Trước hết người GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên của một lớp học, là người gần gũi, thân mật, là người hướng dẫn, chỉ đạo, khuyên
Trang 1Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội : Luận văn ThS Giáo dục học: 60 14 05 / Trần Thị Phương Mai ; Nghd :
PGS.TS Lưu Xuân Mới
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay chất lượng giáo dục toàn diện của nước ta đã có chuyển biến bước đầu Sự nghiệp giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm Điều 9 luật Giáo dục năm 2005 đã ghi rõ: ”Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [28, tr 67]
Ở trường cao đẳng, người GVCNL có vai trò hết sức quan trọng vì lứa tuổi học sinh cao đẳng từ 18-22 tuổi đang rất cần có sự giúp đỡ và định hướng của người lớn Với vốn kinh nghiệm sống ít ỏi của mình, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh, nhất là mặt trái trong nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay
Trước hết người GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên của một lớp học, là người gần gũi, thân mật, là người hướng dẫn, chỉ đạo, khuyên nhủ học sinh, sinh viên mỗi khi các em gặp khó khăn, là người cố vấn tin cậy của chi đoàn lớp
GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp và tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh, sinh viên trong tập thể đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường vì chất lượng giáo dục của lớp mình Xây dựng đội ngũ GVCNL giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở các trường cao đẳng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội trong những năm qua, quản lý công tác GVCNL có nhiều nét tiến bộ Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại,
Trang 2bất cập Từ những căn cứ khoa học và thực trạng đã nêu, chúng tôi nhận thấy việc quản lý công tác GVCNL là vấn đề quan trọng, cấp thiết, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Chính vì vậy, chúng tôi đã
chọn để tài: ”Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng
Thương mại và Du lịch Hà Nội” với mong muốn tìm được những biện pháp
quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GVCNL trong trường cao đẳng
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác GVCNL;
- Khảo sát thực trạng quản lý công tác GVCNL ở trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội;
- Đề suất một số biện pháp quản lý có hiệu quả đối với công tác GVCNL ở trường cao đẳng
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.Khách thể nghiên cứu: Công tác GVCNL ở trường cao đẳng
4.2.Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý có hiệu quả đối với công
tác GVCNL ở trường cao đẳng
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu để đề xuất những biện pháp quản lý có hiệu quả đối với công tác GVCNL ở trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội trong các
năm học từ 2006 đến 2009
6 Giả thuyết khoa học
Quản lý công tác GVCNL ở trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội một số năm gần đây có nhiều tiến bộ, song vẫn còn một số tồn tại Nếu áp dụng các biện pháp quản lý công tác GVCNL do tác giả đề xuất thì sẽ nâng
Trang 3cao được hiệu quả quản lý công tác GVCNL và góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận (thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu
để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài);
- Phương pháp thực tế (quan sát, điều tra, đàm thoại, chuyên gia, khảo nghiệm, tổng kết kinh nghiệm,…)
- Phương pháp bổ trợ (thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát)
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội
Chương 3: Một số biện pháp quản lý có hiệu quả đối với công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Khi đề cập đến công tác GVCNL đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng
1.2.1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2.1.1 Quản lý
Quản lý là cách thức tác động (sự tác động có tổ chức, có mục đích…) của chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức và nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất, uy tín của cơ quan quản lý hay người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động
Quản lý có 4 chức năng cơ bản là: chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra Bốn chức năng đó quan hệ với nhau tạo thành một chu trình quản lý Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen nhau
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Theo chúng tôi, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo
dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất
Như vậy, bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục
Trang 51.2.2 Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng
1.2.2.1 Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng, đại học
a Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng và đại học
Sơ đồ 1.1 : Vị trí của GVCNL ở trường cao đẳng, đại học
Ghi chú:
- Mũi tên có nét đứt biểu thị mức độ có quan hệ không thường xuyên
- Mũi tên có nét liền biểu thị mức độ có quan hệ thường xuyên
b Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng và đại học: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra
c Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng và đại học:
- Truyền đạt và hướng dẫn lớp học sinh, sinh viên thực hiện những chủ trương công tác của Khoa, của trường;
Khoa
BCH chi đoàn Đoàn Thanh niên
GVCNL
BAN GIÁM HIỆU
Trang 6- Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường;
- Nắm vững tinh thần học tập, rèn luyện, sinh hoạt của tập thể lớp và từng học sinh, sinh viên trong lớp;
- GVCNL phải không ngừng học tập chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm
d Những yêu cầu đối với GVCNL ở trường cao đẳng và đại học:
- Phải thật sự là người say mê với công việc, nhiệt tình với tập thể trên tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, sẵn sàng tự giác nhận nhiệm vụ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
- Hình thành và rèn luyện cho mình những kỹ năng làm công tác GVCNL;
- Người GVCNL phải thực sự là người hiểu biết công việc và là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
e Quản lý học sinh sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng, đại học
- Học sinh, sinh viên
+ Khái niệm về học sinh, sinh viên + Đặc điểm của học sinh, sinh viên
- Biện pháp quản lý học sinh sinh viên của GVCNL ở trường cao đẳng, đại học
Biện pháp quản lý học sinh, sinh viên: là nội dung, cách thức giải quyết vấn đề học sinh, sinh viên của nhà trường cùng những lực lượng trong và ngoài nhà trường có liên quan đến học sinh, sinh viên nhằm hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo, tiến dần đến mục đích đào tạo
Trang 71.2.2.2 Quản lý công tác GVCNL ở trường cao đẳng, đại học
a Quản lý đội ngũ GVCNL
Sơ đồ 1.2: Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
b Quản lý công tác GVCNL
- Quản lý kế hoạch của GVCNL
+ Quản lý mục tiêu công tác GVCNL + Chỉ đạo kế hoạch công tác GVCNL
- Quản lý công tác tổ chức lớp của GVCNL
• Chỉ đạo giáo dục động cơ học tập và tổ chức các hoạt động học tập;
• Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí
- Chỉ đạo công tác GVCNL: bao gồm các công việc như: chỉ huy, hướng dẫn cách làm, khen, chê, thưởng, phạt, thi đua, động viên, nâng cao uy tín,…
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GVCNL
- Lựa chọn
- Sắp xếp, phân công
- Đánh giá -Khen thưởng- Kỷ luật
Nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ GVCNL phát triển
- Môi trường sư phạm
- Môi trường pháp lý -Thực hiện chế độ, chính sách đối với GVCNL
Trang 8để họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định và đạt được mục tiêu của nhà
trường
- Kiểm tra- đánh giá công tác GVCNL: việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của hiệu trưởng phải khách quan Hiệu trưởng cần kiểm tra thường xuyên công tác GVCNL, cần lưu ý việc kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên của GVCNL phải đảm bảo sự thống nhất chung trong toàn trường, hướng dẫn GVCNL đánh giá hạnh kiểm học sinh, sinh viên sát với tiêu chí chung
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm, tình hình trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội
2.1.1 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.2 Đội ngũ giảng viên
Cơ cấu đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội trong thời gian qua đã dần từng bước được bổ sung và hoàn thiện để có sự cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu chuyên môn - nghiệp vụ giữa các khoa, tổ bộ môn
Bảng 2.1: Số lượng giáo viên trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội
hiện có
Số lượng GV còn thiếu
Khoa Kinh doanh -Thương
Trang 10Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường hiện nay chúng tôi xem xét đánh giá dựa trên ba mặt:
a Phẩm chất chính trị:
Đội ngũ giáo viên của trường được tuyển chọn tốt nên luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giữ vững uy tín của người thày trước học trò, luôn là tấm gương sáng cho học viên noi theo…
b Trình độ chuyên môn- nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên có tính chất quyết định tới chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường được thể hiện thông qua bảng 2.2
Bảng 2.2 : Thống kê về trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên
Giảng viên
Trình độ chuyên
môn
Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học
Tỷ lệ (%) 69 28,9 2,1 0 62,5 37,5 16,7 53,1 30,2
(Nguồn: phòng Tổ chức trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội)
c Năng lực nghiên cứu khoa học
Trong những năm vừa qua, đội ngũ giảng viên của nhà trường đã thực hiện tốt việc nghiên cứu, cải tiến trang thiết bị phục vụ quá trình dạy học Điều này thể hiện thông qua việc cải tiến mô hình học cụ, biên soạn giáo trình tài liệu Số lượng sáng kiến cải tiến mô hình học cụ và biện soạn tài liệu giáo trình đáp ứng đủ yêu cầu huấn luyện của nhà trường
2.1.3 Qui mô đào tạo, chất lượng đào tạo
Nhà trường đã tập trung phát triển các ngành đào tạo truyền thống hiện
có như: đào tạo Kế toán thương mại- Dịch vụ, Kinh doanh thương mại- Dịch
