1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

138 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Tính giao thoa của vị trí người GVCN đã tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác độn

Trang 1

Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.

Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha

mẹ học sinh và cộng đồng

NỘI DUNG

Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:

1 Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trườngtiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồngnghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng

2 Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học

3 Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địaphương trong giai đoạn hiện nay

TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ HỌC TẬP

o Giấy Aᴼ, bút dạ, máy chiếu…

o Tài liệu học tập modun, tài liệu tham khảo:

Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, Hà Nội (1995)

 Hà Nhật Thăng (CB), Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ(2004), Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, NXB giáodục

Trang 2

 Hà Nhật Thăng (CB) (2010), Sổ tay công tác chủ nhiệm lớpdành cho giáo viên Trung học cơ sở, NXB giáo dục Việt Nam

 Hà Nhật Thăng Module 34 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Nguồn:

http://taphuan.moet.gov.vn/uploads/cucng/tieuhoc/Module

%20TH%2034.pdf

NỘI DUNG CHI TIẾT

Nội dung 1 Nhiệm vụ chung, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp,

phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Nhiệm vụ

Trang 3

3 Trao đổi phân tích thông tin 1.1 và trải nghiệm thực tế để tìm ra cácyêu cầu cần có đối với GVCN tiểu học.

4 Trao đổi, phân tích quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Bangiám hiệu, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng, tìm ra “03 điều nên”

và “03 điều cần tránh” khi thực hiện các mối quan hệ

5 Trao đổi, nêu một vài ví dụ cụ thể mình đã trải nghiệm thể hiện thànhcông/thất bại trong việc thực hiện vị trí là người đại diện quyền lợi, nguyệnvọng chính đáng của tập thể học sinh?

Thông tin cho hoạt động 1

Trang 4

cho GVCN là “Hiệu trưởng nhỏ”.

Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như:

Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức, mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dắt dẫn học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.

Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi GVCN phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản

về Tâm lí học, Giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị, đặc biệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch,

kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh (bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh kém, học sinh ngoan, học sinh hư, học sinh có năng khiếu, GVCN phải tự xác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với học sinh Nhiều khi một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời có thể giúp học sinh từ yếu, kém thành khá, giỏi, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực,

2 Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục là thế nào?

+ Trước hết tiếp thu, nắm vững những đặc điểm của từng học sinh của lớp với tất cả các tiêu chí về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ, nghề nghiệp), đặc điểm của gia cảnh (về văn hóa, kinh tế, về tâm lí ) Cần đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình ).

+ Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh GVCN phải xác định được và phân loại học sinh lớp học theo mục tiêu giáo dục toàn diện như: Năng lực học tập, sự phát triển

Trang 5

trí tuệ, khả năng học tập các môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo môn học Phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức học sinh, để có kế hoạch tác động cá thể hoá và phối hợp trong giáo dục Phải phát hiện, nắm vững và phân loại được những học sinh có năng khiếu về các mặt hoạt động như TDTT, văn nghệ, hoạt động xã hội để sử dụng cho các hoạt động của lớp Đặc biệt phải quan tâm tới những học sinh yếu về mọi mặt học tập, kĩ năng

để có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng (không ít GVCN quên nhiệm vụ này).

+ Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình học sinh Nắm vững đặc điểm gia đình học sinh bao gồm: đời sống kinh tế, nghề nghiệp, trình độ văn hoá của bố mẹ học sinh, bầu tâm lí của gia đình,

sự quan tâm của các thành viên, truyền thống, cách sinh hoạt, lối sống của các gia đình khả năng và thái độ của các bậc cha mẹ đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường

Việc nghiên cứu, nắm vững đặc điểm từng gia đình học sinh, giúp GVCN có phương hướng kết hợp giáo dục con em họ và liên kết với họ trong việc thực hiện các nội dung hoạt động của lớp chủ nhiệm.

+ Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm Trong cuộc đổi mới giáo dục lần này mỗi lớp học có mục tiêu, nội dung hoạt động cụ thể, nhất là chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp vì vậy phải nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục ở mỗi lớp mới có thể xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp, xác định những nội dung, hình thức hoạt động.

Thông tin 1.2

GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng

Trang 6

của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo

Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cả Hiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiên như GVCN lớp Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh

em, bạn bè là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia

sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng, khát khao GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất

cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án:

- Vơi những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm , các em sẽ dễ dàng được giải toả (không ít những học sinh đòi hỏi, thắc mắc, có những vướng mắc trong quan

hệ, về học tập, công việc với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội, nhiều khi không hợp lí).

- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho có tình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có

cơ hội phát triển

Cần khẳng định, GVCN vừa là một nhà sư phạm vừa là đại diện của Hiệu trưởng, đại diện của tập thể học sinh Tính giao thoa của

vị trí người GVCN đã tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục, tránh được những “mâu thuẫn”, những hiểu lầm của các quan hệ trong và ngoài nhà trường, trong và ngoài lớp chủ nhiệm.

Ngày nay vị trí “cầu nối” của GVCN vô cùng quan trọng bởi trong bối cảnh hội nhập, học sinh luôn bị tác động bởi các yếu tố

Trang 7

tích cực và tiêu cực, các em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định (nhất là học sinh THCS) nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết còn có hạn, đã dẫn tới sự khó khăn khi lựa chọn các phương án ứng xử Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vị trí, vai trò của người GVCN lớp lại quan trọng như hiện nay.

Thông tin 1.3

GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục của dân tộc lại đặt trên vai người GVCN lớp (nhất là ở trường phổ thông) một trọng trách nặng

nề như hiện nay, đó là tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Phải thừa nhận rằng sự nghiệp đổi mới đất nước đã có những thành quả vĩ đại, kì diệu, những mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lí tưởng của dân tộc, của Đảng đã và đang trở thành hiện thực đó là

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Chúng

ta có quyền tự hào vì đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chung của nhân loại những thập niên đầu của thế kỉ XXI Song, chúng

ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng ta gặp những khó khăn, thách thức phức tạp như hiện nay Thời cơ là vô cùng thuận lợi, thách thức cũng vô cùng khó khăn do những yếu tố chủ quan

và khách quan đem lại Có thể thấy chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống

và phải sống trong sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực

và tiêu cực, giữa thiện và ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa trách nhiệm và quyền lợi như ngày nay Chính bối cảnh ấy cũng cần

Trang 8

các thế hệ lớn tuổi, những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ và dân tộc phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo dục GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tốt đẹp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tối

đa những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ Việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi thế hệ lớn tuổi, không chỉ là của GVCN Tuy nhiên, đối với môi trường giáo dục học sinh phổ thông, GVCN cần tự xác định phải có trách nhiệm, vì GVCN nắm vững mục tiêu, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội và gia đình.

Việc thực hiện liên kết giáo dục của GVCN có không ít khó khăn vì vậy cần tận dụng, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Hiệu trưởng vì cương vị của Hiệu trưởng mới đủ tư cách pháp nhân quản lí để liên hệ với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường.

U Kết luận:

1 Kết quả làm việc của các nhóm

2 Thông tin tổng hợp phản hồi cho hoạt động 1

1 GVCN có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển học sinh của lớp chủ nhiệm, bởi vì:

- GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm,

là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm

Trang 9

- Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người

lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đội và tính tự giác của mọi HS trong lớp

- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài

nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong lí luận GDH truyền thống công tác chủ nhiệm lớp chủ yếuđược xem xét từ bình diện của giáo dục học (GDH), mà ít được quantâm phân tích từ bình diện quản lí, trong khi đó 2 chức năng này bổ trợ

và quy định lẫn nhau GVCN thực hiện chức năng quản lí tập thể lớp

để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả

Vì vậy, cần quan tâm tìm hiểu chức năng lãnh đạo, tổ chức, quản lí của người GVCN Chức năng lãnh đạo và quản lí là không giống nhau Người quản lý có chức năng tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu, còn lãnh đạo có chức năng định ra đường lối, chiến lược và phương pháp hoạt động, đồng thời tác động, ảnh hưởng, động viên người bị lãnh đạo thực hiện mục đích chung Tuy vậy, cả hai chức

năng này được tích hợp hài hòa ở chủ thể quản lý là người GVCN

Người GVCN thực hiện chức năng quản lí khi là đại diện choHiệu trưởng, Hội đồng nhà trường thực hiện các chủ trương, kế hoạchchung của trường, nhưng lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầmnhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tư cách là ngườiđứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thểthân thiện thực sự

Nhìn tổng thể, chức năng của người GV chủ nhiệm lớp là lãnh

đạo, tổ chức, quản lí tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD,các mối quan hệ GD của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn

Trang 10

diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện.

