trả,lượng cước theo các hình thức dịch vụ chuyển tiền

2.1 Tình tổng hợp về dịch vụ

2.1.1 Tổng hợp tình hình biến động lượng tiền gởi và tiền trả

Qua hình 4 (trang 29) cho thấy:

Sự biến động tiền gửi và tiền trả có tính chất chu kỳ lập lại Qua các năm thìxu hướng tiền gửi và tiền trả đang tăng lên Các tháng năm 2005 hầu như đều caohơn so với năm 2004

Lượng tiền gửi và tiền trả thường nhiều nhất vào tháng 1 và giảm rất nhanhvào tháng 2, sau đó có sự tăng lên ở tháng 3, từ tháng 7,8 thì lượng tiền gửi bắtđầu tăng nhanh và đạt rất cao vào tháng 12 Lượng tiền gửi và trả tăng vào cáctháng trên là chủ yếu vào những tháng cuối năm hoặc các dịp lễ tết thì lượng tiềngửi về cho gia đình, bạn bè hoặc thanh toán tăng lên.

Trang 29

Ta thấy lượng tiền trả luôn lớn hơn lượng tiền gửi và xu hướng độ chênhlệch của lượng tiền trả và lượng tiền gửi giảm hơn.

Hình 4 : Tình hình biến động tiền gửi và tiền trảNguồn: được vẽ từ bảng 24 phần phụ lục

Nắm được qui luật biến động lượng tiền gửi và tiền trả ta có thể sắp xếpđiều tiết nhân sự vào các tháng cao điểm Không chỉ vậy mà chúng ta còn có thểcó những biện pháp hành động cho phù hợp với chu kỳ biến động

2.1.2 Tổng hợp tình hình biến động của cước (doanh thu)

Qua hình 5 (trang 27) cho thấy:

Cước phí của dịch vụ chuyển tiền biến động tăng giảm theo chu kỳ lập lại.Biến động cũng theo chu kỳ biến động lượng tiền gửi.

Lượng cước thường tăng mạnh vào tháng 1 và những tháng cuối năm dolượng tiền gởi tăng Và đỉnh điểm là các tháng 1,11,12

Qua đồ thị ta thấy lượng cước đang tăng lên, chu kỳ sau cao hơn chu kỳtrước Ví dụ Tháng 1 năm 2005 tăng hơn tháng 1 năm 2004 là 32,49 triệu đồngtức là tăng 22,33% Tháng 1 năm 2006 tăng hơn tháng 1 năm 2004 là 17,41 triệuđồng tức tăng 9,8%.

Độ chênh lệch cước giữa tháng 1 và tháng 2 qua các năm ngày càng lớn.Lượng cước đạt cao nhất vào tháng 1 năm 2006 với mức tổng cước 195,37 triệu

Trang 30

đồng Sau đó giảm mạnh ở tháng 2 Tuy nhiên xét về cả quí I năm 2006 vẫn caohơn quí I năm 2005 và năm 2004

Triệu đồng

Hình 5 : Tổng hợp tình hình biến động cướcNguồn: được vẽ từ bảng 24 phần phụ lục

2.2 Tình hình biến động TCT

2.2.1 Tổng hợp tình hình biến động tiền gởi, tiền trả của TCT

Qua hình 6 (trang 30) cho thấy:

Lượng tiền gửi biến động tăng giảm theo chu kỳ kinh tế lập lại

Và chu kỳ năm sau có xu hướng thấp hơn do lượng tiền gửi các tháng năm2005 hầu hết đều thấp hơn các tháng của năm 2004 Điều này cho thấy dịch vụđang có xu hướng giảm xuống.

Lượng tiền gửi của TCT biến động rất mạnh qua các tháng Dó đó nếu chỉquan sát ở 1 năm thì thấy biến động thất thường Tuy nhiên, sự biến động đó nằmtheo chu kỳ Vào tháng 1 lượng tiền gửi và trả là rất cao, sau đó giảm rất lớn vàotháng 2, sâu đó tăng vào các tháng 3, 4 và lại giảm xuống 6, 7 sau đó là chu kỳtăng dần qua các tháng và đạt đỉnh vào tháng 12

Lượng tiền trả hầu như lúc nào cũng lớn hơn lượng tiền gửi.