vụ, Kinh doanh Du lịch - Khách sạn,… và đã phát triển thêm một số ngành mới nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết và thực tiễn của nền kinh tế
Trang 112.2 Thực trạng công tác GVCNL ở trường cao đẳng TMDL Hà nội
2.2.1 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
2.2.1.1 Tìm hiểu về nhận thức của giáo viên nhà trường đối với công tác GVCNL
- Học tập chuyên môn: 100% ý kiến cho rằng công tác GVCNL rất ảnh hưởng đến kết quả học tập chuyên môn của học sinh, sinh viên
- Rèn luyện nhân cách, nếp sống của học sinh, sinh viên: có 100% ý kiến cho rằng công tác GVCNL rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên
- Vai trò quản lý học sinh của GVCNL: 92,7% ý kiến cho là GVCNL có trách nhiệm quản lý giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong một lớp
2.2.1.2 Kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác GVCNL và kết quả giáo dục học sinh cá biệt của GVCNL
+ 25,5% người được hỏi tự nhận là mình đã làm thành thạo;
+ 70,9% người được hỏi tự nhận là mình đã làm quen;
+ 3,6% người được hỏi tự nhận mình còn lúng túng
2.2.2 Chất lượng và hiệu quả công tác GVCNL
2.2.2.1 Nội dung công tác GVCNL
Đa số các GVCNL đều đánh giá nội dung của công tác GVCNL của nhà trường không đến nỗi khó làm và cũng không dễ làm chủ yếu đánh giá ở mức trung bình Một số giáo viên mới còn lúng túng trong công tác chủ nhiệm thì cho rằng nội dung công tác GVCNL khó làm, nhất là việc xây dựng, tổ chức lớp học
Về việc đánh giá việc thực hiện nội dung công tác GVCNL, phần lớn GVCNL tự đánh giá việc thực hiện nội dung công tác GVCNL của mình ở mức trung bình, có một số nội dung được GVCNL thực hiện tốt: lập kế hoạch công tác GVCNL, tìm hiểu, phân loại học sinh, đánh giá kết quả giáo dục học sinh
Trang 12Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được các GVCNL quan tâm nhiều
2.2.2.2 Công tác giáo dục học sinh cá biệt của GVCNL
Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy GVCNL tìm hiểu, phát hiện học sinh, sinh viên cá biệt thông qua giáo viên bộ môn, qua đội ngũ cán bộ lớp, cán
bộ đoàn và học sinh, sinh viên trong lớp Như vậy mức độ quan tâm, đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu, giáo dục học sinh, sinh viên cá biệt rất được GVCNL coi trọng
2.2.2.3 Mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh và gia đình học sinh (thống kê theo ý kiến đánh giá của học sinh, sinh viên)
Qua thống kê chúng ta thấy mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh, sinh viên còn có khoảng cách Đa phần học sinh, sinh viên còn chưa gần gũi, chưa thực sự tin tưởng vào các thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp Vì vậy, mỗi GVCNL trong hoạt động giáo dục cần phải tự điều chỉnh mình, rút ngắn khoảng cách, tạo được niềm tin cho học sinh, sinh viên Mối quan hệ giữa GVCNL và gia đình học sinh chưa thực sự gắn kết chặt chẽ, thường xuyên, chưa thống nhất cao trong việc giáo dục học sinh, sinh viên
2.2.2.4 Tìm hiểu các biện pháp giáo dục của GVCNL
- Giáo dục thông qua khen thưởng, trách phạt
- Giáo dục thông qua cách đánh giá của GVCNL
- Giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giáo dục thông qua đội ngũ cán bộ lớp
2.3 Thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội
2.3.1 Thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý công tác GVCNL
2.3.1.1 Lập kế hoạch cho công tác GVCNL
Để giúp cho GVCNL có định hướng đúng đắn và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý học sinh của mình ở mỗi lớp, ban Giám hiệu nhà
Trang 13trường đã đề ra những mục tiêu chung cho công tác GVCNL trong toàn trường đối với từng năm học, động viên toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
2.3.1.2 Bố trí đội ngũ GVCNL
- Căn cứ vào qui mô của nhà trường
- Phân lớp chủ nhiệm cho giáo viên có giờ dạy trên lớp
- Cố gắng đảm bảo cho GVCNL theo liên tục một lớp trong suốt thời gian các em theo học ở trường
- Đối với các khoa mũi nhọn của nhà trường, Hiệu trưởng đã bố trí GVCNL là người có chuyên môn vững vàng, và là người dạy môn chuyên môn ở lớp đó
- Đối với những lớp có học sinh “cá biệt”, có nhiều học sinh yếu thì Ban Giám hiệu đã bố trí những giáo viên nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ, giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dục làm GVCNL
2.3.1.3 Động viên để công tác GVCNL có hiệu quả
Sau mỗi đợt thi đua, sau mỗi kỳ, cuối năm học Hiệu trưởng rất coi trọng việc tuyên dương, khen thưởng Ban Giám hiệu cũng đã nhìn nhận, đánh giá đúng công lao của các GVCNL một cách công bằng, kịp thời động viên, khuyến khích khi họ đạt được kết quả tốt trong công tác Bên cạnh đó, các nhà quản lý trong nhà trường cũng rất quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt động thuộc công tác GVCNL
2.3.1.4 Kiểm tra công tác GVCNL
Ban Giám hiệu, quản lý các Khoa đã đưa ra các tiêu chí kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên để GVCNL lấy đó làm cơ sở đánh giá, đảm bảo sự thống nhất trong toàn trường, hướng dẫn GVCNL đánh giá rèn luyện của học sinh, sinh viên sát với tiêu chí chung