Quan niệm trên đó phản ánh sự thống nhất giữa:

- Chức năng quản lí và chức năng giáo dục,

- Tổ chức các hoạt động GD và các quan hệ của HS theođịnh hướng phát triển toàn diện nhân cách,

- Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân,

- Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện

2 Công việc của GVCN với Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục nhà trường

Mối quan hệ giữa GVCN lớp với BGH và HĐGD nhà trường làmối quan hệ của người bị quản lý đối với lãnh đạo, vì thể nó cần thiếtphải thực hiện những công việc sau:

Tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cho từnghoạt động cụ thể của BGH và HĐGD nhà trường

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch chophù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm Trong quá trình xây dựng vàtriển khai kế hoạch, nếu xuất hiện những khó khăn hoặc những tìnhhuống đột biến không thể hoặc không thuộc quyền xử lý thì cần báocáo kịp thời với BGH và HĐGD để lấy ý kiến chỉ đạo, bổ xung, điềuchỉnh kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức hoạtđộng tận dụng sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của cấp trên

Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ (cuốihọc kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất nếu có với BGH và HĐGD theohướng dẫn chung của nhà trường (đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyệnđạo đức và các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp)

Đề đạt nguyện vọng chính đáng của học sinh lớp chủ nhiệm vớiBGH và HĐGD nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết với sự

Trang 11

suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng.

Phản ánh những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về

sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định củatrường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có sự xem xét,

giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế

3 Công việc của GVCN lớp với GVCN các lớp khác cùng khối

Trong tổ chức nhân sự của nhà trường, những GVCN thuộccùng một khối lớp được thiết lập thành một tổ chủ nhiệm khối lớp, có

tổ trưởng phụ trách và sinh hoạt theo định kỳ hàng tháng, học kỳ vànăm học, là thành viên thuộc tổ, mỗi GVCN cần thực hiện những côngviệc sau:

Bàn bạc, thống nhất với những thành viên thuộc tổ về nội dung,

kế hoạch, cách thức, tiến bộ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng vớinhững thời điểm cụ thể của kế hoạch năm học, trao đổi kế hoạch phốihợp với các khối chủ nhiệm khác trong trường

Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt giáo dục, đềxuất thỉnh cầu sự giúp đỡ, phối hợp của các lớp cùng khối đối với một

số công việc nhằm tạo phong tráo, phát huy sức mạnh của cộng đồngkhối lớp

Trao đổi những kinh nghiệm thành công hoặc thất bại, sángkiến được chọn lọc trong quá tình thực thi công tác chủ nhiệm của bảnthân với đồng nghiệp để cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo môi trường

đồng cảm, đồng trách nhiệm đối với thế hệ trẻ

4 Công việc của GVCN với các giáo viên bộ môn giảng dạy tại

lớp chủ nhiệm

Các giáo viên bộ môn giảng dạy tại chủ nhiệm lớp chủ nhiệm ởtiểu học có số thời gian làm việc tiếp xúc với học sinh không nhiều,nhưng vẫn có điều kiện hiểu biết năng lực, sở trường của mỗi học sinhđói với hoạt động chủ đạo của các em - hoạt động học tập Vì thế việcphối hợp chặt chẽ GVCN với giáo viên bộ môn trong công tác chủnhiệm sẽ giúp cho GVCN nắm bắt tình hình học sinh thường xuyên,

Trang 12

liên tục, cụ thể để từ đó có những tác động cần thiết tới đối tượng giáodục, vừa góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, vừa đảmbảo tính đồng bộ khách quan, thực tiễn và cá biệt trong khi triển khai

kế hoạch chủ nhiệm và đánh giá kết quả phấn đấu rèn luyện của họcsinh Việc phối hợp GVCN với giáo viên bộ môn được thực hiện thôngqua những công việc sau:

Nắm bắt số lượng cụ thể giáo viên bộ môn dạy lớp chủ nhiệm,lịch trình giảng dạy của mỗi người trong năm học

Có hiểu biết cơ bản về tính cách năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ, vai trò và vị thế của mỗi người giáo viên trong trường, hoàn cảnhsống của họ

Liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tìnhhình học tập của mỗi học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ,trình độ nhận thức, kết quả học tập Nhờ những thông tin do giáo viên

bộ môn cung cấp, GVCN có thể có được một bức tranh cụ thể, rõ néthơn về mỗi học sinh, từ đó có được cách thức tác động, điều chỉnh, bổxung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáodục

Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình phấn đấu rèn luyện,những mặt mạnh và mặt yếu của tập thể lớp, những học sinh có nănglực học tập tốt, những học sinh có năng lực học tập yếu kém, nhữnghọc sinh có phẩm chất đạo đức cần phải lưu tâm, uốn nắn

Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khoáphục vụ hoạt động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có đượcmôi trường giao lưu và tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế

xã hội cho mỗi học sinh

Tổ chức học sinh trong lớp thăm hỏi, động viên các thầy, côgiáo giảng dạy tại lớp nhân các ngày lễ (ngày 8/3; ngày 2/9; ngày20/11, tết nguyên đán ) hoặc những thầy, cô giáo có hoàn cảnh khókhăn

5 Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cần phải có mối

Trang 13

liên hệ gắn bó, mật thiết?

Hình thành nhân cách cho học sinh là quá trình tổ chức hoạtđộng có mục đích có kế hoạch đến các mặt nhận thức, tình cảm vàhành động ý chí của các em Hiệu quả của quá trình tổ chức náy phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc phối hợp với các bậc cha mẹ vàthân nhân của gia đình học sinh là yếu tố cần được coi trọng Bởi vì,gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đờingười, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhâncách Đảm bảo sợi dây liên kết gắn bó giữa nhà trường với gia đình làmột đảm bảo cho việc thực hiện tính liên tục và đồng bộ trong tổ chứchoạt động giáo dục, vừa là sự bù đắp những tác động giáo dục màtrong điều kiện của nhà trường khó có thể làm được

Để có mối liên hệ gắn bó, mật thiết với phụ huynh học sinh,người giáo viên chủ nhiệm cần phải:

- Liên lạc với phụ huynh ngay khi năm học bắt đầu, có nghĩa làkhi tiếp nhận danh sách HS của lớp là tiếp nhận luôn danh sách cha mẹhoặc người nuôi dưỡng HS

- Có thể hình thành một bộ phận hồ sơ gửi cho mỗi phụ huynhhọc sinh để có thông tin như:

+ Tên họ, nghề nghiệp cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng

+ Địa chỉ gia đình

+ Số điện thoại để liên lạc khi cần thiết

+ Những đặc điểm cần chú ý khi giáo dục con em của mình màgia đình thấy cần thiết đề nghị với GVCN

+ Có thể ghi chú thêm thời gian hay cách tốt nhất để liên lạcgiữa GV với gia đình khi cần thiết

- Lập một danh sách số điện thoại chung của các gia đình HSgửi cho tất cả các GV của lớp

- Chuẩn bị đưa ra một danh sách những đồ dùng, những sách vở

Trang 14

và dụng cụ cần thiết mà các em phải mang theo vào mỗi ngày đến lớp.

- Gửi thông báo cho cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng biết về kếhoạch Đại hội Cha Mẹ HS, kể cả nội dung và ngày giờ cụ thể Có thểgợi ý những vấn đề cần thảo luận cũng như những mối quan tâm đặcbiệt về việc học tập của con em mình

6 Mục đích và sự cần thiết GVCN phải có sự phối hợp với các lực lượng xã hội

Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nội dung 2 Nhiệm vụ cụ thể của GVCN cần thực hiện trong trường tiểu học hiện nay Mục tiêu:

- Hiểu và phân tích được nhiệm vụ cụ thể của GVCN cần thực hiệntrong năm học;

- Có kĩ năng phân tích thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm thông qua cácbài học kinh nghiệm bản thân

Hoạt động 2 Tìm hiểu nhiệm vụ cụ thể của GVCN cần thực hiện

trong trường tiểu học hiện nay

Trang 15

Nhiệm vụ

Làm việc nhóm

1 Đọc thông tin 2.1, hãy:

a Thể hiện bằng sơ đồ ( trên giấy Aᴼ) và mô tả được các nhiệm vụ cụ

thể của GVCN tiểu học

b Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, qua thực tiễn thày/cô có thêm/bớt nhiệm

vụ nào?

2 Đọc thông tin 2.2, 2.3 và 2.4, thày/cô:

a Trình bày trong nhóm cho biết trường thày/cô đã triển khai Môhình VNEN chưa? Nếu đã triển khai xin nêu rõ khó khăn, thuận

lợi, kết quả và bài học kinh nghiệm ( trình bày trên giấy Aᴼ)?

b Căn cứ vào nhiệm vụ xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp

nêu ở thông tin 1, nếu triển khai Mô hình VNEN thì thực hiệnnhiệm vụ này cần phải lưu ý những điểm gì, tại sao?