Trang 31

Hình 6: Tổng hợp sự biến động của TCTNguồn: được vẽ từ bảng 21 phần phụ lục

2.2.2 Tổng hợp tình hình biến động cước của TCT

30,8 50,6

Triệu đồng

Hình 7: Tổng hợp biến động cước của TCTNguồn: được vẽ từ bảng 21 phần phụ lục

Trang 32

Qua hình 7 (trang 30) cho thấy:

Cước của TCT biến động có tính chất chu kỳ Chu kỳ sau thấp hơn chu kỳtrước Và chu kỳ biến động cước cũng theo chu kỳ biến động lượng tiền gửi củaTCT Cước phí TCT đang có dấu hiệu giảm xuống.

Cước phí cao nhất vào tháng 1 và giảm mạnh vào tháng 2 sau đó có dấuhiệu phục hồi và tăng trở lại 3,4 Sau đó, giảm nhẹ 6,7 và bắt đầu tăng từ tháng 8và đạt đỉnh tháng 12 Trên hình vẽ ta thấy đỉnh điểm đạt được tại tháng 1 năm2005 với cước đến 75,6 triệu sau đó giảm đến mức thấp nhất chỉ còn 27,3 triệu

2.3 Điện chuyển tiền

2.3.1 Tình hình biến động tiền gửi, tiền trả của ĐCT

Triệu đồng

Hình 8 : Tổng hợp tình hình biến động của ĐCTNguồn: được vẽ từ bảng 22 phần phụ lục

Qua hình 8 thể hiện sự biến động về tiền gửi và tiền trả như sau:

+ Tình hình tiền gửi biến động theo tính chất chu kỳ Các chu kỳ sau caohơn chu kỳ trước Lượng tiền gởi của ĐCT đang có dấu hiệu tăng lên Có sự tănggiảm rất lớn vào giai đoạn tháng 12 của năm trước và tháng 1,2 của năm sau.Lượng tiền gửi đạt mức cao nhất và tháng 1 năm 2006 với 1,572 tỷ đồng.

+ Tình hình biến động của lượng tiền trả của ĐCT biến động phức tạp.Lượng tiền trả có tính chất biến động tương đối ổn định theo tính chu kỳ trong

Trang 33

khoảng thời gian trước tháng 8 năm 2005 Đặt biệt có xu hướng tăng mạnh lênvào cuối năm 2005 và đầu năm 2006

Qua đó ta thấy xu hướng dịch vụ điện chuyển tiền tiếp tục được khách hàngsử dụng càng nhiều, và có tốc độ tăng trưởng rất mạnh về lượng tiền gửi vàlượng tiền trả Điều buộc chúng ta cần xem xét nghiên cứu và dành những nguồnlực phát triển cho hình thức này.

2.3.2 Tình hình biến động cước của ĐCT

Triệu đồng

Hình 9: Tổng hợp tình hình biến động cước ĐCTNguồn: được vẽ từ bảng 22 phần phụ lục

Qua hình 9 biểu hiện dãi biến động về cước cho thấy:

+ Biến động theo tính chất chu kỳ Chu kỳ sau cao hơn chu kỳ trước Lượngtiền cước từng tháng cao hơn so với lượng cước các tháng ở các năm trước Tathấy lượng cước đang tăng lên Và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 1 năm 2006 vớimức cước 28,87 triệu đồng Như vậy, hình 9 ta thấy lượng cước của ĐCT vẫn cóxu hướng tăng lên và đang tăng nhanh lên Chính vì vậy chúng ta cần có nhữngquyết định giúp cho hình thức dịch vụ này càng tốt hơn và lượng cước thu đượcsẽ nhiều hơn

Trang 34

2.4 Tình hình biến động chuyển tiền nhanh

2.4.1 Tình hình biến động tiền gửi, tiền trả của CTN

Hình 10 : Tổng hợp tình hình biến động của CTNNguồn: được vẽ từ bảng 23 phần phụ lục

Qua hình 10 biểu diễn trên cho thấy:

+ Lượng tiền gửi của CTN biến động theo chu kỳ lập kỳ Chu kỳ sau caohơn chu kỳ trước Lượng tiền gởi các tháng của năm sau đều cao hơn năm trước.Lượng tiền gửi đạt nhiều nhất vào tháng 5 năm 2005 với mức: 12,88 tỷ.