3 Đọc thông tin 2.5, hãy xác định các thông tin cốt lõi cần có trong sổ chủ nhiệm?

Thông tin cho hoạt động 2

Thông tin 2.1.

Nhiệm vụ của GVCN

1 Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ

để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội

Trang 16

dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.

Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu tình hình địa phương, về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hoá, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội giáo dục; tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đặc điểm khác

- Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống, ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp

- Cần nắm vững được năng lực họat động tập thể của từng em trong lớp mình làm chủ nhiệm, thông qua các kênh thông tin sau: + Điều tra xã hội học, gồm dân tộc ,nơi cư trú đặc điểm phong tục tập quán;

Chú ý đến các cán bộ Chi đội nếu có điều kiện

Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một cách có hiệu quả.

Trang 17

2 Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp

Cơ sở lựa chọn: Từ những thông tin trên, người giáo viên chủ nhiệm

chọn ra những học sinh có năng lực học tập, năng lực hoạt động, gương mẫu trong hành vi đạo đức giới thiệu vào đội cán bộ của lớp trong lần sinh hoạt đầu tiên khi nhận lớp

Xây dựng bộ máy cán sự của lớp: Ngay sau khi nhận công tác, giáo

viên chủ nhiệm cần suy nghĩ ngay đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời.

Phân lớp thành các tổ/nhóm học sinh có cơ cấu học sinh nam,

nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ/nhóm trưởng để quản lý học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung.

Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ/nhóm trưởng chính thức Ban cán sự lớp phải là những học sinh thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt.

- Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao

- Biết quản lý tập thể.

- Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn.

Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự tất cả học sinh chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích.

Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán

sự như thế nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó Ban cán sự

Trang 18

tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động

giáo dục học sinh Do vậy,cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội

- Tổ chức cho các em thảo luận bàn bạc các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác của lớp và nhiệm vụ của mỗi thành viên.

3 Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể

Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó

là tập thể sẽ vững mạnh Vì vậy, để xây dựng tập thể phải thiết lập tốt các mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể.

Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan

hệ tình cảm khác Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên Quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể Trong tập thể thường có hai loại nhóm: nhóm chính thức gồm

tổ, đội và nhóm không chính thức hình thành tự phát, do các em phù hợp nhau về tình cảm, xu hướng, hứng thú Trong quan hệ tình cảm thì nhóm thứ hai có vai trò to lớn, giáo viên cần lưu ý tận dụng phục vụ cho mục đích giáo dục học sinh của lớp.

Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải

Trang 19

liên hệ, hợp tác với những người khác và tuân thủ yêu cầu và kế hoạch chung Quan hệ chức năng tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội dung,

kỉ luật của tập thể Tôn chỉ, mục đích của các đoàn thể, điều lệ nhà trường, nội quy lớp học là điều mà tất cả học sinh phải tuân thủ một cách tự giác Chính mối quan hệ tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra Xây dựng môi trường học tập thân thiện , xây dựng ý thức tư tưởng rõ ràng cho từng thành viên.

Xây dựng môi trường dân chủ : đẩy mạnh công tác phê bình thẳng thắn giữa các học sinh với nhau, giữa các tổ/nhóm đồng thời cũng tạo cho các em ý thức giúp nhau cùng tiến bộ Đây là nội dung rất cơ bản trong công tác tự quản, thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, cùng nhau thảo luận, trao đổi tìm ra tiếng nói chung ,thầy luôn biết lắng nghe tôn trọng ý kiến tập thể, tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em

Thường xuyên đánh giá động viên khen, chê đúng người, đúng việc, lấy động viên làm trọng và thảo luận cùng các em tìm những giải pháp khắc phục những việc chưa làm được, dùng áp lực tập thể giáo dục những cá nhân không nỗ lực

Tổ chức,bồi dưỡng tinh thần giúp bạn, vì bạn giữa các học sinh trong lớp , giữa các bạn có khó khăn về nhận thức và các bạn học khá ,giúp đỡ về vật chất như áo ấm mùa đông ,giấy vở từ quỹ lớp.

4 Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh

Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh Như vậy,

để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức tốt các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất Trong trường

Trang 20

tiểu học cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây:

- Thành lập đội “Sao đỏ” của lớp để theo dõi thi đua giữa các

tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường.

Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:

- Tổ chức thi đua giữa các tổ/nhóm trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học.

- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.

- Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi.

- Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập.

b Tổ chức tốt hoạt động của chi đội thiếu niên

Ở mỗi lớp học có chi đội thiếu niên, để chi đội thiếu niên trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với tổng phụ trách đội và bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em

Trang 21

hoạt động.

Nội dung công tác của các chi đội thường là; kết nạp đội viên mới, sinh hoạt đội thường kì, sinh hoạt theo các chủ đề, tổ chức tham quan, cắm trại, sinh hoạt văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, tập nghi thức đội, kỉ niệm các ngày lễ truyền thống của đội.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là giúp các em lập kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện kế hoạch, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động Thực tế cũng đã chứng minh rằng ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong lớp.

Học sinh và tập thể học sinh vừa là khách thể của quá trình giáo dục, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, vừa là chủ thể tiếp nhận và tự giáo dục Các mối quan hệ giao lưu trong tập thể học sinh được giải quyết ổn thoả nếu có sự điều chỉnh và đóng góp tích cực của chính bản thân các em dưới sự hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên Đánh giá và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ vai trò các tổ chức tự quản của học sinh cũng chính là tạo ra động lực cho sự phát triển của tập thể lớp và mỗi thành viên trong lớp, đảm bảo tốt mối quan hệ thầy - trò trong các mặt của hoạt động giáo dục, đồng thời là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức với việc xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.

5 Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất thích tham gia vào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức tốt các hoạt động này.

Với các hoạt động văn hoá, văn nghệ nên sử dụng các biện pháp sau đây:

- Thành lập câu lạc bộ “người yêu văn, thơ” tổ chức cho các em

Trang 22

sưu tầm ca dao tục ngữ, thơ ca, chân dung nhà thơ, nhà văn Tổ chức các buổi bình thơ, thi sáng tác thơ, văn

- Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, quốc tế vũ.

- Tổ chức đêm ca hát theo chủ đề.

- Tổ chức các câu lạc bộ nhiếp ảnh, quay phim.

- Tổ chức thi báo tường giữa các tổ và các lớp trong khối, trong trường.

Với các hoạt động thể dục, thể thao nên sử dụng các biện pháp sau đây:

- Thành lập các đội bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cầu mây tổ chức luyện tập và thi đấu giữa các nhóm, tổ và các lớp, các khối trong trường.

- Câu lạc bộ thể dục buổi sáng ở các địa phương, vận động học sinh tham gia luyện tập thường xuyên.

- Duy trì thể dục giữa giờ.

- Tổ chức hội thi thể dục, thể thao

- Tổ chức các cuộc tham quan, du lịch.

Trang 23

Tổ chức hoạt động giáo dục tính tự quản thông qua tiết sinh hoạt:

Mỗi tiết sinh hoạt đều phải có biên bản (ghi vào sổ biên bản của lớp)

Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, sổ trực nội trú, sổ tổng hợp

vệ sinh Lớp trưởng cùng các cán bộ lớp nhận xét, đánh giá từng đơn

vị, từng thành viên trong lớp, sau đó cả lớp cùng nhau trao đổi, đóng góp ý kiến cho các nhận xét đánh giá trên GVCN lắng nghe, phân tích

và đi đến kết luận.(phần này gói gọn trong khoảng 15phút).

Thời gian còn lại dưới sự chủ trì của lớp trưởng cả lớp sinh hoạt theo Chủ đề đã được định sẵn Các chủ đề này được thảo luận, bàn bạc trong cuộc họp với cán bộ lớp từ đầu năm và được ghi trong

kế hoạch chủ nhiệm của tôi Đó là các chủ đề theo định hướng của nhà trường, theo các sự kiện diễn ra trong tuần, trong tháng Hoặc

Trang 24

các chủ đề tự do như: tình yêu quê hương đất nước; Qua đó bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị -xã hội cần thiết

7.Xây dựng, quản lí hồ sơ lớp chủ nhiệm:

- Xây dưng hệ thống hồ sơ , sổ sách của lớp gồm các loại sau:

+ Số điểm danh; GVCN cần phải biết HS của mình đi học hằng ngày như thế nào để soạn giáo án chủ nhiệm.

+ Sổ chủ nhiệm: theo dõi kết quả học tập của HS để phối hợp với GV dạy lớp lên kế hoạch nâng HS kém hoặc bồi dưỡng HS giỏi.