+ Lượng tiền trả cũng biến động theo tính chất chu kỳ và cũng năm sau caohơn năm trước Tuy nhiên sự chênh lệch giữa lượng trả và lượng tiền gởi đã giảmbớt.

+ Lượng tiền trả và lượng tiền nhận gửi tăng nhiều ở các tháng 1, 4, 5, 10,11, 12 và thấp ở các tháng 2, 3 , 7, 8.

Trang 35

Qua nghiên cứu nắm rõ quy luật biến động lượng tiền gửi, lượng tiền trảđang tăng nhanh chính vì vậy chúng ta cần xem xét nghiên cứu để có điều chỉnhthích hợp về nhân sự và tập trung vào những tháng cao điểm Bên cạnh đó chúngta cần phải nghiên cứu kỹ dịch vụ trên để khắc phục những điểm yếu, nâng caochất lượng dịch vụ

2.4.2 Tình hình biến động cước của CTN

910 11 1212345678910 11 12123456789 10 11 12123

CướcTriệu đồng

Hình 11 : Tổng hợp tình hình biến động của CTNNguồn: được vẽ từ bảng 23 phần phụ lục

Qua hình 11 cho thấy thấy:

+ Lượng cước biến động theo tính chất chu kỳ kinh tế lập lại, và tăng nhanhqua các năm Chu kỳ lập lại luôn cao hơn các chu kỳ trước Với lượng cước caonhất đó là vào tháng 1 năm 2006 với mức 105 triệu Qua đó thì chúng ta thấy rõlượng cước của hình thức chuyển tiền nhanh có xu hướng tăng rõ rết trong thờigian tới

Trang 36

3 Phân tích tình hình sử dụng các loại hình dịch vụ của khách hàng

Qua bảng 7 và hình 12 cho thấy:

Khách hàng ngày càng sử dụng dịch vụ CTN nhiều hơn về cơ cấu đã tăng10% từ 25% năm 2003 đến 35% năm 2005 Về lượng năm 2004 tăng 2.839 lượtso năm 2003, về tỷ lệ 19,6% Năm 2005 tăng 5.851 lượt so năm 2004, về tỷ lệtăng 33,8%.

Dịch vụ ĐCT khách hàng vẫn ít sử dụng Tuy nhiên dịch vụ này có tốc độtăng trương cao, được khách hàng ngày càng sử dụng nhiều hơn Năm 2005 tăng2.045 lượt so với năm 2004, về tỷ lệ là 60,7% Còn năm 2004 tăng so năm 2003543 lượt, về tỷ lệ tăng 19,6% so với năm 2003.

Dịch vụ TCT được khách hàng sử dụng ít đi tuy nhiên đây vẫn là dịch vụchiếm cơ cấu cao và được khách hàng sử dụng nhiều năm 2005 là 57% số lượtkhách hàng sử dụng Từ năm 2003 đến năm 2005 thì trong tổng cơ cấu dịch vụđược khách hàng sử dụng thì đã giảm 15% Về lượng năm 2005 giảm 3.294 lượtso với năm 2004, về tỷ lệ là giảm 8,19%.

Như vậy, dịch vụ vẫn được khách hàng sử dụng nhiều nhất vẫn là thưchuyển tiền, dịch vụ được sử dụng ngày càng nhiều là dịch vụ chuyển tiền nhanhvới sự tăng nhanh về số lượng lượt sử dụng và tăng nhanh trong cơ cấu các dịchvụ được sử dụng Dịch vụ Điện chuyển tiền tuy có cơ cấu thấp nhưng mức tăngtrưởng khá cao

Qua sự thay đổi trong cơ cấu sử dụngcác hình thức dịch vụ của khách hàngcho thấy khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh, điện chuyểntiền nhiều hơn cho thấy khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với dịchvụ vì hai dịch vụ này có thời gian chuyển tiền ngày càng ngắn hơn.