+ Giáo án lên lớp tiết chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ: dùng thuật ngữ giáo án để thể hiện tính nghiêm túc về mặt trách nhiệm chứ thật ra sự cần thiết ở đây chính là phải chắt lọc thông tin rõ ràng khúc chiết và tuyệt đối không được cháy giáo án.

+ Sổ điểm.

+ Các bài kiểm tra chuyên môn.

+ Các bài báo cáo, bài tập về nhà để kiểm tra.

Thông tin 2.3

Trang 26

Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở giáo dục và Đào tạo

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE – VNEN) đã được triển khai thử nghiệm trên diện rộng từ năm học 2012 – 2013, tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) tập trung đổi mới hoạt động giáo dục và hoạt động

sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học Sau một năm triển khai, các nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá Mô hình VNEN có nhiều ưu điểm và tính khả thi cao.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch thực hiện Mô hình VNEN năm học 2013 – 2014 như sau:

I Kế hoạch triển khai Mô hình VNEN đối với các trường tiểu học thuộc Dự án:

1 Tổng kết đánh giá công tác thực hiện Mô hình VNEN năm học 2012

- 2013 (Những việc đã làm, Thuận lợi/ Khó khăn/ Ưu điểm/ Tồn tại/ Kiến

Trang 27

Toá n

TN XH

-Tiến g Việt

Toá n

TN XH

-HĐ GD

II Kế hoạch nhân rộng Mô hình VNEN

Căn cứ điều kiện và khả năng huy động ngân sách địa phương, xã hội hóa giáo dục, các trường lựa chọn những nội dung phù hợp với nguồn lực địa phương: Tổ chức, quản lí lớp học; Bố trí học tập theo nhóm tự quản; Thực hiện dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học các môn học, ở một môn hay một số các môn, ở một lớp hay một số các lớp

Tất cả các trường tiểu học đều có thể áp dụng Mô hình VNEN với các mức độ khác nhau trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, không gây khó khăn cho cha mẹ học sinh và bức xúc trong

dư luận xã hội

Các Sở GD&ĐT có kế hoạch nhân rộng mô hình cần xác định sớm quy

mô, số lượng trường, lớp nhân rộng để có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, tài liệu học tập, đồ dùng dạy học,…

Trang 28

Dự án sẽ hỗ trợ kĩ thuật, in ấn tài liệu và phối hợp với địa phương tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí để triển khai nhân rộng mô hình.

Tài liệu học của học sinh do cha mẹ học sinh chi trả Học sinh học theo tài liệu VNEN không phải mua sách giáo khoa đại trà

Tại mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ ít nhất một trường tham gia Dự án VNEN Vì vậy, các Sở GD&ĐT cần tổ chức hội thảo, đánh giá thực tế ngay tại các trường thí điểm này để từ đó có cơ sở thay đổi nhận thức cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể nhân rộng mô hình

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT cung cấp số liệu để chuẩn bị kế hoạch cho năm học

2013 – 2014 (Ngoài số trường, lớp, học sinh thuộc Dự án) và đăng kí tài liệu học tập cho học sinh,

cụ thể như sau :

TT Số

học sinh

Tiếng Việt

Toán TN

-XH

HĐG D

KH LS-ĐL

1 Lớp 2

2 Lớp 3

3 Lớp 4

Báo cáo kế hoạch gửi về Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT số 49 Đại

Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội trước ngày 30 tháng 5 năm 2013.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị các

Sở Giáo dục và Đào tạo liên hệ với Ông Trần Ngọc Khánh, ĐT 0912.180.642 hoặc Bà Nguyễn Hồng Hạnh, ĐT 0913.306.777 và 04.38681079.

Xin trân trọng cảm ơn.

TL BỘ TRƯỞNG

Trang 29

Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm

1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…

Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng

tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm Sự thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư

Trang 30

vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.

Vậy “Hội đồng tự quản học sinh” là gì? Hội đồng tự quản là do học sinh, với sự hướng dẫn của giáo viên tự tổ chức và thực hiện “Hội đồng tự quản học sinh” bao gồm các thành viên là học sinh Hội đồng

tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường, phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.

Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm:

- 1 Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh;

- 2 phó Chủ tịch Hội đồng tự quản;

- các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban sức khoẻ, vệ sinh, Ban văn nghệ, thể dục, Ban thư viện; Ban đối ngoại…)

Quá trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh:

- Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia của giáo viên, học sinh, khuyến khích phụ huynh

và các tổ chức khác cùng tham gia

- Giáo viên cần chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh khi các

em tham gia Hội đồng tự quản, những lợi ích có thể có của Hội đồng tự quản học sinh tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường những vai trò, trách nhiệm mà

Trang 31

các em cùng chia sẻ, gánh vác.