Trang 37

Hình 12: Biểu diễn cơ cấu sử dụng các hình thức chuyển tiền

Trang 38

Bảng 8: Tổng hợp tình hình tiền gửi từng loại dịch vụ qua 3 năm

Hình 13: Biểu diễn sự thay đổi cơ cấu tiền gửi của các hình thức chuyển tiềnNguồn: đươc vẽ từ bảng 7

Trang 39

4 Phân tích tình hình biến động, cơ cấu lượng tiền gửi, lượng cước, tiềntrả theo các hình thức của dịch vụ chuyển tiền trong nước từ năm 2003-20054.1 Phân tích tình hình biến động, cơ cấu lượng tiền gửi theo từng hìnhthức của dịch vụ chuyển tiền trong nước

Qua bảng 8 (trang 38) cho thấy :

Về tổng lượng tiền gởi đều tăng qua các năm Cụ thể năm 2004 tăng hơnnăm 2003 về lượng 10,813 tỷ đồng, về tỷ lệ 7,6%, và năm 2005 tăng hơn năm2004 về lượng 17,793 tỷ đồng, về tỷ lệ 11,67%.

Về thư chuyển tiền, lượng tiền tăng lên ở năm 2004 nhưng đã giảm xuống2005 Về cụ thể năm 2004 tăng về lượng 2,37 tỷ đồng, về tỷ lệ 5,58% so với năm2003 Năm 2005 giảm về lượng 2,074 tỷ đồng, về tỷ lệ 4,62% so với năm 2004.Về điện chuyển tiền, Lượng tiền nhận gửi tăng qua các năm 2004, 2005 Vềcụ thể năm 2004 tăng về lượng 1,095 tỷ đồng, về tỷ lệ 24,38% so với năm 2003.Năm 2005 tăng về lượng 2,806 tỷ đồng, về tỷ lệ 50,2% so với năm 2004.

Về chuyển tiền nhanh, lượng tiền nhận gửi tăng qua các năm 2004,2005.Về cụ thể năm 2004 tăng về lượng 7,348 tỷ đồng, về tỷ lệ 7,76% Năm 2005 tăngvề lượng 17,061 tỷ đồng, về tỷ lệ 16,71% so với năm 2004.

Như vậy, sự tăng trưởng lượng tiền gửi chủ yếu do sự tăng trưởng nhanhcả về lượng và về tỷ lệ của ĐCT và CTN.

Qua hình 13 biểu diễn sự thay đổi cơ cấu tiền gửi của các hình thức chuyểntiền ta thấy:

+ Sự tăng lên về cơ cấu của hình thức chuyển tiền nhanh từ chiếm 67%năm 2003 lên đến 71% năm 2005.

+ Sự tăng lên về cơ cấu của hình thức điện chuyển tiền từ 3% 2003 lên đến5% năm 2005.

+ Sự giảm về cơ cấu của hình thức thư chuyển tiền từ 30% năm 2003 giảmcòn 24% năm 2005.

+ Như vậy qua hình biểu diễn cơ cấu ta thấy lượng tiền gởi bằng hình thứcCTN là chủ yếu chiếm hơn 2/3, lượng chuyển bằng điện chuyển tiền là rất nhỏ,chỉ chiếm có 5% vào năm 2005, lượng tiền chuyển bằng thư tuy có giảm nhưngvẫn còn chiếm cơ cấu khá lớn 24% năm 2005

Trang 40

Tổng hợp: qua việc phân tích sự biến đổi lượng tiền, về tỷ lệ tăng trưởng,về cơ cấu của các hình thức thức tiền gởi ta thấy:

+ Sự tăng lên đáng kể của chuyển tiền nhanh về lượng, tỷ lệ, cơ cấu vàchuỗi biến đổi theo thời gian cho thấy đây dịch vụ sẽ chiếm được ưu thế, và sẽtăng trưởng với tốc cao về lượng tiền gửi trong những giai đoạn tiếp

+ Về ĐCT, tuy có tốc độ tăng trưởng về lượng rất nhanh nhưng vẫn chiếmcơ cấu không đáng kể và hình thức cũng tăng trưởng nhanh trong những giaiđoạn tiếp theo.

+ Về dịch vụ thư chuyển tiền sẽ giảm về lượng tiền gửi, về cơ cấu trongnhững giai đoạn tiếp theo, về chuỗi thời gian thì dịch vụ này cũng đang có dấuhiệu giảm xuống.

+ Về tổng hợp, theo phân tích chuỗi thời gian thì dịch vụ chuyển tiền trongnước của BĐTPCT đang tăng trưởng về lượng tiền gửi và lượng cước phí

4.2 Phân tích tình hình biến động, cơ cấu tiền trả theo từng hình thứccủa dịch vụ chuyển tiền trong nước

Qua bảng 9, về lượng tiền trả tại thị trường thành phố cần thơ theo các hìnhthức chuyển tiền thì:

Về tổng lượng trả tăng qua các năm Cụ thể năm 2004 tăng về lượng 27,73tỷ đồng, về tỷ lệ 14,51% so với năm 2003 Năm 2005 tăng về lượng 8,038 tỷđồng, về tỷ lệ 3,67%

Về trả thư chuyển tiền hầu như không tăng mà còn giảm vào năm 2005 vềlượng 1,215 tỷ đồng, về tỷ lệ 2,35% so với năm 2004.

Về trả điện chuyển tiền thì chỉ tăng lượng rất nhỏ Cụ thể năm 2004 tăng275 triệu đồng so với năm 2003, năm 2005 tăng 570 triệu so năm 2004

Về trả chuyển tiền nhanh tăng mạnh qua các năm Năm 2004 tăng về lượng27,327 tỷ, về tỷ lệ 21,73% so với năm 2003 Năm 2005 tăng về lượng 8,683 tỷđồng về tỷ lệ 5,67%

Qua hình 14 biểu diễn cơ cấu tiền trả các hình thức chuyển tiền cho thấy:+ Chiếm cơ cấu chủ yếu là dịch vụ chuyển tiền nhanh, cơ cấu của dịch vụchuyển tiền nhanh đã tăng từ 66% năm 2003 lên đến 71% 2005.

+ Mặc dù vẫn chiếm cơ cấu tương đối lớn nhưng cơ cấu của dịch vụ TCTđã giảm từ 27% năm xuống còn 22%.