1 Trước bầu cử

- Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu Hội đồng tự quản thông thường là 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch

- Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi lớp, trường học khác nhau

- Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về

Trang 32

những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong Hội đồng tự quản Sau đó học sinh lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu Hội đồng tự quản học sinh.

- Ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban và một số thành viên khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành kiểm phiếu

- Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử sẽ có thời gian để chuẩn bị phần ứng cử của mình với nội dung: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu như em trở thành Chủ tịch Hội đồng tự quản Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh được cảm thấy dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước đám đông.

2 Bầu cử

- Một học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ điều hành bầu cử

- Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước

- Giáo viên lưu ý không để học sinh cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình

- Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào

vị trí Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp.

3 Thành lập các ban chuyên trách

- Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền

Trang 33

lợi học sinh, lao động, thư viện

- Số lượng các ban tuỳ theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng tự quản và học sinh trong lớp quyết định

- Hội đồng tự quản cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ huynh khuyến khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng,

sở thích

- Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng kế hoạch hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động

- Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ huynh và giáo viên.

Có thể nói, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” giúp các

em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa phương; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính các em Thông qua hoạt động này học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao Hy vọng rằng, mô hình dạy học kiểu mới sẽ ngày càng được nhân rộng để các em học sinh, phụ huynh

và các thầy cô giáo được cùng nhau tham gia vào quá trình dạy - học đảm bảo theo mong muốn của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay./.

(Theo Phạm Thị Thu Hà- Tư vấn Dự án VNEN)

Thông tin 2.5 Xác định các thông tin cần có trong sổ chủ nhiệm?

DANH SÁCH HỌC SINH

Danh sách 1-Tên và nhân thân

Trang 34

TT Họ tên học sinh Nữ

Ngày sinh

Họ và tên bố/mẹ (hoặc người đỡ đầu )

Nghề nghiệp

Địa chỉ và số điện thoại liên hệ

- Con liệt sĩ : em, con thương binh : em.

- Chất lượng năm học trước:

+ Hạnh kiểm: TH đầy đủ: em = % Chưa TH đầy đủ: em

= %.

+ Học lực môn:

* Toán: Giỏi: em = % Khá : em = % TB : em = %.

* T.V: Giỏi: em = % Khá : em = % TB : em = %.

2- MỘT SỐ TÌNH HÌNH CỦA LỚP QUA THỰC TẾ ĐẦU NĂM

a) Kết quả kiểm tra đầu năm:

Trang 35

- Toán: Giỏi: em = % Khá : em = % TB : em = %.

- T.V: Giỏi: em = % Khá : em = % TB : em = % b) Về thực hiện nề nếp và nhiệm vụ học sinh:

……… c) Về học lực:

……… 3- NHẬN XÉT CHUNG

1) Thuận lợi:

……… 2) Khó khăn:

……… 1/ Duy trì sĩ số:

- Đảm bảo % sĩ số được giao.

- Đúng độ tuổi em = %.

2/ Chất lượng đào tạo:

a) Kiểm tra định kì đạt yêu cầu trở lên:

Toán

Tiếng Việt

Khoa, Sử, Địa

b) Kết quả xếp loại Hạnh kiểm và Học lực môn:

CUỐI KỲ I CUỐI NĂM GHI CHÚ

Trang 37

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, công tác

chủ nhiệm, đăng ký thi đua.

GVCN

Trang 38

- Tiếp tục thăm lớp dự giờ một số lớp BGH - Tổ CM

- Lập kế hoạch chuyên môn: Tổ - Nhóm BGH - Tổ CM

- Tổ chức chuyên đề tháng 9 ( Lớp 5 ) BGH - GV

- Viết bài thi luyện viết tháng 9 GV

- Nâng cao chất lượng cho học sinh

-XL HỌC LỰC MÔN

DANH HIỆU

Cuối Kì I Cuối kì

II

Cuối Kì I

Cuối năm

Trang 39

KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

Trang 40

Vở sạch Chữ đẹp Đạt

VSCĐ Vở sạch Chữ đẹp

Đạt VSCĐ

Loại A

Loại B

Loại C

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM VÀ HỌC LỰC MÔN

1- Toán, Tiếng Việt, Khoa - Sử - Địa:

Ngày đăng: 03/03/2016, 01:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w