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô hình hệ thống sản xuất cung cấp dịch vụ - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 1 Mô hình hệ thống sản xuất cung cấp dịch vụ (Trang 5)
Hình 1: Mô hình hệ thống sản xuất cung cấp dịch vụ - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 1 Mô hình hệ thống sản xuất cung cấp dịch vụ (Trang 5)
Hình 3: Sơ đầu cơ cấu tổ chức BĐTPCT Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh  - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 3 Sơ đầu cơ cấu tổ chức BĐTPCT Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh (Trang 15)
Hình 3: Sơ đầu cơ cấu tổ chức BĐTPCT  Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 3 Sơ đầu cơ cấu tổ chức BĐTPCT Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh (Trang 15)
Bảng 1: Phân tích theo hợp đồng lao động - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 1 Phân tích theo hợp đồng lao động (Trang 17)
Bảng 1: Phân tích theo hợp đồng lao động - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 1 Phân tích theo hợp đồng lao động (Trang 17)
Bảng 5: Tình hình hoạt động kinh doanh của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ (Trang 22)
Hình 4: Tình hình biến động tiền gửi và tiền trả Nguồn: được vẽ từ bảng 24 phần phụ lục - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 4 Tình hình biến động tiền gửi và tiền trả Nguồn: được vẽ từ bảng 24 phần phụ lục (Trang 29)
Hình 4 : Tình hình biến động tiền gửi và tiền trả - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 4 Tình hình biến động tiền gửi và tiền trả (Trang 29)
Hình 5: Tổng hợp tình hình biến động cước Nguồn: được vẽ từ bảng 24 phần phụ lục - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 5 Tổng hợp tình hình biến động cước Nguồn: được vẽ từ bảng 24 phần phụ lục (Trang 30)
Hình 5 : Tổng hợp tình hình biến động cước - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 5 Tổng hợp tình hình biến động cước (Trang 30)
Hình 6: Tổng hợp sự biến động của TCT Nguồn: được vẽ từ bảng 21 phần phụ lục - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 6 Tổng hợp sự biến động của TCT Nguồn: được vẽ từ bảng 21 phần phụ lục (Trang 31)
Hình 6: Tổng hợp sự biến động của TCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 6 Tổng hợp sự biến động của TCT (Trang 31)
Hình 8 : Tổng hợp tình hình biến động của ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 8 Tổng hợp tình hình biến động của ĐCT (Trang 32)
2.3.2. Tình hình biến động cước của ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
2.3.2. Tình hình biến động cước của ĐCT (Trang 33)
Hình 9: Tổng hợp tình hình biến động cước ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 9 Tổng hợp tình hình biến động cước ĐCT (Trang 33)
2.4. Tình hình biến động chuyển tiền nhanh - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
2.4. Tình hình biến động chuyển tiền nhanh (Trang 34)
Hình 10 : Tổng hợp tình hình biến động của CTN - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 10 Tổng hợp tình hình biến động của CTN (Trang 34)
2.4.2 Tình hình biến động cước của CTN - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
2.4.2 Tình hình biến động cước của CTN (Trang 35)
Hình 11 : Tổng hợp tình hình biến động của CTN - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 11 Tổng hợp tình hình biến động của CTN (Trang 35)
Bảng 7: Tình hình sử dụngcác hình thức dịch vụ chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 7 Tình hình sử dụngcác hình thức dịch vụ chuyển tiền (Trang 37)
Bảng 8: Tổng hợp tình hình tiền gửi từng loại dịch vụ qua 3 năm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 8 Tổng hợp tình hình tiền gửi từng loại dịch vụ qua 3 năm (Trang 38)
Bảng 8: Tổng hợp tình hình tiền gửi từng loại dịch vụ qua 3 năm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 8 Tổng hợp tình hình tiền gửi từng loại dịch vụ qua 3 năm (Trang 38)
Bảng 10: Tổng hợp cước từng dịch vụ qua 3 năm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 10 Tổng hợp cước từng dịch vụ qua 3 năm (Trang 44)
Bảng 10: Tổng hợp cước từng dịch vụ qua 3 năm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 10 Tổng hợp cước từng dịch vụ qua 3 năm (Trang 44)
Bảng 11: Phân tích biến động lượng tiền gửi trên các địa bàn - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 11 Phân tích biến động lượng tiền gửi trên các địa bàn (Trang 46)
Bảng 11: Phân tích biến động lượng tiền gửi trên các địa bàn - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 11 Phân tích biến động lượng tiền gửi trên các địa bàn (Trang 46)
Hình 17: Biểu diễn cơ cấu cước trên các địa bàn từ 2003-2005 - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 17 Biểu diễn cơ cấu cước trên các địa bàn từ 2003-2005 (Trang 47)
Hình 17: Biểu diễn cơ cấu cước trên các địa bàn từ 2003-2005 - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 17 Biểu diễn cơ cấu cước trên các địa bàn từ 2003-2005 (Trang 47)
Bảng 13: Phân tích tình hình biến động tiền gửi trên địa bàn 4 Quận trung tâm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 13 Phân tích tình hình biến động tiền gửi trên địa bàn 4 Quận trung tâm (Trang 50)
Hình 18: Cơ cấu lượng tiền gửi trên địa bàn 4 Quận Nguồn: được vẽ từ bảng 11 - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 18 Cơ cấu lượng tiền gửi trên địa bàn 4 Quận Nguồn: được vẽ từ bảng 11 (Trang 50)
Hình 18: Cơ cấu lượng tiền gửi trên địa bàn 4 Quận - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 18 Cơ cấu lượng tiền gửi trên địa bàn 4 Quận (Trang 50)
Bảng 13: Phân tích tình hình biến động tiền gửi trên địa bàn 4 Quận trung tâm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 13 Phân tích tình hình biến động tiền gửi trên địa bàn 4 Quận trung tâm (Trang 50)
Bảng 14: Phân tích tình hình biến động cước trên địa bàn 4 Quận trung tâm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 14 Phân tích tình hình biến động cước trên địa bàn 4 Quận trung tâm (Trang 51)
Bảng 14: Phân tích tình hình biến động cước trên địa bàn 4 Quận trung tâm - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 14 Phân tích tình hình biến động cước trên địa bàn 4 Quận trung tâm (Trang 51)
Hình 20: Thị phần tương đối của các doanh nghiệp Nguồn: Phòng Tiếp thị - Bán Hàng. - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 20 Thị phần tương đối của các doanh nghiệp Nguồn: Phòng Tiếp thị - Bán Hàng (Trang 58)
Hình 20: Thị phần tương đối của các doanh nghiệp Nguồn: Phòng Tiếp thị - Bán Hàng. - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 20 Thị phần tương đối của các doanh nghiệp Nguồn: Phòng Tiếp thị - Bán Hàng (Trang 58)
Hình 21: Qui trình khai thác dịch vụ chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 21 Qui trình khai thác dịch vụ chuyển tiền (Trang 68)
Hình 21: Qui trình khai thác dịch vụ chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 21 Qui trình khai thác dịch vụ chuyển tiền (Trang 68)
Hình 22: Tổ chức mạng lưới các Trung tâm Chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 22 Tổ chức mạng lưới các Trung tâm Chuyển tiền (Trang 71)
Hình 22: Tổ chức mạng lưới các Trung tâm Chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 22 Tổ chức mạng lưới các Trung tâm Chuyển tiền (Trang 71)
Hình 23: Ma trận SWOT của dịch vụ - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 23 Ma trận SWOT của dịch vụ (Trang 77)
Hình 23: Ma trận SWOT của dịch vụ - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Hình 23 Ma trận SWOT của dịch vụ (Trang 77)
Bảng 21: Dự báo lượng tiền gửi qua hệ thống theo các hình thức dịch vụ ĐVT: triệu đồng - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 21 Dự báo lượng tiền gửi qua hệ thống theo các hình thức dịch vụ ĐVT: triệu đồng (Trang 80)
Bảng 25: Dự kiến chi phí cho các biện pháp chiêu thị - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 25 Dự kiến chi phí cho các biện pháp chiêu thị (Trang 93)
Bảng 25: Dự kiến chi phí cho các biện pháp chiêu thị - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 25 Dự kiến chi phí cho các biện pháp chiêu thị (Trang 93)
Bảng 26: Lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả của TCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 26 Lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả của TCT (Trang 94)
Bảng 27: Lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả của ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 27 Lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả của ĐCT (Trang 95)
Bảng 27: Lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả của ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 27 Lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả của ĐCT (Trang 95)
Bảng 29: Tổng hợp lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 29 Tổng hợp lượng tiền gửi, cước và lượng tiền trả (Trang 96)
Bảng 32: Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ Điện chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 32 Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ Điện chuyển tiền (Trang 100)
Bảng 32: Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ Điện chuyển tiền - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 32 Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ Điện chuyển tiền (Trang 100)
Bảng 34: Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ chuyển tiền nhanh - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 34 Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ chuyển tiền nhanh (Trang 102)
Bảng 34: Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ chuyển tiền nhanh - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 34 Dự báo lượng tiền gửi của dịch vụ chuyển tiền nhanh (Trang 102)
Bảng 36:Dự báo lượng cước thu được từ dịch vụ TCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 36 Dự báo lượng cước thu được từ dịch vụ TCT (Trang 104)
Bảng 37: Dự báo lượngcước thu được của dịch vụ ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 37 Dự báo lượngcước thu được của dịch vụ ĐCT (Trang 105)
Bảng 37: Dự báo lượng cước thu được của dịch vụ ĐCT - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 37 Dự báo lượng cước thu được của dịch vụ ĐCT (Trang 105)
Bảng 38: Dự báo lượngcước thu được của dịch vụ CTN - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 38 Dự báo lượngcước thu được của dịch vụ CTN (Trang 106)
Bảng 38: Dự báo lượng cước thu được của dịch vụ CTN - Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 042006 – 032007
Bảng 38 Dự báo lượng cước thu được của dịch vụ CTN (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w